SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
iện nay , khi thực hiện chương trình mới , điều khó
khăn nhất đối với chúng ta là “Làm thế nào để hoạt
động thật đơn giản nhưng lại đạt được hiệu quả cao”.
Một trong những yếu tố để làm được điều đó là khả năng xây
dựng ý tưởng kết hợp với các nguyên vật liệu mở đa dạng và
phong phú
H
Đầu năm học , được sự chỉ đạo của cấp trên , trường tôi đã
phát động phong trào thi đua “Sử dụng hiệu quả đồ chơi đơn
giản và tổ chức những trò chơi đơn giản” vào trong mục tiêu
thực hiện chương trình. Nghe chỉ đạo của cấp trên , chưa nắm
bắt hết ý nghĩa của chuyên đề này, tôi cùng các giáo viên trong
nhóm đã tích cực tìm hiểu từ chuyên môn , từ sách vở , tìm kiếm
thông tin trên mạng để giúp mình có thêm kiến thức thực hiện tốt
chuyên đề được giao.
Trò chơi đơn giản là gì ?
Theo tôi , đó là những trò chơi được giáo viên sáng tác , cải
biên lại sao cho phù hợp với nội dung của đề tài , hỗ trợ tốt cho
hoạt động của người giáo viên mà lại không tốn nhiều thời gian ,
công sức và đồ dùng. Quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải có
ý tưởng , mà ý tưởng đó xuất phát chính từ trong quá trình chăm
sóc giáo dục, hiểu được những nhu cầu và sở thích của trẻ để suy
nghĩ tìm tòi giúp đáp ứng những mong muốn của trẻ. Trong tôi ,
lúc nào cũng nhất quán với suy nghĩ “Nếu biết cách tìm tòi
những vấn đề xuất phát từ chính sự quan tâm , hứng thú của trẻ
thì việc tổ chức hoạt động cho trẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn”
Yêu cầu đối với việc tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi
đơn giản đầu tiên là phải hấp dẫn đối với trẻ , phải có những
hình tượng , động tác lôi cuốn trẻ và phải được tất cả trẻ hào
hứng tham gia. Chúng ta có thể linh hoạt trong việc tổ chức , tùy
theo mục đích của trò chơi có thể tổ chức trong lớp , ngoài sân ,
những buổi dạo chơi , tham quan …đều được cả.
Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đút kết được trong
quá trình thực hiện chuyên đề . Đó là :
- Trò chơi đơn giản có thể đáp ứng được ngay nhu cầu
chơi cho trẻ.
- Nó thu hút được trẻ tham gia bằng những hình tượng
động tác đơn giản.
- Luật chơi đơn giản , dễ chơi
Khi tham gia chơi , trẻ được mở rộng thêm những hiểu biết
về thế giới xung quanh , tiếp nhận thêm những kiến thức
gần gũi mà không phải qua những tiết học cung cấp kiến
thức nặng nề.
Trò chơi đó còn giáo dục được trẻ các mối quan hệ trong
khi chơi như biết phối hợp nhau trong trò chơi , biết nhường
nhịn lẫn nhau , không chen lấn xô đẩy nhau…, xây dựng
những tình cảm xã hội , trẻ được giao lưu với nhau một cách
tự nhiên và thoải mái. Bữa ăn đến với trẻ nhẹ nhàng thoải
mái và ngon miệng hơn.
Chẳng hạn :
Trò chơi “Vua thủy tề ”:
- Cô làm vua thủy tề
- Trẻ tự làm con vật trẻ thích
(Cua bò ngang , cá bơi , tôm nhảy bún chân…)
- Khi vua thủy tề xuất hiện :
+ “Hô biến” , “Biến tất cả thành cá”
Tất cả trẻ đều phải làm động tác bơi của cá
+ “Hô biến” , “Biến tất cả thành cua” Tương tự
+ “Hô biến” , “Biến tất cả đứng im” , “Biến mất”
Trẻ trốn đi hết
+ “Hô biến” , “Biến tất cả thành các bạn nhỏ”
Trò chơi được kết thúc tùy theo yêu cầu của cô để đưa trẻ vào
một hoạt động nối tiếp.
