Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nghiên cứu đối chiếu các phương tiện ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.5 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
■ ■ ■
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
■ ■ ■
CÔNG TRÌNH NCKH CẤP ĐHQG
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CÁC PHƯƠNG
TIỆN NGỮ NGHĨA-NGỮ DỤNG B ổ TRỢ TRONG
CÂU HỎI CHÍNH DANH TIÊNG ANH VÀ TIÊNG VIỆT
Mã số: QN. 03. 03
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ
ĐAI HOC QUổC
TRƯNG TÂM TrÕNG Ilk1 1
DT / u Ẽ T _
Chủ nhiêm đề tài:
TIẾN sĩ VÕ ĐẠI QUANG
PHÒNG QLNCKH & BD, TRƯỜNG ĐHNN - ĐHQGHN
NGƯỜI PHỐI HỢP THỰC HIỆN:
ĐÀO THU TRANG, GIẢNG VIÊN KHOA NN & VH ANH MỸ, ĐHNN - ĐHQGHN
HÀ NỘI - 2003
Một số ký hiệu quy ước và từ viết tắt trong chuyên khảo
1. (*) đặt ờ phía trên, đầu câu: ví dụ có tính bất thường.
2. => đặt ở giữa hai câu, hai từ: thay cho, chuyên thành.
3. / đặt giữa hai câu, hai từ: hay, hoặc.
4. (?) đặt đầu câu: ví dụ đáng hoài nghi.
5. « đặt giữa hai câu, hai từ: tương đương ngữ dụng.
6. V đặt giữa hai câu, hai từ: lựa chọn (hay, hoặc).
7. » đặt trước câu hoặc cụm từ: tiền giả định.
8. TGĐ: Tiền giả định.
9. TGĐTBCP: tiền giả định thông báo cú pháp.
ỈO. HVNN: hành vi ngổn ngữ.
11 HVNNGT: hành vi ngôn ngữ gián tiếp.


12. \ đật trên từ phía bên trái: ngữ điệu đi xuống (the Glide-down)
13. / đặt trên từ phía bên trái: ngữ điệu đi lên (the Glide-up).
14. V đặt trên từ phía bên trái: ngữ điệu giáng - thăng (the Dive).
15. / đặt dưới từ phía bén trái: ngữ điệu thăng kiểu 2(the Take-off).
16 . ^ Ngữ điệu đi xuống (the Glide-down).
17. ) Ngữ điệu đi lên (the Glide-up).
18. ° Âm tiết có trọng âm ở cấp độ câu (sentence stress).
19. - Âm tiết có trọng âm (giữa hai đường thẳng biểu thị âm vực).
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẨU
TRANG
4
PHẨN PHÁT TRIỂN
Chương 1:
n h ũ n g v ấ n đ ề l ý l u ậ n c h u n g c ủ a v iệ c n g h iê n c ú u đ ô ì c h iể u c á c
PHƯƠNG TIÊN NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG B ổ TRỢ TRONG CÂU HỎI CHÍNH
DANH TIẾNG ANH VÀ TIÊNG VIỆT.
Chương 2:
NGHIÊN CÚƯ ĐỐI CHIẾU CÁC PHƯƠNG TIỆN NGỮ NGHĨA - NGỮ DỰNG Bổ
TRỢ TRONG CÂU HỎI CHÍNH DANH TIÊNG ANH VÀ VIỆT HÀM CHỨA THÔNG
TIN VỀ VAI TRÒ, VỊ THỂ CỦA NHŨNG NGƯỜI THAM GIA GIAO TIẾP.
Chương 3
NGHIÊN c ú u ĐỐI CHIẾU CÁC THÔNG TIN NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG B ổ TRỢ
HÀM CHỨA THÔNG TIN ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI VÀ THÔNG TIN-VỀ CÁC ĐẶC
ĐIỂM CỦA CẢNH HUỐNG TRONG CÂU HỎI CHÍNH DANH TIÊNG ANH VÀ
VIỆT
17
48
66
PHẦN KẾT LUẬN

90
PHẤN PHU LỤC
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
142
3
PHẦN A:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI
Tính cấp thiết của đề tài được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau:
1.1. NHU CẨU THỰC TIỄN.
Trong những năm gần đây, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ giao tiếp rất quan trọng
ờ Việt Nam. Địa vị tiếng Anh ở Việt Nam đang ngày một cao hơn. Tiếng Anh là ngôn
ngữ giao tiếp chủ yếu để làm việc với người nước ngoài. Cũng chính vì vậy việc nghiên
cứu đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt đang ngày càng được đẩy mạnh. Trong phạm
vi tư liệu mà chúng tói có được, chưa có công trình nào trực tiếp quan tâm, chuyên sâu
nghiên cứu về phạm vi này. Các giáo trình dạy tiếng Anh chỉ mới cung cấp cho người học
và người dạy những mẫu câu hỏi và những tương đương đại thể giữa tiếng Anh và tiếng
Việt. Chừng mức đó, có thể nói, chưa đủ để giúp cho người học sử dụng tiếng Anh với
hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, đề tài của chuyên khảo, đặc biệt là phạm vi và bình điện
nghiên cứu của nó (ngữ nghĩa - ngữ dụng), cũng phù hợp với khuynh hướng phát triển
chung của khoa học về ngón ngữ. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những công trình
nghiên cứu về ngữ nghĩa - ngữ dụng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các công trình
nghiên cứu này đã có những đórig góp rất quan trọng trong những vấn đề lý thuyết ngôn
ngữ học, đem lại những ứng dụng hữu ích trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, cũng như
trong việc dạy và học các ngoại ngữ. Đồng thời, những công trình nghiên cứu ngôn ngữ
học ở lĩnh vực này cũng đang hướng tới một sự miêu tả thống hợp các sự kiện ngôn ngữ.
Các thành tựu nghiên cứu hiện có, trong một chừng mực nào đó, đã tạo tiền đề cho việc
so sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ về mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng ở từng phạm vi nghiên
cứu cụ thể.

1.2. VAI TRÒ CỦA CÂU HỎI TRONG NHẬN THỨC, GIAO TIẾP.
Câu hỏi, với tư cách là một phạm trù có tính phổ quát của sự phân chia câu theo mục
đích phát ngôn, là sản phẩm của một loại hành vi ngôn ngữ điển hình và phổ biến trong
quá trình giao tiếp, nhận thức. Các câu hỏi có vai trò rất quan trọng trong hoạt độns thực
tiễn, trong quá trình nhận thức: Hỏi để biết. Tuy nhiên, nhiều khi hỏi khônq phải chỉ để
biết. Hỏi để chào. Người Việt Nam hay nói "chào hỏi". Hỏi để chia xẻ, cảm thông nên
người ta cũng hay nói "thăm hỏi". Bên cạnh đó, người ta còn hỏi để yêu cầu, dể nghị, hỏi
để khẳng định hay phủ định, hỏi đê mỉa mai, châm biếm, hỏi dê dồn người ta vào thế kẹt.
Hỏi để mà hỏi. Thậm chí nhiều khi hỏi để tránh phải trả lời v.v Có thể nói rằng, với tư
cách là một yếu tố thành phần thường xuyên tham gia vào quá trình hội thoại, câu hỏi,
dựa vào sự hỗ trợ của ngữ cảnh, sự tác động của tình thế, sự linh hoạt của chủ thể giao
tiếp, có thể thực hiện những chức năng giao tiếp khác nhau với những kiểu hành vi gián
tiếp tại lời đa đạng, phong phú, phục vụ hữu hiệu cho các mục đích? ý đồ nhận thức, giao
tiếp.
1.3. NHU CẦU HỌC THUẬT, TÍNH THỜI s ự CỦA ĐỂ TÀI.
Nghiên cứu đối chiếu các kiểu câu hỏi trong một ngôn ngữ hay giữa những ngôn ngữ
khác nhau có thể có những phân biệt về mặt thủ pháp, cách thức, mục đích nhưng điểm
chung, thống nhất là việc nghiên cứu này đem lại những lợi ích thực tiễn. Như trên đã
nói, những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này chưa nhiều. Điều này cũng
thể hiện rằng, trong một thời gian dài, sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học đối với loại
hành vi này, cũng như việc so sánh đối chiếu vể chúng giữa những ngôn ngữ khác nhau, là
hết sức hạn chế. Ngay cả trong từng ngôn ngữ cụ thể, các công trình nghiên cứu đề cập
chủ yếu đến câu hỏi cũng hết sức nghèo nàn. Hon nữa, cách nhìn, cách tiếp cận, cách giải
quyết vấn đề của các tác giả phần lớn đều mang nhũng hạn chế của thời đại. Phần đông
các nhà ngữ pháp học đều tập trung sự nghiên cứu của mình vào loại câu tường thuật và
chỉ chú ý mô tả chúng về mặt cấu trúc: Các thành phần câu, các mô hình cấu trúc câu, các
phạm trù quan hệ cú pháp với một sự trừu tượng, khái quát cao. Khái niệm ngữ cảnh chỉ
được nhắc đến trong một số trường hợp và chủ yếu có tính chỉ dẫn. Hiện tượng này do
những nguyên nhân khách quan nhất định: Các câu tường thuật chiếm giữ một tỉ lệ lớn
trong tương quan với các loại câu phi tường thuật. Những phần việc liên quan đến câu hỏi

