Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Chuyên đề vài trò của khoa học công nghệ đối với kinh tế thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.28 KB, 37 trang )

Chuyên đề : VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ ĐỐI
VỚI KINH TẾ THẾ GIỚI
Mục lục
Danh mục viết tắt i
Lời mở đầu……………………………………………………………………….1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1 Bản chất của sự phát triển kinh tế
1.1.1 Thế nào là phát triển kinh tế………………………… …….………… 2
1.1.2Phát triển kinh tế bền vững …… 2
1.1.3 nền kinh tế tri thức……………………………………………………… …….3
1.2 lý luận chung về khoa học-công nghệ
1.2.1 khoa học……………………………………………………………… …… 4
1.2.2 công nghệ………………………………………………………………….….…4
1.2.3mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ………………………… …….…4
1.3Phát triển và đổi mới khoa học-công nghệ
1.3.1 Quá trình phát triển của khoa học-công nghệ thế giới ……………… …5
1.3.2. Đổi mới công nghệ……………………………………………………… 6
Chương 2 : ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI
KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
2.1Vai trò của khoa học- công nghệ đối với kinh tế thế giới:
2.1.1Khoa học công nghệ đã mở ra khả năng mới về kết quả sản xuất và năng
suất lao động thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế …………………………7
2.1.2Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ……… 8
2.1.3 Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại – Yếu tố tiền đề chủ
yếu của kinh tế tri thức………………………………………………………………8
2.1.4 Khoa học và công nghệ thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế
và hội nhập kinh tế quốc
tế………………………………………………………… 9
2.1.5 Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế thị


trường……………………………………………………………………………….10
2.2 Các cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại và đặc điểm:
2.3 Thành tựu của khoa học-công nghệ đối với kinh tế thế giới và của Việt
Nam :
2.3.1) Thành tựu của khoa học-công nghệ đối với kinh tế thế giới…………10
2.3.2) Thành tựu của khoa học-công nghệ đối với kinh tế Việt Nam …… 12
Chương 3 : XU THẾ CỦA THẾ GIỚI TRONG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC-
CÔNG NGHỆ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
3.1) Làm thế nào để đánh giá đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự
phát triển kinh tế? Xu hướng của thế giới trong đầu tư phát triển công nghệ
3.1.1) Làm thế nào để đánh giá đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự
phát triển kinh tế? 15
3.1.2) Xu thế của thế giới trong phát triển khoa học- công nghệ………… 16
3.2) Việt Nam với sự phát triển khoa học –công nghệ
3.2.1) Quan điểm của nước ta về việc đầu tư phát triển khoa học-công
nghệ…………………………………………………………………………………18
3.3.2) Các chính sách của Đảng và Nhà nước ta đầu tư chokhoa học-công
nghệ nhằm phát triển kinh tế ……………………………………….… 19
3.2.3) Tác động của khoa học công nghệ tới phát triển kinh tế của Việt
Nam………………………………………………………………………………….25
Kết luận :
Tài liệu tham khảo:
Danh mục chữ viết tắt
STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa Tiếng Việt
1 IMF International Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ thế giới
2 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
3 OECD Organization for

Economic Co-operation
and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế
4 WB World Bank Ngân hàng thế giới
5 NIC
S
Newly Industrialized
Countries
Nước công nghiệp mới
6 TFP Total Factor Productivity Năng suất yếu tố tổng
hợp
7 ICOR Incremental Capital -
Output Rate
Hệ số sử dụng vốn, hay hệ
số đầu tư tăng trưởng
8 EU European Union Liên minh châu Âu
i
i
LỜI MỞ ĐẦU
Các Mác từng nói: “ Khoa học là tinh hoa của tiến trình phát triển chung của
lịch sử. Hơn thế nữa, đó là đòn bẩy mạnh mẽ của lịch sử, là một lực lượng cách
mạng, theo ý nghĩa chính xác nhất của từ đó”.Lịch sử phát triển của xã hội loài
người đã chứng minh điều đó là đúng.
Ngay từ thế kỉ XVII, khoa học đã từng bước đưa ngành trồng trọt chăn nuôi
trở thành cốt lõi của nền kinh tế nông nghiệp, phát triển chủ yếu dựa vào tài
nguyên thiên nhiên. Đến giữa thế kỉ XVII, nền kinh tế công nghiệp bắt đầu được
hình thành. Từ đó đã có hai cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra nhờ sự phát triển
vượt bậc của khoa học kĩ thuật, được đánh dấu bằng sù ra đời của máy hơi nước và
máy phát điện. Và đặc biệt, với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đầu thế kỉ XX,

loài người đã đi sâu nghiên cứu thế giới từ vi mô đến vĩ mô, tất cả những sự vật
nằm ngoài khả năng quan sát của giác quan con người. Cuộc cách mạng khoa học
kĩ thuật đó tất yếu sẽ dẫn đến cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất mà ngày nay
chúng ta gọi là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, bắt đầu vào
khoảng sau đại chiến thế giới lần thứ hai. Có thể nói với sự phát triển của khoa
học-công nghệ đã khiến kinh tế thế giới tăng trưởng vượt bậc, nâng lên tầm cao
mới, đóng vai trò “đòn bẩy” cho nền kinh tế…
Trên thế giới, nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ. Điển
hình là Mĩ. Tháng 9 năm 2009, tổng thống Mĩ đã ban hành Chiến lược đổi mới,
cam kết trên 100 tỷ USD đầu tư vào giáo dục, y tế, khoa học công nghệ; tăng gấp
đôi ngân sách nghiên cứu của các cơ quan khoa học chủ chốt.

Từ xa xưa, cha ông ta đã chỉ rõ hiền tài là nguyên khí của quốc gia; “Phi trí bất
hưng” Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III cách đây trên nửa thế kỷ,
Đảng ta đã đề cập đến 3 cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học-kỹ thuật là
then chốt. Các Nghị quyết tiếp tục sau đó cho đến nay, khoa học-công nghệ được
xác định là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để
phát triển kinh tế-xã hội

Vậy đâu là nguyên do khiến khoa học công nghệ nhận được sự quan tâm đầu
tư lớn như vậy? Vai trò của khoa học công nghệ là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu!

1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ
1.1. Bản chất của sự phát triển kinh tế
1.1.1) Thế nào là phát triển kinh tế?
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao
gồm tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh
tế và chất lượng cuộc sống.

