Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.81 KB, 23 trang )

A ) GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ :
Với người Việt Nam ,hôn nhân và gia đình là những quan hệ xã hội quan trọng
nhất trong cuộc sống .Gia đình là nơi nuôi ta lớn ,dạy dỗ ta thành người, giá trị, phẩm
chất của mỗi con người phụ thuộc rất nhiều vào hôn nhân ,gia đình của họ .Do đó, trong
vấn đề về hôn nhân, gia đình nói chung và vấn đề tài sản trong gia đình nói riêng ,người
Việt Nam thường đề cao lợi ích của gia đình hơn là lợi ích của mỗi cá nhân .Đó cũng là
lý do mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định chế độ tài sản vợ chồng là chế
độ “ cộng đồng tạo sản ”, ở đó, sở hữu của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất .
Tuy nhiên ,trong xã hội hiện nay ,với sự biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị
trường đã có những tác động không nhỏ đến đời sống gia đình trên thực tế .Tài sản chung
của vợ chồng lúc này không chỉ được sử dụng vì những nhu cầu đảm bảo đời sống gia
đình mà con được đưa vào kinh doanh với mục đích sinh lợi .Vợ, chồng phát sinh những
nhu cầu riêng biệt ,vì vậy quyền sở hữu đối với tài sản riêng là rất cần thiết .Chia tài sản
chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã đáp ứng được nhu cầu đó và ngày càng trở lên
hữu ích .Thiết nghĩ ,cần có một sự nghiên cứu ,tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này ,nên em đã
chọn đề tài : “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân”.
Trong phạm vi khuôn khổ của bài viết, với trình độ chuyên môn và nhận thức còn
hạn chế, do vậy bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong
nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo.
B ) Giải quyết vấn đề :
I ) Giải thích một số khái niệm :
1 ) Khái niệm tài sản ?
Theo Điều 163 BLDS 2005 Quy định : “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá
và các quyền tài sản.”
2 ) Khái niệm tài sản chung của vợ chồng ?
Căn cứ vào Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định
1
“ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”


3 ) Hôn nhân là gì ?
Căn cứ vào Khoản 6 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : “Hôn
nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn;”
4 ) Thời kỳ hôn nhân ?
Thời kỳ hôn nhân : là khoảng thời gian mà quan hệ vợ chồng còn tồn tại .Cũng cần
phải làm rõ một vấn đề : hôn nhân (quan hệ vợ chồng ) đang tồn tại ở đây phải là hôn
nhân được pháp luật thừa nhận ,bao gồm : Hôn nhân có đăng ký kết hôn và hôn nhân
thực tế .Trong trường hợp hai người vẫn sống chung với nhau như vợ chồng mà không có
giấy đăng ký kết hôn ,hay không thuộc trường hợp hôn nhân thực tế thì khi yêu cầu chia
tài sản chung cũng không được coi là chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân .Để xác
định thời kỳ hôn nhân .Để xác định thời kỳ hôn nhân, chúng ta có thể dựa vào những
trường hợp sau :
Đối với hình thức hôn nhân có đăng ký kết hôn, căn cứ vào Khoản 7 Điều 8 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại
quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân;”
Đối với hình thức hôn nhân thực tế ,theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3 tháng 1 năm 2001 ,hướng dẫn thi
hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội về việc thi
hành Luật Hôn nhân và gia đình , thời kỳ hôn nhân có thể được hiểu như sau : Trường
hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì
được khuyến khích đăng ký kết hôn và thời kỳ hôn nhân của họ được tính từ ngày họ bắt
đầu chung sống với nhau như vợ chồng cho đến khi có các căn cứ chấm dứt kết hôn
.Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày
01/01/2001 mà chưa đăng ký kết hôn thì họ có nghĩa vụ phải đăng ký kết hôn kể từ ngày
01/01/2001 đến ngày 01/01/2003 .Trong khoảng thời gian hai năm đó ,nếu họ đăng ký
2
kết hôn thì thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ
chồng cho đến khi có các căn cứ chấm dứt hôn nhân .Nếu sau ngày 01/01/2003 họ mới
đăng ký kết hôn thì thời kỳ hôn nhân của vợ chồng không được tính từ khi họ chung sống
mà chỉ được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến khi hôn nhân chấm dứt .

