Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm để dạy tốt môn âm nhạc 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.1 KB, 18 trang )

I. PHẦN CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Môn hát nhạc là một môn nghệ thuật, nó luôn tồn tại và phát
triển cùng với sự phát triển của con người. Vì thế sự phát triển của con
người xã hội thì “nghệ thuật” không thể thiếu được đối với mỗi con
người và mỗi xã hội. Nó chính là cái hay, cái đẹp, là sự thẩm mĩ của
mỗi con người trong xã hội. Cho nên là một giáo viên dạy âm nhạc,
tôi đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề để nâng cao chất lượng thẩm
mĩ, giáo dục và phát huy được tính cách tích cực của học sinh, nó
cũng chính là phương tiện giúp học sinh phát triển toàn diện.
1.1. Cơ sở pháp chế
Nhiệm vụ năm học này do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành về
yêu cầu đổi mới của Trường trung học cơ sở trong “thời kỳ đổi mới”
hiện nay. Môn hát nhạc được tách riêng nhằm thực hiện nội dung giáo
dục toàn diện hoàn chỉnh. Như vậy, môn hát nhạc là một nội dung
hoàn chỉnh trong chương trình giáo dục bậc trung học cơ sở, quan
trọng hơn nó là phương tiện mang tính đặc thù.
Bản thân tôi được đào tạo chuyên ngành hát nhạc và được phân
công công tác tại Trường THCS Chu Văn An – Xã Lâm Thượng –
Huyện Lục Yên. Tuy thời gian công tác ngắn nhưng tôi có những điều
băn khoăn trước thực tế giữa gia đình và xã hội “Bộ môn âm nhạc
chưa được chú trọng, học sinh đón nhận còn bỡ ngỡ, chưa hiểu hết cái
hay, cái đẹp, cái phong phú của bộ môn nghệ thuật này”. Để bộ môn
hát nhạc được nâng cao về chất lượng cũng như quy mô trong việc
dạy và học trong năm học này cho nên tôi áp dụng đề tài:
1
“Một số kinh nghiệm để dạy tốt môn âm nhạc 7”
1.2. Cơ sở lý luận
Dạy môn hát nhạc ở bậc trung học cơ sở, qua đó tôi nhận thấy
chưa có sự quan tâm sâu sát của các gia đình bởi cho đó là một môn
phụ, chưa chú trọng, chưa hiểu được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật,


vì lứa tuổi này rất hiếu động nhưng đã hình thành được ý thức, biết so
sánh mọi vật xung quanh, rất thích những gì mới mẻ. Vì vậy, sinh hoạt
âm nhạc là một phương tiện giúp học sinh phát triển toàn diện.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn hát nhạc, cũng tận tâm
cố gắng truyền tải cho các em những kiến thức ban đầu để làm nền
tảng cho sự phát triển toàn diện của các em, vì môn hát nhạc tạo cho
các em sự hứng khởi, sự hiểu biết hướng tới cái hay, cái đẹp trong
cuộc sống đời thường, cũng như trong gia đình và các hoạt động ngoài
xã hội.
1.3. Cơ sở thực tiễn :
Trường THCS Nguyễn Thái Học là một trong những nhà
trường có một đội ngũ giáo viên đông đảo, nhiều năm liền có những
thành tích cao trong công tác dạy và học. Tuy nhiên, đại đa số học
sinh của trường đều là con em nông thôn, nên điều kiện đi lại, học tập
rất khó khăn. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, giúp đỡ tạo điều kiện cho
học sinh học tập và nhất là tìm ra những biện pháp dạy học có hiệu
quả để nâng cao chất lượng dạy và học là một trong những vấn đề hết
sức quan trọng.
Với tất cả những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài này.
2
2. Nhiệm vụ đề tài
Mục tiêu giáo dục trung học cơ sở là đào tạo ra một lớp người
kế cận sau này của đất nước thì phải có những kiến thức cơ bản và
những phẩm chất cao quý về mọi mặt, trí tuệ, hiểu biết và thẩm mĩ về
cái hay, cái đẹp. Đó là nội dung giáo dục khoa học đúng với từng đối
tượng, sự hiểu biết của từng học sinh trong trường, trong lớp. Vì thế,
ngành giáo dục nói chung và mỗi giáo viên nói riêng, phải “quyết tâm
thực hiện tốt bộ môn của mình”. Riêng tôi ý thức rằng phân môn của
mình là phải đi sâu vào khai thác triệt để năng khiếu âm nhạc của các
em, để cho các em bộc lộ rõ tài năng của riêng mình.

