Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào trong thiết kế dạy- học ngữ văn ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.45 KB, 32 trang )

Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Về mặt lý luận
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật là sự bùng nổ của những thông tin. Thế giới ngày càng
phát triển thì ý thức về vị thế của đất nước trên hoàn cầu ngày càng cao. Song
thực tế đặt ra trước mắt chúng ta một câu hỏi “Phải làm gì để theo kịp với tiến
trình phát triển của quốc tế”. Cùng với nhiều lĩnh vực kinh tế khác, giáo dục là
chìa khóa cho câu hỏi đó.
Ứng dụng công nghệ tin học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng
vào hoạt động giảng dạy, học tập đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành
giáo dục. Điều này được thể hiện rõ trong chủ đề năm học 2008-2009: “ Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập”.Sử dụng
phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi mới phương
pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợ giúp của
các phương tiện dạy học hiện đại.
2.Về mặt thực tiễn :
Thực tế đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong
quá trình dạy học. Giáo viên tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin sẽ làm cho
giờ dạy trở nên sinh động và hấp dẫn, học sinh hứng thú và tích cực tham gia
hoạt động tìm tòi học hỏi, khám phá tri thức.
Ở nhà trường THCS công nghệ thông tin đã được sử dụng vào các bộ môn
tự nhiên như: toán, lí, hóa, sinh với các phần mềm: Paintbrush, Powerpoint,
Riêng đối với bộ môn Ngữ văn, với đặc thù của bộ môn, các đồ dùng trực quan
hầu như không có, tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa không nhiều lại tối
màu, khó quan sát và cảm nhận. Đặc biệt đây là môn học đựơc HS coi là “khó,
khổ, khô khan” những giờ học văn thường rất nặng nề, căng thẳng đối với một
số học sinh. Vì vậy để khắc phục tình trạng trên trong các tiết học giáo viên phải
chuẩn bị, sưu tập tranh ảnh, đồ dùng dạy học minh họa rất vất vả mà hiệu quả
chưa được cao.


Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 1 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8, tôi không khỏi băn khoăn,
suy nghĩ: Làm thế nào để xây dựng được một giờ dạy Ngữ văn tốt nhất vừa
đáp ứng được yêu cầu của môn học, vừa phù hợp với học sinh của mình để
các em có thể chủ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất,
nhớ lâu tiến bộ… gợi mở được tâm hồn, trí tuệ của các em từ những bài
giảng của mình một cách có hiệu quả, đáp ứng và theo kịp với phương
pháp dạy học mới hiện nay, sao cho các em hứng thú khi học môn này,
yêu văn và tìm thấy niềm say mê đối với bộ môn?
Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của phòng giáo dục cũng như của nhà trường,
tôi đã được bồi dưỡng tin học. Từ những điều đã tiếp thu được, tôi nhận thấy
cần mạnh dạn ứng dụng công nghệ tin học vào việc thiết kế bài giảng và giảng
dạy bộ môn Ngữ văn với sự hỗ trợ của các phần mềm trong đó có phần mềm
Powerpoint , kết hợp với các phương tiện hiện đại như máy vi tính, máy chiếu
projector để làm cho giờ dạy sinh động , hấp dẫn và mới mẻ hơn. Cách làm
đó còn có tác dụng thực sự cho việc nâng cao chất lượng dạy học văn ở nhà
trường THCS.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi quyết định chọn đề tài:
“ Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào trong thiết kế dạy- học ngữ văn” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài có các nhiệm vụ sau:
Một là nghiên cứu những vấn đề lí luận về việc xây dựng bài giảng điện tử bằng
phần mềm Powerpoint.
Hai là nghiên cứu thực trạng việc sử dụng bài giảng điện tử của giáo viên tại các
trường THCS.
Ba là trên cơ sở đó đề tài nêu rõ những phương hướng, giải pháp để từng bước
vận dụng phần mềm Powepoint vào bài giảng ngữ văn sao cho đạt hiệu quả.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Powerpoint là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng
được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 2 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
công cụ khác, Powerpoint chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm
thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác phù hợp với mọi đối tượng học
sinh.
Với đề tài này, tôi không có tham vọng viết tất cả về công dụng của phần
mềm Powerpoint trong thiết kế và giảng dạy Ngữ văn vì sự hiểu biết về tin học
còn hạn chế. Từ thực tế những việc đã làm được tôi mạnh dạn đưa ra những ý
kiến để đồng nghiệp trao đổi bàn bạc, rút ra kinh ngiệm và vận dụng một cách
có hiệu quả các phương tiện hiện đại vào công tác chuyên môn nghiệp vụ.
IV.CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần đặt vấn đề, tài liệu tham khảo, kết luận, phụ lục, nội dung đề tài gồm
3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về sử dụng phần mềm Powerpoint.
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng phần mềm powerpoint trong bài giảng điện
tử ở trường THCS
Chương 3: Giải pháp và vận dụng phần mềm powerpoint trong bài giảng điện tử
ngữ văn 8
B. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Hiện nay, công nghệ thông tin cung cấp khá nhiều phần mềm công cụ trợ
giúp giáo viên tạo ra các sản phẩm cá nhân. Các phần mềm công cụ này có các
đặc điểm rất dễ sử dụng: Giáo viên không cần có trình độ cao về CNTT, chỉ cần
có một số kiến thức cơ bản về công nghệ là có thể tạo ra các sản phẩm có chất
lượng. Sản phẩm được tạo ra bởi các phần mềm công cụ này tương ứng với các
phần mềm hệ thống như các thế hệ của hệ điều hành Windows và cứ thế sử dụng
ở các môi trường khác nhau như trên Internet, trên mạng LAN hoặc máy tính cá

