Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.59 KB, 20 trang )

Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
A. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1.Tài liệu để giảng dạy chương trình “Ngữ văn Nghệ An”:
“Chương trình địa phương” trong môn Ngữ văn là do Bộ giáo dục quy định
trong phân phối chương trình giảng dạy từ khi có “Đổi mới chương trình và sách
giáo khoa”. Nhưng trong hai năm học này ( 2008 – 2009; 2009 – 2010 ) để sâu sát
và phù hợp với địa phương Nghệ An, Sở Giáo dục – Đào tạo Nghệ An đã có một
chương trình địa phương riêng và đã có cuốn “Ngữ văn Nghệ An” để các trường
trong toàn tỉnh thực hiện.
Tuy đã có chương trình, có văn bản cụ thể dành cho từng lớp nhưng phần
hướng dẫn giảng dạy và tài liệu tham khảo dành cho giáo viên lại chưa phát hành.
Đó là một khó khăn khi thực hiện các tiết dạy trong phần này.
Nắm bắt được tình hình vướng mắc trong thực tế ở các trường, các phòng,
đầu năm học này Sở giáo dục - Đào tạo Nghệ An đã triển khai tập huấn chương
trình địa phương cho đội ngũ cốt cán của các phòng. Và các phòng đã triển khai cụ
thể đến từng cơ sở.Vì vậy, cũng như các tổ KHXH môn ngữ văn của các trường, tổ
chúng tôi cũng đã chỉ đạo dạy chương trình địa phương theo đúng nội dung tập
huấn. Cho nên so với năm học trước việc thực hiện chương trình đã có nhiều thuận
lợi hơn.
2. Thực tế giảng dạy:
Trường chúng tôi nói riêng cũng như một số trường mà tôi đã tìm hiểu, trên
thực tế việc giảng day “Chương trình địa phương” vẫn đang là vấn đề rất mới và
đang trăn trở. Vì chưa có một tài liệu hướng dẫn và sách tham khảo nào nên chúng
tôi đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu, tổ chức hội thảo, thể nghiệm trên từng tiết day
và bước đầu đã có hiệu quả tương đối khả quan. Qua hai năm thực hiện chương
Năm học: 2009 - 2010
1
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
trình các giáo viên trong tổ đã định hướng cách giảng dạy từng văn bản và thực
hiện giảng dạy đạt hiệu quả khá tốt.
Về phía học sinh, ban đầu cầm cuốn sách “Ngữ văn Nghệ An” cũng rất bỡ


ngỡ. Các em rất khó chuẩn bị bài nếu như không có phần”Hướng dẫn hoạt động
nối tiếp” cụ thể của giáo viên trước khi học tiết chương trình địa phương. Năm học
này, phần lúng túng của học sinh đã giảm, các em ở lớp 7, 8, 9 đã quen dần, chuẩn
bị bài và đọc hiểu các văn bản đã tương đối tốt.
Từ những thực trạng trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này để trao đổi
một số kinh nghiệm bước đầu.
Xin đi sâu trao đổi dạy tiết văn bản “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
– Ngữ văn Nghệ An lớp 9.
Như vậy phạm vi đề tài là từ cách hiểu - cảm văn bản “Nghệ An trong lòng tổ quốc
Việt Nam”, hướng dẫn học sinh lớp 9 đọc - hiểu văn bản trong thời gian 1 tiết.
B. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
I. Các yêu cầu cần thiết để thực hiện giảng dạy tốt văn bản “Nghệ An trong
lòng tổ quốc Việt Nam”.
1, Giáo viên:
Trước hết, giáo viên dạy ngữ văn 9 cần nhận thức được “Nghệ An trong lòng tổ
quốc Việt Nam” là một văn bản hay, vừa có chiều sâu nội dung lại có nhiều nét đặc
sắc trong nghệ thụât. Người viết đã giới thiệu rõ mảnh đất Nghệ An “có lịch sử lâu
đời, thiên nhiên tươi đẹp; văn hoá có bề dày truyền thống và đầy bản sắc; con
người Nghệ An có nhiều phẩm chất tốt đẹp và là nơi sinh thành nuôi dưỡng nhiều
người tài giỏi; có nhiều tiềm năng phát triển và điểm đến hấp dẫn của du lịch”. Để
viết được những điều đó người viết đã chọn các phương pháp, các phương thức
biểu đạt tổng hợp trong đó thuyết minh là chủ đạo. Một văn bản như vậy giảng dạy
trong 1 tiết nên phải lựa chọn kiến thức và phương pháp tối ưu.
Năm học: 2009 - 2010
2
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
- Về kiến thức: Cũng như khi dạy các văn bản khác, muốn đạt hiệu quả cao
đòi hỏi giáo viên phải “Biết mười dạy một”. Ngoài việc nắm chắc kiến thức sách
giáo khoa, giáo viên phải tạo “vốn” cho mình bằng kiến thức hiểu biết thực tế về
xứ Nghệ và kiến thức qua các sách vở khác. Ví như đọc “Lịch sử Đảng bộ Nghệ

