Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

NCKHUD Một số giải pháp sử dụng tệp có định dạng Flash và Video clip trong dạy bài 12“Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 6 để nâng cao kết quả học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 29 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ TỆP CÓ ĐỊNH DẠNG
FLASH VÀ VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC BÀI 12 :
“TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC
HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT - ĐỊA LÍ 6”
ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP ”
Người thực hiện : Đào Thị Thu Hằng

Năm học : 2012- 2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. TÁC GIẢ
Họ và tên : Đào Thị Thu Hằng
Ngày, tháng, năm sinh: 28/07/1984
Đơn vị công tác : Trường THCS TT Cát Bà
Điện thoại : 0977821406
II. SẢN PHẨM
Tên sản phẩm : Một số giải pháp sử dụng tệp có định dạng Flash và Video
clip trong dạy bài 12:“Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình
thành địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 6 để nâng cao kết quả học tập.
III. CAM KẾT
Tôi xin cam đoan : Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng này là của
cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay
toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước lãnh đạo đơn vị, lánh đạo sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam


kết này
Cát Bà, ngày 15 tháng 01 năm 2013
Người cam kết
Đào Thị Thu Hằng
MỤC LỤC
Trang
TÊN ĐỀ TÀI
MỤC LỤC
1
2
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 3
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
2. Giải pháp thay thế
3. Vấn đề nghiên cứu
4. Giả thiết nghiên cứu
4
4
4
5
5
III. PHƯƠNG PHÁP
3.1. Khách thể nghiên cứu
3.2. Thiết kế nghiên cứu
3.3. Quy trình nghiên cứu
3.4. Đo lường va thu thập dữ liệu
3.5. Kiểm chứng độ tin cậy
5
5
6

7
7
8
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN
1. Phân tích kết quả dữ liệu
2. Bàn luận
8
8
10
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
10
10
11
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
VII. PHỤ LỤC 13
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn trong
trường học là yêu cầu cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay.Trường THCS TTCát Bà nói riêng cũng như các trường học khác
rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ
môn trong đó có bộ môn Địa lí. Vì nội dung dạy môn Địa lí nói chung và
ở lớp 6 nói riêng có rất nhiều vấn đề trừu tượng. Ở chương trình địa lí
lớp 6 có rất nhiều kiến thức tổng quát. Ví dụ các bài về địa hình bề mặt
Trái Đất, lượng mưa, khoáng sản, gió Để hỗ trợ việc dạy các nội dung
này SGK cũng có nhiều hình ảnh minh họa, giáo viên hướng dẫn học
sinh quan sát, mô tả, giải thích để giúp các em hiểu hơn song cũng có
những hình ảnh rất trừu tượng, khó tưởng tượng, nội dung khó như các
thí nghiệm thì học sinh không hình dung được nên việc hiểu bài của các

em còn hạn chế. Nhiều học sinh thuộc kiến thức của bài nhưng vẫn chưa
hiểu được rõ bản chất của các hiện tượng nên kĩ năng vận dụng vào bài
thực hành và liên hệ thực tiến chưa thật tốt.
Giải pháp của tôi là sử dụng phù hợp một số tệp có định dạng
FLASH và VIDEO CLIP có nội dung phù hợp vào giảng dạy bài 12 : “
TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH
THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT - ĐỊA LÍ 6” thay vì chỉ sử
dụng các hình ảnh tĩnh trong SGK và coi đó là nguồn cung cấp thông tin
giúp học sinh hiểu nội dung của bài học và giúp học sinh hiểu rõ hơn
bản chất các hiện tượng.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương là lớp 6A3 và
lớp 6A4 năm học 2012- 2013 trường THCS TT Cát Bà. Nhóm 1 là nhóm
đối chứng – lớp 6A3, nhóm 2 là nhóm thực nghiệm – lớp 6A4. Nhóm
thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi học bài “Tác động
của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái
Đất” bằng việc sử dụng tệp có định dạng Flash và Video clip trong quá
trình giảng dạy theo thời khoá biểu trên lớp. Kết quả cho thấy tác động
có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh : nhóm thực
nghiệm có kết quả học tập cao hơn nhóm đối chứng. Điều đó chứng
minh rằng sử dụng tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP có nội
dung phù hợp vào giảng dạy làm nâng cao kết quả học tập của học sinh
về bộ môn Địa lí lớp 6.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Trong chương Địa lí lớp 6 các em học sinh đã được quan sát với
các tranh ảnh trong SGK về hình ảnh của Trái Đất để tìm hiểu về những
hiện tượng tự nhiên nhưng đó chỉ là những hình ảnh tĩnh, kích cỡ nhỏ,
kém sinh động. Công nghệ tiến tiến của máy vi tính và máy chiếu
Projector đã tạo ra những hình màu 3D rực rỡ, sinh động kèm theo
những âm thanh, tiếng động, sự vật có thể chuyển động theo thời gian,

