Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm May gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.52 KB, 75 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Lêi më ®Çu
Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều phải
đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế
như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh... Vì vậy, muốn đứng vững trên thị
trường và đạt được lợi nhuận tối đa thì các doanh nghiệp phải tạo ra các sản
phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mà giá cả lại phù hợp với người tiêu
dùng. Để đạt được những mục tiêu này thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải
quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất sản phẩm nhằm giảm chi phí và hạ giá
thành.
Một trong những công cụ quản lý không thể thiếu trong hoạt động
sản xuất kinh doanh là hach toán kế toán, trong đó kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm. Vì vậy công tác
hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu
cần thiết và là vấn đề mà các doanh nghiệp thường xuyên quan tâm.
Tổ chức đúng đắn, hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm giúp cho bộ máy quản lý và người lao động trong các
doanh nghiệp thường xuyên nắm bắt được tình hình thực hiện các định mức
chi phí về vật tư, tiền vốn, tình hình kế hoạch hạ giá thành, tình hình lãng phí
và thiệt hại xảy ra ở từng khâu của quá trình sản xuất... cung cấp những
tài liệu xác thực để chỉ đạo sản xuất kinh doanh, để phân tích đánh giá
hiệu quả sản xuất, đánh giá thành tích và khuyết điểm của từng người,
từng bộ phận để thực hiện kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và có hệ thống
nguyên tắc tiết kiệm trong sản xuất, khai thác mọi khả năng để tăng năng suất
và hạ giá thành sản phẩm.
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 1 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Công ty TNHH Ngọc Đỉnh là một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam, chuyên thực hiện gia công hàng may xuất khẩu.
Trong những năm mới đi vào hoạt động này, Công ty đã và đang khẳng định
được chất lượng tay nghề của mình trên thị trường quốc tế. Hiện nay, Công ty


đã có được những bạn hàng lớn từ các nước phát triển trên thế giới.
Với phương châm không ngừng đổi mới cơ cấu sản phẩm, chủ động trong
sản xuất, Công ty luôn thực hiện các biện pháp quản lý và hạch toán kế toán
thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng ấy, cùng với quá trình tìm hiểu thực tế
tại Công ty, em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm May gia công tại Công ty TNHH
Ngọc Đỉnh”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập chuyên ngành
của em gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm May gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm May gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh.
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian cũng như phương pháp tìm hiểu
thực tế Công ty và với sự hiểu biết còn hạn chế, nên khi làm chuyên đề này
em không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự chỉ bảo của PGS. TS Nguyễn Thị Lời và các anh chị ở phòng
kế toán Công ty TNHH Ngọc Đỉnh nhằm hoàn thiện hơn nữa bài viết
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 2 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 3 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Chương I
Tæng quan vÒ c«ng ty tnhh ngäc ®Ønh
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
Tên công ty: Công ty TNHH Ngọc Đỉnh

Tên bằng tiếng Anh: SUMMIT COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: SUMMIT CO. LTD
Địa chỉ: xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Công ty được thành lập dựa trên đơn và hồ sơ dự án của bà
Huang, Shu Hui (sinh ngày 03/11/1971, số hộ chiếu 210628443 ngày
06/02/2004 do Bộ Ngoại giao Đài Loan cấp; Địa chỉ: F22, No32, Lane 150,
Singyun St., Nei-Hu District, Taipei City 114, Đài Loan (R.O.C)) đã được
Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên xét duyệt. SUMMIT CO. LTD có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự
chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong số vốn của công ty,
mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
Các hoạt động chính của SUMMIT CO. LTD:
- Gia công, thiết kế và sản xuất các sản phẩm may mặc và đồ da như
áo Jacket, áo gió, áo thể thao...
- Hoạt động xuất khẩu: Tất cả các loại hàng hoá sản xuất ra đều được
dùng để xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Đài Loan, Hồng Kông,
Singapore, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật,...
- Hoạt động nhập khẩu: Công ty chú trọng tới việc nhập các máy móc,
trang thiết bị phục vụ cho ngành Dệt may (như máy may công nghiệp,
máy thêu, máy nhuộm, máy là, máy cắt). Thị trường nhập khẩu chủ yếu của
Công ty là Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Nga...
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 4 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Hoạt động tạm nhập tái xuất: bông thô, sợi, hoá chất thuốc nhuộm,
nguyên phụ liệu may (khuy, khoá, ren,...)
- Xây dựng kế hoạch phát triển đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư sản xuất...
Công ty TNHH Ngọc Đỉnh là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
được thành lập tại Việt Nam vào tháng 5/2006 với tổng số vốn đầu tư đăng ký
của Công ty là 3.000.000 USD (Ba triệu đô la Mỹ), vốn pháp định là

