Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá tiếng anh và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.16 KB, 18 trang )

Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các
biểu thức quy chiếu trong ngơn ngữ bóng đá
tiếng Anh và tiếng Việt
Nguyễn Anh Tuấn
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Ngôn ngữ học
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60.22.01
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Trên cơ sở nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong
ngơn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt, nêu bật ra được những hiệu quả trong việc
dịch thuật các biểu thức quy chiếu bóng đá cũng như có những đóng góp nhất định cho
các nhà nghiên cứu về thể thao trong cách chuyển dịch từ ngữ bóng đá từ tiếng Anh sang
tiếng Việt. Đồng thời cũng nêu ra được những khuynh hướng về các sử dụng ngơn từ trên
báo chí Việt Nam, những kinh nghiệm về chuyển dịch từ ngữ một cách chuẩn xác nhất,
nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí viết về bóng đá nói riêng và thể thao nói
chung.
Keywords. Ngơn ngữ học; Ngôn ngữ học đối chiếu; Dịch; Biểu thức quy chiếu; Tiếng
Anh; Tiếng Việt

Content.
I - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khảo sát ngôn ngữ theo hướng đối chiếu là một vấn đề khá mới mẻ và nghiên cứu.
Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngơn ngữ bóng đá
tiếng Anh và tiếng Việt mang lại nhiều kết quả thú vị đặc điểm cấu trúc, đặc điểm ngữ
nghĩa cũng như những vấn đề liên quan đến việc chuyển dịch biểu thức quy chiếu giữa
hai ngơn ngữ. Nội dung chính là chúng tơi muốn đi sâu vào tìm hiểu là những tương
đồng và khác biệt về ngơn ngữ và văn hóa; những tương đồng và khác biệt về phương
thức tư duy, phương thức định danh; những thuận lợi và khó khăn trong dịch thuật.
Ngơn ngữ bóng đá trong các tác phẩm báo chí mang một phong cách khá mới mẻ


và hiện đại, đặc biệt ở trong thời điểm bóng đá là một mơn thể thao Vua được ưa
1


chuộng trên khắp thế giới. Song chính nghiên cứu về ngơn ngữ bóng đá chưa theo kịp
sự phát triển mạnh mẽ của nó trên khắp thế giới. Nhiều cơng trình ở Việt Nam đã có
những nghiên cứu về cách sử dụng ngơn ngữ bóng đá trên báo chí, nhưng tất cả đều
chưa đi sâu để tìm hiểu chi tiết, đặc biệt là theo hướng đối chiếu.
Do vậy, chúng tôi chọn đề tài Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức
quy chiếu trong ngơn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt với mục đích làm sáng tỏ hơn
những sự tương đồng và khác biệt về cách thức sử dụng ngơn ngữ bóng đá tiếng Anh và
tiếng Việt, đồng thời nêu ra được những kinh nghiệm quý báu trong việc chuyển dịch từ
ngữ bóng đá trong hai ngơn ngữ.
2. Lịch sử vấn đề
Quy chiếu và các biểu thức quy chiếu là một vấn đề được đề cập từ rất sớm. Vấn
đề này được các nhà ngôn ngữ học trong và ngồi nước hết sức quan tâm.
Theo nhà ngơn ngữ học Geogre Yule, thì tự thân các từ khơng quy chiếu đến cái gì
cả. Chỉ có con người mới là chủ thể làm việc đó. Vì vậy, có thể coi sự quy chiếu như là
một hành động trong đó người nói (người viết) sử dụng các hình thái ngơn ngữ làm cho
người nghe (người đọc) có thể nhận diện được cái mà mình có chủ đích đề cập đến.
Yule cũng cho rằng, "để có được sự quy chiếu thành cơng, chúng ta phải thừa nhận vai
trò của suy luận (inference). Bởi lẽ chẳng có một mối liên hệ trực tiếp nào giữa các thực
thể với các từ, nhiệm vụ của người nghe là làm sao suy ra đúng được là người nói có
chủ định nhận diện cái thực thể nào đó bằng cách sử dụng một biểu thức quy chiếu cụ
thể. Thật là chẳng bình thường khi mà người ta muốn quy chiếu đến một thực thể hay
một người nào đó mà khơng biết chính xác 'tên gọi' nào có thể là cái từ tốt nhất để
dùng". Và ông cũng cho rằng "sự quy chiếu thành công nhất thiết phải là (kết quả của)
sự phối hợp: cả người nói lẫn người nghe đều có vai trị của mình trong việc nghĩ xem
người kia đang xem xét đến cái gì".
G. Yule gọi các hình thái ngơn ngữ như thế là những biếu thức quy chiếu

(referening expressions) và phân loại như sau:
- Danh từ riêng: Nam, bin Laden, New York...
- Các cụm danh từ xác định (trong tiếng Anh, đó là các cụm danh từ có mạo từ xác
định "the"): thằng cha đấy, ơng giáo sư này, cái xóm này...
- Các cụm danh từ khơng xác định ( trong tiếng Anh, đó là các cụm danh từ có
mạo từ khơng xác định "a"): một người đàn ông, một người qua đường...
2


