Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Rèn kĩ năng xác định kiến thức và xây dựng bố cục cho bài văn Biểu cảm về một tác phẩm văn học cho học sinh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.13 KB, 19 trang )

PHẦN I : MỞ ĐẦU
**********
I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ở bất kì nước nào, những đổi mới của bậc giáo dục phổ thông mang tính
cải cách đều bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh mục tiêu giấo dục với những kì
vọng mới về mẫu người học sinh có được sau quá trình giáo dục. Tiếp sau mục
tiêu giáo dục là việc xem xét để xác định những đổi thay cần thiết như nội dung
chương trình giáo dục, phương pháp và cách thức giáo dục.
Ở nước ta, bắt đầu từ năm học 2002 - 2003, cả nước đồng loạt triển khai
chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh những đổi mới khá triệt để về nội
dụng giáo dục, những nỗ lực tích cực về đổi mới quá trình giáo dục đã được thúc đẩy,
đặc biệt là những đổi mới về phương pháp dạy học trong nhà trường.
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ
văn trong trường THCS nói riêng không ngoài mục đích nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học. Cái khó của người dạy Ngữ văn hiện nay là phải đối mặt với những đơn vị
kiến thức mới được đưa vào chương trình, thậm chí có những yêu cầu về mặt kĩ năng
còn quá mới mẻ, nhất là phân môn Tập làm văn, trong đó có kiểu bài Biểu cảm.
Biểu cảm là một kiểu văn bản hoàn toàn mới, lần đầu tiên được đưa vào chương
trình THCS, vì thế ít nhiều không tránh khỏi bỡ ngỡ với cả người dạy lẫn người học.
Đặc biệt là dạng bài biểu cảm về một tác phẩm văn học( thơ hoặc văn xuôi ), đối
tượng tưởng như rất gần gũi với học sinh, nhưng lại chưa có tiết dạy hướng dẫn kĩ
năng làm bài một cách cụ thể, rõ ràng . Đây thực sự là một thách thức, đòi hỏi người
dạy phải sáng tạo trong quá trình dạy cách làm bài, đặc biệt là khâu xác định kiến thức,
xây dựng bố cục cho bài viết .
Thực tế cho thấy muốn làm một bài văn biểu cảm nói chung và bài văn biểu
cảm về một tác phẩm văn học nói riêng, học sinh cần phải có phương pháp làm bài.
Sách giáo khoa Ngữ văn 7 có dành một tiết để hướng dẫn cách làm bài văn biểu cảm
về một tác phẩm văn học, song còn chung chung, chưa định hướng rõ ràng những nội
dung cần có trong bài viết. Vả lại, tác phẩm văn học lại là một đối tượng đặc biệt. Đó
1
là những công trình nghệ thuật ngôn từ phản ánh hiện thực cuộc sống qua lăngkính


chủ quan của người nghệ sĩ. Chính vì thế, việc lựa chọn kiến thức để đưa vào bài viết
và việc tổ chức sắp xếp các đơn vị kiến thức ấy cho một bài viết hoàn chỉnh là một
việc làm rất khó với học sinh. Càng khó hơn nữa bởi loại văn bản này tuy có sử dụng
một số kĩ năng phân tích tác phẩm văn học nhưng không phải là văn bản phân tích, vì
người viết còn phải nói được cảm xúc của mình mà tác phẩm tác động vào, miêu tả lại
điều mình hình dung do tác phẩm gợi lên hoặc phân tích một chi tiết nào mà mình
thích Tất cả đều nhằm làm rõ cảm nghĩ của mình.
Hiểu được những vướng mắc của đồng nghiệp và cả những khó khăn của học
sinh, lại là người đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 7, tôi thấy cần thiết phải tìm
ra được cách xác định và sắp xếp kiến thức cho bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn
học. Vì vậy, trong năm học 2008 - 2009, tôi đã mạnh dạn chọn và áp dụng đề tài: Rèn
kĩ năng xác định kiến thức và xây dựng bố cục cho bài văn" Biểu cảm về một tác
phẩm văn học" và đã thu được những kết quả nhất định.
Việc đưa ra kinh nghiệm này không ngoài mục đích giúp các em học sinh lớp 7
có một kĩ năng cần thiết khi làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. Đồng
thời cũng có thể phần nào được tham khảo ý kiến của các bạn đồng nghiệp có chung
những băn khoăn về vấn đề này.
II - PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng: Học sinh đại trà khối 7- Trường THCS Nguyễn Bỉnh
Khiêm
2. Thời gian nghiên cứu: Tuần 14, 15 - Năm học 2008 . 2009
3. Giới hạn kiến thức: Kiểu bài biểu cảm về một tác phẩm văn học.
4. Tài liệu sử dụng và tham khảo:
a. SGK + SGV Ngữ văn 7 - tập I/ NXB Giáo dục . 2003
b. Tạp chí "Văn học tuổi trẻ"
c. Bồi dưỡng năng khiếu Ngữ văn 7
d. Tuyển chọn những bài văn hay THCS
e. 150 bài văn hay Ngữ văn 7
2
g. Dàn bài tập làm văn lớp 7 - NXB Giáo dục. 1995