5 ) Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân :
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một chế định được quy
định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc
chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng thành
tài sản riêng của vợ hoặc chồng theo sự thoả thuận của vợ chồng hoặc theo quyết định
của Toà án .
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trong ba trường
hợp chia tài sản chung của vợ chồng .Khác với trường hợp chia tài sản chung của vợ
chồng khi một bên chết và trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ,chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn
nhân chưa chấm dứt .
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thể hiện sự bình đẳng giữa
vợ và chồng trong quan hệ tài sản .Thời kỳ phong kiến ,người phụ nữ trong xã hội hầu
như không có trong tay một chút quyền hành nào ,đặc biệt là quyền sở hữu tài sản .Đến
xã hội ngày nay,những vấn đề về nhân quyền ,bình đẳng giới được đề cập đến một cách
rộng rãi thì địa vị của người phụ nữ trong gia đình nói riêng ,trong xã hội nói chung đã
đựơc nâng cao rõ rệt .Một trong những biểu hiện đó là sự đổi mới của những quy định
của pháp luật về quyền phụ nữ ,trong đó có quyền sở hữu tài sản .Cùng với những quy
định trong Bộ luật dân sự năm 2005 , Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 một lần nữa
đã cụ thể hoá quyền sở hữư riêng của vợ ,chồng thông qua quy định về chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân .Chế định này đã thể hiện một tư duy đổi mới của các nhà lập
pháp trong việc thừa nhận quyền sở hữu riêng của vợ ,chồng ,đặc biệt là của người phụ
nữ .Tạo ra sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc chiếm hữu ,sử dụng ,định đoạt tài
3
sản chung .Đồng thời giải phóng phụ nữ khỏi sự lệ thuộc vào chồng – một sự lệ thuộc mà
lịch sử từ ngàn năm nay đã thừa nhận đó là một điều bất di ,bất dịch .
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan
hệ vợ chồng trước pháp luật ,và vì thế không làm chấm dứt chế độ sở hữu chung hợp nhất
giữa vợ và chồng .Có thể thấy bản chất của chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn

nhân chính việc hôn nhân của họ đang tồn tại trước pháp luật .Và điều đóôcs nghĩa rằng :
khi hôn nhân còn tồn tại thì dù họ chia một phần hay toàn bộ tài sản chung vợ chồng thì
chế độ sở hữu chung giữa họ vẫn không hề chấm dứt .Sau khi chia ,họ vẫn có thể nhập tài
sản riêng vào tài sản chung để duy trì khối tài sản chung hợp nhất .Đây là một đặc điểm
của chế định này nhằm tránh cho vợ chồng rơi vào tình tạng biệt sản cũng như để phân
biệt với ly thân trong xã hội .
Có thể nói chế định này không chỉ là một bước đổi mới trong lịch sử lập pháp ,nó
còn rất phù hợp với thực tế của xã hội Việt nam trong những năm gần đây .Tạo điều kiện
cho các cặp vợ chồng có cơ hội đầu tư kinh doanh riêng ,phát triển kinh tế gia đình ,kinh
tế đất nước .Đồng thời mở ra cho các cặp vợ chồng nhiều cách giải quyết mâu thuẫn hơn
là việc phải ra Toà.
II ) Cơ sở pháp lý :
1 ) Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân :
Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : Chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân:
“1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận
chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận
được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài
sản không được pháp luật công nhận.”
Điều 6 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP quy định : Chia tài sản chung của vợ,
chồng trong thời kỳ hôn nhân
4
“1. Thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định
tại khoản 1 Điều 29 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản và ghi rõ
các nội dung sau đây:
a) Lý do chia tài sản;
b) Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó
cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;

c) Phần tài sản còn lại không chia, nếu có;
d) Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;
đ) Các nội dung khác, nếu có.
2. Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày, tháng,
năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có
người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo
quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về việc chia tài sản chung,
thì cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”
2 ) Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân :
- Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : Hậu quả chia tài sản
chung của vợ chồng:
“Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia
vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”
- Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP quy định : Hậu quả chia tài sản chung của
vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân:
“1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi
người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của
vợ, chồng.
5
2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp
pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ
trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.”
III) Cơ sở thực tiễn :
1 ) Phân tích hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân :
Thực tế giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình trong những năm qua cho

