Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

slide thuyết trình Chuyên Đề Vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp trong phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.74 KB, 30 trang )

CHUYÊN ĐỀ TIẾP CẬN PTNT
Đề tài: “Vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp
trong phát triển nông thôn”

Giảng viên: PGS, TS. Trương Văn Tuyển
Học viên thực hiện: Phan Đình Thắng
I. Đặt vấn đề
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn
hiện nay, đồng thời nhu cầu cải vật chất của người
dân tăng cao. Việc các hộ sản xuất nông nghiệp liên
kết với nhau cùng hợp tác sản xuất là một yêu cầu
thực tiễn.
Xây dựng mô hình tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp
tạo thị trường cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Tạo bước đi thích hợp và cần thiết để người nông dân
làm quen với kinh tế thị trường, kinh tế tập thể, cùng
nhau chia sẻ rủi ro, đáp ứng được những lợi ích thiết
thực cả về kinh tế, xã hội của các thành viên và đảm
bảo lợi ích chung cho cộng đồng.
Đặt vấn đề
Mô hình hợp tác xã kiểu mới đã thay thế về cơ bản
các mô hình hợp tác xã cũ trước đây. Nhiều mô hình
hợp tác xã kiểu mới chuyển mạnh sang kinh doanh
tổng hợp, dịch vụ, liên doanh, liên kết với các tổ chức
kinh tế, các loại hình doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Thực tế đã khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế tập
thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta cũng như sự đóng góp vào tiến
trình phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam
trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế.
II. Mục tiêu chuyên đề.


- Tìm hiểu về HTX nông nghiệp trong giai đoạn
chuyển đổi nền kinh tế.
- Tìm hiểu một số vai trò của hợp tác xã nông
nghiệp trong sự phát triển nông nghiệp, nông
thôn.
III. Nội dung.
3.1. HTX trong giai đoạn chuyển đổi nền
kinh tế.
3.1.1. Đặc trưng cơ bản HTX nông nghiệp
trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế.
3.1.2. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
3.2. Những khó khăn và giải pháp cho hợp
tác xã nông nghiệp ở nước ta.
3.2.1. Những tồn tại khó khăn.
3.2.2. Một số giải pháp phát triển.
3.1.1. Đặc trưng cơ bản HTX nông nghiệp trong
giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế.
- HTX kiểu mới là hình thức hợp tác về kinh tế, dựa trên lý
thuyết lợi nhuận của kinh tế hộ, kinh tế trang trại tăng thì đó là
lợi nhuận của HTX được tăng lên. Vậy, đây là một yêu cầu tự
nguyện, tự thân cho nên họ tự ngồi lại với nhau, liên kết nhau
lại.
- HTX là tổ chức kinh tế dân chủ, do đó kinh tế hộ, chủ trang trại
họ tự nguyện liên hợp lại vì mục tiêu lợi ích chung vì thế họ
bình đẳng, cùng đồng tham gia quyết định mọi hoạt động kinh
tế chung. Để cùng có lợi, họ vào HTX là để tăng sức sản xuất
chung lên, tiết kiệm và ứng dụng thành tựu khoa học công
nghệ, chia sẻ rủi ro, do đó hiệu quả kinh tế tăng lên, lợi ích này
sẽ là của chung và sẽ được phân bổ tuỳ thuộc vào sự tham gia

đóng góp của từng chủ thể kinh tế tự chủ trong HTX.
3.1.1. Đặc trưng cơ bản HTX nông nghiệp trong
giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế.
-
Việc thiết lập HTX kiểu mới không làm mất đi tính tự
chủ vốn có của các bên tham gia, trái lại nó tăng
thêm sức mạnh tổng lực và phát triển được những
ưu thế của phương thức HTX.
- Như vậy, đặc trưng của HTX nông nghiệp - nông thôn
trong điều kiện mới đó là liên kết hợp tác của các chủ
thể kinh tế tự chủ (kinh tế hộ, kinh tế trang trại) đây là
hạt nhân và là nền tảng cơ bản của HTX kiểu mới
được thiết lập.
3.1.2. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- HTX là phương thức tất yếu trong lao động sản xuất và các
hoạt động kinh tế, gắn liền với sự phát triển kinh tế thì HTX bị
ràng buộc và qui định bởi sự tiến triển trong quá trình xã hội
hoá của hoạt động kinh tế và phải thích ứng với tiến trình phát
triển kinh tế đó. Vì vậy HTX phải tạo ra xung lực tăng năng suất
lao động và đạt hiệu quả kinh tế cao.
- HTX là hình thức thực hiện các quá trình hợp tác trong hoạt
động kinh tế. Mục tiêu của HTX là phát triển được sức sản xuất
xã hội, tiết kiệm lao động, tăng hiệu quả kinh tế, phải thích hợp
với các mối quan hệ kinh tế mới trong điều kiện mới.
3.1.2. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- HTX là việc liên kết nhau lại giữa các chủ thể kinh tế tự chủ
tạo ra sức mạnh mới, thông qua đó phát triển được kinh tế của
mình. Do đó, kinh tế HTX là tổ chức kinh tế tự nguyện của các

