Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN vài suy nghĩ về phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.23 KB, 13 trang )

SKKN THCS: Vài suy nghĩ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”
LỜI NÓI ĐẦU
Nền giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể và cũng còn
một số hạn chế. Đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, gây hứng thú cho học
sinh ở các bộ môn học nói chung và môn lịch sử ở nhà trường trung học cơ sở nói
riêng. Đây là vấn đề bức xúc đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập với nhiều khía
cạnh và tầm cỡ khác nhau.
Trong phạm vi nhất định của bài viết này, với thời gian có hạn, tôi chỉ tìm
hiểu việc áp dụng dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm” cho một giai
đoạn lịch sử nhất định ở trường trung học cơ sở. Và một số biện pháp áp dụng cụ
thể…
Đây là đề tài mới đối với tôi, lại bao hàm nhiều vấn đề, kiến thức chuyên sử
chưa được đào tạo bài bản, hiểu biết có hạn, do đó chắc chắn còn nhiều thiếu sót.
Rất mong được các thầy cô và các bạn đồng nghiệp chỉ bảo thêm.
Riêng bản thân được nhà trường phân công dạy Sử khối 8 nhiều năm, đây là
điều kiện thuận lợi cho việc viết bài này. Và trong quá trình viết bài tôi được sự
giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ – giáo viên – học sinh trường Trung học cơ sở
Vĩnh Mỹ B, cô Lã Thị Tố Uyên thư viện nhà trường, nhất là sự động viên, quan
tâm của hiệu trưởng, tổ trưởng Văn – Sử – GDCD trong trường. Nhân đây xin
chân thành cám ơn tất cả.
Người viết
Nguyễn Văn Nhỏ
Người viết: NGUYỄN VĂN NHỎ Trang 1
SKKN THCS: Vài suy nghĩ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”
A.PHẦN MỞ ĐẦU:
1.Lý do chọn đề tài:
a)Lý do khách quan:
Trong trường phổ thông, môn Sử với nhiệm vụ chính trị, giáo dục là vũ khí
sắc bén phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, với đặc trưng thông qua số liệu,
sự kiện và bối cảnh lịch sử hình thành lòng yêu nước, yêu nhân dân, tự hào dân
tộc, biết ơn các vị anh hùng… Là một môn học gắn liền, có liên quan mật thiết với


văn học: Có khả năng và nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng to lớn nhằm phát triển
con người học sinh toàn diện về kiến thức, về thế giới quan, nhân sinh quan, đạo
đức tư tưởng, tình cảm cũng như về năng lực tư duy và ngôn ngữ.
Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta có trên nửa thế kỷ xây dựng khoa
học giảng dạy môn lịch sử trong nhà trường cách mạng. Chặng đường đi cho một
môn khoa học như vậy không thể quá ngắn ngủi, nhất là trong thời đại khoa học
đang phát triển với nhịp độ như hiện nay. Đội ngũ giáo viên Văn – Sử, Văn – Sử –
Địa ngày một đông. Cơ sở vật chất, tư liệu giảng dạy, điều kiện dạy và học ngày
một tốt hơn.
Thành tựu nghiên cứu các khoa học liên quan như tâm lý học, xã hội học,
khảo cổ học, bảo tàng, tin học,… phong phú hơn nhiều. Đời sống văn hoá – nghệ
thuật của xã hội với những phương tiện thông tin hiện đại ngày càng phát triển.
Thế nhưng, việc dạy và học môn Lịch Sử trong nhà trường vẫn chưa đem lại
những kết quả mong muốn, việc áp dụng phương pháp mới (loại bỏ phương pháp
dạy truyền thống) còn nhiều tranh cãi.
Vậy thì đâu là những phương pháp, những biện pháp để áp dụng có hiệu
quả. Một cuộc đổi mới đồng bộ về quan điểm, về nội dung phương pháp, về chất
lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy… và các tác động khác để đạt kết quả cao nhất
đã trở thành một đòi hỏi bức bách.
b)Lý do chủ quan:
Là người có trực tiếp giảng dạy môn Lịch Sử một số năm, đã cố gắng tìm
tòi nghiên cứu để giảng dạy bộ môn có chất lượng, với mong muốn học sinh yêu
thích và học tốt môn Lịch Sử . Đứng ở góc độ người trực tiếp giảng dạy, dự giờ
nhiều đồng nghiệp bản thân thấy còn rất nhiều vấn đề phải tìm hiểu: học sinh chán
học môn Sử, chán học bài môn Sử, dạy Sử còn là đọc chép, phương pháp truyền
thống còn áp dụng… bản thân thấy băn khuân, phải suy nghĩ, mong muốn có điều
kiện sẽ nghiên cứu, tìm tòi, góp phần tìm ra giải pháp để khắc phục thực trạng trên.
Sau khi được sự giúp đỡ của BGH , tổ trưởng khi dự giờ, được sự chỉ dẫn
của quý thầy Cao đẳng Bạc Liêu thì vấn đề đề tài đặt ra đã thôi thúc bản thân phải
tìm hiểu, khám phá, góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy theo hướng “Lấy học