nước chảy, các hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng ngày góp phần nâng
cao chất lượng, công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường và
phù hợp với học sinh THCS.
Qua việc dự giờ thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động nghiên
cứu, tôi thấy nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn này chỉ sử dụng các
phiên bản tranh ảnh trong SGK treo lên cho học sinh quan sát. Họ đã cố
gắng đưa ra những câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học
sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải
quyết vấn đề. Kết quả là học sinh có thuộc nội dung của bài học bài
nhưng chưa hiểu sâu sắc về sự vật hiện tượng, vì vậy kĩ năng vận dụng
vào thực tế và các bài thực hành còn chưa cao.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này sử dụng các tệp
có định dạng FLASH và VIDEO CLIP thay cho các phiên bản tranh
ảnh và khai thác nó như một nguồn dẫn đến kiến thức.
2. Giải pháp thay thế
Giải pháp sử dụng một số tệp có định dạng FLASH miêu tả sự tác
động của nội lực và ngoại lực lên bề mặt Trái Đất các VIDEO CLIP
mô tả hiện tượng núi lửa, động đất và hoạt động của chúng trên bề mặt
Trái Đất Giáo viên trình chiếu hình ảnh và video cho học sinh quan
sát, nêu hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện kiến thức của
bài.
Vấn đề sử dụng một số tệp có định dạng FLASH và VIDEO
CLIP cũng đã được các thầy cô giáo trong các trường sử dụng trong các
bài giảng khác nhau trong bộ môn địa lí THCS , tôi muốn có được
nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới
phương pháp dạy học khi dạy một số kiến thức trừu tượng trong bài
“Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề
mặt Trái Đất - Địa lí 6 ” từ đó làm cho các em hứng thú học tập bộ
môn và nắm bắt kiến thức một cách chắc chắn.
3. Vấn đề nghiên cứu

Việc sử dụng các tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP vào
giảng dạy bài “Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình
thành địa hình bề mặt Trái Đất - Địa lí 6 ”, có góp phần làm tăng tính
tự giác, hứng thú học tập bộ môn Đia lí của học sinh lớp 6 hay không?
4. Giả thuyết nghiên cứu
Sử dụng các tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP vào
giảng dạy trong bài học “Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc
hình thành địa hình bề mặt Trái Đất - Địa lí 6 ”, sẽ góp phần làm
tăng tính tự giác, hứng thú học tập bộ môn địa lí của học sinh lớp 6 -
trường THCS TT Cát Bà.
III. PHƯƠNG PHÁP
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Tôi lựa chọn trường THCS TT Cát Bà là trường học nơi tôi làm
việc, có đối tượng học sinh ham hiểu biết và tích cực học tập, có điều
kiện thuận lợi cho việc NCKHSPƯD.
a. Giáo viên
Cô Đào Thị Thu Hằng – giáo viên dạy địa lí khối lớp 6.
b. Học sinh
Chọn học sinh 2 lớp 6 của trường THCS TT Cát Bà (6A3, 6A4) -
chia hai nhóm tham gia nghiên cứu, hai nhóm có nhiều điểm tương đồng
nhau về tỷ lệ giới tính, lực học, khả năng nhận biết kiến thức. Lớp 6A4
là nhóm thực nghiệm; lớp 6A3 là nhóm đối chứng.
Bảng 1: Giới tính và kết quả học tập năm học trước.
Lớp Sĩ số Nam Nữ
Kết quả học tập năm học trước
Giỏi Khá Trung bình Dưới Tb
6A3 38 22 16 7 17 14 0
6A4 39 23 16 9 15 15 0
Về ý thức học tập các em đều có ý thức học tập tương đối, tích
cực, chủ động nắm bắt kiến thức .Về thành tích học tập cả hai lớp đều