An”- Nhà xuất bản chính trị quốc gia - 1998, thì ngay từ chương mở đầu giáo viên
đã hiểu được rất kỹ : Nghệ An - thiên nhiên và con người.
Và đặc biệt là giáo viên sẽ có tấm bản đồ Nghệ An rất rõ và rất đẹp để quét vào
giáo án điện tử.
Đọc cuốn “Hướng dẫn du lịch Nghệ An” - Sở VHTT-DL Nghệ An phát hành
(Lưu hành nội bộ) giáo viên sẽ hiểu rất kỹ từ lịch sử - quá trình xây dựng và bảo
vệ, tu bổ gìn giữ một số danh thắng nổi tiếng ở Nghệ An : Cửa Lò - Pù Mát,
Phượng Hoàng- Trung Đô, Núi Quyết, Quê Bác, Đền Cuông, Đền Cờn, Đền Quả
Sơn, Đền Bạch Mã, Đền Hoàng Mười…
Các ‘vốn” này chính là cái “kho” của giáo viên dùng để mở khi cần thiết, nhất là
khi có những câu hỏi sáng tạo từ phía học sinh. Bởi chúng ta rất tôn trọng sự sáng
tạo, sự gắn liền với cuộc sống của các em.
- Về phương pháp: Ngoài các phương pháp chủ đạo, giáo viên nên chọn
thông tin. Chúng tôi lấy thông tin “Chuyên đề chương trình địa phương” do Sở
GD- ĐT tổ chức tập huấn ngày 10-11-2009 để vận dụng và lựa chọn phương pháp
tiếp cận văn bản.
Chúng tôi cũng hoàn toàn nhất trí với quan điểm của Sở : Coi trọng ứng dụng
thực hành, coi trọng sự sáng tạo của giáo viên; chú trọng rèn luyên các kĩ năng
sống : Tư duy - vận dụng gắn liền với cuộc sống, với các kĩ năng thao tác, làm rõ
chất Nghệ trong văn bản, hướng dẫn học sinh thân thiện, nhẹ nhàng, tươi vui.
2, Học sinh:
Học sinh lớp 9 khi học phần chương trình địa phương, các em đã được học khá
nhiều văn bản viết về địa phương xứ Nghệ ở các lớp dưới và lớp 9: Sự tích đền
Thần Bạch Mã, Cây thiên hương, Những câu hát nói về cuộc sống trong xã hội
Năm học: 2009 - 2010
3
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
nông nghiệp, Ngẫu hứng, Đề Hà Nội tỉnh thi, Thăm lúa, Đại ngàn, Chị Dâu, Cỏ
dại…Ít nhiều các em đã cảm nhận được những nét đẹp của thiên nhiên,con người
xứ Nghệ từ việc phân tích, cảm nhận truyện cổ tích, ca dao, thơ trữ tình và kí.