nhân . Để thực hiện mục đích dạy học với sự hỗ trợ của máy tính, ta cần thực
hiện một giáo án điện tử để thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động của mình Trước
hết chúng ta cần hiểu Giáo án điện tử là một phương tiện dạy học hiện đại hỗ
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 3 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
trợ cho quá trình lên lớp của giáo viên. Trong đó kế hoạch hoạt động dạy - học
của giáo viên và học sinh đã được multimedia hoá một cách chi tiết. Giáo án
điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật
chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Như vậy giáo án điện tử chính là bản
thiết kế của bài giảng điện tử. Với bài giảng điện tử, người thầy được giảm nhẹ
việc thuyết giảng, có điều kiện tăng cường đối thoại, thảo luận với người học,
qua đó kiểm soát được người học; Người học được thu hút, kích thích khám phá
tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình
học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn.
Sử dụng phần mềm Powerpoint cho phép chọn nhiều kiểu giao diện (spin)
giáo viên có thế lựa chọn các giao diện khác nhau cho bài giảng, tuỳ thuộc vào
bài học, môn học và ý thích của giáo viên.
Với giao diện trắng thì bài giảng chỉ có 2 nút Next, Back ở dưới bên phải
để chuyển đổi giữa các trang màn hình.(chức năng tương đương như violet), các
tư liệu trong giao diện sẽ được hiển thị to hơn, tuy nhiên việc theo dõi và thay
đổi các mục sẽ khó khăn hơn.
Các kiểu giao diện khác sẽ hiện rõ các hoạt động ở trên cùng của giao
diện và các phần mục trong từng hoạt động phía bên trái của giao diện, tạo điều
kiện dễ dàng cho thao tác của giáo viên khi giảng dạy.
Powerpoint sử dụng linh hoạt nên font chữ trong các sản phẩm bài giảng
đều đẹp, dễ nhìn và ổn định trên mọi máy tính.
Trong quá trình soạn giáo án Powerpoint còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài
tập chuẩn thường được sử dụng trong sách giáo khoa và sách bài tập
Ngoài ra Powerpoint còn hỗ trợ sử dụng rất nhiều các slaider cho từng môn
học, giáo viên có thể tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ

dàng:
Sau khi soạn thảo xong bài giảng trên phần mềm Powerpoint giáo viên có
thể xuất bài giảng ra thành một thư mục chứa file, chức năng này xuất bài giảng
đang soạn thảo ra thành một sản phẩm chạy độc lập, có thể copy vào đĩa mềm,
USB hoặc đĩa CD để chạy trên các máy tính khác thông qua chưong trình
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 4 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
Powerpoint. Với chức năng này ta có thể liên kết với các bài giảng được tạo
bằng Powerpoint hoặc các công cụ khác có hỗ trợ liên kết. Ngoài ra phần mềm
còn có chức năng đóng gói bài giảng phần mềm sẽ chạy dưới dạng giao diện
Web và có thể đưa lên Website của trường (cá nhân) nhờ vậy giáo viên có thể
truy cập sử dụng bài giảng của mình thông qua Internet ở mọi nơi mọi lúc mà
không cần mang theo đĩa mềm, USB hoặc đĩa CD.
Chính vì vậy theo tôi mỗi giáo viên trước khi thực hiện soạn một giáo án
điện tử để tiến hành thực hiện bài giảng điện tử cần nắm được:
1. Cấu trúc và yêu cầu một giáo án điện tử.
Hiện nay, giáo viên thường tự xây dựng các giáo án điện tử. Sau đây là một số
gợi ý về cấu trúc của nó ( tôi có tham khảo tài liệu của Ths Phạm Mạnh Cường.
Trung tâm công nghệ dạy học Viện nghiên cứu khoa học giáo dục ĐHSP TP Hồ
Chí Minh)
1.1 Cấu trúc giáo án điện tử.
Cấu trúc hình thức của một bài giảng điện tử có những nét phù hợp với bài dạy
học truyền thống. Tuy nhiên cần phải thấy sự khác biệt rõ nhất và là ưu điểm
của bài giảng điện tử đó là: Ngoài khả năng trình bày lý thuyết nó cho phép thực
hiện phần minh hoạ và phần kiểm tra đánh giá tại từng vấn đề nhỏ, điều mà
trong bài giảng truyền thống khó thực hiện.
Một bài giảng điện tử cần thể hiện được:
- Tính đa phương tiện ( Multimedia) : Là sự kết hợp của các phương tiện khác
nhau dùng để trình bày thông tin thu hút người học( text, âm thanh ( sound),
hình ảnh đồ hoạ, phim minh hoạ )