- Các đại từ: tơi, nó...
Liên quan đến vấn đề này, tác giả Lê Đông cho rằng: “Ngữ dụng học nói riêng và
bản thân ngơn ngữ nói chung khơng nghiên cứu bản thân các quy chiếu mà nó chỉ quan
tâm đến những mối liên hệ giữa từ ngữ và quy chiếu. Các mối quan hệ ở đây là các mối
liên hệ có giá trị tín hiệu học của từ ngữ mà thôi”.
Trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học, hai tác giả Vũ Đức Nghiệu và Nguyễn Văn
Hiệp định nghĩa quy chiếu là dùng một biểu thức ngôn ngữ (từ, ngữ) chỉ ra một sự vật
cụ thể nào đó. Chiếu vật (vật được quy chiếu) là vật được biểu thức ngôn ngữ chỉ ra.
Hiện tại ở Việt Nam, những nghiên cứu về các biểu thức quy chiếu theo hướng đối
chiếu là khá ít. Theo khảo sát của chúng tơi, chưa có cơng trình nào nghiên cứu đối
chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu dựa trên cứ liệu của hai ngôn ngữ Anh,
Việt. Do vậy, đề tài Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong
ngôn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt của chúng tơi là khá mới mẻ.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong
ngơn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt, luận văn nêu bật ra được những hiệu quả
trong việc dịch thuật các biểu thức quy chiếu bóng đá cũng như có những đóng góp nhất
định cho các nhà nghiên cứu về thể thao trong cách chuyển dịch từ ngữ bóng đá từ tiếng
Anh sang tiếng Việt. Đồng thời, chúng ta cũng nêu ra được những khuynh hướng về các
sử dụng ngơn từ trên báo chí Việt Nam, những kinh nghiệm về chuyển dịch từ ngữ một
cách chuẩn xác nhất, nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí viết về bóng đá nói

riêng và thể thao nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biểu thức quy chiếu trong ngơn ngữ
bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt, dựa trên những đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ
nghĩa để tìm ra để so sánh, đối chiếu sự tương đồng và khác biệt. Luận văn này sẽ khảo
sát và nêu ra những nhận xét chính về biểu thức quy chiếu ngơn ngữ bóng đá giữa tiếng
Anh và tiếng Việt.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa các biểu thức quy
chiếu trong ngôn ngữ tiếng Việt, chúng tôi khảo sát dựa trên ba tờ báo chuyên về thể
3


thao hàng đầu ở Việt Nam là Báo Bóng đá, Báo Thể thao Văn hóa (TTVH) và Báo Thể
thao 24h (TT24h).
Khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của các biểu thức quy chiếu trong
ngơn ngữ bóng đá tiếng Anh, chúng tơi trích dẫn từ 10 tờ báo chuyên về thể thao hàng
đầu ở nước Anh như: Daily Mail, The Sun, Guardian, Telegraph, Independent, The
Times, BBC, Mirror, Daily Star & People..
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau tiêu
biểu là các nhóm phương pháp sau
- Phương pháp thống kê: Thống kê là phương pháp đầu tiên mà luận văn sử dụng,
phương pháp này giúp chúng tôi có những ngữ liệu cụ thể để nghiên cứu. Luận văn
thống kê về các biểu thức quy chiếu bóng đá được sử dụng trong tiếng Anh và tiếng
Việt, rồi từ đó rút ra những sự tương đồng, khác biệt về mặt cấu trúc, ngữ nghĩa.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Trên cơ sở ngữ liệu thống kê được, chúng tơi
tiến hành đối chiếu các biểu thức quy chiếu bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó rút
ra được những tương đồng, khác biệt về ngơn ngữ, văn hóa và phương thức tư duy ở hai

ngôn ngữ.
- Phương pháp phân tích, giải thích: Ngồi việc đưa ra được những ngữ liệu, luận
văn cũng phân tích được những đặc điểm chính về cấu trúc của các biểu thức quy chiếu.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng có những lý giải sâu hơn về ngữ nghĩa các nhóm biểu thức
quy chiếu bóng đá ở hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
- Phương pháp dịch thuật: Để nhận biết sự tương đồng và khác biệt của các biểu
thức quy chiếu ở hai ngôn ngữ, chúng tôi sử dụng phương pháp dịch thuật dựa trên sự
tương đương ngữ nghĩa, đồng thời nêu ra được những thuận lợi, khó khăn trong việc
dịch thuật.
6. Đóng góp của luận văn
Về lý luận, đề tài: “Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu
trong ngơn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt” góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận như quy chiếu, cách phân loại các biểu thức quy chiếu dựa trên đặc điểm cấu trúc
và ngữ nghĩa, đặc điểm phong cách báo chí Việt Nam và báo chí Anh.
Về thực tiễn, qua việc phân tích đối chiếu các biểu thức quy chiếu bóng đá trong
hai ngơn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi chỉ ra được những hiệu quả trong việc
4