Trong đó:
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế
diễn ra trong thời gian dài và ổn định.
- Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành,
thành phần kinh tế thay đổi. Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm
tương đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công
nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ.
- Chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ được cải thiện
và cao hơn: giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn,
môi trường sống được đảm bảo.
Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội
tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó.
1.1.2) Phát triển kinh tế bền vững
Ngày nay, các nền kinh tế trên thế giới đều hướng vào một mục tiêu chung: phát
triển kinh tế bền vững- sự phát triển mọi mặt trong hiện tại vẫn đảm bảo sự phát
triển trong tương lai. Quan điểm này được đưa ra lần đầu năm 1987 và được phát
triển một cách hoàn thiện, đầy đủ hơn trong Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về
phát triển bền vững năm 2012( Rio+20) tổ chức ở thành phố Rio de Janeiro
(Brazil) với nội dung: “ Phát triển bền vững là qúa trình phát triển có sự kết hợp
chặt chẽ hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện
các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường”.
1.1.3) Nền kinh tế tri thức
Thế giới đã và đang trải qua nhiều giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau: từ nền
kinh tế hàng hóa tự cung tự cấp, nền kinh tế hàng hóa tập trung( bao cấp), và gần
đây nhất, cũng là nền kinh tế phát triển nhất, nền kinh tế tri thức. Theo cách định
7
nghĩa của tổ chức quốc tế về hợp tác và phát triển kinh tế (viết tắt là OECD): Kinh
tế tri thức là một dạng hình kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri
thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của nền kinh tế nhằm tạo ra
của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Còn có thể định nghĩa đơn giản hơn: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó khoa
học, kĩ thuật và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố hàng
đầu quyết định việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển vọng phát triển.
Đặc điểm của kinh tế tri thức là vai trò ngày càng to lớn của những đổi mới liên tục
về khoa học và công nghệ trong sản xuất và vai trò chủ đạo của thông tin và tri
thức với tư cách là nguồn lực cơ bản tạo nên sự tăng trưởng và năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế.
Như vậy trong nền kinh tế tri thức, vấn đề không chỉ ở việc tạo ra tri thức, mà phải
thu nhận, sử dụng và truyền bá tri thức. Kinh tế tri thức không chỉ bao hàm duy
nhất các lĩnh vực lao động với công nghệ cao, sử dụng lao động có tri thức và lao
động có kĩ năng cao là chính, mà còn là quá trình tri thức xâm nhập và chi phối tất
cả mọi hoat động kinh tế. Nghĩa là không phải tất cả các ngành đều phải dựa trên
nền tảng công nghệ kĩ thuật cao, song điều chắc chắn là tất cả các ngành đều hoạt
động dưới sự chi phối của tri thức.Tóm lại, tri thức vừa là nội dung vừa là động lực
của nền kinh tế.
1.2. Lí luận chung về khoa học công nghệ
1.2.1. Khoa học
Khoa học là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức
dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ.
Các lĩnh vực trong khoa học được phân làm 2 nhóm chính: khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội.
Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên( cả đời sống sinh học).
Khoa học xã hội nghiên cứu hành vi con người và xã hội.
1.2.2. Công nghệ
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kĩ năng, bí quyết, công cụ và
phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm hay dịch vụ phục vụ đời
sống con người.
8
Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người
cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

1.2.3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Phải khẳng định rằng khoa học và công nghệ luôn có mối liên quan mật thiết với
nhau.
Khoa học tạo cơ sở lí thuyết và phương pháp cho ứng dụng, triển khai công nghệ
mới vào sản xuất, đời sống.Nếu khoa học nghiên cứu các sự kiện tự nhiên, từ ứng
dụng của các kiến thức khoa học để phát triển sản phẩm, tức kĩ nghệ, thì công nghệ
chính là vệc sử dụng các sản phẩm đã được “ kĩ nghệ hóa”.Thuật ngữ công nghệ
chính vì vậy mà được đặc trưng bởi các phát minh và cải tiến sử dụng các nguyên
lí đã được khoa học phát hiện gần nhất.
Ngược lại, công nghệ là cơ sở để tổng quát hóa những nguyên lí khoa học, taọ ra
những phương tiện làm khoa học có bước tiến dài.
1.3. Phát triển và đổi mới khoa học-công nghệ
1.3.1 Quá trình phát triển của khoa học-công nghệ thế giới :
Đầu thế kỷ XX, loài người đã tích lũy được một kho tàng trí tuệ về khoa học và kỹ
thuật đồ sộ. Các Mác (1818 - 1883) đã từng có một luận điểm nổi tiếng: “tri thức
xã hội phổ biến (được hiểu là khoa học - TVK) đã chuyển hóa thành lực lượng sản
xuất trực tiếp”. Tuy nhiên do điều kiện lịch sử lực lượng sản xuất phát triển không
đồng đều, không dưới 80 - 90% dân số thế giới vẫn sống trong nghèo nàn lạc hậu
và khoa học công nghệ vẫn chưa thực sự phát triển.
Khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn mới hiện nay bắt đầu phát triển mạnh từ
những năm 40 thế kỷ trước và đặc trưng rõ nét nhất từ khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên
chinh phục không gian vũ trụ (1957), tiếp đó là con người bay vào vũ trụ, đặt chân
lên mặt trăng, cũng như các công trình nghiên cứu vũ trụ khác đến nay hầu như là
chuyện “hàng ngày”. Được sự kích thích và sự hỗ trợ của công nghệ vũ trụ, các
ngành công nghệ mới với tầm cao mới liên tiếp ra đời, đặc biệt là công nghệ thông
tin, viễn thông, công nghệ năng lượng tái tạo,… với những phát minh kỳ diệu như
lade (1967), truyền hình qua vệ tinh nhân tạo (1964), tổng hợp gien (1973), mạch
tổ hợp cho (1965), máy tính điện tử, máy tính điện tử sinh học dựa trên cấu tạo bộ
1
óc con người (1994), bộ vi xử lý (1971), rệp điện tử, máy gia tốc, v.v…

1
9
Có thể nói từ nửa cuổi thế kỷ XX, con người đã mở rộng thêm tầm nhìn, thực sự
nối thêm cánh để bay và làm việc trong không gian bao la, đã làm cho không gian
thu hẹp khoảng cách, con người xích lại gần gũi nhau hơn, cuộc sống tốt đẹp, sôi
nổi hơn, khối óc, sâu rộng hơn, hiểu biết thế giới khách quan khám phá quá khứ
lịch sử cũng như dự đoán tương lai xác thực hơn(1)…
Đến cuối thế kỷ XX, phải khẳng định rằng nền sản xuất xã hội đang biến đổi sâu
sắc, mạnh mẽ cả về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động, tạo nên một sự
phát triển nhảy vọt, một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại sang một thời đại
kinh tế mới (thường gọi là thời đại kinh tế tri thức), quá độ sang một nền văn minh
mới (thường gọi là nền văn minh trí tuệ) mà nguyên nhân và động lực chính là
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới (2) hình thành từ mấy chục năm qua.
Thời gian ra đời những thành tựu khoa học công nghệ đang được rút ngắn dần, và
những thành tựu khoa học công nghệ mới ra đời ngày càng có ý nghĩa thực tiễn cao
hơn đối với thế giới.
1.3.2. Đổi mới công nghệ
Cùng với việc ngày càng xuất hiện nghiều thành tựu khoa học công nghệ, trong
thời đại hiện nay, đổi mới công nghệ là xu hướng tất yếu, là con đường ngắn nhất
dẫn tới sự thành công của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không
có những hoạt động nhằm đổi mới công nghệ thì chắc chắn hệ thống công nghệ,
dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế
thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe
doạ. Đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao
chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng
hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm
việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu
đến môi trường. Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất
lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được ưu
thế vững vàng trên thị trường cạnh tranh.

