Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.3 KB, 25 trang )

Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1 . LÝ DO VỀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bước vào thế kỉ XXI cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển
với bước nhảy vọt, trở thành động lực đầu tàu cho sự phát triển kinh tế xã hội
đưa loài người bước sang một thời đại văn minh mới mà nền tảng của nó là văn
minh tri thức.
Việt Nam là một nước thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương “điểm
nóng” của thế giới, là khu vực phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao và ổ định. Điều đó đặt đất nước ta đứng trước cơ hội và thách thức mới
trong xu thế quốc tế hóa toàn cầu, cạnh tranh, hội nhập hoá kinh tế quốc tế mà
cốt lõi là trí tuệ loài người - nền văn minh trí tuệ, đồng thời cũng tác động mạnh
mẽ đến nền kinh tế xã hội nước ta.
Ngày nay sức mạnh của một quốc gia không chỉ đo bằng giá trị thặng dư, bằng
nguồn ngoại tệ và những toà nhà cao chọc trời, sức mạnh tiềm lực ấy được đo
bằng tri thức, bằng nội lực chất xám được thể hiện qua mặt bằng giáo dục, trình
độ dân trí. Do đó Đảng ta đó nhận định: “Cùng với khoa học và công nghệ cần
phải đưa giáo dục thành quốc sách hàng đầu trong công cuộc phát triển đất
nước. Giáo dục phải trở thành chiến lược quốc gia, nâng cao dân tri, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Giáo dục phải đào tạo những con
người có trình độ cao về tri thức, phát triển cao về trí tuệ, thích ứng nhanh với
sự phát triển mạnh mẽ của xã hội”. Đảng ta cũng chỉ rõ giáo dục “phải đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2010 nước ta cơ bản trở thành
nước CNH- HĐH” ( trích văn kiện đại hội Đảng 9 ).
Sự nghiệp CNH- HĐH đất nước muốn thành công đòi hỏi người Việt Nam
phải có năng lực mới, có kiến thức, có thể chất tinh thần phong phú, đạo đức
trong sáng mới có khả năng tham gia giúp sức vào công cuộc xây dựng nước nhà
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
1


Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

mới là động lực của sự phát triển đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội cả về nhân
cách và tài năng. Đó là nguồn nhân lực cần thiết giúp Việt Nam có thể đi tắt, đón
đầu, rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển trong khu vực và
trên trế giới . Giáo dục Đào tạo phải được ưu tiên, phải đi trước đón đầu cho sự
phát triển
Vậy làm thế nào để người Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển
xã hội. Tiếp thu tri thức, làm chủ tri thức trong thời đại bùng nổ thông tin. Điều
đó đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo nước ta nhiệm vụ mới – thay đổi phương
pháp dạy học. Đây là việc làm cấp thiết hiện nay của ngành giáo dục và của xã
hội được Đảng và nhà nước quan tâm và ban hành thành luật điều 24.2- Luật
giáo dục : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác chủ động sáng tạo cho học sinh phù hợp với đặc điểm của từng môn học,
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm
đem lại nguồn vui hứng thú trong học tập cho học sinh”.
Hiện nay nước ta đã và đang tiến hành cuộc cách mạng trong giáo dục, nội
dung, chương trình giảng dạy đó được đổi mới, chất lượng bước đầu đó được
cải thiện theo phương châm: “cơ bản, hiện đại mà hài hòa phù hợp với thực
tiễn Việt Nam” (Nghị định 02/2003 của chính phủ) . Điều đó đặt ra cho giáo dục
nhiều vấn đề cần phải giải quyết: Vấn đề truyền thống- hiện đại, vấn đề toàn cầu
quốc gia và cá thể. Để đáp ứng sự phát triển hiện nay Giáo dục Đào tạo nước ta
phải đổi mới và hiện đại hóa không chỉ về phương pháp dạy học mà còn đổi mới
cả về nội dung và phương tiện dạy học trên nền tri thức khoa học - công nghệ
mới tiên tiến và hiện đại hóa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo dục phải
tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau, và bằng chính thái độ chủ động, tích cực
sáng tạo của người học.
Trong công cuộc cách mạng về giáo dục, quan trọng hơn cả là sự đổi mới về
phương pháp. Giáo dục được cải tiến theo xu hướng phát triển của phương pháp
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