- Tính tương tác: Sự trợ giúp đa phương tiện của máy tính cho phép giáo viên và
học sinh khai thác đối thoại, xem xét khám phá các vấn đề, đưa ra câu hỏi và
nhận xét trả lời.
1.2. Các yêu cầu đối với một giáo án điện tử.
2.1. Yêu cầu về nội dung.
Cần trình bày nội dung với lý thuyết cô đọng được minh hoạ sinh động và có
tính tương tác cao rõ nét mà phương pháp giảng bằng lời khó diễn tả. Để thực
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 5 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
hiện vấn đề này giáo viên phải hiểu rõ vấn đề cần trình bày, phải thể hiện các
phương pháp sư phạm truyền thống và đồng thời phải có kỹ năng về tin học để
thực hiện các minh hoạ mô phỏng.
Cụ thể là:
* Có kỹ năng soạn thảo một văn bản (Word Processing Skills) sử dụng một phần
mềm soạn thảo (ví dụ Word) . Soạn thảo văn bản là một trong những ứng dụng
đầu tiên của máy tính cá nhân và được áp dụng rộng rãi trong tất cả các quốc gia
trên thế giới.
* Có kỹ năng thiết kế một trình diễn điện tử (Electronic Presentation Skills) bằng
PowerPoint để giảng dạy hoặc trình bày một vấn đề nào đó.
* Có hiểu biết và biết cách sử dụng, truy cập Internet . Có hiểu biết về các khái
niệm Website, trang Web liên kết siêu văn bản trên trang. Biết địa chỉ trang Web
và biết các công cụ tìm kiếm thông tin thông dụng trên Internet như Yahoo.com,
Google.com – violet.vn…
* Có hiểu biết và thực hiện các kỹ năng làm việc cơ bản trong hệ thống mạng
máy tính : ví dụ mạng LAN.
* Hiểu biết và thao tác thành thạo với tệp tin và thư mục trong hệ điều hành
Windows biết cách dùng Windows Explorer để thực hiện các thao tác như sao
chép, di chuyển, tạo mới và dịch chuyển thư mục, tìm kiếm thông tin trên đĩa.
* Biết cách tìm kiếm thông tin và phần mềm từ các kho dữ liệu khổng lồ trên
Internet.

* Có hiểu biết và sử dụng thành thạo máy quét (Scanner Knowledge) và phần
mềm nhận dạng thông qua máy quét. Biết sử dụng máy ảnh kỹ thuật số.
2.2 Yêu cầu về phần câu hỏi, giải đáp.
Bài giảng điện tử cần thể hiện một số câu hỏi, với mục đích:
- Giới thiệu một chủ đề mới.
- Kiểm tra đánh giá người học có hiểu nội dung (từng phần, toàn bài) vừa trình
bày không.
- Liên kết một chủ đề đã dạy trước với một chủ đề hiện tại hay kế tiếp.
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 6 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
Câu hỏi cần được thiết kế sử dụng tính đa phương tiện để kích thích học sinh
vận động trí não để tìm câu trả lời.
Phần đáp án cũng được thiết kế sẵn trong bài giảng điện tử nhằm mục đích:
+ Với câu trả lời đúng: Thể hiện sự tán thưởng. Ví dụ : Bạn đã trả lời rất chính
xác, xin chúc mừng,; bạn trả lời rất tốt! Và có một tràng pháo tay lúc đó sẽ
kích thích lòng tự hào, say mê hợp tác tìm tòi tri thức của người học.
+ Với câu trả lời sai: Thông báo lỗi và gợi ý tìm chỗ sai và nhắc nhở học sinh
quay lại phần đầu bài đồng thời tạo cơ hội cho người học làm lại bằng nút quay
lại. Cuối cùng là một giải đáp hoàn chỉnh.
Yêu cầu về phần thể hiện khi thiết kế:
- Đầy đủ: Có đủ yêu cầu nội dung bài học.
- Chính xác: Đảm bảo không có thông tin sai sót.
- Trực quan: Hình ảnh, âm thanh, bảng biểu trực quan sinh động hấp dẫn người
học.
2. Qui trình thiết kế giáo án điện tử
Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:
- Xác định mục tiêu bài học.
- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm.
- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức.
- Xây dựng thư viện tư liệu.

- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy
học thông qua các hoạt động cụ thể.
- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
* Lưu ý: Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất
cho các trang/slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản
nhau. Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu "bay nhảy" thu hút
sự tò mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú
ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên
trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức
hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh. Cái quan trọng là đối
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 7 - THCS Cao Minh
ng dng phn mm Powerpoint vo dy - hc ng vn
tng trỡnh din khụng ch thy tng tỏc vi mỏy tớnh m chớnh l h tr
mt cỏch hiu qu s tng tỏc thy-trũ, trũ-trũ.
* Cỏc bc tin hnh: Khi thit k bi ging Ng vn, cng nh cỏc phn mm
khỏc tụi cú th tin hnh mt s bc nh sau:
Bc 1. To trang bỡa: To trang bỡa gii thiu bi ging (cha tiờu bi
ging, tờn giỏo viờn ging dy ) õy l mn hỡnh khụng cú giao din ngoi (ni
dung phúng to ton mn hỡnh). Vo u tit hc, phn mm bi ging ch hin
trang bỡa, khi tit dy bt u ch cn click chut, lỳc ú ni dung bi ging s
hin ra.
vớ d:
ễng
(V ỡnh Liờn)
Giỏo viờn:
Trng :
Việc thiết kế trang bìa giáo viên có thể sử dụng các file hình ảnh, âm thanh
(nhạc) có sẵn, sử dụng tranh vẽ, hoặc tận dụng ngay tranh vẽ có trong sách giáo
khoa (đã qua sử lý màu sắc, hình ảnh bằng photosop) làm nền cho trang bìa.
Cách làm này có thể khắc phục nhợc điểm của tranh ảnh đen trắng trong sách