(1) Tháng 4/1992 vệ tinh nhân tạo Cobe (người thám hiểm nền vũ trụ) truyền về trái đất hình ảnh vũ trụ khi
mới hình thành sau vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 15 tỷ năm. Các nhà khoa học hy vọng trên các máy(1)
Tháng 4/1992 vệ tinh nhân tạo Cobe (người thám hiểm nền vũ trụ) truyền về trái đất hình ảnh vũ trụ khi
mới hình thành sau vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 15 tỷ năm. Các nhà khoa học hy vọng trên các máy
gia tốc năng lượng lớn có thể tái tạo lại sự ra đời của vũ trụ (Almanach những nền văn minh thế giới - NXB
Văn hóa - Thông tin, 1997, trang 1932).
(2) Còn gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ ba, động lực chính là khoa học và công nghệ, hình
thành từ giữa thế kỷ XX (cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần 1 (thế kỷ 18) bắt nguồn từ giai đoạn thay
thế lao động thủ công bằng lao động cơ giới. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần 2 (thế kỷ 19) tiêu
biểu là sản xuất điện năng và nền sản xuất đại cơ giới.
10
Chương 2 : ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI
KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
2.1. Vai trò của khoa học- công nghệ đối với kinh tế thế giới:
2.1.1) Khoa học công nghệ đã mở ra khả năng mới về kết quả sản xuất và năng
suất lao động, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế :
Khoa học công nghệ, thông qua việc tạo ra công cụ lao động và phương pháp
sản xuất mới, đã mở ra khả năng mới về kết quả sản xuất và năng suất lao động.
Đặc biệt, vai trò của khoa học công nghệ thể hiện rõ ràng hơn ở chỗ: một mặt
khoa học công nghệ kích cầu, mặt khác nó tăng cung thông qua việc tăng năng
suất. Từ đó sản lượng cân bằng tăng , làm tăng thu nhập bình quân, cải thiện
mức sống con người.
Khoa học và công nghệ đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm
nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ
tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm,…Nhiều sản phẩm
mới ra đời phong phú, đa dạng, đa năng, mẫu mã đẹp, kích thước nhỏ nhẹ hơn.
Chu kỳ sản xuất cũng được rút ngắn đáng kể.
Theo phân tích gần đây của Ngân hàng thế giới( WB) ở 38 quốc gia và khu vực,
tiến bộ công nghệ đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển,
hơn 30% ở các nước đang phát triển

Theo một số số liệu thống kê :
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 1990 so 1982 tăng 28,5% - khối
lượng thương mại thế giới tăng 57,9% (IMF 10/1990).
+ Trong 5 năm đầu thế kỷ XXI, GDP của thế giới tăng 40,5% (44 nghìn tỷ
USD/31,6 nghìn tỷ USD - Niên giám thống kê/ TCTK 2006).
+ Thế kỷ XVIII, một nước muốn công nghiệp hóa thường mất 100 năm. Đầu
thế kỷ XX, còn khoảng 30 năm.Vào thập niên 70 - 80 rút xuống 20 năm.Thập
niên 90 chỉ còn trên dưới 10 năm (4).
Quãng thời gian cần thiết để tăng gấp đôi GDP theo đầu người đã được rút
ngắn một cách ổn định. Nếu như Anh mất 58 năm (kể từ 1780), Mỹ 47 năm (từ
1839), Nhật 34 năm (kể từ 1880) thì từ sau Đại chiến thứ hai, cuộc cách mạng
khoa học và công nghiệp lần thứ ba còn đẩy tốc độ này lên cao hơn như Brazin
18 năm, Indonesia 17 năm, Hàn Quốc 11 năm, Trung Quốc 10 năm(4).
11
2.1.2) Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
Sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho phân công lao động xã hội ngày
2
càng sâu sắc, phân chia nền kinh tế làm nhiều ngành nghề nhỏ hơn.
Đặc biệt, sự phát triển của khoa học công nghệ còn đánh dấu bước chuyển dịch
mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế:
- Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp dịch vụ.
- Trong nội bộ mỗi ngành cũng có sự thay đổi đáng kể: mở rộng quy mô sản
xuất nhẵng ngành áp dụng trình độ khoa học công nghệ cao, giảm dần những
ngành sử dụng lao động chân tay. Lao động tri thức ngày càng chiếm tỉ trọng
lớn, đô thị hóa với tốc độ nhanh dần đều.
Như vậy, nếu những năm trong quá khứ, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới
đều phát triển nông nghiệp thì hiên tại nền kinh tế đã chuyển mình sang nền
kinh tế thị trường nhiều thành phần với sự lên cao của ngành công nghiệp- dịch
vụ và các ngành kinh tế thông minh. Đó là thực tế, và không có một biểu hiện
nào khác hơn có thể chỉ rõ tác động của KH- CN lên sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế rõ ràng hơn thế!
2.1.3) Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại – Yếu tố tiền đề chủ
yếu của kinh tế tri thức
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được mở đầu bằng công nghệ
thông tin (CNTT). CNTT là nhân lõi của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại, nó phản ánh giai đoạn phát triển mới về chất của sản xuất trong
đó hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu trong sản phẩm.
CNTT bao gồm từ phần cứng như chế tạo các mạch vi điện tử, các máy vi tính,
máy siêu tính các dây chuyền sản xuất tự động hóa, các thiết bị ngoại vi cho
đến các phần mềm ứng dụng và các phần mềm hệ thống. Một phần quan trọng
nữa trong CNTT phải kể đến là các loại thiết bị viễn thông, điện tử công nghiệp,
điện tử tiêu dùng Mạng máy tính và internet đã và đang trở thành hệ thống
huyết mạch quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội. Năm
1993 đã có 1 triệu người nối mạng, đến tháng 3 – 2000 số người dùng đã lên tới
2 Sổ tay Báo cáo viên về Đại hội IX Đảng CSVN. Trung tâm thông tin công tác tư tưởng/Ban Tư tưởng văn
hóa Trung ương - 2001.
(4) Almanach những nền văn minh thế giới 1997 (trang 1943).
12
280 triệu. Rõ ràng là mạng internet không còn là một phương tiện kĩ thuật thuần
túy mà đã thành một môi trường mới cho mọi hoạt động của con người và có
tác động rất lớn đến sự chuyển biến nhanh chóng của đời sống con người trên
khắp hành tinh.
Thứ đến là công nghệ sinh học (CNSH), đây là một bước đột phá vào thế giới
đầy bí ẩn của sự sống.Nó bắt đầu bằng việc khám phá ra các phân tử hình xoắn
kép (ADN). Công nghệ cao này đã tạo ra một tiềm năng vô tận cho sản xuất ra
các loại lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các vật liệu công nghiệp
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Cùng với CNTT và CNSH là một loạt các công nghệ cao khác: công nghệ vật
liệu mới, công nghệ năng lượng công nghệ hàng không – vũ trụ Nhiều loại vật
liệu mới với các tính năng ưu việt không thể tìm thấy trong tự nhiên đã được tạo