tương đương nhau ở năm học trước.
3.2. Thiết kế nghiên cứu.
Chọn hai lớp nguyên vẹn và chia thành hai nhóm :
+ Nhóm 1- lớp 6A4 là nhóm thực nghiệm
+ Nhóm 2 – lớp 6A3 là nhóm đối chứng.
+ Dùng kết quả bài kiểm tra định kì học kì I làm bài kiểm tra trước tác
động và bài kiểm tra sau khi học xong các nội dung về bài : “ Tác động
của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái
Đất ” làm bài kiểm tra sau tác động để so sánh. Dùng phép kiểm chứng
T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2
nhóm trước khi tác động .
Kết quả :
Bảng 2: Kiểm chứng xác định hai nhóm tương đương
Nhóm Đối chứng Nhóm Thực nghiệm
Trung bình
chung
5.86 5.87
p
0.994
P = 0.994 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch về điểm số trung
bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa => hai
nhóm được coi là tương đương.
Bảng 3 : Thiết kế nghiên cứu
Nhóm Kiểm tra trước
tác động
Tác động Kiểm tra sau
tác động
Thực
nghiệm
O1 Dạy học có sử dụng Flash

và video clip
O3
Đối chứng O2 Dạy học không sử dụng
Flash và Video clip
O4
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập .
3.3. Quy trình nghiên cứu.
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo viên Đào Thị Thu Hằng (lớp 6A3 - nhóm đối chứng ): thiết kế bài
dạy không sử dụng các tệp có định dạng Flash và Video clip, chuẩn bị
bài học như các tiết bình thường.
- Giáo viên Đào Thị Thu Hằng ( lớp 6A4 - nhóm thực nghiệm ) thiết kế
bài dạy có sử dụng các tệp có định dạng Flash và Video clip phù hợp
trong sách giáo khoa địa lí 6, sưu tầm tài liệu trong các website
baigiangdientu.com; giaovien.net và tham khảo các giáo án của giáo
viên dạy địa lí 6 ở trường bạn: (Cô Phạm Thị Bình Nguyên - trường
TH&THCS Hà Sen; cô Đoàn Thị Dung - trường TH&THCS Gia Luận )
* Tiến hành dạy thực nghiệm :
Thời gian tiến hành thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm
tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để
đảm bảo tính khoa học. Dạy 2 nhóm tách rời nhau theo hai tiết học.
3.4. Sử dụng công cụ đo, thang đo :
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra định kì học kì I môn địa
lí của học sinh lớp 6.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các nội
dung về bài : Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành
địa hình bề mặt Trái Đất” do giáo viên dạy thiết kế. Bài kiểm tra sau
tác động gồm các câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn và gạch nối.
* Kiểm chứng độ giá trị nội dung
Sau khi thực hiện dạy học xong các bài học trên, tôi tiến hành bài