Trò chơi sử dụng cho chủ đề “Những con vật sống dưới nước”
Rất hấp dẫn , các bạn hãy áp dụng thử xem !!!
Trò chơi này tôi học tập được từ chuyên môn , chỉ cần
một chiếc mũ vua thủy tề và một cây phất trần , chúng ta
giúp bé :
- Thích , hứng thú chơi cùng bạn
- Bé biết : cá , tôm , cua , rùa… sống dưới nước
- Vận động theo các con vật :
+ Cá : 2 tay khoát nước bơi
+ Tôm : Nhảy bún chân về phía trước
+ Cua : Bò ngang
+ Rùa : Bò chậm chạp , từ từ
- Vận động theo tín hiệu.
Trò chơi này khi tổ chức đã thực sự đáp ứng được nhu cầu
chơi cho trẻ : Dựa vào những kiến thức mà bé đã biết về vận động
của một số con vật sống dưới nước , giáo viên đã đưa trẻ vào
“Vương quốc biển xanh” có vua thủy tề, có những con vật , đó là
những hình tượng mà bé vô cùng thích thú nên bé tham gia chơi
rất tích cực. Trò chơi rất dễ chơi : Chỉ cần lắng nghe xem vua
thủy tề hô biến thành những con vật nào thì bé phải hoá thân
thành con vật đó (vận động của con vật : cá bơi , tôm nhảy , của
cua bò ngang , rùa bò…)
Trò chơi đã giúp bé củng cố và khắc sâu hơn kiến thức về
một số con vật sống dưới nước , cũng như tên và cách vận động
của chúng.
Trẻ thích chơi cùng cô cùng bạn, bé đỡ bạn lên, biết xin lỗi
khi giẫm phải chân bạn . Cô đã thành công trong việc giáo dục
tình cảm thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với cô, các bạn.
Trong quá trình thực hiện , tôi đã nhận thấy được , chuyên đề
giải phóng được sức lao động cho người giáo viên rất nhiều.
Chúng ta không cần phải mất nhiều thời gian , tiền của để làm
học cụ . Nó giúp giảm áp lực cho người giáo viên , không bị gò
ép trong chương trình cũ , để từ đó , người giáo viên sẽ có nhiều
thời gian hơn trong việc xây dựng ý tưởng , lập kế hoạch để đạt
hiệu quả cao hơn.
Mặt khác , các bé lớp tôi rất hứng thú khi tham gia vào
hoạt động , các bé hoạt động rất tự nhiên, hào hứng và tích cực.
Bé tiếp thu trò chơi rất nhanh , qua đó vốn kiến thức mà bé học
được cũng khắc sâu hơn. Thực vậy , qua một năm học , tôi thấy
các bé lớp mình đều “Lớn lên” , bé ngày càng nhanh nhẹn , khỏe
mạnh , hồn nhiên, vui tươi và quan trọng là các bé rất ham học
hỏi. Tôi rất vui vì điều đó , tôi cảm thấy yêu nghề hơn , yêu trẻ
hơn , đó cũng là động lực giúp tôi đứng vững trong ngành học khi
trước mặt vẫn lắm gian lao.
Đề tài: Sáng tạo một số đồ chơi cho trẻ từ các loại ống nhựa,
ống nước
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, trò chơi là nhu cầu tự nhiên không thể
thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Nếu như đứa trẻ thỏa mãn với nhu
cầu tìm hiểu và khám phá ra những đồ dùng, đồ chơi thì trẻ sẽ biết
cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi đó một cách phù hợp, sáng tạo. Từ
đó tôi nảy sinh ra ý tưởng dùng ống nhựa, ống nước cũ dư thừa
của gia đình lắp ghép lại để tạo ra đồ chơi cho trẻ chơi và qua đó
giúp trẻ khám phá ra nhiều trò chơi dùng ống nhựa, ống nước này.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Giai đoạn đầu năm học trong tiết dạy, trong tiết dạy hoạt động với
đồ vật “ Vật cứng- Vật mềm” thì tôi lại phát hiện ra từ những ống
nhựa này trẻ khám phá ra được rất nhiều trò chơi: Lăn, xoay, gõ,
dựng đứng, xỏ vào ngón tay, lồng vào nhau. Lồng vào nhau, làm
micro, làm kèn, làm ống nhòm, ống nghe…
Từ đó tôi nảy sinh, lấy ống nước to lắp ghép lại tạo ra những
đoạn ống dài khác nhau cho trẻ chơi.