PHẦN II: NỘI DUNG
*******
I - CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Biểu cảm là loại văn bản theo chương trình mới hiện hành, trước đây là
kiểu bài "phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ở lớp 6 và phát biểu cảm nghĩ
về nhân vật văn học ở lớp 7". Chương trình đổi mới hiện hành đã đặt lại vấn đề,
phạm vi biểu cảm được mở rộng hơn cảm nghĩ, nó gắn liền với toàn bộ đời sống,
tình cảm, cảm xúc, đánh giá của con người.
Văn biểu cảm là một phạm trù rộng, bao gồm biểu cảm về sự vật, con
người, tác phẩm văn học. Mục đích của biểu cảm là người viết bày tỏ tình cảm,
cảm xúc về đối tượng nhằm khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc, sao cho người
đọc cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của mình. Tình cảm trong văn biểu cảm
thường là những tình cảm cao đẹp, giàu giá trị nhân văn, nó làm phong phú tâm
hồn con người, dẫn dắt con người tới giá trị Chân - Thiện - Mĩ. Vì vậy văn biểu
cảm có tác dụng quan trọng trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp trong
sáng cho học sinh.
Mục đích của việc dạy kiểu bài biểu cảm cho học sinh THCS không chỉ là
cung cấp cho các em những tri thức về kiểu văn bản biểu cảm mà cốt yếu là trang
bị cho các em các tri thức về cách tạo lập kiểu văn bản này. Một trong những kĩ
năng không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong quá trình tạo lập văn bản biểu
cảm là khâu tìm ý và xây dựng bố cục. Đặc biệt, với bài biểu cảm về một tác
phẩm văn học chưa có tiết hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, càng đòi hỏi người dạy phải
coi trọng và chủ động sáng tạo trong quá trình rèn luyện kỹ năng làm kiểu bài này
cho học sinh.
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trong chương trình Ngữ văn 7, với mỗi đối tượng biểu cảm khác nhau( con
người, sự vật ) lại có những tiết rèn luyện kĩ năng cụ thể tương ứng. Vì thế sau
những tiết rèn luyện kĩ năng này, với những đối tương như cây cối, đồ vật, loài
3
vật hoặc con người học sinh làm bài biểu cảm đạt kết quả khá tốt. Còn với kiểu

bài biểu cảm về một tác phẩm văn học thì quả là khó. Vẫn biết đối tượng biểu
cảm là một tác phẩm văn học là gần gũi với học sinh, nhưng khó là ở chỗ chưa có
một bài hướng dẫn cụ thể, chi tiết, dễ hiểu theo định hướng chung của Bộ. Các bài
viết tham khảo còn nặng về phân tích mà yếu tố biểu cảm còn mờ nhạt.
Thực tế giảng dạy cho thấy, nhiều thầy cô dạy Ngữ văn 7 thường ra dạng
bài tập yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (câu thơ, đoạn thơ
hoặc đoạn văn ) ngay sau khi kết thúc tiết Đọc - hiểu văn bản để hướng dẫn học
sinh tự ôn ở nhà. Thêm vào đó, phần Tự luận của các đề thi trong các kì khảo sát,
các kì thi chọn học sinh giỏi, ngay cả các đề thi tuyển sinh và khối THPT , kì thi
tuyển sinh vào Đại học cũng đặt ra yêu cầu đi từ hệ quả của kiểu bài biểu cảm về
một tác phẩm văn học. Trong khi đó, học sinh chưa được trang bị kĩ năng cụ thể
của kiểu bài này nên rất lúng túng khi làm bài.
Với đối tượng biểu cảm là một tác phẩm văn học, phần lớn các em học sinh
mới chỉ biết sao chép lại theo trí nhớ của mình những gì đã được học về tác phẩm
qua thầy cô, sách giáo khoa, sách tham khảo mà chưa có ý thức tìm tòi, tích lũy
kiến thức, kĩ năng, chưa có cách trình bày khoa học, chủ động, có cảm xúc chân
thành. Hầu hết các em sa vào kể lể (nếu là truyện ) hoặc phân tích ( nếu là thơ). Vì
thế chất lượng bài làm của các em rất thấp.
III - NỘI DỤNG KINH NGHIỆM:
Kiểu bài biểu cảm đã khó, dạng bài biểu cảm về một tác phẩm văn học còn
khó hơn. Bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học thể hiện khá rõ năng lực cảm
thụ, tư duy văn học của học sinh. Bởi biểu cảm về một tác phẩm văn học là trình
bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và
hình thức của tác phẩm đó. Vì vậy, muốn trình bày được cảm nghĩ về một tác
phẩm văn học nào đó, trước hết người viết phải thực sự thẩm thấu những nội dung
tư tưởng, tình cảm được gửi gắm trong tác phẩm và những giá trị đặc sắc về mặt
nghệ thuật của nó. Không chỉ vậy, hiểu thôi chưa đủ mà bản thân người viết còn
phải có cảm xúc và phải biết bộc lộ cảm xúc của mình về tác phẩm đó. Cảm xúc
4
càng chân thành thì bài văn càng thành công. Song không phải tất cả những hiểu