Nhưng đến văn bản này việc cảm nhận đòi hỏi phải có năng lực phân tích, khái
quát, tổng hợp các phương thức biểu đạt, từ ngữ, lập luận…thì mới thấy hết được
vẻ đẹp lấp lánh của từng trang viết và đặc biệt là vẻ đẹp của mảnh đất và con người
Nghệ An - quê hương của chính mình.
Mặt khác, tuy thời đại có nhiều phương tiện thông tin đại chúng, có nhiều kênh
giúp các em hiểu về quê hương xứ Nghệ như: đài, báo, truyền hình, du lịch, dã
ngoại…nhưng vì thời gian học tập quá nhiều, kinh tế có hạn nên trên phương diện
hiểu biết thực tế về lịch sử- về thiên nhiên- con người Nghệ An của đại đa số học
sinh lớp 9 là rất ít. Đây cũng chính là điểm yếu trong cách giáo dục của chúng ta:
học nhiều mà hành lại rất ít. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc học văn bản. Vì vậy
các em cần có sự chuẩn bị bài chu đáo bằng cách đọc kĩ văn bản, tìm hiểu hoàn
cảnh ra đời - mục đích của văn bản, phương thức biểu đạt - kết cấu và nội dung của
văn bản. Đặc biệt là có sự liên hệ với thực tế cuộc sống và vốn sống của mình.
3, Tài liệu:
Ngoài cuốn “ Ngữ văn Nghệ An” có văn bản “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt
Nam”, giáo viên cần tìm đọc một số tài liệu khác như:
- Diễn văn khai mạc năm du lịch Nghệ An- 2005 và kỉ niệm 975 năm danh xưng
Nghệ An.
- “Lịch sử Đảng bộ Nghệ An” - Tập I- II.
- Tài liệu hướng dẫn viên du lịch Nghệ An.
Nghiên cứu, đọc kĩ các tài liệu trên là để hiểu hơn mảnh đất và con người xứ Nghệ;
để “Biết mười dạy một”.
4, Phương tiện:
Chuẩn bị: - Máy chiếu.
Năm học: 2009 - 2010
4
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
- Bảng phụ, tranh ảnh.
II. Giáo án:
* Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của mảnh đất và con người xứ Nghệ - tiềm năng xứ
Nghệ qua một bài diễn văn khai mạc năm du lịch Nghệ An đầy sức thuyết phục.
- Rèn luyện các kỹ năng : Tư duy - vận dụng vào cuộc sống
- Thấy được chất Nghệ của văn bản.
- Tích hợp với Lịch Sử - Địa Lí - các văn bản : Sự tích đền Thần Bạch Mã;
Những câu hát nói về cuộc sống nông thôn xứ Nghệ và cuộc sống thực tế.
* Phương pháp- phương tiện dạy học:
1. Phương pháp:
Dạy học hợp tác, dùng lời văn nghệ thuật gợi mở, gợi tìm.
2. Phương tiện:
- Máy chiếu.
- Bảng phụ, tranh ảnh.
* Tiến trình dạy- học;
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên tạo không khí vui vẻ - thân thiện và giới thiệu bài từ việc dẫn câu ca dao :
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Xứ Nghệ ân tình, xứ Nghệ yêu thương, một lần đến lại thêm những hẹn hò,
một lần về càng không nguôi nỗi nhớ. Hàng ngàn năm nay người Nghệ đã khắc ghi
câu ca dao như một lối sống của quê hương mình “Bao giờ Ngàn Hống hết cây-
Năm học: 2009 - 2010
5
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
Sông Lam hết nước thì đó đây mới hết tình”. Tại sao một lần đến với xứ Nghệ lại
thêm một lần hẹn hò, rồi mỗi lần xa xứ Nghệ lại càng không nguôi nỗi nhớ? Bởi
mảnh đất xứ Nghệ rất đáng yêu- con người xứ Nghệ rất đáng nhớ. Hãy đọc- hiểu kĩ
văn bản và liên hệ với thực tế hiểu biết của mình các em sẽ thấy điều đó”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu khái quát.
1.Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của văn bản:

Học sinh đọc chú thích trang 48 sách Ngữ văn địa phương
? Văn bản có xuất xứ như thế nào?
? Từ đó em hiểu mục đích của văn
bản viết ra để làm gì ?
- Là diễn văn khai mạc năm du lịch Nghệ An-
2005 và kỉ niệm 975 năm danh xưng Nghệ
An.
- Là lời giới thiệu, lời mời gọi bạn bè, khách
thập phương đến du lịch Nghệ An.
• GV dẫn dắt và chuyển sự chú ý của học sinh vào màn hình máy chiếu:
GV không giới thiệu mà lần lượt đưa các bức tranh (hoặc ảnh) không có chú thích
để học sinh nhận diện:
Cảnh Cửa Lò, cảnh quê Bác, cảnh Hang Bua, cảnh Quảng trường Hồ Chí
Minh, cảnh sông Lam núi Quyết; ảnh Phan Bội Châu, ảnh Lê Hồng Phong, ảnh
đền thờ vua Mai…
Có thể có một số tranh, ảnh học sinh chưa nhận diện được, nhưng đó mới chính
là sự hấp dẫn học sinh vào bài học để đọc văn bản.
2. Đọc văn bản:
? Là lời giới thiệu, lời mời gọi - là diễn
văn khai mạc, vậy theo em cần đọc văn
bản với giọng điệu như thế nào ?
Hãy đọc một đoạn thể hiện ?
(HS nhận diện cách đọc và đọc thể hiện)
- Giọng rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết
nhưng có biểu cảm - nhấn giọng ở
những câu mang ý khái quát trong từng
đoạn.
Năm học: 2009 - 2010
6
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”

GV đọc một đoạn- 2 HS đọc nối tiếp hết bài.
3. Tìm hiểu phương thức biểu đạt văn bản:
? Từ việc đọc và sự chuẩn bị bài học ở nhà, em hãy
xác định phương thức biểu đạt chính của tác phẩm ?
? Cách thức thuyết minh trong văn bản ?
- Thuyết minh
- Trình bày, giới thiệu, giải
thích.
4. Tìm hiểu kết cấu văn bản:
Tổ chức hoạt động nhóm:
-? Các nhóm đọc lại bằng mắt, trao đổi cách trình bày, cách giới thiệu của người
viết về Nghệ An ?
* Giáo viên gợi:
Dừng đọc ở các từ cuối từng đoạn: Danh nhân văn hoá thế giới;…nước lẫn
trời….Hồ Xuân Hương….Phan Bội Châu….hiện đại hoá.
* Học sinh thảo luận để nhận ra cách trình bày, giáo viên gọi đại diện các nhóm
cùng đứng dậy theo điều hành của lớp trưởng để thống nhất.
- Có thể chia làm 3 ý lớn trong kết cấu văn bản:
+ Mảnh đất Nghệ An: - Lịch sử phát triển.
- Thiên nhiên.
- Văn hoá.
+ Con người Nghệ An.
+ Tiềm năng phát triển.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc- hiểu chi tiết:
1. Mảnh đất Nghệ An
Năm học: 2009 - 2010
7
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
? Vị trí, lịch sử phát triển mảnh đất Nghệ
An được văn bản giới thiệu như thế nào ?