giáo khoa.
B ớc 2. Nội dung bài giảng
Tuỳ theo môn dạy để xây dựng bài giảng theo các hoạt động
+ Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới.
+ Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản (hoặc hình thành kiến thức
mới)
Ngi vit: Hong Th Tiờng - 8 - THCS Cao Minh
ng dng phn mm Powerpoint vo dy - hc ng vn
+ Hoạt động 3.Tổng kết (hoặc luyện tập)
+ Hoạt động 4. Củng cố
+ Hoạt động 5. Hớng dẫn về nhà
Ví dụ: Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ
*Sử dụng kiểu bài tập trắc nghiệm để kiểm tra lý thuyết.
Giới thiệu bài mới (tuỳ theo phân môn, theo bài) giáo viên có thể sử dụng hình
ảnh có liên quan đến nội dung bài học, đó là những tranh ảnh, phim động cho
học sinh xem, quan sát từ đó giới thiệu nội dung bài học để tạo tâm thế cho học
sinh.
Hình ảnh trực quan sinh động giúp tôi vào bài mới tự nhiên hơn và đặc
biệt gây hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu tác phẩm.( hình ảnh các nhà văn,
nhà thơ hay các tranh ảnh liên quan đến bài học)
Ví dụ. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
Tìm hiểu khái quát văn bản.
Giới thiệu về tác giả tác phẩm, ta có thể đa chân dung nhà văn, một
số tác phẩm tiêu biểu và vài nét về tác giả, tác phẩm.(chọn ảnh màu nhằm
tác động tới trực quan của học sinh)
Đọc tác phẩm giáo viên sử dụng các bài đọc diễn cảm, đọc nghệ
thuật từ các đĩa CD, VCD đợc cung cấp hay ghi âm chính giọng đọc chuẩn
của mình, của đồng nghiệp trong trờng vào bài dạy. Việc sử dụng âm
thanh Powerpoint rất tiện dụng vì ta có thể tạo một công cụ để tắt, mở,

điều chỉnh âm thanh to hay nhỏ, nhanh hay chậm trên chính trang bài
giảng đang sử dụng.
Ví dụ. Hoạt động 3. (Tổng kết, luyện tập)
*Tổng kết: Giáo viên có thể đa các dạng biểu bảng sơ đồ tổng hợp lên màn hình
để học sinh tiện theo dõi từ đó rút ra nội dung ghi nhớ.
Bứơc3 Đóng gói bài giảng
Thiết kế bài giảng xong giáo viên thực hiện thao tác đóng gói bài giảng.
Xuất bài giảng ra thành một th mục chứa file - coppy vào đĩa mềm, USB, hoặc
đĩa CD để thuận lợi cho việc sử dụng trên mọi máy vi tính.
Với cách chuẩn bị nh vậy, tôi thấy giờ dạy luôn đạt hiệu qủa cao, còn giáo
viên chủ động lựa chọn nội dung thích hợp để đổi mới phơng pháp dạy học.
Chng 2: THC TRNG VN
Ngi vit: Hong Th Tiờng - 9 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
Như tôi đã trình bày ở trên, sử dụng phần mềm vào thiết kế và giảng dạy
Ngữ văn là một trong những phương pháp dạy học mới cần được ứng dụng để
đem lại kết quả tốt nhất trong việc dạy và học. Đó còn là một cách tiếp cận công
nghệ thông tin phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử dụng
tin học trong nhà trường của cả giáo viên và học sinh.
Trước đây, trong các tiết dạy Ngữ văn, giáo viên đã sử dụng phương tiện
hiện đại như máy chiếu Overhead, kết hợp với băng hình rất cồng kềnh, vất vả
nhưng hiệu quả chưa cao. Từ khi làm quen với tin học và tiếp cận với phần mềm
Powerpoint tôi nhận thấy Powerpoint có giao diện được thiết kế trực quan và dễ
dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần phụ trợ đều bằng tiếng Việt, nên rất phù hợp
với giáo viên không giỏi tin học và ngoại ngữ. Powerpoint cho phép nhập các dữ
liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, màu sắc, âm
thanh, phim, hoạt hình Flash ), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn
chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương
tác với người dùng. Với những tính năng trên khi thể hiện bài giảng được thiết
kế với phần mềm này, giờ học sẽ trở nên sống động, thu hút sự chú ý của học

sinh vào bài dạy. Đây cũng là cơ sở để học sinh phát huy tính độc lập, tự giác,
tích cực trong học tập.
Tuy nhiên thực tế ở trường tôi và trong quá trình đi dự giờ đồng nghiệp
trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm trường và cả trong hội thi giáo viên
dạy giỏi cấp cơ sở thì việc giáo viên tự chiếm lĩnh CNTT để tạo ra các sản phẩm
cá nhân là giáo án điện tử còn nhiều hạn chế. Có giáo viên đã từng tham gia
giảng dạy- bài giảng điện tử song cũng còn lúng túng về nhiều mặt , đặc biệt là
việc định hình một cách sâu sắc về cấu trúc và yêu cầu của bài giảng điện tử
cũng như qui trình thiết kế bài giảng. Nhiều giáo viên chưa xác định rõ giáo án
điện tử chỉ là một phương tiện dạy học hỗ trợ cho việc dạy học của người thầy
dẫn đến những sai phạm như : lạm dụng tính năng, tác dụng của giáo án điện tử
mà bỏ qua tính truyền thống của quá trình dạy – học bằng phấn trắng bảng đen;
suốt tiết học chỉ thiên về trình diễn với những kiểu hiệu ứng bay nhảy, màu hình
loá mắt, chưa khai thác được tính năng chuyên biệt của giáo án điện tử mà giáo
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 10 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
án truyền thống không thể thực hiện được….điều đó đã dẫn đến những tiết học
mờ nhạt, sự lưu đọng kiến thức trong các em học sinh không được là bao. Làm
thế nào để có những giờ học văn thực sự có hiệu quả? Làm được điều này vai trò
của người thầy thật không nhỏ.
Việc sử dụng phương tiện hiện đại một cách hợp lý, khoa học sẽ rút ngắn
khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành và làm cho quá trình nhận thức của
học sinh được cụ thể hơn. Các em lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ chính xác
hơn đồng thời củng cố, mở rộng, khắc sâu và nâng cao kiến thức cơ bản cho các
em.
Chương 3:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO BÀI DẠY NGỮ
VĂN 8- TIẾT 66
Văn bản: Ông đồ
I/ Mục tiêu cần đạt