chủ thể kinh tế tự chủ. HTX kiểu mới phải thể hiện được bản
chất tự do lựa chọn phương thức hoạt động kinh tế trong điều
kiện kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế tự chủ có nhiều cách
để đạt tới mục đích kinh tế của mình. Như vậy, trong điều kiện
mới, các chủ thể kinh tế tự chủ có thể tham gia HTX hoặc
không, khi HTX không đáp ứng yêu cầu của họ.
(Ths. Nguyễn Quốc Tòng).

3.1.2. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Theo xu hướng chung của các cấp ngành nông nghiệp trong
những năm gần đây, hình thành các tổ dịch vụ nông nghiệp
phát triển rất mạnh. Các HTX nông, thủy sản ở khu vực ĐBSCL
cho rằng thành lập HTX làm đầu mối tiêu thụ nông sản hàng
hóa cho nông dân là hướng đi tất yếu, góp phần tạo việc làm
và giảm nghèo cho nông dân đồng bằng, nhất là trong tình hình
hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các HTX
nông nghiệp ở ĐBSCL còn thiếu thông tin thị trường, chưa có
khả năng tổ chức sản xuất theo đúng yêu cầu của các doanh
nghiệp, siêu thị. Các HTX nông nghiệp cần được tập huấn về
kỹ năng nghiên cứu thị trường, các tiêu chuẩn về chất lượng,
an toàn thực phẩm, đóng gói bao bì, thương hiệu để tổ chức
sản xuất hợp lý. (Theo TTXVN. vai trò HTX trong tạo việc làm
và giảm nghèo ở Đồng bằng Sông Cửu Long).
3.1.2. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Qua nhiều lần đổi mới, HTX ngày càng thể hiện rõ những thế
mạnh của mình trong phát triển kinh tế cũng như trong việc
cải thiện đời sống xã viên, góp phần vào sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với các nghề, các HTX

cũng đang có vai trò rất quan trọng. Thực tế cho thấy, các
HTX có khả năng tập hợp được năng lực của các doanh
nghiệp làng nghề, với tư cách pháp nhân có thể đứng ra
nhận những hợp đồng lớn, tạo nhiều việc làm cho các cơ sở
sản xuất, các hộ gia đình và xã viên. Ở một số làng nghề,
HTX còn đứng ra tổ chức đào tạo thợ mới, nâng cao tay nghề
cho xã viên, thực hiện các chế độ đãi ngộ để tiếp tục phát huy
tài năng của các nghệ nhân. HTX có điều kiện thuận lợi để
vay vốn ngân hàng hay huy động vốn từ các chương trình, dự
án quốc gia, các tổ chức và các nhân trong, ngoài nước. (H.
Trung).
3.1.2. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Ông Shil Kwan Lee, Tổng giám đốc Liên minh HTX
quốc tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương cho biết:
Liên minh HTX quốc tế là tổ chức lớn nhất trên thế
giới. Các HTX cung cấp 100 triệu việc làm trên toàn
thế giới. Ở Columbia, HTX sử dụng lao động cao
thứ 2 trên toàn quốc. Ở Mỹ, HTX sản xuất 13% tổng
sản lượng điện thương phẩm. HTX chiếm 50% thị
phần siêu thị ở Singapore Sử dụng HTX để giảm
nghèo là hướng đi bền vững, HTX có thể tạo môi
trường việc làm nhân văn và cho thu nhập cao.
3.1.2. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Theo ông Hoàng Ngọc Vĩnh - Vụ trưởng Vụ
Nông nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương:
HTX có vai trò quan trọng trong việc xóa đói
nghèo, HTX có thể đứng ra làm tín dụng, hỗ trợ
xã viên vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh,