? Để thuyết phục người nghe, người viết
đã nêu dẫn chứng ra sao ?
? Cách giới thiệu “Nghệ An là thành
đồng ao nóng, đất phên dậu và là then
khoá của các triều đại” cách giới thiệu đó
gợi cho ta điều gi ? Từ các dẫn chứng
này, kết hợp với kiến thức lịch sử, em có
nhận xét gì về lịch sử mảnh đất Nghệ
An ?
- Nằm ở trung tâm Bắc Trung bộ.
- Hàng chục vạn năm về trước đã có sự
sinh tụ của con người.
- Dấu ấn nền văn hoá Sơn Vi, văn hoá
Hoà bình, văn hoá Đông sơn vẫn còn
nguyên vẹn.
- Mảnh đất Nghệ An có lịch sử lâu đời,
là cái nôi sinh tụ của con người, là
vùng đất quan trọng của các triều đại
Giáo viên chiếu bản đồ Việt Nam, bản đồ Nghệ An - học sinh nhận ra vị trí.
Giáo viên chiếu màn hình ghi ý ở trên để học sinh ghi nhớ ý 1.
? Nhìn vào đoạn văn 2 - 3 để thấy văn
bản tiếp tục giới thiệu những đặc điểm gì
của Nghệ An? Nêu chi tiết diễn tả?
(Học sinh trao đổi theo bàn, ghi vào giấy
các ý chính)
? Người viết đã dùng luận chứng nào để
làm sáng tỏ cho các nhận xét trên?
? Từ thực tế có được về hiểu biết Nghệ
An của mình, từ việc được học “Địa lí
Nghệ An, lịch sử địa phương Nghệ An”,

- Địa hình lắm núi nhiều sông, hình
thành 3 vùng: miền núi, đồng bằng và
ven biển- tỉnh lớn của tổ quốc.
- Vùng đất có truyền thống văn hoá,
lịch sử lâu đời và độc đáo.
- Lấy sách “Lịch triều hiến chương loại
chí” của Phan Huy Chú “ Núi cao,
sông sâu, phong tục….”
- Học sinh tự trình bày ý kiến.
Năm học: 2009 - 2010
8
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
em thấy nhận xét trên như thế nào?
? Tên đất Nghệ An có từ lúc nào? Ai đặt
tên? trước đó đã có các tên nào?
? Em hiểu “Địa linh nhân kiệt”nghĩa là
thế nào? tại sao Nghệ An đang là biểu
tượng của vùng đất địa linh nhân kiệt?
? Cảm xúc của em khi nghe điều này?
? Nhận xét cách giới thiệu trong hai đoạn
này?
- 1030 - nhà vua Lý Thái Tông đổi
Hoan Châu thành Nghệ An.
- Đất thiêng người tài.
- Qua bao tang thương dâu bể, bao
điều chỉnh đổi thay nhưng diên cách
địa lý và thiên chí địa lý, nhân chí
Nghệ An vẫn thống nhất vẹn tròn- Là
quê hương sinh ra chủ tịch Hồ Chí
Minh…

 Tư hào về quê hương xứ Nghệ.
- Nêu dẫn chứng số liệu khoa học
chính xác- thuyết minh kết hợp với
nghị luận nhuần nhuyễn.
GV chiếu đoạn văn “ Nói tới Nghệ An là nói tới một miền đất “ non xanh nước
biếc”… nước lẫn trời.
? Tại sao nói tới Nghệ An là nói tới một
miền đất “ non xanh nước biếc”- Em đã
học ca dao “Đường vô xứ Nghệ…họa
đồ” và đã được sống trên mảnh đất xứ
Nghệ- Hãy mạnh dạn trình bày ý kiến của
mình?
? Từ đó em hiểu thiên nhiên xứ Nghệ như
thế nào?
- Học sinh trình bày ý kiến.
Năm học: 2009 - 2010
9
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
? Trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp này, có
bao nhiêu tộc người sinh sống? bản sắc
văn hóa của các tộc như thế nào?
? Những lời giới thiệu trên đã giúp em
hiểu những gì về mảnh đất Nghệ An?
- Thiên nhiên xứ Nghệ tươi đẹp- vẻ
đẹp lãng mạn, như chốn tiên cảnh.
- Sáu tộc người.
Mỗi tộc sở hữu một giá trị văn hóa hết
sức độc đáo. Đặc biệt là xứ sở của dân
ca ví dặm nuôi dưỡng nhiều tâm hồn
cốt cách danh nhân: Phan bội Châu,