phân tích cấu trúc, ngữ nghĩa và cách chuyển dịch nhóm biểu thức quy chiếu ở hai ngơn
ngữ. Đồng thời, luận văn này sẽ giúp ích cho các nhà báo thể thao (chuyên về mảng
quốc tế) có những ứng dụng hữu ích khi đọc và lấy tư liệu ở các báo nước ngoài.
7. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn của chúng tôi
được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Phân tích đối chiếu các biểu thức quy chiếu trong ngơn ngữ bóng đá
tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương 3 : Các phương thức chuyển dịch biểu thức quy chiếu bóng đá từ tiếng
Anh sang tiếng Việt.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Khái niệm quy chiếu và các loại quy chiếu
Theo quan điểm của G. Yule, Quy chiếu là phạm vi đối tượng của thế giới được
người nói chỉ ra khi dùng một từ ngữ nào đó trong phát ngơn là quy chiếu của từ ngữ đó. Ở
đây, chúng ta phải xác định rằng:
+ Các đối tượng được chỉ ra đó khơng thuộc về ngơn ngữ.
+ Từ ngữ ở đây đóng vai trị là phương tiện, cơng cụ để chỉ ra quy chiếu. Nói một
cách khác, chỉ ra quy chiếu là một cách dùng từ, là một chức năng của từ.
Một từ ngữ được tàng trữ trong bộ não thì khơng có quy chiếu, chỉ những từ ngữ
được sử dụng trong phát ngơn thì mới có quy chiếu, và trong các phát ngơn khác nhau,
ngữ cảnh khác nhau thì có quy chiếu khác nhau.
Các ví dụ:
(1a): Villa, chuyền bóng cho tơi!
(1b): Del Bosque, sao ơng lại lựa chọn đội hình như vậy?
(1c): Torres là một tiền đạo giỏi.
(2a): Cầu thủ này đã luống tuổi.
(2b): Cậu ấy là người dự bị của tơi.
(2c): Cậu ấy chơi ở vị trí thủ mơn.
- Nghĩa là một yếu tố bên trong của ngôn ngữ, là mặt khơng thể tách rời của tín
hiệu ngơn ngữ. Trong khi đó, quy chiếu lại là sự vật bên ngồi hệ thống ngơn ngữ. Các
từ ngữ, với thơng tin mà nó truyền đạt, đã tạo ra những con đường, cách thức để xác lập
5


các quy chiếu. Tuy nhiên, để thực hiện sự quy chiếu thì nếu chỉ có riêng bản thân từ ngữ
khơng thể mà để làm điều này nó cần phải được đi kèm với các nhân tố khác...
Các loại quy chiếu: có hai loại là Quy chiếu xác định và quy chiếu khơng xác
định.
*Quy chiếu xác định
- Từ ngữ có quy chiếu xác định là những từ ngữ được người nói sử dụng để chỉ ra
và đồng nhất một hay những đối tượng của hiện thực. Trong đó, theo đánh giá của

người nói thì người nghe đã được cung cấp đủ điều kiện cần thiết để nhằm đúng đối tượng
muốn nói tới.
- Quán từ xác định là phương tiện dùng để đánh dấu từ ngữ có quy chiếu xác định.
Điều này có thể thấy rất rõ trong tiếng Anh (the), nhưng trong tiếng Việt thì khơng có
phương tiện như vậy. Cho nên, việc nhận diện sẽ phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh. Tuy
nhiên, có những từ ngữ, trong đại đa số trường hợp, được dùng với chức năng là chỉ quy
chiếu sẵn. Đó là:
+ Tên riêng, các danh từ chỉ những sự vật đơn nhất;
+ Đại từ có tính trực chỉ hoặc hồi chỉ: tơi, nó, họ, đây, đấy, bây giờ...
+ Các yếu tố trực chỉ khác: ở đây, năm ngoái...
+ Các danh ngữ có yếu tố hạn định là những từ ngữ trực chỉ, hồi chỉ.
- Các từ ngữ có quy chiếu xác định, khi sử dụng, phải tuân theo một số quy tắc,
chiến lược:
+ Khi dùng một từ ngữ vào chức năng quy chiếu xác định thì, thơng thường, đối
tượng được nói tới phải nằm trong thế giới nhận thức của cả người nói lẫn người nghe.
+ Tuy nhiên, có một số phạm vi giao tiếp có những cơ chế riêng (ngoại lệ) cho
phép được vi phạm. Trong trường hợp này, những ngoại lệ đó tuy khơng được quy ước
rõ ràng nhưng mọi người đều ngầm hiểu với nhau. Những ngoại lệ này thường có trong
văn chương, báo chí.
+ Thơng thường, một từ ngữ có quy chiếu xác định phải dựa vào những mốc (hệ
toạ độ), tức là những thơng tin đã biết. Những thơng tin này có thể diễn đạt bằng ngơn
ngữ hoặc được ngầm hiểu (khơng nói ra thành lời).
*Quy chiếu khơng xác định
- Từ ngữ có quy chiếu không xác định là những từ ngữ được người nói dùng để chỉ
vào một đối tượng tồn tại, và về nguyên tắc phải có "căn cước, địa chỉ", nhưng ở đây
6


người nói chỉ cung cấp thơng tin chỉ ra phạm trù mà đối tượng thuộc vào, chứ không đủ
để xác định đối tượng.

VD: Hôm qua, một cầu thủ bị phát hiện sử dụng doping.
Nguyên nhân của việc sử dụng như vậy có thể do khơng biết, khơng có hoặc
khơng cần thơng tin xác định; cũng có thể do người nói cố tình lảng tránh. Có thể nói,
việc xảy ra hiện tượng như vậy là do hàng loạt các nhân tố tác động.
- Trong thực tế giao tiếp, nếu tách rời khỏi ngữ cảnh thì có thể hiểu một cách mơ
hồ về một biểu thức không xác định:
+ Biểu thức không xác định nhưng có quy chiếu (tức là có quy chiếu khơng xác
định);
+ Biểu thức khơng có quy chiếu và khơng xác định.
Ví dụ:
(1a) HLV Capello đã tìm được thủ môn đáng tin cậy.
→ Đối tượng đã tồn tại, HLV Capello đã xác định được đối tượng cần chọn.
(1b) HLV Capello đang tìm một thủ mơn đáng tin cậy, anh xem có ai đó để giới
thiệu
→ Đối tượng chưa xác định → Khơng có quy chiếu.
(1c) HLV Capello khá mê một thủ thành đồng hương.
→ "thủ thành đồng hương" là một danh ngữ có quy chiếu khơng xác định.
(2a) Cậu nên tìm một thành viên ban huấn luyện mà trình bày.
→ Bất kì ai thuộc phạm vi là "ban huấn luyện": khơng xác định và khơng có quy
chiếu.
(2b) Hơm nay tôi đã phản ứng mạnh với một thành viên ban huấn luyện.
→ Có quy chiếu khơng xác định
Ngồi ra, quy chiếu khơng xác định cịn có sự mơ hồ, lẫn lộn giữa cách đọc có quy
chiếu xác định và cách đọc định tính
Ví dụ:
(1): Kẻ cãi lại HLV Mourinho là đồ điên!
+ (1a): có quy chiếu xác định.
+ (1b): chỉ bất kì kẻ nào có thuộc tính "cãi lại HLV Mourinho"
Cách hiểu (1b) suy ra câu (1) được dùng theo lối định tính.
(2): “Quả bóng vàng châu Âu 2009” là một ngôi sao lớn.

