Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Những bất cập trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số và một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.8 KB, 89 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, Công ty cổ phần (CTCP) đã trở
thành loại hình doanh nghiệp phát triển phổ biến nhất. Hầu hết các CTCP ở Việt Nam
đều có sự tham gia đa dạng của các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trong và ngoài
nước, đặc biệt là đối với các CTCP đã niêm yết cổ phiếu trên Thị trường Chứng
khoán (TTCK). Bên cạnh đó, TTCK cũng đang ngày càng phát triển và thu hút thêm
nhiều nhà đầu tư mới, đặc biệt là những nhà đầu tư với số lượng vốn nhỏ.
Dưới cả góc độ thực tiễn và pháp lý, Cổ đông thiểu số (CĐTS) được hiểu là
những cổ đông sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần và bị hạn chế về khả năng quản lý, cũng
như kiểm soát các hoạt động trong CTCP. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển,
bắt đầu từ Luật Công ty 1990, cho đến Luật Doanh nghiệp (LDN) 1999, rồi đến LDN
2005 và Luật Chứng khoán (LCK) 2006, mô hình CTCP ở Việt Nam đã có những
bước phát triển mạnh mẽ, với một trong những nguyên tắc pháp lý quan trọng là
hướng đến và duy trì việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là CĐTS. Trong đó,
sự công bằng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cổ đông là vấn đề được các nhà làm
luật đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong ba khía cạnh quyền, nghĩa vụ và lợi ích được
pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh, có vẻ như chỉ có phần nghĩa vụ là duy trì được sự
bình đẳng tương đối, trong khi hai khía cạnh còn lại thì hầu như chưa đạt được sự
công bằng theo đúng nghĩa. Vấn đề bảo vệ CĐTS hiện nay cả dưới góc độ lý luận và
thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, gây bức xúc, nhức nhối, làm nản lòng các nhà đầu
tư; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lành mạnh của môi trường kinh doanh và
hiệu quả của việc huy động nguồn vốn cho sự phát triển của nền kinh tế. Theo đánh
giá của Deutsche Bank mới đây, nếu như tại các TTCK trong khu vực như Malaysia,
Singapore, Hong Kong, chỉ số bảo vệ nhà đầu tư được 10 điểm thì tại Việt Nam chỉ
được 2 điểm
1
. Đồng thời, Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2010 với chủ đề “Cải
cách qua thời kỳ khó khăn”, ấn phẩm lần thứ bảy trong chuỗi báo cáo thường niên do
Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố dựa trên


nhiều tiêu chí, trong đó có vấn đề bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là CĐTS, cũng cho thấy
Việt Nam tiếp tục tụt hạng về môi trường kinh doanh so với các năm trước (năm
2008, Việt Nam đứng thứ 91) và đứng thứ 93 trong bảng xếp hạng năm nay
2
.
1
/>2

- 1 -
Do đó, việc bảo vệ quyền lợi của các CĐTS là vấn đề rất cần thiết và bức bách,
nhằm đảm bảo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư vốn. Để
thực hiện tốt yêu cầu này, trước tiên chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác
nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật và đối chiếu với các yêu cầu từ thực
tiễn để hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của CĐTS.
Đó cũng là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.

Khảo sát quá trình nghiên cứu
Sau khi tiến hành khảo sát tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng: Bảo vệ
CĐTS là vấn đề đã được rất nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu
và xuất bản dưới dạng sách hoặc các bài viết, bài tham luận, bình luận, chuyên khảo
được đăng trên các tạp chí, bài báo và các trang thông tin điện tử. Tuy nhiên, trong
khả năng nghiên cứu của mình, tác giả chỉ xin đề cập đến một số nghiên cứu trước
đây trực tiếp về đề tài này và dưới góc độ pháp lý, cụ thể như sau:
- Trần Quốc Hoài (2006), “Pháp luật bảo vệ lợi ích nhà đầu tư trên Thị trường
Chứng khoán”, Luận văn Thạc sỹ Luật học;
- Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang (2008), “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ
phần – So sánh giữa pháp luật Anh và pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ
Luật học;
- Lê Văn Qua (2008), Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ
phần, Khoá luận Cử nhân Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

- Đinh Thị Thuý Hồng (2009), “Cơ chế giám sát hoạt động trong công ty cổ
phần theo Luật Doanh nghiệp 2005”, Khoá luận Cử nhân Luật, Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
- Nguyễn Thị Thuý Hằng (2009), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi Cổ đông thiểu
số trong công ty cổ phần”, Khoá luận Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh.
- 2 -
Đề tài bảo vệ CĐTS đã được các tác giả nêu trên tiếp cận và nghiên cứu dưới
những khía cạnh khác nhau, điển hình như việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ CĐTS chủ
yếu trong phạm vi TTCK của tác giả Trần Quốc Hoài, hay việc tiếp cận đề tài này
bằng phương pháp so sánh với pháp luật nước ngoài của tác giả Nguyễn Hoàng Thuỳ
Trang, để từ đó đưa ra sự so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài về
việc bảo vệ CĐTS. Gần đây là tác giả Nguyễn Thị Thuý Hằng lại tiếp cận vấn đề
dưới góc độ liệt kê, chỉ rõ các quy định của LDN 2005 trong việc bảo vệ CĐTS mà
không nhằm đưa ra giải pháp… Như vậy, ở mỗi góc độ tiếp cận và nghiên cứu khác
nhau trong những thời điểm khác nhau, hầu hết các tác giả đã chỉ rõ những bất cập
của các quy định pháp luật trong việc bảo vệ CĐTS và đã đề cập đến các giải pháp
cho vấn đề này. Tuy nhiên, trước những thay đổi từ thực tiễn khách quan, tác giả
nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa đề tài này trên cơ sở tiếp thu các
thành quả, giá trị khoa học của các đề tài nghiên cứu trước đó, đồng thời đặt vấn đề
nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với yêu cầu của thực tiễn hiện tại để làm rõ
những bất cập ở Việt Nam trong việc bảo vệ CĐTS dưới cả góc độ lý luận và thực
tiễn. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị mang tính tổng quan và cập nhật
từ những yêu cầu thực tiễn, nhằm góp một phần hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp lý
trong việc bảo vệ CĐTS tại Việt Nam.

Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng
Trên tinh thần nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ
CĐTS, đồng thời liên hệ với tình hình thực tiễn để làm rõ các bất cập hiện nay về vấn
đề này, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp mang tính chất pháp lý có ý nghĩa định

hướng trong công tác lập pháp, phần nào giúp các nhà làm luật xem xét lại những bất
cập của pháp luật trong việc bảo vệ CĐTS hiện nay.
Bên cạnh ý nghĩa nêu trên, Khoá luận còn có ý nghĩa trong việc cung cấp các
kiến thức pháp lý cơ bản về bảo vệ CĐTS, hiện nay đang được rất nhiều người quan
tâm. Do đó, đây là một nguồn tài liệu có giá trị tham khảo, cung cấp các kiến thức
pháp lý cho những học giả quan tâm, nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là đối với
các doanh nghiệp và CĐTS trong việc trang bị kiến thức pháp lý để tự bảo vệ mình
một cách tốt hơn.

Mục đích nghiên cứu
- 3 -
Tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết các vấn đề lý luận chung về bảo
vệ CĐTS theo quy định của pháp luật Việt Nam trong mối liên hệ với tình hình thực
tiễn, để qua đó đưa ra khái niệm về CĐTS, mục tiêu của việc bảo vệ CĐTS. Đồng
thời, tác giả đi vào phân tích một số bất cập trong công tác bảo vệ CĐTS hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng nhiều quan điểm của các chuyên gia,
cũng như so sánh, đối chiếu với quy định pháp luật của một số nước trên thế giới, để
từ đó có cái nhìn tổng quan và đưa ra một số giải pháp mang tính pháp lý định hướng
cho công tác lập pháp.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong Khoá luận là các quy định của pháp luật Việt Nam
về bảo vệ CĐTS, mà chủ đạo là các quy định của LDN 2005 và các văn bản pháp lý
liên quan đến vấn đề này như LCK 2006 cùng các văn bản hướng dẫn… và thực
trạng một số bất cập trong việc bảo vệ CĐTS hiện nay ở nước ta. Bên cạnh đó, một
số quy định của pháp luật nước ngoài mà tác giả tham chiếu đến cũng là đối tượng
nghiên cứu mở rộng của Khoá luận.