ra: vật liệu tổ hợp, vật liệu com-pô-zit, các chất bán dẫn Nhiều nguồn năng
lượng mới được tạo ra để thay thế các nguồn năng lượng tự nhiên sắp cạn kiệt,
đặc biệt là năng lượng nguyên tử. Đáng chú ý là công nghiệp hàng không - vũ
trụ với triển vọng đưa con người đến với các hành tinh khác trong vũ trụ
Nhờ các công nghệ cao đó, nền kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng chưa từng
có. Ngày nay, tổng sản phẩm của thế giới ước tính khoảng 30.000 tỉ USD, nghĩa
là gấp khoảng 123 lần so với tổng sản phẩm thế giới những năm 50( 1300 tỉ
USD). Có thể nói, bộ phận cách mạng nhất tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng
dư của lực lượng sản xuất to lớn của loài người ngày nay là khoa học công
nghệ.Các Mác đã dự báo rằng khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
và đã trở thành hiện thực.Chính điều đó đã tạo tiền đề cho sự hình thành kinh tế
tri thức.
2.1.4)Khoa học và công nghệ đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội
nhập kinh tế quốc tế
Sự phát triển của khoa học công nghệ làm thay đổi căn bản nền tảng cơ sở và
phương thức giao dịch giữa các nước trên thế giới. Nền công nghệ cơ khí về cơ
bản vẫn là một nền công nghệ có tính quốc gia, vì nó luôn phải lấy thị trường
trong nước làm chính.Hiệu năng của nền công nghệ cơ khí chưa cho phép các
quan hệ kinh tế quốc tế có thể phát triển xa hơn xét về mặt hiệu quả kinh tế.
Nhưng trong những thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin và vận tải đã có
những tiến bộ vượt bậc, đã làm giảm chi phí vận tải quốc tế xuống cả chục lần
và giảm chi phí liên lạc viễn thông xuống tới vài trăm lần.Tiến bộ khoa học-
công nghệ này đã có tác động cực kỳ quan trọng đến toàn bộ các quan hệ kinh
13
tế quốc tế, nó đã biến các công nghệ có tính quốc gia thành công nghệ toàn cầu.
Các công nghệ sản xuất xe máy, ô tô, máy tính điện tử, máy bay đã ngày càng
có tính toàn cầu sâu rộng. Tính toàn cầu này đã thể hiện ngay từ khâu sản xuất
(được phân công chuyên môn hoá ở nhiều nước) đến khâu phân phối (tiêu thụ
toàn cầu). Những công nghệ ngay khi ra đời đã có tính toàn cầu như công nghệ
vệ tinh viễn thông đã hiện diện. Chính khoa học-công nghệ sáng tạo ra những

ứng dụng rộng rãi cho nhiều quốc gia, góp phần cho sự đẩy mạnh quá trình toàn
cầu hoá. Nhờ có công nghệ phát triển, sự hợp tác giữa các quốc gia, các tập
đoàn có thể mở rộng từ sản xuất đến phân phối dịch vụ trên phạm vi toàn cầu,
những quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau cùng có lợi phát triển.
Toàn cầu hóa là xu thế khách quan gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất
xã hội, lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Bản chất khách quan
của toàn cầu hóa được quy định bởi tính tất yếu khách quan của quá trình quốc
tế hóa.Những phát kiến địa lý, giao thông vận tải đã mở ra cơ hội cho quá trình
quốc tế hóa kinh tế vào thế kỷ XV, nhưng tiến trình này chỉ thực sự tăng tốc sau
khi cách mạng công nghiệp ở Anh. Quá trình quốc tế hóa mang tính tất yếu
khách quan, do đòi hỏi của bản thân nền sản xuất, đặc biệt là do sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Cách mạng khoa học-công nghệ tạo tiền đề cho bước
quá độ từ cơ sở vật chất-kỹ thuật truyền thống sang cơ sở vật chất-kỹ thuật hoàn
toàn mới về chất ở một số nước kinh tế phát triển.
Làn sóng khoa học công nghệ ngày càng trở nên phổ biến, trình độ khoa học
công nghệ ngày cao với khả năng ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực
đời sống. Việc hợp tác khai thác, sử dụng công nghệ làm cho các nước phụ
thuộc vào nhau nhiều hơn. Các làn sóng phát triển khoa học công nghệ là chất
xúc tác làm cho quan hệ giữa các quốc gia xích lại gần nhau hơn.Thành tựu
khoa học công nghệ dường như xóa nhòa dần biên giới địa lý của từng quốc
gia, làm cho khoảng cách không gian trên thế giới càng co hẹp giữa các châu
lục. Toàn cầu hoá ngụ ý tầm quan trọng ngày càng giảm của các đường biên
giới quốc gia và sự tăng cường những đặc tính lan toả ra ngoài biên giới bắt
nguồn từ một nước, hoặc một khu vực nhất định .Tức là, sự phụ thuộc lẫn nhau
phải đến mức toàn diện và vai trò của các đường biên giới quốc gia giảm dần.
Nhờ có nhiều thành tựu khoa học-kỹ thuật, nhiều phát kiến địa lý và khai phá
các thị trường mới ở các châu lục, các nguồn lực và dòng sản phẩm được lưu
chuyển khắp toàn cầu.“Vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu
thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu.Nó phải xâm nhập vào
khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi. Do bóp