*Về kiến thức:
- Học sinh thấy được tình cảnh tàn tạ của Ông đồ qua những bước
thăng trầm của nền văn hoá Nho học nước nhà.
- Hiểu được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của nhà thơ
đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ
truyền.
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
*Về kĩ năng:
- Học sinh có kĩ năng đọc, phát hiện, phân tích, so sánh, đánh giá, cảm
thụ những cái hay, cái đẹp của một văn bản thơ giàu yếu tố tự sự và miêu tả.
* Về thái độ:
- Học sinh có ý thức say mê, yêu thích bộ môn
- Có những rung cảm chân thành với một lớp người một thời được xã
hội tôn vinh nay đã đi vào quên lãng.
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 11 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
- Có ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hoá
truyền thống của dân tộc.
II. Chuẩn bị
• Giáo viên :
- Tìm hiểu kĩ về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1932- 1936 với những
biến đổi của văn học nước nhà để hiểu về hoàn cảnh ra đời và giá
trị tư tưởng của bài thơ.
- Nắm chắc về thể thơ
- Sưu tầm ảnh chân dung Vũ Đình Liên và các hình ảnh, băng hình
liên quan đến bài thơ.
- Quét hình ảnh và soạn giáo án trình chiếu trên công nghệ thông tin
điện tử.
• Học sinh:
- Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn của giáo viên.

- Đọc văn bản và trả lời phần đọc hiểu văn bản.
III. Tiến trình bài dạy.
• ổn định lớp
• Kiểm tra bài cũ
• Bài mới
GV vào bài: Trình chiếu 1 slide Video về những ông đồ ngày xưa với công
việc viết chữ, dạy học truyền bá đạo thánh hiền … qua lời thuyết minh của
nghệ sỹ Minh Trí – người đọc lời bình cho chương trình VTV3 của chương
trình “Nghệ nhân đất Việt”.
Hoạt động của thầy
Hoạt động
của trò
Nội dung cần đạt và trình chiếu các slide
Slide:1
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 12 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
Bài tập trắc nghiệm
Bài thơ cần đọc với giọng
như thế nào cho phù hợp ?
- Theo dõi chú thích –giải
thích nghĩa của từ ông Đồ
và từ nghiên.
- Giới thiệu những nét
khái quát nhất về nhà thơ
Vũ Đình Liên?
HS suy nghĩ
và xác định
phương án
đúng.
HS nghe

N xét đọc
HS đọc
HS nhận xét
HS theo dõi
chú thích
SGK và trả
lời
HS nghe
HS quan sát
Suy nghĩ,
trả lời.
I. Đọc – Hiểu chú thích
1.Đọc- hiểu từ:
Slide 2:( Bài tập trắc ngiệm)
Giọng trầm lắng, ngậm ngùi phù hợp với
việc diễn tả tâm tư, cảm xúc của nhà thơ.
+Ông Đồ.
+Nghiên.
Slide : 3( băng vidio+ giọng đọc bài thơ
bằng đường liên kết với các file âm thanh)
2. Tác giả, tác phẩm
Slide: 4 ( Bức chân dung tác giả)
a. Tác giả
- Là nhà giáo, nhà thơ.
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 13 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
- Tác giả nổi tiếng với
những tác phẩm nào ?
(Dùng Slide 4 để giới
thiệu)

- Nêu hoàn cảnh sáng tác
bài thơ bài thơ Ông đồ ?
GV: Bài thơ được viết vào
năm 1936 giai đoạn xã hội
Việt Nam có nhiều biến
động đã kéo theo sự biến
đổi của văn học : nhà nước
bảo hộ bãi bỏ khoa thi chữ
Hán, các nhà nho, những
ông đồ trở thành những kẻ
sinh không gặp thời bị gạt
ra ngoài lề xã hội và dần
dần vắng bóng. Khi đó
những ông đồ chỉ còn là
cái di tích tiền tuỵ đáng
thương của 1 thời tàn ->
thực tế đó là nguồn cảm
hứng để Vũ Đình Liên cho
ra đời bài thơ này.
- Bài thơ được viết theo
thể thơ ? Những phương
thức góp phần tạo lập nên
bài thơ.
HS quan
sát
Suy nghĩ,
trả lời.
HS nghe và
suy nghĩ
HS trả lời

theo sự
- Hai nguồn thi cảm chính trong thơ Vũ
Đình Liên là lòng thương người và tình hoài
cổ.
b. Tác phẩm.
Slide: 5 ( Những tuyển tập của Vũ Đình
Liên
* Hoàn cảnh ra đời : ông đồ là bài thơ kiệt
tác của Vũ Đình Liên, đăng trên báo tinh
hoa tuyển vào tập thi nhân Việt Nam.
*Thể thơ : Ngũ ngôn (năm chữ) 100 câu xếp
trong năm khổ.
* Phương thức biểu đạt: biểu cảm- Tự sự –
miêu tả.
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 14 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
- Với phương thức tự sự,
biểu cảm bài thơ kể về
câu truyện gì ? Tình cảm
nào được thể hiện trong
bài thơ?
-Theo mạch cảm xúc bài
thơ có thể chia bài thơ làm
? đoạn? nội dung của từng
đoạn.
Học sinh đọc khổ thơ 1.
Tác giả giới thiệu ông đồ
xuất hiện vào thời điểm
nào?.
Hoa đào nở nói nên điều

gì? ( Dùng Slide 6 ) giúp
HS cảm nhận
Ông đồ xuất hiện với
những hình ảnh nào?.
-Sự lặp lại của thời gian
“mỗi năm”, “lại thấy”điều
đó có ý nghĩ gì về sự xúât
hiện của ông đồ.
GV: Thiên nhiên đẹp ,
mùa xuân đẹp cùng với
chuẩn bị
của cá nhân
HS xác định
HS đọc
HS cảm
nhận
HS phát
hiện
HS đánh giá
Kể về cuộc đời của 1 ông đồ già với 1 duyên
phận hẩm hiu bị đẩy vào nghịch cảnh, qua
đó bày tỏ niềm cảm thương chân thành của
mình.
*Bố cục :3 phần.
- Khổ 1,2 : Hình ảnh ông đồ thời đắc ý.
- Khổ 2,3 : Hình ảnh ông đồ thời tàn.
- Khổ 5 : Nỗi lòng của tác giả.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Ông đồ thời đắc ý
- Hoa đào nở.

