BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ ĐẤT
“ PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH TRỰC TIẾP
TRONG ĐỊNH GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM VÀ 1 SỐ
NƯỚC TRONG KHU VỰC”
Nhóm sinh viên: THE BOSS
1. Tạ Duy Hùng
2.Cồ Huy Khương
3. Nguyễn Văn Khoa
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Nguyên Hạnh
1
Mục lục
Trang
I. Mở đầu 3
II. Nội dung 4
2.1 Khái quát về phương pháp so sánh trực tiếp trong định giá đất 4
a. Định nghĩa 4
b. Nguyên lý cơ bản 4
c. Công thức 5
d. Đặc điểm 5
e. Phạm vi ứng dụng 7
2.2 Trình tự đánh giá đất theo phương pháp so sánh trực tiếp 8
a. Thu thập thong tin thị trường 9
b. Lựa chọn mẫu 9
c. Hiệu chỉnh tình huống thị trường 10
d. Hiệu chỉnh thời gian 10
e. Hiệu chỉnh nhân tố khu vực 11
f. Hiệu chỉnh nhân tố cá biệt 12
g. Hiệu chỉnh số năm sử dụng 13
h. Hiệu chỉnh suất dung tích 14
i. Xác định giá cả cuối cùng của đất 15
2.3 Phương pháp định giá đất ở Việt Nam 15
2.4 Bài tập ứng dụng 16
III. Kết luận 20
2
I.MỞ ĐẦU
Đất đai là một loại tài nguyên tự nhiên, một loại tài nguyên sản xuất, bao gồm cả
lục địa và mặt nước trên bề mặt trái đất. Theo quan điểm kinh tế học thì đất đai
không chỉ bao gồm mặt đất còn bao gồm cả tài nguyên trong lòng đất và tất cả mọi
thứ sinh sôi trên mặt đất và trong lòng đất không do lao động và con người làm ra,
tức là bao gồm nước mặt đất và nước ngầm, thổ nhưỡng, thực vật và động vật. Với
nghĩa chung nhất, đó là lớp bề mặt của trái đất, bao gồm đồng ruộng, đồng cỏ, bãi
chăn thả, cây rừng, bãi hoang, mặt nước, đầm lầy và bãi đá Với nghĩa hẹp thì đất
đai biểu hiện khối lượng và tính chất của quyền lợi hoặc tài sản mà một người có thể
chiếm đối với đất. Nó có thể bao gồm lợi ích trên đất về mặt pháp lý cũng như
những quyền theo tập quán không thành văn.
Khi nghiên cứu khái niệm về đất đai liên quan đến định giá đất phải hiểu: đất đai
là một nguồn tài nguyên thiên nhiên, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế,
văn hoá, an ninh và quốc phòng…
Đất đai là tài sản vì đất đai có đầy đủ thuộc tính của một tài sản như: đáp ứng
được nhu cầu nào đó của con người tức là có giá trị sử dụng; con người có khả năng
chiếm hữu và sử dụng; là đối tượng trao đổi mua bán (tức là có tham gia vào giao
lưu dân sự) Đất đai còn được coi là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, được chuyển
tiếp qua các thế hệ, và được coi là một dạng tài sản trong phương thức tích luỹ của
cải vật chất của xã hội.
Đất đai có ý nghĩa quan trọng như vậy lên việc định giá rất quan trọng nó ảnh
hưởng tới những quyết định của Chính phủ về đất đai, cũng như quyết định của nhà
đầu tư, của người dân
Hiện nay trên thế giới có 5 phương pháp định giá đất, nhưng “ P hương pháp so
sánh trực tiếp ” được áp dụng chủ yếu trên tất cả các nước. Sau đây nhóm The boss
xin trình bày về “phương pháp so sánh trực tiếp trong định giá đất ở Việt Nam”
3
II.NỘI DUNG
2.1 Khái quát về phương pháp so sánh trực tiếp
a. Định nghĩa phương pháp so sánh trực tiếp
Phương pháp so sánh trực tiếp, còn gọi tắt là phương pháp thị trường, là một trong
những phương pháp định giá đất quan trọng nhất, thường dùng nhất, và cũng là một
trong những phương pháp thông dụng được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp xác định giá đất dựa trên cơ sở phân
tích mức giá của thửa đất tương tự với thửa đất cần định giá đã giao dịch thành công
hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm định giá hoặc gần với thời điểm
định giá để ước tính giá trị thị trường của thửa đất cần định giá.
b) Nguyên lý cơ bản
Theo lý luận kinh tế học thì hàng hoá có cùng công dụng trong một thị
trường thì phải có cùng một giá cả, nghĩa là có mối quan hệ thay thế cùng tồn tại
trên thị trường. Cho nên trong định giá đất, khi giữa thửa đất chờ xác định giá và
các thửa đất đã giao dịch trong thời gian gần khác dùng để so sánh có tính tương
quan và tính thay thế. Thửa đất chờ định giá được bán ra trên thị trường, thì sẽ
có những phản ứng của thị trường tương tự, từ đó mà tính ra giá cả đất đai chờ
định giá.
Do tính cố định về vị trí và tính cá biệt của đất đai nên trong thực tế khó tìm
được 2 thửa đất hoàn toàn giống nhau. Nhưng trong cùng một thị trường, đối với
người mua, thì hành vi phải chi ra một giá tương đương với vật dùng so sánh, để
mua vào một vật thay thế tương quan thoả mãn được yêu cầu là có thể chấp nhận
được, còn đối với người bán, khi tiến hành giao dịch đất đai, mọi người bán hiểu
biết đều căn cứ vào nguyên tắc thay thế để so sánh đầy đủ thửa đất chờ giao dịch
của mình với giá cả đất đai tương tự đã giao dịch trên thị trường, sau đó mới
quyết định hành vi của mình. Hai bên mua bán đều căn cứ vào sự so sánh giá cả
đất đai, theo quan hệ thay thế đó làm cho giá cả hướng về sự thống nhất ở một mức
độ nhất định.