Phạm vi nghiên cứu
Trong khả năng nghiên cứu còn hạn hẹp, nội dung Khoá luận không bao gồm

tất cả các vấn đề liên quan đến bảo vệ CĐTS ở nhiều khía cạnh khác nhau, mà tác giả
chỉ tập trung nghiên cứu việc bảo vệ CĐTS dưới góc độ pháp lý, cụ thể là nghiên cứu
các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ CĐTS và một số bất cập trong thực
tiễn bảo vệ CĐTS hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận nghiên cứu đề tài này một cách hệ thống và hiệu quả, tác giả sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp, suy luận logic, so
sánh đối chiếu, thống kê và dùng sự kiện để chứng minh nhận định dựa trên nền tảng
tư duy của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử theo Chủ
nghĩa khoa học Mac - Lê Nin.

Cấu trúc của đề tài
Nhằm thể hiện nội dung đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học,
tác giả đã xây dựng cấu trúc của Khoá luận theo trình tự như sau:
- 4 -
Phần mở đầu
Chương I. Các vấn đề lý luận về bảo vệ cổ đông thiểu số
Chương II. Những bất cập trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số và một số kiến
nghị
Kết luận chung
Danh mục tài liệu tham khảo
- 5 -
CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
1.1. Các khái niệm
CTCP là loại hình doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển tương đối
lâu dài trên thế giới, CTCP đầu tiên trên thế giới là công ty Đông Ấn (East India
Company) của Anh (1600-1874)
3

. Loại hình công ty này “đã phát triển ở hầu hết các
nước từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ một nghành đến
đa nghành, từ một quốc gia đến nhiều quốc gia thông qua các công ty siêu quốc
gia”
4
Cho đến ngày nay, CTCP đã trở thành một loại hình kinh doanh phổ biến ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới và “được xem là phương thức phát triển cao nhất cho
đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh
tế của mỗi quốc gia phát triển”
5
.
1.1.1. Cổ đông
Không giống như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn điều lệ của CTCP được
chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và người sở hữu cổ phần được gọi là
cổ đông (khoản 1, Điều 77 và khoản 11, Điều 4 LDN 2005). Như vậy, cũng xuất phát
từ địa vị pháp lý là người đồng chủ sở hữu công ty, nhưng trong CTCP thì người sở
hữu phần vốn góp trong công ty lại được gọi là cổ đông chứ không phải là thành viên
góp vốn như trong công ty TNHH. Đây cũng là khái niệm đặc trưng, duy nhất chỉ có
ở loại hình doanh nghiệp CTCP.
3
Đoàn Văn Trường (1996), “Thành lập, tổ chức và điều hành hoạt động Công ty cổ phần”, NXB Trẻ, tr. 10.
4
Đặng Cẩm Thuý (1997), “Bàn về con đường hình thành công ty cổ phần ở các nước Tư bản và vận dụng
vào Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, (225), tr. 35.
5
Nguyễn Ngọc Bích (2004), “Luật Doanh nghiệp: vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, tr. 18.
- 6 -
Số lượng cổ đông trong CTCP tối thiểu là ba (03) và không hạn chế số lượng
tối đa. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân và phải sở hữu ít nhất một cổ phần đã
phát hành của công ty. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, để xác lập tư cách cổ đông

của CTCP, tổ chức, cá nhân phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện: (i) tổ chức, cá
nhân phải sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của CTCP và (ii) những thông tin
về nhân thân quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 86 LDN 2005 được công ty hoặc
thành viên của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) ghi đúng và đủ vào Sổ cổ
đông của công ty
6
. Như vậy, theo các quy định của pháp luật hiện hành, cổ đông là
người (tổ chức, cá nhân) sở hữu cổ phần của CTCP và được đăng ký vào Sổ cổ đông
của công ty.
Trong CTCP, cổ đông được phân chia thành nhiều loại phụ thuộc vào loại cổ
phần mà cổ đông đó nắm giữ. Theo quy định của LDN 2005, CTCP bắt buộc phải có
cổ phần phổ thông, ngoài ra CTCP còn có thể có các loại cổ phần ưu đãi như cổ phần
ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phần
khác theo quy định của Điều lệ công ty. Nếu dựa vào tiêu chí “loại cổ phần” nêu trên
thì cổ đông sẽ được chia ra thành cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi (Điều 78
LDN 2005). Tuy nhiên dưới góc độ thực tiễn, người ta thường quan tâm đến tiêu chí
tỷ lệ cổ phần mà cổ đông sở hữu để phân loại cổ đông hơn. Theo tiêu chí này, thì cổ
đông sẽ được chia thành cổ đông sở hữu nhiều vốn hay còn gọi là cổ đông lớn
(majority shareholder) và cổ đông ít vốn hay còn gọi là cổ đông thiểu số (minority
shareholder). Việc xác định cổ đông nhỏ hay cổ đông lớn không có ý nghĩa khi góp
vốn, mà chỉ có ý nghĩa khi các cổ đông thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình
7
.
1.1.2. Cổ đông thiểu số
CĐTS là khái niệm trên thực tế còn tồn tại rất nhiều tên gọi khác nhau. Đặt
trong mối quan hệ tương quan với cổ đông sở hữu nhiều vốn, thì người ta có thể gọi
cổ đông sở hữu ít vốn là cổ đông ít vốn, cổ đông nhỏ hay CĐTS, thậm chí có người
còn gọi họ với cái tên ví von là “những ông chủ thấp cổ bé họng”
8
.

6
Các thông tin về nhân thân quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 86 LDN 2005, gồm có: Họ, tên, địa chỉ
thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối
với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh
doanh đối với cổ đông là tổ chức.
7
/>cong-ty-co-phan-hien-nay
8
Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung (2009), “Công ty: Vốn, quản lý & Tranh chấp theo Luật Doanh
nghiệp 2005”, NXB Tri Thức, tr. 347.
- 7 -
Theo quan điểm của Luật sư Nguyễn Ngọc Bích và Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung,
thì việc gọi là cổ đông ít vốn hay CĐTS phải xuất phát từ mối quan hệ giữa phần vốn
góp và quyền của cổ đông. Theo đó, “gọi là cổ đông ít vốn hay nhiều vốn là khi nói
đến số lượng tiền mà cổ đông góp vào công ty và gọi là đa số hay thiểu số là khi họ
thực hiện quyền biểu quyết”
9
. Tác giả cho rằng việc phát sinh nhiều tên gọi về CĐTS
như nêu trên là xuất phát từ sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt và không cần thiết
phải đặt ra vấn thống nhất về tên gọi, bởi dù với tên gọi nào thì các khái niệm nêu
trên vẫn luôn đồng nhất với nhau về ý nghĩa nội hàm. Trong Khoá luận này, tác giả sử
dụng khái niệm “cổ đông thiểu số” vì đây là khái niệm phổ biến trong thực tế, được
nhiều người sử dụng như một thông lệ về cách gọi với cùng nội dung là chỉ những cổ
đông sở hữu số lượng cổ phần nhỏ và không có khả năng chi phối, kiểm soát hoạt
động của CTCP. Cụm từ “đa số” hay “thiểu số” được đề cập trong khái niệm này
không hàm chỉ số đếm các cổ đông trong công ty, tức là không đồng nghĩa với các
khái niệm “số ít” hay “số nhiều”. Ở đây, tác giả không nhằm phân tích để đưa ra một
tên gọi thống nhất về CĐTS mà chỉ nhằm nêu ra khái niệm được hiểu một cách tương
đối để thuận tiện trong việc dẫn nhập và diễn giải vấn đề.
Trong suốt nhiều năm qua, bắt đầu từ khi Luật Công ty 1990 ra đời, mặc dù đã