biết về tác phẩm đều cần bộc lộ cảm xúc, không phải tất cả cảm xúc đều có thể
tùy tiện đưa vào bài viết. Do đó, việc xác định kiến thức và xây dựng bố cục cũng
đòi hỏi có sự lựa chọn linh hoạt.
A- VỚI BÀI BIỂU CẢM VỀ MỘT TÁC PHẨM THƠ:
a. Xác định kiến thức:
Thơ là tiếng nói của tình cảm. Thế giới trong thơ là thế giới tình cảm của
con người. Muốn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm thơ thì người viết phải
đồng điệu với những tâm tư, tình cảm của thi nhân; biết nói lên cảm xúc của mình
. Về cơ bản, bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học đòi hỏi cần có một đơn vị
kiến thức cơ bản không thể thiếu. Tôi xin nêu ra một số đơn vị kiến thức cơ bản "
không thể thiếu" ấy cùng hệ thống câu hỏi gợi ý tương ứng với mỗi đơn vị kiến
thức được nêu ra.
1. Biểu cảm về nội dung, tư tưởng của bài thơ:
1.1 Cảm xúc khái quát về nội dung bài thơ:
- Nội dung chính của bài thơ là gì?
- Ấn tượng khái quát về nội dung bao trùm của bài thơ như thế nào?
1.2 Cảm xúc cụ thể về nội dung bài thơ:
Thường khi phân tích, tìm hiểu một tác phẩm thơ, người ta có thể " bổ dọc
" hoặc " bổ ngang " tùy theo kết cấu nội dung của từng bài. Vì vậy, khi bộc lộ cảm
xúc cị thể về nội dung bài thơ cũng có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
+ Cách 1( " Bổ dọc " bài thơ):
- Biểu cảm về cảnh trong thơ: Bài thơ tái hiện cảnh nào? Tính chất của
cảnh? Cảnh ấy gợi cho ta cảm xúc hay liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm gì?
- Biểu cảm về người trong thơ: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Xuất
hiện trong hoàn cảnh nào? Có suy nghĩ, tình cảm như thế nào? Cảm xúc của mình
về nhân vật ấy ra sao? Nhân vật đó gợi cho ta suy ngẫm gì?
+ Cách 2: (" Bổ ngang" bài thơ):
- Bài thơ có mấy câu thơ( khổ thơ, đoạn thơ)?
5
- Mỗi câu thơ( khổ thơ, đoạn thơ) có đặc sắc gì về cảnh, về người? Cảnh và

người ấy gợi cho ta cảm xúc, suy nghĩ hay liên tưởng, tưởng tượng gì?
1.3 Cảm xúc về chiều sâu tư tưởng của bài thơ( nếu có):
Bài thơ muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm lớn nào? Suy nghĩ, tình cảm của
bản thân trước tư tưởng, tình cảm ấy?
2. Biểu cảm về giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:
- Những giá trị nghệ thuật tiêu biểu nào đã đem đến thành công cho tác phẩm?
- Đánh giá như thế nào về những thành công đó? Gợi liên tưởng đến tác giả, tác
phẩm nào?
- Cảm xúc hoặc bài học rút ra từ những thành công ấy?
b.Xây dựng bốcục:
Thực chất đây là sắp xếp các kiến thức vừa tìm được theo một trình tự hợp
lí. Hay nói cách khác, đây chính là khâu lập dàn ý.
Bố cục của bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học nói chung và biểu
cảm về một bài thơ nói riêng thường gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
- Thân bài: Trình bày những cảm xúc, cuy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
- Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
Với đối tượng là một bài thơ thì không chỉ ở khâu lựa chọn kiến thức mà cả
với khâu sắp xếp kiến thức cũng cần phải có sự linh hoạt và sáng tạo. Tuy nhiên,
trên cơ sở dàn ý chung của bài biểu cảm nói trên, ta có thể hướng dẫn các em sắp
xếp những đơn vị kiến thức đã tìm và có bổ sung như sau:
Phần I - Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ.
- Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ.
- Nêu ấn tượng chung về bài thơ.
Phần II - Thân bài:
* Biểu cảm về nội dung, tư tưởng của bài thơ:
+ Cảm xúc cụ thể về nội dung bài thơ:
6
- Biểu cảm về cảnh trong thơ: Bài thơ tái hiện cảnh nào? Tính chất của