Như vậy khi tiến hành định giá đối với đất đai, có thể sử dụng giá cả của
thửa đất đã được trao đổi thực tế, có tính thay thế cùng loại với thửa đất chờ định
giá để tính ra giá cả của thửa đất chờ định giá
c) Công thức
4
Quá trình so sánh trực tiếp trên có thể biểu hiện bằng công thức:
P
D
= P
B
x A x B x D x E
Trong đó: P
B
là giá cả thửa đất của mẫu so sánh
Chỉ số tình huống bình thường
A =
Chỉ số tình huống thửa đất mẫu so sánh
Chỉ số giá đất tại kỳ định giá của thửa đất chờ định giá
B =
Chỉ số giá đất tại kỳ giao dịch của thửa đất mẫu so sánh
Chỉ số điều kiện nhân tố khu vực của thửa đất chờ định giá
D =
Chỉ số điều kiện nhân tố khu vực của thửa đất mẫu so sánh
Chỉ số điều kiện nhân tố cá biệt của thửa đất chờ định giá
E =
Chỉ số điều kiện nhân tố cá biệt của thửa đất mẫu so sánh
Hay
Giá thửa đất chờ định giá= giá thửa đất mẫu so sánh x 100/( ) x 100/( ) x 100/( ) x
100/( )
Khoản đầu tiên trong công thức có tử số 100, thể hiện chỉ số tình huống phải xác định
khi mẫu giao dịch so sánh phát sinh trong tình hình mua bán bình thường hoặc chỉ số
tình huống định giá của thửa đất chờ định giá là 100%; khoản thứ hai có tử số 100, thể
hiện chỉ số giá cả của ngày định giá xác định với chỉ số giá cả của các mua bán là 100;
Tử số của khoản thứ 3 và thứ 4 là 100, thể hiện chỉ số điều kiện nhân tố khu vực và
nhân tố cá biệt của thửa đất mẫu so sánh phải xác định bằng cách so sánh, khi chỉ số
điều kiện nhân tố khu vực và nhân tố
cá biệt của thửa đất chờ định giá là 100%.
d) Đặc điểm và điều kiện
Đặc điểm của phương pháp so sánh trực tiếp
(1) Phương pháp so sánh trực tiếp có tính thực tế, nên dễ được chấp nhận.
Phương pháp so sánh trực tiếp dùng mẫu giao dịch mới được thực hiện có khả năng
thay thế đối với thửa đất chờ định giá làm tiêu chuẩn so sánh rồi hiệu chỉnh để tính ra
5
giá cả của thửa đất chờ định giá, nên có thể phản ảnh được tình hình thị trường gần
thời điểm xác định giá đất, và cũng làm cho giá cả được tính ra có tính thực tế, dễ
được tiếp nhận.
(2) Phương pháp so sánh trực tiếp áp dụng nguyên tắc thay thế tính ra giá thửa
đất. Phương pháp so sánh trực tiếp là căn cứ vào giá cả của mẫu giao dịch đã thực
hiện, sử dụng nguyên tắc thay thế với đất đai chờ định giá rồi so sánh để tính ra giá cả
của đất đai chờ định giá.
(3) Phương pháp so sánh trực tiếp thiếu cơ sở lý luận, giá cả của đất đai được
xác định căn cứ vào giá cả thực tế, do vậy phương pháp này là phương pháp thực
dụng, phát sinh từ thực tiễn, và đã được sử dụng rộng rãi, nhưng lý luận của phương
pháp còn chưa hoàn thiện.
(4) Phương pháp so sánh trực tiếp yêu cầu nhân viên định giá phải có khả năng
vận dụng thực tế. Khi áp dụng phương pháp so sánh phải tiến hành hiệu chỉnh, so sánh
hàng loạt khoản mục về tình hình thị trường, ngày giao dịch, nhân tố khu vực và nhân
tố cá biệt nên yêu cầu nhân viên định giá phải có trang bị tri thức về nhiều mặt và
kinh nghiệm, nếu không sẽ khó có được kết quả khách quan và chính xác.
(5) Phương pháp so sánh trực tiếp lấy nguyên tắc thay thế làm cơ sở, xác
định một cách chính xác giá trị sử dụng đất và các nhân tố ảnh hưởng là cơ sở để nâng
cao độ chính xác khi xác định giá đất đai.
Điều kiện sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp
Sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp, phải dựa trên điều kiện cơ bản là một
thị trường đất đai phát triển lành mạnh, và nắm được đầy đủ thông tin của các mẫu
giao dịch. Điều kiện của phương pháp so sánh trực tiếp là thị trường đất đai phát
triển và tư liệu mẫu giao dịch phong phú. Do vậy phương pháp so sánh chỉ phù
hợp để sử dụng đối với những vùng có một lượng lớn các mẫu giao dịch, và các mẫu
giao dịch phải có tính tương quan và có khả năng thay thế đối với thửa đất chờ định
giá, đối với những vùng mà số lượng mẫu giao dịch ít hoặc không có mẫu giao dịch
thì không thể sử dụng phương pháp này.
Những điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp như sau:
(1) Số lượng mẫu giao dịch thị trường đất đai phải đủ để phân tích, so sánh
khi xác định giá đất. Thông thường số lượng mẫu giao dịch có từ 10 trở lên là điều
kiện lý tưởng để so sánh, trong đó có 3 mẫu là cơ bản nhất (lý tưởng nhất), mới có thể
thoả mãn được yêu cầu khi áp dụng phương pháp so sánh để xác định giá đất. Nếu
lượng mẫu giao dịch quá ít (ít hơn
10), có thể tạo ra tình trạng không khách quan trong quá trình so sánh xác định giá đất.
(2) Thông tin mẫu giao dịch có tính tương quan và có khả năng thay thế với
đất đai chờ định giá. Sự đầy đủ về tư liệu mẫu giao dịch thị trường đương nhiên là rất
quan trọng, những thông tin đó còn phải có tính tương quan với đất đai chờ định giá,
mà mức độ tương quan càng lớn thì kết quả xác định giá đất so sánh cũng sẽ càng tốt,
6
trong số thông tin của 10
mẫu giao dịch phải có, thì thông tin của 3 mẫu giao dịch cơ bản phải có khả năng thay
thế lớn nhất.