14
nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của
tất cả các nước mang tính chất thế giới”
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, loài người đang
từng bước tiến vào kinh tế tri thức, lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội
hóa cao độ, phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, quốc tế hóa nền
kinh tế và đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển, đồng thời tạo
ra những phương tiện có hiệu quả đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.
2.1.4) Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế thị
trường:
Nếu đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp, hay nói cách khác, là nền kinh tế
cũ, là nền kinh tế mà tự cung tự cấp là một đặc trưng lớn, thì nền kinh tế tri thức
– nền kinh tế thị trường đề cao sức cạnh tranh hàng hóa.
Những ngành nghề đa dạng đã đa dạng hóa sản phẩm.Càng ngày người người ta
càng có nhiều sự lựa chọn hơn.Chưa nói đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, chỉ
riêng việc tồn tại trong thị trường khắc nghiệt đã là thách thức lớn đối với mỗi
doanh nghiệp. Để vượt qua điều này, doanh nghiệp phải đưa sức cạnh tranh
hàng hóa lên mức tối đa, và khoa học công nghệ đã làm rất tốt điều đó: giảm chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn nâng cao chất lượng sản
phẩm.Và như một lẽ tất nhiên, điều đó đã thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát
triển.
2.2. Các cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại và đặc điểm :
Thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng kỹ thuật. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần
thứ nhất diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm cuối thế kỷ XVIII và hoàn
thành vào những năm 50 đầu thế kỷ XX với nội dung chủ yếu là cơ khí hóa,
thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Cuộc cách mạng
kỹ thuật lần thứ hai còn gọi là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,
xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX.
Vào giữa những năm 80 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại chuyển sang giai đoạn mới- giai đoạn đã và đang có nhiều quan

điểm khác nhau khi đặt tên gọi cho nó. Có người cho rằng đó là giai đoạn công
nghiệp siêu dẫn; có ý kiến cho là giai đoạn vi điện tử; ý kiến khác lại cho là giai
đoạn tin học hoá; các nhà tương lai học gọi là giai đoạn văn minh trí tuệ, và
15
theo họ nền văn minh này diễn ra sau nền văn minh nông nghiệp và nền văn
minh công nghiệp.
Mặc dù có thể còn có ý kiến khác nhau, song nhiều ý kiến nhất trí cho rằng,
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiên đại kể trên có hai đặc trưng chủ
yếu:
- Một là, thời gian cho một phát minh mới của khoa học - công nghệ ra đời thay
thế cho phát minh cũ có xu hướng rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng vào sản
xuất và đời sống ngày càng mở rộng. Vì vậy, đòi hỏi cần được kết hợp chặt chẽ
giữa chiến lược khoa học - công nghệ với chiến lược kinh tế - xã hội.
- Hai là, khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (bao
gồm cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội -nhân văn ) do con người tạo ra và
thông qua con người tác động trở lại đời sống kinh tế, xã hội. Vì vậy, nó đòi hỏi
cần phải có chính sách đầu tư cho khoa học - công nghệ một cách thích ứng.
Trong giai đoạn hiện nay, khoa học và công nghệ luôn gắn bó chặt chẽ với
nhau: khoa học là tiền đề trực tiếp của công nghệ và công nghệ lại là kết quả
trực tiếp của khoa học. Vì vậy ở nước ta hiện nay nâng cao năng lực và hiệu quả
hoạt động của khoa học và công nghệ là tùng bước tạo tiền đề cho kinh tế tri
thức ra đời.
2.3. Thành tựu của khoa học-công nghệ đối với kinh tế thế giới và của Việt
Nam :
2.3.1) Thành tựu của khoa học-công nghệ đối với kinh tế thế giới :
Từ trước đến nay nền kinh tế thế giới vẫn đang hoạt động chủ yếu dựa vào
những cơ sở vật chất - kỹ thuật truyền thống.Trước yêu cầu phát triển của giai
đoạn mới, cơ sở này ngày càng tỏ ra không đáp ứng được. Tại các nước công
nghiệp phát triển, kỹ thuật cơ khí hoá đã đạt trình độ cao và phổ biến, các
nguồn năng lượng dựa trên cơ sở sử dụng nguyên liệu rắn và lỏng, các vật liệu

kim khí… đều đã được tận dụng cao độ và nguồn cung cấp chúng ngày càng
hạn chế. Các quá trình công nghệ không liên tục ngày càng không đáp ứng các
yêu cầu phát triển, không gian lục địa đã tỏ ra không đủ cho một nền kinh tế thế
giới trong tương lai…
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo nên sự thay đổi to lớn
trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội, cụ thể là:
16
- Về năng lượng: ngoài những dạng năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủy
điện) ngày nay đã và đang chuyển sang lấy dạng năng lượng nguyên tử là chủ
yếu và các dạng năng lượng "sạch" như năng lượng mặt trời, v.v
- Về tự động hóa: sử dụng ngày càng nhiều máy tự động quá trình, rô bốt, máy
công cụ điều khiển bằng số.
- Về công nghệ sinh học: được ứng dụng ngày càng nhiều trong công nghiệp,
nông nghiệp, y tế, hóa chất, bảo vệ môi trường… như kỹ thuật cuzin, công nghệ
vi sinh, kỹ thuật gen và nuôi cấy tế bào.
- Về vật liệu mới: chỉ chưa đầy 40 năm trở lại đây các vật liệu mới đã xuất hiện
với nhiều chủng loại rất phong phú và có nhiều tính chất đặc biệt mà vật liệu tự
nhiên không có được. Ví dụ: vật liệu tổng hợp (composit); gốm Zincôn hoặc
cácbuasilích chịu nhiệt cao…
- Về điện tử và tin học: đây là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, hấp dẫn đang được
loài người đặc biệt quan tâm, nhất là lĩnh vực máy tính diễn ra theo bốn hướng:
nhanh (máy siêu tính); nhỏ (vi tính); máy tính có xử lý kiến thức (trí tuệ nhân
tạo); máy tính nói từ xa (viễn tin học).
Thế kỷ XXI nền kinh tế trí tuệ đang được hình thành và phát triển. Đó là những
người máy công nghiệp sẽ thay thế bằng những người lao động. Các quá trình
lao động trí óc cũng được người máy thay thế. Các nguồn năng lượng mặt trời
và nhiệt hạch… sẽ phổ biến và thay thế cho những cho các nguồn năng lượng
hiện có. Các chất siêu dẫn, siêu cứng, siêu sạch, siêu bền… sẽ thay thế các vật
liệu truyền thống. Công nghệ vi sinh, công nghệ gen sẽ phát triển… Các công
nghệ liên tục sẽ được sử dụng rộng rãi. Không gian của nền kinh tế thế giới sẽ