+ (2a): chỉ một diễn viên xác định → có quy chiếu xác định
7


+ (2b): bất kì ai giành “Quả bóng vàng châu Âu 2009” đều là ngôi sao lớn.
=> Cách dùng định tính.
(3): Vợ của Beckham ln đối diện với nhiều sức ép.
→ Nỗi khổ ở đây là chính thuộc tính "Vợ của Beckham" đem lại (có thể bởi vì
Beckham hay đi lăng nhăng), chứ nỗi khổ không phải bắt nguồn từ bản thân người phụ
nữ đó.
* Các biểu thức quy chiếu
Các yếu tố ngơn ngữ có ý nghĩa quy chiếu được gọi là các biểu thức ngôn ngữ quy
chiếu. Một biểu thức ngôn ngữ trong những cuộc giao tiếp khác nhau sẽ có khả năng
quy chiếu (ý nghĩa quy chiếu) khác nhau.
Theo G. Yule, sự quy chiếu là một hành động và sự quy chiếu là một hành động
mà trong đó người nói (người viết) sử dụng các hình thái ngơn ngữ cho người nghe
(người đọc) nhận diện được cái chủ đích mà mình đề cập đến.
G. Yule đã phân loại có 4 biểu thức quy chiếu bao gồm:
- Danh từ riêng: Llorente, Mourinho.
- Danh ngữ xác định: HLV người Pháp, Tiền đạo 24 tuổi.
- Danh ngữ không xác định: một cầu thủ, một trọng tài.
- Đại từ: Tôi, cậu ấy, ông ấy.
Tuy nhiên, việc lựa chọn kiểu biểu thức quy chiếu nào là dựa vào cái người nói
cho rằng người nghe đã biết. Trong ngữ cảnh mà mọi người đều nhìn thấy dùng các đại
từ làm biểu thức quy chiếu có thể đủ để quy chiếu thành cơng, nhưng ở những ngữ cảnh
việc nhận diện khó khăn hơn có thể dùng danh ngữ phức tạp.
VD: HLV Mourinho từng gắn bó nhiều năm với Ricardo Carvalho? Cậu ấy đã
chuyển sang chơi cho Real Madrid => Ở đây, người nói quy định đối tượng được qui
chiếu là Cậu ấy – Ricardo Carvalho, chứ không phải là HLV Mourinho.
Dựa trên khái niệm về quy chiếu và các biểu thức quy chiếu của Yule, trong luận

văn này chúng tôi đi sâu vào khảo sát các biểu thức quy chiếu bóng đá - những từ, ngữ
mang đầy đủ những đặc điểm và thuộc tính liên quan đến bóng đá.
2. Sự chuyển nghĩa các BTQC
- Cách nhìn của ngữ nghĩa học từ vựng (qua khái niệm trường nghĩa)
Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu: Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một
trường nghĩa. Đó là tập hợp những từ động nhất với nhau về ngữ nghĩa
- Cách nhìn của ngữ nghĩa học tri nhận (qua khái niệm ẩn dụ tri nhận)
8


Theo quan điểm của G. Lakoff và M. Johnson: Bản chất của ấn dụ tri nhận là ở sự
ý niệm hóa và hiểu những hiện tượng loại này trong thuật ngữ các hiện tượng loại khác
3. Nhận diện và phân loại các BTQC trong ngơn ngữ bóng đá
- Đặc điểm về cấu trúc: danh ngữ xác định và danh ngữ không xác định
- Đặc điểm về ngữ nghĩa: vay mượn từ các trường nghĩa chun mơn thuần túy
bóng đá, trường nghĩa xã hội, trường nghĩa kinh tế, trường nghĩa quân sự, trường
nghĩa chỉ hiện tượng thiên nhiên…
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CÁC
BIỂU THỨC QUY CHIẾU TRONG NGƠN NGỮ BĨNG ĐÁ TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT
1. Đặc điểm của các BTQC trong ngơn ngữ bóng đá tiếng Anh
* Đặc điểm về cấu trúc
+Danh từ riêng: Mourinho, Ronaldo, Messi (tên người), Old Trafford, Nou Camp
(sự vật)
+Danh từ xác định: goal (bàn thắng), field (sân đấu)…
+Danh ngữ xác định: New Inter Milan manager Rafael Benitez (tân HLV Inter
Milan Rafael Benitez), Liverpool midfielder Lucas (tiền vệ Liverpool Lucas), 29 yearold goalkeeper Iker Casillas (thủ thành 29 tuổi Iker Casillas).
+ Danh từ không xác định: Referee (trọng tài), player (cầu thủ)
+ Danh ngữ không xác định: other forward (tiền đạo khác)
* Đặc điểm ngữ nghĩa