sinh làm trung tâm” đối với môn học sử trong nhà trường trung học cơ sở.
2.Giới hạn đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu:
a) Giới hạn đề tài:
Người viết: NGUYỄN VĂN NHỎ Trang 2
SKKN THCS: Vài suy nghĩ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”
Dạy học sử theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm” như thế nào? Aùp
dụng vào một giai đoạn, lịch sử cụ thể: “Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858
đến năm 1918 – NXB Giáo Dục”.
b)Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Nghiên cứu khái quát về lý luận dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”
-Trên cơ sở lý luận đó, thử áp dụng có định hướng vào môn sử ở lớp 8 nhà
trường.
-Tìm hiểu nhận thức của học sinh thông qua kết quả cuối năm của bộ môn.
-Một số đề xuất với nhà trường.
3.Cơ sở, đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu.
a) Cơ sở nghiên cứu:
Trường trung học cơ sở Vĩnh Mỹ B, huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu – ven
quốc lộ, nằm ở trung tâm cụm dân cư liên xã.
b)Đối tượng nghiên cứu:
-Hoạt động chỉ đạo của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng chuyên môn và tổ
trưởng chuyên môn.
-Hoạt động giảng dạy của giáo viên bộ môn.
-Hoạt động học tập bộ môn của học sinh.
-Dạy học theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm” áp dụng vào một giai
đoạn Lịch Sử cụ thể ở nhà trường.
-Môi trường văn hoá xã hội nơi nghiên cứu.
c)Thời gian nghiên cứu:
Thời gian tiến hành
Nội dung công việc
Từ ngày Đến ngày

3/9/2007 10/10/2007 Chọn đề tài, nghe hướng dẫn, lấy mẫu viết.
21/11/2007 2/11/2007 Làm đề cương
28/11/2007 26/11/2007 Đi tìm hiểu thực tế
1/2/2008 30/2/2008 Thông qua đề cương và viết bài hoàn chỉnh
25/03/2008 30/03/2008 Nộp bài viết.
d)Phương pháp nghiên cứu:
d1. Nghiên cứu lý luận khái quát:
Như chúng ta đã biết, để đạt được việc làm cho người học có đủ năng lực
tự học tập, tự nghiên cứu, tự mình chiếm lĩnh các tri thức mới, có khả năng phát
hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập hôm nay và trong đời
sống thực tế ngày mai. Hiện nay đang tồn tại nhiều quan niệm và thuật ngữ dạy
học khác nhau: Dạy học Giải quyết vấn đề, dạy học định hướng hành động, dạy
học theo lý thuyết kiến tạo, dạy học nghiên cứu, dạy học mở, dạy học tập trung vào
học sinh, dạy học lấy học sinh làm trung tâm…
“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. Đó là một tư tưởng, một cách tiếp
cận quá trình giáo dục, quá trình dạy học. Quan niệm này có những đặc trưng cơ
bản: nhu cầu, lợi ích, hứng thú, khả năng, điều kiện… của người học là cơ sở xuất
Người viết: NGUYỄN VĂN NHỎ Trang 3
SKKN THCS: Vài suy nghĩ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”
phát của việc dạy học; người học được tham gia vào quá trình chuẩn bị và tiến
hành dạy học; mối quan hệ tương tác giữa người dạy và người học chan hoà, thân
ái, hợp tác, thông hiểu lẫn nhau; người học được phát huy cao độ năng lực tự lĩnh
hội, tự khám phá kiến thức, tự họ thông qua hoạt động của mình mà hình thành
nhân cách, phát triển trí thông minh, sáng tạo – “Dạy học lấy học sinh làm trung
tâm nhấn mạnh thái độ tôn trọng học sinh từ những thiết kế ban đầu đến việc tổ
chức bài học, quan tâm đến việc tạo ra mối quan hệ bình đẳng, dân chủ, cởi mở
giữa thầy và trò”
(1)
d2-Phương pháp nghiên cứu tư liệu:
-Xem kế hoạch của BGH nhà trường và tổ chuyên môn đề ra.

