Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tìm hiểu thành phần ký sinh trùng và thử nghiệm trị bệnh sán dây (Cestoidea) trên cá giò nuôi lồng tại Công ty TNHH Ngọc Trai Nha Trang, Đầm Môn, Vạn Ninh, Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 79 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của TS.
Nguyễn Hữu Dũng, ThS. Phan Văn Út, anh Hoàng Ngọc Bình cùng các cán bộ và
nhân viên Phòng thực tập Bệnh học Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang và Công ty
TNHH Ngọc Trai-Nha Trang. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp
đỡ quý báu đó.
Để hoàn thành khóa học này, tôi cũng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo, bạn bè trong Trường Đại học Nha Trang. Nhân đây cho tôi bày tỏ tình
cảm tốt đẹp và lời cảm ơn chân thành.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới những người thân trong gia
đình tôi – những người đã luôn động viên, tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho
tôi trong suốt quá trình học tập để tôi có được như ngày hôm nay.
Nha trang, ngày 20 tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Trần Văn Dũng

















1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1:TỔNGLUẬN 3
1. Vài nét về đặc điểm sinh học và tình hình nuôi giò 3
1.1. Vài nét về đặc điểm sinh học của cá giò 3
1.1.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo và vị trí phân loại………………………… 3
1.1.2. Đặc điểm phân bố……………………………………………………… 4
1.1.3. Đặc điểm môi trường sống………………………………………………4
1.1.4. Kích thước, tuổi và sinh trưởng………………………………………….4
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng……………………………………………………5
1.1.6. Đặc điểm sinh sản……………………………………………………… 5
1.2. Tình hình phát triển nghề nuôi cá giò trên thế giới và Việt Nam 5
1.2.1. Tình hình nuôi cá giò trên thế giới ………………………………………5
1.2.2. Tình hình nuôi cá giò ở Việt Nam ………………………………………6
2. Tình hình nghiên cứu KST trên cá 8
2.1. Tình hình nghiên cứu KST ở cá trên thế giới 8
2.2. Tình hình nghiên cứu KST trên cá ở Việt Nam 10
2.3. Tình hình nghiên cứu KST trên cá giò 11
2.4. Một số bệnh KST thường gặp trên cá giò 13
2.4.1. Bệnh do trùng miệng lệch (Brooklynella) kí sinh …………………… 13
2.4.2. Bệnh do trùng bánh xe (Trichodina) ký sinh 14
2.4.3. Bệnh do trùng quả dưa (Ichthyophthyrius) ký sinh 15
2.4.4. Bệnh do sán lá đơn chủ (Monogenea) kí sinh 15
2.4.5. Bệnh do sán lá song chủ (Digenea) kí sinh 16
2.4.6. Bệnh do sán lá dây (Cestoidea) ký sinh 17
2.4.7. Bệnh do giun tròn (Nematoda) ký sinh 17
2.4.8. Bệnh do giáp xác (Crustacea) ký sinh 18
2.5. Sán dây (Cestoidea) và tình hình nghiên cứu sán dây ký sinh trên cá biển 19

2.5.1. Đặc điểm chung về sán dây (Cestoidea) 19
2
2.5.2. Một số nghiên cứu về sán dây ký sinh ở cá biển 19

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 21
2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.1. Phương pháp tìm hiểu kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng trị bệnh 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh ký sinh trùng 23
2.2.1. Thu mẫu cá 24
2.2.2. Thu mẫu KST 25
2.2.3. Phương pháp thu thập, cố định và bảo quản trùng 27
2.2.4. Phương pháp làm tiêu bản ký sinh trùng 28
2.3. Thí nghiệm trị bệnh Cestoidea 31
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 32
2.4.1. Phương pháp đo, đếm KST 32
2.4.2. Phương pháp phân loại KST 33
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 33
2.4. Phương pháp đánh giá mức độ cảm nhiễm Cestoidea 34
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
1. Tìm hiểu kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng trị bệnh 35
1.1. Tìm hiểu kỹ thuật nuôi 35
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của vùng nuôi 35
1.1.2. Thiết bị nuôi 36
1.1.3.Chọn giống và thả cá 36
1.1.4. Chăm sóc quản lý 37
1.2. Các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị 40
2. Thành phần và mức độ cảm nhiễm các giống loài KST trên cá giò 43
2.1. Mẫu nghiên cứu 43
2.2. Hệ thống phân loại và đặc điểm KST ký sinh trên cá giò 44

2.3. Mức độ cảm nhiễm KST trên cá giò 56
2.3.1. Mức độ cảm nhiễm các loài KST trên cá giò 56
3
2.3.2. Mức độ cảm nhiễm các loài KST trên cá giò theo 3 nhóm kích thước 60
3. Thí nghiệm trị bệnh sán dây (Cestoidea) ký sinh ở cá giò: 64
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 67
1. Kết luận 67
2. Đề xuất ý kiến 68

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị 40
Bảng 3.2: Số lượng và kích thước cá nghiên cứu 43
Bảng 3.3: Mức độ cảm nhiễm các lớp KST trên cá giò 56
Bảng 3.4: Mức độ cảm nhiễm các giống loài KST trên cá giò 58
Bảng 3.5: Mức độ cảm nhiễu giống loài KST trên cá giò theo 3 nhóm kích thước 62
Bảng 3.6: Kết quả trị bệnh sán dây ký sinh trên cá giò bằng các loại thuốc và các mức
nồng độ khác nhau 65



























4







DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung và phương pháp nghiên cứu 22
Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu thành phần và mức độ cảm nhiễm KST trên cá
giò 24
Hình 2.3: Thử nghiệm dùng thuốc với nồng độ khác nhau để trị bệnh sán
dây 31
Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý công ty Ngọc Trai 35

Hình 3.2: Trichodina sp 44
Hình 3.3: Brooklynella sp 45
Hình 3.4: Hemiopheys sp 46
Hình 3.5: Ichthyophthyrius sp 47
Hình 3.6: Neobenedenia sp1 48
Hình 3.7: Neobenedenia sp2 48
Hình 3.8: Tylocephalum sp 49
Hình 3.9: Spectatus sp 50
Hình 3.10: Spinitectus sp 51
Hình 3.11: Contraceacum sp 51
Hình 3.12: Caligus sp 52
Hình 3.13: Họ Pandaridea 53
Hình 3.14: Plerurus sp1 54
Hình 3.15: Plerurus sp2 55
Hình 3.16: Ấu trùng của Neobenedenia 55
Hình 3.17: Tỷ lệ cảm nhiễm của các lớp KST trên cá giò 57
Hình 3.18: Tỷ lệ cảm nhiễm của các lớp KST theo 3 nhóm kích thước 60


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

KST: Ký sinh trùng
TLCN: Tỷ lệ cảm nhiễm
CĐCN: Cường độ cảm nhiễm
MĐCN: Mức độ cảm nhiễm
CĐCNTB: Cường độ cảm nhiễm trung bình
ĐVT: Đơn vị tính