cố gắng xây dựng một chế định pháp lý hoàn chỉnh nhằm bảo vệ CĐTS nhưng cho
đến nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có được một định nghĩa chung, thống nhất về
CĐTS
10
. Trước đây, theo quy định tại Điều 2, Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày
11/07/1998 về chứng khoán và TTCK, thì “Cổ đông thiểu số là người nắm giữ dưới
1% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành”. Như vậy, theo quy định
này, CĐTS được định nghĩa một cách rất cụ thể và rõ ràng. Theo đó, một cổ đông
được gọi là CĐTS khi cổ đông đó sở hữu dưới 1% cổ phiếu của tổ chức phát hành.
Hay nói cách khác, tỷ lệ sở hữu 1% cổ phiếu của tổ chức phát hành là căn cứ để xác
định một cổ đông là CĐTS hay không phải là CĐTS. Tuy nhiên, Nghị định này đã
hết hiệu lực và các văn bản mới ban hành để điều chỉnh về lĩnh vực này dường như
cũng “bỏ quên” luôn định nghĩa này.
9
Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, tlđd, tr. 349.
10
Nguyễn Thị Thuý Hằng (2009), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần”,
Khoá luận Cử nhân Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 7.
- 8 -
Như vậy cho đến nay, về mặt pháp luật thực định chúng ta chưa có một định
nghĩa về CĐTS, tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, chúng ta có thể tiếp cận định nghĩa
này trong mối quan hệ với định nghĩa về “cổ đông lớn”. Định nghĩa về cổ đông lớn
hiện nay có hai văn bản luật trực tiếp điều chỉnh là Luật các tổ chức tín dụng 1997 và
LCK 2006. Theo quy định tại khoản 6, Điều 20, Luật các tổ chức tín dụng “Cổ đông
lớn là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn
cổ phần có quyền bỏ phiếu của một tổ chức tín dụng”. Cũng tương tự như vậy, khoản
9, Điều 6 LCK 2006 quy định “Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián
tiếp từ năm phần trăm trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát
hành”. Như vậy, cả Luật các tổ chức tín dụng và LCK đã đưa ra một tỷ lệ chính xác
là 10% và 5% để phân định ranh giới giữa cổ đông lớn và loại cổ đông còn lại trong

CTCP. Và liệu có thể hiểu theo cách hiểu thông thường để gọi loại cổ đông còn lại ở
đây là những CĐTS hay cổ đông nhỏ cho phù hợp với mối quan hệ của cặp phạm trù
lớn – nhỏ được hay không?.
Rõ ràng nếu hiểu khái niệm CĐTS trong cặp phạm trù lớn – nhỏ dựa trên ranh
giới về tỷ lệ sở hữu cổ phần nêu trên là không hợp lý, bởi lẽ những tỷ lệ đó chỉ là
những con số ước lệ mà các nhà làm luật đưa ra để ghi nhận các quyền lợi cho cổ
đông lớn chứ không hề phản ánh được đầy đủ về bản chất của cổ đông lớn hay
CĐTS. Bởi vậy, không thể nào dựa vào các quy định của pháp luật thực định để đưa
ra một định nghĩa toàn diện và đầy đủ về CĐTS. Song nếu xem xét vấn đề dưới góc
độ thực tiễn, chúng ta có thể hiểu rằng “cổ đông thiểu số thì không chi phối đến được
công ty, họ không có khả năng áp đặt quan điểm, đường lối sách lược của mình cho
công ty, không thể quyết định được việc lựa chọn đa số thành viên trong Hội đồng
quản trị hay Ban kiểm soát, không có khả năng ảnh hưởng trong việc quản lý và điều
hành công ty
”11
.
11
Bùi Xuân Hải (2009), “Bảo vệ cổ đông: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong LDN 2005”, Tạp chí khoa
học pháp lý, (01), tr. 17.
- 9 -
CTCP là loại hình doanh nghiệp đối vốn, do đó theo nguyên tắc đối vốn, người
nào góp nhiều cổ phần thì người đó sẽ có nhiều phiếu biểu quyết hơn so với các cổ
đông khác và có khả năng chi phối công ty cao hơn. Vì vậy, đề cập đến CĐTS là phải
xuất phát từ bản chất của khái niệm này, xuất phát từ số vốn cổ đông góp vào công ty
hay thực tế hơn là tỷ lệ phần trăm cổ phần có quyền biểu quyết mà cổ đông sở hữu
trong vốn điều lệ của CTCP. Nếu như theo cách hiểu này thì CĐTS được hiểu là
những cổ đông sở hữu ít vốn, một tỷ lệ phần trăm nhỏ cổ phần có quyền biểu quyết
trong CTCP. Tuy nhiên, nếu việc tiếp cận và hiểu khái niệm này chỉ dừng lại ở đây
thì về mặt thực tế có những trường hợp lại trở nên mâu thuẫn, không phù hợp. Chẳng
hạn một CTCP có ba mươi mốt (31) cổ đông, trong đó có một cổ đông sở hữu 10%

cổ phần của công ty và 30 cổ đông còn lại, mỗi cổ đông sở hữu 3% cổ phần của công
ty. Liệu trong trường hợp này, các cổ đông nắm giữ 3% cổ phần có phải là CĐTS và
cổ đông sở hữu 10% cổ phần kia có được xem là cổ đông lớn? Nếu xét về tỷ lệ cổ
phần sở hữu trong công ty thì rõ ràng cổ đông sở hữu 10% cổ phần là cổ đông lớn
theo quy định của LCK 2006. Tuy nhiên, xét về khả năng chi phối công ty thì vấn đề
lại hoàn toàn khác, nếu như tất cả các cổ đông nắm giữ 3% cổ phần tập hợp nhau lại,
tạo thành nhóm cổ đông thì khi này tỷ lệ cổ phần trong công ty mà họ sở hữu lên đến
90%, một tỷ lệ sở hữu rất cao và đủ để thông qua mọi quyết định trong công ty. Khi
này, cổ đông sở hữu 10% cổ phần trong công ty lại ở vào vị trí của CĐTS do bị hạn
chế về khả năng chi phối công ty.
- 10 -
Vì vậy, không thể đưa ra định nghĩa về CĐTS chỉ dựa trên một tỷ lệ sở hữu cổ
phần nhất định mà khi đề cập đến vấn đề này, bên cạnh việc xem xét ở góc độ tỷ lệ
cổ phần mà cổ đông sở hữu, cần phải xem xét dưới cả góc độ khả năng chi phối công
ty của cổ đông. Cụ thể là phải xem xét đến vị trí, vai trò, khả năng của cổ đông trong
việc quyết định hay ảnh hưởng đến các chính sách, kế hoạch kinh doanh, chiến lược
phát triển của công ty và biểu quyết thông qua các vấn đề tại cơ quan quyền lực cao
nhất của công ty là ĐHĐCĐ. Hay nói cách khác, khi đưa ra khái niệm CĐTS cần
phải dựa vào đồng thời hai tiêu chí là: (i) tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông trong công
ty và (ii) các mối quan hệ quyền lực trong công ty, nghĩa là khả năng tham gia vào
quá trình quản lý, kiểm soát công ty của cổ đông. Bởi lẽ, “nếu không tính đến khả
năng kiểm soát công ty thì bản thân số lượng cổ phần không thể xác định được vị trí
của cổ đông là cổ đông thiểu số hay cổ đông đa số”
12
. Trên thực tế, khả năng tham
gia vào quá trình quản lý, kiểm soát công ty của cổ đông là phụ thuộc vào tỷ lệ phần
vốn góp mà cổ đông nắm giữ trong công ty. Theo đó, cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần
càng cao trong công ty thì khả năng chi phối tới quá trình quản lý, kiểm soát công ty
càng cao và ngược lại. Chính vì vậy mà “nếu cổ đông nhỏ không bị chèn ép bởi
những cổ đông lớn thì bản thân phần vốn góp ít ỏi trong công ty cũng sẽ làm cho họ