thường chỉ là việc chỉ ra các phương tiện hình thức, đưa ra những chỉ dẫn về cách đặt câu
hỏi v.v, Trong một thời gian dài, tình hình nghiên cứu về câu hỏi tiếng Anh cũng như
tiếng Việt đểu ở trong tình trạng này. Cho đến những năm gần đây, cùng với việc phát
triển mạnh mẽ cùa ngữ dụng học, một số tấc giả đã vận dụna; những thành tựu của nó vào
việc nghiên cứu câu hỏi. Nhưng về tiếng Anh, các nhà nghiên cứu chỉ tâp trung vào từns
loại câu cụ thể, hoặc Yes/No - question hoặc Wh - question. Theo như chúng tỏi được
biết, chưa có công trình nào nshiên cứu một cách hệ thống toàn bộ các kiểu loại cáu hỏi
trong tiếng Anh trên các bình diện. Trong tiếng Việt, chỉ mới có cóng trình của Lê Đỏng
nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Cho đến nay, chưa có cóng trình nào chuyên sâu
6
nghiên cứu đối chiếu các phương tiên ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh
với tiếng Viêt.
Như vậy, có thể nói rang, việc nghiên cứu đề tài này là một việc làm không chỉ có tính
cấp thiết, tính thời sự cao mà còn có thể xem như là bước đi đầu tiên, vừa có tính thăm dò
vừa có tính thúc đẩy việc thực hiện một mảng trống lớn cần được nghiên cứu trong ngốn
ngữ học nói chung, cả về lý thuyết cũng như thực tiễn.
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THựC TIẺN
CỦA CÔNG TRÌNH
Nhu cầu thực tiễn, nhu cầu học thuật và tình trạng nghiên cứu còn có phần thiếu hụt là
nhũng nhân tố quan trọng tạo nên tính thời sự cấp bách của đề tài. Việc đáp ứng nhu cầu ,
khắc phục tình trạng nghiên cứu này là mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
Giải quyết tốt những nhiệm vụ chủ yếu của đề tài sẽ đem lại những đóng góp mới ở cả
hai lĩnh vực: lí thuyết và thực tiễn.
2.1. Ý NGHĨA THỰC TIẺN.
Về thực tiễn, bằng việc vận dụng một hệ thống lý thuyết mô tả và phân loại mới hữu hiệu,
cùng với những kết quả đạt được trong quá trình đối chiếu hệ thống câu hỏi tiếng Anh và
tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa - ngữ dụng, công trình này sẽ cung cấp một cách hệ
thống các đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng cơ bản của các kiểu loại câu hỏi chính danh
trong tiếng Anh và Việt cũng như các đặc điểm chung, các nét đặc thù của hai thứ tiếng
liên quan trực tiếp đến phạm vi này. Kết quả này sẽ đem lại một nhận thức đầy đủ, sâu sắc

hon về hệ thống câu hỏi chính danh, đóng góp trực tiếp vào dịch thuật, vào việc dạy
tiếng Anh và tiếng Việt, Thực tế là, hiện nay, việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
chù yếu là thồng qua tiếng Anh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu đề tài này cũng có thể
giúp ích cho việc biên soạn các sách dạy tiếng, sách hướng dẫn tự học tiếng Anh cũng như
tiếng Việt, cải tiến phương pháp, thủ pháp giảng dạy các loại hình câu được phân loại theo
mục đích nói năng, thông báo, theo các kiểu hành vi ngôn ngũ . về phía người học,
những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, có thể tìm thấy ở cõns trình này những
nét tiêu biểu, đặc thù về vãn hoá - tư duy được thẻ hiện qua quá trình hành chức của câu
hỏi, cũng như những nét tinh tế, độc đáo trong việc giải thuyết các thõng tin phụ, những
thông tin có giá trị ngữ nghĩa - ngữ dụng cao ỏ' từng ngòn ngữ cụ thể. Từ đó, có thể tư rèn
luyện kỹ năng tạo câu hỏi và từng bước tự xây dựng cho mình có được một mức độ "cảm
thức bản ngữ" (language intuition) nhất định trong quá trình giao tiếp, làm việc bằng hai
thứ tiếng này. Trong cấu trúc hội thoại, câu hỏi luôn giữ một vai trò rất quan trọng và có
tần số xuất hiện cao. Nó không chỉ nhằm tìm kiếm thông tin, lời giải đáp, mà còn ]à
phương tiện hữu hiệu và thông dụng nhất để mờ đầu, duy trì, chuyển hướng cuộc thoại,
thay đổi để tài giao tiếp, điều chỉnh hay tái khẳng định thông tin. Do vậy, việc nắm vững
các đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng trong từng loại câu hỏi sẽ giúp cho các bên tham gia
giao tiếp chủ động, tự tin hơn trong quá trì^h tham gia hội thoại, làm cho cuộc thoại diễn
tiến thành công.
2.2. Ý NGHĨA LÍ LUẬN.
Về phương diện lý thuyết, công trình nghiên cứu đối chiếu này có ý nghĩa quan trọng:
Thứ nhất, ở mức độ nhất định, nó góp phần khẳng định hiệu lực, khả năng phát hiện và
khái quát của khung lý thuyết nghiên cứu ngôn ngũ theo định hướng ngữ nghĩa - ngữ
dụng học. Một lý thuyết có hiệu lực nghiên cứu cao phải là một lý thuyết cho phép mô tả,
nghiên cứu một cách chính xác, đầy đủ cho nhiều (nếu không muốn nói là tất cả) ngôn
ngữ khác nhau. Nó phải bao quát và có hiệu lực giải thích cho từng hiện tượng ngôn ngữ
cụ thể. Tiến trình nghiên cứu ngôn ngữ học đã cho thấy rõ rằng, việc nghiên cứu đối
chiêu giữa các ngôn ngữ cho phép tùng bước nhận thức được các hạn chế (có khi là tử
huyệt) của một khung lý thuyết mà trước đó không thể bị phát hiện nếu chỉ giới hạn trong
phạm vi một vài ngôn ngữ. Chẳng hạn, cách phân loại các từ loại chỉ dựa vào các tiêu chí

hình thái học được phổ biến trong truyền thống nghiên cứu ngữ pháp An - Âu đã giảm
hiệu lực khi áp dụng vào nghiên cứu các thứ tiếng như tiếng Việt, tiếng Trung Quốc; Thứ
hai, thông qua việc kiểm nghiệm, chuyên khảo cũng có thể tham gia bổ sung vào khung
lý thuyết những ngoại lệ, những đặc điểm chưa dược bao quát trong phạm vi nghiên cứu
(nếu có); Thứ bã, thông qua việc đối chiếu hành vi ngôn ngữ hỏi, một trong những hành
vi ngôn ngữ có sự thể hiện một cách tập trung các nhân tố thuộc về ngữ nghĩa - ngữ dụng ,
cấu trúc, chức năng, công trình này sẽ góp phần, trong chừng mức nhất định, vào việc tạo
tiền đề cơ sở, cho những công trình nghiên cứu đối chiếu loại hình hành vi ngón ngữ ở
những phạm vi lớn hơn. Nhận thức là một quá trình. Liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
đối chiếu các phương tiện ngữ dựng bổ trợ giữa tiếng Anh và tiếng Việt, nếu không có
những công trình nghiên cứu về từng phạm vi cụ thể thì sẽ không thể có các cóng trình
nghiên cứu đối chiếu ờ phạm vi, tầm mức cao hơn.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Chúng tôi thực hiện để tài này với những mục đích xác định. Với tư cách là một nsười vừa
làm công tác giảng dạy tiếng Anh, vừa nghiên cứu ngôn ngữ, thì việc thực hiện một đề tài
nghiên cứu đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ là thích họp, giúp cá nhân chúng tôi
có thêm những hiểu biết cần thiết để hoàn thành tốt hơn công việc chuyên môn: giảng dạy
tiếng Anh cho các đối tượng người Việt học tiếng Anh. về mặt ích lợi xã hội, việc thực
hiện tốt đề tài này sẽ, ở một mức độ nhất định, cung cấp một công trình phân tích đối
chiếu các phương tiện ngữ dụng bổ trợ ở bình diện ngữ nghĩa - ngữ dụng giữa câu hỏi
chính danh tiếng Anh và tiếng Việt - một mảng trống mà, theo chúng tôi đựơc biết, cho
đến nay chưa được nghiên cứu một cách có hộ thống. Mục đích cụ thể của việc nghiên
cứu đề tài này là tìm ra những tương đồng và khác biệt về phương diện ngữ nghĩa - ngữ
dụng giữa các phương tiện ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và Việt .
Những kết quả đạt được có thể được vận dụng vào phục vụ các mục đích lí luận và thực
tiễn da dạng.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứ u .
4.1. ĐỀ TÀI CỦA CHUYÊN KHẢO.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của công trình được thể hiện một cách khái quát qua
tên gọi của đề tài: “Nghiên cứu đối chiếu các phương tiện ngữ nghĩa - ng ữ dụng bổ trợ