2
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

dạy học hiện đại: chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học
lấy học sinh làm trung tâm hợp lí hơn là đặt người học vào trung tâm của quá
trình dạy học, coi học sinh là trung tâm của nhà trường. Giáo dục phải chuyển từ:
“cung cấp kiến thức” sang mục đích “luyện cách tự mình tìm ra kiến thức”
bằng con đường tự học, tự nghiên cứu, tự trao dồi kiến thức trong sự cạnh tranh
và bùng nổ thông tin của thời đại, sự tư duy năng động sáng tạo nổi nên hàng
đầu. Vì vậy, giáo dục phải đề cao việc rèn óc thông minh sáng tạo, giảm sự: nhồi
nhét, bắt trước, ghi nhớ. Giáo viên từ vị trí truyền thụ kiến thức chuyển sang vị
trí người hướng dẫn để học trò tự tìm kiến thức, còn học trò từ vị trí thụ động
tiếp thu kiến thức phải trở thành người chủ động tìm học, tự học, tự nghiên cứu
và trau dồi kiến thức. Theo nhà giáo người Đức Disterverg đã nói : “Người thầy
tồi truyền đạt chân lý, người thầy giỏi dạy cách tìm ra chân lý”. Đổi mới
phương pháp dạy học nói chung phải phát huy tính tích cực trong dạy học, tích
cực hóa hoạt động của ngời học. Qúa trình giáo dục là một qúa trình nhận biết -
thuyết phục - vận dụng để tiếp thu những kiến thức mới từ chưa biết, chưa biết
sâu sắc đến biết sâu sắc, biết sâu sắc để vận dụng vào thực tế, phải biết kết hợp
giữa học đi đôi với hành, học hành phải kết hợp với nhau, học với hành ở mọi
lúc mọi nơi, lí thuyết phải gắn với thưc tế. Người giáo viên phải thực hiện chủ
trương đưa hơi thở của cuộc sống vào nội dung bài giảng, phải cập nhật thông tin
thường xuyên liên tục đổi mới nội dung, phương pháp phù hợp với sự phát triển,
những biến đổi to lớn của thời đại.
Mỗi giáo viên cần tự xây cho mình một phong cách tự học thích hợp với nội
dung bài học không thể dạy học theo kiểu dạy chay, và biến thầy giáo thành thợ
dạy nhất là dạy các môn khoa học ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực
hóa người học nâng cao chất lượng dạy và học.
Hơn nữa địa lí trong trường THCS là môn khoa học có vị trí quan trọng trong
hệ thống giáo dục đào tạo góp phần trang bị cho thế hệ trẻ - đội ngũ những người

lao động trong tương lai những kiến thức học địa lí phổ thông cơ bản, hiện đại có
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
3
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

hệ thống về tự nhiên, KT - XH sẽ là cơ sở để tiếp thu những vấn đề ứng dụng
trong sản xuất, có ý thức về vấn đề, tài nguyên, dân số, bảo vệ môi trường sống
ở mỗi cộng đồng. Là một giáo viên dạy môn địa lí ở trường THCS, qua việc
giảng dạy đặc biệt qua việc nghiên cứu bộ môn và yêu cầu thực tiễn trong việc
dạy học hiện nay đó là phải không ngừng phát huy tính tích cực của HS, tạo
hứng thú học tập cho học sinh tiếp thu kiến thức, chủ động, khoa học.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói
chung và dạy học môn địa lí nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
môn địa lí, đào tạo những con người yêu lao động có vốn hiểu biết sâu sắc về tụ
nhiên, dân cư, KT _ XH của đất nước nói riêng và các quốc gia trên toàn thế giới
… Dựa vào nhận thức đó tôi đã lựa chọn nghiên cứu các phương pháp dạy học
phù hợp để tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh.
Trên đây là vài suy nghĩ của tôi về: “Lập sơ đồ, lập bảng trong việc giảng dạy
một số bài địa lí” đã đợc áp dụng trong các bài học của môn sinh địa lí – trường
THCS . Với hy vọng được sự trao đổi, đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Rèn cho HS kĩ năng hệ thống hoá, khái quát hoá các đơn vị kiến thức
trong một số bài địa lí qua các sơ đồ, bảng biểu. Tích cực hoá các hoạt động học
tập của học sinh đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

3. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
- Hệ thống cơ sở lí luận về tổ chức các hoạt động học tập trong dạy học chương
trình địa lí - THCS để học sinh tự lĩnh hội kiến thức.
- Đề xuất các biện pháp tổ chức học tập học trong dạy học địa lí-THCS

- Thiết kế một vài hoạt động có áp dụng việc lập sơ đồ, lập bảng trong một số
bài địa lí.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
4
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

4. ĐỐI TƯ ỢNG – PHẠM VI.
a. Đối tượng
Nghiên cứu việc lập sơ đồ, lập bảng trong việc giảng dạy một số bài địa lí
- THCS và ảnh hưởng của phương pháp tới sự hình thành, chiếm lĩnh kiến thức
của học sinh.
b. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 7, 8 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Huyện Vĩnh Bảo - Lớp
8a, 8b, 8d; 7b,7d
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Khoa học địa lý là một bộ môn khoa học có đặc trưng riêng kiến thức vừa
cụ thể vừa trừu tượng để bài dạy có hiệu quả thì chúng ta đang cố gắng biến
những lí thuyết trừu tượng thành những dấu hiệu cụ thể, trực quan nhằm giúp
học sinh dễ dàng hình dung hơn, từ đó dễ nắm bắt được những nội dung kiến
thức. Hơn nữa chúng ta muốn học sinh không chỉ nắm chắc những đơn vị kiến
thức rời rạc, biệt lập khác so sánh đối chiếu thấy được sự khác nhau giữa các đơn
vị kiến thức, không chỉ biết từng cây mà phải thầy toàn bộ cánh rừng. Nghĩa là
học sinh phải biết xâu chuỗi các đơn vị kiến thức trong các bài học lại với nhau
và khái quát hoá thành những vấn đề chung nhất, bao trùm nhất dễ dàng tìm ra
những điểm giống và khác nhau nhất. Một trong những phương tiện hữu hiệu
giúp học sinh trực quan hoá nội dung học tập, cũng như giúp các em có được cái
nhìn chung khái quát toàn bộ các đơn vị kiến thức trong mối quan hệ vốn rất
nhiều chiều, theo nhiều tầng bậc khác nhau của nội dung học tập chính là lập sơ
đồ, lập bảng so sánh.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong SGK Địa lí 7 năm 2003, lập sơ đồ và lập bảng đã được các tác giả
sử dụng trong việc biên soạn một số bài tập. Ví dụ: Lập sơ đồ bài tập 2 SGK
trang 28, bài tập 1 trang 35, bài tập 3 trang 52, bài 3 trang 73; lập bảng bài tập 3
trang 84, bài 1 trang 104, bài 2 trang 108. Trong SGK Địa lý 8 việc lập sơ đồ và
lập bảng cũng được các nhà biên soạn sử dụng thường xuyên và đa dạng. Ví dụ:
Lập sơ đồ BT 3/ 28 VBT, BT 3/ 30 VBT, BT 4/42 VBT… Các bài tập này chủ
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
5
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

yếu dùng cho mục đích củng cố và luyện tập. Nhờ có những sơ đồ và bảng so
sánh này học sinh vừa hiểu được những đơn vị kiến thức cần nhớ, vừa hiểu được
một cách rõ ràng, cụ thể mối quan hệ giữa những đơn vị kiến thức đó. Tuy nhiên,
số lượng sơ đồ, bảng so sánh trong SGK chưa nhiều, đặc biệt với dạng bài ôn
tập. Đây là dạng bài trong cấu trúc biên soạn SGK không có nhưng trong phân
phối chương trình lại có bài ôn tập. Cho nên việc khái quát hoá nội dung một số
bài học trong SGK Địa lí 7 bằng phương pháp lập sơ đồ hoặc lập bảng là tương
đối phù hợp. Bởi vậy trong bài viết này, tôi mạnh dạn sử dụng những phương
pháp này để tóm tắt nội dung một số bài học với mong muốn trao đổi, tham khảo
ý kiến tìm ra phương pháp hỗ trợ cho việc dạy học Địa lí đạt hiệu quả cao hơn.
III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨ U VÀ TỔNG KẾT KINH
NGHIỆM
1. Về cách lựa chọn nội dung kiến thức để lập sơ đồ, lập bảng
Trong dạy học Địa lí, giáo viên có thể lập sơ đồ, lập bảng cho nội dung
một bài học, cũng có thể lập chung cho một chuỗi bài nhất định. Việc lập sơ đồ
và lập bảng chủ yếu được sử dụng đối với những bài có lượng kiến thức tương
đối nhiều và mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức cần được tường minh hoá
một cách cụ thể để giúp học sinh nắm bài chắc hơn sâu hơn. Phương pháp này
phù hợp trong việc dạy một chuỗi bài, đặc biệt trong việc Tổng kết một phần