5
MỞ ĐẦU

Nuôi cá biển là một nghề đang được phát triển mạnh ở Việt Nam trong vài năm
trở lại đây. Tuy chưa thể so sánh với hiệu quả nuôi tôm sú (Penaeus monodon) nhưng
với hai hình thức nuôi lồng và nuôi đìa, đã cho thấy nghề nuôi cá biển rất có tiềm năng
và trong tương lai sẽ giữ một vị trí hết sức quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản
nước ta.
Công ty TNHH Ngọc Trai, Vạn Ninh, Khánh Hòa là công ty nuôi cá lồng
biển lớn nhất tại Việt Nam, với hơn 900 ha diện tích mặt nước nuôi cá. Những đối
tượng được nuôi như: cá giò (Rachycentron canadum), cá mú (Epinephelus spp),
cá chim, và một số đối tượng khác… trong đó đối tượng được nuôi nhiều nhất là
cá giò và cá chim.
Tuy vậy, sự phát triển của nghề nuôi cá biển ở nước ta nói chung còn gặp nhiều
khó khăn: về giống, thức ăn, và đặc biệt là vấn đề bệnh. Mặt khác, các nghiên cứu về
bệnh ở cá biển và các biện pháp phòng trị bệnh vẫn còn bỏ ngỏ, cho đến nay vẫn chưa
có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh ở cá biển có ý nghĩa phòng trị trong thực tiễn
được công bố ở Việt Nam. Đặc biệt đối với cá giò các vấn đề nêu trên lại càng hạn
chế. Do đó việc nghiên cứu bệnh và các biện pháp phòng trị trên cá giò là cực kỳ cần
thiết, góp phần mở rộng và phát triển nghề nuôi cá giò.
Trong khi đó, cá giò nuôi ở Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn thường xuyên
bị nhiều loại bệnh khác nhau, với đủ các nhóm bệnh KST, vi khuẩn và virus … đã và
đang đe dọa ngành nuôi cá biển công nghiệp ở nhiều quốc gia.
Sán dây (Cestoidea) là những KST nội ký sinh trong ruột của nhiều loài cá. Đây
là các KST có chu kỳ phát triển khá phức tạp, qua nhiều giai đoạn ấu trùng, đòi hỏi 1-2
ký chủ trung gian để hoàn thành vòng đời của chúng. Do đặc điểm phức tạp này mà
việc trị bệnh sán dây thường gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải tiêu diệt ký chủ trung
gian, trứng và ấu trùng. Cá bị cảm nhiễm sán dây nặng, có thể gây tắc ruột, lấy chất
dinh dưỡng và làm cho cơ thể thiếu máu, cá bị gầy yếu. Ngoài tác hại lấy chất dinh
dưỡng, loại ký sinh trùng này còn là nguyên nhân gây xuất huyết và làm thương tổn rất
nhiều trên niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn bùng phát, đặc biệt
là các bệnh xuất huyết đường ruột. Có thể nói sán dây là bệnh KST nội ký sinh nguy
hiểm trên các loài cá nuôi.

6
Do vậy, để góp phần nhỏ trong việc quản lý sức khỏe các loài cá biển đang nuôi
ở Khánh Hòa và cũng để hoàn thiện chương trình tốt nghiệp đại học, tôi được khoa
Nuôi trồng Thủy sản, trường Đại học Nha Trang cho phép thực hiện đề tài:
“Tìm hiểu thành phần KST và thử nghiệm trị bệnh sán dây Cestoidea trên
cá giò nuôi lồng tại công ty TNHH Ngọc Trai Nha Trang, Đầm Môn, Vạn Ninh,
Khánh Hòa” .
Nội dung của đề tài:
1. Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá giò thương phẩm, bệnh thường gặp và các biện pháp
phòng trị.
2. Xác định thành phần KST ký sinh trên cá giò.
3. Xác định mức độ cảm nhiễm KST trên cá giò.
4. Thử nghiệm trị bệnh sán dây (Cestoidea) cho cá giò nuôi lồng ở giai đoạn
giống lớn.
Mục tiêu của đề tài là đưa ra được thành phần loài KST ký sinh trên cá giò tại
công ty và phương pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng do sán dây Cestoidea gây ra.
Ý nghĩa khoa học: nhằm góp phần cung cấp thêm thông tin nghiên cứu về bệnh
KST và bệnh do sán dây Cestoidea ký sinh trên cá giò nói riêng và bệnh KST trên cá
biển ở Việt nam nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của đề tài có thể áp dụng vào chăm sóc quản lý sức
khỏe các loài cá biển nuôi và hạn chế những thiệt hại đến nghề nuôi cá biển do sán dây
Cestoidea gây ra.
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn, kiến thức còn hạn chế và bước đầu làm
quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên luận văn khó tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong quý thầy cô cùng bạn đọc đóng góp ý kiến để luận văn được
hoàn thiện hơn.







7
PHẦN 1: TỔNG LUẬN

1. Vài nét về đặc điểm sinh học và tình hình nuôi cá giò
1.1. Vài nét về đặc điểm sinh học của cá giò
Cá giò là loài cá thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng ở vùng biển
nhiệt đới, cận nhiệt đới. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, trong điều kiện nuôi một năm
có thể đạt trọng lượng 3- 6 kg và 2 năm có thể đạt 8 -10 kg.
Cá giò hiện đang được nuôi ở nhiều nước ở nhiểu nước trên thế giới như: Đài
Loan, Nhật Bản, Trung Quốc,Việt Nam, Malaysia, Mỹ,…
Ở Việt Nam, cùng với một số loại cá như: cá mú, cá hồng, cá giò là đối tượng có
nhiều triển vọng đối với nghề nuôi cá lồng biển. Ở nước ta cá giò được nuôi thương
phẩm chủ yếu ở vịnh Hạ Long, Cửa Lò và hiện đang được nuôi thử tại vịnh Nha
Trang. Giá cá giò tại thị trường nội địa khoảng 40.000 - 60.000 đồng/kg [10].
1.1.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo và vị trí phân loại
♦ Hệ thống phân loại
Cá giò (cá bớp biển) có tên tiếng Anh blacking fish, hoặc cobia. Là loài duy nhất
trong họ Rachycentridea có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Rachycentridea
Giống: Rachycentron
Loài: Rachycentron canadum (Lineaus, 1766)
♦ Hình thái cấu tạo
Thân cá giò thon dài có hình ngư lôi, đầu dẹp và rộng, mắt nhỏ, miệng rộng hàm
dưới nhô dài hơn hàm trên, răng dạng lông nhung phân đều ở cả hai hàm, lưỡi và vòm
miệng. Vậy lưng thứ nhất có 6 – 9 tia cứng ngắn và khoẻ, giữa các tia không có màng

liên kết, vây lưng thứ hai có màng liên kết giữ các tia mềm. Vây đuôi cá con tròn, khi
trưởng thành lõm hình trăng khuyết, thuỳ trên dài hơn thuỳ dưới. Vẩy tấm nhỏ nằm
sâu trong lớp da dầy, đoạn dưới của đường bên xếp hơi giống hình lượn sóng, đoạn
sau thẳng.
8
Màu sắc: lưng và hai bên sườn có màu nâu đậm. Dọc thân có hai dải sáng bạc
hẹp chạy dài từ mắt đến cuống đuôi, bao phía trên và dưới hai hai dải này là các dải
màu xám xanh ở cá con các dải xám xanh này rất rõ và trở nên mờ ở cả trưởng thành.
Phía dưới bụng có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt. Hầu hết các vây có màu nâu đậm và
màu xám tro ở vây hậu môn [10].
1.1.2. Đặc điểm phân bố
Các giò phân bố rộng ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới: ở phía Tây Đại Tây
Dương từ Mỹ đến Argentina bao gồm vịnh Mexico và toàn bộ biển Caribean. Vào
những tháng mùa thu và mùa đông, chúng di cư xuống phía nam và vùng nước ấm
ngoài khơi, nơi có nhiệt độ nước từ 20 – 30
o
c, đến đầu mùa xuân chúng di cư ngược
lên phía bắc dọc theo bờ Đại Tây Dương. Ở phía Đông Đại Tây Dương chúng phân bố
từ Marocco đến phía Nam Châu Phi. Phía Đông Thái Bình Dương, cá giò không được
tìm thấy. Ở Việt Nam, cá giò phân bố cả vùng nước ven bờ và xa bờ từ Bắc vào Nam.
Đây là loài cá nổi, nhưng người ta đã thấy chúng xuất hiện ở nhũng vùng có độ
sâu 50 m, thậm chí còn thấy ở những nơi sâu tới 1.200 m [11].
1.1.3. Đặc điểm môi trường sống
Cá giò là loài cá nổi có thể sống ở nhiều dạng môi trường khác nhau như: chất
đáy là cát, bùn, sỏi, hoặc sống quanh các rạn san hô ngoài khơi xa bờ và những nơi có
sự chia cắt dòng chảy của nước. Ngoài ra chúng cũng sống ở các vịnh, lạch và rừng
ngập mặn ven bờ.
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinh trưởng, phát triển và sự sống
của cá giò. Khoảng nhiệt độ chịu đựng của cá từ 16,8
o