-Xem kết quả môn Lịch Sử khối 8 năm học vừa qua và học kỳ I năm nay.
1(
)
Theo PGS Nguyễn Hữu Chí – viện KHGD
Người viết: NGUYỄN VĂN NHỎ Trang 4
SKKN THCS: Vài suy nghĩ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”
(Aûnh: Đề Thám và các cháu)
(Aûnh: Trương Định nhận phong soái)
Người viết: NGUYỄN VĂN NHỎ Trang 5
SKKN THCS: Vài suy nghĩ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”
d3-Phương pháp điều tra:
Chủ yếu là điều tra ở giáo viên bộ môn và một số ít học sinh (theo phiếu
điều tra in sẵn). Với mục đích:
-Đối với giáo viên bộ môn: Tìm hiểu nhận thức và những khó khăn, thuận
lợi trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
-Đối với học sinh: Tìm hiểu hứng thú học tập bộ môn và những khó khăn
trong học tập bộ môn của học sinh.
*Hứng thú học tập môn Sử của học sinh khối 8:
Tôi đã điều tra hứng thú học tập môn Lịch Sử lớp 8 và những suy nghĩ,
kiến nghị của Học sinh về việc học tập bộ môn này. Đối tượng điều tra, khảo sát là
các em học sinh lớp 8 trường THCS Vĩnh Mỹ B. Câu hỏi chúng tôi đưa ra theo
trình tự từ khái quát đến cụ thể. Đó là các câu hỏi:
Câu 1: Trong chương trình Lịch Sử lớp 8 – nhà xuất bản giáo dục , em
thích học phần Lịch Sử thế giới hay thích học phần Lịch Sử Việt Nam từ 1858
đến 1981.
Câu 2: Em có thích (hoặc không thích) học môn Lịch Sử lớp 8? Vì sao?
Câu 3: Qua kênh hình, kênh chữ, hệ thống câu hỏi, sách giáo khoa phần
Lịch Sử thế giới có gì làm em khó hiểu?
d4-Nghiên cứu sản phẩm:
-Xem xét kế hoạch bộ môn, bài soạn của giáo viên bộ môn.

-Xem bài làm (15’, 1 tiết) của học sinh.
-Xem kiểm tra bài cũ của học sinh.
d5- Phương pháp trò chuyện:
Phương pháp này được sử dụng nhiều trong quá trình viết đề tài. Nó có thế
mạnh của nó vì qua hình thức trò chuyện, các đối tượng được nghiên cứu thoải
mái, trình bày sự thật về những suy tư, trăn trở của mình trước thực trạng.
-Với đồng chí Hiệu Trưởng: tìm hiểu nhận thức của Hiệu trưởng đối với
thực trạng và những biện pháp, phương pháp chỉ đạo có hiệu quả cao.
-Với đồng chí phó Hiệu trưởng: Những khó khăn và thuận lợi trong chỉ đạo
giảng dạy bộ môn.
-Đối với đội ngũ giáo viên bộ môn: hứng thú giảng dạy và những khó khăn.
Người viết: NGUYỄN VĂN NHỎ Trang 6
SKKN THCS: Vài suy nghĩ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”
B.NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
I.ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:
1. Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất và kỹ thuật đầy đủ và đồng bộ là yếu tố rất cần thiết cho chất
lượng giảng dạy.
Trường trung học cơ sở Vĩnh Mỹ B có được cơ sở vật chất nhất định: 1 văn
phòng, 4 phòng thí nghiệm, có phòng truyền thống, phòng đoàn đội, phòng Phó
Hiệu trưởng, phòng Hiệu trưởng. Nhìn chung phòng ốc kiên cố (học 2 ca: Sáng –
chiều) và các phương tiện khác được Bộ Giáo Dục đầu tư, nhưng riêng môn Lịch
Sử có bản đồ, máy chiếu, mẫu vật còn những phương tiện khác thì không có và
không có hẳn các phương tiện cần thiết cho hoạt động ngoại khoá phục vụ cho yêu
cầu bộ môn.
Như chúng ta biết, ngày nay tình hình thế giới vì trong nước có nhiều biến
động ảnh hưởng không nhỏ tới việc dạy học Lịch Sử ở trường Phổ thông. Làm thế
nào để học sinh biết, rồi tin và có tư tưởng, tình cảm đúng đối với những sự kiện,
hiện tượng lịch sử đã học, với hiện tại, tương lai. Việc tăng cường các phương tiện
trực quan, đặc biệt là các tư liệu bảo tàng, hiện vật, tài liệu gốc, lịch sử địa