trong cáu hỏi chính danh trong tiếng A nh và tiếng Việt Chúng tôi muốn lưu ý đến
bốn vấn đề: (1) Trong công trình này, nội dung của thuật ngữ “so sánh” đựợc hiểu là
phương thức nhận thức, tư duy khoa học, được sử dựng trong tất cả các quá trình nhận
thức, phân biệt với cách hiểu “so sánh“ như một phương pháp nghiên cứu CO' bản trong
ngôn ngữ học; (2) “Đối chiếu” được hiểu là một phương pháp nghiên cứu có một hệ
thống nguyên tắc, thủ pháp nghiên cứu riêng, khác với phương pháp miêu tả và phương
pháp so sánh lịch sử (Cũng cần nói thêm rằng phương pháp đối chiếu có kế thừa và sử
dụng nhiều yếu tố, thủ pháp của nghiên cứu miêu tả và so sánh lịch sử); (3) Khái niệm
“ngữ nghĩa - ngữ dụng” được hiểu là sự thống hợp (Thuật ngữ của GS. Đỗ Hữu Cháu [11])
của ngữ dụng dổi với ngữ nghĩa, sự tiếp cận ngữ dụng học dối vói ngữ nghĩa. Trong ngữ
nghĩa có ngữ dụng và trong nsữ dụng có ngữ nghĩa. Chúng tòi sẽ tường giải thêm về vấn
9
đề này ở chương 1 của luận án; (4) “Câu hỏi chính danh” là những câu hỏi hướng đích,
là những câu hỏi nêu ra những thông tin mà người hỏi không biết và thực sự muốn biết.
Đó là những câu hỏi được đặt ra trong những hoàn cảnh mà, theo như Tiến sĩ Lê Đôn2
nhận xét, J. Searle và nhiều tác giả khấc đã xác định là có những đặc trưng cơ bản sau: a.
Người nói không biết câu trả lời; b. Người nói muốn biết cảu trả lòi và hướng tói
người đối thoại đê nhận được thông tin đó. Có thể nói rằng, cáu hỏi chính danh là bộ
phận trung tâm cốt lõi trong các kiểu câu hỏi cùa mỗi ngón ngữ. Những vấn đề ngữ nghĩa
- ngữ dụng liên quan đến cáu hỏi chính danh có vai trò quan trọng hàng đầu đối với việc
nghiên cứu về câu hỏi nói chung.
4.2. CÁC NGUYÊN TẮC, PHẠM VI PHÂN TÍCH Đ ố i CHIÊU.
Do nhiệm vụ đặt ra cho công trình là xác định nhũng tương đồng và khác biệt về mặt ngữ
nghĩa - ngữ dụng giữa cáu hỏi tiếng Anh và Việt nên việc xác lập phạm vi đối chiếu được
dựa trên những nguyên tắc, những bình diện sau:
(i) Đối chiếu ờ đây là đối chiếu song ngữ. Cả tiếng Anh và tiếng Việt dều vừa là ngôn
ngữ đối tượng vừa là ngôn ngữ phương tiện trong việc đối chiếu. Trong trường hợp cần
thiết, để làm sáng rõ những đặc điểm cụ thể, một trong hai ngôn ngữ sẽ được coi là ngôn
ngữ đối tượng và ngôn ngữ còn lại sẽ là ngôn ngữ phương tiện.
(ii) Cũng như bất cứ mọi sự nghiên cứu, việc nghiên cứu đối chiếu dấu hiệu là điều tất yếu

vì, để có cơ sở cho việc so sánh tổng quát và hệ thống hoá, bắt buộc phải phân tích các
yếu tố, tiểu loại, các phương diện, các cấp độ, các thuộc tính cụ thể của đối tượng được
khảo sát. Xét về mặt bản thể, câu hỏi chính danh là một thực thể thống họp nhiều yếu tố:
cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Vì vậy, để có được bức tranh toàn cảnh về đối tượng
nghiên cứu, công trình này nghiên cứu câu hỏi của hai thứ tiếng về ngữ nghĩa - ngữ dụng.
Các đặc trưng về cấu trúc được quan tâm trong chừng mức / quan hệ cần thiết để làm sáng
tỏ những đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng. Nếu nhìn nhận cấu trúc dưới góc độ ngữ dụng
thì sẽ hiểu thêm về cấu trúc. Và, nếu dùng cấu trúc đê nhìn nhận vấn đề ngữ dụng thì sẽ, ờ
mức độ nhất định, khách quan hoá được các nhân xét, các kết quả nghiên cứu.
(iii) Phạm vi đối chiếu được tiến hành trên các bình diện chính sau đây
+ Đối chiếu các phạm trù ngữ nghĩa - ngữ dung tồn tai trong câu hỏi như tính lựa chọn/
khôns; lựa chọn, tính hiển ngôn/ ngầm ẩn, sự khẳns định/ khỏns khẳng định/ phu định,
tình thái nhận thức/ tình thái trách nhiệm, thông tin đã biết/ thông tin chưa biết - cần biết.
10
+ Đối chiếu cấu trúc - hệ thống nhằm làm sáng rõ những tương đổng và khác biệt về
khuôn hỏi, mẫu câu, các dấu hiệu ngữ vi như động từ ngữ vi, tác tử cấu trúc-tình thái và
các phương tiện ngữ dụng bổ trợ khác.
+ Đối chiếu chức nãng - hoạt động để tìm ra sự tương đổng và khác biệt về chức năng mà
các kiểu loại câu hỏi ờ hai thứ tiếng đảm nhận trong giao tiếp cũng như khả nănơ chuyển
đổi, hành chức trong giới hạn cùng cấp độ hoặc xuyên cấp độ của các câu hỏi khi gắn vói
các chủ thể giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp sinh động, đa dạng, khả biến.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
5.1. NHŨNG ĐẶC TRUNG c ơ BẢN CỦA Đ ố i TƯỢNG NGHIÊN
CỨU.
Phương pháp nghiên cứu đề tài bị quy định bởi những đặc trưng cơ bản của đối tượng
nghiên cứu và mục đích tiến hành việc nghiên cứu. Những đặc trưng đó là: - Tính khả
biến của ngữ cảnh; - Tính hội thoại, khẩu ngữ của ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày; - Tính
đa dạng, sự dung hợp ở các mức độ nông, sâu khác nhau của các kiểu thông tin ngữ
nghĩa - ngữ dụ n g