C – 32
o
C (Dawson, 1971;
Milstein & Thomas, 1976). Cá giống có thể bị chết ở nhiệt độ nước 17
o
C hoặc 37,7
o
C
và ngừng bắt mồi khi nhiệt độ nước còn 18,3
o
C (Richards, 1967), chúng chỉ bắt mồi
trở lại khi nhiệt độ nước tăng lên 19
o
C [15], [33]. Khoảng chịu đựng độ mặn của cá
giò từ 22,5‰ đến 44,5‰ (Christesen, 1965); Roessler, 1967) [15]. pH thích hợp cho
cá dao động trong khoảng từ 7,5 - 8,3 [11].
1.1.4. Kích thước, tuổi và sinh trưởng
Kích thước cá đánh bắt được thường có chiều dài từ 50 – 120 cm, có con đạt tới
200 cm trọng lượng 68 kg. Cá giò là loài tăng trưởng nhanh và tuổi thọ tương đối
ngắn, người ta xác định được rằng cá đực có thể sống tối đa từ 9 – 13 năm cá cái là từ
9
11 – 14 năm. Ở vịnh Chesapeake cá cái thành thục ở tuổi 3
+
và cá đực là 2
+
. Ở vùng
khác trên thế giới cá giò có thể thành thục sớm hơn [11].
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá giò là loài cá dữ bắt mồi chủ động, ăn thịt và rất phàm ăn. Thức ăn của chúng
là giáp xác, chân đầu và các loài cá nhỏ như cá đối, lươn, cá trích,… trong đó ưu thế

nhất là cua. Khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày cá giò thấy 42% là
Callinectes, 46% là tôm (Micheal, 2001). Chúng thường bắt mồi sát đáy, tuy nhiên có
thể bắt mồi trên tầng mặt và bơi theo nhóm từ 3 – 100 con, săn mồi trong khi di cư ở
vùng nước nông dọc theo bờ. Khẩu phần ăn của cá giò thay đổi tùy theo trọng lượng
thân của cá (BW) và loại thức ăn sử dụng. Cho cá ăn bằng thức ăn viên nhỏ dạng nổi
thì khẩu phần ăn của cá là 5% (BW) với cá có khối lượng từ 10-30 g, và 2-3% khi cá
đạt từ 100-200 g trở lên [10].
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Cá thành thục sau 1,5 – 2 năm khi đó cá có trọng lượng khoảng 10 kg. Sức sinh
sản của cá giò khá lớn từ 1,9 - 5,4 triệu trứng/cá cái, tùy thuộc vào kích thước và tuổi
cá, cá có tuổi càng lớn thì sức sinh sản càng cao.
Cá giò thường tụ tập thành đàn lớn khi đẻ trứng vào tháng 5 đến tháng 9 hàng
năm. Thường mỗi lần đẻ kéo dài khoảng 9 – 12 ngày và chúng đẻ khoảng 15 – 20 lần
trong một mùa. Chúng thường đẻ trứng ở ngoài khơi vào ban ngày, trứng và tinh trùng
được phóng thích ra môi trường nước, khi đẻ thì sắc tố của cơ thể chuyển từ mầu nâu
sang mầu sáng hơn, người ta phát hiện ra cá con mới nở ở ngoài khơi gần bờ và vịnh.
Do vậy, có thể chúng cũng đẻ trứng ở cả vùng cửa sông và các vịnh gần bờ. Trứng cá
giò hình cầu, đường kính trung bình là 1,24 mm, 24 – 36 giờ sau khi thụ tinh thì ấu
trùng nở. Ấu trùng mới nở có chiều dài 2,5 mm và chưa có sắc tố. Năm ngày sau khi
nở mắt và miệng phát triển và cá con có thể bắt mồi. Dọc cơ thể kúc này có hai vệt
màu vàng nhạt có thể nhìn thấy được. Khi đạt 30 ngày tuổi thì hình dáng giống cá
trưởng thành với hai dải màu chạy dọc cơ thể từ đầu đến cuống đuôi [10].
1.2. Tình hình phát triển nghề nuôi cá giò trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nuôi cá giò trên thế giới
Cá giò đã được nghiên cứu và sản xuất giống từ những năm 90 của thế kỷ 20.
Năm 1990 Đài Loan đã nghiên cứu thành công về sinh sản nhân tạo cá giò trong điều
10
kiện nuôi nhốt. Đến năm 1997 đã đưa ra qui trình công nghệ sản xuất con giống hàng
loạt (Chang và ctv, 1999). Năm 1999, Đài Loan sản xuất được 5 triệu con cá giò
giống, không những phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước

như: Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam.
Từ năm 1997, Trung Quốc đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất cá giò
với quy mô lớn (Yeh, 1998). Đến năm 1999 Trung Quốc đã có 4 trại sản xuất giống.
Riêng năm 1998, Trung Quốc đã sản xuất được 1,4 triệu cá giống. Năm 1999, sản xuất
được trên 2 triệu cá giống chuyển cho các vùng nuôi trong nước và nước ngoài trong
đó có Việt Nam và Nhật Bản.
Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã sử dụng hormone để thúc đẩy sự thành thục của
cá giò trong mùa sinh sản tự nhiên. Cả HCG (275 UI/kg) và GnRHa đều cho kết quả
tốt. Tại Mỹ nuôi cá giò thương phẩm được tiến hành từ năm 2002 và ngày càng phát
triển, từ 15.000 con nuôi trong lồng ngầm tại Culebra, Puerto Rico (2002), đến năm
2003 chuyển thêm 25.000 con cá giò giống tới nuôi tại Puerto Rico, Texas, Florida,…
Châu Á là khu vực sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm từ cá giò cao nhất thế
giới. Trung Quốc, từ năm 1992 đã bắt đầu nuôi cá giò, đến nay cá giò đã nhanh chóng
chiếm ưu thế và trở thành đối tượng nuôi công nghiệp chính trong hệ thống lồng xa bờ
(Yu, 1999). Nhật Bản đã nhập con giống từ Trung Quốc và tiến hành nuôi trong lồng ở
khu vực đảo Okinawa.
Đài Loan luôn là nước đứng đầu về nuôi cá giò thương phẩm (nuôi cá giò
chiếm gần 80% số lồng biển). Tổng sản lượng cá giò ở Đài Loan năm 1999 là 1.500
tấn, năm 2000 là 2.000 tấn. Tuy nhiên đến năm 2002 sản lượng có giảm mạnh do sự
bùng phát của dịch bệnh (Liao và ctv, 2003). Một số bệnh đã gây ra trên cá giò tại Đài
Loan vào năm 2002 như: bệnh ký sinh trùng Amylodinium ocellatum, Trichodina (gây
ra trên giai đoạn cá giống), Neobenedenia spp (ở cá nuôi thương phẩm); bệnh do vi
khuẩn chủ yếu là do Streptococcus, chúng có thể làm mù mắt cá giò ở giai đoạn giống;
hay chủng vi khuẩn Vibrio alginolyticus, là tác nhân chính gây bệnh xuất huyết ở cá và
một số loài khác là tác nhân cơ hội như V. vulnificus, V. parahaemolyticus.
1.2.2. Tình hình nuôi cá giò ở Việt Nam
Nghề nuôi cá biển ở Việt Nam đã khởi đầu rất sớm. Tuy nhiên đến những năm
1990 đã cải tiến phương pháp nuôi và đạt sản lượng hàng năm khoảng 3.000 tấn.
11
Những năm gần đây với sự đầu tư đáng kể nghề nuôi biển ở Việt Nam đã có những