phương… có một ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả dạy học bộ môn trong điều
kiện hiện nay. Nhưng trường Vĩnh Mỹ B còn thiếu, đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa đạt được kết quả mỹ mãn.
Qua thực tế, cho thấy ban lãnh đạo rất hợp lý về mặt cơ cấu chuyên môn.
Cả hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đều thuộc đủ các khoa. Cơ cấu đó đảm bảo cho
ban lãnh đạo quản lý được (nhất là kiểm tra) được một cách bao quát các hoạt động
chuyên môn, đa dạng của nhà trường. Riêng về đội ngũ giáo viên thì còn nhiều hụt
hẫn về mặt chuyên môn (bị chéo môn). Dù lãnh đạo có nhận thức đúng đắn về tầm
quan trọng của phân môn (Lịch Sử )trong nhà trường, với một cơ cấu như trên, khó
mà thúc đẩy chất lượng môn sư đi lên tương xứng với tầm quan trọng của nó.
Với tình hình đội ngũ như vậy, dẫn đến không đồng bộ, mất cân đối về
chuyên môn đào tạo, đòi hỏi hiệu trưởng phải có những biện pháp tích cực trong
công tác đào tạo bồi dưỡng và sử dụng, để từng bước khắc phục những tồn tại về
chất lượng giảng dạy.
3.Biện pháp thực hiện cụ thể:
Dạy học Lịch Sử theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm” như thế nào?
(Được áp dụng vào một giai đoạn Lịch Sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 ở
trường THCS). Từ chương II Lịch Sử 8 – NXBGD
Ơû Việt Nam, từ cuối thập kỷ 80 bắt đầu xuất hiện thuật ngữ “dạy học lấy
học sinh làm trung tâm” với ý tưởng: Tôn trọng người học, đề cao vai trò, lợi ích
của người học, để người học tự phát triển…Lúc đầu, nó xuất hiện như là một khẩu
hiệu mới, chứ nghĩa khác đi nhưng ý tưởng thì giống như những khẩu hiệu đã có từ
lâu trong nên giáo dục cách mạng của chúng ta: “Tất cả vì học sinh thân yêu”,
“Thầy chủ đạo, trò chủ động”, “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”,
Người viết: NGUYỄN VĂN NHỎ Trang 7
SKKN THCS: Vài suy nghĩ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”
“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” được phổ biến và chấp nhận ngày càng rộng
rãi, đang trở thành vấn đề thời sự…
(2)
Như chúng ta biết, thời gian gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học nói

chung, dạy học Lịch Sử nói riêng theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm” đang
được quan tâm và thảo luận sôi nổi ở nhiều cuộc hội thảo trong ngành. Thực chất
của vấn đề là việc phát huy tối đa tính tích cực của học sinh trong hoạt động nhận
thức độc lập, sáng tạo. Người thầy chủ đạo, học sinh chủ động để nâng cao hiệu
quả học tập Lịch Sử ở trường trung học cơ sở.
Trong phạm vi bài viết này, tôi xin góp vài ý kiến theo phương hướng dạy
học nói trên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học một giai đoạn Lịch Sử cụ
thể ở nhà trường trung học cơ sở Vĩnh Mỹ B. Đó là quá trình Lịch Sử việt nam từ
1858 đến 1918 được trình bày khái quát trong chương II (SGK lớp 8 –NXBGD)
Khi giảng dạy chương này, giáo viên cần giúp học sinh những kỹ năng
phân tích, so sánh, khái quát hoá, tìm ra sợi dây liên hệ có tính bản chất của các sự
kiện, hiện tượng Lịch Sử chẳng hạn, bài 11 “phong trào kháng chiến mở rộng ra
toàn quốc. Tình hình nhà nước phong kiến (1873 – 1884)” sách giáo khoa trình bày
sự khủng hoảng chế độ phong kiến Việt Nam (từ nửa sau thế kỷ XVII đến giữa thế
kỷ XIX) biểu hiện trên các mặt kinh tế, chính trị, mâu thuẫn xã hội, cùng với
những thách thức Lịch Sử và thái độ thủ cựu của nhà Nguyễn đương thời. Vấn đề
đặt ra ở đây là, Việt Nam rơi vào tay tư bản Pháp có phải là tất yếu hay không?
Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trước hiện trạng đó như thế nào? Đối với
học sinh lớp 8, vì chúng ta càng phải chú ý bồi dưỡng khả năng phân tích, lý giải
sơ giản để các em đào sâu suy nghĩ, dựa trên tri thức lịch sử cụ thể để giải quyết
vấn đề nêu ra. Sau đó giáo viên biểu dương những em có ý kiến đúng, hay. Kịp
thời uốn nắn, sửa sai những ý kiến còn lệch lạc. Chẳng hạn, “dòng thứ ba, trang 67,
tập II) – Sử 8 có viết: “Trận Cầu Giấy đã làm cho quân Pháp ở Hà Nội và các tỉnh
rất hoảng sợ, muốn bỏ thành chạy. Bọn thực dân hiếu chiến ở Nam kỳ cũng hốt
hoảng.”
Quân dân ta ở các nơi vô cùng phấn khởi, sẵn sàng xông lên quét sạch giặc.
Nhưng triều đình Huế hèn nhát, bỏ lỡ thời cơ, ra lệnh rút quân lên Sơn Tây để tạo
không khí thuận lợi cho đàm phán. Một hiệp ước mới được ký kết ngày 15–3-
1874 với nhiều điều khoản rất có hại cho ta…”
(3)