3. Giới hạn đề tài
Đề tài này được viết dưới sự hiểu biết của tôi, đây là bộ môn
mới, bộ môn này thuộc về năng khiếu, các em học sinh lại ở lứa tuổi
hiếu động, vì thế tôi áp dụng đề tài này với khối lớp 7 tôi phụ trách.
Cho nên phải có hiệu quả và chất lượng nâng cao sự hiểu biết của lứa
tuổi học sinh trong trường.
4. Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ vào nhiệm vụ và yêu cầu nội dung của đề tài, tôi chọn
đối tượng nghiên cứu là các em học sinh lớp 7. Đề tài này tôi thực
hiện để nâng cao chất lượng bộ môn hát nhạc của học sinh, tôi chỉ đạo
cho tất cả các đối tượng học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dạy hát cho học sinh THCS chủ yếu dạy theo phương pháp
truyền khẩu, để các em hát một bài hát thêm sinh động, đầy cảm xúc
sáng tạo. Cho nên, việc hướng dẫn cho các em là một quá trình, nói rõ
3
một cách hoàn thiện là dựa vào hình tượng âm nhạc kết hợp chặt chẽ
kỹ năng ca hát với yêu cầu nghệ thuật để thể hiện một cách sâu sắc
hình tượng đó.
Không ngừng chú trọng phát triển cho các em kỹ năng hát đồng
đều, chuẩn xác, có sắc thái, diễn cảm và rõ lời, duy trì thường xuyên
sự hứng thú với các em. Cho nên khi dạy một bài hát cần tiến hành
các bước sau:
- Giới thiệu bài (Tên bài, tác phẩm, tác giả)
- Hát mẫu (giáo viên hát hoặc nghe băng nếu có điều kiện)
- Hướng dẫn từng câu ngắn (phân chia câu)
- Củng cố bài, nâng cao chất lượng tiếng hát và tập hát diễn
cảm.
- Kiểm tra từng nhóm, tổ, cá nhân.
* Tập đọc nhạc – tách riêng hai yếu tố cao độ, trường độ để học

sinh tập luyện với bài trước khi đọc giai điệu. Khi tập đọc nhạc có
kiểu bài như “Tập tiết tấu, tập cao độ, tập nhận âm hình ở một số câu
nhạc quen thuộc, tập nghe, tập ghi, ”
Qua phần này phát triển năng lực tai nghe và năng lực cảm thụ
âm nhạc thông qua tập hát – tập đọc nhạc và tập ghi chép nhạc.
* Âm nhạc thường thức: Phân môn này được lồng ghép vào cả
phần tập đọc nhạc và hát. Những bài học về âm nhạc thường thức nên
để các em tự đọc và đặt một số câu hỏi cho các em trả lời, minh họa
cùng với hình ảnh và nghe (nếu có điều kiện)
6. Thời gian nghiên cứu
Trong năm học này tôi đăng ký đề tài vào tháng 9, căn cứ vào
để xây dựng đề tài tôi tiến hành điều tra khả năng học tập của các em
4
qua dàn ý đại cương, để áp dụng vào thực tế, rút kinh nghiệm sau đó
hoàn thành vào tháng 11.
7. Tài liệu tham khảo
Đối với bộ môn hát nhạc là một bộ môn mới được phổ biến, cho
nên tài liệu tham khảo rất hiếm. Tuy nhiên, tôi đã tìm tòi các tài liệu
sau để nghiên cứu:
+ Sách giáo viên, sách giáo khoa 7
+ Phương pháp dạy môn hát nhạc ở bậc THCS.
+ Âm nhạc – tác giả, tác phẩm II
Trần Cường – Cao Minh Khanh
Biên tập – tuyển chọn
HN 1989
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
5
1. Thời gian và các bước tiến hành
Trong năm học này, tôi đăng ký đề tài để nghiên cứu và tôi đã
thực hiện đề tài của mình ngay từ đầu năm với sự giám sát, hỗ trợ của

Tổ chuyên môn tôi đã tiến hành từng bước một.
Tổng hợp kết quả khảo sát đầu năm về số lượng học sinh và
kiến thức của học sinh.
Tổng số học sinh: Duy trì: %
Học tập:
Giỏi: em = %
Khá: em = %
TB: em = %
Yếu: em = %
Đạt từ TB trở lên % .
Nhìn chung, các em đều ngoan, có tinh thần đoàn kết, song tinh
thần học tập chưa cao, một số em chưa tự giác học tập cho nên vận
dụng vào các bài chưa nhanh, các vị trí nốt nhạc trên khuông nhiều
học sinh chưa nắm rõ nên việc tập đọc nhạc trở lên rất khó khăn. Về
phân môn hát nhạc thì nhiều học sinh không có giọng hát nên chưa
hứng thú trong giờ học. Cho nên, đối với từng đối tượng đó mà giáo
viên cần phải chú ý để cho các em có nhiều tiến bộ đạt kết quả cao
trong học tập.
2. Nội dung thực hiện
Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ
tham gia ca hát là được tự hoạt dộng để nhận thức thế giới xung quanh
6
và bản thân mình. Những hình tượng những âm thanh của bài hát, bản
nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí
tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, rất
tốt. Âm nhạc là một bộ môn năng khiếu, tuy việc dạy học không nhằm
đào tạo các em trở thành những người hoạt động âm nhạc chuyên, mà
giúp các em có một “trình độ văn hóa” âm nhạc nhất định để góp phần
cùng các môn học khác để giáo dục nhân các, làm cho nội dung học
tập có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hòa các hoạt động học tập