kiểm tra 15’ (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục ) cho cả hai
nhóm đối chứng và thực nghiệm. Sau đó tiến hành chấm bài theo đáp án
đã xây dựng.
3.5. Kiểm chứng độ tin cậy:
- Kiểm chứng độ tin cậy của kết quả kiểm tra bằng cách kiểm tra HS thường
xuyên; lấy ý kiến phản hồi, đánh giá chính từ phía HS.
 Kết luận: Các dữ liệu thu được là đáng tin cậy
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN
1. Phân tích dữ liệu kết quả đạt được
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 6.88 7.9
Độ lệch chuẩn 1.307 0.867
Giá trị p của T-test 0.0001
Chênh lệch giá trị trung bình
chuẩn (SMD)
0.78
Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là
tương đương, sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng
T-test cho kết quả p = 0.001 cho thấy : Sự chênh lệch giữa điểm trung
bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh
lệch kết quả trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình
nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.78
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn
SMD = 0.78 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng các tệp
có định dạng Flash và Video clip đến kết quả học tập của nhóm thực
nghiệm.
Giả thuyết của đề tài “Sử dụng các tệp có định dạng Flash và
Video clip vào giảng dạy trong bài học “Tác động của nội lực và

ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất ” đã được
kiểm chứng.
* Biểu đồ so sánh trước tác động và sau tác động của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng
2. Bàn luận :
Kết quả của bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm có điểm trung
bình là 7.9 , kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm
trung bình là 6.88. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.02, điều đó
cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự
khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối
chứng.
Chênh lệch giá trị trunh bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD=
0.78. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình sau tác động của hai lớp
là p = 0.0001 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trunh
bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động,
nghiêng về nhóm thực nghiệm. Điều này khẳng định thêm sự tiến bộ tích
cực do tác động mang lại.
* Hạn chế :
Nghiên cứu sử dụng các tệp có dịnh dạng FLASH và VIDEO
CLIP trong giờ học môn địa lí ở THCS là một giải pháp rất tốt nhưng để
sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải có thời gian, trình độ công
nghệ thông tin cơ bản, có kỹ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác
tìm kiếm các nguồn thông tin trên mạng Internet phù hợp nội dung bài
giảng, biết thiết kế bài học khoa học hợp lý.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng các tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP đổi
mới phương pháp giảng dạy vào giảng dạy trong bài học “ Tác động
của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái

Đất - địa lí 6 ” đã thay thế các hình ảnh tĩnh có trong SGK; góp phần
thúc đẩy sự ham học hỏi, nâng cao kết quả học tập bộ môn của học sinh,
làm cho học sinh hứng thú và sáng tạo trong học tập bộ môn, tiếp thu
kiến thức và vận dụng vào thực hành cũng như thực tiễn có hiệu quả.
2. Khuyến nghị
Đối với nhà trường và các cơ sở giáo dục cần quan tâm trang bị cơ
sở vật chất đầy đủ như máy chiếu màn hình rộng và có bộ kết nối cho
các phòng học, mở các lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên,
khuyến khích và động viên giáo viên học tập và áp dụng công nghệ
thông tin, vào giảng dạy bộ môn.
Đối với giáo viên không ngừng học tập, tự học, tự bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn, hiểu biết về công nghệ thông tin, có kỹ năng
thành thạo trong việc soạn giảng giáo án điện tử áp dụng vào các bài dạy
khác nhau.
Với kết quả của đề tài nghiên cứu này tôi mong rằng các bạn đồng
nghiệp quan tâm chia sẻ và rút kinh nghiệm để việc giảng dạy bộ môn
Địa lí trong trường học đạt hiệu quả cao và tạo hứng thú cho học sinh
tích cực học tập và sáng tạo.
Trên đây là NCKHSPUD mà bản thân tôi đã áp dụng trong năm
học vừa qua. Sáng kiến này chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế. Kính mong
nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để đề tài của bản
thân tôi được đầy đủ và có tính khả thi hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Cát Bà, ngày 15 tháng 01 năm 2013
Người viết
Đào Thị Thu Hằng
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tập huấn Năng cao năng lực nghiên cứu khoa học
dành cho giáo viên Bộ GD&ĐT
- Sách giáo khoa địa lí 6.