.
Có ý kiến cho rằng, nếu có thái độ ngoại giao khôn khéo, Việt Nam vẫn có
thể tránh được cuộc xâm lược của thực dân Pháp (như Xiêm La)
(4)
. Bên cạnh đó
chúng ta cũng thấy một điều, kết quả của hoạt động ngoại giao khi có chiến sự phụ
thuộc vào thiện chí của cả hai bên, còn khi nổ ra chiến tranh thì thắng lợi trên mặt
trận quân sự luôn đóng vai trò quyết định. Hoạt động ngoại giao của triều Nguyễn
với thực dân Pháp hoàn toàn khác nhau về lập trường quan điểm. Nhà Nguyễn cố
tìm cách giữ độc lập, chủ quyền nhưng “lực bất tòng tâm” còn thực dân Pháp hoạt
động ngoại giao cũng chỉ nhằm xâm chiếm Việt Nam cho kỳ được. Điều đó hoàn
toàn có lý bởi những cơ sở khách quan làm cho học sinh nắm vững.
2
() Nhiều tác giả – Viện nghiên cứu giáo dục.
3
() Trích dẫn sách giáo khoa – sử – tập II trang 67
4
( )Tài liệu hướng dẫn thay sách sử – CCGD, năm 1991
Người viết: NGUYỄN VĂN NHỎ Trang 8
SKKN THCS: Vài suy nghĩ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”
Chúng ta dễ dàng nhìn thấy, không phải đến những năm 40 của thế kỷ XIX
thực dân Pháp mới “dòm ngó và khiêu khích Việt Nam” mà từ những năm 30 của
thế kỷ XVIII ý đồ xâm lược Việt Nam đã lộ rõ qua lời tuyên bố củ một giáo sĩ
truyền đạo: “… Một giáo sĩ sau gần 30 năm truyền đạo đã tuyên bố: “Đây là một vị
trí cần phải chiếm lấy và chiếm được vị trí này (chỉ nước ta) thì thương gia Châu
Aâu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú”
(5)
Chúng ta cần thấy rõ, nửa đầu thế XIX việc chuẩn bị xâm lược Việt Nam
càng thêm ráo riết vì lúc này nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp đang phát triển,
nhu cầu thị trường để khai thác tài nguyên, bóc lột nhân công và tiêu thụ hàng hoá

trở nên bức thiết hơn lúc nào hết.
Bị thua thiệt và không thể địch nổi đối thủ sừng sỏ là thực dân Anh khi
tranh chấp thị trường Aán Độ, Pháp tìm mọi cách giằng giật quyền lợi với các
nước đế quốc ở vùng đất rộng lớn đông dân nhất thế giới - đó là Trung Quốc.
Vùng đất Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam … Nhìn dãy đất Việt Nam như chiếc
cầu nối Đông Nam Á với vùng Tây Nam Trung Quốc, Pháp nghĩ ngay việc khẩn
cấp và bằng mọi cách chiếm lấy vị trí chiến lược quan trọng này. Đã quyết tâm
xâm lược thì việc tìm ra duyên cớ để xâm lược hẳn không khó gì. Như vậy những
phương thức ngoại giao của triều Nguyễn dẫu khéo léo đến đâu chăng nữa cũng
không thể tránh khỏi mối hoạ xâm lăng. Điều này coi như là tất yếu và không thể
so sánh thuần tuý với Xiêm La.
Tuy nhiên, cần giúp học sinh phân biệt rõ, nguy cơ bị xâm lược và vấn đề
mất nước lại hoàn toàn không phải là một.
Đánh giá cao những nỗ lực của triều đình Nguyễn trong việc xây dựng bộ
máy nhà nước, trong hoạt động lấn biển, khẩn hoang, v.v.
(6)
nhưng không thể
không phê phán những sai lầm có tính hệ thống và ngày càng nghiêm trọng liên
quan đến sự sống còn của một quốc gia. Đó là sự bảo thủ, trì trệ, khước từ mọi yêu
cầu canh tân đất nước đang đặt ra lúc bấy giờ. Như chúng ta biết, xu thế Lịch Sử
phát triển hiện nay là toàn cầu hoá, khu vực hoá, hay không đối tác với bên ngoài
là tuột hậu, đóng cửa là “quái thai”. Nhiều quan lại cấp tiến như Mai Anh Tuấn,
Nguyễn Huy Tế… đã nhiều lần dâng sớ đề nghị cải cách thông thương, nhưng
triều đình vẫn “bế quan toả cảng”. Tệ hại hơn, những Thám hoa nhất mực “Aùi
quốc, trung quân” như Mai Anh Tuấn (1851) căn ngăn vua không nên tiêu xài
hoang phí thì bị giáng chức chuyển lên xứ Lạng Sơn có thể chết bất cứ lúc nào
(7)
.
Tiếp sau đó, hàng loạt những đề nghị mở mang kinh tế, mở cửa buôn bán
với phương Tây, cải cách quân đội, học tập Nhật Bản canh tân đất nước… đều bị