Các hiện tượng được nghiên cứu trong chuyên khảo thuộc về bình
diện ngữ nghĩa - ngữ dụng của hành vi hỏi. Hành vi hỏi xuất hiện là do hai nhân tố có tính
nguyên tắc. Một là tình trạng thiếu thông tin. Hai là nhu cầu muốn biết thông tin đó. Hai
nhân tố này có sự liên quan trực tiếp đến chủ thể của hành vi hỏi, với tư cách là chủ thể
của tình trạng trên và cũng là nguồn của nhu cầu muốn khắc phục tình trạng đó. Hành vi
hỏi sẽ khỏng được hiện thực hoá nếu thiếu đối tượng để hỏi. Đối tượng được hỏi phải là
người mà theo đánh giá của người hỏi là, có hoặc không có khả năng "sở hữu" thông tin
này. Và người hỏi cho rằng, nếu không hỏi, thì sẽ không được cung cấp thông tin. Như
vậy, vai trò của chủ thể hỏi và người được hỏi đối với hành vi hỏi là rất quan trọng. Bên
cạnh đó, các nhân tố như hoàn cảnh giao tiếp, môi trường xã hội, vị thế giao tiếp, hay nói
cách khác là ngữ cảnh (hiểu theo nghĩa rộng) giao tiếp, cũng tham gia, tác động vào quá
trình giao tiêp. Tính chất của chả đề giao tiếp cũng có những ảnh hưởng nhất định. Hỏi
thủ trường khác với bạn bè. Hòi người nhà khác với hỏi người qua đường. Hỏi ờ trong hội
nghị khác với hỏi ờ hành lang v.v, Mật khác, việc tạo câu hỏi bị chi phối, quy định bởi
rất nhiều nhân tố như: ý đổ ciao tiếp, chiến lược giao tiếp, năng lực ciao tiếp của chu
thể. Tính chất của chủ đề eiao tiếp, những đặc điếm cá nhân và xã hội của đối tượnq giao
tiếp như giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá cũng có những tác động, ảnh hưởng nhất
định đến việc xây dựng cáu hỏi của chủ thể. Nói tóm lại, chủ thể giao tiếp ]à những con
người với những đặc trưng cá nhân, xã hội hết sức da dạng, phức tạp. Ngữ cảnh và chủ
đề giao tiếp với tính khả biến cao là những nhân tố "bên ngoài" có ảnh hưỏng lớn tới hành
vi hỏi. Mặt "bên trong" của hành vi hỏi là tính đa dạng, phức tạp của các loại nội dung
mệnh đề và của các phạm trù tình thái luôn nằm trong tình trạng tác động qua lại, quy
định lẫn nhau, là các kiểu loại thông tin cần biết trong tương quan với những kiểu loại cáu
hỏi khác nhau, và các cách thức xây dựng tâm điểm thông báo. Vai trò của tiền giả định
trong việc xây dựng câu hỏi, sự dung hợp đan xen ở những mức độ nông sâu của các
thông tin phụ, v.v cũng là mặt bên trong của hành vi hỏi. Tất cả những yếu tố đó tạo
nên một bức tranh cực kỳ phức tạp và đa dạng về hành vi hỏi. Tinh hình càng trờ nên phức
tạp khi đối chiếu các đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng của hành vi hỏi thuộc hai ngôn ngữ
khác nhau: tiếng Anh và tiếng Việt. Với sự khác biệt khá lớn về môi trường hành chức,
truyền thống vãn hoá, đặc trưng dân tộc, cơ chế ngôn ngữ , hành vi hỏi, tuy mang tính

phổ quát, nhưng chắc chắn sẽ có những cách thức hiện thực hoá khác nhau, và có những
điểm khác biệt về ngữ nghĩa - ngữ dụng giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
5.2. QUY TRÌNH, THỦ PHÁP NGHIÊN cứ u .
Do những đặc trưng trên đây của đối tượng nghiên cứu kết hơp với mục đích phân tích
đối chiếu, nên trong chuyên khảo, phương pháp khai thác đối lập các hiện tượng liên quan
đến câu hỏi của từng thứ tiếng được sử dụng triệt để làm cứ liệu cho việc đối chiếu giữa
hai ngôn ngữ. Qúa trình thực hiện đề tài, về đại thể, có thể được phân chia thành hai bước
và luôn có sự vận dụng một cách linh hoạt giữa các bước như sau:
Bước 1: Trons quá trình khảo sát tư liệu, các hành vi ngôn ngữ được phân tích trong mối
tương quan với hoàn cảnh, ngữ cảnh với tất cả những nhân tố bên trong và bên ngoài ngỏn
ngữ như người nói, người nghe, ý đồ giao tiếp, tiền giả định, các thao tác suy luận, lập
luận bằng việc sử dụng một cách linh hoạt các thủ pháp phân tích như cải biến, so sánh,
đối lập trong tương quan đối chiếu với các kiểu ngữ cảnh nhằm tìm ra các yếu tố cần
yếu của ngữ cảnh sử dụng. Từ đó, tập hợp các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, phân
tích và chọn lọc một cách thích hợp, có tính kế thừa, các thành tựu nahiên cứu của các tác
giả đi trước nhằm dựng lên một bức tranh chung về những biểu hiện cụ thế, các đặc trưng
CO' bản của câu hòi chính danh trong tiếng Anh cũng như tiếns Việt.
12
Bước 2: Dựa vào các thành quả đã đạt được ờ bước một, tiến hành đối chiếu các đặc
trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng của các câu hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt, tìm ra những
điểm tương đồng, những nét khác biệt về tất cả các mặt như cơ chế vận hành có tính đều
đặn của từng hệ thống ngổn ngữ liên quan đến hành vi ngôn ngữ, các biểu hiện hình thức
của các đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng, các loại nhân tố chi phối ảnh hưởng câu hỏi như:
người sử dụng, ngữ cảnh, kiểu loại trọng tâm thông báo, tiền giả định, Chuyên khảo này
sẽ sử dụng đồng thời các thủ pháp phân tích định tính và định lượng, về mặt định lượng,
thủ pháp phân tích này dựa vào các kết quả thống kê nhằm chỉ ra những phương tiện,
những xu thế phổ biến liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, thủ pháp định
tính được sử dụng nhằm bổ sung cho những hạn chế của thủ pháp định lượng bằng cách
đánh giá về tính cần yếu, tách cái cần yếu ra khỏi cái ngẫu nhiên, loại bỏ những nhân tố
có tính cá nhân, hạn hẹp của của ngũ cảnh dể làm nổi bật những xu thế chủ yếu chi phối

sự hình thành và hoạt dộng của đối tượng nghiên cứu.
5.3. NHỮNG PHƯƠNG THỨC Đ ổ i CHIẾU CHỦ YÊU ĐƯỢC TUÂN
THỦ TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI:
(i) Phương thức đồng nhất / khu biệt cấu trúc:
Đối chiếu các các yếu tố, các đơn vị, các cấp độ, các phương diện tạo nên cấu trúc - hệ
thống câu hỏi trong tiếng Anh và Việt. Sự đối chiếu có thể bắt đầu từ đon vị, yếu tố đến
tiểu hệ thống rồi đến hệ thống lớn hơn của các loại hình câu hỏi hoặc có thể là quá trình
ngược lại nhầm bóc tách các đặc điểm cùa các kiểu loại câu hỏi. Trong quá trình đối
chiếu, luôn có sự vận dụng một cách linh hoạt giữa diễn dịch và quy nạp.
(ii) Phương thức đổng nhất / khu biệt chức nâng:
Đối chiếu chức nãng tạo câu của các phần tử, bộ phận cấu thành câu hỏi như từ hỏi, các
tác tử cấu trúc, tác tử tình thái, tác tử cấu trúc - tình thái, khuôn hỏi, Phương thức dối
chiếu chức năng giúp xác định vai trò của các yếu tố được sử dụng cũng như đặc điểm
ngữ nghĩa - ngữ dụng của sự khuyết vắng các yếu tố cấu thành càu hỏi, ,
(iii) Phương thức đồng nhốt / khu biệt hoạt động:
Phương thức này xác định sự thông dụng, phổ biến của các kiểu loại câu hỏi. Phưons thức
đổng nhất / khu biệt hoạt động là một bước cụ thê hoá hơn những đặc điểm cấu trúc và
chức năng của câu hỏi trong hai thứ tiếng, giúp đi sâu vào việc sử dung ncóii ngữ. Đáy là
một trong những phương thức đặc thù trong nghiên cứu ngữ dụng học.
5.4. THỦ PHÁP LÀM VIỆC VÓI TƯ LIỆU:
(i) Khảo sát câu hỏi tiếng Anh và Việt trẽn phiếu tư liệu ở tất cả các bình diện: phương
tiện biểu hiện, nội dung ngữ nghĩa, trật tự xuất hiện theo tuyến tính, Từ đó, cố gắng phát
hiện những tương đồng và khác biệt giữa câu hỏi của hai thứ tiếng.
(ii) Xem xét chi tiết tùng phiếu tư liệu ở từng cấp độ để tìm ra sự tương đồng và khác biệt
giữa câu hỏi tiếng Anh và Việt về số lượng đơn vị từ vựng, tầm tác động của từ hỏi, sự
tương hợp vái ngữ cảnh, khả năng thay thế từ vựng và kết cấu trên trục hệ hình (trục liên
tưởng). Sự quan sát tỉ mỉ như vậy sẽ cho phép phát hiện mức độ chính xác, khéo léo của
việc chuyển dịch cụ thể trên phiếu tư liệu song ngữ Anh - Việt.
(iii) Việc miêu tả, so sánh đối chiếu được tiến hành có trình tự theo tùng nhóm vấn đề, sử
dụng các thủ pháp như phân tích đối lập, phân tích thành tố, phân tích cải biến, thống kê