Slide :6 ( Tranh minh hoạ)
-> Hoa đào nở báo hiệu xuân sang , sắc đào
tươi thắm rực rỡ biểu tượng cho vẻ đẹp của
thiên nhiên , của quê hương buổi xuân về.
- Ông đồ già.
- Bày mực tàu, giấy đỏ.
-> Sự xuất hiện thường tình, thân quen đối
với mọi người mỗi dịp Tết đến xuân về.
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 15 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
hình ảnh ông đồ bày mực
tàu, giấy đỏ và những câu
đối Tết bên hè phố đông
người qua lại như góp mặt
vào cáI đông vui, náo
nhiệt của phố phường
mang theo hương sắc cho
mọi nhà, ông đồ đã cung
cấp cho mỗi gia đình Việt
Nam một thứ hàng cần
sắm , đó là thú chơi câu
đối cùng với:
Thịt mỡ dưa hành câu đối
đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh
chưng xanh.
-Sự có mặt của ông đồ đã
thu hút bao người xúm
đến.Tìm từ ngũ diễn tả
điều đó.

-Nhận xét về cách sử dụng
từ của tác giả, tác dụng
của cách sử dụng từ đó.
- Sự đắt hàng của ông đồ
không chỉ vì người ta cần
thuê ông viết chữ mà còn
để thưởng thức tài viết chữ
đẹp của ông. Tài viết chữ
của ông được gợi tả qua
hình ảnh thơ nào?
HS nghe
HS theo dõi
SGK và
phát hiện
rút ra nhận
xét
Slide: 7 ( Tranh minh hoạ)
Bao nhiêu người thuê viết.
Bao nhiêu -> số từ: ông đồ thật đắt hàng
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Nghệ thuật so sánh->nét chữ đẹp, sắc sảo,
mềm mại, vuông vức tung hoành như những
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 16 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
- Biện pháp nghệ thuật nào
được sử dụng trong hình
ảnh thơ.
- Em hình dung như thế
nào về nét chữ của ông đồ

từ hình ảnh so sánh?
- Nét chữ ấy đã tạo cho
ông đồ 1 địa vị như thế
nào trong con mắt người
đời.
GV:Các em ạ! Hạnh phúc
nhất của ông đồ thuở ấy
không chỉ dừng lại ở chỗ
đông khách mà còn là
những lời ngợi khen bình
phẩm với 1 thái độ
ngưỡng mộ : câu đối của
ông không những hay về
nội dung, sâu sắc về ý
nghĩa mà nét chữ còn phải
đẹp , sắc sảo, mềm mại,
dáng chữ vuông sức tung
hoành như những sinh vật
sống có hồn biết bay nhảy
múa lượn mới được mọi
người tấm đắc ngợi khen.
- Em đọc được cảm xúc
nào của tác giả từ hai
HS quan sát
tranh và
đánh giá
HS nghe và
suy ngẫm
sinh vật sống, như có hồn biết bay nhảy,
múa lượn.

Slide: 8 ( Tranh minh hoạ)
- Quý trọng, ngưỡng mộ.
- Quý trọng ông đồ…
- Quý trọng 1 nếp sống đẹp…
- Mến mộ chữ nho, nhà nho
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 17 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
khổ thơ này?
H: Nếu được đánh giá về
những tháng ngày này của
ông đồ thì theo em đó là
những tháng ngày như thế
nào?
GV: Có thể nói qua 2 khổ
thơ đầu hình ảnh ông đồ
hiện lên thật rực rỡ, ông
trở thành nhân vật trung
tâm không thể thiếu được
trong thời buổi trọng chữ
nho. Cái thời mà xin được
chữ đẹp là có được vật báu
trong nhà, thế nhưng thời
gian trôi qua, những mùa
xuân cũng nối tiếp trôi
qua, xã hội có nhiều biến
đổi, số phận của những
người viết chữ thuê như
ông đồ sẽ ra sao.
- Những hình ảnh nào
được lặp lại trong khổ thơ.

- Hình ảnh ông đồ vẫn
xuất hiện với mực tầu,
giấy đỏ nhưng tất cả đã
khác xưa: đó là:…….
Nhận xét gì về cách dùng
từ và câu trong 2 câu thơ
HS tự bộc
lộ theo cá
nhân
HS phát
hiện
-> Những tháng ngày vàng son của ông đồ,
cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc.
2.Ông đồ thời tàn
- Người thuê viết.
- Giấy đỏ.
- Mực ….nghiên.
Lặp từ.
Câu hỏi tu từ
->Một cảm giác giật mình, bàng hoàng ngơ
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 18 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
này .
- Em đọc được cảm xúc
nào của nhà thơ khi gửi
gắm vào câu hỏi tu từ?
- Sự lặp từ “mỗi năm”,
“mỗi vắng” cùng câu hỏi
tu từ trong câu thơ cho em
hình dung điều gì về cảnh

