Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.45 KB, 21 trang )

Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
1. Tên đề tài :
KINH NGHIỆM TÍCH HỢP TỐT GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG MÔN LỊCH SỬ BẬC THCS
2. Đặt vấn đề:
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi
chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi
chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và
hoạt động sản xuất Môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời
sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn
là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa,
thẩm mĩ nhưng trong vài ba thập kỷ gần đây, do sức ép của dân số và sự phát
triển kinh tế thiếu tính toán, các nguồn tài nguyên trên Trái đất ngày càng cạn
kiệt, môi trường sống bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí ở một số vùng có
nguy cơ bị phá huỷ hoàn toàn. Hàng loạt các vấn đề đã nảy sinh như biến đổi
khí hậu toàn cầu, suy thoái đa dạng sinh học, suy giảm tầng ô zôn, hoang mạc
hóa đất đai, Các vấn đề nêu trên đang là những thách thức lớn đối với sự
sống còn của loài người. Trước tình hình đó, chính phủ và nhân dân các nước
trên thế giới không thể thờ ơ trước lời kêu gọi của nhiều tổ chức quốc tế:
“Hãy cứu lấy trái đất”.
Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu
sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị; Quyết định
số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định
số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo cơ
sở pháp lý vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo
định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà
nước, ngày 31/1/2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc
tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Tất cả các văn bản trên đã
khẳng định Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò của công tác BVMT
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU


1
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
(Bảo vệ môi trường) trong sự nghiệp phát triển bền vững quốc gia, nâng cao
chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời qua đó cũng cho
thấy tầm quan trọng của giáo dục BVMT nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về
môi trường và BVMT cho đối tượng học sinh trung học phổ thông.
Lịch sử cũng như các bộ môn khác trong chương trình giáo dục phổ
thông có nhiều thuận lợi và ưu thế đối với việc giáo dục môi trường cho học
sinh tuy nhiên vấn đề được đặt ra là tích hợp giáo dục BVMT thông qua dạy
học bộ môn Lịch sử như thế nào cho tự nhiên để nâng cao chất lượng giáo
dục môn học mà không làm quá tải việc dạy học. Bằng kinh nghiệm thực tiễn
xin được trình bày đề tài: Kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
qua môn Lịch sử bậc THCS.
3. Cơ sở lý luận:
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc
sống của loài người. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong
những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết,
thiếu ý thức của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu
nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục
tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục,
từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo
vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người
lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ
có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ
môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế
hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi
quốc gia và toàn cầu.
Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần 1 triệu

giáo viên, cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy. Đây là một lực lượng khá hùng
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
2
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
hậu. Việc trang bị các kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường
cho số đối tượng này cũng có nghĩa là cách nhanh nhất làm cho gần một phần
ba dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng chính là lực lượng xung kích,
hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình và
cho cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước. Hơn nữa trường học
là nơi có điều kiện để thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.
4.Cơ sở thực tiễn:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhiều văn bản được Đảng và Nhà nước
ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác
giáo dục bảo vệ môi trường như:
-Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: công dân Việt Nam được
giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ
môi trường; Giáo dục môi trường là nội dung của chương trình chính khóa
của các cấp học phổ thông (trích điều 107, Luật bảo vệ môi trường)
-Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, nghị quyết coi tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường
của nước ta và chủ trương “ Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào
chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời
lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với cấp học phổ thông”
(trích Nghị quyết 41/NQ/TƯ)
-Quyết định 1363/QĐ/TTg về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung
bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “Giáo dục
học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo

dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng,
Nhà nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực
hiện bảo vệ môi trường”.
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
3
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
-Quyết định 256/QĐ/TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2010, xác định bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành
không thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hôi, là cơ sở quan trọng đảm
bảo phát triển bền vững đất nước. Chiến lược đã đưa ra 8 giải pháp, trong đó
giải pháp đầu tiên là “Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm
bảo vệ môi trường”
-Chỉ thị “Về việc tăng cường công tác giáo dục môi trường” của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến
năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về
môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học
và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình
nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng, miền”
-Tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trương trong môn Lịch sử - Trung học cơ
sở - Phan Ngọc Liên – Phan Thị Lạc – Trần Thị Nhung – Nguyễn Xuân
Trường – NXB Giáo dục đã trang bị cho GV những vấn đề chung về môi
trường và giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử
Tất cả nội dung nêu trên là cở sở pháp lý, là yêu cầu, là nguyên tắc, là
phương pháp, nội dung để giáo viên có thể tiến hành giáo dục môi trường
trong quá trình dạy học nhưng trong thực tiễn đội ngũ giáo viên đã không làm
tốt được yêu cầu này là do nhận thức về giáo dục môi trường chưa đúng,
không ít giáo viên cho rằng:
+Mục tiêu của môn học Lịch sử là giúp cho học sinh có những kiến
thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình
thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê

hương đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng năng lực tư duy,
hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Tất cả những mục
tiêu này không liên quan đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường: ô nhiễm môi
trường, thảm họa tự nhiên bảo vệ môi trường như ở các môn Sinh học, Địa
lý, Giáo dục công dân
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
4
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
+Áp lực về mục tiêu kiến thức bộ môn quá nặng nên thời gian cho giáo
dục môi trường còn rất hạn chế hoặc khiêng cưỡng, hình thức.
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lý luận kết hợp với thực tiễn công tác bản
thân đã giải quyết được khó khăn trên và tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường trong môn Lịch sử một cách có hiệu quả đạt yêu cầu đề ra.
5. Nội dung nghiên cứu:
5.1 Xác định cụ thể nội dung giáo dục môi trường qua môn Lịch
sử:
Môn học Lịch sử trang bị cho học sinh những kiến thức về sự phát triển
của xã hội loài người. Quá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình
con người đã tác động vào thế giới tự nhiên tạo nên những thay đổi theo lịch
trình thời gian từ thời nguyên thủy cổ đại đến nay. Vì vậy, môn Lịch sử có
khả năng góp phần thực hiện việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
Những nội dung giáo dục môi trường có thể lồng ghép qua môn Lịch sử là:
5.1.1 Môi trường tự nhiên tác động mạnh mẽ tích cực đến sự tồn tại,
hình thành và phát triển lịch sử xã hội loài người: Lịch sử thế giới và lịch
sử dân tộc (kể cả phần lịch sử địa phương) đều gắn với những điều kiện tự
nhiên mà con người sinh sống, cho nên khi học tập lịch sử xã hội phải phân
tích đến các yếu tố của môi trường tự nhiên và thông qua nội dung lịch sử để
hiểu rõ hơn môi trường tự nhiên và thực hiện giáo dục môi trường.
-Điều kiện nhiên là môi trường đã nuôi sống người tối cổ với những
hang động, trái cây, thú rừng , mặc dù cuộc sống rất thấp kém vì hoàn toàn

phụ thuộc vào thiên nhiên.
- Điều kiện tự nhiên có sự tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát
triển các quốc gia:
+Điều kiện tự nhiên của lưu vực các dòng sông lớn là cơ sở để hình
thành nên các quốc gia cổ đại phương Đông gắn liền với nền sản xuất nông
nghiệp.
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
5
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
+Điều kiện tự nhiên của các bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a đã hình
thành nên các quốc gia cổ đại phương Tây gắn liền với nền sản xuất thủ công
nghiệp và thương nghiệp nhất là ngoại thương.
+Điều kiện tự nhiên thuận lợi thế núi, sông, đất rộng bằng phẳng của
các vùng Hoa Lư, Thăng Long khi được chọn làm kinh đô đã trở thành trung
tâm kinh tế, chính trị của một quốc gia.
-Điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã
hội của từng vùng miền tạo nên các giá trị văn hóa riêng:
Làng La Khê nổi tiếng là vùng đất tằm tơ, dệt lụa. Đất làng do phù sa
sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ bồi đắp nên, vì vậy rất màu mỡ, thích hợp
cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ.
Làng gốm Bát Tràng là một làng cổ nằm bên sông Hồng, đất sét để
làm đồ gốm, người Bát Tràng phải mua từ làng Cổ Điển bên Vĩnh Phúc, hoặc
mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh.
Cao lầu, món ăn độc đáo gắn liền với di sản văn hóa thế giới Hội An.
Cái tinh túy của món cao lầu là sợi mì được chế biến công phu, gạo phải được
ngâm với nước tro mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, sau đó phải
xay gạo với nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm
mới có được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh, ăn với rau sống được lấy
từ làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An.