(3) Độ tin cậy của tài liệu. Độ tin cậy của thông tin giao dịch đất đai phải bảo
đảm cho việc nâng cao độ chính xác của phương pháp so sánh khi xác định giá đất,
cho nên thứ nhất là phải bảo đảm độ tin cậy về nguồn gốc của tài liệu; thứ hai là phải
tiến hành hiệu chỉnh đối với mẫu giao dịch về tình hình giao dịch, nhân tố khu vực,
nhân tố cá biệt và thời gian giao dịch, từ đó mới bảo đảm được độ tin cậy và tính phù
hợp của tài liệu.
(4) Tính hợp pháp. Khi dùng phương pháp so sánh để xác định giá đất giá đất,
không những phải loại trừ những thông tin giao dịch thị trường đất đai không hợp
lý, mà còn phải chú ý nghiên cứu những quy định pháp luật có liên quan, như quy
hoạch đô thị về mục đích sử dụng đất, tính hạn chế của suất dung tích tất yếu sẽ
dẫn đến sự biến động giá đất giao dịch, tạo ra sự chênh lệch rõ ràng về giá đất. Cho
nên khi dùng phương pháp so sánh để tính giá phải lựa chọn những thông tin mẫu giao
dịch tương tự với những quy định pháp luật của đất đai chờ định giá để làm căn cứ
phân tích, so sánh.
e) Phạm vi ứng dụng
Phương pháp so sánh trực tiếp có thể vận dụng vào việc xác định giá cả và
tiền thuê của các loại hình thức giao dịch bất động sản hay đất đai như mua bán, cho
thuê, thế chấp Đối với việc xác định giá đất giá của các loại giao dịch, chỉ cần có
thông tin của mẫu giao dịch phù hợp, có quan hệ thay thế, có thể thông qua hiệu
chỉnh so sánh để xác định giá cả bất động sản hay đất đai chờ định giá của hình thức
tương ứng.
Xác định giá cả của đất đai
Khi dùng phương pháp này, trước hết phải lựa chọn mẫu giao dịch đất đai cùng
mục đích sử dụng, những nhân tố cần phải xem xét khi hiệu chỉnh cũng chủ yếu là
những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất đai. Tiến hành hiệu chỉnh so
sánh như vậy mới có thể xác định giá đất của thửa đất chờ định giá một cách chuẩn
xác.
Phương pháp này đã được trình bày chi tiết ở phần trên. Nhưng điều đáng chú ý
là vấn đề đối tượng cần xác định giá là giá cả đất đai, mà trên đất còn tồn tại nhiều
công trình, do vậy trong quá trình xác định giá đất có thể tính ra giá cả của các công
trình và ảnh hưởng của sự tồn tại các công trình đối với hiệu quả sử dụng đất, và có
thể lấy tổng giá trừ đi mà không ảnh hưởng đối với việc xác định giá đất.
Xác định giá của các công trình trên đất
Cũng như trên, khi sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp trước tiên phải chọn
mẫu giao dịch cùng loại hình, rồi dùng tính toán hiệu chỉnh để xác định giá của các
công trình trên đất chờ định giá. Nhưng vì đối tượng xác định giá đất là công trình,
cho nên đối với các nhân tố hiệu chỉnh so sánh, ngoài việc phải xem xét những nhân
7
tố thông thường ra, còn phải gia tăng phản ảnh những nhân tố về đặc tính của công
trình, như diện tích tài sản , kết cấu, nguyên liệu, trang trí, tình trạng thiết bị, màu
sắc và điều kiện sử dụng để thuận tiện cho việc xác định giá đất chính xác mức giá
cả của các công trình.
Xác định giá cả đất đai và các công trình
Phương pháp xác định giá đất về cơ bản là giống với phần trên, chỉ là khi tiến
hành phân tích so sánh phải chú ý đến vấn đề thuộc quyền của đất đai và các công
trình, vì sự khác biệt về quan hệ quyền lợi cụ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến mức giá cả
tổng thể.
Xác định tiền thuê
Xác định tiền thuê bằng phương pháp so sánh trực tiếp là một loại phương pháp
dùng phương pháp so sánh để so sánh đối chiếu thửa đất chờ định giá với mẫu đất cho
thuê thực tế có điều kiện tương tự để có được tiền thuê đất chờ định giá. Phương pháp
này thích hợp với những trường hợp xác định giá đất tiền thuê theo hợp đồng mới và
tiền thuê tiếp tục, là một trong những phương pháp cơ bản để xác định giá đất tiền
thuê bất động sản. Phương pháp này thích hợp với vùng đất có thị trường phát triển,
có nhiều mẫu cho thuê, mức độ tương quan giữa đất đai chờ định giá với mẫu cho
thuê thực tế là phù hợp.
2.2. Trình tự định giá theo phương pháp so sánh trực tiếp
a) Thu thập thông tin giao dịch
Thu thập thông tin về giao dịch trong thị trường đất đai, là điều kiện tiền đề và
cơ sở của việc xác định giá đất giá cả đất đai bằng phương pháp so sánh. Nếu thông
tin quá ít, sẽ làm cho kết quả xác định giá đất không đủ chính xác, thậm chí còn có
thể làm cho phương pháp so sánh không thể thực hiện được.
Nội dung thu thập mẫu giao dịch thường bao gồm, địa điểm của đất đai, mục
đích sử dụng, diện tích, hình dáng, điều kiện giao thông trong vùng, giá cả giao
dịch, ngày giao dịch thành, tình hình cơ bản của hai bên giao dịch, cho đến tình hình
thị trường giao dịch Đối với mỗi mẫu giao dịch thu thập được đều phải kiểm tra
cẩn thận để đảm bảo độ chính xác của tài liệu.
Có nhiều cách để thu thập mẫu giao dịch, thường có:
(1). Tra đọc thông tin giao dịch bất động sản của các cơ quan chính phủ có liên
quan; (2). Tra đọc tin tức giao dịch bất động sản trên báo chí có liên quan;
(3). Điều tra phỏng vấn người làm kinh doanh bất động sản để tìm hiểu các loại thông
tin
(4). Bằng những cách khác
b) Lựa chọn mẫu giao dịch so sánh
Lựa chọn mẫu giao dịch so sánh là từ trong rất nhiều mẫu giao dịch thị
trường, căn cứ vào các điều kiện của đối tượng phải xác định giá đất cụ thể để chọn
8
ra mẫu có điều kiện phù hợp và tiến hành so sánh. Việc lựa chọn mẫu so sánh có
thích hợp hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xác định giá đất, nên bước
này cũng là công việc cơ bản quan trọng. Khi lựa chọn mẫu giao dịch để tham khảo
so sánh, phải đáp ứng với những yêu cầu sau đây:
(1) Cùng với mục đích sử dụng với đất đai chờ định giá.