định lượng,
5.5. KHÁI QUÁT HOÁ VÀ HỆ THỐNG HOÁ KẾT q u ả k h ả o SÁT:
Các hiện tượng, kết quả khảo sát được xếp thành những nhóm vấn đề để miêu tả và so
sánh tương phản. Trong các nhóm vấn đề, các phần tử được phân loại theo tiêu chí định
tính và định lượng nhằm tìm ra những yếu tố chi phối, tác động đến hàm lượng ngữ nghĩa
và và hiệu quả hướng đích (ngữ dụng) của câu hỏi tiếng Anh và Việt.
6. NGUỔN TƯ LIỆU ĐƯỢC s ử DỤNG:
- Các bản dịch song ngữ Anh - V iệt.
- Các sách, báo đcm ngữ tiếng Anh, tiếng V iệt.
- Các loại từ điển và công trình nghiên cứu tiếng Anh và tiếng Việt.
- Một số phim có phụ đề .
- Các cuộc thoại trực tiếp với người bản ngữ, phiếu khảo sát trên đốị
tượng người bản ngữ (nghiệm thể viên).
7. BỐ CỤC CỦA CHUYÊN KHẢO.
Trừ phẩn Mở đầu, phần Kết luận, phần Phụ lục và phần Sách tham khảo, chuyên khảo này
gổm ba chương được sắp xếp theo trật tự sau đâv :
Chương 1: Những vốn đề lý luôn chung của việc phân tích đối chiếu các
phương tiện ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trơ trong câu hỏi chính danh tiếng
Anh và tiếng Việt.
14
Chương 2: Nghiên cứu đối chiếu một số kiểu loại phưong tiên biểu đạt
thông tin ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trợ liên quan đến vai trò, vị thế của
những người tham gia giao tiếp.
Chưcmg 3: Nghiên cứu đối chiếu các phương tiện thông tin ngữ nghĩa - ngữ
dụng bổ trợ hàm chứa thông tin định hướng trà lòi và thông tin về các
đặc điểm của cảnh huống.
15
PHẦN B:
PHẦN PHÁT TRIỂN
16

CHƯƠNG 1
^Đ A Ỉ HỌ C QUỐC G IA HÁ NỘI
TRUNG TÂM THÒNG TIN THƯ VIÊN
O T / 4 ^ 6 -
NHỮNG VẤN ĐỂ Lí LUẬN CHUNG CỦA VIỆC
■ ■
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CÁC PHƯƠNG TIỆN NGỮ
NGHĨA - NGỮ DỤNG Bổ TRỢ TRONG CÂU HỎI
CHÍNH DANH TIẾNG ANH VÀ TIÊNG TIÊNG VÍÊT.
1.1. NGỮ DỤNG HỌC, HÀNH VI NGÔN NGỮ VÀ VIỆC PHÂN TÍCH
ĐỐI CHIẾU CÁC HÀNH VI NGÔN NGỮ.
1.1.1. Ngữ dụng và ngữ nghĩa.
Thuật ngữ "dụng học" (pragmatics) có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp rip'ayma với nghĩa
"công việc" "hành động" do một trong nhũng nhà sáng lập ký hiệu học là Charles Morris
đề xướng và áp dụng vào việc phân chia ký hiệu học thành các ngành học khác nhau. Xuất
phát từ những tư tường của Ch. Peirce, Ch. Morris đã phân chia ký hiệu học thành: (i)
Nghĩa học: học thuyết về quan hệ giữa các ký hiệu và khách thể hiện thưc; (ii) Kết học:
học thuyết vể quan hệ hình thức giữa các ký hiệu; (iii) Dụng học: học thuyết vể quan hệ
giữa ký hiệu với người sử dụng chúng. Dụng học nghiên cứu hành vi của ký hiệu trong
quá trình giao tiếp thực tế. Người sử dụng ký hiệu là những cơ thể sống, là con người với
tất cả các hiện tượng, đặc điểm sinh học, tâm ]ý học và xã hội học. Các định nghĩa về
dụng học có thể tìm thấy ở G. Gazdar [111], S.T.Levinson [131], Nguyễn Đức Dân [18]
và nhiều tác giả khác. Hiện nay, định nghĩa về dụng học trên đây cũng đã có nhiều thay
đổi. Từ trước cho đến nay, người ta thường nghĩ rằng giao tiếp chủ yếu chỉ có chức năng
thỏng till về hiện thực khách quan bên ngoài nsôn ngữ. Các công trình nghiên cứu trong
những năm gần đây đã chỉ ra rằng: Khi giải thuyết câu, phải cảnh giác với “áo giác miêu
tả” (fallacy - cách dịch từ thuật ngữ tiếng Anh của GS. TS. Diệp Quang Ban). Ao giác
miêu tả là quan điểm cho rằng đích duy nhất khi ncười nói thực hiện một xác tín là miêu
tả một sự tình nào đó. Thực tế là, một câu - phát ngôn bao giờ cũng nói nhiéu hơn nội
dung miêu tả (nội duns tường minh). Muốn hiểu đưọc nghĩa tường minh, muốn đánh giá

17
tính chân/ ngụy của một câu cũng phải xác định được hệ quy chiếu trong thế giới khả hữu
(possible worlds - cách chuyển dịch của GS. TS. Đỗ Hữu Châu). Một thông tin đưa ra
không phải chỉ để miêu tả mà bao giờ cũng có chủ định (intention), thể hiện niềm tin
(belief), theo một kế hoạch (plan) nhất định và bằng một loạt hành động (actions). Dụng
học nghiên cứu ý định khi nói, niềm tin theo một kế hoạch và một loạt các hoạt động
hướng đích khi phát ngôn. Có thể đặt những cáu hỏi sau về thông tin trong phát nsôn:
Thông tin được nói ra với mục đích gì ? Thông tin dó là gì ? Thông tin là lõi của phát
ngôn. Người nói, thông qua lõi thông tin này (bao gồm cả thông tin mệnh đề, thõng tin
tình thái, thông tin về lực ngôn trung), nhằm thực hiện hàng loạt mục đích khác nhau. Vì
vậy, không thể tách ngữ nghĩa khỏi ngũ' dụng. Nội dung ngữ nghĩa được tổ chức dể phục
vụ ngữ dụng. Thông tin được tổ chức theo các kiểu khác nhau để đạt đích. Không có
đường ranh giới rõ nét giữa ngữ nghĩa và ngữ đụng. Trong ngữ nghĩa có ngữ dụng và
trong ngữ dụng có ngữ nghĩa. Nói cách khác, ngữ nghĩa được thống hơp (Thuật ngữ của
GS, TS. Đỗ Hữu Cháu [11]) trong ngữ dụng. Ngữ dụng được tích họp vào ngữ nghĩa. Ngữ
dụng thống họp ngữ nghĩa và cú pháp. Trong cuốn Linguistics (Ngôn ngữ học), Jean
Aitchison cho rằng ngữ dụng học có vai trò tổng hợp, bao trùm đối với các lĩnh vực ngôn
ngữ học tiền dụng học, và Aichison mô tả mối quan hệ đó một cách khái quát trong lược
đồ ở phụ lục 1 của công trình này này. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ “ngữ nghĩa - ngữ
dụng” với cách hiểu như vậy về mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và ngữ đụng.
Cho đến nay, đã xuất hiện hàng loạt công trình nghiên cứu về dụng hoc của các tác giả
như: S.T. Levinson [131], I.s. Allwood [96], G. Gazdar [111] ở Việt Nam có thể nói
đến các Giáo sư Hoàng Phê [55], Nguyễn Đức Dàn [18],[19], Cao Xuân Hạo [37], Đỗ
Hữu Châu [11], Diệp Quang Ban [2], Nguyễn Thiện Giáp [35] và Lê Đông [31], Theo
chúng tôi, từ các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu trên, có thể rút ra những
nhận xét sau:
(1) Phạm vi quan tâm của ngữ dụng học rất rộng. Khái niệm “ngữ cảnh” nằm trong mối
quan hệ bổ sung với “ hành vi ngón ngữ “ và, sự tương tác giữa hai khái niệm này tạo
thành lõi cơ bản cửa các công trình nghiên cứu ngữ dụng. Việc trình bày các quy tắc của
sự tưong tác này là nhiệm vụ của ngữ dụng học.