coi là “quá cao”. Đặc biệt, Nguyễn Trường Tộ, một sĩ phu tài năng, tâm huyết,
ròng rã gần 10 năm (1863 – 1871) dâng hơn 40 bản điều trần trình bày hệ thống
việc cải cách đất nước, tận tuỵ vẫn bặt lặng tăm hơi
(8)
. Chính những sai lầm đó,
“nhà Nguyễn đã biến việc nước ta bị mất vào tay Pháp từ chỗ không tất yếu trở
thành tất yếu
(9)
.
5
( ) Trích dẫn SGK – Sử 8- tập II, trang 12
6
( ) Xem G Sư Đinh Xuân Lâm, trong: Đổi mới việc dạy, học Lịch Sử “Lấy học sinh làm trung tâm” ĐHQG Hà
Nội,1996
7
( ) Xem: Việt Sử giai thoại – Nguyễn Khắc Thuần tập 8-NXBGD
8
( ) Xem: Nguyễn Ngọc Cơ, trong: Những vấn đề của nội dung Lịch Sử lớp 11- CCGD, 1991
9
( ) Xem GS Đinh Xuân Lâm – ĐHQG Hà Nội, 1996
Người viết: NGUYỄN VĂN NHỎ Trang 9
SKKN THCS: Vài suy nghĩ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”
Trên cơ sở cung cấp thêm tư liệu, giáo viên đặt câu hỏi “phân tích, đánh giá
các vấn đề chính” để học sinh thảo luận. Chẳng hạn, (câu hỏi 1 trang 64, sử 8 – tập
II): Phân tích sự đốn hèn của vua, quan triều đình Nguyễn qua việc triều đình
chuộc lại ba tỉnh đã mất để mất thêm 3 tỉnh còn lại?
Việc hướng dẫn học sinh sử dụng SGK có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
quá trình phát huy năng lực tư duy độc lập. Đối với một số kết luận có tính khái
quát của SGK, cần giúp học sinh tài liệu kiến thức cũ, tìm ra mối liên hệ logic bản
chất của sự kiện Lịch Sử .

Chẳng hạn, câu hỏi SGK sử 8 tập II trang 60 hỏi: Những khó khăn của quân
Pháp sau khi chiếm thành Gia Định để đánh chiếm nhiều nơi khác? Giáo viên đặt
câu hỏi gợi ý để học sinh hiểu rằng, điều thường thấy ở các cuộc chiến tranh phi
nghĩa kẻ xâm lược thường quyết định tấn công đối phương bằng chiến lược “đánh
nhanh, thắng nhanh” để sớm kết thúc chiến tranh. Cuộc tấn công của liên quân
Pháp – Tây Ban Nha ở Cảng biển Đà Nẵng cũng diễn ra như vậy song bị thất bại,
chúng buộc phải chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài (ngoài ý muốn). Trong hoàn
cảnh lúc bấy giờ, việc chuyển đổi kế hoạch tấn công của Pháp là phù hợp, trên thực
tế có hiệu quả, do vậy chúng tiếp tục thực hiện chủ trương như sách đã nêu – còn
phía triều đình thì muốn cứu vãn quyền lợi giai cấp đã phản bội quyền lợi dân tộc,
ký hiệp ước 5-6-1862 với những điều khoản nặng nề.
Từ những sự kiện, hiện tượng Lịch Sử được trình bày trong SGK, cần phải
hệ thống hoá hoặc phân loại sự kiện để học sinh dễ nhớ. Trên cơ sở đó ta nêu
những tình huống có vấn đề cuốn hút sự chú ý theo dõi, kích thích tư duy sáng tạo
của học sinh.
Ví dụ bài 12: “Phong trào chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX”,
giáo viên không dừng lại ở việc phân loại các lực lượng tham gia đấu tranh chống
Pháp (quân sĩ triều đình, quần chúng nhân dân tự động, hay đấu tranh của các nho
sĩ,…) mà phải giúp học sinh lý giải các vấn đề: “Vì sao các lực lượng yêu nước lúc
bấy giờ đều chĩa mũi nhọn đấu tranh vào thực dân Pháp?”; “Mục đích các cuộc đấu
tranh của họ có gì giống nhau và khác nhau?”; “Tại sao trong buổi đầu các tầng lớp
nhân dân đều chống Pháp để bảo vệ cuộc sống hoà bình trong một quốc gia phong
kiến có tôi hiền, vua giỏi, nhưng sau đó có những cuộc đấu tranh vì những nguyên
do khác?” Vấn đề phản công của phái Kháng Chiến tại kinh thành Huế (7-1885),
giáo viên làm cho học sinh thấy rõ sự phản kháng hoà ước phi lý 1884 của triều
đình (do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo) hay cuộc nổi dậy của nghĩa quân Yên Thế
trước hết là hành động tự vệ bảo tồn quyền lợi của học trong phạm vi hẹp ở một
địa phương cụ thể.v.v
 VỀ BÀI TẬP LỊCH SỬ:
Nếu được chuẩn bị chu đáo sẽ giúp học sinh phát huy tối đa tính tích cực,