thấy còn gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
và Nghị quyết số 01- NQ/HĐTP ngày 20-01-1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao năm 1988 không có quy định và hướng dẫn về vấn đề hậu quả pháp lý sau khi
chia tài sản cung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đang tồn tại. Vì thế, Điều 30 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã khắc phục bất cập trên của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 1986 bằng cách quy định hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân.
1.1 ) Hậu quả pháp lý về nhân thân :
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ
chồng trước pháp luật ,do đó giữa hai bên vẫn tồn tại mọi quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng : nghĩa vụ chăm sóc ,giúp đỡ lẫn nhau ,nghĩa vụ chung thuỷ ,quyền chung sống với
nhua tại một nơi ,quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước …Vì vậy,việc
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không có nghĩa là quy định về ly thân.Sau khi
chia tài sản chung ,vợ chồng có ở riêng hay không là tuỳ thuộc vào thực tế đời sống cụ
thể của vợ chồng ,vào ý muốn của vợ chồng ,do vợ chồng quyết định .Nếu sau khi chia
tài sản chung mà vợ chồng có ở riêng thì đó cũng chỉ là trường hợp cá biệt ,không phổ
biến.Trong đa số các trường hợp, sau khi chia tài sản chung, vợ chồng vẫn chung sống
bình thường với nhau ,cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình phù hợp với tình
cảm và nguyện vọng của bản thân.Do quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại nên trên cơ sở
tính chất cộng đồng của hôn nhân, khối tài sản chung của vợ chồng phát sinh sau khi đã
chia tài sản chung về nguyên tắc vẫn là sở hữu chung hợp nhất ,trừ trường hợp các bên
có thoả thuận khác.
6
1.2 ) Hậu quả pháp lý về tài sản :
Theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ,chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể chia toàn bộ hoặc chia một phần tài sản
chung tuỳ theo sự thoả thuận của vợ chồng .Nếu vợ chồng không thoả thuận được thì yêu
cầu Toà án giải quyết .Đây là điểm khác so với Điều 18 Hôn nhân và gia đình năm 1986
quy định “Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể
chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này.”,tức là chia tài sản

như ly hôn.Vì vậy, “sau khi chia tài sản chung theo Điều 18 thì nên hiểu chế độ tài sản
chung theo Điều 18 thì nên hiểu chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ chấm rứt kể từ thời
điểm phán quyết của Toà án có hiệu pháp luật ”
(1)
.So với Điều 18 Hôn nhân và gia đình
năm 1986 thì quy định tại Điều 29 và 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là hợp lý
hơn.Việc chia một phần tài sản chung có ý nghĩa thiết thực ,phù hợp với thực tiễn đời
sống chung của vợ chồng ,bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ về tài sản của vợ
(chồng ) đồng thời vẫn bảo đảm đựơc lợi ích chung của gia đình.
Về phía các bên vợ chồng ,yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung chỉ đặt ra trong
những hoàn cảnh đặc biệt như phải thực hiện nghĩa vụ tài sản quá lớn mà nếu chia một
phần tài sản chung thì không đủ hoặc một bên có yêu cầu chia khi bên kia có hành vi phá
tán tài sản ,nghiện hút,cờ bạc ,…Việc chia một phần tài sản chung khác với chia toàn bộ
tài sản chung ở chỗ nó không gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống chung của gia
đình ,không làm mất ổn định cuộc sống chung .Ngoài phần tài sản được chia riêng cho
mỗi bên vợ,chồng thì phần tài sản chung còn lại không chia sẽ bảo đảm đời sống chung
của gia đình .Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ phát sinh những hậu quả
pháp lý về tài sản như sau :
1.2.1 ) Quyền sở hữu riêng của vợ ,chồng đối với phần tài sản được chia :
Theo quy định tại Điều 29 và 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì vợ chồng
có quyền sở hữu riêng đối với phần tài sản đã được chia và hoa lợi.lợi tức phát sinh từ
phân tài sản đã được chia.
Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP cũng quy định : “ Hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ
7
chồng có thoả thuận khác.”.Ví dụ : Hai vợ chồng có ba ngôi nhà là tài sản chung ,họ thoả
thuận chia mỗi người được sở hữu riêng một ngôi nhà ,còn một nhà được dung làm chỗ ở
chung của gia đình.Sau khi chia, vợ hoặc chồng có thể độc lập quyết định việc dùng ngôi
nhà đã chia đó để cho thuê ,bán ,…mà không phụ thuộc vào ý chi của bên kia .Tiền thuê
nhà là tài sản sản riêng của mỗi bên .Đối với những tài sản này vơ,chồng có quyền chiếm

