Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ĐỘNG THÁI VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỰC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG TẦNG CHỨA NƯỚC PLEISTOCEN DƯỚI (qp1) VÀ TẦNG CHỨA NƯỚC PLIOCEN GIỮA (n22) GIAI ĐOẠN 2000 2010 TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.19 KB, 12 trang )

ĐỘNG THÁI VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỰC NƯỚC DƯỚI
ĐẤT TRONG TẦNG CHỨA NƯỚC PLEISTOCEN DƯỚI (qp
1
)
VÀ TẦNG CHỨA NƯỚC PLIOCEN GIỮA (n
2
2
)
GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
KS. Vũ Thị Phương
Tháng 12 - 2011
Nội dung của bài báo gồm 03 phần
I- Mở đầu
II- Động thái và xu hướng biến đổi mực nước dưới đất của
các tầng chứa nước
1. Động thái và xu hướng biến đổi mực nước dưới đất của
tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp
1
)
2. Động thái và xu hướng biến đổi mực nước dưới đất tầng
chứa nước Pliocen giữa (n
2
2
)
III- Kết luận
MỞ ĐẦU
Công tác “Quan trắc Quốc gia Tài nguyên nước dưới đất vùng đồng
bằng Nam Bộ” tại 12 tỉnh thành trong khu vực Đồng Bằng sông Cửu
Long giai đoạn 2000 ÷ 2010, đã cho biết về động thái mực nước năm
2010 và xu hướng biến đổi mực nước giai đoạn 2000 ÷ 2010 của 7 tầng


chứa nước (qh, qp
3
, qp
2-3
, qp
1
, n
2
2
, n
2
1
, n
1
3
) trong khu vực.

Trong bài viết tác giả trình bày kết quả quan trắc động thái mực nước
trong tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp
1
) và tầng chứa nước Pliocen
giữa (n
2
2
). Đây là hai tầng chứa nước đang được khai thác và sử dụng tại
các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang, Trà Vinh, TP Cà Mau và
Châu Thành - Kiên Giang. Mực nước dưới đất trong các tầng chứa nước
này có xu hướng biến đổi mạnh theo thời gian
ĐỘNG THÁI VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỰC NƯỚC DƯỚI
ĐẤT CỦA CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC

1. Động thái và xu hướng biến đổi mực nước dưới đất của tầng chứa
nước Pleistocen dưới (qp
1
)
Theo kết quả quan trắc 12 công trình trong tầng chứa nước Pleistocen
dưới (qp
1
) khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy: Mực nước bình
quân (tính bằng độ cao tuyệt đối) tại đây thường cạn kiệt vào tháng 5 hàng
năm, vào mùa mưa mực nước thường được bổ cập và đạt giá trị cực đại vào
tháng 10.
Kết quả quan trắc năm 2010 cho thấy: mực nước trung bình tầng vào
tháng 5 là -4,84m; vào tháng 10 là -4,52m. Mực nước tại khu vực TP Cà
Mau thường gặp rất sâu khoảng -18,91m, còn các khu vực khác mực nước
thường nông hơn. Riêng tại Vĩnh Hưng - Long An mực nước thường gặp ở
độ sâu khoảng -0,57m.
Mực nước trung bình của tầng Pleistocen dưới (qp1) năm 2010 so với
cùng kỳ tháng 5 của 2 năm trước có xu hướng giảm khoảng 0,72m; so với 5
năm trước giảm khoảng 1,22m và so với cùng kỳ 10 năm trước mực nước
có xu hướng giảm khoảng 3,32 m (xem hình).
Các giá trị đặc trưng độ cao mực nước trung bình tháng trong năm
2010, độ chênh lệch mực nước so với cùng kỳ 2 năm trước, 5 năm và 10
năm trước của tầng chứa nước (qp
1
) được thống kê trong các bảng dưới
Đồ thị dao động mực nước tầng ( qp
1
) khu vực Đồng bằng Sông cửu Long
Nước dưới đất trong tầng Pleistocen dưới (qp1) ở khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long thường được khai thác mạnh tại các tỉnh như Long An, Hậu Giang và TP Cà

Mau. Do việc khai thác nên mực nước tại các khu vực trên có xu hướng giảm mạnh.
Kết quả quan trắc mực nước tại công trình (Q188030) TP Cà Mau từ năm 2000÷2010
cho thấy mực nước giảm khoảng 9,63m, tốc độ suy giảm mực nước khoảng
0,96m/năm. Còn tại công trình quan trắc (Q326030) Tân trụ - Long An trong thời gian
từ năm 2000÷2010 mực nước giảm khoảng 5,06m, tốc độ suy giảm mực nước khoảng
0,51m/năm (xem hình).
Đồ thị dao động mực nước công trình Q188030 - TP Cà Mau và công trình Q326030 – Tân
Trụ – Long An
Q188030 TP CÀ MAU
y = -0.0905x - 9.7173
R
2
= 0.9712
-22.0
-20.0
-18.0
-16.0
-14.0
-12.0
-10.0
-8.0
5/00
5/01
5/02
5/03
5/04
5/05
5/06
5/07
5/08