Bác Hồ.
 Nghệ An là mảnh đất có lịch sử lâu
đời, thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa có
bề dày truyền thống và đầy bản sắc.
(Giáo viên chiếu lên bảng phụ ý này)
2. Con người Nghệ An
? Văn bản cũng giúp em hiểu gì về con
người xứ Nghệ?
Học sinh đọc đoạn “Con người Nghệ
An…Phan bội Châu” và tóm tắt nét chính
phẩm chất con người xứ Nghệ ?
? Từ hình ảnh so sánh lối sống , tâm hồn
người Nghệ với nắng, gió, núi, sông, em
hãy liên tưởng, tưởng tượng và bộc lộ
- Nổi tiếng với những tính cách độc
đáo:
+ Lối sống hồn nhiên, tự nhiên như
nắng như gió.
+ Tấm lòng cởi mở chân thực như núi
như sông.
+ Dễ hòa nhập gần gũi, dễ cảm thông
chia sẽ.
+ Trọng đạo lý và tình nghĩa.
+ Trọng đạo học và tôn vinh sự học.
- Học sinh tự do bộc lộ cảm xúc.
Năm học: 2009 - 2010
10
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
cảm xúc của mình khi cảm nhận các hình
ảnh này ?

( Chú ý: có thể nhìn vào chính mình,
những người xung quanh mình, cộng
đồng nơi mình ở…từ đó cảm nhận về
hình ảnh này)
? Chính từ những phẩm chất tốt đẹp này
mà Nghệ An đã lưu danh các anh hùng
hào kiệt, không nhìn vào văn bản, em hãy
nêu tên các anh hùng đất Nghệ mà em
biết ?
- Học sinh nêu tên các bậc anh hùng kỳ
tài mình biết.
- Giáo viên ghi lên bảng những tên
người mà các học sinh phát biểu - nhận
xét, khen ngợi…
3. Tiềm năng phát triển.
? Đọc bằng mắt đoạn văn “Đứng chân ở
miền Bắc Trung bộ….quốc tế” (Trang
46- 47) cho biết những tiềm năng phát
triển của Nghệ An ?
? Vì sao Nghệ An có tiềm năng du lịch to
lớn ?
? Văn bản đã giới thiệu những địa chỉ
nào?
- Tiềm năng du lịch to lớn.
- Tiềm năng phát triển kinh tế.
- Nghệ An có danh thắng nổi tiếng kết
hợp với các di tích lịch sử và di sản
văn hóa:
- Vinh- Thành cổ.
- Cố hương Quang Trung.

- Quê Bác.
- Cửa Lò.
- Pù Mát.
- Đình, đền chùa gắn với các lễ hội: Lễ
hội đền Cờn- đền Cuông- đền Quả-
Năm học: 2009 - 2010
11
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
? Em đã đến được các địa chỉ nào ở trên?
? Em có biết các đền trên ở nơi nào trong
mảnh đất Nghệ An không? Và các đền đó
thờ những ai không ?
? Ngoài những địa chỉ đó em có thể giới
thiệu một số địa chỉ khác ?
? Vì sao Nghệ An cũng là nơi đầy tiềm
năng kinh tế?
đền Bạch Mã- đền Hoàng Mười…
- Học sinh bộc lộ hiểu biết của mình.
- Giáo viên có thể cung cấp những
thông tin mà HS chưa biết để các em
nắm chắc hơn tiềm năng du lịch của
tỉnh nhà:
- Học sinh có thể thêm: Hang Bua, đền
thờ Nguyễn Xí, đền thờ Quang Trung
trên núi Quyết, Truông Bồn…
- Vì Nghệ An chủ trương hội nhập và
hợp tác phát triển.
- Vì đã thu hút sự quan tâm chú ý của
các nhà đầu tư: Thấy Nghệ An có môi
trường phát triển kinh tế đầy tiềm năng

và một thị trường lưu thông sản phẩm
hàng hóa rộng lớn.
 Giáo viên chiếu ý chính sau khi
chốt lại những vấn đề học sinh đã tìm
hiểu.