hoặc một chương. Nhưng như thế không có nghĩa là bất kì chuỗi bài nào trong
SGK Địa lí mới cũng có thể áp dụng phương pháp này. Để có thể đưa vào một
sơ đồ hay một bảng hệ thống thì bài học đó. Chuỗi bài đó phải có điểm chung
nào đó để tập chung chúng vào hệ thống. Không quy về được điểm chung ấy,
không thể lập thành sơ đồ hoặc bảng hệ thống được. Nói một cách khác muốn
lập sơ đồ hay bảng, chuỗi bài đó phải có số lượng các yếu tố nhất định. (ít nhất
phải từ hai trở lên) và giữa các yếu tố vừa phải có quan hệ đồng nhất, vừa phải
có quan hệ khác biệt. Ví dụ: Các bài “Môi trường xích đạo ẩm”, “Môi trường
nhiệt đới”, “Môi trường nhiệt đới gió mùa” có thể lập thành một sơ đồ trong mỗi
bài, cho cả 3 bài, hoặc thành bảng cho bài ôn tập. Vì các bài học này vừa đảm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
6
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

bảo đủ số lượng tối thiểu là hai yếu tố (Khí hậu và sinh vật, các đặc điểm khác
của môi trường) vừa đảm bảo quan hệ đồng nhất yếu tố (là đặc điểm tự nhiên của
các môi trường địa lí thuộc đới nóng) lẫn quan hệ khác biệt (đặc điểm riêng về
khí hậu, về sinh vật). Hay khi dạy tiết 27 – “ôn tập chương II, III, IV, V ” có thể
lập thành bảng hệ thống kiến thức, bởi các bài học từ chương II đến chương V có
đủ số lượng các yếu tố lập thành bảng như: Khí hậu, sinh vât, hoạt động kinh tế
của con người, các vấn đề của từng môi trường, và các yếu tố ấy lại lấy “Môi
trường địa lí trên Trái Đất” làm trung tâm tạo thành mối quan hệ đồng nhất giữa
các yếu tố. Trong khi đó mỗi yếu tố lại thể hiện những mặt khác nhau của từng
kiểu loại môi trường địa lí đã tạo lên mối quan hệ khác biệt giữa chúng. Như
vậy, việc lập sơ đồ hay không và lập như thế nào chỉ phù hợp là tuỳ thuộc vào
việc giáo viên chọn yếu tố nào (hay đơn vị kiến thức nào, bài học nào) và xác
định đúng được mối quan hệ giữa yếu tố đó.
2. Lập sơ đồ, lập bảng cho một số nội dung bài học trong SGK Địa Lý mới
2.1.Lập bảng kiến thức cho một phần bài học
Bài 3: Quần cư – Đô thị hoá.

Phần 1: Quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
Hai kiểu quẩn cư này có một điểm giống nhau là sự tập trung dân cư sống
quy tụ ở một nơi, một vùng nhất định. Mỗi quần cư lại có một đặc điểm khác
nhau về cách thức tổ chức sinh sống, về mật độ dân số, lối sống, hoạt động kinh
tế. Ta có thể đưa những vấn đề này vào cùng một bảng so sánh.
Các yếu tố Quần cư nông thôn Quần cư đô thị
Cách tổ chức
sinh
sống
Nhà cửa xen ruộng đồng,
tập hợp thành làng xóm
Nhà cửa xây thành phố
phường
Mật độ Dân cư thưa Dân tập trung đông
Lối sống
Dựa vào truyền thống gia
đình, dòng họ, làng xóm,
có phong tục tập quán, lễ
hội cổ truyền.
Cộng đồng có tổ chức, Mọi
người tuân thủ theo pháp
luật, quy định và nếp sống
văn minh, trật tự, bình đẳng.
Hoạt động kinh Sản xuất nông, lâm ngư Sản xuất công nghiệp, dịch
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
7
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

tế nghiệp. vụ.
Tương tự cách lập này chúng ta có thể lập bảng cho bài 32 - tuần 19 về