cảnh? Cảnh ấy gợi cho ta cảm xúc hay liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm gì?
- Biểu cảm về người trong thơ: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Xuất
hiện trong hoàn cảnh nào? Có suy nghĩ, tình cảm như thế nào? Cảm xúc của mình
về nhân vật ấy ra sao? Nhân vật đó gợi cho ta suy ngẫm gì?
+ Cảm xúc về chiều sâu tư tưởng của bài thơ( nếu có):
Bài thơ muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm lớn nào? Suy nghĩ, tình cảm của
bản thân trước tư tưởng, tình cảm ấy?
* Biểu cảm về giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:
- Những giá trị nghệ thuật tiêu biểu nào đã đem đến thành công cho tác phẩm?
- Đánh giá như thế nào về những thành công đó? Gợi liên tưởng đến tác giả, tác
phẩm nào?
- Cảm xúc hoặc bài học rút ra từ những thành công ấy?
Phần III- Kết bài: Khẳng định lại những cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ.
B- VỚI BÀI BIỂU CẢM VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN:
a. Xác định kiến thức:
Đối tượng của bài biểu cảm này là một tác phẩm truyện, vì thế học sinh cần
phải có nững hiểu biết nhất định về đặc điểm của thể loại văn học này như đề tài,
chủ đề, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật Khi làm bài văn biểu cảm về một tác
phẩm truyện, học sinh có thuận lợi là trong các tiết Đọc - hiểu văn bản, các em đã
được thầy cô trang bị ít nhiều kiến thức về tác phẩm và các em cũng dễ dàng bộc
lộ cảm xúc của mình hơn. Tuy nhiên như thế không có nghĩa là người viết được
phép chủ quan. Ngoài học ở trên lớp, học sinh cần tích cực tìm hiểu hóa thân vào
các nhân vật để cảm nhận và tưởng tượng; phải có kĩ năng lựa chọn kiến thức và
bộc lộ cảm xúc.
Từ những nhận thức trên đây, tôi xác định các đơn vị kiến thức cơ bản và
những câu hỏi gợi ý tìm các đơn vị kiến thức cho bài biểu cảm về một tác phẩm
truyện như sau:
* Đơn vị kiến thức số 1: Biểu cảm về đề tài, chủ đề của tác phẩm truyện:
7
- Câu chuyện viết về đề tài gì? Tính chất của đề tài? Đề tài đó gợi suy nghĩ gì?

- Truyện thể hiện chủ đề nào? Chủ đề ấy gợi cho ta cảm xúc và suy ngẫm như thế
nào?
* Đơn vị kiến thức số 2: Biểu cảm về giá trị tư tưởng của truyện:
- Truyện gồm có những nhân vật nào? Nhân vật nào thể hiện ý nghĩa tư tưởng của
truyện( nhân vật chính là ai? )?
- Lai lịch, xuất thân của nhân vật chính? Có cảm xúc, liên tưởng gì trước hoàn
cảnh xuất thân của nhân vật ấy?
- Nhân vật chính có những suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm gì? Thái độ, suy
nghĩ, cảm xúc của người viết về các phương diện của nhân vật?
* Đơn vị kiến thức số 3: Biểu cảm về giá trị nghệ thuật của truyện:
- Truyện thành công ở những biện pháp nghệ thuật nào( Nhan đề, nghệ thuật xây
dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện )?
- Những thành công ấy đem đến cho ta suy nghĩ, tình cảm gì?
Lưu ý:
Đối với đơn vị kiến thức số 2, khi biểu cảm về nội dung tư tưởng của truyện
thì người viết phải linh hoạt tùy thuộc vào đặc điểm của từng câu chuyện. Có khi
chỉ cần biểu cảm về nhân vật chính là đủ ( bổ dọc câu chuyện ), nhưng cũng có
khi cần phải biểu cảm về các sự việc trong truyện ( bổ ngang câu chuyện).
Ví dụ:
Khi phát biểu cảm nghĩ về Câu chuyện " Cuộc chia tay của những con
búp bê" ( Khánh Hoài ) thì có thể gợi ra một vài cảm nghĩ chung như:
+ Thương cảm cho cảnh ngộ của Thành và Thủy
- Thuật lại ngắn gọn hoàn cảnh của Thành + Thủy và tâm trạng của hai em.
- Trình bày rõ thương cảm như thế nào? Vì sao lại thương cảm?
+ Xót xa khi chứng kiến cuộc chia tay của Thủy với lớp học:
- Thuật lại ngắn gọn cảnh chia tay của Thủy với lớp học?
- Trình bày rõ niềm xúc động, sự thương cảm, xót xa cho bé Thủy và vì sao lại có
cảm xúc ấy.
8
+ Cảm động khi hai anh em Thành và Thủy chia tay nhau.