bị hạn chế về quyền lợi, đặc biệt là quyền quyết định và quyền hưởng lợi tức”
13
. Điều
đó cũng có nghĩa là khi những CĐTS liên kết lại với nhau tạo thành nhóm cổ đông và
thực thi được các quyền của nhóm cổ đông, thì khi này, cổ đông sở hữu ít vốn sẽ
không còn được xem là CĐTS vì họ đã gián tiếp thông qua nhóm cổ đông để tham
gia vào quá trình quản lý, kiểm soát công ty.
Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra định nghĩa về CĐTS một cách tương
đối như sau: Cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhỏ trong công ty
cổ phần và không có khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động của công ty một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp.
1.1.3. Bảo vệ cổ đông thiểu số
12
Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang (2008), “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần – So sánh giữa pháp
luật Việt Nam và pháp luật Vương Quốc Anh”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật TP HCM, tr. 12.
13
Lê Văn Qua (2008), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần”, Khoá luận Cử
nhân Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 9.
- 11 -
Bảo vệ CĐTS hiểu một cách thông thường dưới góc độ pháp lý là là việc xây
dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế pháp lý nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp
pháp của CĐTS. Như đã đề cập tại phần phạm vi nghiên cứu, trong Khoá luận này
tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề bảo vệ CĐTS dưới góc độ pháp lý. Tuy nhiên,
trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng có đề cập vấn đề này dưới góc độ thực tiễn
để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu, bởi lẽ xét cho đến cùng pháp luật đặt ra cũng là
để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ thực tiễn.
Khái niệm bảo vệ CĐTS mà tác giả đề cập nêu trên chỉ mang ý nghĩa nội hàm
trong phạm vi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CĐTS chứ không phải luôn luôn
đặt ra vấn đề bảo vệ mà không cân nhắc đến sự hài hoà của việc quản trị doanh
nghiệp một cách hiệu quả hay tới sự dung hoà với quyền lợi của các cổ đông lớn

trong CTCP. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải xây dựng các cơ chế pháp lý để
giúp CĐTS có thể thực thi hiệu quả các quyền cổ đông của mình, chứ không phải trao
cho CĐTS quyền ra các quyết định của công ty và đặt họ vào vị trí có quyền kiểm
soát công ty. Nói cách khác, “pháp luật phải có sự cân bằng tế nhị giữa một bên là
việc bảo đảm hoạt động hợp pháp của công ty khỏi sự cản trở phiền hà của cổ đông
thiểu số và một bên là hạn chế những hành động bất công và sai trái mà cổ đông lớn
có thể sử dụng để phục vụ lợi ích riêng mà gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của
cổ đông thiểu số”
14
.
1.1.4. Nhóm cổ đông
Nhóm cổ đông là khái niệm gắn liền với các quyền của CĐTS và chỉ đặt ra với
các CĐTS bởi nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp
để bảo vệ CĐTS. Đây vừa là phương tiện và cũng là điều kiện để các CĐTS có thể
thông qua đó để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Chế định “nhóm cổ đông” là một sự
tiến bộ mạnh mẽ của LDN trong việc tạo ra cơ chế để bảo vệ CĐTS, những CĐTS có
tiếng nói chung, có đồng quan điểm có thể tập hợp lại tạo thành nhóm và thông qua
nhóm để thực hiện các quyền mà pháp luật đã quy định.
14
Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang (2008), “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong Công ty cổ phần – So sánh giữa pháp
luật Anh và pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, tr. 18 - 19.
- 12 -
Cho đến nay, vẫn chưa có một quy định nào của pháp luật đưa ra định nghĩa về
nhóm cổ đông, tuy nhiên từ các quy định của pháp luật, có thể hiểu rằng nhóm cổ
đông là tập hợp các cổ đông thiểu số sở hữu cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất
sáu tháng sao cho tổng số cổ phần phổ thông mà nhóm cổ đông sở hữu trên 10%
hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty (khoản 2, Điều 79 LDN
2005).
Như vậy, nhóm cổ đông có thể được tạo ra từ nhiều cách thức khác nhau, bởi
theo nguyên tắc chỉ cần hai cổ đông trở lên tập hợp lại với nhau cũng tạo thành một

nhóm cổ đông. Nhưng nhóm cổ đông theo quy định của pháp luật phải là nhóm cổ
đông đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về thời gian sở hữu cổ phần của các cổ đông
và tổng số cổ phần mà nhóm cổ đông sở hữu. Khái niệm nhóm cổ đông mà tác giả đề
cập trong Khoá luận này cũng mang ý nghĩa pháp lý như được nêu trên.
1.2. Lý do bảo vệ cổ đông thiểu số
Vấn đề bảo vệ CĐTS ở Việt Nam đã được đặt ra trong một thời gian dài trước
đây, tuy nhiên chưa bao giờ vấn đề này lại trở nên cần thiết như bây giờ. Điều đó
xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu là: (i) mối quan hệ bất bình đẳng giữa cổ đông
lớn và CĐTS đã dẫn đến thực trạng quyền lợi của các CĐTS bị xâm phạm; và (ii) với
địa vị của mình, các CĐTS không thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình hoặc họ
chưa ý thức được sự cần thiết phải tự bảo vệ quyền lợi của mình. Trước thực trạng
đó, pháp luật cần phải bằng quyền lực công cộng để tạo ra các thiết chế hoặc hoàn
thiện hơn nữa các thiết chế pháp lý đã có để thực hiện tốt công tác bảo vệ nhà đầu tư,
để không chỉ đảm bảo quyền lợi cho CĐTS mà còn vì các mục tiêu cao hơn, xa hơn
của nền kinh tế quốc gia.
1.2.1. Mối quan hệ bất bình đẳng giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số
Trong mối liên hệ giữa cổ đông và nhà đầu tư, thì xét cho đến cùng cổ đông
cũng chính là các nhà đầu tư, do đó khi đặt ra vấn đề bảo vệ cổ đông thì cần phải bảo
vệ cả cổ đông lớn và CĐTS. Tuy nhiên, sở dĩ chúng ta chỉ đặt ra vấn đề phải bảo vệ
CĐTS mà không bao gồm cổ đông lớn là vì trong mối quan hệ giữa cổ đông lớn và
CĐTS, chỉ có CĐTS mới cần được bảo vệ, cổ đông lớn với số lượng cổ phần mà họ
sở hữu trong công ty đã được pháp luật bảo vệ rất nhiều. Bằng khả năng chi phối
công ty, cổ đông lớn không chỉ tự bảo vệ được quyền lợi của mình mà họ còn có đủ
sức mạnh để chèn ép, xâm phạm quyền lợi của CĐTS.
- 13 -
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trong đó chủ yếu là vì mục đích tư lợi,
các cổ đông lớn luôn tìm cách chèn ép các CĐTS, thâu tóm công ty để giành phần lợi
hơn về cho cá nhân mình. Các cổ đông lớn không khó để thực hiện được điều đó bởi
họ có trong tay sức mạnh quyền lực được tạo ra từ phần vốn góp trong công ty, còn
các CĐTS với thẩm quyền ít ỏi của mình, thì dù họ có nhận thức được mình bị chèn