(2) Ngữ dụng học đáp ứng được cách tiếp cân thons hop đối vói ngôn nsữ . Nó khắc phục
được nhũng hạn chế của một thời kv mà châm ngôn vé tính khu biệt dã tro thành hòn đá
tảng của ngôn ngữ hoc cấu trúc. Với sự xuất hiên và phát triến cua ngữ dunc học,
IX
khoảng cách giữa ngốn ngữ và đời sống ngày càng được rút ngắn hơn qua việc người ta
nhận thức được rằng không chỉ ngón ngữ vẽ nên bức tranh về thế giới mà dời SỐI12 cũng
cho chìa khoá để hiểu nhiều hiện tượng của ngón ngữ và lời nói. Chiều thứ hai của mối
quan hệ này có tính quyết định cho sự thành công của các công trình nghiên cứu neữ
dụng học [1], Từ nhận xét trên , có thể thấy ràng, cần phải hiểu rõ về phần cốt lõi trong
nghiên cứu ngữ dụng học : khái niệm ngữ cảnh và hành vi ngôn ngữ. Ngữ cảnh, dưới góc
độ dụng học, được hiểu không chỉ là mối tương quan định vị trong văn bản, trong không
gian, thời gian giao tiếp, mà còn bao gồm những mối quan hệ với các chủ thể giao tiếp,
với vốn tri thức nền và ý kiến cùa họ, với mục đích, định hướng giao tiếp, tiền giả định.
Phức thể các nhân tố đã nêu tạo thành một bức tranh đa dạng về ngữ cảnh. Sử dụng từ
"phức thể", chúng tôi muốn nói đến mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố này - chẳng
hạn như giũa người nói và người nghe với tất cả các đặc trưng: giới tính, lứa tuổi, trình độ
học vấn, tính chất của mối quan hệ, vị thế xã hội - gia đình V.V Liên quan đến ngữ cảnh
còn có rất nhiều nội dung quan trọng khác. Nhiều nhà nghiên cứu đã có nhận xét rằng "Sự
quan tâm đến dụng học được bắt đầu ở những nơi mà mối dây liên hệ giữa ngữ cảnh và
hành vi ngôn ngữ căng tới mức tối đa" [1, 6]. Cách diễn đạt này có thể được hiểu một
cách cụ thể hơn khi chúng ta xác định được một số nội dung cụ thể mà nhận xét này
hướng tói:
Thứ nhất, đây là phạm vi của những yếu tố "phi miêu tả". Chẳng hạn, khi bạn muốn giải
thích cho con bạn từ "sư tử", bạn có thể dẫn con bạn vào vườn thú và nói rằng "Hãy nhìn
này, đây là con sư tử". Nhưng, không có vườn thú nào mà ở đó bạn có thể chỉ ra cho con
bạn các từ "nếu", "này" hoặc "tuy nhiên" (Ví dụ của B. Rassel - dẫn theo [1, 6]).
Thứ hai, đày là phạm vi của các từ tình thái, nhữns yếu tố thường đaợc dùng để biểu thị
thái độ của người nói. Thủ pháp phân tích cơ bản là vạch ra những ngữ cảnh điển hình của
chúng, những điều kiện và các quy tắc sừ dụng. Từ đó, có thê thấy rằng, ờ những trườns
hợp nhất định, ý níĩhĩa của các yếu tố gắn bó chặt chẽ với cách sử dụng . Việc chú trọng

vào nhân tố con người cũng cho thấy một số nội dung quan trọng khác của ngữ cảnh.
Trong đó, có sự phụ thuộc cùa ý nghĩa vào các nhân tố tâm lý và logic. Chẳng hạn như các
cấp so sánh tính từ xét trons tương quan đối với người sử dụnc. Mặt khác, người ta cũng
thường lưu ý đến sự phân biệt giữa ngữ cảnh hướns xã hội (societal context) và ngữ cảnh
nảy sinh do quá trình tương tác bằng lời nói (social context) cũng đươc xem xét. Loại ngữ
cảnh hướng xã hội này là nhân tố tạo nên "sự khác biệt giữa các ngôn ngữ trong cách
19
dùng" [18, 12]. Đây là loại ngữ cảnh có tác dụng chi phối cách thức sử dụng ngôn ngữ
sao cho phù hợp với từng loại xã hội nhất định. Vai trò của ngữ cảnh và việc phân tích
ngữ cảnh là rất quan trọng. Có thể nói rằng chính ngữ cảnh vừa mở ra con đường đi vào
dụng học, vừa đảm bảo cho dụng học một sứ mệnh tổng hợp. Việc phân tích n°ữ cảnh trờ
thành phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong các cõng trình nghiên cứu dung học.
1.1.2. Hành vi ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ hỏi.
1.1.2.1. Khái lược về HVNN và bản chất của HVNN hỏi.
Ở mức độ khái quát nhất, ngôn ngữ có thể được định nghĩa "là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của xã hội loài người" (V. Lênin). Việc quan niệm ngôn ngữ trước hết là một
phương tiện để thực hiện hoạt động hướng đích nào đó đã khiến người ta phải quan tăm
tới những khả năng làm công cụ của các phát ngôn. Quan niệm này dã mang đến cho các
phát ngồn ý nghĩa có tính "hành vi". Thuật ngữ “hành vi ngôn ngữ” lần đầu tiên được đề
cập trong các công trình nghiên cứu của J. Austin (1961) và đã được nhiều nhà nghiên cứu
ngôn ngữ học theo trường phái chức năng sử dụng. Ở giai đoạn những năm I960, losic
học vẫn có sự ảnh hưởng rất lớn đối với ngôn ngữ học. Đơn vị câu thường dược đánh giá
theo logic lưỡng trị (đúng / sai), và việc phân tích câu chủ yếu được dựa vào các khái niệm
thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ. Trong tình hình đó, việc xem xét
các hoạt động của lời nói theo thuyết hành vi ngôn ngữ cho phép phát hiện bản chất của
nhiều hiện tượng ngôn ngữ mà cho tới lúc dó vẫn còn bị xem nhẹ. Cho đến nay, có nhiều
cách phân loại vể hành vi ngôn ngữ nhưng cách phân loại của J. Searle [146], J. Austin
[98],[157] và A.Wierzbieka [155] được chú ý nhất. Đây là những cách phân loại dựa vào
biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi. Hành vi ngôn ngữ hỏi là một loại hành vi điển hình
trong bảng phân loại của các tác giả trên. Bản chất của hành vi hỏi là loại hoạt động bằng