được mở rộng đến đáy đại dương và vũ trụ … Khi đó nền sản xuất thế giới sẽ
đảm bảo cung cấp hàng hoá dồi dào với chi phí rất thấp, các khu vực sản xuất
vật chất sẽ thu hẹp lại nhỏ bé so với các khu vực kinh tế trí tuệ.
Các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ công nghiệp hoá cao coi khoa
học công nghệ là cốt lõi của biến đổi nền kinh tế. Các nước này áp dụng nhiều
biện pháp để dành được các ưu thế trong sáng tạo kỹ thuật công nghệ như: tăng
cường quản lý nhà nước về lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, thực hiện
kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ và tăng cường đầu tư nghiên cứu
khoa học, cải cách và chấn hưng giáo dục, bồi dưỡng và thu hút nhân tài, thành
lập các thành phố khoa học kỹ thuật cao.
Các nước phát triển, đặc biệt là Nhật Bản đã đạt được thành tựu kinh tế nổi bật
còn nhờ việc nhập bằng phát minh từ nước ngoài và đưa các bằng phát minh
này vào ứng dụng trong sản xuất. Nhật Bản trong 20 năm (1950-1970) đã nhập
17
11.606 bằng phát minh, vào những năm gần đây khối lượng các bằng phát minh
Nhật nhập vào còn nhiều hơn.
Việc chuyển nhượng các kỹ thuật trung gian và truyền thống ở các nước phát
triển sang các nước kém phát triển hơn. Nhờ đó mà các nước nghèo rút ngắn
được chu kỳ đổi mới kỹ thuật và thời gian hoàn vốn cho những kỹ thuật nhập
khẩu. Cách thứ hai là áp dụng kết cấu hai tầng trong công nghiệp.Tầng thứ nhất
gồm các xí nghiệp lớn, hiện đại.Tầng thứ hai gồm các xí nghiệp nhỏ và vừa
kém hiện đại hơn. Các kỹ thuật được xem là cũ luôn luôn được chuyển nhượng
từ tầng thứ nhất sang tầng thứ hai. Nhật Bản đã thành công trong việc chuyển
nhượng kỹ thuật trung gian và truyền thống theo cả hai cách này. Các nước
NICs hiện cũng đang tìm một tầng công nghiệp thứ hai ở các công nghiệp nước
kém phát triển hơn.
Hiện nay, khu vực dịch vụ ở các nước phát triển chiếm khoảng 50 – 60% dân số
lao động và 60 – 65% tổng số sản phẩm quốc dân, khu vực công nghiệp chỉ còn
chiếm khoảng 40% lao động, 30 -35% tổng sản phẩm quốc dân. Dự báo thế kỷ
XXI, khu vực dịch vụ ở các nước này có thể tăng 70 – 80% dân số lao động và

khu vực công nghịêp sẽ giảm đi tương ứng, mà trong đó tỷ trọng của những
ngành công nghiệp sản xuất ra hàng hoá có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao
tăng lên và tỷ trọng của những ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật trung
gian sẽ giảm đi.
2.3.2) Thành tựu của khoa học-công nghệ đối với kinh tế Việt Nam :
Xã hội càng phát triển càng chứng minh một điều rằng: Khoa học và công nghệ
(KH&CN) có vai trò ngày càng sâu sắc, tác động lớn đến nhịp độ tăng trưởng
kinh tế ở nhiều quốc gia. Những năm gần đây, thành quả của KH&CN, đặc biệt
là sự đổi mới công nghệ đã đem đến cho kinh tế, xã hội Việt Nam một diện mạo
mới.
Tăng khoảng 5 lần thu nhập bình quân đầu người
Theo tài liệu của TS Cù Chí Lợi, Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Khoa học - Xã
hội Việt Nam): Ở nước ta, trong thời kỳ 1998-2002, tỷ trọng đóng góp của yếu
tố KH&CN vào tăng trưởng GDP chiếm gần 23%, kéo mức thu nhập bình quân
đầu người từ vài trăm USD đạt ngưỡng 1.000 USD. Trong khi dân số không
ngừng tăng (từ hơn 50 triệu người năm 1979 lên hơn 85 triệu người năm 2009),
diện tích đất canh tác bị thu hẹp nhưng nhờ áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào
18
sản xuất, ngành nông nghiệp vẫn đóng góp hơn 65% vào tăng trưởng kinh tế
nước nhà.
Đưa kim ngạch xuất khẩu tăng hàng chục lần
Nhiều năm gần đây, những mặt hàng như: lúa gạo, thủy sản, hạt tiêu, cà phê,
cao su luôn đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam. Có kết quả này là
nhờ những đóng góp quan trọng của hoạt động KH&CN.Hàng nghìn giống, quy
trình sản xuất mới từ phòng thí nghiệm đã đến với người dân, được ứng dụng
rộng rãi, đã và đang trở thành đòn bẩy thúc đẩy phát triển KTXH.
Trong nông nghiệp, KH&CN đóng vai trò lớn trong lai tạo, nhân giống cây
trồng mới, tăng năng suất thay thế giống nhập ngoại. Nhiều công nghệ mới
được ứng dụng làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá
trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về

gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su. Đến nay, hơn 170 giống lúa được công nhận,
trong đó có nhiều giống lúa lai tốt như VL20, TH3-3, TH304, HY83, HYT92,
HYT100.90% diện tích đất được trồng bằng các giống lúa cải tiến. Năng suất
lúa bình quân năm 2007 đạt 49,5 tạ/ha, gấp 2,4 lần năm 1980 và Việt Nam từ
chỗ thiếu lương thực triền miên đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2
trên thế giới.
Trong thủy sản, các kết quả nghiên cứu về sản xuất giống, nuôi trồng và chế
biến thủy sản đã đạt trình độ tương đương của thế giới và khu vực; nâng kim
ngạch xuất khẩu lên 4,4 tỷ USD (2008), gấp 22 lần năm 1990. Các mặt hàng
thủy sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam bảo đảm yêu cầu về chất lượng thị
trường Nhật Bản, EU và Mỹ.
Với y tế, KH&CN đã nâng trình độ y học của nước ta lên ngang tầm với các
nước trong khu vực và thế giới. Đến nay, Việt Nam đã chủ động sản xuất được
9/10 loại vắc-xin phục vụ tiêm chủng mở rộng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong của
nhiều bệnh như bại liệt, viêm não… Các nhà khoa học cũng làm chủ nhiều quy
trình chẩn đoán, điều trị hiệu quả nhiều bệnh mới phát sinh, nguy hiểm như
SARS, cúm A/H5N1. Nhiều công nghệ kỹ thuật cao (xử lý tế bào gốc, tạo da để
chữa bỏng…), phác đồ điều trị tiên tiến đã được áp dụng trong chuyên khoa tim
mạch, sản, ngoại khoa.
Trong công nghiệp, KH&CN giúp cải tiến, đổi mới công nghệ của các ngành,
lĩnh vực và đang chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua. Việt Nam đã sản xuất
được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng; làm chủ công nghệ
19
đóng tàu trọng tải lớn… Từ kết quả nghiên cứu của một số chương trình
KH&CN trọng điểm, Việt Nam đã thiết kế, chế tạo thành công máy biến áp 220
kV - 250 MVA với giá thành thấp hơn giá nhập khẩu (khoảng 2 triệu USD so
với giá nhập khẩu 2,4 triệu USD).
Đóng góp của KH&CN đã kéo thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam từ
vài trăm USD đến ngưỡng 1.000 USD. Dù còn nhiều khó khăn nhưng không
thể phủ nhận một thực tế rằng, KH&CN đã và đang đóng góp thiết thực cho sự