+ BTQC chun mơn thuần túy bóng đá: Stadium (sân đấu), goal (bàn thắng),
goalkeeper (thủ môn), manager (HLV), offside, free-kick, penalty
+ BTQC vay mượn từ trường nghĩa xã hội: king (vua), throne (ngai vàng), dynasty
(đế chế)…
+ BTQC vay mượn từ trường nghĩa quân sự: fortress (pháo đài), the den (sào
huyệt)…
+ BTQC vay mượn từ trường nghĩa kinh tế: import (hàng ngoại), leftovers (hàng
thừa)
+ BTQC vay mượn từ trường nghĩa chỉ hiện tượng thiên nhiên: earthquake (cơn
địa chấn), whirlwind (cơn lốc)…
+ BTQC vay mượn từ trường nghĩa ẩm thực: speciality (đặc sản), banquet (bữa
tiệc)…
9


+ BTQC vay mượn từ trường liên tưởng: The Gunner (Những khẩu thần cơng, chỉ
CLB Arsenal), Phenomenon (Ronaldo, người ngồi hành tinh), The Shrek (hình ảnh
hoạt hình khá giống Rooney).
2. Đặc điểm của các BTQC trong ngơn ngữ bóng đá tiếng Việt
- Đặc điểm cấu trúc
+ Danh từ riêng: Torres, Mourinho, MU, Arsenal…
+ Danh từ: Quả bóng, cầu mơn, khung thành, sân đấu…
+ Danh ngữ xác định: HLV người Italia, cầu thủ 29 tuổi, cựu cầu thủ Valencia…
+ Danh ngữ không xác định: một cầu thủ, một trọng tài, một tiền vệ, một quả
bóng…
- Đặc điểm về ngữ nghĩa
+ BTQC bóng đá chun mơn thuần túy: cầu thủ, trọng tài, thủ môn, hậu vệ, sân
nhà, sân khách
+ BTQC vay mượn từ trường nghĩa xã hội: Vua, ngai vàng, bá quan văn võ, triều
đại, kiến trúc sư..

+ BTQC vay mượn từ trường nghĩa quân sự: chiến sỹ, chiến binh, pháo đài, sàn
đấu, sào huyệt, tướng, tổng tư lệnh…
+ BTQC vay mượn từ trường nghĩa kinh tế: món nợ, vốn, vốn liếng, lưng vốn,
hàng khủng, hàng chất lượng…
+ BTQC vay mượn từ trường nghĩa chỉ hiện tượng thiên nhiên: cơn lốc, cơn bão,
hạn hán, dư chấn, cơn mưa, ngọn núi, vùng trũng…
+ BTQC vay mượn từ trường nghĩa ẩm thực: đặc sản, bữa tiệc, món ăn, miếng
bánh, thực đơn, mâm cỗ…
3. Những tƣơng đồng và khác biệt giữa các BTQC tiếng Anh, tiếng Việt về
mặt cấu trúc
- Về mặt cấu trúc
+ Tương đồng
Danh từ riêng
VD: Roma captain Francesco Totti has confessed that he would like to play under
Real Madrid coach Jose Mourinho => từ Totti trong biểu thức quy chiếu ở hai ngôn ngữ
là như nhau
Danh từ xác định chỉ người
VD: Juventus coach Antonio Conte was at pains to praise the performance of
referee Christian Brighi after Saturday night's 3-1 victory over Catania => từ refree
(trọng tài) trong biểu thức quy chiếu ở hai ngôn ngữ là như nhau
10


Danh từ chỉ sự vật, hiện tượng
VD: The host venue, the stadium will be seeing plenty of action during the 2011
SAFF Championship from December 2 to 11 => từ stadium (sân vận động) trong biểu
thức quy chiếu ở hai ngôn ngữ là như nhau.
Danh ngữ không xác định
VD: Thirty-one people were injured today when a coach overturned on the M4
after colliding with a car => danh ngữ không xác định a coach (một HLV) được sử

dụng ở hai ngôn ngữ là giống nhau
+ Khác biệt
Danh ngữ xác định
VD1: Real Madrid midfielder Kaka is hoping that his side can get a lift by
beating Atletico in the Madrid derby this weekend => Từ Real Madrid midfielder
được dịch là tiền vệ Real Madrid, Madrid derby được dịch là đối đầu thành Madrid, ở
đây có sự khác nhau về trật tự từ.
VD2: New Real Madrid manager Jose Mourinho admits sadness at Inter Milan
exit => New Real Madrid manager được dịch là tân huấn luyện viên Real Madrid, ở
đây đảo trật tự từ
Tương đồng
Danh từ riêng

Khác biệt

Danh từ chỉ người Danh ngữ không

Danh ngữ xác

sự vật, hiện tượng

53 (10,6%)

Tổng số

xác định

định

56 (11,2%)


211 (42,2%)

180 (36%)

500 từ

- Về mặt ngữ nghĩa
+ BTQC bóng đá thuần túy về chuyên môn
VD1: C. Ronaldo says he is happy his third-minute free-kick goal was able to
"pave the way for the win => Từ free kick đá phạt cố định, cách dùng ở hai ngôn ngữ
giống nhau
VD2: England Under-21 manager Stuart Pearce hailed the "gutsy" performances
that saw his charges reach the 2011 European Championships (Daily Mail 23/8/2008)
=> biểu thức quy chiếu manager: người quản lý hay huấn luyện viên, tùy theo ngữ
cảnh.
+) BTQC vay mượn từ trường nghĩa xã hội
11