Mục đích sử dụng ở đây là nói về phương thức sử dụng cụ thể, ví dụ như đất
phi nông nghiệp dùng vào mục đích: nhà làm việc, cửa hàng ăn, cửa hàng bán lẻ,
khách sạn, nhà ở, nhà kho
(2) Phải giống với hình thức giao dịch của đất đai chờ định giá. Hình thức giao
dịch ở đây chủ yếu là nói về các hình thức mua bán, cho thuê, thế chấp, đóng cổ
phần
(3) Mẫu giao dịch phải là giao dịch bình thường tức là giao dịch phải công
khai, bình
đẳng và tự nguyện.
(4) Đặc điểm khu vực và điều kiện cá biệt của thửa đất phải tương tự với khu
vực có đất đai chờ định giá. Vì phương pháp so sánh là lấy nguyên tắc thay thế làm cơ
sở lý luận nên mẫu giao dịch so sánh được sử dụng phải có khả năng thay thế đối với
đất đai chờ định giá. Mẫu giao dịch dùng để thay thế phải trong cùng một khu vực có
đặc tính giống với nơi có đất đai chờ định giá, hoặc nằm trong cùng một khu vực
của vòng cung cầu tương tự, và cả các điều kiện cá biệt của thửa đất cũng là tương tự
với nhau.
(5) Thời gian giao dịch phải gần với ngày định giá hoặc có thể tiến hành hiệu chỉnh.
Thông thường, nếu thị trường tương đối ổn định, hiệu lực của kỳ so sánh có thể kéo
dài, nghĩa là có thể chọn những giao dịch của mấy năm trước dùng để so sánh. Nếu
thị trường biến đổi tương đối nhanh chóng thì thời kỳ hữu hiệu của mẫu so sánh dài
nhất cũng không quá 3 năm
c) Hiệu chỉnh tình huống giao dịch thị trường
Hiệu chỉnh tình huống giao dịch thị trường là loại trừ một số sai lệch tạo
thành bởi một số nhân tố đặc thù trong hành vi giao dịch. Do những tính chất đặc thù
của thị trường đất đai, như tính không thể di chuyển của vật giao dịch, tính không
hoàn toàn của thị trường giá cả giao dịch là được hình thành theo từng giao dịch
riêng biệt, thường dễ bị ảnh hưởng của một số nhân tố đặc thù đương thời mà hình
thành nên những sai lệch, không phù hợp để trực tiếp sử dụng làm đối tượng so sánh.
Khi giá đất được xác định bằng phương pháp so sánh trực tiếp thì phải tiến hành so
sánh phân tích tình huống thị trường.
Những nhân tố đặc thù trong hành vi giao dịch rất phức tạp, chủ yếu có thể
có mấy loại sau đây:
(1) Giao dịch giữa những người có một mối quan hệ lợi ích nhất định. Như
những hoạt động giao dịch đất đai giữa những người bạn thân, giữa những công ty có
quan hệ lợi ích với nhau, giữa công nhân viên chức với công ty Những giao dịch
này thường đều được tiến hành với giá cả thấp hơn giá thị trường, cho nên không phù
9
hợp để trực tiếp dùng nó làm mẫu giao dịch so sánh.
(2) Có động cơ đặc biệt khi giao dịch, như cần bán gấp dễ làm cho giá lệch
xuống thấp hoặc mua gấp thì giá sẽ lệch lên cao so với giá thị trường.
(3) Bên mua hoặc bên bán không hiểu biết tình hình thị trường làm cho giá
cả giao dịch cao hơn hoặc thấp hơn so với giá thực trên thị trường.
(4) Những tình huống giao dịch đặc thù khác. Hiện nay những thửa đất đã có
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ dễ dàng trao đổi trên thị trường hơn và giá
của nó cũng cao hơn.
Trình tự hiệu chỉnh tình huống giao dịch bao gồm:
(1) Loại trừ những mẫu giao dịch không bình thường. Nghĩa là phải
loại trừ những mẫu không thuộc về hoặc đã vượt quá phạm vi hiệu
chỉnh.
(2) Xác định mức độ ảnh hưởng của các loại nhân tố đặc thù đối với giá cả
đất đai bình thường, nghĩa là phải phân tích dưới tình huống bình thường các đặc thù
đó thì giá cả đất đai có thể phát sinh sai lệch như thế nào. Phương pháp xác định là có
thể phân tích tính toán thông tin giao dịch đã có để xác định hệ số hiệu chỉnh, hoặc
cũng có thể dựa vào sự tích luỹ kinh nghiệm của định giá để đưa ra tỷ lệ hiệu chỉnh
phù hợp.
(3) Dùng hệ số hiệu chỉnh để hiệu chỉnh mẫu giao dịch cụ thể. Công thức tính
như sau:
Giá sau hiệu chỉnh = giá mẫu so sánh x ( chỉ số thửa đất chờ định giá/ chỉ số mẫu)
d) Hiệu chỉnh thời gian
Ngày giao dịch của mẫu giao dịch với ngày định giá của thửa đất chờ định giá
là khác nhau. Thông thường thì ngày giao dịch là phát sinh trước, và ngày định giá
là phát sinh sau. Giữa thời gian đó, giá cả đất đai rất có khả năng thay đổi, cho nên
cần phải hiệu chỉnh thời gian để giá cả của mẫu so sánh phù hợp với tình hình thị
trường thực tế của ngày định giá.