- Thuật lại ngắn gọn cuộc chia tay của hai anh em
- Trình bày rõ niềm xúc động về sự việc này: đau xót khi hai anh em phải chia
tay; ấm lòng bởi tình anh em ruột thịt; khát khao về một mái ấm gia đình
b. Xây dựng bố cục:
Giống như bài biểu cảm về một tác phẩm thơ, dạng bài biểu cảm này cũng
dựa trên bố cục của bài biểu cảm về một tác phẩm văn học nói chung. Do vậy, có
thể sắp xếp các đơn vị kiến thức vừa tìm ở trên và có bổ sung như sau:
Phần I - Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện
- Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc và ấn tượng chung về câu chuyện .
Phần II - Thân bài:
a. Biểu cảm về đề tài, chủ đề của tác phẩm truyện:
- Câu chuyện viết về đề tài gì? Tính chất của đề tài? Đề tài đó gợi suy nghĩ gì?
- Truyện thể hiện chủ đề nào? Chủ đề ấy gợi cho ta cảm xúc và suy ngẫm như thế
nào?
b. Biểu cảm về giá trị tư tưởng của truyện:
- Truyện gồm có những nhân vật nào? Nhân vật nào thể hiện ý nghĩa tư tưởng của
truyện( nhân vật chính là ai? )?
- Lai lịch, xuất thân của nhân vật chính? Có cảm xúc, liên tưởng gì trước hoàn
cảnh xuất thân của nhân vật ấy?
- Nhân vật chính có những suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm gì? Thái độ, suy
nghĩ, cảm xúc của người viết về các phương diện của nhân vật?
c. Biểu cảm về giá trị nghệ thuật của truyện:
- Truyện thành công ở những biện pháp nghệ thuật nào( Nhan đề, nghệ thuật xây
dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện )?
9
- Nhng thnh cụng y em n cho ta suy ngh, tỡnh cm gỡ?
Phn III- Kt bi:
Khng nh li nhng cm xỳc, suy ngh v cõu chuyn.
IV- KT QU THC HIN:

Trờn õy l ton b ni dung v phng phỏp rốn k nng tỡm kin thc v
xõy dng b cc cho bi biu cm v mt tỏc phm vn hc. T nghiờn cu n
th nghim, tụi ó cú nhng thnh cụng ỏng khớch l. Cho n thi im cui
hc k I ca nm hc 2008 - 2009, 100% hc sinh lp 7 ( 7B +7D ) do tụi trc
tip ging dy ó thụng tho k nng tỡm ý v lp dn ý cho bi vn biu cm v
i tng trờn. Kt qu c th cng rt ỏng mng. Qua tng hp im bi kim
tra cui hc k I, cõu t lun s 2: "Cm ngh v bi th " Rm thỏng Giờng
"( H Chớ Minh )" thang im 6/10, cho kt qu nh sau:
BNG TNG HP KT QU CU T LUN 2
KIM TRA CUI HC K I
Lp 7B + 7D (87 hc sinh)
L
p
im
Kém
(0 -1)
Yếu
(2 )
Trung bình
(3)
Khá
(4)
Giỏi
(4 - 5)
7B 0 1 5 29 8
7D 0 1 7 31 5
Tổng số (%) 0 2 (2,3%) 12 (13,8%) 60 (69%) 13 (14,9%)
So với kết quả mặt bằng bài kiểm tra Ngữ văn 7 cuối học kỳ I vừa qua thì
đây là một kết quả rất đáng tự hào. Đặc biệt có những bài viết rất xuất sắc đó là
bài viết của các em: Bùi Thị Thảo Mi (7B), Nguyễn Thị Hồng Thắm (7B), Nguyễn