- Sách bài tập địa lí 6.
- Sách giáo viên địa lí 6
- Đề kiểm tra học kì I năm học 2011 - 2012
- Bài tập trắc nghiệm toán 9.
- Thuvientailieu.bachkim.com; giaoandientu.violet.vn; http: //
flash.violet.vn; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com;
giaovien.net,
- Chuẩn kiến thức kĩ năng môn địa lí
VII. PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1 : Giáo án bài 12 :
Tiết 14 - Bài 12:
TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC
HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : Sau bài học, HS cần
- Phân biệt được sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực tìm một số ví dụ
về nội lực và ngoại lực. Hiểu được nguyên nhân sinh ra hai lực đối
nghịch nhau là nội lực và ngoại lực.
- Biết địa hình của Trái Đất là kết quả tác động của nội lực và ngoại lực.
Hai lực này luôn có tác động đối nghịch nhau.
- Hiểu được nguyên nhân sinh ra các hiện tượng núi lửa, động đất.
2. Kỹ năng
- Nhận biết trên tranh ảnh, mô hình các bộ phận hình dạng của núi lửa.
- Trình bày về hiện tượng tác hại của núi lửa và động đất.
- Chỉ trên bản đồ vành đai lửa Thái Bình Dương.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Tôn trọng những điều lí thú của bề mặt Trái Đất.
II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ tự nhiên thế giới và Việt Nam

- Tranh ảnh các loại địa hình thể hiện tác động của nội lực và ngoại lực
- Mô hình núi lửa, ảnh về hoạt động của núi lửa.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DH TÍCH CỰC:
- PP Đàm thoại, đặt vấn đê, trực quan, thảo luận nhóm
- Kỹ thuật động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ – cặp đôi - chia sẻ
- Trình bày 1 phút.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các đại dương trên bề mặt Trái Đất? Đại dương nào có diện
tích lớn nhất?
3. Bài mới:
* Mở bài: Hình dạng vỏ Trái Đất được gọi là địa hình. Đia hình bề
mặt Trái Đất không phải chỗ nào cũng như chỗ nào là nguyên nhân do
đâu? Một số hiện tượng xuất hiện trên bề mặt Trái Đất mà chúng ta cảm
nhận được là nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu bài hôm nay để trả lời
câu hỏi này.
*Bài mới:
Hoạt động 1: Tác động của nội lực và ngoại lực.
* Mục tiêu: Phân biệt được sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực tìm
một số ví dụ về nội lực và ngoại lực. Hiểu được nguyên nhân sinh ra hai
lực đối nghịch nhau là nội lực và ngoại lực. Biết địa hình của Trái Đất
là kết quả tác động của nội lực và ngoại lực. Hai lực này luôn có tác
động đối nghịch nhau.
* Phương pháp : Trực quan, vấn đáp.
* Kỹ thuật : Động não, hoạt động cặp nhóm, chia sẻ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG
GV cho HS quan sát mô hình:
- Vỏ Trái Đất có độ dày như thế nào ? Điều đó
chứng tỏ bề mặt Trái Đất bằng phẳng hay gồ

ghề?
- Dựa vào nội dung SGK em hãy cho biết tại
sao bề mặt Trái Đất lại gồ ghề không bằng
phẳng ?
- Nội lực là gì? Ngoại lực là gì?
-Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ nội lực và
1. Tác động của nội lực
và ngoại lực.
a, Nội lực
- Nội lực là những lưc sinh
ra ở bên trong Trái Đất.
- Làm cho đất đá bị uốn
nếp thành núi đứt gãy hạ
thấp địa hình.
ngoại lực.
- Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối
nghịch nhau ?
- Em hãy lấy những ví dụ về nội lực và ngoại
lực tác động lên bề mặt Trái Đất làm thay đổi
bề mặt Trái Đất mà em biết?
- Giáo viên mở rộng thêm kiến thức: Không có
loại địa hình nào chỉ chịu tác động đơn độc của
nội lực hoặc ngoại lực. Nội lực và ngoại lực có
thể khác nhau trong từng thời kì.
- GV chuẩn kiến thức
Chuyển ý : Chúng ta đã biết vật chất ở lớp
trung gian từ quánh dẻo đến lỏng nơi nào vỏ
Trái Đất mỏng sẽ bị tràn ra hiện tượng đó gọi
là hiện tượng gì ?
b, Ngoại lực