hữu ,sử dụng,định đoạt theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 .Vậy trong trường hợp này ,vợ ( chồng ) có tài sản riêng có bị hạn chế quyền định
đoạt tài sản riêng đó theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 không ? Theo quan điểm của cá nhân thì trong trường hợp này vợ, chồng không bị
ràng buộc bởi quy định tại Khoản 5 Điều 33 khi định đoạt tài sản riêng của mình vì vợ,
chồng đã có sự thoả thuận trước về việc chia tài sản đó .
1.2.2 ) Quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với phần tài sản chung :
Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “…; phần tài sản còn lại
không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.” .Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ –
CP quy định rõ thêm : “…Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn
thuộc sở hữu chung của vợ, chồng”.
Đối với phần tài sản chung này ,quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng không thay đổi
,chế độ sở hữu chung của vợ chồng chưa chấm dứt, nó vẫn đương nhiên tồn tại và là sở
hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng sau khi chia một phần tài sản
chung sẽ bao gồm :
- Phần tài sản chung của vợ chồng chưa chia.
- Hoa lợi ,lợi tức phát sinh từ những tài sản này .
- Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung sau khi chia tài
sản chung.Vì quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại nên tài sản mà vợ chồng được tặng cho
chung ,được thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung.Ví dụ : Đất
được Nhà nước giao , giao khoán ,đất mà vợ chồng thuê của Nhà nước ,được chuyển
nhượng ,được thừa kế chung ,cho chung..Trong những trường hợp này ,quyền sử dụng
đất vẫn là tài sản chung của vợ chồng vì theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia
8
đình năm 2000 thì “…Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng…”.
- Quyền sử dụng đất mà mỗi bên vợ hoặc chồng có được sau khi chia tài sản chung
do được Nhà nước giao , giao khoán ,hoặc được thuê của Nhà nước …Theo quy định tại
Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các Điều 24 ,Điều 25 Nghị định số

70/2001/NĐ – CP thì đây là tài sản chung của vợ chồng.Tuy nhiên , sau khi chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân thì quyền sử dụng đất mà mỗi bên vợ hoặc chồng có được
chỉ là tài sản chung của vợ chồng nếu nó không liên quan đến lý do chia tài sản chung
của vợ chồng .Ví dụ : Sau khi chia tài sản chung ,vợ hoặc chồng thuê đất hoặc được giao
đất để đầu tư kinh doanh riêng hoặc nuôi trồng thuỷ sản …thì quuyền sử dụng đất đó là
tài sản riêng của mỗi người .Ngược lại ,nếu vợ ,chồng yêu cầu chia một phần tài sản
chung để thực hiện nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên như nghĩa vụ đền bù thiệt hại
,nghĩa vụ trả nợ,…mà sau đó vợ hoặc chồng được giao đất ,thuê đất …thì quyền sử dụng
đất đó là tài sản chung của vợ chồng.Đây là những trường hợp đặc biệt cần được quy
định cụ thể khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân .Theo quan điểm
của cá nhân ,trong trường hợp này cần quy định theo hướng : Quyền sử dụng đất mà vợ
chồng hoặc mỗi bên vợ hoặc chồng có được sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân vẫn là tài sản chung của vợ chồng ,trừ trường hợp quyền sử dụng đất đó có được
xuất phát từ việc chia tài sản chung để đầu tư kinh doanh riêng.
- Một vấn đề rất quan trọng là tài sản mà vợ, chồng làm ra sau khi chia tài sản
chung : tiền lương, tiền công lao động …là tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản
riêng của mỗi bên ? Về vấn đề này , Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không có quy
định cụ thể nhưng trong Nghị định số 70/2001/NĐ – CP có quy định tại khoản 2 Điều 8
như sau : “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp
pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ
trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác”. Theo quan điểm của cá nhân thì quy định này
là không hợp lý cả về lý luận và thực tiễn .Quy định này bộc lộ một số điểm bất cập và
mâu thuẫn sau :
9

×