VD: Borussia Dortmund and Schalke make Germany kings of Europe. 1997 was a
golden year for German football in continental football. => biểu thức quy chiếu king
nhà vua - nhà vô địch, thế lực số 1…
+ BTQC vay mượn từ trường nghĩa quân sự
VD: Villarreal stopper Carlos Marchena has stressed the importance of making the
Madrigal a fortress this season as they prepare to take on Espanyol in their first home
game of the new campaign => biểu thức quy chiếu fortress: pháo đài - thánh địa, miền
đất dữ, sân đấu đáng sợ….
+ BTQC vay mượn từ trường nghĩa kinh tế
VD: But Cameroonian-import and former captain of Cameroon's junior national

team, Momo Epande Gilbert would reduce the score in the 43rd minute => biểu thức
quy chiếu Import: hàng ngoại, hàng nước ngoài - ngoại binh, cầu thủ ngoại…
+ BTQC vay mượn từ trường nghĩa chỉ hiện tượng thiên nhiên
VD: Neither side could find an opener as the clock ticked away and now both
sides have a mountain to climb to qualify => biểu thức quy chiếu mountain: ngọn núi khó khăn, thử thách, trở ngại.
+ BTQC vay mượn từ trường nghĩa ẩm thực
VD: Goals on the menu for Zlatan Ibrahimovic's return to Amsterdam. => biểu
thức quy chiếu menu: thực đơn - thành tích, đặc điểm nổi bật, tố chất nổi bật…
Tương

Khác biệt

Tổng số

158

342

500

(31,6%)

(68,4%)

đồng

CHƢƠNG 3: CÁC PHƢƠNG THỨC
CHUYỂN DỊCH CÁC BIỂU THỨC QUY CHIẾU BÓNG ĐÁ TỪ TIẾNG ANH
SANG TIẾNG VIỆT
1. Tƣơng đƣơng dịch thuật: ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, mục đích

thơng báo, giá trị thông báo, giá trị biểu cảm
2. Phƣơng pháp dịch thuật: dịch từ đối từ, Dịch nguyên văn, Dịch trung thành,
Dịch ngữ nghĩa, Dịch thông báo, Dịch đặc ngữ, Dịch tự do, Phỏng dịch
3. Chuyển dịch tương đương các biểu thức quy chiếu bóng đá từ tiếng Anh sang
tiếng Việt
12


- Tương đương hoàn toàn
(1) Mano Menezes continued his 100 per cent start as Brazil coach on Monday
when the Selecao overcame Ukraine 2-0 in England:
Từ Coach ở đây dịch là là huấn luyện viên => tương đương một đối một
(2) "Kaka is a great champion. We would be happy to have him. He would be
received with open arms," Inter defender Javier Zanetti gives his support for the signing
of Real Madrid playmaker Kaka:
Từ Champion ở đây được dịch là nhà vô địch => tương đương một đối một
(3) Liverpool midfielder Lucas is hoping that his side can get a lift by beating
Everton in the Merseyside derby this weekend:
Từ derby được dịch là đối đầu => tương đương một đối một.
- Tƣơng đƣơng khơng hồn tồn
(1) Mano Menezes continued his 100 per cent start as Brazil maneger on Monday
when the Selecao overcame Ukraine 2-0 in England:
Từ maneger ở đây mang ý nghĩa là huấn luyện viên, những cũng có thể dịch là
người quản lý => tương đương khơng hồn tồn, có sự đồng nhất về ngữ nghĩa.
(2) Trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, Từ Goal vừa được dịch là khung thành, vừa
được dịch là bàn thắng => tương đương khơng hồn tồn, có sự đồng nhất về ngữ
nghĩa.
(3) England drew 0-0 with Romania away from home, meaning that they went
through 2-1 on aggregate after defeating the Romanians 2-1 at home last week
Từ Home vừa được dịch là nhà, vừa được dịch là sân nhà => tương đương khơng

hồn tồn, có sự đồng nhất về ngữ nghĩa.
- Chuyển dịch không tương đương các biểu thức quy chiếu bóng đá từ tiếng
Anh sang tiếng Việt
(1) Jose Mourinho sits imperiously on his Real Madrid throne as he tries to lead
them to much needed success, but he could make a majestic return to Inter => Từ
throne theo đúng nghĩa là ngai vàng, nhưng khi được chuyển dịch sang tiếng Việt nghĩa
là sự thống trị, danh hiệu, ngôi vô địch. => chuyển dịch không tương đương.
(2) Around £16m was made available at the start of the summer and the leftovers
could go on securing Chelsea defender Michael Mancienne on a permanent contract:

13


Từ leftovers dịch theo nghĩa đen có nghĩa là đồ thừa, nhưng khi chuyển sang tiếng
Việt được hiểu là cầu thủ kém chất lượng, cầu thủ khơng cịn giữ được vị trí… =>
chuyển dịch khơng tương đương.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở lý thuyết về quy chiếu và các biểu thức quy chiếu cùng kết quả phân
tích ngữ liệu là các biểu thức quy chiếu trong ngơn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng
Việt, luận văn “Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong
ngơn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt” đã đi đến một số kết luận sau
1. Quy chiếu (theo quan điểm của Yule) là một hành động trong đó người nói
(người viết) sử dụng các hình thái ngơn ngữ làm cho người nghe (người đọc) có thể
nhận diện được cái mà mình có chủ đích đề cập đến. G. Yule cũng phân loại các biểu
thức quy chiếu thành 4 loại gồm: danh từ riêng, danh ngữ xác định, danh ngữ không xác
định và đại từ.
Sự chuyển nghĩa của các biểu thức quy chiếu dựa trên quan điểm của Đỗ Hữu
Châu: Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là tập hợp những
từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa. Dựa trên đặc điểm của các biểu thức quy chiếu
bóng đá, ngơn ngữ bóng đá có sự vay mượn từ các trường nghĩa xã hội, trường nghĩa

kinh tế, trường nghĩa quân sự, trường nghĩa chỉ hiện tượng thiên nhiên, trường nghĩa
ẩm thực, và trường liên tưởng.
Trong cách nhìn của ngữ nghĩa học tri nhận (dựa trên đặc khái niệm về ẩn dụ tri
nhận), theo quan điểm của G. Lakoff và M. Johnson thì Bản chất của ấn dụ tri nhận là
ở sự ý niệm hóa và hiểu những hiện tượng loại này trong thuật ngữ các hiện tượng loại
khác. Dựa trên tư duy ý niệm của con người và phản ánh cách nhìn của con người về
thế giới qua lăng kính ngơn ngữ, chúng tơi nhận thấy mối liên hệ giữa các từ ngữ ẩn dụ
bóng đá với các trường nghĩa: xã hội, kinh tế, quân sự, hiện tượng thiên nhiên, ẩm thực,
liên tượng. Nói cách khác, những từ ngữ thuộc các trường nghĩa trên là khái niệm được
ẩn dụ hóa trong các biểu thức quy chiếu bóng đá.
2. Dựa trên đặc điểm của các biểu thức quy chiếu, chúng tơi phân tích đối chiếu
các biểu thức quy chiếu trong ngơn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên đặc
điểm về cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa (từ vựng), cách thức sử dụng và chức năng.
Về mặt cấu trúc, chúng tơi dựa trên phương pháp phân tích cấu trúc và phân loại
các biểu thức quy chiếu bóng đá trong hai ngôn ngữ gồm: danh từ từ (ngữ) xác định và
danh từ (ngữ) không xác định. Qua khảo sát dữ liệu, chúng tôi nhận thấy trong các biểu
14


thức quy chiếu bóng đá Anh và tiếng Việt, danh từ (ngữ) xác định và danh từ (ngữ)
không xác định phân bố khá đều đặn.
Về mặt ngữ nghĩa, chúng tôi miêu tả, giải thích nghĩa từ vựng ở các biểu thức quy
chiếu bóng đá trong hai ngơn ngữ dựa trên các trường nghĩa: trường nghĩa thuần túy
chun mơn bóng đá, trường nghĩa xã hội, trường nghĩa quân sự, trường nghĩa kinh tế,
trường nghĩa chỉ hiện tượng thiên nhiên và một số trường nghĩa khác.
- Qua khảo sát dữ liệu, chúng tơi nhận thấy trong biểu thức quy chiếu bóng đá
tiếng Anh, những từ ngữ chun mơn thuần túy bóng đá được sử dụng khá rộng rãi, còn
sự vay mượn liên quan đến các trường nghĩa khác không thực sự phổ biến và có phần
nhạt nhịa.
- Qua khảo sát dữ liệu, chúng tơi nhận thấy trong biểu thức quy chiếu bóng đá

tiếng Việt, những từ ngữ chun mơn thuần túy bóng đá được sử dụng phổ biến nhất,
các từ ngữ vay mượn từ trường nghĩa xã hội và quân sự cũng xuất hiện khá nhiều, cịn
các trường nghĩa khác khơng thực sự phổ biến.
Dựa phân tích các đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa, chúng tơi tìm ra sự tương
đồng và khác biệt của các biểu thức quy chiếu bóng đá ở hai ngôn ngữ Anh, Việt. Theo
khảo sát của chúng tôi dựa trên cứ liệu là 500 biểu thức quy chiếu bóng đá tiếng Anh,
dựa trên đặc điểm về mặt ngữ nghĩa, 158 biểu thức quy chiếu tiếng Anh có sự tương
đồng về mặt ngữ nghĩa với tiếng Việt (31,6%) cịn 342 biểu thức quy chiếu tiếng Anh
có sự khác biệt về ngữ nghĩa so với tiếng Việt (68,4%). Từ số liệu này, có thể thấy rõ
giữa các biểu thức quy chiếu của hai ngơn ngữ có q nhiều sự khác biệt về mặt ngữ
nghĩa, một phần do sự khác biệt về cách thức sử dụng từ ngữ và văn hóa của hai ngơn
ngữ này.
3. Nhận xét về cách thức chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong hiai ngơn ngữ
bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt
- Chuyển dịch tương đương hồn tồn các biểu thức quy chiếu bóng đá ở hai ngôn
ngữ là chuyển dịch tương đương về ngữ nghĩa (semantic equivalence): khả năng tương
đương giữa các đơn vị dịch của văn bản nguồn và văn bản đích về nghĩa sơ biểu và
nghĩa sở chỉ ở cấp độ từ.
- Chuyển dịch tương đương bộ phận các biểu thức quy chiếu bóng đá ở hai ngơn
ngữ là chuyển dịch tương đương giữa các đơn vị dịch của văn bản nguồn và văn bản
đích về nghĩa sơ biểu và nghĩa sở chỉ ở cấp độ từ. Tuy nhiên, sự tương đương này
khơng hồn tồn, vì có những trường hợp các từ được chuyển dịch theo những nghĩa có
sự tương đồng nhất định.