Công thức
Giá sau hiệu chỉnh= giá mẫu so sanh x(Chỉ số giá cả của ngày định giá/ Chỉ số giá
cả ngày giao dịch)
Ngoài việc dùng chỉ số giá cả để tiến hành hiệu chỉnh thời gian như nói ở trên,
còn có thể thông qua thu thập khối lượng lớn thông tin mẫu giao dịch, phân tích quy
luật biến động của giá đất và thời gian để tính ra chỉ số biến động của giá đất mà tiến
10
hành hiệu chỉnh thời gian đối với mẫu giao dịch. Như có thể xây dựng tương quan
giữa giá đất và thời gian, tính ra hệ số tương quan rồi dùng chỉ số đó để hiệu chỉnh
mẫu giao dịch.
e) Hiệu chỉnh nhân tố khu vực
Nhân tố khu vực là đặc tính khu vực được tạo ra bởi sự kết hợp của điều kiện
tự nhiên với các nhân tố xã hội, kinh tế, hành chính trong khu vực, và là nhân tố
ảnh hưởng đến giá cả của đất đai. Nội dung chủ yếu của nhân tố khu vực gồm sự
phát triển của khu vực, tình trạng giao thông, cơ sở hạ tầng, môi trường của khu
vực.
Sự phát triển của khu vực là quy mô phát triển dịch vụ thương nghiệp và sự
ảnh hưởng của nó đối với việc sử dụng đất. Thường thì quy mô phát triển của dịch
vụ thương nghiệp càng cao thì hiệu quả tích tụ của sử dụng đất đai càng cao, đồng
thời khoảng cách đến trung tâm dịch vụ thương mại tăng thì hiệu quả sử dụng đất có
xu thế giảm dần.
Tình trạng giao thông là mức độ thuận tiện của khu vực với bên ngoài bao gồm
tình trạng đường xá, khoảng cách đến nhà ga, bến tầu Tình trạng giao thông tốt thì
giá đất cao, cho nên điều kiện giao thông tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến giá đất
cao hay thấp.
Cơ sở hạ tầng bao gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đó là tình trạng về
cấp thoát nước, cấp điện, thông tin, trường tiểu học, rạp chiếu phim, bệnh viện trong
khu vực có đồng bộ hay không, điều này rất có ý nghĩa khi xác định giá đất phục vụ
mục đích để ở.
Môi trường chủ yếu là mức độ tốt xấu của môi trường trong khu vực, cây
xanh của môi trường, mức độ tươi đẹp cũng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng
đến hiệu ích sử dụng đất.
Thông qua việc hiệu chỉnh đối với nhân tố khu vực, có thể loại trừ sự sai lệch
về giá cả giữa mẫu giao dịch với thửa đất chờ định giá gây ra bởi sự khác nhau về
đặc tính khu vực. Cho nên, hiệu chỉnh nhân tố khu vực là một hiệu chỉnh cơ bản
trong những điểm khó và trọng điểm của phương pháp so sánh trực tiếp.
Hiệu chỉnh nhân tố khu vực trong phương pháp so sánh trực tiếp bao gồm
các bước sau đây:
a. Xác định phần tử so sánh. Là căn cứ vào đối tượng xác định giá đất cụ thể dể
lựa chọn nội dung các phần tử so sánh trong nhân tố khu vực được xác định. Có thể
tham khảo bảng điều tra 4.1 về các khoản mục phần tử so sánh.
b. Tìm các hệ số hiệu chỉnh của các phần tử so sánh .
Đối với việc hiệu chỉnh so sánh của nhân tố khu vực, sau khi đã xác định được
khoản mục phần tử so sánh, phải chuyển điều kiện của các phần tử thành chỉ số định
lượng có thể so sánh. Nói chung, phương pháp xác định chỉ số định lượng của các
phần tử so sánh có mấy loại sau đây:
c
Dùng cự ly làm thước đo để so sánh. Như so sánh các cự ly đến trung tâm
11
dịch vụ thương nghiệp, cự ly đến một đầu mối giao thông công cộng nào đó Căn cứ
vào cự ly để so sánh.
d
Dùng số điểm ảnh hưởng tính được bằng công thức số học hoặc công
thức kinh nghiệm làm thước đo để so sánh. Nghĩa là dùng một công thức nhất định
tính toán ra số điểm ảnh hưởng của nhân tố, rồi lấy điểm số làm căn cứ để so sánh.
Về phương thức so sánh của các phần tử trong nhân tố, có thể dùng phương
pháp so sánh trực tiếp, cũng có thể dùng phương pháp so sánh gián tiếp. Phương
pháp so sánh trực tiếp là trực tiếp đánh giá sự khác biệt của thửa đất chờ định giá với
thửa đất mẫu so sánh, xác định hệ số hiệu chỉnh so sánh. Như có thể lấy chỉ số điều
kiện một phần tử nào đó của thửa đất chờ định giá làm cơ số (100%), đem so sánh
với chỉ số điều kiện phần tử đó của thửa đất mẫu giao dịch, nếu phần tử đó tốt hơn
của thửa đất chờ định giá, thì chỉ số điều kiện phần tử đó của mẫu so sánh lớn hơn
100%, nếu phần tử kém hơn đất chờ định giá thì chỉ số điều kiện phần tử đó của mẫu
so sánh nhỏ hơn 100%. Phương pháp so sánh gián tiếp, là phương pháp thông qua so
sánh đất tiêu chuẩn (thửa đất) với thửa đất chờ định giá và thửa đất mẫu so sánh để lập
nên quan hệ so sánh giữa thửa đất chờ định giá với mẫu đất so sánh. Như có thể lấy
chỉ số điều kiện một phần tử của thửa đất tiêu chuẩn làm cơ số - 100%, đồng thời xác
định giá đất giá trị chỉ số điều kiện của các phần tử thửa đất chờ định giá và thửa đất
mẫu giao dịch, rồi thông qua thửa đất tiêu chuẩn mà xây dựng quan hệ so sánh giữa
thửa đất chờ định giá với thửa đất mẫu so sánh.
e
Trên cơ sở phân tích quan hệ tương quan giữa giá đất với các phần tử ảnh
hưởng, tổng kết thành tiêu chuẩn lượng hoá và quy luật của các điều kiện phần tử, khi
định giá cụ thể, căn cứ vào điều kiện chỉ tiêu các phần tử đối chiếu với quy luật và
tiêu chuẩn nói trên, và dựa
vào kinh nghiệm của người định giá để xác định chỉ số điều kiện của các nhân tố
và hệ số
hiệu chỉnh.
c. Dùng hệ số hiệu chỉnh nhân tố khu vực tính toán được để tiến hành hiệu
chỉnh nhân tố khu vực.