- Quá trình khai thác điều kiện tự nhiên đã giúp cho xã hội loài người
ngày càng phát triển qua các thời kì:
Từ miền rừng núi đã chuyển dần xuống định cư ở vùng đồng bằng châu
thổ ven sông.
Chính sách khẩn hoang mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt,
đào sông, nạo vét kênh đảm bảo tưới tiêu là làm lãnh thổ mở rộng, kinh tế
phát triển, đời sống con người ổn định.
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
6
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
Việc khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên như đồng, sắt, than đá, sức
nước…đã đưa con người tiến dần vào thế giới văn minh từ khi có công cụ
bằng kim loại, các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học – kĩ
thuật.

- Điều kiện tự nhiên có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh chống
giặc ngoại xâm dựng nước và giữ nước:
Cha ông đã biết dựa vào những điều kiện tự nhiên để xây dựng căn cứ,
bảo toàn và phát triển lực lượng: thành Cổ Loa, phòng tuyến sông Cầu, thành
nhà Hồ, căn cứ địa Tây Sơn, phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn, căn cứ địa
Yên Thế, Bãi Sậy; căn cứ địa Việt Bắc, đường Trường sơn.
Cha ông đã biết lợi dụng địa thế, vị trí tự nhiên để kháng chiến thắng
lợi: chiến thắng Bạch Đằng, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, chiến thắng
Chi Lăng – Xương Giang, chiến dịch Việt Bắc
5.1.2 Việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên của con người
đã gây tác hại mạnh mẽ đối với sự tồn tại, hình thành và phát triển lịch sử
xã hội loài người:
Quá trình khai thác và sử dụng nguồn nguyên vật liệu, nhiên liệu trong
tự nhiên của con người đã dẫn đến những hậu quả xấu về mặt xã hội:
Sự bóc lột của các giai cấp trong xã hội (Địa chủ - Chủ nô- Tư sản bóc

lột sức lao động của nô lệ, nông dân, công nhân) trong quá trình lao động sản
xuất: thời gian làm việc nhiều, môi trường lao động không đảm bảo an toàn,
nguy cơ bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cao, mức lương thấp đã hình
thành nên mâu thẫu trong xã hội có giai cấp.
Chính sách khai thác thuộc địa, cuộc chiến tranh đế quốc, chiến tranh
xâm lược thuộc địa, cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc được tìm hiểu
trong chương trình môn lịch sử cũng đã phản ảnh hậu quả vô cùng tàn khốc
của con người trong việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên : ruộng đất
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
7
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
bỏ hoang, tỉ lệ thương tật, nhiều lãnh thổ hoặc quốc gia bị xóa bỏ và đặc biệt
là sự ô nhiễm môi trường từ các loại vũ khí hạt nhân
Quá trình khai thác các tài nguyên động thực vật bừa bãi không chú ý
đến môi trường đã dẫn đến hậu quả mà con người phải trả giá: Tài nguyên bị
cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm và có những thành phần bị suy thoái
Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã làm ô nhiễm môi trường, chất
thải độc hại ngày càng nhiều, bệnh tật mới, tai nạn lao động và giao thông sự
sống con người đang bị đe dọa.
5.1.3 Việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên của con người
trong bộ môn lịch sử còn gắn liền với nhiệm vụ gìn giữ và bảo vệ các di
tích lịch sử, bảo vệ truyền thống, bảo vệ các di sản văn hóa cha ông để lại.
5.2 Cách tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua
dạy học môn Lịch sử bậc THCS:
5.2.1 Các yêu cầu cần được đảm bảo khi thực hiện:
-Phải lấy kiến thức lịch sử làm nội dung chính và sử dụng các kiến thức
về giáo dục môi trường để hướng việc dạy học lịch sử vào các chức năng,
nhiệm vụ giáo dục học sinh về môi trường để làm cho hiệu quả dạy học có
chất lượng cao hơn chứ không làm cho việc dạy học bộ môn thêm nặng nề,
quả tải làm hiệu quả giáo dục không cao.