của học sinh.
+ Học hát.
+ Tập đọc nhạc.
+ Âm nhạc thường thức.
Ba phân môn này có ba chức năng nhất định, nhưng ba phân
môn này đều nhằm mục đích truyền đạt cho các em một số kiến thức
và kỹ năng để nâng cao năng lực và kỹ năng hoạt động, hiểu biết và
cảm thụ âm nhạc, tạo cho các em một số kiến thức và kỹ năng để nâng
cao năng lực và kỹ năng hoạt động, hiểu biết và cảm thụ âm nhạc, tạo
cho các em có trình độ “văn hóa âm nhạc” phù hợp với lứa tuổi.
Phương pháp dạy phân môn: Trong quá trình giáo dục thẩm mỹ
nghệ thuật thì phương pháp giảng dạy là một yếu tố quan trọng nó ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục.
Hát nhạc là một bộ môn thực hành, lấy thực hành để truyền tải
những kiến thức cơ bản về âm nhạc, do đó phương pháp giảng dạy âm
nhạc có những đặc thù nhất định biểu hiện qua ngôn ngữ âm nhạc.
Tóm lại: Dạy, nghe hát cho các em được tự bản thân thu nhận
được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, phong phú của các tác phẩm bằng
những liên tưởng và tư duy của chính các em dựa trên cơ sở gợi ý của
giáo viên.
7
3. Kết quả
Sau một thời gian nghiên cứu và vận dụng vào thực tế, tôi thấy
kết quả học tập môn âm nhạc của các em có phần khả quan hơn, số
học sinh khá tăng lên, học sinh yếu giảm, thời gian thực hành tăng,
các em đã biết dựa vào kiến thức đã được học thì đa số các em làm
được, thông qua các lần kiểm tra cá nhân có nhiều em tiến bộ. Nhưng
bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số em lười học, nhận thức chậm, năng
khiếu hạn chế cũng gây khó khăn cho các em làm ảnh hưởng chung
đến chất lượng của lớp.

4. Bài học kinh nghiệm
Đối với giáo viên: Bản thân tôi đã triển khai kế hoạch giảng dạy
với từng lớp, đi sâu vào 4 đối tượng học sinh trong lớp, xây dựng từng
nhóm học: Giỏi – Khá - TB – Yếu. Thường xuyên theo dõi uốn nắn
từng học sinh, chỉ ra được cách thức để các em hiểu sâu hơn trong
từng bài để tìm hiểu thế giới xung quanh bằng cảm xúc, thông qua
hình tượng âm thanh để phát triển về trí tuệ.
Đối với học sinh: Phải có đầy đủ sách vở để học tập, có đầy đủ
đồ dụng, ngoài việc xây dựng mỗi khối lớp học phải có nhóm học tiêu
biểu của từng đối tượng khác nhau và sau đó cho các em tự nhận xét
về cái được, cái chưa được và giáo viên kết luận. Như vậy sẽ tạo cho
các em mối liên hệ tốt giữa thầy – trò.
Vậy muốn thành công trong bộ môn mình phụ trách, người giáo
viên nói chung và bản thân tôi nói riêng phải truyền tải tới cho học
sinh những kiến thức cơ bản và cần thiết để học sinh tiếp thu một cách
8
triệt để. Ngoài ra, phải phối hợp với gia đình, đoàn thể cùng nhà
trường tạo điều kiện để các em phát huy hết trí tuệ và tài năng sẵn có
của mình trong quá trình học tập đạt kết quả cao hơn. Cho nên, muốn
đạt được kết quả cao trong giờ dạy đối với môn hát nhạc, giáo viên
cần thiết kế một giờ dạy chu đáo và tỉ mỉ, đảm bảo đúng nội dung
chương trình đã quy định.
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Bài 5 – Tiết 5 – Tuần 5
Ôn tập bài hát: Lý cây Đa
- Nhạc lý: Nhịp 4 / 4
- Tập đọc nhạc: TĐN số 2
A. Mục tiêu
- Ôn tập bài hát “Lý cây đa”, tập thể hiện tính chất mềm mại
của giai điệu.