lời với đích ngữ dạng chủ yếu ]à thu nhận thông tin hoặc gây ra các phản ứng hồi đáp
khác nhau từ tiếp thê / chủ thể tiếp nhận (recipient / affected participant). Thành phẩm
của hành vi ngôn ngữ hỏi là các “câu - phát ngôn’’ hỏi. Câu hỏi chính danh thường là sản
phẩm của hành vi hòi với mục đích thu nhận thôns tin.
Thuyết hành vi ngôn ngữ, khi được áp dụng vào nghiên cứu, đã dẫn đến sự thay đổi lớn
trong quan niệm về ý nghĩa. Ý nghĩa, xét trong tương quan với hành vi nsón ngữ, được coi
như là thành phần quan hệ nguyên nhân trong mô hình có tính biểu tượng và đon giản hoá
của thuyết hành vi luận: "kích thích - phản ứng". Dưới góc độ này, ý nghĩa được xem xét
20
dựa vào khả nãng tác động của nó đến người tiếp nhận và gây nên một phản ứng hồi đáp
(hành động - tâm lý) nào đó. Đó là quá trình dụng học hoá ý nghĩa. Quá trình này là hệ
quả về mặt nhận thức của việc vận dụng khái niệm hành vi ngôn ngữ vào nghiên cứu ngữ
nghĩa. Thông qua khái niệm này, người ta thấy rõ tính bị khống chế (sự ]ệ thuộc vào các
quy tắc, quy ước sử dụng) và tính có mục đích rõ nét của ngôn ngữ. Từ đó, ý nghĩa được
gắn với quy tắc sử dụng. Nói cách khác, ý nghĩa được ngữ pháp hoá. Sự dụnơ học hoá ý
nghĩa này đã dẫn đến những hệ quả có tính thực tiễn sâu sắc. Ý nghĩa của các phát ngôn
ngày càng được xem như không thể tách khỏi ngữ cảnh (hoàn cảnh) dune học. “Còn ý
nghĩa của nhiều từ thì bắt đầu được định nghĩa qua việc chỉ ra mục đích giao tiếp của
hành vi ngôn ngữ” [1,6].
1.1.2.2. Tính hướng đích của hành vi ngồn ngữ.
Hành vi ngôn ngữ bao giờ cũng có tính hướng đích. Hay nói cách khác, mục đích là
thuộc tính của hành vi ngôn ngữ. Trong mô hình "kích thích - phản ứng", thì có thể xem
"phản ứng" chính là mục đích ở dạng được hiện thực hoá. Tuy nhiên, mục đích cũng là do
con người đặt ra và có thể bị thay đổi. Hành vi ngôn ngữ với toàn bộ phổ mục đích của nó
được thể hiện trong đối thoại thông qua các phát ngôn. Đối thoại luôn lệ thuộc vào tâm lý
liên cá nhân. Nó cũng phụ thuộc trực tiếp vào các nhân tố xã hội. Những người tham gia
giao tiếp đối thoại đóng những vai nhất định quy định các mô hình hành vi ngôn naữ . Vì
vậy, có thể xem chính hình thức tồn tại này của ngôn ngữ là tư liệu để từ đó rút ra các quy
tắc của giao tiếp. Sự đi chệch khỏi các quy tắc một cách có chủ ý sẽ tạo ra các hàm ý hội
thoại (Conversational implicature). Ví dụ: A - Người ủn chay có ăn thịt bám viên không?

B- Gù có môi không ? [157], Trong mẩu thoại này, việc B không trả lời trực tiếp vào câu
hỏi của A mà đưa ra một câu hỏi khác có thể được xem như là sự đi chệch khỏi quy tắc
hỏi - trả lời, vi phạm phương châm quan hệ (relation maxim [157]) trong hội thoại một
cách có chủ ý. Các nhân tố phi quy ước trong ý nghĩa của hành vi ngón ngữ là rất đáng
quan tâm đối với dụng học. Vì vậy, trong cách hiểu hẹp về nhiệm vụ của dụng học, người
ta thường giới hạn đối tượng nshiẽn cứu của nó trong phạm vi các hàm ngôn cá thể hoá
(particularized implicature).
1.1.2.3. Khái niệm chủ thể phát ngôn.
Liên quan trực tiếp đến khái niệm hành vi nsôn ngữ là khái niệm chủ thê phát ngòn
(speaker). Khái niệm này hao chứa nhiều nhất những vấn để cần yếu cua dụng học. Chủ
thể phát ngốn, dù có thể chịu sự chi phối, chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, từ nhiều
phía khác nhau, nhưng luôn giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với hành vi ngôn ngữ.
Chủ thể phát ngôn là trung tâm cùa hành vi ngôn ngữ. Việc hướng tới chủ thể phát ngôn
trong nghiên cứu ngôn ngữ là biểu hiện cùa sự chuyển biến từ việc phân tích ý nghĩa tĩnh
sang nội dung biến động của phát ngôn. Với sự chuyển biến này, con người như một
phức thể tâm lý, đã trở thành trung tâm tổ chức của “ không gian ngữ nghĩa” [1],
1.1.2.4. Phân loại hành vi ngón ngữ.
Phát ngôn là sự hiện thực hoá hành vi ngôn ngữ. Theo Austin, trong một phát ngôn có ba
loại hành vi ngôn ngữ: Hành vi tạo lời (locutionary act), hành vi tại lời (illocutionary act)
và hành vi mượn lời (perlocutionary act). J. Searle đã có những đóng góp quan trọng vể
thuyết hành vi ngôn ngữ. Một trong nhũng đóng góp quan trọng nhất của Searle liên quan
đến thuyết hành vi ngôn ngữ là việc đưa ra khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp (indirect
speech acts) [146] cùng với việc phân tích cụ thể về cơ chế hình thành loại hành vi này.
Đây là một vấn đề hấp dẫn, lý thú vì nó đề cập đến một phạm vi thể hiện rất nhiểu các
đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng khác nhau của phát ngôn. Hành vi tại lời (HVTL) thường
được các tác giả phân ra thành các loại hành vi khác nhau. Có hai hướng phân loại chính,
đó là hướng phân loại của Austin và hướng phân loại của Searle. Dựa vào các động từ ngữ
vi, J. Austin phân loại các hành vi tại lời thành năm lớp lớn: phán xét (verdictive), hành
xử (exercitive), cam kết (commissive), ứng xử (behabitive), bày tỏ (expositive). Searle,
dựa vào biểu thức ngữ vi, phân loại các hành vi tại lời thành nãm lớp lớn: Tường giải /

biểu hiện (representative), chi phối / điểu khiển (directive), cam kết (commissive), biểu
cảm (expressive), tuyên bố (declaration / declarative) [146],[157], Hành vi hỏi thuộc lớp
“chi phối” của Searle. ở phạm vi chúng ta quan tâm thì năm loại hành vi ngôn ngữ chủ
yếu trong sự liên quan đến việc phân chia các loại câu theo mục đích nói năng của ngữ
pháp truyền thống, thường được ghi nhận về mặt ngữ pháp một cách phân biệt và thường
xuyên nhất trong các ngôn ngữ của nhân loại. Theo T. Givón, các " nguyên mẫu / điển
dạng" hành vi ngôn ngữ (speech act prototypes) bao gồm: a. Tuyên bố (declarative); b.
Cầu khiến (imperative); c. Nghi vấn (interrogative). Thành phẩm của điển dạng nghi vấn
là: (i) câu hỏi có/khôn?
(YeslNo question); (ii) câu hỏi có đại từ nghi vấn (Wh question).
Đê tiện cho việc phân tích đối chiếu, chúng tôi dựa vào cách phán loại của T. Givón. Dựa
vào hệ thốn2 khái niệm cùa n2 ữ pháp chức năng, hành vi ngón nsữ bước đẩu dươc phân
thành: - Tuyên bố (declarative); - Phi tuyên bố (non-declarative). Loai phi tuyén bố lại
22
được phân thành: Cầu khiến (imperative); Nghi vấn (interrogative). Loại nghi vấn lại
phân thành: (i) Yes /No question; (ii) Wh question.
1.1.3. Cơ sỏ lý thuyết của việc so sánh đôi chiểu hành vi ngôn ngữ theo
quan điểm ngữ dụng
1.1.3.1. So sánh lịch sử, so sánh loại hình và so sánh đối chiếu.
ở mức độ khái quát, việc so sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ thường được tiến hành trên
các lĩnh vực cơ bản khác nhau: (i) So sánh lịch sử (cội nguồn), nhằm thiết lập nên mối
quan hệ họ hàng giữa các ngón ngữ (có cùng nguồn gốc); (ii) So sánh loại hình, nhằm
thiết lập nên mối quan hệ có tính đồng hình (đẳng cấu) giữa các ngôn ngữ. Hai lĩnh vực
nghiên cứu này tạo thành hai chuyên ngành nghiên cứu khác nhau, với nhũng phương
pháp nghiên cứu riêng biệt; (iii) Ngôn ngữ học hiện đại, với những bước phát triển mới,
không chỉ dừng lại ờ những mức độ, mục đích nghiên cứu nói trên, không chỉ dừng lại ở
mức độ so sánh có tính chất kiểu loại về mặt ngữ pháp, mà đã và đang tiến hành những
công việc so sánh ở phạm vi chức năng ngữ nghĩa - ngữ dụng với các mục đích lý thuyết
và thực tiễn. Trong nhũng năm gần đây, việc so sánh đối chiếu các ngôn ngữ thường
hướng tới những úng dụng trong lĩnh vực dạy tiếng và trong lý thuyết dịch bằng cách xác