chủ động trong lĩnh hội tri thức. Không quan niệm đơn giản bài tập Lịch Sử chỉ là
việc trả lời câu hỏi của SGK, hay thực hành về các bản đồ, biểu đồ, lập các niên
biểu,bảng thống kê so sánh,… Cần chú ý các loại bài tập Lịch Sử có ý nghĩa nhận
thức khái quát, tổng hợp từ những tri thức ở các bài học cụ thể. Việc học sinh tiếp
xúc với nhiều nguồn tư liệu để làm bài tập Lịch Sử sẽ giúp các em bước đầu làm
quen phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là rèn luyện phong cách tự học, kỹ năng
diễn đạt (viết, nói)
Người viết: NGUYỄN VĂN NHỎ Trang 10
SKKN THCS: Vài suy nghĩ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”
Ví dụ: Để học sinh tìm hiểu tính chất của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp của nhân dân ta nửa sau thế kỷ XIX, trước hết gợi ý để các em nắm được
những căn cứ để xét tính chất của một phong trào đấu tranh bao gồm: Mục tiêu đấu
tranh, nội dung của phong trào, lực lượng tham gia, thành phần lãnh đạo, đặc biệt
là tư tưởng chi phối phong trào đó… Gợi ý đó giúp các em có thể tự lựa chọn tài
liệu để minh chứng, luận giải cho tính chất của phong trào đấu tranh trong thời kỳ
này. Giáo viên cũng có thể ra bài tập để học sinh tập đánh giá một số những nhân
vật lịch sử tiêu biểu như Tôn Thất Thuyêt, Nguyễn Trung Trực…. Tuy nhiên, cần
lưu ý theo dõi để điều chỉnh, bổ sung hoặc sửa chữa những nhận thức chưa chính
xác, chưa đầy đủ trong bài tập của học sinh.
II.THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP, MỘT SỐ KẾT LUẬN,
ĐỀ XUẤT:
1.Thực trạng áp dụng phương pháp:
Riêng bản thân tôi từ khi ra trường đến nay, được Ban Giám Hiệu nhà
trường phân công dạy Lịch Sử các khối. Đặc biệt hai năm (2007) và (2008) dạy sử
khối 6,8 đây là một điều kiện tốt để bản thân học hỏi, rút kinh nghiệm đồng
nghiệp. Riêng phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” ở môn Lịch Sử bản thân
rất tâm huyết tìm cách thực hiện trong 2 năm học trên. Kết quả đạt được có thể
chấp nhận được. Nhưng tôi thấy còn một số khó khăn và thuận lợi khi áp dụng
phương pháp mới:
*Khó khăn:

-Trường thiếu trang thiết bị để phục vụ giảng dạy, giáo viên đào tạo bài bản
còn thiếu.
-Học sinh lười đọc tài liệu, học bài.
Vấn đề đầu mối quyết định sự thành công của một giờ học Lịch Sử , đó là
sự hứng thú học tập của học sinh. Thái độ lạnh lùng, thờ ơ của học sinh trong một
giờ học Lịch Sử là đáng lo ngại. Đáng lo ngại vì những gì cao đẹp, tự hào dân
tộc… môn Sử chưa làm cho các em xúc động. Tâm hồn các em còn hờ hững thì
làm sao giờ học sử có thể tạo nên những chấn động tình cảm sâu sắc.
Như chúng ta đã biết, quá trình dạy và học là quá trình hoạt động của giáo
viên và học sinh trong từng tiết học mà phương pháp tiến bộ hiện nay là phải đảm
bảo “Thầy chủ đạo, Trò chủ động”. Điều này nói lên tính chất quyết định hiệu quả
dạy và học của chủ thể truyền đạt. Thực tế tình hình đội ngũ giáo viên dạy sử của
trường cho chúng ta thấy đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất
lượng bộ môn chưa đạt kết quả mỹ mãn.
Mặt khác, chúng ta cũng thấy, nghề dạy học là nghề mang tính chất độc lập
khác đậm nét trong việc nhà giáo tự mình quyết định các biện pháp giảng dạy và
giáo dục, quyết định thái độ công tác, vì vậy có thể xảy ra hiện tượng tự do, thiếu
trách nhiệm như giảng bài theo lối đọc sách giáo khoa, áp đặt, thầy quyết định, trò
là cái máy nghe… cùng với những căn bệnh cố hữu của một số giáo viên (dài
dòng, lê thê, thao thao bất tuyệt) thì dạy bộ môn Sử, hiện tượng trên dễ nảy sinh và
phát triển.
Người viết: NGUYỄN VĂN NHỎ Trang 11
SKKN THCS: Vài suy nghĩ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”
-Về chương trình, tài liệu giáo khoa, phương pháp dạy học, hình thành tổ
chức dạy học, thiết bị dạy học, kiểm tra và đánh giá… đối với trường Vĩnh Mỹ B
còn nhiều chỗ chưa có điều kiện thực hiện được.
*Thuận lợi:
-Học sinh là học sinh tuyến lộ, làm con em cán bộ nhiều.
-Nhà trường thường động viên, quan tâm đến giáo viên. Tạo mọi điều kiện
để giáo viên trao đổi, dự giờ, thăm lớp lẫn nhau. Đặc biệt là “hội giảng” theo quy