- Học sinh có khái niệm về nhịp 4/4 với các nốt đen, trắng, tròn.
Nhận biết âm “Son” ở vị trí dòng kẻ phụ.
B. Chuẩn bị
9
1. Thầy:
- Tập thể hiện động tác phụ họa theo bài hát.
- Đánh nhịp 4/4
- Chép nhạc.
2. Trò:
- Học thuộc lời ca bài hát “Lý cây đa”
- Vở ghi – thanh phách.
C. Hoạt động của thầy và trò
1. Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hát lại bài “Lý cây đa”
3. Bài mới
Hoạt động của
thầy
Nội dung
Hoạt động của
trò
Giáo viên nhắc lại
tính chất bài, sửa
sai.
- Giáo viên giới
thiệu động tác.
- Giáo viên giới
thiệu nhịp 4/4 (C)
1. ôn bài hát “Lý cây đa”
- Chú ý: Hát nhẹ nhàng, duyên dáng,

ngân đủ 3 phách ở nốt kết của hai câu
trong bài.
- Động tác phụ họa “Tôi lơi ới a cây
đa” câu 1. Ngón tay trỏ của bàn tay
trái đưa ngang tầm mắt.
2. Nhạc lý
a) Nhịp 4/4 (ký hiệu C)
Mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách
bằng một nốt đen. Phách 1 mạnh,
phách 2 nhẹ, phách 3 nhẹ vừa, phách 4
nhẹ.
- Thực hiện 1
đến 2 lần.
- HS thực hiện
động tác vận
động.
- HS ghi nội
dung vào vở.
10
- Hướng dẫn học
sinh cách đánh
nhịp.
- Giáo viên bắt
nhịp học sinh hát
bài “Mái trường
mến yêu”
- Giáo viên
hướng dẫn đọc
gam.
- áp dụng bài tập

đọc nhạc
- Đọc từng câu.
Ví dụ:
b) Cách đánh nhịp 4/4
Sơ đồ
c) ứng dụng nhịp 4/4
Vỗ tay theo nhịp bài hát “Mái trường
mến yêu”
3. Tập đọc nhạc: Số 2
ánh trăng
- HS thực hiện
theo nhóm. Mỗi
nhóm 1 đến 2
lần.
- Học sinh cảm
nhận được nhịp
4/4
HS đọc từng câu
ghép, các câu
hoàn thiện bài.

4. Củng cố
- Nhắc lại những nét chính phần nhạc lý.
- Đọc lại bài tập đọc nhạc, ghép lời ca bài tập đọc nhạc số
2 “Ánh trăng”
11
5. Dặn dò
Về nhà học bài và trả lời câu hỏi số 1 và 2 (Trang 17). / .
12
5. Kết luận

Để xã hội tồn tại và phát triển được bền vững, lâu dài thì ngành
giáo dục luôn đi đầu. Vì vậy, Nhà nước phải luôn quan tâm đến ngành
giáo dục, vì giáo dục có một vai trò to lớn, một trách nhiệm nặng nề là
chuyển giao văn hóa cho thế hệ mai sau, đào tạo những nhân tài tương
lai của đất nước, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Qua khảo sát quá trình nghiên cứu và vận dụng đề tài, bản thân
tôi rút ra phương pháp tối ưu để nâng cao chất lượng giảng dạy một
cách tốt nhất giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc thêm yêu thích bộ môn.
Cho nên, việc chuẩn bị cho một giờ dạy và phương pháp lên lớp đó là
việc làm cần thiết, luôn đóng vai trò quan trọng để phát huy được cái
hay, cái đẹp trong bộ môn. Luôn coi trọng bài soạn cũng như tiết dạy
trên lớp đảm bảo độ chính xác, khoa học.
- Soạn đúng theo phương pháp mới
- Giảng dạy đúng đặc trưng của bộ môn
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài giảng
Trên đây là một số biện pháp – kinh nghiệm tôi đã áp dụng vào giảng
dạy. Tôi rất mong được sự đóng góp của các đồng chí.
6. Kiến nghị - Đề xuất
Hiện nay, nhà trường đã có đầy đủ các nhu cầu của bộ môn.
Tuy nhiên, vẫn còn một số kiến nghị sau:
- Rất mong được sự quan tâm của các bậc phụ huynh
- Chưa có sách tham khảo
- Chưa có phòng học bộ môn.
13
THEO DÕI THỰC HIỆN
TUẦN THỰC HIỆN TỒN TẠI BỔ XUNG
1
2
3
4

5
6
7
8
14
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
15
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
16
30
31

32
33
34
35
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ
BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
17
18

×