“Các khu vực của châu phi” – Khu vực Bắc Phi và Trung Phi.
+ Đặc điểm tự nhiên

Khu vực
Đặc
điểm tự nhiên
Bắc Phi Trung Phi
Địa hình
Dãy Át lát nằm ở rìa phía
bắc châu lục.
Đồng bằng ven biển Địa
Trung Hải.
Sườn núi hướng về phía
biển
Chủ yếu là bồn địa
Khí hậu
Ẩm ướt, lùi sâu vào lục địa
khí hậu khắc nghiệt hơn
Nóng ẩm mưa nhiều
Nhiệt đới
Cảnh quan thiên
nhiên
Xa van và cây bụi phát triển
Rừng rậm xanh quanh năm.
Rừng thưa, xa van phát triển
+ Đặc điểm kinh tế xã hội

Khu vực
Kinh
tế, xã hội

Bắc Phi Trung Phi
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
8
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

Dân cư
Chủ yếu là người Ả rập.
Người Bec - be thuộc chủng
Ơrôpêôit, theo đạo hồi.
Đông dân nhất châu phi
Chủ yếu là người Ban Tu
thuộc chủng tộc Nêgrô ít.
Kinh tế
Tương đối phát triển, chủ
yếu dựa vào khai thác dầu
khí và du lịch.
Nghèo nàn, chủ yếu dựa vào
trồng trọt, chăn nuôi, khai
thác lâm sản, khoáng sản,
trồng các cây công nghiệp
xuất nhập khẩu.
Bài 28: địa lý 9 phần II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên
thiên nhiên
Đặc điểm nổi bật Gía trị kinh tế
Đất Ba dan: 1,36 triệu ha Thích hợp cho việc trồng cây
công nghiệp như cà phê, cao
su…
Rừng Gần 3 triệu ha rừng tự nhiên Thích hợp cho phát triển ngành
lâm nghiệp và nghề rừng

Khí hậu Cận xích đạo, khí hậu cao
nguyên mát mẻ
Thích hợp trồng nhiều loài cây
như hoa, rau quả ôn đới và đặc
biệt là cây công nghiệp
Nước Nguồn nước phong phú rồi rào Thuận lợi phát triển thuỷ điện
và tưới tiêu
Khoáng sản Bô xít có trữ lượng lớn hơn 3 tỉ
tấn
Thuận lợi phát triển ngành công
nghiệp khai khoáng
Qua việc lập bảng trên ta có thể hình thành cho học sinh kiến thức rõ ràng cụ thể
một cách khoa học mà không phải đi tìm hiểu lần lượt từng đơn vị kiến thức.
2.2. Lập bảng cho bài thực hành về nhận biết đặc điểm môi trường tự nhiên
Ví dụ: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng.
Bài 12: Có 3 ảnh về các kiểu môi trường đới nóng, xác định từng ảnh
thuộc kiểu môi trường nào?
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
9
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

Ảnh
Nội dung
A B C
Chủ đề Hoang mạc Xavan đồng cỏ
Có nhiểu tầng cây rậm
rạp xanh tốt
Đặc điểm khí hậu Khô nóng Nóng, mưa ít Ẩm, mưa nhiều
Tên môi trường Hoang mạc Nhiệt đới Xích đạo ẩm
Tương tự ta có thể lập bảng cho bài tập 2 và bài tập 4.

2.3. Lập bảng cho bài ôn tập
Ví dụ: Bài ôn tập chương II, III, IV, V (Tuần 14).
Bài ôn tập này tổng kết lại toàn bộ kiến thức của các kiểu môi trường địa lí
(Trừ môi trường đới nóng đã ôn tập ở tiết 13) để học sinh có thể hình dung ra
dung lượng kiến thức khá lớn. Chúng ta có thể lập sơ đồ tổng quát.
Sau đó, hướng dẫn học sinh lập bảng ôn tập trên cơ sở chi tiết hoá sơ đồ.