Mạnh Thắng (7D) đợc các thầy cô bộ môn đánh giá cao. Sau đây xin giới thiệu
bài viết của em Bùi Thị Thảo Mi (7B), bài viết đợc các thầy cô đánh giá đạt 5,75/
6 điểm.
Đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ "Rằm tháng Giêng" của Hồ Chí Minh.
10
Bµi lµm
Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, một nhà thơ lớn. Với phong
cách thơ vừa cổ điển vừa hiện đại trong những năm đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc, Bác đã viết biết bao nhiêu bài thơ
hay, trong đó có bài "Rằm tháng Giêng" đã để lại trong tôi những cảm xúc khó
quên.
Trước hết bài thơ đã đem đến cho tôi niềm xúc động ngỡ ngàng trước một
bức tranh thiên nhiên đẹp vô cùng nơi núi rừng Việt Bắc:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Vừa đọc câu thơ tôi như thấy trước mắt mình là cảnh đêm rằm nguyên tiêu
có một vầng trăng toả sáng vằng vặc giữa trời, ánh trăng tràn ngập, chảy tràn
trên cành cây, kẽ lá, dát bạc lên hoa lá, nước sông " Nguyệt chính viên" - trăng
đang ở độ tròn nhất, sáng nhất. Câu thơ cho tôi thấy một sức xuân được đong đầy
trời đất. ánh trăng như tô thắm thêm vẻ đẹp của mùa xuân.

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
ở đây, tác giả đã thật khéo léo khi sử dụng điệp từ "xuân" để gợi ra một
bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, vừa có chiều cao của bầu trời; vừa có chiều
rộng, chiều xa của cánh đồng và có cả chiều sâu của dòng sông mùa xuân.
Dường như trước mắt tôi lúc này là một bức tranh thiên nhiên bát ngát, cao rộng;
ranh giới giữa các sự vật như bị xoá nhoà. Một bức tranh không có đường biên!
Chắc chắn Bác phải có một tình yêu thiên nhiên mãnh liệt thì mới có thể cảm
nhận được một bức tranh đẹp đến như thế!
Nếu như hai câu thơ đầu đem đến cho tôi niềm xúc động trước một bức
tranh thiên nhiên đẹp thì hai câu thơ sau lại mang đến cho tôi sự thán phục về

một phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Vừa đọc câu thơ lên tôi đã như lạc vào một thế giới tiên cảnh, nơi ở của
các ẩn sĩ lánh đời. Thú vị hơn nữa là trong không gian tưởng chừng rất cổ điển
ấy lại diễn ra một công việc mang hơi thở hiện đại " đàm quân sự "( bàn việc
quân, việc cách mạng ). Quả là độc đáo! Bàn về sự nghiệp cách mạng - một công
việc vô cùng trọng đại trong tình hình cuộc cách mạng nước ta những năm đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai đang gặp vô vàn khó khăn thử
thách, ấy vậy mà Người vẫn có một phong thái ung dung, lạc quan đến lạ thường.
Phong thái ấy được thể hiện rõ nhất ở câu thơ sau:
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Càng về khuya, trăng càng sáng, con thuyền của Bác cùng các chiến sĩ
cộng sản tràn ngập ánh trăng. Tôi thấy thật ngạc nhiên khi nhận ra rằng chính
tình yêu trăng mãnh liệt của Bác đã làm cho trăng có trọng lượng khiến con
thuyền chở các chiến sĩ cách mạng trở thành con thuyền thơ chở đầy trăng. Hình
11
ảnh con thuyền chở đầy trăng của Bác bỗng gợi cho tôi nhớ về con thuyền trăng
của thi nhân Nguyễn Trãi:
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Hai thi nhân cách nhau tới năm trăm năm nhưng đều có một cảm nhận
chung về ánh trăng tươi đẹp. Điều đó cũng đủ cho ta cảm nhậnđược tình yêu
thiên nhiên, phong thái ung dung, lạc quan của Bác.Bài thơ khép lại nhưng mở ra
bao suy ngẫm về một bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc và chất chiến sĩ -
thi sĩ trong con người Hồ Chí Minh. Học xong bài thơ, ta càng thêm yêu quê
hương đất Việt và càng thêm kính yêu Bác hơn!
Và đây là bài văn " Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya ( Hồ
Chí Minh)" của em Phạm Thị Luận (7D)
Bài làm
Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong
quá trình hoạt động cách mạng của Người, thơ văn đã trở thành vũ khí sắc bén.