Hoạt động 4: Tổng kết- Luyện tập
? Văn bản quả thật đã có sức thuyết phục
- hãy nêu nhận xét cách viết của tác giả
(Cách giới thiệu, cách dùng từ, cách lập
- Cách giới thiệu rõ ràng, khách quan;
cách dùng từ mang tính thẩm mỹ cao,
trong sáng; cách lập luận mạch lạc,
Năm học: 2009 - 2010
12
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
luận…)
? Từ văn bản em hiểu được những gì về
xứ Nghệ ?
? Viết được như thế chứng tỏ tình cảm và
sự hiểu biết của tác giả với xứ Nghệ như
thế nào ?
? Chất Nghệ được thể hiện như thế nào
trong văn bản ?
? Em có suy nghĩ gì sau khi được học văn
bản này ?
khúc chiết,các luận chứng toàn diện.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương
thức biểu đạt: Thuyết minh - Nghị luận
- miêu tả và biểu cảm.

- HS phát biểu.
GV cho HS đọc Ghi nhớ.
- Yêu mến- tự hào và ngưỡng mộ.
- Hiểu biết sâu sắc về xứ Nghệ.
- Chất Nghệ hiện lên trong vẻ đẹp của
mảnh đất - con người xứ Nghệ - Một
vẻ đẹp riêng có đầy bản sắc.
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp:
Về nhà làm bài tập 4 phần hướng dẫn học bài (Trang 49) - Sách Ngữ văn Nghệ
An.
Bài tập: Thông qua văn bản “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”, em hãy
tưởng tượng vạch ra một kế hoạch du lịch (bao gồm: tổ chức, tài chính, thời
gian…) một số danh thắng của Nghệ An và viết thu hoạch của mình về chuyến đi
đó.
III. Những kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án:
Khi đọc - hiểu văn bản chúng tôi rút ra những kinh nghiệm sau :
Năm học: 2009 - 2010
13
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
1. Khâu đầu tiên: Giáo viên dùng máy chiếu đưa lên màn hình một số tranh ảnh về
mảnh đất - con người xứ Nghệ : Quê Bác - Quảng trường Hồ Chí Minh - Bãi biển
Cửa Lò, Núi Quyết Sông Lam - Đền Bạch Mã - Thác Sao Va, ảnh Phan Bội Châu -
ảnh Bác Hồ…để học sinh nhận ra “ Xứ Nghệ” - Từ đó giáo viên nêu vấn đề
chuyển sang văn bản.
2. Tiếp đến trong tiết học giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu được mục đích
bài viết cần đạt là để làm gì ?
Đây là bài diễn văn khai mạc năm du lịch Nghệ An - 2005 và kỉ niệm 975 năm
danh xưng Nghệ An. Vì vậy giáo viên nêu câu hỏi, gợi dẫn để học sinh thấy được
bài viết là lời giới thiệu, lời mời gọi du lịch xứ Nghệ. Sức hấp dẫn khách du lịch
đến với xứ Nghệ là từ những thông tin mang giá trị thẩm mĩ có tính khách quan

trong nội dung. Vì vậy người viết phải vừa khái quát vừa cụ thể những nét đặc
trưng của xứ nghệ
Hiểu được mục đích bài viết, học sinh dễ tiếp cận với văn bản.
3. Đọc văn bản: Độ dài của văn bản không dài lắm nên phải đọc toàn bài một lần.
Với văn bản này, cần chọn vài học sinh có giọng đọc trong sáng, rõ ràng, mạch lạc
nhưng lại có giọng biểu cảm, đọc nối tiếp hết bài để thu hút sự chú ý của toàn lớp.
4. Cảm nhận khái quát văn bản
a. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định phương thức biểu đạt chính trong văn
bản.
Xác định đúng kiểu loại văn bản, phương thức chính là học sinh đã bước đầu đọc
- hiểu đúng văn bản - nghĩa là giáo viên đã định hướng đúng cho học sinh cách tìm
hiểu văn bản.
Trong văn bản này người viết đã sử dụng phương thức biểu đạt chính là
thuyết minh.
Năm học: 2009 - 2010
14
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
b. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định đối tượng thuyết minh trong văn bản
này là Nghệ An nhìn từ các phương diện vị trí địa lí, lịch sử phát triển, văn hoá,
tiềm năng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thấy cách thức thuyết minh trong văn bản:
Trình bày, giới thiệu, giải thích.
c. Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm để tìm cách trình bày văn bản
của người viết, tức là tìm kết cấu văn bản.
Giáo viên gợi mở các điểm dừng trong văn bản:…danh nhân văn hoá thế giới…
nước lẫn trời…Hồ Xuân Hương…Phan Bội Châu…hiện đại hoá…
Từ đó học sinh thảo luận tìm được ý khái quát từng phần và tổng hợp lại cách
trình bày.
5. Đọc - hiểu chi tiết:


Đọc - hiểu thành 3 ý : Mảnh đất - con người - tiềm năng.
Trước khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu chi tiết, giáo viên nêu vấn đề, dẫn dắt học
sinh bằng cách lấy phần cuối cùng của bài viết :
“Cuối văn bản là những câu văn đầy gợi cảm: Xứ Nghệ ân tình, xứ Nghệ yêu
thương, một lần đến lại thêm những hẹn hò, một lần về càng không nguôi nỗi nhớ.
Hàng ngàn năm nay người Nghệ đã khắc ghi câu ca dao như một lối sống của quê
hương mình “Bao giờ Ngàn Hống hết cây - Sông Lam hết nước thì đó đây mới hết
tình”. Tại sao một lần đến với xứ Nghệ lại thêm một lần hẹn hò, rồi mỗi lần xa xứ
Nghệ lại càng không nguôi nỗi nhớ? Bởi mảnh đất xứ Nghệ rất đáng yêu - con
người xứ Nghệ rất đáng nhớ. Hãy đọc - hiểu kĩ văn bản và liên hệ với thực tế hiểu
biết của mình các em sẽ thấy điều đó.
6. Khi đọc - hiểu chi tiết giáo viên chú ý rèn các kỹ năng:
Năm học: 2009 - 2010
15
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
- Kĩ năng phát hiện:
Phát hiện các chi tiết, các hình ảnh trong văn bản tác giả giới thiệu về:
Vị trí - lịch sử - thiên nhiên - văn hoá - con người - tiềm năng của xứ Nghệ.
- Kĩ năng phân tích- giảng bình:
Phân tích các chi tiết.
Phân tích nghệ thuật.
Giảng- bình một số từ ngữ - hình ảnh đẹp :
Ví dụ : Con người Nghệ An nổi tiếng….một lối sống hồn nhiên và tự nhiên như
nắng như gió, một tấm lòng cởi mở và chân thực như núi như sông…
Học sinh bình hình ảnh : Nắng - gió – núi - sông của xứ Nghệ sẽ thấy rất rõ
lối sống và tâm hồn người Nghệ.
- Kỹ năng tổng hợp:
Từ phân tích - giảng bình, học sinh tổng hợp được các ý biểu đạt qua các chi tiết,
hình ảnh đó.
- Kỹ năng liên hệ với cuộc sống:

Trong khi đọc - hiểu mỗi ý, mỗi phần giáo viên đặt câu hỏi hoặc đưa ra các
tình huống để học sinh đưa hiểu biêt cuộc sống minh hoạ cho bài học.
- Từ đó, học sinh tìm ra được chất Nghệ trong văn bản này.
7. Khi đọc - hiểu văn bản giáo viên cần phải tạo ra không khí thân thiện, nhẹ
nhàng, vui vẻ. Sử dụng tối đa phương pháp dạy học hợp tác để thể hiện tốt yêu cầu
tích hợp - tích cực trong tiết dạy.
Năm học: 2009 - 2010
16
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
- Yêu cầu tích hợp:
+ Về phần bề dày lịch sử Nghệ An - tích hợp với môn lịch sử.
+ Phần đặc điểm về vị trí - thiên nhiên Nghệ An - tích hợp với địa lý.
+ Các phần khác chủ yếu tích hợp với thực tế vốn hiểu biết về xứ Nghệ- về nơi
đang sống của học sinh.
- Yêu cầu tích cực:
Học sinh “khám phá” văn bản dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy giáo viên
cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi- chuẩn bị cách tổ chức trên lớp thật chu đáo,
khoa học.
8. Để đạt được hiệu quả cao, giáo viên phải chú ý ngoài sự chuẩn bị giáo án còn
phải chuẩn bị một số phương tiện hỗ trợ:
- Là giáo án điện tử : Phải coi máy chiếu là công cụ thay bảng phụ. Giáo viên tìm
tòi, lựa chọn các tranh ảnh và các chi tiết tiêu biểu trong văn bản để đưa lên màn
hình.
- Là giáo án bình thường : Phải có bảng phụ ghi một số chi tiết, hình ảnh trong
văn bản. Cố gắng sưu tầm một số tranh, ảnh cỡ lớn để học sinh nhìn thấy cảnh -
người xứ Nghệ - hỗ trợ cho việc hiếu văn bản.
9. Như đã nêu ở phần “Cơ sở khoa học” - Giáo viên phải “biết mười dạy một”. Có
như vậy mới hướng dẫn được học sinh đọc hiểu văn bản. Vì vậy giáo viên phải
chịu khó tạo “vốn” cho mình bằng cách đọc các tài liệu.
C.KẾT LUẬN:

1, Đóng góp của đề tài:
- Đề tài đã đưa ra được một cách tiếp cận nghiên cứu văn bản phục vụ giảng dạy.
Năm học: 2009 - 2010
17
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
- Đề tài cũng đã giới thiệu được một số tài liệu liên quan giúp giáo viên tìm đọc và
lựa chọn kiến thức để hỗ trợ cho việc giảng dạy văn bản.
- Đề tài đã góp phần rút ra một số kinh nghiệm giảng dạy chương trình địa phương
ngữ văn Nghệ An. Đặc biệt đã đưa ra cách hiểu, cách soạn, cách dạy một văn bản
cụ thể trong chương trình địa phương ngữ văn 9 khi chưa có hướng dẫn giảng dạy,
chưa có tài liệu tham khảo.
2, Kết quả đưa lại:
* Học sinh cảm nhận sâu sắc văn bản. Không khí giờ học rất thân thiện, nhẹ
nhàng.
- Học sinh tích cực xây dựng bài, tìm ra được những kiến thức cơ bản - nhận
thấy được cách viết của văn bản và tình cảm rất rõ với quê hương.
- Hiệu quả giờ dạy đạt tương đối cao. Chúng tôi đã tổ chức kiểm tra bằng bài
viết để kiểm định.
- Kết quả cụ thể:
Kiểm tra cả hai lớp, mỗi lớp 15 em trong đó có 5 khá- 5 TB và 5 TB yếu.
Số liệu cụ thể như sau:
a. Đề kiểm tra khảo sát.
( Thời gian 45 phút)
Câu1: Văn bản “ Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam” viết theo phương thức
biểu đạt chính nào?
Câu 2:Hình ảnh Nghệ An được thuyết minh trong văn bản “ Nghệ An trong lòng
tổ quốc Việt Nam” như thế nào?

b. Kết quả:
Năm học: 2009 - 2010

18
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
Điểm 4 Tỉ lệ Điểm 5-6 Tỉ lệ Điểm 7 Tỉ lệ Điểm 8-9 Tỉ lệ
5 16.7% 9 30% 6 20% 10 33.3%
Như vậy tổng số điểm trên trung bình là 83,3%.
Các em điểm dưới trung bình do mắc lỗi chủ yếu là diễn đạt- chính tả.
* Từ tiết học học sinh nắm chắc các kiến thức của văn bản, phục vụ tốt cho việc thi
cử.
* Đặc biệt sau tiết dạy học sinh đã hiểu thêm hơn vẻ đẹp của mảnh đất và con
người xứ Nghệ - tiềm năng của xứ Nghệ. Từ đó nhen thêm trong mỗi học trò một
tình yêu quê hương, con người quê mình.
3, Khả năng ứng dụng của đề tài:
- Đề tài đã được triển khai rộng rãi trong tổ, trường.
- Kinh nghiệm triển khai được đối với tất cả các giáo viên dạy ngữ văn lớp 9 -
THCS trong tỉnh Nghệ An.
- Đặc biệt: các giáo viên dạy ngữ văn còn trẻ, sử dụng công nghệ thông tin thành
thạo thì cố gắng soạn giáo án điện tử, cố gắng thu thập tranh ảnh đưa vào bài dạy
thì sẽ rất sinh động. Học sinh rất thích học với hành - nghe - thấy.
- Với giáo viên chưa thành thạo giáo án điện tử hoặc trường chưa có máy chiếu thì
sử dụng kinh nghiệm này cố gắng thu thập tranh ảnh lớn để minh hoạ cho giờ dạy
thêm sinh động.
- Khi thực hiện giờ lên lớp, giáo viên phải linh hoạt, phải thao tác nhanh, hướng dẫn
học sinh thao tác nhanh tránh mất thời gian lãng phí - đảm bảo thời gian tiết học.
4, Lời kết:
Việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm này của trường chúng tôi trong hai năm qua
thực sự đã có hiệu quả. Giờ dạy học tiết văn bản này ở các giáo viên dạy lớp 9
Năm học: 2009 - 2010
19
Vài suy nghĩ về tiết dạy văn bản: “Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam”
không còn lúng túng, không còn áp đặt với học trò nữa. Thật sự giáo viên chỉ đóng

vai trò người hướng dẫn cho học sinh đọc - hiểu văn bản. Học sinh thì rất hứng
khởi học tập.
Trong quá trình nghiên cứu và triển khai sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi
nhận thấy sau khi giao đề tài cho giáo viên thì lãnh đạo chuyên môn của trường và
tổ phải giúp đỡ, định hướng, góp ý, sữa chữa để giáo viên hoàn thiện đề tài; sau đó
đưa ra hội thảo. Nhưng trước khi hội thảo các thành viên trong tổ cũng phải
nghiên cứu văn bản, tự định hướng cách dạy riêng mình để khi hội thảo góp ý
được chuẩn mực hơn cho đồng nghiệp. Từ đó giáo viên viết sáng kiến kinh
nghiệm và đưa ra dạy thực nghiệm.
Có thể chưa phải là cách giảng dạy tốt nhất khi dạy văn bản này, nhưng chúng
tôi mạnh dạn trao đổi, vì trong khi chưa có tài liệu hướng dẫn thì đây là tài liệu tham
khảo hữu ích. Rất mong sự thông cảm của người đọc.
Vinh, tháng 3 năm 2010

Năm học: 2009 - 2010
20

×