- Ngoại lực là những lực
sinh ra từ bên ngoài như
nhiệt độ gió ma, nước chảy

- Làm cho địa hình bị bào
mòn hay bồi tụ.
Hoạt động 2: Núi lửa và động đất.
* Mục tiêu: Biết địa hình của Trái Đất là kết quả tác động của nội lực
và ngoại lực. Hai lực này luôn có tác động đối nghịch nhau. Hiểu được
nguyên nhân sinh ra các hiện tượng núi lửa, động đất. Trình bày về
hiện tượng tác hại của núi lửa và động đất.
* Phương pháp : Trực quan, vấn đáp.
* Kỹ thuật : Động não, chia sẻ, trình bày 1 phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG
GV: Cho HS quan sát tranh ảnh về hoạt động
của núi lửa.
- Tại sao lại gọi là núi lửa ?
- Khi núi lửa hoạt động gây lên những tác hại
gì đồi với đời sống và sản xuất ?
- Khi mắc ma nguội đi phân hoá thành đất. Đất
2. Núi lửa và động đất.
a, Núi lửa
- Núi lửa là hiện tượng phun
trào mắc ma dưới sâu lên
trên bề mặt đất.
+ Núi lửa hoạt động gây tác
những nơi đó thường như thế nào ?
- Giáo viên mở rộng thêm kiến thức về núi lửa
đã tắt và núi lửa đang phun.
- Chuẩn xác kiến thức chỉ trên bản đồ thế giới

vành đai lửa Thái Bình Dương.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn giới thiệu về
hiện tượng động đất trong SGK.
- Động đất là gì?
- Động đất xảy ra ở những nơi đông dân gây
lên những hậu quả gì ?
GV: Nêu một số vụ động đất và núi lửa gây
hậu quả nghiêm trọng.
- Cả hai hoạt động núi lửa và động đất là kết
quả của nội lực hay ngoại lực?
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
- Giáo viên hướng dân học sinh đọc bài đọc
thêm để tìm hiểu về tác hại của động đất và núi
lửa đối với cuộc sống của con người.
hại nghiêm trọng.
+ Những núi lửa tắt đất đai
phì nhiêu dân tập trung
đông.
b, Động đất
- Động đất là hiện tượng các
lớp đất đá bị rung chuyển.
- Đo động đất bằng thang độ
Rích-te
- Những biện pháp giảm
thiệt hại do động đất là
4. Củng cố
- GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
+ Nội lực là gì, Ngoại lực là gì ?

+ Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau ?
5. Dặn dò:
- Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
- Học bài cũ, đọc ghi nhớhiểu thêm tranh ảnh và tư liệu giới thiệu về núi
lửa, động đất.
- Chuẩn bị bài mới.
2. Phụ lục 2 : ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
A. ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm : ( 3,0 điểm )
Lựa chọn đáp án đúng nhất
1. Theo thứ tự xa dần Mặt trời, Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy :
A. Hai B. Ba
C. Bốn D. Năm
2. Đường kinh tuyến là đường :
A. Chạy ngang bề mặt quả Địa Cầu.
B. Đường thẳng nối liền hai điểm cực Bắc và Nam trên bề mặt
quả Địa Cầu.
C. Vuông góc với các đường vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
D. Vòng tròn trên bề mặt quả Địa Cầu.
3. Vĩ tuyến gốc là :
A. Đường thẳng nối liền cực Bắc và Nam của quả Địa Cầu.
B. Đường vuông góc với kinh tuyến.
C. Đường tròn lớn nhất trên quả Địa Cầu và chia quả Địa Cầu
thành hai nửa cầu Bắc và Nam.
D. Đường thẳng đi qua đài thiên văn Grin - uyt của Luân Đôn.
4. Bản đồ là gì?
A. Hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay bề
mặt Trái Đất
B. Bức ảnh chụp bề mặt Trái Đất.
C. Bức tranh vẽ thể hiện bề mặt Trái Đất.