1.500.000USD. Mặt hàng chủ yếu của Công ty là quần áo may sẵn, quần áo
thể thao, đồ da,... sản phẩm của Công ty sau khi sản xuất được đóng gói và
xuất khẩu trực tiếp cho các nước đặt hàng.
Từ những ngày đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty
đã có những bước phát triển nhất định với những máy móc thiết bị tiên tiến.
Năm 2008, công ty đầu tư mở thêm phân xưởng sản xuất đồ da, máy móc
thiết bị nhập nhiều khiến cho tổng giá trị TSCĐ dài hạn của công ty tăng cao
là 22,42 tỷ đồng.
Cùng với việc TSCĐ dài hạn tăng lên thì Nguồn vốn Công ty cũng tăng
lên đáng kể. Sự đầu tư này là một giai đoạn trong dự án phát triển mở rộng
sản xuất của Công ty. Tăng quy mô vốn chứng tỏ rằng Công ty đang trong
quá trình phát triển, xâm nhập nền kinh tế thị trường.
Kết quả đạt được trong những năm qua:
STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008
1 Doanh thu (tỷ đồng) 2,62 24,23 35,55
2 Lợi nhuận (tỷ đồng) (0,99) 0,09
3 Nộp ngân sách (tỷ đồng) - - -
4 Thu nhập bình quân
(Triệu đồng/người/tháng)
0,86 0,96 1,31
Do mới đi vào hoạt động nên Công ty được ưu đãi chưa phải đóng thuế
thu nhập doanh nghiệp.
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 5 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo nguyên tắc trực tuyến,
được phân chia thành các phòng, ban, phân xưởng phù hợp với đặc điểm
sản xuất của Công ty. Đứng đầu là Hội đồng quản trị, có nhiệm vụ điều hành
toàn bộ hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật và

toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Ngoài ra, trong quá trình
kinh doanh Giám đốc và các Phó Giám đốc điều hành trực tiếp các đơn vị,
phòng ban chức năng. Kế toán trưởng, trưởng phòng xuất nhập khẩu trực tiếp
nhận các chỉ tiêu giao nộp Giám đốc và đến cuối kỳ kinh doanh báo cáo
kết quả của đơn vị mình cho Giám đốc. Các phòng chức năng có nhiệm vụ
giúp việc và chịu sự quản lý của Giám đốc, cung cấp các thông tin thuộc
chức năng của mình, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo ra quyết định chỉ đạo
kinh doanh kịp thời đúng đắn.
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 6 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 7 -
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Phòng
Hành
chính
Phòng
Kế toán
Phòng
XNK
Phòng KD
& PTTT
Phòng
Kỹ thuật
Tổ
Bảo vệ
Phân
xưởng
da

Phân
xưởng
vải
Phòng
giác
mẫu
Phòng
cắt
Xưởng
may
Phòng
In
thêu
Đóng
gói
Phòng
giác
mẫu
Phòng
cắt
Xưởng
may
Phòng
In
thêu
Đóng
gói
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý


Giám đốc: Người có quyền hạn, trách nhiệm cao nhất trong Công ty
về mọi mặt sản xuất kinh doanh, đại diện cho mọi trách nhiệm và quyền lợi
của Công ty trước pháp luật và các cơ quan hữu quan, điều hành mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ của Giám đốc:
- Nhận vốn đầu tư, đất, tài nguyên và các nguồn lực khác do Hội đồng
quản trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giao để xây dựng,
sử dụng và phát triển Công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn;
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, phương án đầu tư
liên doanh, đề án tổ chức quản lý Công ty. Tổ chức điều hành mọi hoạt động
và ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền
lương phù hợp với quy định của Công ty.
- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trước toàn bộ cán
bộ công nhân viên, cơ quan hữu quan khác theo quy định; Chịu sự kiểm tra
giám sát của tổ chức giám sát do Hội đồng quản trị bầu ra và do chính phủ,
các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định theo pháp luật.

Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc điều hành công việc
Công ty theo sự phân công nhiệm vụ của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc và Hội đồng quản trị về những công việc được giao.
Công ty Ngọc Đỉnh có ba Phó giám đốc: Phó giám đốc sản xuất điều
hành các công việc liên quan đến sản xuất của Công ty; Phó giám đốc kinh
doanh điều hành các công việc liên quan đến tình hình kinh doanh và tiêu thụ
sản phẩm của Công ty; Phó giám đốc quản lý chung.
Các Phó giám đốc có nhiệm vụ:
- Trực tiếp phụ trách sản xuất, quản lý và chỉ đạo sản xuất theo kế
hoạch hàng năm, hàng tháng, từng lô hàng phải đảm bảo số lượng, chất lượng
và thời gian giao hàng v.v...
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 8 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Giám sát quản lý kỹ thuật, định mức sản xuất, xây dựng và tổ chức

việc duyệt đơn giá.
- Tổ chức kiểm tra nâng cao tay nghề công nhân hàng năm, quản lý
thiết bị, có kế hoạch định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị. Công tác an ninh,
an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy v.v...
- Nhận nhiệm vụ, uỷ quyền của Giám đốc. Có quyền điều hành các
phòng ban, phân xưởng, giao quyền cho các giám đốc phân xưởng và trưởng
các phòng ban chức năng.

Các phòng ban chức năng:
• Phòng Hành chính: tham mưu cho Giám đốc những công việc sau:
- Xây dựng nội quy và quy chế quản lý công ty, kiện toàn bộ máy quản
lý, tuyển dụng lao động, giao tiếp với các khách hàng, hướng dẫn họ đến các
bộ phận khách hàng.
- Tiếp nhận các thủ tục hành chính và tổ chức kiểm tra tổ bảo vệ, phòng
cháy chữa cháy và bảo vệ an ninh trong Công ty, tổ chức theo dõi chấm công,
bấm giờ để xây dựng đơn giá tiền lương, tính lương kịp thời theo đúng chế độ
nhà nước, thanh toán các chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội cho công nhân.
- Quản lý tốt tài liệu, văn bản, hồ sơ cán bộ công nhân viên. Bảo quản
tốt tài sản của khối hành chính, tài sản chung của Công ty, và thường xuyên tu
sửa có dự trù khi mua sắm
- Nghiên cứu xem xét các thủ tục cần thiết như: quyết định tiếp nhận
hợp đồng lao động, sổ lao động và bảo hiểm y tế trình giám đốc phê duyệt
báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền.
• Phòng Kế toán: Giúp Giám đốc chỉ đạo tổ chức, thực hiện công tác kế
toán, thống kê của Công ty và các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật:
- Quản lý, theo dõi chính xác vốn và nguồn vốn. Sử dụng tốt vốn của
Công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển.
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 9 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Tham mưu giúp Giám đốc ký các Hợp đồng kinh tế. Mở sổ sách phù

hợp với mô hình kinh doanh của Công ty, làm tốt công tác ghi chép ban đầu,
định khoản chính xác và hạch toán theo quy định của nhà nước. Chứng từ
nhập xuất vật tư hàng hoá cập nhật sổ sách theo định kỳ, thường xuyên có sự
luân chuyển, đối chiếu giữa các bộ phận.
- Thanh quyết toán các Hợp đồng kinh tế phát sinh. Phân tích hoạt động
kinh tế ít nhất một năm một lần sau khi quyết toán xong. Quản lý chặt chẽ các
khoản công nợ, tiền mặt và theo dõi các khoản tiền gửi Ngân hàng.
- Các phiếu thu, chi tiền phải được sự đồng ý của giám đốc và kế toán
trưởng. Kiểm tra những chứng từ giả mạo, những chi phí không hợp lệ trước
khi trình duyệt. Lập các báo cáo thuế, các báo cáo tài chính liên quan, báo cáo
kế toán theo định kỳ...
• Phòng Xuất nhập khẩu: Có các chức năng sau:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý, từng
đơn đặt hàng. Tham mưu giúp Giám đốc ký kết các hợp đồng với đối tác.
- Làm thủ tục đăng ký hải quan để tiếp nhận nguyên vật liệu và thủ tục
xuất khẩu sản phẩm theo chỉ định của khách hàng. Kết thúc hợp đồng phải
làm thanh toán với hải quan nơi đăng ký mở tờ khai.
• Phòng Kỹ thuật: Giúp Giám đốc thực hiện việc quản lý kỹ thuật:
- Nghiên cứu sáng tạo mẫu chào hàng. Sao chép mẫu mã theo yêu cầu
của khách hàng. May sản phẩm mẫu để hướng dẫn công nhân may trên
chuyền và giải chuyền, xây dựng quy trình công nghệ hợp lý.
- Tổ chức kiểm tra chất lượng trên dây chuyền may. Xây dựng các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật cho từng mã hàng và tổ chức đội ngũ kiểm tra chất lượng
sản phẩm, kiểm hàng lần cuối trước khi xuất hàng. Nghiên cứu định mức tiêu
hao vật tư, lao động cho từng sản phẩm và công đoạn, giúp cho việc khảo sát
và tính lương chính xác.
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 10 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Lựa chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật nòng cốt cho Công ty.
• Phòng Kinh doanh và phát triển thị trường: có chức năng như sau:

- Tiếp nhận các Hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng của khách hàng,
xem xét đơn đặt hàng xem Công ty có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
không. Tham mưu cho Giám đốc ký kết các Hợp đồng kinh tế
- Tìm hiểu và phát triển thị trường tiềm năng. Tiếp nhận những ý kiến
phản hồi của khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
• Bộ phận kho:
- Quản lý vật tư, hàng hoá, sản phẩm nhập hay xuất kho đều phải có
hoá đơn, chứng từ cụ thể. Quản lý kho thông qua hệ thống thẻ kho, sổ kho.
- Sản phẩm hàng hoá phải kiểm tra thường xuyên liên tục để biết thiếu
thừa, thông báo cho ban quản lý và khách hàng để giải quyết kịp thời.
- Theo dõi chặt chẽ nguyên vật liệu chính (vải) ở nhà cắt để quản lý
lượng vải thiếu thừa, tiết kiệm định mức của công ty.
• Bộ phận Sản xuất: Bộ phận sản xuất của Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
gồm 2 phân xưởng là phân xưởng da và phân xưởng vải. Trong mỗi phân
xưởng đều có các phòng: phòng mẫu, phòng cắt, phòng in, xưởng thêu, các
dây chuyền may, bộ phận hoàn thiện, đóng gói sản phẩm. Phân xưởng da có 7
chuyền may, phân xưởng vải có 5 chuyền may.
III. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ sản phẩm
Công ty TNHH Ngọc Đỉnh chủ yếu gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Mặt hàng gia công của Công ty là áo Jacket 3 lớp, 5 lớp, áo quần thể thao, áo
khoác... với số lượng, chủng loại, mẫu mã chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu của
khách hàng, dựa vào các Hợp đồng đã được ký kết. Các sản phẩm xuất khẩu
đảm bảo các yêu cầu như: yếu tố kỹ thuật, kiểu dáng, chất lượng mà khách
hàng đưa ra. Hàng may mang tính thời trang, đáp ứng thị hiếu người tiêu
dùng, đóng gói đúng theo yêu cầu khách hàng và theo chất lượng của sản
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 11 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
phẩm... Vì vậy ngoài đầu tư dây chuyền công nghệ, Công ty còn phải tuyển
dụng đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm, khéo léo, cẩn thận.
Nguyên vật liệu chính của ngành may là vải (khoảng 80%) còn lại là

chỉ, cúc, khoá, mex, mac... Hiện nay, nguyên vật liệu chính của Công ty chủ
yếu do khách hàng nước ngoài đưa đến, một phần nhỏ thì nhập của các công
ty dệt may trong nước. Quy trình công nghệ của ngành may tương đối phức
tạp, có nhiều khâu, mỗi khâu lại có nhiều bước thực hiện. Công ty TNHH
Ngọc Đỉnh là loại hình gia công hàng may mặc trên dây chuyền công nghiệp
hiện đại, sản phẩm sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng. Khi
có đơn đặt hàng, Bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm xem các mẫu vẽ rồi chọn
nguyên vật liệu. Sau đó đưa sang phòng Cắt để cắt mẫu rồi may, in thêu...
hoàn chỉnh sản phẩm mẫu. Sản phẩm này được đưa lại cho bên đặt hàng kiểm
tra, nếu đúng thì bắt đầu đi vào sản xuất.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình sản xuất
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 12 -
Đơn đặt hàng
Phòng mẫu
Phòng Cắt
Phòng May
Là, dập cúc
Hoàn thiện
Đóng gói
Phòng In thêu
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
IV. Tổ chức công tác kế toán
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Ngọc Đỉnh được tổ chức theo mô
hình tập trung. Mọi công việc từ khâu lập chứng từ đến hạch toán chi tiết,
hạch toán tổng hợp đều được thực hiện tại phòng kế toán. Công ty có 8 nhân
viên kế toán, mỗi người phụ trách và kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán


Kế toán trưởng: Tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của các
bộ phận kế toán, tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh. Phổ biến
và hướng dẫn thực hiện các văn bản, quy định của chế độ tài chính. Chịu
trách nhiệm về công tác tài chính của Công ty trước Tổng giám đốc

Kế toán thanh toán: Kiểm tra giám sát các nghiệp vụ mua bán, theo
dõi công nợ, đối chiếu, cập nhật các số liệu từ đó cân đối giữa thu và chi.