Công thức tính toán như sau:
Giá cả sau hiệu chỉnh= giá thửa mâu x(
Chỉ số điều kiện nhân tố khu vực của thửa
đất chờ định giá/ chỉ số điều kiện của thửa đất mẫu so sánh)
f) Hiệu chỉnh nhân tố cá biệt
Nhân tố cá biệt là những nhân tố cấu thành đặc tính cá biệt của thửa đất
(điều kiện thửa đất) và sản sinh ảnh hưởng đối với giá cả. Nội dung của việc so sánh
nhân tố cá biệt chủ yếu có diện tích, hình dáng đất đai (thửa đất), địa hình, địa chất,
chiều sâu của thửa đất so với mặt đường, vị trí mặt đường
Diện tích thửa đất ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng đất đai. Với những mục
12
đích sử dụng khác nhau, thường đều có yêu cầu về diện tích phù hợp nhất, diện tích
quá nhỏ thì không thuận lợi cho việc sử dụng; diện tích quá lớn lại sẽ ảnh hưởng đến
hiệu ích sử dụng. Vì vậy diện tích có phù hợp hay không là tiêu chí quan trọng để
phân tích hiệu quả sử dụng đất.
Hình dáng của thửa đất khác nhau cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
đất đai. Trong điều kiện bình thường, thì thửa đất hình chữ nhật hoặc hình vuông là
thuận lợi cho việc sử dụng hơn là những thửa đất có hình tam giác hoặc hình bất quy
tắc.
Điều kiện địa hình, địa chất của thửa đất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sử
dụng đất, như điều kiện địa hình bằng phẳng địa chất tốt sẽ nâng cao hiệu quả sử
dụng đất.
Hiệu quả sử dụng thửa đất thường có quy luật giảm dần theo chiều sâu
giáp mặt đường phố. Trong điều kiện với một chiều rộng nhất định, nếu chiều sâu
giáp đường phố càng sâu thì hiệu quả sử dụng đất càng kém, và khi tỷ lệ giữa chiều
rộng, chiều sâu đạt được trạng thái phù hợp thì hiệu quả sử dụng đất là tốt nhất.
Vị trí tiếp giáp mặt đường khác nhau của thửa đất có ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng, nói chung xét từ việc sử dụng cho mục đích thương nghiệp, thửa đất nằm ở
góc phố có hiệu quả lớn hơn rất nhiều so với thửa đất giáp mặt phố thông thường, và
giữa đất ở góc phố ngã tư với đất ở góc phố ngã ba cũng tồn tại những khác biệt về
tiện ích sử dụng.
Mục đích hiệu chỉnh nhân tố cá biệt là phải thông qua hiệu chỉnh loại trừ
những khác biệt về giá cả giữa thửa đất chờ định giá với thửa đất mẫu so sánh do
những sai khác về nhân tố cá biệt tạo nên, để thuận lợi cho việc xác định giá đất giá
cả của thửa đất chờ định giá.
Phương pháp hiệu chỉnh nhân tố cá biệt bao gồm các
bước: (1) Xác định nhân tố so sánh;
(2) Đánh giá hệ số điều chỉnh so sánh của các nhân tố;
(3) Dùng hệ số hiệu chỉnh so sánh để hiệu chỉnh giá đất Trình tự phương
pháp và công thức tính toán về cơ bản giống với phương pháp hiệu chỉnh nhân tố khu
vực.
Do ảnh hưởng của nhân tố khu vực đối với việc sử dụng đất có những đặc điểm
riêng nên phương pháp xác định giá đất hệ số hiệu chỉnh so sánh phần tử không
hoàn toàn giống với phương pháp xác định giá đất của nhân tố khu vực, ngoài việc có
thể dùng kinh nghiệm để cho điểm làm thước đo so sánh ra, còn có thể dùng phương
pháp tiến hành phân tích quan hệ tương quan của các phân tử trong nhân tố với giá đất
để xác định hệ số ảnh hưởng giá đất của các phần tử cá biệt.
g) Hiệu chỉnh số năm sử dụng
Số năm sử dụng đất đai là theo thoả thuận trong giao dịch. Số năm sử dụng đất
đai dài hay ngắn trực tiếp ảnh hưởng khả năng thu nhập của đất đai. Nếu sau khi xác
định được khả năng thu nhập hàng năm của đất đai, thời hạn sử dụng đất đai càng dài,
13
tổng thu nhập đất đai càng nhiều, thì hiệu quả sử dụng đất cũng càng cao, và do đó
giá cả đất đai cũng nâng cao. Cho nên, thông qua hiệu chỉnh số năm sử dụng đất, có
thể loại trừ những khác biệt về giá cả đất đai do thời hạn sử dụng đất không giống
nhau tạo nên.
(1) Tính toán hệ số hiệu chỉnh năm sử dụng, hệ số hiệu chỉnh niên hạn theo
công thức sau đây:
1
−
1 /(1
+ r)
m
K =
1
−
1(1
+ r )
n
Trong đó: K - hệ số hiệu chỉnh niên kỳ để hiệu chỉnh niên kỳ của mẫu so sánh
thành niên kỳ sử dụng thửa đất chờ định giá.
r - Suất lợi tức hoàn vốn.
m - niên kỳ sử dụng của thửa đất chờ định
giá. n - niên kỳ sử dụng của mẫu so sánh.
(2) Dùng hệ số hiệu chỉnh niên kỳ để tiến hành hiệu chỉnh niên kỳ đối với giá
đất mẫu giao dịch, sẽ có:
Giá đất sau khi hiệu chỉnh niên kỳ = Giá cả mẫu giao dịch x K
h) Hiệu chỉnh suất dung tích
Suất dung tích là tỷ lệ của tổng diện tích xây dựng so với diện tích của cả thửa
đất. Trong khu vực đô thị, thì quy hoạch đô thị có những quy định hạn chế nhất định
đối với suất dung tích của khu vực đó. Suất dung tích lớn hay nhỏ ảnh hưởng trực
tiếp đến mức độ sử dụng đất cao hay thấp. Nói chung, suất dung tích càng lớn, hiệu
quả sử dụng đất sẽ càng cao, từ đó mà giá đất cũng được nâng cao tương ứng, cho nên
khi xác định giá đất giá đất phải tiến hành hiệu chỉnh suất dung tích, thông qua hiệu
chỉnh suất dung tích, loại trừ được những sai khác về mức giá đất do sự khác nhau về
suất dung tích tạo ra.