giúp nâng cao thu nhập, để ổn định cuộc sống
của mình. Hơn thế, HTX còn là cầu nối để đưa
các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại ứng
dụng vào sản xuất, làm tăng năng suất cây
trồng, vật nuôi Đó chính là những hoạt động
thiết thực, hiệu quả mà HTX mang lại trong việc
xóa đói nghèo.
3.1.2. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Ở Việt Nam hiện có trên 300.000 tổ hợp tác, 17.133
HTX, 26 liên hiệp HTX, trong 5 năm vừa qua, trung
bình mỗi năm khu vực HTX đóng góp khoảng 8%
trong tổng GDP của cả nước. Ở bất cứ quốc gia nào,
HTX đều đóng vai trò quan trọng. Ở Việt Nam, người
nghèo chủ yếu tập trung sống ở vùng nông thôn, miền
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Song,
để xóa đói giảm nghèo cần phải xây dựng các tổ hợp
tác của nông dân nghèo, góp phần đưa nhanh các
tiến bộ khoa học đến với mọi người nông dân.
(Thứ trưởng Bộ NN&PTNT. Diệp Kỉnh Tần).
3.1.2. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Một kết quả nghiên cứu của Tổ chức lao động
quốc tế (ILO) đã chỉ ra rằng, chính khả năng hợp
tác giữa những người nghèo ở các địa phương
là cách tốt nhất để người nghèo học hỏi nhau,
tìm ra những giải pháp thoát nghèo. HTX không
phải là công cụ nhưng lại tạo ra những công cụ
phát triển kinh tế mà cá nhân không làm được
Vì vậy, để HTX tham gia xóa đói nghèo hiệu

quả, toàn diện, cần có sự tham gia của chính
phủ, các tổ chức, các nhà tài trợ và cả cộng
đồng. (Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam -
18/04/2006).
3.1.2. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Vai trò của hợp tác xã trong tiêu thụ hàng nông sản.
PGS, TS Phan Huy Đường, Đại học Quốc gia Hà Nội
cho rằng:
HTX là người đưa ra các định hướng sản xuất sát với nhu cầu
thị trường cho các nhà sản xuất nhằm cung ứng hàng hóa với
hiệu quả cao nhất. HTX đại diện cho cá nhân, hộ gia đình khi
tiêu thụ sản phẩm, ổn định một khối lượng lớn hàng nông sản
trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường. HTX có thể
trực tiếp bán hàng nông sản cho người tiêu dùng, có thể làm
trung gian giữa người sản xuất với các doanh nghiệp thương
mại bằng cách ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hoặc trực
tiếp ký hợp đồng xuất khẩu.
3.1.2. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
HTX là tổ chức trung gian có thể tập trung được một khối
lượng hàng hóa lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo
quy luật giá trị, ai là người cung ứng đại bộ phận hàng hóa trên
thị trường thì người đó có quyền định giá thị trường. Mặt khác,
khi có một khối lượng hàng nông sản trong tay, các HTX có
tiềm lực vật chất đủ mạnh để giành chiến thắng trong cạnh
tranh, tiết kiệm chi phí lưu thông.
Xây dựng và bảo vệ thương hiệu, xuất xứ hàng nông sản.
Khi tham gia thị trường, kể cả thị trường trong nước cũng như
thị trường quốc tế; hàng hóa có thương hiệu, nhất là thương

hiệu có uy tín thường được người tiêu dùng lựa chọn đầu tiên
và giá bán hàng hóa đó thường cao hơn hàng hóa cùng loại và
mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất kinh doanh. Hàng
nông sản Việt Nam rất đa dạng, do đó việc xây dựng thương
hiệu và xuất xứ hàng hóa là vấn đề cấp bách và cần thiết,
nhằm nâng cao uy tín và giá bán trên thị trường.
3.1.2. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện đi lên từ một nền sản
xuất nhỏ, sự hợp tác giữa những người sản xuất kinh doanh
riêng rẽ dưới nhiều hình thức đa dạng là một nhu cầu bức xúc
và xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển lực lượng sản
xuất. Khi bước vào thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn thì tính bức xúc của nền kinh tế hợp tác
càng rõ nét, giúp cho người sản xuất nhỏ có đủ sức cạnh tranh
chống lại sự chèn ép của các thành phần kinh tế khác. Thực
tiễn đã đòi hỏi phải xây dựng một hình thức kinh tế kiểu mới
phù hợp hơn với cơ chế mới của nền kinh tế. Cho đến nay,
HTX bước đầu thể hiện được vai trò quan trọng trong việc tiếp
thu, hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thúc
đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề nông
thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. (Theo BBT)
3.1.2. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, các HTX, đặc biệt là các HTX
nông nghiệp, thuỷ sản vẫn đóng vai trò quan
trọng, là nền tảng cho kinh tế hộ phát triển và
xây dựng một nông thôn mới giàu mạnh, văn