bước phát triển rõ rệt những loài cá nuôi phổ biến như cá song, cá hồng, cá cam, cá
giò, Đặc biệt gần đây, nhiều doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước đã đầu tư vào
nuôi lồng cá giò với quy mô tương đối lớn góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá giò theo
hướng công nghiệp.
Từ năm 1995 đến năm 2000, ở Việt Nam có những đề tài nghiên cứu sản xuất
giống một số loài cá biển trong đó có cá giò do Đào Mạnh Sơn và Đỗ Văn Khương
chủ trì. Đề tài đã sản xuất thành công giống cá giò và đưa ra quy trình dự thảo.
Năm 1999, công ty Hải sản Đại Dương ở Vũng Tàu bắt đầu nuôi cá giò, thức ăn
sử dụng chủ yếu là cá tạp với FCR = 6, khi sử dụng thức ăn viên của Đài Loan (1÷1,1
USD/kg) thì FCR = 1÷1,5, đến tháng 6/2001 công ty đạt 400 tấn cá thịt. Một công ty
khác ở Vũng Tàu có 300 lồng nuôi cũng sản xuất được 500 tấn cá thịt.
Từ năm 2000 đến năm 2003, Đỗ Văn Minh và ctv với sự tài trợ của SUMA
đã thực hiện đề tài nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương
phẩm cá giò tại Trạm Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản nước mặn Cát Bà, Trạm
Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản nước lợ Quý Kim, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thuỷ sản I
Năm 2002, tại Viện Nghiên cứu giống Hải sản Bắc Trung Bộ, Cửa Hội, Cửa Lò,
Nghệ An sử dụng hệ thống lọc tuần hoàn, kết hợp khử trùng bằng tia cực tím loại bỏ
một số ion và tạp chất dư thông qua bộ lọc sinh học cho sinh sản nhân tạo cá giò và đã
sản xuất được hơn 3 vạn cá giống cỡ 8÷10 cm
Tại Việt Nam, nghề nuôi cá giò cũng gặp phải các nhóm bệnh phổ biến đã được
báo cáo trên cá giò nuôi ở một số nước trên thế giới: nhóm bệnh do vi khuẩn bao gồm:
bệnh lở loét do vi khuẩn Vibrio, bệnh xuất huyết đường ruột do Staphylococus, bệnh
mù mắt do cầu khuẩn Streptococus, bệnh chướng bụng do Pseudomonas, bệnh mòn
đuôi và hoại tử mang do Flexibacter. Nhóm bệnh ký sinh trùng được báo cáo bao
gồm: bệnh sán lá đơn chủ, bệnh thích bào tử trùng (Microsporea), bệnh trùng bánh xe,
bệnh đốm trắng do Cryptocaryon, và bệnh do Amyloodinium. Nhóm bệnh do virus gây
thiệt hại lớn bao gồm: bệnh Lymphosystis và bệnh VNN xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn
cá nhỏ [19].
12

Do đó, việc nghiên cứu các bệnh nói chung và bệnh ký sinh trùng nói riêng cũng
như các biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả là rất cần thiết, góp phần quản lý tốt sức
khỏe cá giò nuôi, hướng tới sự phát triển bền vững nghể nuôi cá giò tại nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu KST trên cá
2.1. Tình hình nghiên cứu KST ở cá trên thế giới
Nghiên cứu về ký sinh trùng ở cá đã bắt đầu từ thế kỷ 20, các nhóm giun chính ký
sinh ở trên cá như Monogenea, Cestoidea, Digenea, Aspidogastrea, Nematoda và
Acanthocephala đều đã được mô tả. Nhưng phải đến năm 1929, khi nhà ký sinh trùng
học người Nga - Dolgiel đưa ra phương pháp nghiên cứu về ký sinh trùng trên cá thì
hàng loạt các công trình nghiên cứu về khu hệ ký sinh trùng ký sinh ở cá được thực hiện.
[2] [25].
Viện sỹ Bychowsky và cộng sự, năm 1962 trong cuốn sách “Bảng phân loại KST
của cá nước ngọt Liên Xô”, mô tả 1.211 loài KST của khu hệ cá nước ngọt Liên Xô.
Tiếp tục năm 1984, 1985 và 1987 công trình nghiên cứu khu hệ KST cá nước ngọt ở
Liên Xô đã xuất bản làm hai phần gồm ba tập. Công trình đã mô tả hơn 2.000 loài KST
của 233 loài cá thuộc 25 họ cá nước ngọt ở Liên Xô. Có thể nói Liên Xô cũ là nước có
rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu KST ở cá sớm nhất, toàn diện và đồ sộ nhất [1].
Trong khoảng thời gian từ 1959 - 1973, nhà ký sinh trùng học nổi tiếng người Nga
là A.M Parukhin đã tiến hành khảo sát nghiên cứu về ký sinh trùng trên cá mú, và một
số loài cá biển khác ở Đông Nam Á, kết quả đã phát hiện được 20 loài giun sán ký sinh
trong hệ thống hệ tiêu hóa của cá [15].
Năm 1964, Paperna đã nghiên cứu KST đa bào của 29 loài cá nội địa Israel và phát
hiện được 116 loài KST gồm: Monogenea 29 loài, Trematoda 13 loài, ấu trùng
Trematoda 43, Cestoidea 7 loài, Nematoda 15 loài, Acanthocephala 1 loài, Hirudinea 1
loài, Mollusca 1 loài và Crustacea 6 loài [1].
Năm 1973, Chen Chih-leu là chủ biên cuốn sách KST cá nước ngọt tỉnh Hồ Bắc,
Trung Quốc, điều tra 50 loài cá nước ngọt và phân loại được 375 loài KST, trong đó
Protozoa có 159 loài, Monogenea 116 loài, Cestoidea 10 loài, Trematoda 33 loài,
Nematoda 21 loài, Acanthocephala 7 loài, Hirudinea 2 loài, Mollusca 1 loài và
Crustacea 26 loài [1].

13
Theo Muller và Anders (1986) có khoảng 10.000 loài ký sinh trùng sống ký sinh
gây bệnh ở cá nước ngọt, nước lợ và nước biển. Trong đó, 17% thuộc lớp sán lá song
chủ - Digenea và 15% thuộc sán lá đơn chủ - Monogenea. Các ký sinh trùng ngoại ký
sinh ở cá có khoảng 4200 loài, trong đó bao gồm Monogenea (1500 loài), giáp xác ký
sinh - Crustacea (2590 loài), lớp đỉa ký sinh - Hirudinea (100 loài), Coelenterata (20
loài), số còn lại thuộc về những giống loài ký sinh trùng thuộc động vật đơn bào -
Protozoa (1570 loài) [31].
Năm 1992, Jiri Lom và Dykova trong cuốn sách “ký sinh trùng đơn bào
(Protozoa) của cá”. Họ cho biết có xấp xỉ 2.420 loài KST đơn bào ở cá đã được công
bố. Nhiều loài gây nguy hiểm cho cá nuôi nước ngọt và nuôi nước mặn. Cuốn sách đã
giới thiệu phương pháp nghiên cứu và hệ thống phân loại của 7 ngành KST đơn bào ở cá
gồm: ngành Mastigophora, ngành Opalinata, ngành Amoebae, ngành Apicomplexa,
ngành Mycrospora, ngành Myxozoa và ngành Ciliophora [1].
Paperna (1996) trong cuốn sách “Ký sinh trùng, sự lây nhiễm và gây bệnh trên cá
ở Châu Phi” đã mô tả thành phần ký sinh trùng ký sinh trên một số loài cá nuôi ở Châu
Phi, tình trạng lây nhiễm, vòng đời phát triển, dấu hiệu bệnh lí và biện pháp phòng trị
bệnh [32].
Các nhà ký sinh trùng học ở các nước Đông Nam Á đã có một số công trình
nghiên cứu về ký sinh trùng ký sinh ở cá biển nuôi. Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa
toàn diện thường đi sâu vào từng nhóm ký sinh trùng như các giống loài sán lá song chủ
- Digenea được nghiên cứu nhiều ở Philippine. Trong khi đó, các loài sán lá đơn chủ -
Monogenea lại được nghiên cứu nhiều ở Malaysia [20].
Năm 1975, Velasquez nghiên cứu sán lá song chủ - Digenea ký sinh ở cá nuôi tại
Philippine đã phát hiện và mô tả 73 loài thuộc 50 giống, 21 họ sán lá song chủ ký sinh
trên 27 họ cá ở nước này [22].
Arthur và Lumanlan (1997) đã điều tra và xác định được 201 loài ký sinh trùng ký
sinh ở 72 loài cá gồm 1 loài thuộc Apicomplexa; 16 loài thuộc Ciliophora; 2 loài thuộc
Mastigophora; 1 loài thuộc Microphora; 9 loài thuộc Myxozoa; 90 loài thuộc Digenea;
22 loài thuộc Monogenea; 6 loài thuộc Cestoidea; 20 loài thuộc Nematoda; 5 loài thuộc