phát triển KTXH, xứng đáng là nền tảng cho CNH, HĐH.
20
Chương 3 : XU THẾ CỦA THẾ GIỚI TRONG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC-
CÔNG NGHỆ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
3.1. Làm thế nào để đánh giá đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự
phát triển kinh tế? Xu hướng của thế giới trong đầu tư phát triển công
nghệ
3.1.1) Làm thế nào để đánh giá đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự
phát triển kinh tế?
Vấn đề làm thế nào có thể đánh giá tác động hay đánh giá sự đóng góp của
KHCN đối với phát triển kinh tế trong một quốc gia hoặc một ngành nào đó
luôn luôn là vẫn đề thời sự thu hút nhiều quốc gia, nhiều giới xã hội quan tâm
trong thập niên qua. Đo lường tác động của tiến bộ KHCN đối với phát triển
kinh tế, chính là đánh giá định lượng sự đóng góp của tiến bộ KHCN, là xác
định hiệu quả kinh tế và xã hội của đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển.
Đây không chỉ là nội dung quan trọng để phân tích tác động của nó đối với phát
triển kinh tế, mà còn cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng quy hoạch
phát triển kinh tế dài hạn, từng bước đưa hệ thống chỉ tiêu vĩ mô của niền kinh
tế quốc dân vào khảo nghiệm trong thực tế.
Trên thế giới vấn đề đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ đã và đang được
nhiều nước công nghiệp phát triển quan tâm, và các nước chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường cũng đang cố gắng xây dựng phương pháp luận phù hợp với
điều kiện của mình. Trong quá trình đổi mới hệ thống quản lý KHCN, nhiều tổ
chức quốc tế và các nước công nghiệp phát triển, và đặc biệt trong những năm
gần đây các nước XHCN (cũ) như Nga, Trung Quốc, v.v… rất quan tâm đến
công tác đánh giá trong quản lý. Ở Việt Nam, trong hướng dẫn xây dựng kế
hoạch 5 năm phát triển KHCN giai đoạn 1991 - 1996 đã đưa chỉ tiêu về sự đóng
góp của KHCN đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng sau đó do không có sự chỉ
đạo của các cơ quan hữu quan Nhà nước đối với nội dung nghiên cứu này, nên
vấn đề này bị lãng quên.

Trong những năm gần đây, nhiều chính khách trong Quốc hội, Văn phòng
Chính phủ và nhiều nhà lãnh đạo các Bộ/Ngành đã phát biểu công khai đòi hỏi
các nhà khoa học và các nhà quản lý phải nhanh chóng đưa ra phương pháp tính
toán và đánh giá sự đóng góp của tiến bộ KHCN đối với tăng trưởng kinh tế.
Nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thống, dù chỉ là những nét
phác thảo và tư tưởng chỉ đạo ban đầu.Sổ tay Báo cáo viên về Đại hội IX trang
32 (Hà Nội năm 2001) đã chỉ rõ khoa học và công nghệ một khi trong hiện thực
đã “trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” đặt ra sự cần thiết phải xây dựng một
hệ thống chỉ tiêu thống kê về KH&CN ngày càng hoàn chỉnh, có trình độ phản
21
ánh nhanh nhậy cao nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo “nền kinh tế phát triển với
nhịp độ nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
Thực tế ở nước ta chưa có hệ thống chỉ tiêu này, mặc dù đã có một số các chỉ
tiêu thống kê về tiềm lực khoa học và công nghệ cũng như về hoạt động
KHCN. Những chỉ tiêu trên được thu thập thiếu tính hệ thống, hơn nữa mới chỉ
phản ánh được những yếu tố “vật chất” như vốn, lao động và hoạt động khoa
học và công nghệ ở một thời điểm nhất định, chưa thường xuyên bao quát toàn
xã hội. Vì vậy tác dụng thúc đẩy sự tăng cường chỉ đạo, quản lý phát triển kinh
tế nói chung và phát triển khoa học và công nghệ còn bị hạn chế.
Vấn đề hiện nay là tiếp tục hoàn chỉnh những chỉ tiêu thống kê khoa học và
công nghệ đã có, đồng thời phải sớm xác định được những chỉ tiêu định hướng
vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế (tức là phần cống
hiến, phần hiệu suất của khoa học và công nghệ trong độ tăng trưởng kinh tế).
Đây là vấn đề khá phức tạp, khó khăn hơn nhiều bởi lẽ “tiến bộ khoa học”
thường tiềm ẩn (nằm gọn) trong máy móc (tư bản), trong “trí tuệ” của lao động,
không dễ tách bóc ra khỏi tư bản và lao động để đánh giá, thống kê, định
lượng.Đương nhiên do yêu cầu của cuộc sống cần phải sớm nghiên cứu đề xuất
một hệ thống chỉ tiêu khoa học và công nghệ hợp lý, thực thi cao cùng phương
pháp tính toán các chỉ tiêu đó phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tiếp cận thống kê