Kế toán tiền mặt, TSCĐ: Theo dõi các khoản thu, chi bằng tiền mặt
của Công ty. Theo dõi sự tăng giảm của các TSCĐ trong Công ty

Kế toán Thuế, TGNH, Quỹ: Theo dõi chi phí thuế đầu vào phát sinh.
Xuất hoá đơn cho khách hàng. Kết hợp với kế toán trưởng tiến hành phân tích
quyết toán của đơn vị, lập báo cáo tài chính, xác định kết quả kinh doanh.
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 13 -
Kế toán trưởng
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
tiền
mặt,
TSCĐ
Kế toán
thuế,
TGNH,
Quỹ
Kế

toán
vật tư,
kho
Kế
toán
lương
Kế
toán
doanh
thu
Kế
toán
tổng
hợp
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Theo dõi các tài khoản tiền gửi và sự tăng giảm của chúng tại các ngân hàng.
Theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến thu, chi và tồn quỹ của Công ty

Kế toán Vật tư, kho: Cập nhật và theo dõi tiến độ sản xuất của các
phân xưởng để kịp thời mua nguyên vật liệu, vật tư thiết bị sử dụng cho đơn
hàng. Nhập kho nguyên vật liệu, vật tư khi nhà cung cấp giao. Xuất kho theo
yêu cầu sản xuất. Lưu trữ giấy tờ xuất nhập kho, theo dõi đồ nghề cá nhân của
công nhân.

Kế toán Lương: Theo dõi tình hình cán bộ, công nhân viên đi làm,
chấm công tính lương và thanh toán lương. Làm hợp đồng lao động, đăng ký
Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Kế toán Doanh thu: Ghi nhận các khoản doanh thu phát sinh, tính
toán tổng doanh thu. Ghi nhận các khoản giảm doanh thu (nếu có)


Kế toán Tổng hợp: Theo dõi nguyên vật liệu, số lượng chất lượng sản
phẩm, tính giá các thành phẩm... Tổng hợp tất cả các tài khoản.
3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty
Với đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh của Công ty, công tác
hạch toán kế toán giữ vai trò quan trọng, thực hiện đầy đủ chức năng kế toán
của mình, giám đốc quá trình hình thành, vận động và phát triển của tài sản.
Công tác kế toán tại Công ty đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của một
quá trình hạch toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán cho đến lập các
Báo cáo kế toán. Hình thức ghi sổ được Công ty vận dụng là hình thức
Nhật ký chung.
Nhật ký chung là hình thức kế toán đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với
quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 14 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Hiện nay công tác kế toán tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh được
thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành
ngày 20/3/2006.
Hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống chứng từ sử dụng tại Công ty
hiện nay được thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.
Bao gồm:
- Chứng từ về tiền: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có,
giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng...
- Các chứng từ bán hàng: Hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 15 -

Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Nhật ký chung
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng Cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ, phiếu giao hàng, phiếu nhận hàng, phiếu xuất kho.
- Chứng từ khác: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng
phân bổ tiền lương, bảng phân bổ nguyên vật liệu, dụng cụ...
Công ty áp dụng phương pháp Nhật ký chung để ghi sổ kế toán.
Hệ thống sổ kế toán của Công ty bao gồm các sổ sau: Nhật ký chung; Nhật ký
thu tiền, chi tiền, mua hàng, bán hàng; Sổ Cái; Sổ chi tiết các tài khoản;
Sổ kho, thẻ kho; Sổ quỹ, sổ phụ Ngân hàng
• Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:
Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư ngắn hạn có
tính thanh khoản cao, có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, có
thể chuyển đổi dễ dàng thành các khoản tiền được biết trước mà không cần
phải thông báo.
• Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá thấp hơn giữa
giá thành thực tế và giá trị thuần có thể thực hiện được (là giá bán ước tính trừ
chi phí bán hàng ước tính và sau khi đã lập dự phòng cho hàng hư hỏng, lỗi
thời và chậm luân chuyển). Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường

xuyên để hạch toán hàng tồn kho, giá trị được xác định như sau: Với nguyên
vật liệu, hàng hoá: giá vốn thực tế tính theo phương pháp bình quân gia
quyền. Với thành phẩm và chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: giá vốn
nguyên vật liệu và lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung có liên quan
được phân bổ dựa trên mức độ hoạt động bình thường.
• Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
- Nguyên giá TSCĐ gồm giá mua và những chi phí liên quan trực tiếp
đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới
tài sản cố định được vốn hoá và chi phí bảo trì sửa chữa được tính vào báo
cáo kết quả kinh doanh. Khi tài sản được bán hoặc thanh lý, nguyên giá và giá
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 16 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
trị hao mòn luỹ kế được xoá sổ và bất kỳ các khoản lỗ nào phát sinh do thanh
lý nhượng bán đều được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt
thời gian sử dụng ước tính của tài sản. Thời gian sử dụng ước tính như sau:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: 12 năm
+ Máy móc, thiết bị: 4-7 năm
+ Phương tiện vận tải truyền dẫn: 10 năm
+ Thiết bị dụng cụ quản lý: 4-7 năm
+ Tài sản cố định khác: 5 năm
Việc tính và trích khấu hao tài sản cố định tại Công ty được thực hiện
theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành.
• Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí khác: Chi phí trả
trước dài hạn là chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng với giá trị lớn và được
phân bổ vào kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian từ 4 đến 7 năm
• Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Các nghiệp vụ phát sinh bằng
đồng ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm tài sản
và công nợ có gốc ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá quy định vào ngày lập

bảng cân đối kế toán. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh
trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ được kết chuyển vào báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.
• Phương pháp tính thuế GTGT: Việc tính và hạch toán thuế giá trị gia
tăng tại Công ty được áp dụng theo phương pháp khấu trừ
• Các phương thức tiêu thụ: chủ yếu là chuyển hàng theo hợp đồng do
Công ty TNHH Ngọc Đỉnh chủ yếu là nhận gia công hàng may mặc.
• Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: D.thu được ghi nhận khi phần lớn rủi
ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hoá đã chuyển sang người mua.
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 17 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
• Nguyên tắc ghi nhận chi phí tài chính: Lãi tiền vay của các khoản vay
liên quan trực tiếp đến việc mua, xây dựng hay sản xuất những tài sản cần
một khoảng thời gian tương đối dài để hoàn thành và đưa vào sử dụng, được
cộng vào nguyên giá tài sản cho đến khi tài sản đã sẵn sàng để sử dụng. Lãi
vay được ghi nhận như một khoản chi phí trong năm tài chính.
• Hệ thống báo cáo kế toán sử dụng tại Công ty: Hệ thống báo cáo của
Công ty được lập và trình bày theo Chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam.
Hệ thống báo cáo tài chính năm mà Công ty cần phải lập bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Hàng ngày, Doanh nghiệp có báo cáo tình hình sử dụng quỹ Tiền mặt
và ngoại tệ, thu, chi, tăng giảm trong ngày do kế toán tiền mặt lập và gửi cho
các nhà quản lý. Báo cáo kho cũng được kế toán kho theo dõi và lập bảng
tổng hợp hàng ngày. Báo cáo ngày còn có báo cáo ở các xưởng sản xuất như:
kế hoạch sản xuất, đã sản xuất được bao nhiêu sản phẩm, còn lại kế hoạch là
bao nhiêu?... Báo cáo này phục vụ cho mục đích quản trị của Doanh nghiệp.
Hàng tháng, kế toán phải lập các báo cáo sau: Báo cáo tình hình