định những tương đồng và khác biệt ở các bình diện cấu trúc và hoạt động. Việc nghiên
cứu đề tài này nằm trong xu thế chung đó. Vị trí của đối chiếu miêu tả và đối chiếu đặc
trưng vì mục đích giảng dạy ngoại ngữ được thể hiện trong lược đồ (Nguồn: Nguyễn Văn
Chiến [13,23]) ở trang 31 sau đây.
1.1.3.2. Chức năng của ngôn ngữ.
Về mặt lý thuyết, xuất phát điểm quan trọng nhất ]à ở chỗ, ngôn ngữ là một hiện tượng xã
hội có tính phổ quát cho toàn thể nhân loại. Chức nâng của ngôn ngữ mang tính phổ quát.
Đó là cóng cụ tư duy, phương tiện giao tiếp của xã hội loài người. Nói cách khác, bản
chất "công cụ" của ngôn ngữ là phổ quát. Ngôn ngữ trước hết là một hệ thống ký hiệu ám
thanh. Nói đến kí hiệu là nói đến tính hai mặt, mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện. Điểu
này cũng mang tính phổ quát. Những mục đích cụ thể có tính phân loại cũns có tính phổ
quát (hỏi, cầu khiến, tườns thuật, cảm thán). Nói tóm lại, chức năng, phương tiện cũng
như các mục đích cụ thể khác nhau của ngôn ngữ là manc tính phổ quát. Đi vào tìm hiểu
nhũng nội dung cụ thê hơn, luôn có thể nhận thấy rằng, các ngón ngữ khác nhau cũng có
cách ứng xử với các hiện tượng được phản ánh cơ bản là giống nhau. Việc so sánh đối
chiếu giữa các ngôn ngữ cũng cho thấy chúng cùng chia sẻ các đặc trưng ngữ nghĩa giống
nhau ờ các hiện tượng cụ thể. Đấy cũng chính ]à cái đã khiến người ta gọi chúng là các
lớp tương ứng giao thoa ngôn ngữ học (cross - linguistic equivalence classes). Điều này
có nghĩa là, có ít nhất một sự tương ứng bộ phận về phương diện nghĩa giữa một hệ
thống ngôn ngữ này với một hệ thống ngôn ngữ khác và có một vài (lớp) tưong ứng dịch
thuật (translational equivalence). Nhũng điều vừa đề cập trên đây bàn về những phạm vi
rất cụ thể của một ngôn ngữ, như các đặc trưng ngữ nghĩa của một kiểu loạiđơn vị ngữ
pháp - ngữ nghĩa nào đó như thời hiện tại, dạng bị động của động từ, số nhiều của danh
từ. Thuật ngữ ý nghĩa (meaning) được sử dụng ở đây với nghĩa rộng, gồm cả ý nghĩa tình
thái - loại nghĩa thường được phân biệt như là nghĩa ngữ dụng. Mục đích của sự
nghiên cứu như vậy là hết sức rõ ràng về mặt lý thuyết. Các ngôn ngữ không chỉ giỏng
nhau về bản chất, chức năng, phương tiện mà ngay trong những phạm vi cụ thể, nơi mà
tính đặc thù có thể đứng ra tranh giành ngôi vị số một thì những sự tương ứng có tính phổ
quát cũng được bộc lộ ở những mức độ nhất định.
1.1.3.3. Tính đồng nhất của HVNN như là co sỏ lý thuyết của nghiên cứu đối chiếu

hành vi ngôn ngữ.
1.1.3.3.1. Tính chất "hành vi" của các phát ngôn, như đã nói, bắt nguồn từ chức năng công
cụ giao tiếp của ngôn ngữ. Các phát ngôn được tạo ra nhằm đạt được một hiệu quả nào đó.
Hiệu quả này là một phản ứng nào đó của người nghe. Cách thức sử dụng hành vi ngôn
ngữ có tính mục đích này là chung cho mọi ngôn ngữ, chung cho mọi quá trình giao tiếp
hiện thực, là tiền đề cho việc so sánh đối chiếu hành vi ngôn ngữ giữa các thứ tiếng.
1.1.3.3.2. Hành vi ngôn ngữ, trong mô hình "kích thích - phản ứng", mang tính đồng
nhất, bất kể việc chúng được xem xét ờ phương diện thông điệp (message) hay trao đổi
(exchange). Có thể phân biệt hành vi ngôn ngữ thành hai loại cơ bản: Loại có tính vật
dụng - dịch vụ (goods & service) và loại có tính thông tin (information). Ví dụ:
+ Loại có tính vật dụng và dịch vụ: 1 a. Pass me the suit ! (Hãy chuyển hộ rói lọ muối);
ỉ b. Get out o f nix duy light! (Cút cho khuất mắt lao).
+ Loại có tính thông tin: 2u. Is it Tuesday today? (Hỏm nay ìủ thứ ba ù?); 2b. When did
YOU last see your father? (Anil gặp bỏ anil lần cuối vào lúc nào?).
Với ví dụ (1), phản ứng của người nghe có thể không thành lời (non - verbal), mà là một
hành động, chẳng hạn như: Đối với la: chuyển lọ muối cho người nói; Đối với lb: bỏ đi.
Với ví dụ (2), phản ứng là các câu trả lời, chẳng hạn như: Đối với 2a: khẳng định / phủ
định (hôm nay là thứ ba); Đối với 2b: cung cấp thời điểm (gặp bố lần cuối). Như vậy có
thể thấy rõ rằng, hành vi ngôn ngữ với mô hình "kích thích - phản ứng", có chức năng,
mục đích, hiệu quả trong giao tiếp là đồng nhất trong các ngôn ngữ. Chính sự đồng nhất
về mặt cấu trúc, ngữ nghĩa, chức năng trong việc thực hiện các hành vi ngôn nsữ để giao
tiếp là tiền đề cơ sở thứ hai cho việc nghiên cứu đối chiếu.
1.1.3.3.3. Mỗi câu - phát ngôn đều được cấu thành từ hai bộ phận cơ bản: Nội dung mệnh
đề và nội dung tình thái. Nội dung tình thái là những thông tin về mục đích phát nsôn và
những thông tin phụ khác như các thông tin về người nói, người nghe, các thông tin có
tính đánh giá hay bằng chứng, các thông tin về khả năng, về trách nhiệm inà chủ yếu là
thông tin về thái độ của người nói.
Hai bộ phận nội dung cơ bản của hành vi ngôn ngữ như đã trình bày ờ trên là phổ quát
cho tất cả các hành vi ngôn ngữ trong các ngôn ngữ. Đây là tiền đề cơ sở thứ ba cho việc
nghiên cứu đối chiếu.

1.1.3.3.4. Giữa các ngôn ngữ khác nhau, hành vi ngôn ngữ mang tính đồng nhất vể bản
chất, chức năng, cơ cấu nội tại và điều kiện thích dung (felicity condition). Mỗi hành vi
ngôn ngữ đều đòi hỏi những điều kiện nhất định mới có thể thực hiện được. Muốn di xe
đạp thì phải có xe đạp, có thể cầm ghi đông để lái, có thể đạp được, có thể nhìn rõ đường,
có kỹ năng để đưa xe đi mà không mất thăng bằng và dù ở mức độ nào, thì ít nhất, cũng
phải biết cái xe đạp được dùng để làm gì, cách sử dụng ra sao. Điều kiện sử dụng hành vi
ngôn ngữ cũng vậy. Trước hết phải biết ngôn ngữ đó, biết cách sử dung nó, phải có đối
tượng để giao tiếp. Đối tượng cũng phải biết ngôn ngữ đó (có thẻ nghe, và hiểu được).
Chẳng hạn, muốn sử dụng một hành vi mệnh lệnh, người nói phải ờ vào vị thế có thể ra
lệnh được và người nghe cũng phải ở vào tư thế nhận lệnh. Nội dung của mệnh lệnh cũng
phải có khả năng thực hiện được. J. Austin gọi những điều kiện như vậy là những điểu
kiện thích dụng (felicity conditions), Đây là những điều kiện cần cho hành vi ngồn nsữ có
thể được thực hiện. Tất cả những cái đó là chung, là phổ biến cho toàn nhân loại, cho mọi
hành vi ngôn ngữ ỏ' bất kỳ ngôn ngữ nào.
1.1.3.3.5. Nói như vậy không có nehĩa là mọi cái liên quan đến hành vi neón ngữ đều có
tính đổng nhất. Có rất nhiều nội dung ngữ dụns; liên quan đến hành vi ngón ngữ có sự
khác biệt, thậm chí khác biệt rất lớn giữa các ngôn nsữ khác nhau. Sư khác biệt này,
thông thường, được thể hiện ỏ nôi dung tình thái của phát neón. Chi cán so sánh sơ lược
25

×