Acanthocephala; 2 loài thuộc Branchiura; 21 loài thuộc Copepoda và 5 loài thuộc
Isopoda [26].
14
Năm 1988, Leong và Wong kiểm tra ký sinh trùng trên 149 con cá chẽm (Lates
calcarifer) trưởng thành. Kết quả tìm được 17 loài ký sinh trùng: 2 loài thuộc
Protozoa, 2 loài thuộc Monogenea, 6 loài thuộc Digenea, 1 loài thuộc Cestoidea, 2
loài thuộc Nematoda, 2 loài thuộc Isopoda, 1 loài thuộc Copepoda và 1 loài thuộc
Branchiura [30].
2.2. Tình hình nghiên cứu KST trên cá ở Việt Nam
Năm 1959-1961, một số nhà khoa học người Nga đã thực hiện điều tra nghiên
cứu thành phần loài ký sinh trùng ký sinh trên cá ở Vịnh Bắc Bộ - Việt Nam. Kết quả
đã phát hiện hơn 90 loài ký sinh trùng, trong đó có nhiều giống loài mới [12].
Từ 1960-1990 ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu về khu hệ ký sinh
trùng ký sinh trên cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam (Hà ký 1960-1975); ở đồng
bằng sông Cửu Long (Bùi Quang Tề 1980-1990); Ở miền Trung, Tây Nguyên
(Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hòa 1980-1986). Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có
nhiều công trình nghiên cứu về ký sinh trùng ký sinh trên cá biển [1][6].
Năm 1968 – 1971, Hà Ký điều tra thành phần loài KST ở 16 loài cá kinh tế ở Bắc
Bộ Việt Nam, ông đã xác định được 120 loài KST thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ và 10
lớp. Trong đó, Mastigophora 2 loài, Myxozoa 18 loài, Ciliophora 17 loài, Monogenea
42 loài, Cestoidea 4 loài, Trematoda 8 loài, Nematoda 12 loài, Acanthocephala 2 loài,
Crustacea 15 loài. Ông cũng đã mô tả 1 họ, 1 giống và 42 loài mới với khoa học [1].
Năm 1984 – 1996, Bùi Quang Tề nghiên cứu 3.217 cá thể của 41 loài cá kinh tế
nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long đã xác định được 157 loài KST thuộc 70 giống,
46 họ, 27 bộ, 12 lớp, 8 ngành. Trong số 157 loài, có 121 loài lần đầu tiên được phát hiện
ở Việt Nam [1].
Năm 1978-1980, Đỗ Thị Hòa và Nguyễn Thị Muội tiến hành “Điều tra thành
phần giống loài ký sinh trùng trên cá ở vùng biển Phú Khánh", kết quả đã phát hiện 80
loài ký sinh trùng thuộc 55 giống, 17 bộ, 6 lớp bao gồm: Monogenea; Digenea;
Nematoda; Cestoidea; Crustacea, Acanthocephala,… Trong 80 loài đã phát hiện, có

46 loài sán, 18 loài giun tròn, 7 loài giun đầu móc, 8 loài giáp xác [6].
Năm 1998, Bùi Quang Tề và ctv. nghiên cứu ký sinh trùng trên cá mú
(Epinephelus spp) nuôi lồng tại Quảng Ninh đã phát hiện được 10 giống ký sinh trùng
thuộc 7 họ, 5 bộ, 5 lớp, 4 ngành ký sinh trên 3 loài cá mú. Cá mú mỡ (Epinephelus
15
tauvina) gặp 10 loài ký sinh trùng; cá mú sáu sọc (E. moara) gặp 7 loài và cá mú chuối
(E. resfaxciatus) gặp 9 loài. Trong đó loài sán lá đơn chủ Pseudorhabdosynochus
epinepheli và Ancyrocephalus sp. ký sinh ở mang của cả 3 loài cá mú nói trên với tỉ
lệ cảm nhiễm rất cao từ 71,4 – 93,8% [3].
Năm 2006, Trần Công Trung đã nghiên cứu thành phần KST trên 2 loài cá mú
Epilephelus bleekeri và E. coioides nuôi tại Khánh Hòa. Kết quả tìm thấy 18 loài KST
và một số dạng ấu trùng của sán lá song chủ, chúng thuộc 15 giống, 14 họ, 12 bộ, 9
lớp và 6 ngành. Trong đó số loài thuộc lớp Monogenea là nhiều nhất (8 loài) [16].
Năm 2006, Bùi Thị Khuyên đã nghiên cứu thành phần ký sinh trùng ký sinh trên
cá chẽm (Lates calcarifer) tai Khánh Hoà. Kết quả đã tìm thấy 15 loài ký sinh trùng,
trong đó có 2 loài chưa xác định rõ vị trí phân loại. Trong 13 loài đã định danh thuộc
12 giống, 11 họ, 11 bộ, 7lớp và 5 ngành. Trong số các loài ký sinh trùng tìm thấy thì
ký sinh trùng thuộc lớp Digenea có số lượng loài nhiều nhất (6 loài) [4].
Năm 2006, Phan Văn Út đã nghiên cứu bệnh do sán lá đơn chủ (Monogenea) ký
sinh trên một số loài cá biển nuôi tại Khánh Hòa. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra được một
số phương pháp trị bệnh có hiệu quả bằng phương pháp tắm đối với bệnh do sán lá
đơn chủ (Monogenea) gây ra ở cá mú [15].
Năm 2007, Võ Thế Dũng và ctv đã nghiên cứu thành phần và tỷ lệ cảm nhiễm
sán lá đơn chủ (Monogenea) trên cá mú nuôi lồng và ao ở Khánh Hoà. Kết quả đã tìm
thấy 11 loài, 1 giống và 1 họ phụ và 2 nhóm ấu trùng ở nhớt da và mang. Đây là lần
đầu tiên các loài Pseudorhabdosynochus lantauensis, P. serrani, Benedenea hoshinai,
Allobenedenia epinepheni, Neobenedenia girellea, và họ phụ Benedeniinea được công
bố ở Việt Nam. Riêng 2 loài P. summanea, P. summanoides được công bố lần đầu ở
Đông Nam Á trong đó có Việt Nam [18].
2.3. Tình hình nghiên cứu KST trên cá giò

Các nghiên cứu về KST trên cá giò trên thế giới cũng như Việt Nam nhìn chung
chưa nhiều. Tập trung chủ yếu ở Đài Loan và Mỹ, là 2 quốc gia có nghề nuôi cá giò
phát triển mạnh, đặc biệt là Đài Loan. Tuy vậy các công trình nghiên cứu sâu và một
cách hệ thống về các nhóm loài ký sinh trên cá giò vẫn chưa có, chỉ tập trung ở dạng
đơn lẻ một số nhóm loài.
16
Các nhóm loài ký sinh trùng phổ biến trên cá giò nuôi ở Đài Loan được nghiên cứu
bao gồm Amyloodinium ocellatum, Cryptocaryon irritans, Epistylis spp., Neobenedenia
sp., Trichodina sp., Sphearospora, Coccidia spp. Đây là các nhóm loài phổ biến và có ảnh
hưởng lớn đến nghề nuôi cá giò ở nước này [35].
Ogawa và ctv (2006) đã phát hiện sự cảm nhiễm của Neobenedenia girellea trên cá
giò nuôi lồng ở Đài Loan. Đây là trường hợp đầu tiên được xác nhận là N. girellea cảm
nhiễm trên các đối tượng cá biển ở nước này. N. girellea cảm nhiễm trên cá giò gây hoại
tử mô ở cá [28].
Ký sinh trùng trên cá giò bao gồm sự thay đổi của các nhóm loài như: Digenea,
Cestoidea, Nematoda, Acanthocephala, Copepoda. 30 con ký sinh trùng thuộc nhóm
Digenea là Stephanostomum pseudoditrematis, được tìm thấy trong ruột của 1 con cá
giò lấy từ vùng biển Ấn Độ Dương. Sự cảm nhiễm của giun tròn là Iheringascaris
inquies cũng khá phổ biến trong dạ dày của cá giò [26].
Năm 2001, hiện tượng cá chết hàng loạt liên quan đến một loại bào tử trùng
tương tự như Myxosporea cảm nhiễm trên cá giò giống (cỡ 45-48g) trên các lồng nuôi
cá biển tại Đài Loan, tỷ lệ chết lên đến 90% chỉ trong vòng 1 tháng, đây là báo cáo đầu
tiên của Myxosporea trong nuôi trồng thuỷ sản [20].
Bệnh và dinh dưỡng là hai nhân tố được xác định như là vấn đề chính yếu cho sự
phát triển thành công của nghề nuôi cá giò ở quy mô công nghiệp tại Mỹ. Bên cạnh các
bệnh do trùng tiêm mao, còn có các loại ký sinh trùng như: Amyloodinium,
Cryptocaryon và Brooklinella. Bệnh do vi khuẩn Photobacterium sp đã được xác định
như là mối nguy hại tiềm ẩn cho cá giò trong suốt giai đoạn giống và trưởng thành [28].
Kí sinh trùng Psettarium anthicum sp. n. (Digenea: sanguinicolidea) cảm nhiễm
trên cơ tim và thành tâm nhĩ của cá giò ở phía Bắc của vịnh Mexico. Đây là thành viên