tượng lúc này ?.
-Nỗi buồn tủi ấy lan sang
cả những vật vô tri vô
giác: Giấy đỏ buồn không
thắm, mực đọng trong
nghiên sầu.
Biện pháp nghệ thuật được
sử dụng trong 2 câu thơ?
- Em hình dung được thực
tế nào từ biện pháp nghệ
thuật nhân hoá này?
( Dùng Slide 9 gt để HS tự
bộc lộ cảm nhận )
GV:Tác giả đã thổi linh
hồn và những vật vô tri vô
giác một cách tài tình đến
nỗi giấy , mực cũng như
ôm cả một tâm sự đau
đớn, buồn thương.Giờ đây
là một thực tế phũ phàng.
Những tờ giấy đỏ cứ phơi
ra đấy chẳng được dùng
HS nhận xét
HS đánh giá
HS phát
hiện và
phân tích
HS quan sát
tranh và tự
bộc lộ cảm

nhận
HS nghe
ngác.
->Cảnh tượng vắng vẻ, thê lương, buồn tủi.
Giấy đỏ buồn không thắm.
Mực đọng trong nghiên sầu.
Nghệ thuật nhân hoá
-> Nỗi cô đơn, hiu hắt, buồn tủi của ông đồ
trước sự lãng quên của mọi người.
Slide: 9 ( Tranh minh hoạ)
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 19 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
đến lên cũng ủ ê, màu đỏ
của nó trở thành vô duyên
và không thắm lên được,
nghiên mực cũng vậy nó
không được chiếc bút lông
chấm vào nên mực như
đọng lại biết bao sầu tủi và
trở thành nghiên sầu. Giấy
mực giờ đây trở nên nhạt
nhẽo vô duyên, lạc lõng
giữa rừng phương tiện
hiện đại. Và ông đồ vẫn
ngồi đấy mặc cho dòng
đời tấp nập ngược xuôi.
( Dùng Slide 10 giúp HS
cảm nhận)
- Em cảm nhận được gì từ
hai hình ảnh thơ: Ông đồ:

“ vẫn ngồi đấy”, “không ai
hay”?
- Thiên nhiên cũng xuất
hiện trong khổ thơ này
Quan sát
tranh và
cảm nhận
Slide :10 ( Tranh minh hoạ)
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài đường mưa bụi bay.
Vẫn ngồi đấy: Ông đồ vẫn cố bám lấy cuộc
đời, vẫn muốn góp sự hiện diện của mình
vào cuộc sống.
Không ai hay: Ông đồ vẫn ngồi đó mà
không một ai nhìn đến, đoáI hoài, ông trở
thành người lạc lõng bơ vơ giữa dòng người
tấp nập ngược xuôI đến chóng mặt.
 Ông cố níu kéo nhưng cũng không
được, chẳng biết bám víu vào đâu.
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 20 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
nhưng không phải là cái
rực rỡ, tươi tắn của hoa
đào mà là “ lá vàng, mưa
bụi”,
- Biện pháp nghệ thuật nào

được sử dụng trong những
hình ảnh thơ này? Một
cảnh tượng như thế nào
được gợi lên từ những
hình ảnh thơ đó?
- Tình cảm nào của tác giả
được gợi lên từ những
dòng thơ này?
GV: Đây là hai câu thơ tả
cảnh nhưng là cảnh buồn
rơi nước mắt. Giấy đỏ
buồn không thắm vì ế ẩm
giờ đây lại bị phủ đầy lá
vàng rơi. Nó rơi và nằm
lại đấy vì mặt giấy không
có nhu cầu được dùng đến.
Trong không gian ấy, mặc
cho gió mưa, lá rụng phủ
đầy ông đồ như chìm dần,
lặn sâu để rồi vĩnh viễn
không còn thấy ông nữa.
Hình ảnh lá vàng, mưa bụi
đã dệt nên tấm khăn liệm
đưa ông đồ và sự nghiệp
của ông về chốn bằng an.
HS thảo
luận nhóm
bàn và bộc
lộ cảm xúc
HS nghe và

suy ngẫm
Tả cảnh ngụ tình
-> Cảnh thê lương tiều tuỵ
Một nỗi lòng xót xa, thương cảm.
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 21 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
Phải chăng những chiếc lá
vàng cuối mùa hay ông đồ
là chiếc lá cuối cùng của
rừng Nho học? Những giọt
mưa bụi hay chính là
những giọt nước mắt xót
thương của tác giả dành
cho ông đồ, cho lớp người
như ông, cho một nền văn
hoá Nho học bị lãng quên,
cho một nét đẹp văn hoá
truyền thống của dân tộc
bị lụi tàn!
- Qua hai khổ thơ 3-4 em
đánh giá đây là những
tháng ngày như thế nào
của ông đồ?
- Qua 4 khổ thơ tác giả đã
dựng lên hai bức tranh
bằng ngôn ngữ thơ ca. Em
có nhận xét gì về hai bức
tranh này?
(Dùng Slide 11 để giúp
HS so sánh)

- Hình ảnh nào lại được
nhắc tới ở khổ thơ
HS tự đánh
giá
HS quan sát
và tự rút ra
nhận xét,
đánh giá
HS đọc khổ
thơ 5
- Ông đồ bị bỏ rơi.
- ông trở nên lạc lõng cô đơn.
Slide: 11 ( Trình chiếu nội dung phản ánh
hai cảnh đời của ông đồ ở hai thời điểm khổ
thơ 1,2 và 3,4.
Nghệ thuật tương phản xây dựng lên hai
cảnh đời trái ngược nhau của ông đồ trước
những bước thăng trầm của nền Nho học
nước nhà.
3. Tấm lòng của nhà thơ
Đào lại nở
Ông đồ xưa
Kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ thể
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 22 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
- Bài thơ mở đầu là mỗi
năm hoa đào nở- lại thấy
ông đồ già và kết thúc là
“năm nay đào lại nở-
không thấy ông đồ xưa”