công nợ của khách hàng. Báo cáo thuế, Bảng kê xuất nhập khẩu.
Hồ sơ hoàn thuế được doanh nghiệp lập 2 lần một năm vào cuối quý 2
và cuối quý 4
Cuối năm, Doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính tổng hợp, xác định lỗ lãi
và nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước Việt Nam.
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 18 -
Chuyờn thc tp chuyờn ngnh
Chng II
thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm may gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
I. Khỏi quỏt chung v chi phớ sn xut v giỏ thnh sn phm ti Cụng ty
1. Chi phớ sn xut
Trong doanh nghip, chi phớ b ra cho khõu sn xut c gi l chi
phớ sn xut. Núi cỏch khỏc, chi phớ sn xut l ton b hao phớ v lao ng
sng cn thit, lao ng vt hoỏ v cỏc chi phớ cn thit khỏc m doanh
nghip phi chi ra trong quỏ trỡnh sn xut trong mt thi k nht nh, c
biu hin bng tin.
Phõn loi chi phớ sn xut:
Chi phớ sn xut cú rt nhiu loi, nhiu khon, khỏc nhau c v
ni dung, tớnh cht v cụng dng, vai trũ, v trớ... trong quỏ trỡnh kinh doanh.
thun li cho cụng tỏc qun lý v hch toỏn thỡ cn phi phõn loi chi phớ
sn xut.
Xut phỏt t nhng yờu cu v mc ớch ca qun lý, chi phớ sn xut
c phõn loi theo nhng tiờu thc khỏc nhau nh theo yu t chi phớ hoc
phõn loi theo khon mc chi phớ trong giỏ thnh sn phm.
phc v cho vic tp hp qun lý chi phớ theo ni dung kinh t ban
u thng nht ca nú m khụng xột n cụng dng c th, a im phỏt sinh
ca chi phớ, chi phớ c phõn loi theo yu t. Phõn loi theo yu t chi phớ
thỡ theo quy nh hin hnh ti Vit Nam, ton b chi phớ c chia ra lm
cỏc yu t nh sau:

- Yu t chi phớ nguyờn liu, vt liu
- Yu t chi phớ nhiờn liu, ng lc s dng vo quỏ trỡnh sn xut-
kinh doanh.
V Th Hng - Lp: K8-NQ - 19 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương
- Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận
tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục.
Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm ở Việt Nam bao gồm các khoản
mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên,
vật liệu chính phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo
sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các
khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân
xưởng sản xuất (trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp)
- Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến
tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những chi phí phát sinh liên
quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi xác định chi phí để tính giá thành thực tế sản phẩm thì
chỉ bao gồm ba loại chi phí là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Kế toán của Công ty TNHH Ngọc Đỉnh tiến hành phân loại chi phí theo
cách phân loại thứ hai, tức là phân loại chi phí theo khoản mục chi phí.
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 20 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Công ty TNHH Ngọc Đỉnh cũng giống như các công ty trong ngành
may mặc khác đều có một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp
theo kiểu chế biến liên tục (Cắt, may, là gấp, đóng gói) kết hợp với chế biến
song song bao gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau cấu thành. Kết quả sản xuất
của mỗi giai đoạn đều tạo ra bán sản phẩm và trở thành đối tượng chế biến
của giai đoạn tiếp theo.
Trong giai đoạn may, sản phẩm lại được chia nhỏ thành nhiều chi tiết
như: tay áo, thân áo, cổ áo,... và được giao cho nhiều người cùng sản xuất rồi
ghép nối thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng mới
xác định là thành phẩm.
Trong ngành thời trang may mặc thì kiểu dáng và chất lượng của sản
phẩm là những tiêu chí đầu tiên để cho khách hàng ra quyết định chọn lựa. Vì
vậy nếu sản phẩm thiếu một trong hai tiêu chí trên sẽ khó có thể tiêu thụ. Hiện
nay, vải vóc (nguyên vật liệu chính) trong nước sản xuất chưa đáp ứng được
tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài. Vì vậy mà Công ty chỉ thực hiện may
gia công còn nguyên vật liệu chính, một phần nguyên vật liệu phụ và mẫu
thiết kế là do khách hàng cung cấp theo đúng số lượng, chủng loại, phẩm chất
ghi trong hợp đồng. Chính vì vậy mà tỷ trọng khoản mục chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp chỉ chiếm khoảng từ 5%-10% tổng chi phí sản xuất của hàng
nhận gia công trong kỳ; chủ yếu là nguyên vật liệu phụ.
Khi chuyển nguyên vật liệu (vải, da thuộc...) cho Công ty thì khách
hàng đã tính toán định mức hao hụt của vật liệu và quy định cho Công ty thực
hiện trong Hợp đồng kinh tế.
Như vậy, với đặc điểm là một doanh nghiệp may gia công nên việc
tính giá thành sản phẩm thực tế ở Công ty chỉ là giá gia công sản phẩm
bao gồm các chi phí nguyên phụ liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí

sản xuất chung.
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 21 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.1. Chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp
Như trên đã trình bày, Công ty TNHH Ngọc Đỉnh la một công ty
chuyên may gia công, nguyên vật liệu chính là vải và da, một phần nguyên
phụ liệu là do bên đặt hàng cung cấp. Do vậy mà yếu tố nguyên vật liệu
trực tiếp không được đưa vào để tính giá gia công sản phẩm. Với nguyên
vật liệu chính này, kế toán chỉ theo dõi về số lượng, không theo dõi về mặt giá
trị, do đó không được hạch toán vào chi phí sản xuất phát sinh trong tháng.
Tuy nhiên, may mặc là một ngành cần rất nhiều nguyên phụ liệu như:
chỉ may, chỉ thêu, cúc, phécmăngtuya, ghim, thùng carton, túi nilon, phấn...
Những phụ liệu này trong nước có thể đáp ứng. Vì vậy mà khoản mục chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp được thay thế bằng chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp.
Chỉ may có rất nhiều loại như: chỉ may 210 D/2, chỉ may 210 D/3, chỉ
may 40S/2, chỉ may 60S/3, chỉ may 30S/3...
Thùng Carton cũng có rất nhiều loại như: Carton 800x650x450,
650x550x500, 900x630x400, 850x630x350...
Túi PE để đựng sản phẩm: túi PE vát in 70x100, túi PE kẹp miết 12x18,
túi PE vát không in 60x140, túi PE vát in 5 lần 71x86...
1.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho
công nhân trực tiếp sản xuất, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như
lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra còn
bao gồm cả chi phí các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội,
Bảo hiểm y tế được tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ quy định với số
tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.
Ngoài những chi phí liên quan đến công nhân trực tiếp sản xuất
được đưa vào chi phí nhân công trực tiếp thì tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
còn có thêm một khoản mục nữa, đó là chi phí thuê gia công bên ngoài.

Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 22 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Khi có nhiều đơn đặt hàng mà năng lực sản xuất của Công ty không đáp ứng
được thì tất yếu phải thuê ngoài. Chi phí thuê gia công ngoài được tính vào
chi phí nhân công trực tiếp của Công ty để tập hợp tính giá thành.
1.3. Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất
ra một sản phẩm sau chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng,
bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
Trong một doanh nghiệp may gia công thì chi phí nhân công trực tiếp
có giá trị lớn nhất sau đấy là chi phí sản xuất chung. Công ty TNHH
Ngọc Đỉnh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chi phí sản xuất chung của
Công ty được tập hợp từ các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương của nhân viên
quản lý phân xưởng.
- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của
nhân viên quản lý phân xưởng.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng
- Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn
- Chi phí khác mua ngoài bằng tiền mặt
- Chi phí cho hàng gia công ngoài
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại công ty:
Đối với các doanh nghiệp khi kế toán chi phí sản xuất thì phải làm sao
xác định được đối tượng kế toán chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định đối tượng kế toán chi phí
sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình
kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp.
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 23 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất như phần trên đã trình bày
kết hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty là thực hiện gia công những
đơn hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn nên các phân xưởng được
giao nhiệm vụ sản xuất từng mã hàng với kích cỡ khác nhau. Do đó, Công ty
đã xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, trong đó
lại chi tiết cho từng loại mã hàng.
Đối với những chi phí nào liên quan đến một mã sản phẩm, kế toán sẽ
căn cứ vào số liệu trên các chứng từ để tập hợp trực tiếp cho mã sản phẩm đó.
Đối với những chi phí có liên quan đến nhiều mã sản phẩm như chi phí
sản xuất chung, kế toán sẽ tập hợp lại rồi phân bổ cho từng mã hàng theo
thời gian làm ra một sản phẩm. Công việc hạch toán được kế toán của công ty
tập hợp và tính theo kỳ kế toán tháng.
2. Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản
hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng
công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Nói cách khác, giá thành sản phẩm
là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hay một đơn vị sản phẩm
(công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả
sử dụng tài sản, vật tư, lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như
tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kĩ thuật và công nghệ mà
doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm là căn cứ quan trọng để định giá bán thành phẩm,
xác định kết quả sản xuất kinh doanh của hoạt động sản xuất.
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 24 -
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Phân loại giá thành sản phẩm:
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá
thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét

dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như
trên thực tế, ngoài các khái niệm giá thành xã hội, giá thành cá biệt, còn có
khái niệm giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ, v.v...
Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành
được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế:
- Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh
trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của
kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định
mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên,
khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình
quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định
mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng
thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá
thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi
phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình
sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
sản phẩm.
Xét theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành
sản xuất và giá thành tiêu thụ:
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả
những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong
Vũ Thị Hương - Lớp: K8-NQ - 25 -

×