đầu tiên Psettarium Goto et Okazaki, 1930 được báo cáo từ vùng khác với Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương và là loài thứ 2 của giống này được báo cáo trên cá giò.
Giống đầu tiên được báo cáo là P. rachycentri ký sinh ở thận cá giò tại vịnh Mannar,
Ấn Độ Dương (Lebedev và Parukhin (1972)) [34].
Sự xuất hiện của nhiều loại bệnh trong những năm gần đây là nguyên nhân làm
giảm đáng kể sản lượng trong nghè nuôi cá giò tại Đài Loan. Các bệnh có nguyên
nhân là do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng xảy ra trong hầu hết các giai đoạn nuôi của
17
cá giò. Trong giai đoạn ấu trùng vấn đề gặp phải là sự cảm nhiễm 2 loài Epistylis và
Nitzchia. Trong giai đoạn ương, một loại bệnh do virus (Lymphocytis) phổ biến nhưng
không gây chết cùng với sự quản lý nước tốt và cho ăn hợp lý. Ký sinh trùng thuộc
loài Amyloodilium ocellatum cũng là nguyên nhân gây bệnh, nó có thể dẫn đến tỷ lệ
chết cao khi không có sự điều chỉnh. Sự cảm nhiễm của Trichodina cũng phổ biến
trong suốt giai đoạn ương. Sự cảm nhiễm của Myxosporidea cũng được báo cáo ở giai
đoạn giống nhỏ hơn 80 g. Ở giai đoạn cá lớn, các ký sinh trùng ngoại ký sinh thuộc
giống Neobenedenia sp là tác nhân phổ biến cùng với các loài vi khuẩn là tác nhân
cảm nhiễm thứ 2 (bởi Streptocoscus spp) có thể là nguyên nhân gây mù ở cá giò giống.
Hoạt động ăn mồi của cá giò giống bị ảnh hưởng rất lớn, kết quả làm giảm tốc độ tăng
trưởng, màu có thể tối và làm giảm giá trị hàng hoá [14].
Năm 2003, Phan Thị Vân và ctv. đã kiểm tra 155 con cá song (Epinephelus spp)
và cá giò (Rachycentroncanadum) nuôi tại Hải Phòng và Quảng Ninh phát hiện 2 loài
ký sinh trùng đa bào và 1 loài ký sinh trùng đơn bào [10].
Năm 2007, trong “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh phổ biến đối với cá mú, cá giò
nuôi và đề xuất các giải pháp phòng trị bệnh” đã đưa ra một số biện pháp phòng trị
bệnh vi khuẩn và ký sinh trùng trên cá giò nuôi. Trong đó bệnh ký sinh trùng tập trung
vào các nhóm loài: Amyloodinium ocellatum, Cryptocaryon, Trichodina,
Microsporidea, Monogenea. Trong nghiên cứu này tác giả cũng đề xuất việc kết hợp sử
dụng một vài loại thuốc kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như
Oxytetrecyclin, Erythromycin, Streptomycin tắm cho cá trong thời gian 10 phút cuối có
ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa tác nhân gây bệnh thứ cấp tấn công [19].

2.4. Một số bệnh KST thường gặp trên cá giò
Các nghiên cứu về bệnh KST trên cá giò cho thấy, cá giò thường mẫn cảm với
các nhóm KST dưới đây:
2.4.1. Bệnh do trùng miệng lệch (Brooklynella) kí sinh
Gây bệnh là KST đơn bào – Brooklynella hostilis Lom et Nigrelli, 1970. Cơ thể
hình quả thận mảnh, kích thước 36-86 x 32-50 µm. Trên cơ thể mặt bụng có các đường
tiêm mao, tập trung từ phía trước cơ thể; phía sau có 8-10 đường tiêm mao, bên trái có
12-15 đường tiêm mao, phía phải có 8-11 đường tiêm mao. Mặt lưng có các tiêm mao
18
tự do. Miệng cấu tạo từ 3 đường tiêm mao và lệch sang một bên, nên có tên gọi là
trùng miệng lệch.
Một số loài cá biển nuôi ở Việt Nam có thể gặp loài KST này như cá mú
(Epinephelus spp) và cá chẽm (Lates calcarifer), ký sinh trên mang, gây tác hại lớn khi
cá còn nhỏ. Khi bị ký sinh, da và mang cá tiết nhiều nhớt, làm cá khó chịu, kém ăn,
gầy yếu và chết rải rác. Theo Bùi Quang Tề, cá mú giống nuôi trong lồng tại Vịnh Hạ
Long đã bị cảm nhiễm KST này tới 100%, cường độ cảm nhiễm 18-20 trùng/ttk
10x10, gây chết cá tỷ lệ cao. Theo Đỗ Thị Hòa, 2002. Cá giống nuôi tại công ty Hoằng
Ký, Nha Trang cũng bị nhiễm KST này và gây chết ở cá con.
Để phòng trị bệnh: Dùng nước ngọt tắm trong thời gian 10-15 phút; hoặc dùng
formalin (36-38%) tắm với nồng độ 100-200ppm trong thời gian 30-60 phút; hoặc
dùng xanh malachite tắm với nồng độ 1-2ppm thời gian 10-20 phút. Có thể treo túi
xanh malachite, liều lượng 5g/10 m
3
lồng, treo 2 lần trong 1 tuần.
2.4.2. Bệnh do trùng bánh xe (Trichodina) ký sinh
Trùng bánh xe kí sinh trên cá có 5 giống: Trichodina, Trichodinella, Tripartiella,
Dipartiella, Vauchomia, nhưng thường gặp các laòi thuộc giống Trichodina (Lom and
Dykovas, 1992).
Hình dạng của Trichodina nhìn mặt bụng giống cái đĩa, nhìn mặt bên giống cái
chuông. Lúc vận động Trichodina quay vòng lật qua lật lại giống như cái bánh xe nên