-Chỉ tiến hành tích hợp ở một số bài có nội dung sở trường, ưu thế
trong giáo dục bảo vệ môi trường chứ không bắt buộc phải tiến hành ở tất cả
các chương, bài trong toàn bộ chương trình.
-Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Vai trò
chủ động tích cực, tự tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo phù hợp với yêu cầu bảo
vệ, gìn giữ và phát huy tác dụng việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với học
sinh thông qua học tập bộ môn.
-Thực hiện tiến hành tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học lịch
sử không chỉ tiến hành trong bài nội khóa mà còn kết hợp trong các bài ngoại
khóa, tiết lịch sử địa phương, hoạt động NGLL.
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
8
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
5.2.2 Cách tiến hành lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong dạy học môn Lịch sử:
*Dạng bài chính trị xã hội:
Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương đông (Lịch sử 6)
Địa chỉ tích hợp: Mục 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được
hình thành ở đâu và từ bao giờ?
Nội dung tích hợp: Điều kiện tự nhiên của lưu vực những dòng sông
lớn như thế nào? Thuận lợi cho việc sản xuất ra sao?
Con người đã tác động vào tự nhiên như thế nào? (làm thủy lợi )
Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại.
Ghi chú: Sử dụng lược đồ châu Á, châu Phi và miêu tả vùng lưu vực
các sông lớn
Dựa theo hình 8 trong SGK để miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai
Cập cổ đại.
Hoạt động dạy - học:
Giáo viên sử dụng ĐDDH: lược đồ các quốc gia cổ đại, đèn chiếu để
trình chiếu hình ảnh lưu vực các sông

GV cung cấp cho học sinh những thông tin các quốc gia cổ đại phương
đông: tên quốc gia, thời gian ra đời, địa điểm thành lập
GV tổ chức hoạt động dạy học: trên cơ sở tư liệu sgk, thông tin của GV
cung cấp, học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu các nội dung sau:
1. Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại được hình thành ở lưu
vực các sông lớn?
2. So sánh cuộc sống của người dân ở các quốc gia cổ đại phương
Đông với cuộc sống của người Tinh khôn thời nguyên thủy em có nhận xét
gì? Giải thích vì sao?
Nội dung yêu cầu:
1. Đất đai màu mỡ, dễ trồng trọt, nghề nông phát triển.
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
9
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
2.Cuộc sống người dân ở các nhà nước cổ đại phương Đông cao và ổn
định hơn người tinh khôn thời nguyên thủy do họ đã biết làm thủy lợi, đắp đê
ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng nghề nông phát triển, đời sống
ổn định, sống định cư.
GV kết luận: từ chỗ dựa vào tự nhiên để tồn tại, con người đã phát triển
lên giai đoạn biết khai thác và sử dụng điều kiện tự nhiên để nâng cao cuộc
sống, làm phân hóa người giàu – nghèo, xã hội nguyên thủy tan rã dần
nhường chỗ cho sự ra đời của nhà nước.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong hoạt động
học tập này là: con người đã biết khai thác và sử dụng, hạn chế tác hại của
điều kiện tự nhiên một cách hợp lý để nâng cao cuộc sống con người.
Nội dụng giáo dục bảo vệ môi trường đã được kết hợp với nội dung bộ
môn một cách nhuẫn nhuyễn, vừa phải không thô cứng, áp đặt, hình thức
*Dạng bài đấu tranh giai cấp:
Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII (Lịch sử 7)
Địa chỉ tích hợp: Mục 1. Tình hình chính trị