ép hay các quyền lợi đang bị xâm phạm, họ cũng đành cam chịu chấp nhận. Mặc dù
CĐTS lép vế hơn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình so với cổ đông lớn, nhưng
chắc chắn sẽ không đặt ra vấn đề bảo vệ những ông chủ thấp cổ bé họng nếu như
quyền lợi của họ không bị xâm phạm. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay thì mối quan
hệ này có thể được diễn tả một các ví von là như “cá lớn nuốt cá bé”.
Với nhiều thủ đoạn khác nhau, các cổ đông lớn đang sử dụng hoặc lạm dụng
quyền lực của mình trong công ty để thực hiện nhiều hành vi vi phạm, xâm phạm
nghiêm trọng đến quyền lợi của CĐTS với mục đích thâu tóm công ty và thu lợi về
cho cá nhân mình. Việc cổ đông lớn xâm phạm đến quyền lợi của CĐTS có thể được
thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, nhưng trong đó phổ biến là việc cổ đông
lớn thông qua Hội đồng quản trị (HĐQT) để thực hiện các hành vi ngăn cản hoặc
tước bỏ quyền cổ đông của CĐTS; sử dụng các thông tin của công ty hoặc không
công khai các thông tin để thực hiện các giao dịch tư lợi, phát hành cổ phiếu thưởng,
ưu tiên quyền mua cổ phần ưu đãi hoặc thực hiện các dự án đầu tư để thâu tóm và
chiếm đoạt tài sản của công ty…
1.2.2. Ý thức và khả năng tự bảo vệ mình của cổ đông thiểu số
Ý thức của CĐTS trong việc họ chủ động tự bảo vệ mình là điều vô cùng quan
trọng, dù không có khả năng để tự bảo vệ được quyền lợi của mình nhưng nếu các
CĐTS luôn ý thức được sự cần thiết của vấn đề này và không còn thờ ơ, phó mặc số
phận của mình cho các cổ đông lớn thì đây là điều kiện quan trọng để họ tập hợp, liên
kết với nhau để thực hiện các quyền của nhóm cổ đông và ít nhiều thông qua đó thể
hiện tiếng nói của mình trong công ty. Quan trọng hơn, việc CĐTS ý thức được sự
cần thiết phải biết bảo vệ mình sẽ là tiền đề quan trọng để họ chủ động bảo vệ mình
khi các công cụ pháp lý được xây dựng và hoàn thiện.
- 14 -
Tuy nhiên thực tiễn Việt Nam về vấn đề này lại còn nhiều bất cập, mặc dù các
CĐTS chiếm đa số nhưng họ xuất phát từ nhiều thành phần xã hội khác nhau, có thể
là doanh nhân, trí thức, cán bộ công chức, sinh viên, lao động phổ thông hay những
ngành nghề, lĩnh vực khác. Mỗi nhà đầu tư có trình độ nhận thức khác nhau và đầu tư
vốn chủ yếu với mục đích kiếm lời. Phần lớn các nhà đầu tư theo kiểu như vậy, họ

không hề biết hay quan tâm đến những người quản lý của các doanh nghiệp mà họ
mua cổ phần là ai, có năng lực như thế nào. Họ chỉ quan tâm đến giá trị cổ phiếu
hằng ngày có tăng hay không để họ kiếm lời mà không hiểu rằng, việc tăng giảm giá
trị cổ phiếu của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào năng lực điều hành cũng như
sự cẩn trọng, mẫn cán của những người quản lý mà họ không hề biết hoặc cũng
chẳng muốn biết là ai.
Cổ đông góp ít vốn thường độc lập, thiếu liên kết với các cổ đông khác nên họ
thường có xu hướng tự ti và tâm lý thờ ơ với các vấn đề của công ty, cũng là thờ ơ
với quyền lợi của chính mình. Nhiều CĐTS dù có ý thức được quyền lợi của mình bị
xâm phạm nhưng cũng đành cam chịu, vì với số vốn góp ít ỏi trong công ty, CĐTS
không thể đưa ra những quyết định hoặc chi phối tới những quyết định của công ty để
thay đổi số phận của chính mình.
Bên cạnh đó, mặc dù CĐTS thường chiếm đa số trong các CTCP, đặc biệt là các
công ty đại chúng, nhưng họ lại thường không có mối quan hệ với nhau, vì vậy mà
việc các cổ đông liên kết lại với nhau tạo thành nhóm để thực hiện một số quyền mà
pháp luật cho phép trên thực tế là gần như không khả thi. Trong khi đó, các cổ đông
lớn mặc dù không chiếm số đông so với các CĐTS nhưng họ lại quá hiểu về nhau và
luôn liên kết, bắt tay với nhau để quyết định đường lối, chính sách phát triển của
công ty và quyết định luôn lợi ích cho chính mình. Đi liền với đó là bỏ qua lợi ích,
tiếng nói và chèn ép, xâm phạm quyền lợi của các CĐTS. Như vậy, dù bằng cách
thức nào đi nữa, các CĐTS cũng không có khả năng để tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Điều này đã làm nản lòng thêm cho các nhà đầu tư và góp phần tạo ra tâm lý thờ ơ
của các CĐTS đối với hoạt động của công ty. Chẳng phải ngẫu nhiên mà năm nào
cũng có không ít các CTCP phải hoãn cuộc họp ĐHĐCĐ vì sự vắng mặt của các
CĐTS. Sở dĩ những cổ đông này không đến dự họp là vì họ hiểu rằng, nếu có đến dự
họp thì họ cũng không thể đóng góp ý kiến để bảo vệ được quyền lợi của mình, tiếng
nói của họ cũng chẳng có ý nghĩa hoặc bị làm ngơ trước các cổ đông lớn. Đó là chưa
kể có những trường hợp cổ đông ở cách xa địa điểm tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ, họ
lại càng không muốn bỏ thời gian, công sức, tiền bạc để đến tham dự một cuộc họp
mà tiếng nói của mình không có trọng lượng.

- 15 -
1.3. Mục tiêu bảo vệ cổ đông thiểu số
Khi mà ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình của các CĐTS còn hạn chế và bản
thân họ không có khả năng giải quyết thực trạng quyền lợi của mình đang bị xâm
phạm, thì nhà nước cần phải bằng pháp luật đặt ra các nguyên tắc, xây dựng nên các
công cụ pháp lý tạo điều kiện cho các CĐTS thực hiện hiệu quả các quyền cổ đông,
tạo cho họ vị trí và tiếng nói trong CTCP. Bản thân điều này không chỉ có giá trị
trong việc trực tiếp bảo vệ được quyền lợi của các CĐTS mà hơn thế nữa, nhà nước
còn đảm bảo được các lợi ích cao hơn cho xã hội và các mục tiêu quan trọng, thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Các mục tiêu bảo vệ quyền lợi của CĐTS, bao
gồm:
1.3.1. Khuyến khích nhà đầu bỏ tiền ra kinh doanh, tăng nguồn vốn cho nền
kinh tế
Trong bất kỳ thời đại nào, một quốc gia muốn phát triển nền kinh tế thì cần phải
thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân và nguồn vốn đầu tư
từ nước ngoài. Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ các nhà đầu tư, thì
chúng ta cần phải đặt ra các cơ chế pháp lý để bảo vệ họ, đảm bảo quyền, lợi ích
chính đáng mà họ thu được từ hoạt động đầu tư. Một khi quyền lợi của các cổ đông
không được đảm bảo, thì họ sẽ không đầu tư hoặc lựa chọn các lĩnh vực đầu tư khác
an toàn và hiệu quả hơn như gửi tiết kiệm ở ngân hàng, hoặc cũng có thể mang tiền đi
đầu tư ở những nơi có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn.
Mặc dù CĐTS luôn gắn liền với số vốn ít ỏi, số vốn mà dường như chẳng có ý
nghĩa gì đối với nền kinh tế nếu như họ chỉ đầu tư một mình, nhưng đi liền với đó,
CĐTS lại chiếm đại đa số trong các nhà đầu tư. Chính số đông đã tạo ra vai trò quan
trọng của các CĐTS trong việc tạo ra nguồn vốn cho nền kinh tế. Như vậy, việc bảo
vệ CĐTS mang nhiều ý nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng đầu tiên phải kể
đến mục tiêu nhằm khuyến khích các CĐTS bỏ tiền ra kinh doanh. Việc CĐTS bỏ
tiền ra kinh doanh trước tiên là đảm bảo nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận cho chính họ và
cũng thông qua đó thu hút, tập trung nguồn vốn cho nền kinh tế. Các cổ đông lớn, dù
với số vốn lớn đủ để họ mang lại lợi nhuận cao cho chính họ và đóng góp quan trọng