có tên là trùng bánh xe. Nhìn chính diện cơ thể có một cái đĩa bám có cấu tạo phức
tạp, trên đĩa bám có vòng răng và đường phóng xạ. Hình dạng, số lượng thể răng và
đường phóng xạ là tiêu chuẩn quan trọng để phân loại đến loài. Phương thức sinh sản
hứu tính của trùng bánh xe là sinh sản vô tính bằng cách phân cắt dọc thể hay sinh sản
hữu tính bằng cách tiếp hợp.
Dấu hiêu bệnh lý: Nhiễm trùng bánh xe ở cường độ cao làm cho cá ngứa ngáy, có
nhiều nhớt màu trắng đục. Do vậy cá thường bơi lội lung tung không địng hướng, cọ
sát vào bất cứ đâu có thể nên dễ bị tổn thương, loét và mòn vây. Tỉ lệ cảm nhiễm trùng
bánh xe ở cá nuôi có khi lên tới 100%. Khi bị nhiễm nặng cá có thể bị chết hàng loạt.
19
Phòng bệnh và trị bệnh
- Phòng bệnh: Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là giữ gìn vệ sinh cho các lồng và
ao nuôi. Áp dụng một số biện pháp phòng chống tổng hợp như: tẩy dọn ao nuôi, vệ
sinh lồng nuôi trước khi nuôi, chọn giống tốt và mật độ thả cá thích hợp,…
- Trị bệnh: Đối với cá biển có thể dùng nước ngọt để tắm cho cá trong vòng 15 –
30 phút hoặc tắm bằng dung dịch formalin 200 ppm khoảng 30 – 60 phút có sục khí
mạnh hoặc tắm bằng formalin 25ppm trong 1 – 2 ngày có sục khí mạnh.
2.4.3. Bệnh do trùng quả dưa (Ichthyophthyrius) ký sinh
Đặc điểm: Trùng có dạng giống hình quả dưa, toàn thân có nhiều tiêm mao ngắn
phân bố đều xếp thành hàng dọc. Miệng gần giống hình số “6” nằm ở phía trước mặt
bụng, đường tiêm mao quanh miệng đi theo chiều ngược chiều kim đồng hồ vào bên
trong miệng. Chính giữa cơ thể có môt hạch lớn hình móng ngựa. Trong quá trình
phát triển phân ra làm 3 thời kỳ rõ ràng: thời kì bào nang, thời kỳ ấu trùng và thời kỳ
trưởng thành. Chúng thường ký sinh trên: da, vây, mang, hốc mũi.
Dấu hiệu bệnh lý: Cá bị bệnh nặng bề mặt da, mang phủ một lớp dịch mỏng màu
trắng. Cá bơi chậm chạp và nổi lên mặt nước, không lâu cá chết hàng loạt. Tổ chức cơ
thể có các điểm màu trắng nên còn gọi là bệnh “bạch điểm”. Cá bị mắc bệnh giảm khả
năng bắt mồi, vận động yếu, hô hấp khó khăn và dần dần bị chết.
Phòng và trị bệnh:
- Phòng bệnh: Dùng vôi tẩy dọn ao, phơi kỹ đáy ao trước khi thả cá nuôi, mật độ

cá ương nuôi không nên quá dầy, cá giống trước khi thả nuôi phải được kiểm dịch.
Nếu có bệnh cần xử lý trước khi đem thả nuôi.
- Trị bệnh: Dùng xanh malacchite cho xuống ao nuôi với nồng độ 0,1–0,3 ppm
tuỳ theo nhiệt độ, một tuần sau lặp lại một lần nữa, hoặc dùng xanh methylene (0,2 –
0,4ppm) tắm cho cá trong 2 giờ. Cũng có thể tắm cho cá bằng dung dịch NaCl +
MgSO
4
tỷ lệ 7/3, nồng độ 2,5% trong thời gian 30 phút nếu bệnh nặng sau 3 – 5 ngày
tắm lại một lần nữa.
2.4.4. Bệnh do sán lá đơn chủ (Monogenea) kí sinh
Đặc điểm: Lớp sán lá đơn chủ (Monogenea) ký sinh trên mang, da cá nước ngọt,
cá biển, một số ít ký sinh trên giáp xác, lưỡng thê,…Sán lá đơn chủ phát triển không
xen kẽ thế hệ, không thay đổi vật chủ, tất cả đều là ngoại ký sinh.
20
Nhìn chung cơ thể sán lá đơn chủ nhỏ. Các giống loài sán lá đơn chủ ký sinh trên
cá nước ngọt có hình phiến lá, hình trụ hoặc hình hơi bầu dục. Các cơ thể sán kí sinh
trên cá biển hình dạng thay đổi tương đối lớn. Cơ thể sán lá đơn chủ không có gai.
Phần đầu miệng có nhiệm vụ hút thức ăn và vận động. Phía sau cơ thể sán lá đơn chủ
có đĩa bám, trên các đĩa này có các gai kitin. Cơ quan sinh dục đực và cái của sán lá
đơn chủ trên cùng một cơ thể. Cấu tạo cơ quan giao cấu cũng là đặc điểm để phân loại
đến loài.
Dấu hiệu bệnh lý: Sán lá đơn chủ thường ký sinh trên da và mang cá. Khi cá
nhiễm bệnh này thì trên cơ thể cá có xuất hiện một số chỗ lở loét, mang có màu lợt,
tiết dịch nhờn, cá vận động không bình thường.
Phòng bệnh và trị bệnh
- Phòng bệnh: trước khi thả giống, tắm cho cá bằng KMnO
4

(20ppm) trong 15 –
30 phút hoặc đối với các loài cá nước ngọt có thể tắm bằng nước muối 3–4% tắm trong

5 phút bên cạnh đó cần dùng một số biện pháp phòng bệnh chung khác: vệ sinh ao
sạch, thả cá mật độ thích hợp,…
- Trị bệnh: Dùng dipterex loại tinh thể 90% cho trực tiếp xuống nước với nồng độ
0,2–0,3ppm, cũng có thể sử dụng dipterex cho trực tiếp xuống nước với nồng độ 1–
2ppm để trị bệnh cho cá nhiễm bệnh.
Đối với cá biển bị mắc bệnh sán lá đơn chủ có thể dùng nước ngọt tắm cho cá
trong 15–20 phút. Hay dùng formalin (200 ppm) hoặc xanh malachite (7 ppm) tắm cho
cá bị nhiễm bệnh.
2.4.5. Bệnh do sán lá song chủ (Digenea) kí sinh
Đặc điểm: Sán lá song chủ cơ thể hình trứng. Bề mặt cơ thể trơn, một số có gai hoặc
có mấu lồi. Đa số chúng có 2 giác hút và giác hút miệng tương đối nhỏ ở phía trước cơ
thể, giác hút bụng lớn hơn giác hút miệng. Miệng thường nằm trong cơ quan bám ở phía
trước cơ thể. Ruột thường chia 2 nhánh, một số có ruột tịt (Gibson et at, 2002).
Trừ một số họ như: Schistomatidea, Didymozoidea, còn lại đều có hệ thống sinh
dục lưỡng tính, đực cái trên cùng một cơ thể (Đỗ thị Hoà, 2003). Chúng thường có một
đến nhiều tinh hoàn, thường là hai (Gibson el at, 2002). Sán lá song chủ đẻ trứng trên
giao phối trên cùng cơ thể. Từ trứng phát triển đến cơ thể trưởng thành phải qua quá
21
trình biến thái phức tạp, qua nhiều gai đoạn. Vòng đời phát triển của chúng chia làm 2
loại: loại chỉ cần một vật chủ trung gian và loại cần 2 vật chủ trung gian.
Dấu hiệu bệnh lý: Tác hại của sán lá song chủ là không giống nhau, tuỳ thuộc vào
giống loài sán và vị trí sán ký sinh. Chúng thường ký sinh trong hệ thống tiêu hoá,
trong mắt, trong hệ thống tuần hoàn. Có một số giống loài sán lá ký sinh gây chết cá.
Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh: Phân bón ủ kỹ với vôi để diệt trứng sán trong phân, cải tạo ao tốt
để hạn chế và tiêu diệt vật chủ trung gian.
- Trị bệnh: Hiện nay chưa có biện pháp trị bệnh hữu hiệu đối với bệnh sán lá
song chủ.
2.4.6. Bệnh do sán lá dây (Cestoidea) ký sinh
Đặc điểm: Cơ thể sán dây dài, dẹp, có nhiều đốt, cũng có một số giống loài không