em có nhận xét gì về cách
kết cấu này?
- Có gì đặc biệt giữa thiên
nhiên và con người được
nhắc tới ở đây?
- Theo em cảm xúc nào của
tác giả được bộc lộ khi phát
hiện ra điều đó?
- Tình xót thương đã giúp
nhà thơ viết tiếp hai câu
thơ cuối bài .Tác giả đã sử
dụng kiểu câu nào trong
câu thơ?
- Em đọc được nỗi lòng
nào của tác giả sau câu hỏi
tu từ này?
GV: Đoạn thơ đã khép lại
bài thơ như một nén hương
thơm thắp lên để tưởng nhớ
về hình bóng một ông đồ
già đáng thương khuất nẻo
dương gian, xót thương cho
một nền văn hoá lụi tàn.
- Em có suy nghĩ gì về tục
HS phát
hiện
HS phân
tích , nhận
xét
HS thảo

luận theo
bàn và bày
tỏ quan
điểm

HS nghe
HS tự liên
hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng buồn của
ông đồ.
- Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ.
- Con người - ông đồ đã trở thành người
xưa cũ.
- Xót thương, ngậm ngùi, day dứt luyến
tiếc cảnh cũ người xưa.
Câu hỏi tu từ:
 Lòng thương cảm cho những thế hệ
ông đồ, những nhà nho danh giá một
thời nay đã bị lãng quên do thời cuộc
đổi thay
 Tiếc thương cho những giá trị tinh
thần tốt đẹp của dân tộc bị lụi tàn,
lãng quên
-> Một cái nhìn nhân hậu đối với quá khứ
của nhà thơ.
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 23 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
chơi câu đối của người Việt
Nam ngày nay?
GV liên hệ : Ngày nay
hình ảnh những ông đồ

ngồi bên hè phố làm câu
đối, viết thuê chữ không
còn nữa, hình bóng của ông
đã lùi vào quá khứ nhưng
tập tục chơi câu đối thì
không bao giờ mất được vì
nó mang vẻ đẹp của tâm
hồn Việt Nam, văn hoá
Việt Nam, nó chỉ có thăng
trầm chứ vĩnh viễn không
bao giờ mất được.
- Khái quát lại những nét
đặc sắc về nghệ thuật của
bài thơ?
- Qua bài thơ giúp em hiểu
gì về nội dung?
GV dùng Slide 12 để giúp
học sinh khái quát lại kiến
thức)
hệ
HS nghe
HS khái
quát lại
kiến thức
HS đọc nội
dung kiến
thức
• Ghi nhớ: SGK
Slide 12
Nghệ thuật

-Thể thơ năm chữ, giọng điệu trầm lắng,
ngôn ngữ bình dị, từ ngữ giàu hình ảnh tinh
tế, gợi cảm
-Biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá,
tương phản đối lập, sử dụng câu hỏi tu từ.
Nội dung
- Bài thơ thể hiện nỗi niềm hoài cổ cảm
thương cho một ông đồ già- một lớp người
bị lãng quên trước sự lụi tàn của nền văn
hoá Nho học. Qua đó toát lên niềm cảm
thương chân thành với một lớp người tàn tạ
và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của tác
giả.
III. Luyện tập – củng cố
Slide: 13 ( bài tập trắc nghiệm)
Bài 1: Qua bài thơ “Ông đồ” nhà thơ muốn
gửi tới mỗi người đọc một thông điệp nào?
A.Hãy trân trọng những gì của quá khứ.
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 24 - THCS Cao Minh
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào dạy - học ngữ văn
Tổ chức cho HS hoạt động
nhóm
HS làm bài
cá nhân
HS thảo
luận nhóm
B. Phải biết quý trọng, giữ gìn và phát huy
những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân
tộc.
C.Chỉ nên nhớ những gì của hiện tại.

D.Cả B và B.
Bài 2: Câu hỏi thảo luận
Có ý kiến cho rằng: hai nguồn thi cảm chính
trong thơ Vũ Đình Liên đã gặp nhau tại bài
thơ Ông đồ. ý kiến của em như thế nào? Giải
thích rõ quan điểm của mình.
IV. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà
V. KẾT QUẢ .
Sau những tiết lên lớp bằng bài giảng điện tử ở trường THCS bản thân tôi
và một số đồng nghiệp đã nhận thấy:
- Học sinh ở các khối lớp đã thực sự cảm hiểu được tác phẩm. Mỗi em có một sự
cảm nhận riêng với những mức độ khác nhau nhưng đều bộc lộ sự hiểu biết,
nắm vững bài. Bản thân các em học tập có tính tự giác, tích cực và chủ động
hơn. Các em từ chỗ lười suy nghĩ, lười phát biểu nay đã biết tập trung, độc lập,
hợp tác suy nghĩ. Trong giờ học các em đã hăng hái phát biểu xây dựng bài làm
cho tiết học sôi nổi nhưng không phải ào đi, chẳng đọng được gì .
- Kiến thức truyền đạt của một bài dạy có chiều sâu hơn: Học sinh được luyện
tập bằng các bài tập trắc nghiệm khách quan và tự luận được nhiều hơn. Từ đó
sự hiểu biết về văn chương ngày càng tăng, sự cảm nhận về văn học, về cuộc
sống càng sâu sắc, tâm hồn các em đẹp đẽ và phong phú hơn nhiều.
- Giáo viên chủ động trong việc phân phối thời gian, đối thoại trao đổi với học
sinh được nhiều hơn và hiệu quả bộ môn được nâng lên.
Người viết: Hoàng Thị Tiêng - 25 - THCS Cao Minh

×