Mỗi môi trường này lại có đặc điểm thiên nhiên và hoạt động kinh tế của
con người khác nhau. Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập theo bảng:
Các môi
trường
địa lí
Khí hậu Sinh vật
Hoạt động
kinh tế
Vấn đề
của
môi
trường
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
10
Các môi trường địa lí
Môi trường
đới nóng
Môi trường
đới ôn hoà
Môi trường
đới lạnh
Môi trường
hoang mạc

Môi trường
vùng núi
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

1. Môi
trường
xích đạo
ẩm
Nhiệt độ nóng quanh năm ít
dao động, ở mức cao trên
25
o
C. Lượng mưa nhiều,
tháng nào cũng có mưa trung
bình năm từ 1500 –
2500mm.
=> Nóng ẩm quanh năm.
Nhiệt độ quanh năm cao.
Rừng rậm rạp xanh
quanh năm, mọc nhiều
tầng rất phong phú.
Chủ yếu là thú leo trèo
và chim chuyền cành.
+ Canh tác
nông
nghiệp.
+ Làm
nương rẫy.
+ Thâm
canh lúa

nước.
+ Sản xuất
nông sản
hàng hoá.
Xói
mòn
đất suy
giảm
diện
tích
đất
rừng.
2. Môi
trường
nhiệt đới
Cao TB trên 20
o
C Lượng
mưa TB 500 – 1500mm tập
trung vào mùa mưa.
Càng gần chí tuyến biên độ
nhiệt càng lớn, lượng mưa
TB giảm dần.
- Thực vật thay đổi
theo mùa:
Mùa mưa xanh tốt,
mùa khô héo úa.
- Càng gần chí tuyến
thực vật càng nghèo
nàn: Từ rừng thưa =>

Xavan => nửa hoang
mạc.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
11
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

Có 2 lần nhiệt độ tăng cao
lúc mặt trời đi qua thiên
đỉnh.
Đất Feralit dễ bị xói
mòn nếu không được
canh tác hợp lí.
Trồng nhiều loại cây
lương thực cây CN.
3. Môi
trường
nhiệt đới
gió mùa
- Nhiệt độ, lượng mưa thay
đổi theo gió mùa.
- Nhiệt độ TB lớn hơn 20
o
C,
biên độ nhiệt 8
o
C.

- Nơi mưa nhiều rừng
có nhiều tầng, ven
biển có rừng ngập

măn.
- Một số cây rụng lá
mùa khô.
- Trồng nhiều cây CN,
cây lương thực.
-Tập trung nhiều động
vật cả trên cạn, dưới
nước.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
12
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

4.Đới ôn
hoà.
1. Môi
trường
ôn đới
hải
dương.
Nhiệt độ trung
bình năm:
10,8
o
C.
Lượng mưa TB
1126mm tháng
nào cũng có mưa
đều.
Rừng lá rộng
Nến nông

nghiệp
tiên tiến.
Nền công
nghiệp
hiện đại,
cơ cấu đa
dạng với
các khu
CN, trung
tâm CN,
vùng CN.
Ô
nhiễm
không
khí, ô
nhiễm
nước.
Môi
trường
ôn đới
hải
dương
Nhiệt độ TB 4
o
C
Lượng mưa trong
năm 560mm,
Mưa TB vào mùa
hạ.
Rừng lá kim

Môi
trường
Địa
Trung
Hải.
Nhiệt độ TB
17,3
o
C. Lượng
mưa TB năm
402mm, mưa tập
trung vào mùa
thu và mùa đông.
Rừng cây bụi gai.
5.Môi
trường
hoang
mạc
Rất khô
hạn khắc
nghiệt.
Biên độ
nhiệt
trong
- Thực vật cằn
cỗi thưa thớt, chủ
yếu là cây xương
rồng, cây bụi gai.
- Động vật rát ít,
nghèo nàn: Lạc

- Chăn nuôi du mục.
Trồng trọt trong ốc đảo.
- Chuyên chở hàng hoá.
- Khai thác tài nguyên thiên
nhiên.
Nạn hoang
mạc hoá.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
13
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

năm và
biên độ
nhiệt
ngày
đêm rất
lớn.
đà, bò sát.
- Sinh vật thích
nghi bằng cách tự
hạn chế sự mất
nước và tăng
cường tích trú
nước, chất dinh
dưỡng.
6.Môi
trường
đới
lạnh
Quanh