Phương pháp hiệu chỉnh cụ thể của hiệu chỉnh suất dung tích cũng dùng hệ số
hiệu chỉnh để hiệu chỉnh giá đất. Trước tiên phải biết được chỉ tiêu được quy định
về suất dung tích, và suất dung tích theo quy hoạch đô thị của khu vực có đất chờ
định giá. Sau đó căn cứ vào phân tích tương quan của suất dung tích với giá đất, xây
dựng hệ số hiệu chỉnh suất dung tích, cuối cùng dùng hệ số hiệu chỉnh suất dung tích
để hiệu chỉnh giá đất được điều chỉnh.
Hiệu chỉnh suất dung tích có thể dùng công thức sau đây để tính toán:
Giá sau hiệu chỉnh= giá mẫu so sánh x( hệ số hiệu chỉnh thửa chờ định giá/ hệ số
hiệu chỉnh của thửa mâu)
14
i) Xác định cuối cùng giá cả đất đai
Mẫu so sánh giao dịch thị trường được xác định qua lựa chọn, sau khi
dùng các công thức tương quan để tiến hành hiệu chỉnh tình huống, hiệu chỉnh
thời gian, hiệu chỉnh nhân tố khu vực và nhân tố cá biệt, hiệu chỉnh niên hạn sử
dụng, hiệu chỉnh suất dung tích thì sẽ có được giá cả chuẩn so sánh tính thử của
đất đai chờ bình xét.
Vì trong quá trình dùng phương pháp so sánh trực tiếp để xác định giá đất,
phải lựa chọn nhiều mẫu giao dịch so sánh, nên sau khi thông qua hiệu chỉnh sẽ
có nhiều giá chuẩn so sánh tính thử tương ứng, mà giá chuẩn so sánh của thửa
đất chờ định giá cuối cùng chỉ có thể là 1, cho nên cần phải tiến hành phân tích
so sánh đối với từng giá cả chuẩn so sánh tính thử, để xác định tổng hợp giá
chuẩn so sánh hợp lý của thửa đất chờ định giá.
Có 2 loại phương pháp cơ bản xác định tổng hợp giá đất để xử lý đối với
nhiều giá cả
chuẩn so sánh:
1. Phương pháp bình quân giản đơn. Trực tiếp lấy trị số bình quân của
nhiều giá chuẩn so sánh làm kết quả tổng hợp cuối cùng.
2. Lấy số trung gian hoặc số chiếm đa số trong số nhiều giá chuẩn so sánh làm
kết quả
tổng hợp của giá đất.
Trong xác định giá đất thực tế bằng phương pháp so sánh trực tiếp, thì
việc xác định giá đất chuẩn so sánh hợp lý cuối cùng là cần phải sau khi căn cứ
vào xử lý số học, lại còn phải thêm vào đó sự phán đoán, phân tích theo kinh
nghiệm của nhiều mặt mới quyết định được.
2.3 Phương pháp so sánh trực tiếp ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam thì phương pháp so sánh trực tiếp được áp dụng theo:
ND 188/2004/NĐCP về phương pháp xác định giá đất ở Việt Nam
Nghị định 123/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/7/2007 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định
giá và khung giá các loại đất.
THÔNG TƯ 145Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày
16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại
đất và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP
Đặc điểm của thị trường định giá bất động sản ở việt nam hiện nay:
Thị trường kém minh bạch cản trở việc định giá trị thực của bất động sản (tình trạng
15
năm người mười giá)
Việc tiếp cận thông tin sâu về đất đai chỉ là "sân chơi" của một số cơ quan công
quyền và những doanh nghiệp lớn.
Dữ liệu chính xác về giao dịch bất động sản, phần nhiều trong số đó là giao dịch
"ngầm" với mức giá cụ thể ra sao lại không được tiết lộ
Tổ chức thẩm định giá bất động sản vẫn đứng ngoài "sân chơi"
2.4. Bài tập ứng dụng
Áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp để xác định giá đất (để đơn giản và dễ hiểu, ví
dụ này chỉ giới thiệu phương pháp so sánh trực tiếp để xác định giá đất của thửa đất,
khu đất cần định giá với một thửa đất, khu đất so sánh).
Giả định trong quá trình định giá khu đất ở có diện tích 20.000 mét vuông thuộc một đô
thị loại V (kí hiệu là khu đất B), cơ quan định giá đã thu thập được thông tin về một khu
đất liền kề có diện tích 25.000 mét vuông có thể so sánh được với khu đất cần định giá
đã được tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thành công để đầu tư xây dựng nhà ở (kí
hiệu là khu đất A) diễn ra trong khoảng thời gian gần nhất với thời điểm xác định giá
khu đất B. Tổng số tiền thu được từ đấu giá khu đất A là 125 tỷ đồng, tính ra đơn giá
một mét vuông là 5,0 triệu đồng (5 triệu đ/m
2
).