trong nền kinh tế, nhưng thực tế đã chứng minh họ không phải là số đông đủ để giúp
nền kình tế vận hành và phát triển một cách tốt nhất nếu như không có sự đồng lòng,
sát cánh của những CĐTS dù ít tiền nhưng luôn chiếm số đông.
- 16 -
Rõ ràng CĐTS có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nguồn vốn cho nền
kinh tế quốc gia. Vì vậy, nhà nước với vai trò là người thực hiện các sách lược vĩ mô
điều tiết nền kinh tế cần nhận thức rõ hơn ai hết về vấn đề này, để xây dựng các công
cụ pháp lý hữu hiệu và hoàn thiện các chế định pháp lý hiện hành nhằm bảo vệ hiệu
quả quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ. Đồng thời, thông qua đó, tạo niềm tin và
khuyến khích CĐTS bỏ tiền ra kinh doanh hoặc tin tưởng thực hiện các dự án đầu tư
trong nước và trực tiếp tạo nguồn vốn cho sự vận hành của nền kinh tế. Nếu ví von
một chút, thì có lẽ hình ảnh những CĐTS được so sánh giống như những người hiến
máu liên tục và quan trọng cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, bảo vệ
CĐTS là tạo ra sự yên tâm cho các CĐTS để khuyến khích họ bỏ tiền ra đầu tư kinh
doanh và thông qua đó, thu hút được nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển của nền
kinh tế.
1.3.2. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty cổ phần và thị trường
chứng khoán
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của CTCP và TTCK đóng góp cho nền
kinh tế quốc gia, bởi lẽ đây là loại hình công ty phát triển phổ biến nhất trên thế giới
với quy mô lớn, hiệu quả hoạt động của loại hình doanh nghiệp này tác động trực tiếp
đến sự tăng trưởng, thậm chí là sự tồn tại của nền kinh tế. Cùng với đó, TTCK với
sức mạnh của mình, có vai trò như biểu đồ của nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Chính vì
tầm quan trọng và những đóng góp to lớn của CTCP và TTCK cho nền kinh tế, nên
bất kỳ quốc gia nào cũng chú trọng xây dựng các công cụ pháp lý để bảo vệ và thúc
đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này.
- 17 -
Xuất phát từ bản chất của vấn đề thì cả CTCP và TTCK cũng đều được xây
dựng nên từ những nhà đầu tư, cụ thể là từ cổ đông của các CTCP. Nhà đầu tư bỏ
tiền đầu từ nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và đó là nguồn gốc hình thành nên loại

hình doanh nghiệp này. Có thể nói không thể có CTCP cũng như TTCK nếu như
không có nhà đầu tư nào chịu bỏ tiền ra kinh doanh. Chính vì vậy nhà nước muốn
duy trì sự tồn tại và đảm bảo sự phát triển cho CTCP và TTCK, thì trước tiên và quan
trọng hơn cả là phải bảo vệ được quyền lợi của các cổ đông mà trọng tâm là các
CĐTS. Như một triết lý sinh tồn tự nhiên, phải bảo vệ được quyền lợi của CĐTS thì
những ông chủ nhỏ này mới chịu bỏ tiền ra thành lập hoặc tham gia vào CTCP và đây
là điều kiện để duy trì sự tồn tại và đảm bảo sự phát triển của loại hình doanh nghiệp
này cũng như của TTCK. Ngược lại, nếu như không có các công cụ pháp lý hữu hiệu
để họ thực hiện các quyền của mình hay không tạo được niềm tin về việc họ đầu tư
sẽ có lợi nhuận, thì có lẽ chẳng nhà đầu tư nào bỏ tiền ra để thành lập hay tham gia
vào CTCP cũng như mua chứng khoán trên TTCK, bởi đầu tư là vì mục đích tìm
kiếm quyền lợi và khi không có niềm tin mình sẽ được hưởng quyền lợi từ hoạt động
đầu tư thì chắc chắn không ai lại bỏ tiền ra kinh doanh.
1.3.3. Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút đầu tư
Nền kinh tế quốc gia được xây dựng nên từ nguồn vốn và hoạt động kinh doanh
của các nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Vì
vậy thu hút được càng nhiều nhà đầu tư thì nền kinh tế sẽ càng phát triển và đem lại
hiệu quả cao cho xã hội. Do đó, cần thiết phải xây dựng một môi trường kinh doanh
lành mạnh, có cơ chế bảo hộ quyền lợi cho nhà đầu tư thích đáng vì đây là điều kiện
quan trọng và tiên quyết trong việc thu hút các nhà đầu tư.
Môi trường kinh doanh là một khái niệm tương đối trừu tượng và có thể nôm na
hiểu đó là tổ hợp của những yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động kinh
doanh và quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Xét về bản chất, việc thu hút các nhà
đầu tư, mà chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài của các quốc gia hiện nay không chỉ
dừng lại ở góc độ kêu gọi các nhà đầu tư đến hợp tác, đến đầu tư mà đó đã trở thành
một cuộc tranh đua gay gắt và quyết liệt giữa các quốc gia nhằm “giành giật” được
các nhà đầu tư về phía mình. Đã là cạnh tranh, thì các quốc gia luôn tìm cách chứng
tỏ sức mạnh, sự cuốn hút của mình và không cách thức nào tốt hơn là xây dựng một
môi trường kinh doanh lành mạnh mà trong đó các thủ tục hành chính được lược bỏ
trở thành giản đơn, thực hiện nhiều chính sách ưu đãi và đảm bảo quyền lợi hợp pháp

cho các nhà đầu tư để thu hút sự chú ý từ họ.
- 18 -
Một trong những yếu tố không thể thiếu tạo nên môi trường kinh doanh đó là
mức độ bảo vệ quyền lợi của CĐTS của mỗi quốc gia, hay nói cách khác, đây là một
trong những tiêu chí quan trọng, không thể thiếu trong việc đánh giá sự lành mạnh,
điểm số của môi trường kinh doanh. Như đã đề cập ở trên, CĐTS luôn chiếm đại đa
số trong các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, do
đó việc xây dựng cơ chế pháp lý hữu hiệu trong việc bảo vệ CĐTS không chỉ giữ
được chân các nhà đầu tư trong nước lựa chọn đầu tư tại sân nhà mà còn có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong việc thu hút, lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài đến thực
hiện các dự án đầu tư. Cũng chính vì vậy mà khi WB thực hiện các báo cáo về “Môi
trường kinh doanh” của các quốc gia trên thế giới trong nhiều năm gần đây, mức độ
bảo vệ CĐTS luôn được tổ chức này xem là một trong mười tiêu chí để đánh giá .
Mặc dù nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường kinh doanh trong việc thu
hút các nhà đầu tư nhưng thực trạng về môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong
suốt thời gian qua lại thật đáng buồn với vô vàn những khó khăn từ vấn đề thủ tục, sự
ì ạch của các chính sách, kế hoạch cũng như việc bảo vệ nhà đầu tư ở mức độ thấp.
Theo Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2010: “Cải cách Qua thời kỳ khó khăn”, ấn
phẩm lần thứ bảy trong chuỗi báo cáo thường niên do Tổ chức Tài chính Quốc tế
(IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam lại tiếp tục tụt hàng và xếp thứ
93 trên tổng số 183 nền kinh tế
15
. Như vậy, kể từ năm 2006 đến nay, tức là từ khi
chúng ta chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thứ hạng về môi
trường kinh doanh của Việt Nam liên tục biến động, không ổn định
16
.
15
/>ETNAMESEEXTN/0,,contentMDK:22304161~pagePK:1497618~piPK:217854~theSitePK:486752,00.html
16