D. Bức ảnh vệ tinh thể hiện bề mặt Trái Đất.
5. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hệ quả nào sau
đây?
A. Một nửa Trái Đất được chiếu sáng.
B. Một nửa Trái Đất không được chiếu sáng.
C. Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
D. Cả A,B,C đều đúng
6. Thời gian chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là :
A. 364 ngày B. 365 ngày
C. 365 ngày 6 giờ D. 366 ngày
II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1 : (4,0 điểm ) : Có mấy loại tỉ lệ bản đồ đã học? Cho ví dụ với mỗi
loại?
Trình bày ý nghĩa của kí hiệu bản đồ? Nêu tên các loại kí hiệu bản đồ đã
học
Câu 2:( 3,0 điểm ) : Trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ
độ khác nhau trên Trái Đất?
_________________________________________
B. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM
MÔN : ĐỊA LÍ 6
I. Trắc nghiệm : ( 3,0 điểm )
06 câu đúng x 0,5 đ/câu = 3,0 điểm
II. Tự luận : (7,0 điểm)
1. Câu 1 : (4,0 điểm)
-Trình bày các tỉ lệ bản đồ đã học. Cho VD với mỗi loại (2, 0đ)
+ Tỉ lệ số: Là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì
tỉ lệ càng nhỏ. VD: (1,0 đ)
+ Tỉ lệ thước : Tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã
tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.
VD : (1,0 đ)

- Ý nghĩa của kí hiệu bản đồ, nêu tên các loại bản đồ đã học: (2,0đ)
+ Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm của các đối
tượng địa lí được đưa lên bản đồ.
+ Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý
nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ.
+ Có 3 loại kí hiệu bản đồ thường dùng: kí hiệu điểm, kí hiệu
đường, kí hiệu diện tích.
2. Câu 2 : (3,0 điểm)
Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất:
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B B C A D C
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất lúc nào cũng
chỉ được chiếu sáng có một nửa.
- Khi Trái Đất ở vị trí Hạ chí (ngày 22-6), nửa cầu Bắc chúc về
phía Mặt Trời nhiều nhất, còn ở nửa cầu Nam ngả về phía đối diện. Khi
Trái Đất ở vị trí Đông chí ( ngày 22-12), đến lượt nửa cầu Nam ngả
nhiều về phía Mặt Trời, còn nửa cầu Bắc thì ngược lại.
- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác
nhau, càng xa Xích đạo về phía hai cực, càng biểu hiện rõ rệt.
- Trong hai ngày Xuân phân( 21- 3) và Thu phân ( 23- 9) lúc 12
giờ trưa, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vuông góc vào mặt đất ở Xích
đạo. Hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng như nhau.
_______________________________________
3. Phụ lục 3: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
A. ĐỀ BÀI
Câu 1. ( 4 điểm) : Lập bảng mô tả về nội lực và ngoại lực theo gợi ý
sau:
Nội dung Nội lực Ngoại lực
Khái niệm
Tác động đối với địa hình

Vai trò
Ví dụ
Câu 2.( 2 điểm) : Nối cột bên trái với cột bên phải tương ứng
1. Hiện tượng phun trào măcma ở dưới sâu lên mặt đất.
Núi lửa 2. Hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển
3. Thường phá hỏng nhà của, cầu cống và thiệt hại tính
mạng con người
Động
đất
4. Khi phun trào thường gây hại cho các vùng lân cận.
5. Dung nham của núi lửa có sức hấp dẫn lớn về nông
nghiệp với con người.
6. Sức mạnh của động đất được đo bằng độ Richte.
Câu 3. ( 4 điểm) : Chọn đáp án đúng nhất
1. Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
2. Khái niệm về hiện tượng núi lửa :
A. Vật chất nóng chảy ở dưới sâu phun trào ra ngoài mặt đất.
B. Đẩy vật chất dưới sâu ra ngoài mặt đất
C. Con người tác động để dẩy vật chất lên trên bề mặt đất.
3. Động đất là hiện tượng :
A. Xảy ra ở một điểm dưới sâu trong lòng đất.
B. Làm cho các lớp đất đá gần sát mặt đất rung chuyển dữ dội.
C. Cả A và B đều đúng.
4. Để đo sức mạnh của động đất người ta dùng thang đo gọi là :
A. Thang độ C B. Thang độ K
C. Thang độ Richte D. Thang độ F
________________________________________
B. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM
MÔN : ĐỊA LÍ 6