Nội dung tích hợp: Khi dạy bài học, lưu ý học sinh:
Phong trào nông dân thế kỉ XVI - XVIII lan rộng khắp nơi.
Ghi chú: Sử dụng các loại kênh hình ( trong SGK và sưu tầm thêm)
Hoạt động dạy - học:
GV tổ chức hoạt động dạy học: trên cơ sở tư liệu sgk, thông tin của GV
cung cấp, học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu các nội dung sau:
1. Chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã suy sụp như thế nào?
2. Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVIII dưới chính quyền họ Trịnh.
Nội dung yêu cầu:
1. Chính quyền suy sụp. Vua Lê bù nhìn, chúa Trịnh lộng hành, vui
chơi hưởng lạc không chăm lo đến sản xuất; quan lại, binh lính hoành hành,
đục khoét nhân dân.
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
10
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
2. Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại chiếm đoạt. Hạn hán, lụt
lội liên tiếp xảy ra Công thương nghiệp bị đình đốn, điêu tàn vì nhà nước
đánh thuế rất nặng các loại sản phẩm, hàng hóa. Nông dân chết đói rất nhiều,
nhiều người phải rời bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi. Tất cả cái đó đã làm cho
sản xuất bị đình đốn buộc nông dân phải đứng dậy khởi nghĩa.
GV kết luận: sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở thế kỉ XVIII đã
phá hoại đất nước, phá hoại sản xuất đẩy nhân dân vào cảnh bần cùng phải
nổi dậy đấu tranh chống lại áp bức bóc lột.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong hoạt động
học tập này là: con người đã không chăm sóc điều kiện tự nhiên và phải gánh
chịu hậu quả tai hại của tự nhiên làm cuộc sống của người dân lao động khốn
khó.
*Dạng bài kháng chiến chống giặc ngoại xâm:
Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (Lịch sử 6)
Địa chỉ tích hợp: Những địa điểm diễn ra cuộc chiến đấu. Miêu tả địa

thế, vị trí địa lí (Nhất là trận Bạch Đằng năm 938)
Tổ tiên ta đã lợi dụng điều kiện tự nhiên như thế nào để tổ chức cuộc
kháng chiến chống xâm lược, giành độc lập dân tộc?
Diễn biến trận đánh.
Nội dung tích hợp: Sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện, qua đó
nhận thấy tinh thần chiến tranh anh dũng, thông minh, sáng tạo của tổ tiên ta,
biết lợi dụng những điều kiện tự nhiên để kháng chiến thắng lợi.
Những di tích lịch sử, liên quan đến các sự kiện, nhân vật trong bài cần
tìm.
Ghi chú: Kĩ năng sử dụng các loại đồ dùng trực quan, chủ yếu là lược
đồ để trình bày điều kiện tự nhiên và tường thuật diễn biến của các trận đánh.
Sưu tầm tranh ảnh về điều kiện tự nhiên, công trình lịch sử văn hóa
dùng trong giờ học.
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
11
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
Bồi dưỡng ý thức bảo vệ, phát huy tác dụng giáo dục của di tích, di sản
lịch sử văn hóa.
Hoạt động dạy - học:
Mục 1: Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế
nào?
Hoạt động 2: Công cuộc chuẩn bị kháng chiến của Ngô Quyền.
GV tổ chức hoạt động dạy học: trên cơ sở tư liệu sgk, thông tin của GV
cung cấp, học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu các nội dung sau:
1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh giặc như thế nào?
2. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm
nào?
Nội dung yêu cầu:
1. Bắt giết Kiều Công Tiễn. Xây dựng trận địa cọc ngầm, có quân mai
phục ở hai bên bờ sông Bạch Đằng.