phân đốt. Đầu biến đổi thành cơ quan bám nhiều dạng khác nhau. Cơ quan sinh dục
đực và cái nằm trên cùng một đốt.
Trùng trưởng thành ký sinh trong ống tiêu hoá và xoang cơ thể của động vật có
xương sống, giai đoạn ấu trùng sống trong cơ thể động vật không xương sống, vòng
đời phát triển qua 2–3 vật chủ trung gian. Ngoài giao phối trên cùng cơ thể còn một số
giống loài giao phối khác cơ thể.
Dấu hiệu bệnh lý: Cá bị nhiễm sán ở mức độ nhẹ thì triệu chứng biểu hiện không rõ
ràng. Cá bị nhiễm nặng sẽ gây viêm ruột và tắc ruột, cá gầy, mất máu, ruột cá phồng to.
Phòng và trị bệnh.
- Phòng bệnh: Đối với mặt nước lớn cá bị bệnh khó có biện pháp phòng trị.
Thường để đề phòng bệnh cần tiến hành: cải tạo phơi đáy ao, tiêu diệt vật chủ trung
gian, trứng và ấu trùng sán.
- Trị bệnh: theo Serbin (1965) dùng 80 mg Phenolthyazin cho cá 3 tuổi ăn 1- 2
ngày (dẫn bởi Đỗ Thị Hoà, 2003).
2.4.7. Bệnh do giun tròn (Nematoda) ký sinh
Đặc điểm: Nói chung cơ thể giun tròn nhỏ, dài, 2 đầu nhỏ, đuôi nhỏ nhọn hơi
cong. Cơ thể dạng ống tròn không phân đốt. Cơ thể dạng ống tròn không phân đốt. Cơ
thể phía trước có lỗ miệng, thường có 3 môi. Cơ quan sinh dục phát triển trực tiếp
hoặc gián tiếp. Phần lớn giun tròn đẻ trứng, một số ít đẻ con. Giun tròn ký sinh nhiều ở
22
màng treo ruột, dạ dày, manh tràng và xoang cơ thể. Hình dạng và kích thước cơ thể
thay đổi theo loài.
Dấu hiệu bệnh lý: triệu chứng thể hiện không rõ ràng, tác hại lấy dinh dưỡng của
cá làm cho cá gầy yếu, chết rải rác. Một số ký sinh gây thương tổn và mở đường cho
các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập dẫn đến cá bi chết nhanh.
Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh: Dùng vôi tẩy ao đìa và lồng nuôi để tiêu diệt trứng giun, nguồn
nước trước khi nuôi cần lọc kỹ, vệ sinh lồng nuôi thường xuyên. Đối với cá nước ngọt
trước khi thả giống, tắm cho cá bằng nước muối 2% trong 5 -10 phút. Ngược lại với cá
biển thì tắm bằng nước ngọt.

- Trị bệnh: Phát hiện giun ký sinh dưới vẩy, vây thì dùng cồn Iodine hay thuốc
tím 1% xát vào vị trí giun ký sinh.
2.4.8. Bệnh do giáp xác (Crustacea) ký sinh
Đặc điểm: Lớp giáp xác (Crustacea) có 3 bộ: Copepoda, Branchiura, Iopsopoda.
Trong đó Copepoda có nhiều loài ký sinh gây hại cho cá giò. Chúng ký sinh trên da,
vây và mang.
Copepoda cơ thể nhỏ, nhìn chung không có giáp lưng, phân đốt rõ ràng. Phần đầu
thường cùng với đốt ngực thứ nhất hoặc thứ 2, thứ 3, hợp lại thành phần đầu ngực.
Phần đầu ngực có các đôi phần phụ. Ấu trùng phát triển qua các giai đoạn biến thái.
Copepoda phân bố trong các thuỷ vực nước biển, nước lợ và nước ngọt. Một số ký
sinh gây tác hại có thể làm chết cá.
Dấu hiệu bệnh lý: Nếu số lượng giáp xác ký sinh ít thì triệu chứng thể hiện không
rõ ràng, khó nhận biết. Nhưng khi cường độ cảm nhiễm cao có thể nhìn thấy bằng mắt
thường: tế bào tổ chức mang bị viêm loét, sưng to, có nhiều niêm dịch màu trắng.
Tác hại của chúng là phá hoại tổ chức mang làm ảnh hưởng đến hô hấp tốc độ
sinh trưởng giảm, cá gầy, nghiêm trọng có thể làm cá bị chết.
Theo Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004: tại công ty sản xuất cá giống biển Hoằng Ký,
Khánh Hòa, trong năm 2002 cá mú giống đã chết rải rác khi bị nhiễm Caligus với
cường độ cao. Võ Thế Dũng và ctv, 2005 cho thấy có ít nhất 2 loài này trong tổng số
22 loài KST được tìm thấy.

23
Phòng bệnh và trị bệnh
- Phòng bệnh: áp dụng các biện pháp phòng chung (tương tự như bệnh do giun
tròn ký sinh), đối với nghề nuôi cá nước ngọt có thể bón CuSO
4
xuống thuỷ vực với
nồng độ 0,7 ppm, bón lá xoan 0,2 – 0,3kg/m
3
nước.

- Trị bệnh: Đối với cá nước ngọt có thể sử dụng CuSO
4
nồng độ 7 – 10ppm tắm
cho cá trong 20 phút hoặc bón xuống thuỷ vực với nồng độ CuSO
4
trong nước là
0,7ppm. Đối với cá biển dùng một số hoá chất khác như: dipterex 2,5%(2 ppm),
chlorofor tắm cho cá với nồng độ 100 mg/L nước tắm. Cũng có thể dùng Neguvon
phun xuống ao theo nồng độ hướng dẫn của nhà sản xuất (0,4 – 0,6 ppm) để diệt loại
KST này và thay nước sau 3 - 6 giờ.
2.5. Sán dây (Cestoidea) và tình hình nghiên cứu sán dây ký sinh trên cá biển
2.5.1. Đặc điểm chung về sán dây (Cestoidea)
Hầu hết các giống loài sán dây đều sống ký sinh. Cấu tạo cơ thể sán dây thể hiện sự
thích nghi sâu sắc với đời sống ký sinh. Giai đoạn ấu trùng ký sinh ở xoang cơ thể động
vật không xương sống, giai đoạn trưởng thành ký sinh trong ruột của hầu hết các động
vật có xương sống. Sán dây có cơ thể dài, dẹp, có mầu trắng đục, cơ thể không có đốt,
có đốt giả hoặc có đốt thật. Phần đầu sán biến đổi thành các cơ quan bám nhiều dạng
khác khác nhau và đây chính là căn cứ phân loại chủ yếu của sán dây. Sán dây không có
cơ quan tiêu hoá, hấp thụ dinh dưỡng trên toàn bộ bề mặt cơ thể, nhưng cơ quan sinh
dục lưỡng tính và rất phát triển. Chu kỳ phát triển của sán dây phức tạp, qua nhiều giai
đoạn ấu trùng, đòi hỏi 1 – 2 ký chủ trung gian để hoàn thành vòng đời của chúng.
Chu kỳ phát triển của sán lá dây thường trải qua một số giai đoạn ấu trùng như:
cầu trùng(Coracidium), ấu trùng dạng túi chứa đầy tế bào phôi (Procercoid), ấu trùng
có đốt ký sinh ở ruột của cá, giai đoạn ấu trùng ký sinh trong xoang cơ thể của giáp
xác, giun đốt hoặc động vật thân mềm.
2.5.2. Một số nghiên cứu về sán dây ký sinh ở cá biển
Nhìn chung các nghiên cứu về bệnh sán dây trên cá biển còn rất hạn chế, các
nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ phân loại, trong khi đó còn thiếu vắng các nghiên
cứu sâu về tác hại của loại sán này cũng như các biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả
trong thực tiễn.

24
Một số nghiên cứu về bệnh KST trên cá mú đã chỉ ra sự xuất hiện của loại sán
dây ký sinh trong ruột của loài cá này. Năm 2006, Bùi Thị Thu đã phát hiện thấy sự
cảm nhiễm của loài Tylocephalum sp trong ruột cá mú với cường độ cảm nhiễm thấp,
kết quả nghiên cứu cũng tương tự với nghiên cứu của Đàm Bá Long (1998) và Phạm
Văn Quang (2006). Trong khi đó nghiên cứu của Trần Công Trung, 2006 cũng trên
loài cá này đã phát hiện thấy mặc dù TLCN thấp chỉ 6-7%, song CĐCN lại khá cao
1200 trùng/cá đối với loài Epilephelus coioides và 327 trùng/cá ở loài E. bleekeri.
Năm 2006, Bùi Thị Khuyên đã phát hiện ra 2 loài sán dây thuộc 2 bộ khác nhau
ký sinh trong gan và mật của loài cá chẽm (Lates calcarifer): Loài Proteocephalus sp
với TLCN là 29,7% và CĐCN là 57,1 trùng/lamel; loài Scolex sp với mức độ cảm
nhiễm thấp hơn 7,8% và 8,5 trùng/lamel.









25

×