năm
lạnh.
+ Mùa
đông rất
dài.
+ Mùa hè
ngắn
(Nhiệt độ
nhỏ hơn
10
o
C).
Mưa rất
ít phần
lớn là
tuyết rơi.
Mùa hè
có băng
trôi và
núi băng.
- Thực vật đặc
trưng: Rêu, địa y
ít về số lượng số
loài, chỉ phát
triển vào mùa hè.
- Động vật có lớp
lông dày không
thầm nước, trong
cơ thể tăng cường
dự trữ nước, chất

dinh dưỡng.
Chăn nuôi, săn bắn, khai thác
dầu mỏ, khoáng sản quý,
đánh bắt và chế biến cá voi.
Một số
động vật
quý có
nguy cơ
tuyệt
chủng.
7.Môi
trường Thay đổi Thay đổi theo độ
- Trồng trot, chăn nuôi, nghề
thủ công.
Rừng bị
chặt phá,
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
14
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

vùng
núi
theo độ
cao. càng
lên cao
nhiệt độ
và độ ẩm
càng
giảm.
coa, phân tầng

thực vật gần
giống như đi từ
xích đạo đến cực.
- Phát triển giao thông điện
lực.
=> Nhiều nghành CN chế
biến, du lịch, khai thác
khoáng sản phát triển
chất thải từ
khu khai
thác, khu
nghỉ mát
ảnh hưởng
nguồi
nước,
không khí,
đất canh
tác, bảo tồn
TN.
2.4. Lập sơ đồ cho một số bài
Sau khi tìm hiểu xong mỗi đới khí hậu, giáo viên có thể hình thành cho
học sinh thói quen tổng hợp kiến thức bằng sơ đồ.
Ví dụ:
Trong SGK đã có một số sơ đồ mang tính khắc sâu kiến thức cho học sinh
bằng việc yêu cầu các em dùng mũi tên hoàn chỉnh sơ đồ, để thấy rõ mối quan hệ
chặt chẽ giữa các đối tượng địa lí. Giáo viên có thể sử dụng ngày những sơ đồ để
dạy học. Nếu cần có thể chi tiết hoá hơn nữa để học sinh hiều kĩ hơn, sâu hơn.
Mức độ cụ thể, chi tiết đến đâu là do mục đích của việc dạy học quyết định.
Ví dụ: Bài tập 3 trang 73/SGK:
Sơ đồ:

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
15
Môi trường đới
nóng
Môi trường
xích đạo ẩm
Môi trường
nhiệt đới
Môi trường nhiết
đới gió mùa.
Khí hậu rất lạnh
Băng tuyết phủ quanh năm Rất ít người sinh sống
Thực vật rất nghèo nàn
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

Giáo viên có thể giúp học sinh chi tiết hoá sơ đồ với mục đích củng cố
kiến thức bài trước:
Để có thể kiểm tra độ chắc chắn trong việc nắm kiến thức của học sinh ta
có thể chuyển sơ đồ theo kiều ngang như trên thành sơ đồ kiều dọc hoặc kiểu
ngược. Đồng thời với việc chuyển này giáo viên có thể bỏ lời dẫn ở một số vị trí
và yêu cầu học sinh hoàn chỉnh sơ đồ đó. Việc bỏ trống lời dẫn nào tuỳ thuộc
vào mục đích rèn luyện của giáo viên, ta có thể chuyền lại sơ đồ trên như sau:
Hoặc với bài tập 2/28: Dùng mũi tên nối thành sơ đồ cho đúng
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
16
Khí hậu rất lạnh
Tăng sản lượng
Tăng vụ Tăng năng suất
Thâm canh lúa nước
Chủ động tưới tiêu Nguồn lao động

Khí hậu rất lạnh, Mùa hè nhiệt
độ dưới 10
o
C, Mùa đông
xuống – 40 đến – 50
o
C
Băng tuyết phủ quanh năm Rất ít người sinh sống
Thực vật rất nghèo nàn, Chủ
yếu là Rêu và Địa y
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

Giáo viên có thể chuyền lại sơ đồ trên:
Như vậy, trong những trường hợp cụ thể giáo viên có thể lập sơ đồ, lập
bảng cho một đơn vị kiến thức trong bài, cho một bài, một cum bài hoặc có thể
theo một vấn đề cần giảng
3. Kết quả
Qua việc giảng dạy bằng hình thức lập sơ đồ và lập bảng tôi nhận thấy học
sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiểu bài và phát triển tư duy khoa học có khả
năng khái quát và hệ thống hoá kiến thức. Điều đó đã được biểu hiện trên kết quả
của học sinh sau khi khảo sát:
Lớp Giỏi Khá TB Yếu
7 B 45% 45% 10%
7D 40% 47% 13%
8A 43% 42% 15%
8B 47% 40% 13%
8D 43% 40% 17%