Với tất cả thông tin thu thập được cơ quan định giá tiến hành so sánh giữa khu đất A
và khu đất B như sau:
Các tiêu chí so
sánh
Những điểm giống nhau Những điểm khác nhau
Khu đất A Khu đất B Khu đất A Khu đất B
1. Căn cứ pháp
lý
Có giấy chứng
nhận quyền sử
dụng đất
Có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất
16
2. Mục đích sử
dụng
Đất ở tại đô thị
loại V
Đất ở tại đô thị loại
V
3. Vị trí đất Vị trí 1: Đất có
một mặt tiền liền
cạnh với đường
phố
Vị trí 1: Đất có một
mặt tiền liền cạnh
với đường phố
4. Loại đường
phố
Loại 2 Loại 2
5. Chiều rộng
mặt tiền (m)
100 70
6. Chiều sâu của
khu đất (m)
250 285.7
7. Kết cấu hạ
tầng
- Đường giao
thông
- Thuận lợi
(có 2 mặt tiếp
giáp với đường
hẻm lớn)
- Kém thuận lợi
hơn
(có một mặt tiếp
giáp với đường
hẻm lớn)
8. Môi trường
- Độ ồn ào
- Độ bụi
- Ồn ào - Ồn ào - Bụi - Ít bụi hơn
9. Tài sản trên
đất
Không Không
10. Tính chất
của cuộc mua
bán
Tự nguyện Tự nguyện
17
Từ việc so sánh, cơ quan định giá đã rút ra được kết quả 2 khu đất trên có 7 tiêu chí
giống nhau và 4 tiêu chí khác nhau. Để xác định sự khác biệt giữa các yếu tố so sánh
giữa các khu đất để điều chỉnh mức giá, cơ quan định giá áp dụng phương pháp chuyên
gia kết hợp với phương pháp thống kê các chứng cứ thị trường để tính ra hệ số khác biệt
giữa các tiêu chí.
Có thể sử dụng cách chấm điểm theo thang điểm có điểm cao nhất là điểm 10 áp dụng
cho từng tiêu chí có điều kiện tốt nhất, (ví dụ, khi xét về vị trí, nếu đất có vị trí tốt nhất
xếp điểm 10; hoặc khi xét về loại đường phố, nếu đất ở đường phố có khả năng sinh lợi
cao nhất, kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất xếp điểm 10). Các điểm dưới 10 áp dụng cho
cho các tiêu chí cùng loại có điều kiện kém hơn. Căn cứ tình hình cụ thể, địa phương
xây dựng thang điểm để định giá cụ thể:
- Chiều rộng mặt tiền của
khu đất
Rộng hơn: 10 điểm
Hẹp hơn: 8 điểm
Thuộc khu đất A
Thuộc khu đất B
- Chiều sâu của khu đất
Ngắn hơn: 10 điểm
Sâu hơn: 9 điểm
Thuộc khu đất A
Thuộc khu đất B
- Giao thông
Thuận lợi: 10 điểm
Kém thuận lợi: 8,5 điểm
Thuộc khu đất A
Thuộc khu đất B
- Độ bụi
Bụi: 8 điểm
Ít bụi hơn: 9 điểm
Thuộc khu đất A
Thuộc khu đất B
Mỗi điểm kém giảm đi 5% giá, ngược lại, mỗi điểm tăng cộng thêm 5% giá của
khu đất so sánh (A). Số điểm kém giảm giá và tăng giá bao nhiêu phần trăm là hoàn
toàn phụ thuộc vào kết quả khảo sát thị trường. Với qui ước như vậy thì:
Trên cơ sở mức giá đấu giá thành công của khu đất A là 125 tỷ đồng
so sánh để
định giá cho khu đất B, mức giá của khu đất B sẽ bị giảm:
- Chiều rộng mặt tiền: B kém A: 2 điểm, giảm 10% = 12,5 tỷ đồng
- Chiều sâu của khu đất: B kém A: 1 điểm, giảm 5% = 6,25 tỷ đồng
- Giao thông: B kém A: 1,5 điểm, giảm 7,5% = 9,375 tỷ đồng
Tổng số giảm giá do khác biệt B kém A: 28,125 tỷ đồng
B sẽ được cộng thêm:
- Độ bụi: B hơn A: 1 điểm, tăng 5% = 6,25 tỷ đồng
18
Tổng số tăng giá do khác biệt B hơn A: 6,25 tỷ đồng
Giá khu đất A được điều chỉnh lại (kí hiệu là A’) theo những yếu tố khác biệt
của khu đất B được tính toán như sau:
A’ = 125 - 28,125 + 6,25 = 103,125 (tỷ đồng)
Tính ra đơn giá một mét vuông là:
103.125 triệu đồng : 25.000 m
2
= 4,125 triệu đ/m
2
.
Tương tự như vậy, giả sử cơ quan định giá lựa chọn được thêm 2 khu đất C và D
nữa để so sánh với khu đất B. Kết quả phân tích, so sánh đã xác định được đơn giá của
khu đất C đã điều chỉnh theo các yếu tố của khu đất B là 4,5 triệu đ/m
2
và của khu đất D
đã điều chỉnh là 4,05 triệu đ/m
2
.
Đơn giá khu đất B được xác định bằng cách lấy mức giá trung bình của 3 mức
giá đã điều chỉnh ở trên:
(4,125 + 4,5 + 4,05) : 3 = 4,225 (triệu đ/m
2
)./.
19
III. KẾT LUẬN
Định giá bất động sản là một trong những khâu rất quan trọng, bởi là một trong
những căn cứ giúp nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả hơn. Hiện trên thế giới có 5
phương pháp định giá bất động sản được sử dụng phổ biến; riêng tại Việt Nam, chủ
yếu sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp.
• Ưu điểm:
Là phương pháp định giá ít gặp khó khăn về mặt kỹ thuật, chỉ dựa vào sự hiện diện
của các giao dịch thị trường.
Thể hiện sự đánh giá của thị trường, là cơ sở vững chắc để khách hàng và cơ quan
quản lý công nhận.
Thường sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp kết hợp với các phương pháp khác
để định giá BĐS.
• Nhược điểm:
Phải có giao dịch về các BĐS tương tự trong cùng khu vực mới có thể sử dụng để so
sánh được.
Các thông tin chứng cứ mang tính chất lịch sử.
Đòi hỏi thẩm định viên phải có nhiều kinh nghiệm về kiến thức thị trường.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giao trình Định giá đất: Ts Hồ Thị Lam Trà( chủ biên)
Ths Nguyễn Văn Quân
2. Bài giảng Định giá đất: GV Bùi Nguyên Hạnh
3. ND 188/2004/NĐCP về phương pháp xác định giá
đất ở Việt Nam
4. Nghị định 123/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày
27/7/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định
giá và khung giá các loại đất.
5. THÔNG TƯ 145Hướng dẫn thực hiện Nghị định số
188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định
số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP
6. web www.dinhgia.com.vn
21