Ở 1- 2 tháng đầu tôi lắp ghép đơn giản: 1 ống cong ghép với 1
ống thẳng (ống này tôi gắn lên một cái kệ cũ, phế thải), tôi cho trẻ
khám phá trò chơi: “ Thả bóng vào ống”. Qua quan sát trẻ chơi,
tôi thấy trẻ rất thích thú, trẻ như có vẻ tò mò: Tại sao bỏ bóng ở
trên mà bóng lại chạy xuống phía dưới? Có trẻ thì bỏ chén,
muỗng vào ống và đợi chờ nhưng sao lại không thấy nó chạy ra?
Tại sao bóng to lại không lọt vào ống?
Từ những tìm tòi khám phá đó mà trẻ đã rút ra cho mình được
những kinh nghiệm: Chỉ có những vật tròn và nhỏ hơn ống nước
thì khi bỏ vào ống, vật đó mới chạy ra được….
Ở những tháng sau, tôi nâng dần yêu cầu lên: Lúc đầu ghép 3-4
ống nước lại với nhau; sau đó ghép đến 4-5 ống và bên cạnh đó
tôi cũng đặt một ống to hơn để trẻ khám phá bóng to thì sẽ bỏ vào
ống to (thử và sai)
Ngoài những trò chơi trên, từ ống nhựa nhỏ trẻ còn chơi được
với các trò chơi khác: Xâu ống vào trụ, xâu ống vào dây kéo đi
chơi, chơi xếp cạnh, xếp chồng, lắp ghép, làm ống nghe khám
bệnh cho búp bê….
Tôi nhận thấy, khi trẻ chơi với đồ chơi này giúp cho trẻ phát
triển rất nhiều mặt:
• Phát triển các giác quan: Trẻ biết cầm, nắm, lăn xoay; biết
phối hợp tay và mắt: xâu, xếp, lắp ghép…
• Phát triển trí tuệ: Trẻ phân biệt được kích thước to – nhỏ,
dài- ngắn, tính chất cứng – mềm…
• Phát triển ngôn ngữ: Trẻ nói được rất nhiều và phát triển
hơn so với yêu cầu thực: Ống nhựa, xâu vào, làm micro,….
Cái ống này tròn, bỏ bóng vào ống, bóng đang lăn, bóng rớt
ra kìa, ống này làm kèn thổi….
• Phát triển cảm xúc, tình cảm: Trẻ vui, tò mò, thích thú, thoải
mái cười nói
Với sáng kiến làm đồ chơi từ ống nhựa, ống nước của tôi, thì các
bạn ở khối Cơm thường cung đã nhân rộng ra banừg cách cái tiến
thêm: cưa những ống nước theo chiều ngang để tạo những ống
máng cho trẻ chơi.
Tôi nhận thấy đồ chơi này rất dễ chơi và rất dễ hoạt động. Cách
thức chơi cũng sẽ được thay đổi theo sự phát triển của trẻ và càng
có nhiều cách chơi với một đồ chơi thì trẻ sẽ học hỏi được càng
nhiều. Trong năm học tới, tôi sẽ cố gắng nghĩ ra nhiều cách chơi
hơn nữa từ những ống nhựa, ống nước này và tìm ra những
nguyên phế liệu khác để tạo thêm nhiều đồ chơi cho trẻ.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Qua một năm thử nghiệm làm đồ chơi từ ống nhựa, ống nước,
tôi đã rút cho mình được hai điều: Tận dụng những đồ vật phế
thải ở xung quanh và luôn tạo điều kiện cho trẻ được học, được
chơi một cách hứng thú; thỏa mãn ở trẻ nhu cầu được hoạt động
tìm tòi, khám phá….Có như vậy thì kỹ năng, tư duy của trẻ mới
được phát triển tốt.