/>- 19 -
STT Năm Xếp hạng
(Việt Nam/nền kinh tế)
Biến động
(So với năm trước)
1 2006 98/155 #
2 2007 104/175 Giảm
3 2008 91/178 Tăng
4 2009 92/181 Giảm
5 2010 93/183 Giảm
Năm 2006, thứ hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam là 98/155 nền
kinh tế và con số này đã tụt hạng nghiêm trọng vào năm 2007 khi xếp ở vị trí 104/175
nền kinh tế. Năm 2008, mức độ thuận lợi kinh doanh của Việt Nam đã có một bước
tiến xa khi lần đầu tiên chúng ta xếp thứ 91/178 quốc gia, đây là thứ hạng cao nhất
mà Việt Nam có được trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, một lần nữa chúng ta phải
thêm phần lo lắng khi mức độ cạnh tranh của môi trường kinh doanh của Việt Nam
lại liên tục tụt hạng xuống vị trí 92/181 nền kinh tế vào năm 2009 và 93/183 nền kinh
tế vào năm 2010. Trong khi đó, các nền kinh tế trong khu vực luôn thể hiện mình với
sự ổn định về môi trường kinh doanh. Điển hình là Singapore, quốc gia luôn kiên trì
cải cách, là nền kinh tế dẫn đầu bảng xếp hạng các môi trường kinh doanh thuận lợi
toàn cầu lần thứ tư liên tục, còn New Zealand thì giữ vững ở vị trí số hai. Thái Lan
trong thời gian qua cũng đã có nhiều cải cách quan trọng để lành mạnh hoá môi
trường kinh doanh và nhờ thế đứng ở vị trí thứ 12 trong bảng xếp hạng toàn cầu năm
2010
17
.
17
/>IETNAMESEEXTN/0,,contentMDK:22304161~pagePK:1497618~piPK:217854~theSitePK:486752,00.html
- 20 -
Thực trạng về môi trường kinh doanh còn nhiều bất cập ở Việt Nam xuất phát

từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như đường lối chính sách của nhà nước, thời gian
và chi phí mà một doanh nghiệp trong nước phải bỏ ra để đáp ứng được các quy định
kinh doanh như thành lập và vận hành doanh nghiệp, giao dịch thương mại quốc tế,
nộp thuế, giải thể doanh nghiệp
18
…, tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận rằng sự
yếu kém trong công tác bảo vệ các nhà đầu tư nói chung và các CĐTS nói riêng đã
góp phần tạo nên tình trạng đáng buồn của môi trường kinh doanh trong nước hiện
nay.
Trước thực trạng môi trường kinh doanh Việt Nam còn nhiều yếu kém và hạn
chế cùng với sự cần thiết phải thu hút các nhà đầu tư, chúng ta cần phải thực hiện
một cách hiệu quả vấn đề bảo vệ CĐTS. Bảo vệ được quyền lợi của CĐTS là việc
làm quan trọng và cần thiết đầu tiên để xây dựng một môi trường kinh doanh lành
mạnh nhằm thu hút các nhà đầu tư, kể cả những nhà đầu tư trong nước lẫn các nhà
đầu tư nước ngoài. Trên thế giới, Hà Lan là một quốc gia tiên phong trong bảo vệ
CĐTS bằng pháp luật, theo quan điểm của những nhà làm luật nước này, một trong
những lý do cơ bản mà họ chú trọng xây dựng pháp luật bảo vệ CĐTS một cách đầy
đủ là nhằm tạo ra những điểm nổi bật hơn so với các hệ thống pháp lý của nước
ngoài, để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Hà Lan, đồng thời cũng để
các nhà đầu tư Hà Lan sẽ tăng cường đầu tư trong nước mà không đầu tư ra nước
ngoài
19
. Quan điểm của những nhà lập pháp Hà Lan cũng là quan điểm của hầu hết
các nước trên thế giới, điều đó là hoàn toàn cần thiết trong bối cảnh các nền kinh tế
cạnh tranh nhau mạnh mẽ về thu hút đầu tư. Tác giả cho rằng những nhà lập pháp
Việt Nam cũng cần xem xét vấn đề này trong quá trình xây dựng pháp luật để chú
trọng hơn công tác bảo vệ nhà đầu tư mà đặc biệt là các CĐTS, với mục đích làm cho
hệ thống pháp luật của nước ta theo kịp hệ thống pháp luật trên thế giới, thậm chí nổi
bật hơn để có đủ sức mạnh cạnh tranh trong quá trình thu hút đầu tư.
18

/>IETNAMESEEXTN/0,,contentMDK:22304161~pagePK:1497618~piPK:217854~theSitePK:486752,00.html
19
/>- 21 -
Kết luận Chương I
Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về CĐTS. Trên thực tế,
CĐTS còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cổ đông ít vốn hay cổ đông nhỏ.
Nhưng dù gắn liền với tên gọi nào đi nữa, thì những khái niệm này cũng chung một ý
nghĩa là hàm chỉ những người sở hữu một tỷ lệ vốn góp nhỏ trong CTCP và không có
khả năng chi phối đến hoạt động của công ty, trong đó yếu tố về khả năng kiểm soát,
chi phối công ty là trọng tâm xây dựng nên định nghĩa này. Trên cơ sở đó, có thể hiểu
cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhỏ trong công ty cổ phần và
không có khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động của công ty một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp. Bảo vệ CĐTS ở đây cũng được hiểu dưới góc độ là bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của cổ đông chứ không phải cứ đặt ra vấn đề bảo vệ cổ đông mà không
cân nhắc đến sự hài hoà trong quản trị doanh nghiệp hay dung hoà với quyền lợi của
các cổ đông lớn.
Vấn đề bảo vệ CĐTS được đặt ra khi trong mối quan hệ với cổ đông lớn, CĐTS
luôn bị chèn ép, bị xâm phạm quyền lợi và với địa vị của cổ đông ít vốn, CĐTS
không có khả năng tự bảo vệ được quyền lợi của mình. Trên thực tế hiện nay tại Việt
Nam, quyền lợi của CĐTS đang bị xâm phạm từng ngày và trở thành phổ biến, đáng
tiếc là với cơ chế pháp lý hiện hành, CĐTS không có khả năng để tự bảo vệ được
quyền lợi của mình. Đồng thời, không ít một bộ phận CĐTS chưa ý thức được sự cần
thiết phải bảo vệ quyền lợi của mình, họ thường không quan tâm hay mặc nhiên phó
mặc số phận của mình cho các cổ đông lớn. Lý do để bảo vệ CĐTS thì nhiều nhưng
đó là những lý do cơ bản và tạo ra yêu cầu bức thiết trong việc cần thiết phải hoàn
thiện các quy chế pháp lý để bảo vệ quyền lợi của CĐTS.
Các CĐTS luôn chiếm đại đa số trong các nhà đầu tư, Do đó, họ có vai trò cực
kỳ quan trọng đối với việc huy động nguồn vốn cho nền kinh tế thông qua việc thành
lập, tham gia vào CTCP cũng như đầu tư trên TTCK. Chính vì vậy, bảo vệ CĐTS là
đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Một cơ chế bảo vệ CĐTS hữu