2.Chủ động chờ đón đánh địch. Sự độc đáo: lợi dụng thủy triều, bố trí
trận địa cọc ngầm trên sông; lợi dụng địa hình tự nhiên để mai phục quân hai
bên bờ.
GV kết luận: Sau khi trừng trị tên phản bội Kiều Công Tiễn, Ngô
Quyền đã chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng
làm nơi quyết chiến với giặc
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong hoạt động
học tập này là: con người đã khai thác lợi thế môi trường tự nhiên vào mục
đích chiến lược quân sự, góp phần bảo vệ độc lập dân tộc.
Mục 2: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Hoạt động 3: Diễn biến trận Bạch Đằng năm 938
GV sử dụng lược đồ Chiến thắng Bạch Đằng để mô tả và phân tích
cuộc chiến cho HS theo dõi. Nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
Để trận địa cọc ngầm Bạch Đằng có thể phát huy tác dụng, góp phần
đánh bại thủy quân Nam Hán, quân ta cần lưu ý đến yếu tố tự nhiên nào?
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
12
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
Nội dung yêu cầu: nhử và đánh địch theo đúng chế độ thủy triều. Lúc
triều lên nhử địch vào trận địa, lúc thủy triều xuống thì phản công đánh địch
rút ra, cọc nhô lên mới có thể cản hoặc đâm thủng thuyền giặc.
GV kết luận: Trận địa cọc ngầm đã giúp cho quân ta đánh thắng quân
xâm lược Nam Hán lần 2 dù thuyền ta nhỏ hơn, lực lượng ta ít hơn.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp: biết phát huy mặt
lợi - hại của chế độ thủy triều đối với vùng ven biển.
*Dạng bài văn hóa xã hội:
Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu
thế kỉ XIX (Lịch sử 7)
Địa chỉ tích hợp: tập trung vào mục 2. Nghệ thuật
Nội dung tích hợp: Về nghệ thuật, hàng loạt tranh dân gian xuất hiện

(sử dụng các nguyên, vật liệu trong tự nhiên), nhiều công trình kiến trúc đạt
được trình độ nghệ thuật cao.
Ghi chú: Tìm hiểu các hình vẽ về nghệ thuật dưới thời Nguyễn (nửa
đầu thế kỉ XIX) trong SGK và sưu tầm thêm tranh ảnh để hiểu về các thành
tựu đã đạt được.
Giáo dục tinh thần tự hào về văn hóa mang bản sắc dân tộc thời kì đầu
của nhà Nguyễn.
Củng cố tinh thần trách nhiệm về gìn giữ các di tích, di sản lịch sử -
văn hóa dân tộc.
Hoạt động dạy - học:
GV tổ chức hoạt động dạy học: trên cơ sở tư liệu sgk, thông tin của GV
cung cấp, học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu các nội dung sau:
1. Hãy kể những hình thức nghệ thuật hồi cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ
XIX ở nước ta? ở quê em có những hình thức nghệ thuật dân gian nào?
2. Nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX có những nét
gì đặc sắc so với các thế kỉ trước đó ?
3. Em có trách nhiệm gì đối với những giá trị nghệ thuật của cha ông?
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
13
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
Nội dung yêu cầu:
1. Văn nghệ dân gian phát triển phong phú: nghệ thuật tuồng, chèo,
quan họ, trống quân, hát dặm, hát lượn, hát xoan tranh dân gian, nhất là
dòng tranh Đông Hồ
Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: Chùa Tây Phương (Thạch Thất -
Hà Tây), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm (Huế), Khuê
văn các (Hà Nội)
Hình thức nghệ thuật ở Quảng Nam: Hát bài chòi, Hò khoan đối đáp,
hát Tuồng
2.Nghệ thuật sân khấu phát triển khắp nơi, các làng, xã trong dịp lễ hội