minh.
(Thứ trưởng, Nguyễn Ngọc Thuật).
3.2.1. Những tồn tại khó khăn
- Nhận thức về HTX kiểu mới và Luật HTX của
hầu hết cán bộ cơ sở và nông dân chưa thấu
đáo và quán triệt đầy đủ, mặt khác trên thực tế
việc chuyển đổi và thành lập mới HTX còn mang
nặng tính hình thức và thiếu những mô hình
hoạt động có hiệu quả. Xã viên không quan tâm
đến nghĩa vụ của mình, phó mặc cho ban quản
lý, thờ ơ trong mọi hoạt động, thậm chí quên
mất mình là xã viên.
3.2.1. Những tồn tại khó khăn
- Vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX còn yếu kém đang là một
trong những khó khăn lớn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động của HTX trong quá trình chuyển đổi và xây dựng mới.
Thực tế do vốn lưu động ít làm cho hoạt động sản xuất kinh
doanh dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đó dẫn đến HTX
không mở rộng được hoạt động dịch vụ, hiệu quả hoạt động
thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho xã viên hạn chế.
Hơn nữa, trong điều kiện mới khi HTX chuyển sang các hoạt
động gắn với cơ chế thị trường, thực hiện liên kết, hợp tác liên
doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác rất khó khăn. Đối với tài sản cố định sau khi được đánh
giá lại từ HTX cũ chuyển sang HTX mới, chủ yếu là công trình
thuỷ nông, công trình điện, hệ thống máy móc cũ lạc hậu đã
xuống cấp nghiêm trọng.
3.2.1. Những tồn tại khó khăn
- Trình độ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp còn bất cập
so với cơ chế quản lý mới. Nhìn chung đội ngũ cán bộ

quản lý hầu hết hoạt động theo kinh nghiệm thực tế,
không được đào tạo cơ bản, ít được bồi dưỡng tập
huấn. Mặt khác năng lực nắm bắt thông tin và có khả
năng dự báo thị trường, sự nhạy cảm linh hoạt để đáp
ứng trước những yêu cầu đa dạng phức tạp của cơ
chế thị trường còn có nhiều hạn chế. Một đặc điểm
khác của đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp là
thường xuyên thay đổi và vì vậy họ không yên tâm
công tác. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý luôn ở
trong tình trạng thiếu cán bộ có năng lực và kinh
nghiệm trong công tác.
3.2.1. Những tồn tại khó khăn
- Về công tác quản lý và giúp đỡ của Nhà nước đối với
kinh tế HTX. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính
sách (đặc biệt có Luật HTX) tạo hành lang pháp lý cho
HTX chuyển đổi, xây dựng mới, thực hiện hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhưng trên thực tế, sự
tác động của các chủ trương, chính sách đó còn chậm
đến các cơ sở. Nhiều chính sách đã được ban hành
nhưng đến nay các HTX nông nghiệp chưa được
hưởng lợi từ những chính sách đó.
3.2.2. Một số giải pháp phát triển.
- Cần tập trung phân loại, xử lý các tồn đọng của
các HTX cũ, để tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ các HTX
tiếp tục chuyển đổi có hiệu quả. Đối với các HTX
yếu kém không có khả năng chuyển đổi nên giải
thể, để thành lập mới các hình thức kinh tế hợp
tác đa dạng, phù hợp hơn từ thấp đến cao theo
nhu cầu của kinh tế hộ với đặc điểm của từng
cơ sở. Đồng thời tiến hành tổng kết các mô hình

HTX nông nghiệp có hiệu quả để phổ biến nhân
ra diện rộng.
3.2.2. Một số giải pháp phát triển.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về Luật HTX,
cùng các văn bản hướng dẫn thi hành chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
phát triển kinh tế hợp tác và HTX. Giới thiệu và
tổ chức tham quan các mô hình kinh tế hợp tác
và HTX kiểu mới ở địa phương là nội dung có ý
nghĩa và tác dụng rất lớn trong giai đoạn hiện
nay vì qua một thời gian dài tồn tại mô hình HTX
kiểu cũ đã gây ra không ít những mặc cảm, tâm
lý thiếu tin tưởng của đông đảo hộ xã viên. Phát
triển kinh tế HTX cần gắn liền với phát huy cơ
chế dân chủ cơ sở, đảm bảo công tác kiểm tra,
kiểm soát.

×