5/09
5/10
Tháng/Năm
Độ cao mực nước (m)
Q 326030 TÂN TRỤ - LONG AN
y = -0.0397x - 0.069
R
2
= 0.9731
-6.0
-5.0
-4.0
-3.0
-2.0
-1.0
0.0
1.0
2.0
5/00
5/01
5/02
5/03
5/04
5/05
5/06
5/07
5/08
5/09
5/10
Tháng/Năm

Độ cao mực nước (m)
2. Động thái và xu hướng biến đổi mực nước dưới đất tầng chứa
nước Pliocen giữa (n
2
2
)
Tầng chứa nước Pliocen trên (n
2
2
) gồm có 15 công trình quan trắc tại các
tỉnh Trà Vinh, Long An, Đồng tháp, Cà Mau….Trong các khu vực trên,
tầng chứa nước này đang được khai thác mạnh. Mực nước dưới đất thường
gặp giá trị cực tiểu vào khoảng tháng 5, sau đó vào mùa mưa mực nước
dâng lên và đạt cực đại khoảng tháng 10 hàng năm.
Theo tài liệu quan trắc năm 2010 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,
tầng chứa nước Pliocen giữa (n
2
2
) có giá trị mực nước bình quân (tính bằng
độ cao tuyệt đối) vào tháng 5 là -6,53m; vào tháng 10 là -6,39m. Mực nước
ở khu vực TP Cà Mau do khai thác mạnh nên thường gặp rất sâu khoảng -
17,06m, còn khu vực An Giang mực nước thường nông hơn khoảng -0,52m.
Mực nước dưới đất trong tầng Pliocen giữa (n
2
2
) vào tháng 5 năm 2010
so với cùng kỳ 2 năm trước mực nước giảm khoảng 1,29m; so với 5 năm
trước giảm khoảng 2,22m và so với cùng kỳ 10 năm trước mực nước có xu
hướng giảm khoảng 4,95 m (xem hình).
Đồ thị dao động mực nước tầng (n

2
2
) khu vực Đồng bằng Sông cửu Long
Các giá trị đặc trưng độ cao mực nước trung bình tháng trong năm
2010, độ chênh lệch mực nước so với cùng kỳ 2 năm trước, 5 năm và 10
năm trước của tầng chứa nước (n
2
2
) được thống kê trong bảng dưới.
Qua phân tích kết quả quan trắc từ năm 2000÷2010, chúng tôi nhận thấy
mực nước dưới đất tầng chứa nước Pliocen giữa (n
2
2
) như sau: tại TP Cà
Mau (Q17704T), do ảnh hưởng của việc khai thác nước phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt và các khu công nghiệp, mực nước sau 10 năm có xu hướng
giảm rất mạnh khoảng 9,56m, với tốc độ suy giảm mực nước trung bình
khoảng 0,96m/năm. Còn tại khu vực Lai Vung - Đồng Tháp (Q206030),
mực nước từ năm 2000 ÷ 2010 có xu hướng giảm khoảng 6,68m; tốc độ suy
giảm mực nước trung bình khoảng 0,68m/năm. Vì vậy chúng ta phải có biện
pháp kiểm tra, giám sát việc khai thác nước và quan trắc lâu dài để dự báo
sự suy giảm của nước dưới đất và cần tuân thủ các qui định (xem hình).
Đồ thị dao động mực nước Q17704T - TP Cà Mau và Q206030 - Lai Vung – Đồng Tháp
Độ cao tuyệt đối mực nước bình quân tháng trong năm 2010 của tầng chứa nước (qp
1
) và tầng
chứa nước (n
2
2
) khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ,m

Độ cao tuyệt đối mực nước năm 2010 và chênh lệch mực nước cùng kỳ 2 năm trước; 5 năm và
10 năm trước của tầng chứa nước (qp
1
) và tầng (n
2
2
) khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ,m
KẾT LUẬN
Qua số liệu của công tác “Quan trắc Quốc gia Tài nguyên nước dưới đất
vùng Đồng bằng Nam Bộ” tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long giai
đoạn 2000 ÷ 2010 cho thấy:
Mực nước dưới đất của các tầng chứa nước có xu hướng suy giảm mạnh
theo thời gian nhất là những khu đô thị, khu công nghiệp và khu khai thác
nước dưới đất tập trung như: Tại TP Cà Mau (công trình quan trắc
Q188030; Q17704T) tầng chứa nước (qp
1
) và tầng chứa nước (n
2
2
) có mức
độ suy giảm mực nước rất mạnh với tốc độ trung bình từ 0,96m/năm. Riêng
khu vực Tân Trụ - Long An mực nước trong tầng (qp
1
) có tốc độ suy giảm
mực nước khoảng 0,51m/năm. Khu vực Lai Vung – Đồng Tháp mực nước
trong tầng (n
2
2
) có tốc độ suy giảm khoảng 0,68m/năm.
Vì vậy để nguồn tài nguyên nước dưới đất trong khu vực Đồng bằng Sông

Cửu Long không bị cạn kiệt, chúng ta phải có biện pháp kiểm tra, giám sát,
quản lý việc khai thác nước và quan trắc lâu dài để dự báo sự suy giảm mực
nước dưới đất.
Xin cảm ơn

×