đều tổ chức biểu diễn hát, múa
Nét đặc sắc: 18 tượng La Hán ở chùa Tây Phương, Đình làng Đình
Bảng thể hiện trình độ đúc tượng, điêu khắc, kiến trúc độc đáo và tinh vi.
Nét đặc sắc khác là sự phát triển thêm nhiều loại hình nghệ thuật mới
đặc biệt là dòng tranh Đông Hồ.
3. Tìm hiểu, duy trì và bảo tồn các giá trị nghệ thuật của cha ông.
GV kết luận: nghệ thuật dân gian phát triển, phản ánh tâm tư nguyện
vọng của nhân dân, đồng thời cũng thể hiện tài năng, óc sáng tạo, tinh vi của
nhân dân trong nghệ thuật , nghệ thuật dân gian đang cần được bảo tồn và
phát triển.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong hoạt động
học tập này là giáo dục tinh thần tự hào về văn hóa mang bản sắc dân tộc và
củng cố tinh thần trách nhiệm về gìn giữ các di tích, di sản lịch sử - văn hóa
dân tộc.
6. Kết quả nghiên cứu: .
Kết quả khảo sát hiệu quả công tác giáo dục môi trường thông qua việc
học tập bộ môn Lịch sử vào tháng 8/2011 ở học sinh khối lớp 8 -9 với 300
học sinh:
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
14
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
Mối quan hệ giữa môn học Lịch sử với vấn đề giáo dục bảo vệ môi
trường.
Có Không
cung cấp kiến thức về môi trường X
Nêu tình hình của môi trường
hiện nay
X
Nêu biện pháp bảo vệ môi trường X
Có tổ chức các hoạt động vì môi

trường
X
Kể 4 môn học có nội dung BVMT
(xếp theo thứ tự ưu tiên)
Kết quả thống kê phiếu điều tra như sau:
Có Không
cung cấp kiến thức về môi
trường
45% 65%
Nêu tình hình của môi trường
hiện nay
25% 75%
Nêu biện pháp bảo vệ môi
trường
10% 90%
Có tổ chức các hoạt động vì môi
trường
20% 80%
Kể 4 môn học có nội dung
BVMT
(xếp theo thứ tự ưu tiên)
Sinh Địa Công dân Văn
Tỉ lệ % được thống kê đã cho thấy học sinh chưa thấy được mối quan
hệ giữa bộ môn lịch sử và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Từ thực tế
đó, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, xác định địa chỉ (tích hợp vào nội dung nào
của bài), nội dung giáo dục môi trường có thể tích hợp và phương pháp tích
hợp nên đã giúp cho học sinh thấy rằng qua môn học Lịch sử học sinh có thể
hiểu quá trình con người đã tác động vào thế giới tự nhiên như thế nào, sự tác
động đó đã đem lại những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thế nào cho
môi trường tự nhiên; từ nghiên cứu về quy luật tác động và hậu quả đó mà

môn Lịch sử cũng góp phần dự báo những con đường tác động tiếp theo của
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
15
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
con người đối với thế giới tự nhiên và đưa ra những hướng thay đổi tích cực
đối với môi trường. Thông qua đó mà giáo dục các em ý thức bảo vệ môi
trường, sự quan tâm đến vấn đề môi trường, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên,
khơi dậy những ý tưởng, sự mong muốn phát triển các cách thức khai thác,
cách thức phát triển, sản xuất có lợi cho môi trường, giáo dục các em bảo vệ
các di tích lịch sử, bảo vệ truyền thống, bảo vệ các di sản văn hóa.
Kết quả thống kê phiếu điều tra vào tháng 2/2012 ở 2 lớp (80HS) như
sau:
Mối quan hệ giữa môn học Lịch sử với vấn đề giáo dục bảo vệ môi
trường.
Có Không
cung cấp kiến thức về môi trường 75% 25%
Nêu tình hình của môi trường
hiện nay
85% 15%
Nêu biện pháp bảo vệ môi trường 90% 10%
Có tổ chức các hoạt động vì môi
trường
90% 10%
Kể 4 môn học có nội dung
BVMT
(xếp theo thứ tự ưu tiên)
Địa Sinh Sử Văn
7. Kết luận:
Trên cơ sở thực hiện các bước sau:
1 Xác định cụ thể nội dung giáo dục môi trường qua môn Lịch sử:

1.1 Môi trường tự nhiên tác động mạnh mẽ tích cực đến sự tồn tại, hình
thành và phát triển lịch sử xã hội loài người:
1.2 Việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên của con người đã
gây tác hại mạnh mẽ đối với sự tồn tại, hình thành và phát triển lịch sử xã
hội loài người:
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
16
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
1.3 Việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên của con người trong
bộ môn lịch sử còn gắn liền với nhiệm vụ gìn giữ và bảo vệ các di tích lịch sử,
bảo vệ truyền thống, bảo vệ các di sản văn hóa cha ông để lại.
2 Cách tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy
học môn Lịch sử bậc THCS:
2.1 Các yêu cầu cần được đảm bảo khi thực hiện:
2.2 Cách tiến hành lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong dạy học môn Lịch sử:
*Dạng bài chính trị xã hội:
*Dạng bài đấu tranh giai cấp:
*Dạng bài văn hóa xã hội:
*Dạng bài kháng chiến chống giặc ngoại xâm
Với cách tổ chức hoạt động dạy - học như đã nêu, giáo dục môi trường
trong môn lịch sử đã làm cho học sinh hiểu rõ, sâu hơn quá trình phát triển
của xã hội loài người: Con người xuất hiện trong điều kiện tự nhiên như
thế nào?
Con người đã tìm sống trong điều kiện tự nhiên thời nguyên thủy ra
sao?
Qua các thời kỳ xã hội tiếp theo, con người ngày một phát triển, đã tìm
cách cải tạo, chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống và nhiều mục
đích khác nhau như thế nào?
Trình độ văn minh của con người qua các thời kì lịch sử được đánh dấu

ở những sự kiện nào trong quan hệ đối với tự nhiên và cuối cùng chúng ta cần
rút ra những bài học gì trong việc khai thác bảo vệ môi trường sinh sống một
cách bền vững, có hiệu quả cao, tránh những “ sự trừng phạt” của tự nhiên khi
phá hoại một cách vô ý thức hay những chủ đích cá nhân, vô tổ chức, không
khoa học, mang tính tàn phá.
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
17
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
Như vậy, việc tìm hiểu quan hệ của con người, sự phát triển lịch sử của
xã hội không chỉ nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử mà còn giáo dục ý thức
về bảo vệ môi trường để phát triển bền vững và toàn diện.
8. Đề nghị:
Để thực hiện tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy
học môn Lịch sử ngoài việc các giáo viên bộ môn nắm vững yêu cầu chung,
xác định nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục theo hướng tích cực cần tổ
chức hoạt động ngoại khóa, tiến hành bài học tại thực địa, thực hiện các công
tác công ích xã hội. Nhưng để làm được điều này, một số vấn đề được đưa ra
để lãnh đạo các cấp quan tâm giải quyết: kinh phí và thời gian tổ chức đối với
những địa phương ở xa các di tích lịch sử, văn hóa.
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
18
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
9. Phần phụ lục:
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
19
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
10. Tài liệu tham khảo: .
Môi trường và phát triển bền vững - Nguyễn Đình Hòe
Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử Trung học cơ sở -Phan
Ngọc Liên - Phan Thị Lạc - Trần Thị Nhung - Nguyễn Xuân Trường.Nhà xuất

bản Giáo dục.
Đại Phong, ngày 5 tháng 3 năm 2012
Người viết
Đinh Thị Bích Nga
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
20
Kinh nghiệm tích hợp tốt giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử bậc THCS
11. Mục lục:
1.Tên đề tài Trang 1
2.Đặt vấn đề Trang 1
3.Cơ sở lý luận Trang1
4.Cơ sở thực tiễn Trang 2
5. Nội dung nghiên cứu Trang 3
6. Kết quả nghiên cứu Trang 10
7. Kết luận Trang 11
8. Đề nghị Trang 12
9.Phần phụ lục Trang 13
10. Tài liêu tham khảo Trang 14
11.Mục lục Trang 15
Đinh Thị Bích Nga - Trường THCS VÕ THỊ SÁU
21

×