Với tâm hồn thi sĩ của người chiến sĩ cộng sản, Bác đã để lại cho đời nhiều vần
thơ hay. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp tại Việt Bắc, Người
đã viết bài thơ "Cảnh khuya". Bài thơ này đã để lại trong tôi những cảm xúc sâu
sắc về tình yêu thiên nhiên hoà quyện trong tình yêu đất nước mãnh liệt của Bác.
Ngay từ đầu bài thơ, qua cảm nhận tinh tế của Bác, bức tranh thiên nhiên
hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng Việt Bắc hiện lên thật sinh động và tươi đẹp.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Nghệ thuật so sánh tiếng suối với "tiếng hát xa" gợi một âm thanh tuyệt
vời, trầm bổng du dướng của rừng đêm yên tĩnh. Quả là nghệ thuật thi trung hữu
nhạc của những thi nhân xưa thật đặc sắc. Tiếng suối là khúc nhạc của rừng
đêm, tiếng hát là âm thanh, là lời ca của con người, hai thứ âm thanh ấy được so
sánh với nhau khiến khung cảnh rừng đêm hoang vắng bỗng trở nên ấm áp mang
hơi ấm sự sống của con người. Tôi bỗng như thấy trước mắt mình là một dòng
suối trong trẻo đang róc rách chảy hay một nàng thiếu nữ xinh xắn, thướt tha
đang cất lên lời ca trầm bổng du dương giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Và
trong khu rừng đêm yên tĩnh đó có một thi nhân đang ngồi lắng nghe khúc nhạc
rừng Dường như tôi cũng say mê trong khúc nhạc du dương ấy.
12
Ở câu thơ thứ hai điệp từ "lồng" đã gợi một khung cảnh thiên nhiên giao hoà vấn
vít. Cảnh vật vừa có hồn vừa gần gũi mềm mại. Trăng đêm nay sáng quá, ánh
trăng vằng vặc dát vàng, dát bạc khắp đất trời. Bóng trăng toả sáng trùm lên
cảnh vật, đan dệt vào bóng cây cổ thụ, đổ dài xuống mặt đất tạo ra những chùm
hoa trăng lấp lánh với các gam màu sáng tối đan cài. Tôi như mơ màng trước vẻ
hùng vĩ tươi đẹp của thiên nhiên nơi đây. Phải là một thi nhân có tâm hồn nhạy
cảm, có tình yêu thiên nhiên tha thiết tác giả mới lắng nghe và cảm nhận những
biểu hiện tinh vi của tạo vật và tả lại một cách thần tình như vậy. Có lẽ trong suốt
cuộc đời của Bác ,vầng trăng đã trở thành người bạn tri kỉ. Vì vậy tôi chợt nhớ
tới một bài thơ trăng Người viết trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch:
"Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài của sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
ơ
Nếu ở hai câu thơ đầu nhà thơ đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên tha thiết thì
ở những vần thơ sau là tâm trạng thao thức của Người:
" Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. "
"Người chưa ngủ" - Người đang thao thức, có lẽ vì đắm say trước vẻ đẹp của
thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp như mời gọi thi nhân thưởng thức.
Điệp từ "chưa ngủ" khép lại cảnh mở ra tình. Bác thao thức không ngủ không chỉ
là để ngắm cảnh đẹp thiên nhiên mà còn vì một điều hệ trọng lớn lao hơn cả: đó
là sự nghiệp cách mạng. Người đọc sững sờ ngạc nhiên khi biết lí do này - một lí
do thật cao cả, thiếng liêng. Thật vậy, sự nghiệp cách mạng, sự sống còn của Tổ
quốc là nỗi lo canh cánh khôn nguôi của cả cuộc đời Người. Tôi bỗng hình dung
trước mắt mình là một ông cụ đang ngồi giữa khung cảnh của núi rừng. Mái tóc
hoa râm điểm bạc, nhưng đôi mắt Người lúc nào cũng ngời sáng, tràn đầy tình
yêu thương. Khuôn mặt cụ vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Câu thơ khiến tôi càng thấm
thía trước tấm lòng yêu nước mãnh liệt, tha thiết của Người. Có lẽ đây chỉ là một
13
đêm trong hàng ngàn đêm không ngủ của Bác. Người đã từng nói : "Một ngày mà
Tổ quốc chưa độc lập là một ngày tôi ăn không ngon ngủ không yên".
Qua bài thơ "Cảnh khuya" tôi như được cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu
thiên nhiên, lòng yêu nước mãnh liệt sâu sắc của Bác. Người luôn là tấm gương
sáng về lý tưởng sống và đạo đức cách mạng để mọi thế hệ người Việt Nam noi
theo.
V- BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
- Giáo viên phải không ngừng phấn đấu, học tập, nghiên cứu, tự bồi
dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao của công tác dạy và học tại các nhà trường phổ thông cơ sở.