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Có thể nói với những sơ đồ và bảng kiến thức như vừa nêu trên, chúng ta

có thể giúp học sinh “Trực quan hoá” được nội dung kiến thức và vì thế việc
nắm bài học của các em sẽ sâu sắc hơn. Đây là thế mạnh của phương pháp này,
trong việc dạy học nói chung và dạy địa lí nói riêng. Thêm vào đó, việc dùng sơ
đồ hay lập bảng so sánh trong tổng kết bài học, phần học, một mặt giúp giáo viên
kiểm tra được độ chắc chắn, tính chính xác của nội dung kiến thức học sinh tiếp
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
17
Thâm canh lúa nước Tăng sản lượng
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

nhận được, mặt khác giúp các em tự đánh giá được chất lượng việc nắm kiến
thức của mình. Mặc dù vậy việc dùng sơ đồ hay lập bảng so sánh cũng không thể
thay thế được các phương pháp, các thủ pháp dạy học khác. Bởi thế việc dùng
như thế nào, dùng phối hợp với các phương pháp dạy học khác ra sao chỉ có thể
được quyết định bởi những bài học cụ thể, với từng giáo viên và đối tượng học
sinh cụ thể.
Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp lập sơ đồ, lập bảng
trong dạy học địa lí. Đây cũng là ý kiến của tôi đóng góp vào việc đề xuất những
phương pháp dạy học mới hiện nay đang diễn ra sôi nổi trong nhà trường phổ
thông.
Khi viết đề tài này tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều đồng nghiệp, tham
khảo nhiều tài liệu, nhưng cũng không thể tránh khỏi nhiều thiết sót. Vậy rất
mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn,
có ứng dụng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Bảo, Ngày 15 tháng 01 năm 2009

Người viết:
Nguyễn Thị Thu Hương
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

18
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4
III.KẾT QUẢ CẦN ĐẠT 4
IV. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI 4
PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 5
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 5
III. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VẢ TỔNG KẾT
KINH NGHIỆM 6
1.Về cách lựa chọn nội dung kiến thức để lập sơ đồ, lập bảng. 6
2. Lập sơ đồ, lập bảng cho một số nội dung bài học trong SGK
Địa lí mới.
7
3.Kết quả 16
PHẦN III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
DANH SÁCH CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT 20
BẢN CAM KẾT 21
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
19
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Địa lí 7 - Nguyễn Dược / NXB GD

2. SGV Địa lí 7 - Phan Huy Xu / NXB GD
3. Tư liệu dạy - học Địa lí 7 - Nguyễn Dược / NXB GD
4. SGK Địa lí 8 - Nguyễn Dược / NXB GD
5. SGV Địa lí 8 - Nguyễn Dược / NXB GD
6. Tư liệu dạy - học địa lí 8 - Nguyễn Đình Giang / NXB GD
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
20
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

DANH SÁCH CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT:
STT Tên sáng kiến kinh nghiệm Năm học
1 Để tạo tâm thế cho học sinh trong giờ học
văn
2003 - 2004
2 áp dụng việc đôỉ mới phương pháp dạy
học tiếng Việt như thế nào để có hiệu quả
cao nhất.
2004 - 2005
3 Nâng cao hiệu quả giờ dạy tiếng Việt ở
trường THCS
2006 - 2007
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
21
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hương

Ngày, tháng, năm sinh: 20/09/1981
Đơn vị: Trường THCS Nuyễn Bỉnh Khiêm, Huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Điện thoại: 0313985435.
E-mail:
II. Tên sản phẩm:
"Lập sơ đồ và lập bảng trong việc giảng dạy một số bài địa lí".
III. Cam kết:
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi.
Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản
phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trớc lãnh đạo đơn
vị, lãnh đạo sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này.
Vĩnh Bảo, ngày 15 tháng 01 năm 2009.
Người cam kết
Nguyễn Thị Thu Hương.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
22
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
23
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
24
Lập sơ đồ và lập bảng trong giảng dạy một số bài địa lí THCS

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
25

×