khoa học và công nghệ quốc tế và qua thực nghiệm, thực hành, tích lũy kinh
nghiệm sẽ điều chỉnh, bổ sung ngày càng hoàn chỉnh.
3.1.2) Xu thế của thế giới trong phát triển khoa học- công nghệ :
Để có thể thực hiện bước quá độ sang một nền kinh tế mới, các nước trên thế
giới dù thuộc chế độ chính trị nào cũng phải có những thay đổi về cơ sở vật chất
kỹ thuật và kiến trúc thượng tầng, nhưng theo cách riêng của mình. Bất cứ quốc
gia nào, muốn đạt được sự phát triển và tiến nhanh trên con đường hiện đại hoá
đều phải giải quyết hai vấn đề cơ bản:
Một là, tạo ra phát minh mới trên các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao (vi điện
tử, năng lượng, vật liệu, công nghệ) hoặc du nhập chúng và áp dụng nhanh
chóng vào sản xuất.
Hai là, chuyển nhượng sang nơi khác các kỹ thuật trung gian và truyền thống.
Hai vấn đề này có mối liên quan và đòi hỏi có sự phối hợp toàn cầu nếu không
chuyển nhượng các kỹ thuật trung gian truyền thống sang các quốc gia kém
22
phát triển hơn thì các tiến bộ kỹ thuật dù có đạt được cũng không có nơi sử
dụng hoặc việc áp dụng có nhiều hạn chế.
Các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ công nghiệp hoá cao coi khoa
học công nghệ là cốt lõi của biến đổi nền kinh tế. Các nước này áp dụng nhiều
biện pháp để dành được các ưu thế trong sáng tạo kỹ thuật công nghệ như: tăng
cường quản lý nhà nước về lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, thực hiện
kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ và tăng cường đầu tư nghiên cứu
khoa học, cải cách và chấn hưng giáo dục, bồi dưỡng và thu hút nhân tài, thành
lập các thành phố khoa học kỹ thuật cao.
Việc chuyển nhượng các kỹ thuật trung gian và truyền thống ở các nước phát
triển sang các nước kém phát triển hơn. Nhờ đó mà các nước nghèo rút ngắn
được chu kỳ đổi mới kỹ thuật và thời gian hoàn vốn cho những kỹ thuật nhập
khẩu. Cách thứ hai là áp dụng kết cấu hai tầng trong công nghiệp.Tầng thứ nhất
gồm các xí nghiệp lớn, hiện đại.Tầng thứ hai gồm các xí nghiệp nhỏ và vừa
kém hiện đại hơn. Các kỹ thuật được xem là cũ luôn luôn được chuyển nhượng

từ tầng thứ nhất sang tầng thứ hai. Nhật Bản đã thành công trong việc chuyển
nhượng kỹ thuật trung gian và truyền thống theo cả hai cách này. Các nước NIC
hiện cũng đang tìm một tầng công nghiệp thứ hai ở các công nghiệp nước kém
phát triển hơn.
Bước quá độ chuyển sang một nền kinh tế mới ở các nước kém phát triển. Để
xây dựng những ngành công nghiệp hiện đại cho nền kinh tế của mình đa số các
quốc gia đi theo hai hướng:
Một là, du nhập các kỹ thuật trung gian và truyền thống của các nước phát triển
trên cơ sở đó nhanh chóng bắt nhịp với trình độ hiện đại của nền sản xuất thế
giới. Nam Triều Tiên là nước đi theo con đường này.
Hai là, nhập các bằng phát minh sáng chế, nghiên cứu, ứng dụng chúng vào sản
xuất để tạo dựng cho mình một tầng công nghiệp hiện đại. Tầng công nghiệp
truyền thống được coi là tiền đề để áp dụng hướng thứ hai. Hướng thứ nhất
càng mở rộng, càng mạnh thì khả năng nghiên cứu ứng dụng và phát minh sáng
chế càng lớn.
Các nước đang phát triển hiện đứng trước một thách thức mới. Đó là lợi thế của
các quốc gia này về nguồn nguyên liệu, nhưng tỷ trọng giao dịch nông sản
phẩm khoáng sản trên thị trường thế giới ngày càng giảm do cách mạng khoa
học kỹ thuật công nghệ đang phổ biến. Vì vậy, các nước đang phát triển phải áp
dụng chính sách kinh tế mới, thực hiện chính sách mở cửa với bên ngoài, tham
23
gia cạnh tranh quốc tế, sử dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật và
dịch vụ quốc tế.
Những thay đổi về cơ cấu kinh tế thế giới dẫn tới những thay đổi về thị trường:
thị trường của hàng hoá có hàm lượng kỹ thuật cao và thị trường dịch vụ sẽ
ngày càng mở rộng, còn thị trường hàng hoá truyền thống sẽ ngày càng thu hẹp
và cạnh tranh để tiêu thụ ngày càng gay gắt.
Ví dụ cụ thể của một số nước trên thế giới về đầu tư cho khoa học công nghệ :
Đầu tư cho KH&CN của Hàn quốc tăng nhanh từ 378 triệu USD lên 5 tỷ USD,
tăng 13 lần.

Tại Trung Quốc, đầu tư cho KH&CN tăng mạnh từ 0,6% GDP (2001) lên
1,43% GDP (2007)
3.2. Việt Nam với sự phát triển khoa học -nghệ
3.2.1) Quan điểm của nước ta về việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ
Phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Khoa
học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được bước phát triển đột phá
về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ
chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường tiềm lực
khoa học và công nghệ quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ
phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các
cấp, các ngành.
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh
nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với thực thi pháp luật về sở
hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát
triển công nghệ, khuyến khích sáng tạo khoa học và công nghệ.
Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là mục tiêu, đồng thời là giải pháp
quan trọng để góp phần đưa khoa học và công nghệ Việt Nam sớm đạt trình độ
quốc tế. Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ phải được thực hiện tích
24
cực, chủ động, sáng tạo, bảo đảm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, bình
đẳng và cùng có lợi.
3.3.2) Các chính sách của Đảng và Nhà nước ta đầu tư chokhoa học-công nghệ
nhằm phát triển kinh tế
Hợp tác quốc tế về KH&CN đã trở thành một yếu tố quan trọng trong kinh tế
đối ngoại và phát triển KT-XH của nước ta trong giai đoạn hiện nay.Nó là

nguồn lực to lớn, cầu nối, kênh dẫn không thể thiếu được đối với hoạt động
KH&CN trong nước.Những năm gần đây, KH&CN nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể, một phần quan trọng là nhờ chính sách mở cửa của Đảng và
Nhà nước. Chúng ta đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè và các đối
tác trên thế giới. Đến nay, nước ta đã có quan hệ hợp tác về KH&CN với trên
70 nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Không những quy mô hợp tác được
mở rộng mà hình thức và nội dung hợp tác cũng đã trở nên đa dạng hơn, thiết
thực hơn với nhu cầu phát triển KH&CN và KT-XH của đất nước.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về khoa học –công nghệ :
• Phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền
vững. Khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được
bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng
trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
• Tập trung thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp tục đổi mới cơ
bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động
khoa học và công nghệ; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ
quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa
học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các
ngành.
• Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ quốc gia, các sản phẩm quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hóa,
huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tư
phát triển khoa học và công nghệ.
• Phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với thực thi pháp luật về
sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng
25

×