- Thường xuyên tích luỹ, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, và tích cực vận
dụng các kinh nghiệm đó vào các bài giảng của mình để nâng cao chất lượng dạy
và học.
- Giáo viên phải nắm và sử dụng tốt, phối hợp nhịp nhàng các phương
pháp dạy học, quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy là " lấy học
sinh làm trung tâm"
- Chú trọng việc hướng dẫn học sinh nắm chắc kiến thức lí thuyết đi đôi
với thực hành, đặc biệt coi trọng việc hướng dẫn phương pháp làm bài cho học
sinh.
- Giáo viên cần có kế hoạch giảng dạy cụ thể, có sự lựa chọn kiến thức sát
với từng đối tượng học sinh, đối với từng khối lớp.
VI- ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài áp dụng không chỉ cho học sinh Khá - Giỏi mà còn có thể áp dụng
được cho tất cả những đối tượng học sinh Trung bình - Yếu.
Giáo viên có thể áp dụng một cách linh hoạt đề tài này trong từng tiết dạy
chính khoá cũng như trong chương trình ngoại khoá, trong các buổi bồi dưỡng
học sinh giỏi hay phụ đạo học sinh yếu.
14
PHẦN III: KẾT LUẬN
********
Việc Rèn kĩ năng xác định kiến thức và xây dựng bố cục cho bài văn biểu cảm
về một tác phẩm văn học không thể và không chỉ làm trong 1 tiết, 2 tiết mà là cả một
quá trình, chẳng hạn ở lớp 7 các em mới được học biểu cảm về tác phẩm một cách sơ
đẳng khi chưa được học nghị luận về tác phẩm văn học, nhưng khi lên lớp 8, 9 thì yêu
cầu đòi hỏi phải cao hơn, sâu hơn và nhuần nhị hơn. Vì vậy, khi học đến mức độ nào thì
người giáo viên có thể hướng dẫn học sinh trong phạm vi ấy. Từ đó dần dần học sinh
lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống và vận dụng hợp lý khi làm bài. Nếu làm được
như vậy thì bộ môn Ngữ văn nói chung và kiểu bài biểu cảm về một tác phẩm văn học
sẽ không còn là Khó và Khổ nữa.
Cần khẳng định rằng biểu cảm là kiểu văn bản hoàn toàn mới nhưng không hẳn

là khó với các em học sinh. Cái khó chính là ở khâu rèn cho các em những kỹ năng cần
thiết khi làm bài. Nhất là với bài biểu cảm về một tác phẩm văn học. Việc tìm ra cách
tìm ý và xây dựng bố cục cho bài biểu cảm về đối tượng trên có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong quá trình làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. Hoàn thiện khâu
này, cũng có thể coi như thành công hơn một nửa quá trình làm bài , vấn đề còn lại chỉ
là diễn đạt thành một bài văn hoàn chỉnh.
Cũng phải nói thêm rằng, đây chỉ là một khâu quan trọng trong nhiều khâu của
quá trình viết bài văn biểu cảm mà thôi. Ví như phải kể đến khâu tìm hiểu đề và đặc bịêt
là khâu viết thành bài văn hoàn chỉnh, sau đó là khâu kiểm tra, rất cần người dạy kiểu
bài này phải lưu ý rèn cho học sinh. Tuy nhiên, ở những khâu còn lại, các em đã được
rèn luyện rất kỹ trong các tiết hướng dẫn kỹ năng làm bài có trong chương trình thuộc
các đối tượng biểu cảm khác.
Với tư cách là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn 7, bằng tình yêu dành
cho bộ môn, qua rất nhiều thời gian trăn trở, ấp ủ, từ tìm tòi đến thử nghiệm tôi đã thu
15
được những kết quả nhất định. Có thể còn rất nhiều vấn đề cần phải xem lại, vì tất cả
mới chỉ là ý kiến của cá nhân tôi. Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn ! Ngày 10 tháng 01 năm 2009
Người viết SKKN:

Nguyễn Thị Nguyệt
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt
Ngày, tháng, năm sinh: 10 / 01 / 1980
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Điện thoại:

Email:
II. Tên sản phẩm:
" Rèn kĩ năng xác định kiến thức và xây dựng bố cục cho bài
văn biểu cảm về một tác phẩm văn học".
III. Cam kết:
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá
nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với 1 phần hay
toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT về tính trung thực
của bản cam kết này.
16
Vĩnh Bảo, ngày 04 tháng 02 năm 2009.
Người cam kết
Nguyễn Thị Nguyệt
17
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
18
Phần I: Mở đầu 1
Phần II: Nội dung
3
1. Cơ sở lý luận
3
2. Cơ sở thực tiễn 3
3. Nội dung kinh nghiệm 4
4. Kết quả thực hiện 10
5. Bài học kinh nghiệm 14
6. Điều kiện và khả năng áp dụng đề tài 14
Phần III. Kết luận 15
Bản cam kết 16

Danh sách các SKKN đã viết 17
19

×