Môn : Địa lí 6
Câu 1. ( 4 điểm) : Lập bảng mô tả về nội lực và ngoại lực theo gợi ý
Nội dung Nội lực Ngoại lực
Khái niệm Những lực sinh ra bên trong
lòng Trái Đất.
Những lực sinh ra bên ngoài
Trái Đất.
Tác động
đối với địa
hình
- Nén ép các lớp đất đá làm
chúng bị uốn nếp, đứt gãy.
- Đẩy vật chất đưới sâu ra ngoài
mặt đất.
Chủ yếu gồm hai quá trinh :
- Quá trình phong hóa
- Quá trình xâm thực
Vai trò Nâng cao địa hình bề mặt Trái
Đất
- Bào mòn địa hình bề mặt
Trái Đất
Ví dụ
Câu 2. ( 2 điểm) Nối cột bên trái với cột bên phải tương ứng
- Núi lửa : 1 - 4 - 5
- Động đất : 2 - 3 - 6
Câu 3. ( 4 điểm) : Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1 2 3 4
Đáp án A A C C
_______________________________________
4. Phụ lục 4 : BẢNG ĐIỂM

1. Nhóm thực nghiệm
STT Họ và tên Điểm KT trước TĐ Điểm KT sau TĐ
1 Lê Phương Anh 9 9.5
2 Nguyễn Thị Ngọc Bích 5 7
3 Bùi Thị Hương Chi 8.5 8.5
4 Nguyễn Tiến Dũng 6 7
5 Tô Quỳnh Dương 4.5 6
6 Nguyễn Quốc Đại 3 8
7 Đặng Huỳnh Đức 4 7.5
8 Phạm Minh Hiền 6 7
9 Nguyễn Mạnh Hiệp 7 8
10 Hoàng Trọng Hiếu 6.5 7.5
11 Bùi Ngọc Huyền 5 7.5
12 Nguyễn Thị Mai Huyền 3.5 7
13 Bùi Thu Huyền 5 8
14 Phạm Sĩ Anh Kiệt 7 8
15 Nguyễn Hải Linh 7.5 8.5
16 Phạm Thị Phương Mai 9 9
17 Hoàng Thị Thảo Mai 7 8
18 Bùi Văn Mạnh 5 7
19 Nguyễn Văn Minh 7 8
20 Nguyễn Quang Minh 8 9
21 Vũ Phương Nam 8.5 9.5
22 Lê Hoàng Thảo Nhi 9.5 9.5
23 Phạm Anh Phương 8.5 8.5
24 Đinh Bằng Quyết 3 7
25 Phạm Như Quỳnh 4 7
26 Đinh Chính Thanh Sang 9.5 9.5
27 Đoàn Hồng Thế Tâm 5 8
28 Đặng Duy Tân 5 8

29 Vũ Chí Thành 5 7
30 Vũ Thị Phương Thảo 7 8
31 Hoàng Thị Thu Trang 5 8
32 Bùi Thị Huyền Trang 3 7
33 Lương Thị Quỳnh Trâm 7 8
34 Đinh Quốc Triều 4.5 7.5
35 Đinh Khắc Triệu 4.5 8
36 Phạm Minh Tuấn 3 7
37 Nguyễn Việt Tùng 4.5 8.5
38 Lưu Thành Vinh 4 9
39 Nguyễn Văn Vương 4 7
2. Nhóm đối chứng
STT Họ và tên Điểm KT trước TĐ Điểm KT sau TĐ
1 Nguyễn Thị Diệu Anh 9.5 9.5

×