hiệu sẽ là biện pháp tốt nhất để khuyến khích các nhà đầu tư bỏ tiền ra kinh doanh,
thông qua đó tăng nguồn vốn cho nền kinh tế. Đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của loại hình doanh nghiệp CTCP và TTCK – vốn là trái tim của bất kỳ nên kinh
tế nào. Bên cạnh đó, bảo vệ CĐTS sẽ tăng thêm mức độ thuận lợi của môi trường
kinh doanh tại Việt Nam và thông qua đó giữ chân được các nhà đầu tư, đồng thời sẽ
thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư mới.
- 22 -
CHƯƠNG II
NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ
Pháp luật công ty Việt Nam đã có những bước phát triển khá tiệm cận với pháp
luật trên thế giới về bảo vệ CĐTS. Tuy nhiên, từ lý luận đến thực tiễn là cả một
khoảng cách khá xa khi thực trạng quyền lợi của CĐTS ở nước ta hiện nay đang bị
xâm phạm ngày càng phổ biến. Thực trạng đáng buồn này xuất phát chủ yếu từ
những hạn chế của các quy định pháp lý, làm nản lòng cho nhiều nhà đầu tư. Do vậy,
để đảm bảo quyền lợi của các CĐTS, chúng ta cần có những động thái tích cực trong
việc điều chỉnh các quy định pháp lý phù hợp với yêu cầu từ thực tiễn sao cho các cơ
chế này đảm bảo cho các CĐTS có thể thực thi hiệu quả quyền cổ đông. Trong phạm
vi của Chương này, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu và làm rõ một số bất cập
trong việc bảo vệ quyền lợi của CĐTS dưới ba (03) góc độ là: (i) trong việc CĐTS
thực thi quyền cổ đông; (ii) thực trạng cổ đông lớn lạm quyền, chi phối công ty và
chèn ép CĐTS; và (iii) trong việc thực thi cơ chế thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm
và giải quyết tranh chấp. Đồng thời, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số quan điểm
kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ
CĐTS.
2.1. Một số bất cập trong việc cổ đông thiểu số thực thi quyền cổ đông
Về nguyên tắc, pháp luật không phân định rõ ràng đâu là quyền của cổ đông
lớn, đâu là quyền của CĐTS. Do đó, với tư cách là cổ đông, CĐTS cũng có đầy đủ
các quyền cổ đông như những cổ đông lớn, như quyền yêu cầu triệu tập, tham gia
biểu quyết tại ĐHĐCĐ, quyền kiểm soát các giao dịch tư lợi, quyền tiếp cận thông

tin, quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần, quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài huỷ
quyết định của ĐHĐCĐ… Những quyền năng này đã góp phần quan trọng trong việc
tạo ra sự bình đẳng giữa các cổ đông trong CTCP nhưng trên thực tế, việc các CĐTS
thực hiện được những quyền này hay không hãy còn là một câu chuyện dài khi mà
các quy định pháp lý vẫn còn nhiều bất cập.
2.1.1. Quyền yêu cầu triệu tập, tham gia và đưa nội dung vào chương trình
nghị sự tại cuộc họp Đại hội đông cổ đông
- 23 -
ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng trong
CTCP. ĐHĐCĐ bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, do vậy đây không phải
là cơ quan thường trực trong CTCP mà theo quy định hiện hành, ĐHĐCĐ chỉ họp
thường niên mỗi năm một lần
20
. Chính vì tính không thường trực của ĐHĐCĐ, nên
để đảm bảo hoạt động cho CTCP cũng như quyền lợi của các cổ đông, LDN đã quy
định thẩm quyền triệu tập ĐHĐCĐ bất thường. Theo đó, các đối tượng có thẩm
quyền triệu tập ĐHĐCĐ gồm có HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS) và cổ đông hoặc
nhóm cổ đông (Điều 97 LDN 2005). Điều đặc biệt là trong cơ chế này, pháp luật đã
rất chú trọng đến việc bảo vệ CĐTS khi xây dựng chế định thẩm quyền triệu tập
ĐHĐCĐ của nhóm cổ đông. Khoản 2 và khoản 3, Điều 79 LDN 2005 quy định cổ
đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn
ít nhất 6 tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty có quyền yêu cầu
triệu tập ĐHĐCĐ trong ba trường hợp:
(i) HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người
quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
(ii) Nhiệm kỳ của HĐQT đã vượt quá sáu tháng mà HĐQT mới chưa được
bầu thay thế; và
(iii) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.
Bên cạnh đó, nhóm CĐTS còn có thể tự mình đứng ra triệu tập ĐHĐCĐ khi các
chủ thể được yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ, bao gồm HĐQT và BKS không đáp ứng yêu

cầu của họ theo quy định tại khoản 6, Điều 97 LDN 2005. Đây thực sự là một tiến bộ
mãnh mẽ của LDN 2005 so với các quy định của pháp luật Việt Nam trước đó trong
việc bảo vệ quyền lợi của CĐTS.
20
Theo quy định tại Điều 97 LDN 2005, ĐHĐCĐ phải họp thường niên hoặc bất thường mỗi năm ít nhất
một lần. ĐHĐCĐ họp thường niên trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề
nghị của HĐQT, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn nhưng không được quá sáu tháng, kể từ ngày
kết thúc năm tài chính. Mặc dù quy định như vậy nhưng không pháp luật lại không quy định hình thức chế
tài nào hiệu quả trong trường hợp công ty không tiến hành họp ĐHĐCĐ theo quy định của pháp luật.
- 24 -
Theo quy định của pháp luật hiện hành, những người có thẩm quyền triệu tập
ĐHĐCĐ, chủ yếu là Chủ tịch HĐQT và BKS có trách nhiệm chuẩn bị hoặc tổ chức
việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho cuộc họp (khoản 1, Điều
99 LDN 2005). Với quy định nêu trên cùng với khả năng chi phối của các cổ đông
lớn, rõ ràng chương trình, nội dung cuộc họp ĐHĐCĐ sẽ được chuẩn bị theo hướng
có lợi cho các cổ đông lớn và điều đó đồng nghĩa với việc đưa CĐTS vào thế bị động
trong cuộc họp. CĐTS đến cuộc họp chủ yếu là lắng nghe và duyệt các chương trình,
nội dung đã có sẵn và điều này chắc chắn sẽ gây ra những bất lợi, có thể là thiệt hại
cho CĐTS, do có những vấn đề của công ty ảnh hưởng đến quyền lợi của CĐTS
không được đưa vào chương trình nghị sự để bàn bạc hoặc có thể được đưa vào
nhưng mang tính bất lợi cho CĐTS. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho CĐTS, pháp luật
quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông
trong thời hạn liên tục sáu (06) tháng có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương
trình họp ĐHĐCĐ (khoản 2, Điều 99, LDN 2005)
21
. Đây là một quy định nhằm mục
đích bảo vệ CĐTS, giúp họ có tiếng nói của mình trong cuộc họp quan trọng nhất
trong CTCP. Bằng quy định này, CĐTS có thể đưa những nội dung, vấn đề họ quan
tâm hoặc có sự ảnh hưởng đến quyền lợi của họ vào cuộc họp ĐHĐCĐ để bàn bạc,
thống nhất và thông qua đó, CĐTS có thể bảo vệ được quyền lợi của mình trong một

giới hạn chừng mực, nhất định.
Tuy nhiên việc bảo vệ CĐTS trong trường hợp này chỉ dừng lại ở thẩm quyền
yêu cầu triệu tập hoặc triệu tập ĐHĐCĐ và đưa nội dung vào các chương trình nghị
sự trước ngày khai mạc ĐHĐCĐ, còn trong cuộc họp ĐHĐCĐ thì tiếng nói của
CĐTS có mức ảnh hưởng đến đâu còn là một câu chuyện phải bàn, bởi với số vốn ít
ỏi đi liền với sự hạn chế trong khả năng chi phối công ty, CĐTS vẫn khó có thể bảo
vệ được quyền lợi của mình. Hơn nữa, CĐTS không thể tự mình thực hiện được các
quyền này mà họ phải liên kết lại với nhau tạo thành nhóm với tỷ lệ sở hữu cổ phần
từ 10% trở lên kèm theo điều kiện số cổ phần mà CĐTS sở hữu phải từ sáu tháng trở
lên. Trên thực tế việc bảo vệ CĐTS thông qua nhóm cổ đông là không mang nhiều
tính khả thi bởi sự thiếu gắn kết giữa các CĐTS như hiện nay, đặc biệt là đối với các
CTCP có nhiều cổ đông, thì việc lập nhóm cổ đông là rất khó thực hiện.
21
Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất ba ngày làm việc trước ngày khai mạc
ĐHĐCĐ, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số
lượng từng loại cổ phần của cổ đông, số và ngày đăng ký cổ đông tại công ty, vấn đề kiến nghị đưa vào
chương trình họp.
- 25 -

×