15


- Chuyển dịch khơng tương đương khơng hồn tồn là chuyển dịch tương đương
về ngữ dụng, (pragmatic equivalence): sự tương ứng giữa các đơn vị dịch thuật của văn
bản nguồn và văn bản đích về các thơng tin ngữ dụng liên quan đến các nhân tố của tình

huống giao tiếp. Đó là sự ương đương về giá trị biểu cảm và phong cách: là tương
đương về nghĩa liên hội hay nghĩa biểu cảm. Đây là kiểu tương đương phức tạp và tinh
tế vì nó gắn liền với tâm lý dân tộc, với các nét nghĩa văn hoá hàm chứa trong ngôn
ngữ, với đặc điểm phong cách của văn bản.
Dựa vào cứ liệu là 500 biểu thức quy chiếu bóng đá tiếng Anh mà chúng tôi khảo
sát được, chúng tôi thống kê được có 231 biểu thức quy chiếu bóng đá tiếng Anh được
dịch không tương đương sang tiếng Việt (46,2%). Như vậy, nếu so sánh với các biểu
thức quy chiếu bóng đá tiếng Anh được chuyển dịch tương đương hồn tồn (24,6%) và
các biểu thức quy chiếu bóng đá tiếng Anh được chuyển dịch tương đương khơng hồn
tồn (29,2%), chúng ta có thể thấy rõ các biểu thức quy chiếu bóng đá tiếng Anh khi
chuyển dịch sang tiếng Việt thường ít khi được dịch đúng nghĩa, hay đúng hơn là người
sử dụng ngơn ngữ tiếng Việt thường xun có những sáng tạo thú vị để mang lại sự hấp
dẫn (trong các bài báo). Bên cạnh đó, sự khác biệt về văn hóa cũng là yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng tri nhận trong dịch thuật của người Việt.
Vì lý do đó, luận văn “Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy
chiếu trong ngơn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt” sẽ có những đóng góp nhất định
cho người đọc trong việc dịch thuật ngơn ngữ bóng đá, cũng như cách thức sử dụng từ
ngữ dựa trên sự khác biệt về văn hóa ở hai ngơn ngữ.
References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt, Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nhà xuất bản Giáo
dục.
2. Cao Xuân Hạo - Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiểu Anh
Việt - Việt Anh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
3. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Đào Thanh Lan (2005), Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc đề-thuyết, Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
5. Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán (2007), Đại cương Ngôn ngữ học (tập 1), Nhà xuất
bản Giáo dục.
6. Đỗ Hữu Châu (2009), Tuyển tập Từ vựng – Ngữ nghĩa (Tập 1), Nxb Giáo dục.

16


7. Đỗ Hữu Châu (2009), Tuyển tập Đại Cương – Ngữ dụng học – Ngữ pháp văn bản
(Tập 2), Nxb Giáo dục.
8. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt – Câu, Nhà xuất bản Đại học và
Trung học chuyên nghiệp.
9. Hoàng Văn Vân (2002), Ngữ pháp kinh nghiệm của Cú tiếng Việt mô tả theo quan
điểm chức năng hệ thống, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
10. Hoàng Văn Vân (2006), Nghiên cứu dịch thuật, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
11. John Lyons (2006), Ngữ nghĩa học Dẫn luận, (Nguyễn Văn Hiệp dịch) , Nhà xuất
bản Giáo dục.
12. Lý Tồn Thắng (2005), Ngơn ngữ học tri nhận từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn
tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
13. Mai Ngọc Chừ - Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007),
Nhập môn Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục.
14. Mak Halliday (2004), Dẫn luận Ngữ pháp chức năng, (Hoàng Văn Vân dịch), Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Lai (1990), Nhóm từ chỉ hướng vận động trong Tiếng Việt, Nhà xuất bản
Giáo dục.
16. Nguyễn Lai (2004), Những bài giảng về Ngôn ngữ học đại cương - Tập I, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Quy (2002), Ngữ pháp chức năng Tiếng Việt - Vị từ hành động, Nhà
xuất bản khoa học xã hội.
18. Nguyễn Kim Thản (1967), Động từ tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
19. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt, Nhà
xuất bản Giáo dục.
20. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội.
21. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ, Nhà xuất bản Đại học và

Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
22. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội Hà Nội
23. Simon C. Dik (2005), Ngữ pháp chức năng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh.
24. Trần Ngọc Thêm (2006), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo
dục

17


25. Vũ Đức Nghiệu - Nguyễn Văn Hiệp (2006), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nhà xuất bản
Đại học quốc gia Hà Nội.
26. V.S. Panfilov (Nguyễn Thúy Minh dịch, 2008), Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, Nhà
xuất bản Giáo dục.
27. V. B. Kasevich (1999), Những yếu tố cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương, Nhà xuất
bản Giáo dục.
28. Wallace L. Chafe (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, (Nguyễn Văn Lai
dịch), Nhà xuất bản Giáo dục.
29. Ba tờ báo thể thao hàng đầu Việt Nam hiện nay là Thể thao Văn Hóa, Bóng đá và
Thể thao 24h.
30. Các tờ báo thể thao bằng tiếng Anh trên thế giới: The Sun, Daily Mail, The
Guardian, Daily Telegraph, The Times, The Independent, Daily Mirror, Daily Star, The
People và Daily Express.

18




×