định.
2. Một số kết luận và đề xuất:
-Theo “Bách khoa toàn thư khoa học giáo dục”, phương pháp dạy học “Lấy
học sinh làm trung tâm” có nhiều ưu điểm: ưu điểm nổi bật của quan niệm nói trên
là tạo ra mối quan hệ xã hội dân chủ theo phong cách hiện đại trong nhà trường,
tạo ra những thái độ tích cực đối với việc học tập và đối tượng học tập
(10)
.
-Mặt khác, chúng ta cũng thấy, điểm cốt lõi của dạy học “lấy học sinh làm
trung tâm” là thay đổi mối tương tác thầy – trò, tạo ra cho học sinh hứng thú, thói
quen, năng lực tự hình thành cho mình kiến thức, kỹ năng. Muốn vậy, cần phải
thiết kế và tiến hành những tác động sư phạm tinh tế, thích hợp, có hiệu quả với
từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng cụ thể. Do đó, dạy học “ lấy học sinh làm
trung tâm” đòi hỏi yêu cầu rất cao đối với người giáo viên về trình độ chuyên môn,
năng lực sư phạm, về khả năng sáng tạo, khả năng cảm hoá, sự tinh tế, nhạy cảm…
III. KẾT LUẬN:
Nhìn vào kết quả học tập môn Lịch Sử khối 8 năm rồi (2006-2007) học kỳ
I năm nay (2007-2008) bản thân tôi thấy dạy học sử theo phương pháp “lấy học
sinh làm trung tâm” có điểm mạnh của nó. Kết quả khá, giỏi của hai năm là gần
bằng nhau 95,6%. Vậy đây là phương pháp khả thi.
Qua một vài ý kiến nêu trên tôi thấy việc nâng cao hiệu quả dạy học môn
Lịch Sử trong nhà trường theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi những
kỹ năng sư phạm sáng tạo và nhuần nhuyễn của người thầy. “Lấy học sinh làm
trung tâm” chẳng những không hề làm lu mờ vị trí của người dạy, trái lại càng đặt
ra những yêu cầu cao đối với công việc của người thầy, chỉ có tri thức khoa học,
trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tình cảm và trách nhiệm nghề nghiệp mới giúp
giáo viên dạy môn Lịch Sử hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Vĩnh Mỹ B, ngày 25 tháng 03 năm 2008
Người viết sáng kiến
Nguyễn Văn Nhỏ

10
( )Theo PTS Nguyễn Hữu Chí – Viện KHGD
Người viết: NGUYỄN VĂN NHỎ Trang 12
SKKN THCS: Vài suy nghĩ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”
*  THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 Theo PTS Nguyễn Hữu Chí – Viện KHGD
 Nhiều tác giả – Viện nghiên cứu giáo dục.
 Trích dẫn sách giáo khoa – sử tập II trang 67
 Tài liệu hướng dẫn thay sách sử – GDCD, năm 1991
 Trích dẫn Sách giáo khoa – Sử 8 tập II trang 12
Xem G Sư Đinh Xuân Lâm, trong: Đổi mới việc dạy, học Lịch Sử “Lấy
học sinh làm trung tâm” ĐHQG Hà Nội,1996
 Xem: Việt Sử giai thoại – Nguyễn Khắc Thuần tập 8-NXBGD
 Xem: Nguyễn Ngọc Cơ, trong: Những vấn đề của nội dung Lịch Sử lớp
11- CCGD, 1991
 Xem GS Đinh Xuân Lâm – ĐHQG Hà Nội, 1996
Theo PTS Nguyễn Hữu Chí – Viện KHGD
Người viết: NGUYỄN VĂN NHỎ Trang 13

×