Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Năm học 2008 – 2009 là năm học có ý nghĩa hết sức quan trọng Bộ GD và ĐT
đã ban hành nhiều chính sách về việc dạy và học. Năm học tiếp tục thực hiện sự chỉ
đạo của Bộ GD và ĐT, sở GD và ĐT Hải Phòng cũng như phòng GD và ĐT huyện
Vĩnh Bảo, đã có nhiều công văn chỉ đạo về việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Đứng trước nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội trong công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước về nguồn lao động, ngành giáo dục phải đào tạo ra nhưng
con người vừa hồng, vừa chuyên và có chất lượng đích thực để đáp ứng yêu cầu bức
thiết của xã hội.
Là một giáo viên THCS bản thân tôi nhận thức làm sao phải giáo dục cho các
em có đạo đức tốt, tư chất vững vàng để sau này các em mang kiến thức đó phục vụ
cuộc sống và xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, ngang tầm với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Đây không chỉ là vấn đề của riêng tôi mà là vấn đề chiến
lược và cấp thiết của những người trong ngành giáo dục.
Để những suy nghĩ ấy trở thành hiện thực đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi
sáng tạo trong giảng dạy làm cho học sinh dễ hiểu và phát huy hết khả năng sáng tạo
của các em đồng thời khắc sâu kiến thức để phát triển tư duy lôgíc, óc sáng tạo khoa
học đây là một vấn đề đang được nhà nước và ngành giáo dục rất quan tâm.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cho đến nay, chúng ta đã trải qua 6 năm thực hiện chương trình đổi mới sách
giáo khoa. Đưa môn Âm nhạc vào chương trình học của học sinh THCS nhằm giáo
dục con người toàn diện về Đức-Trí-Thể-Mĩ. Đã có rất nhiều giáo viên thực hiện
nhiều phương pháp khác nhau trong giảng dạy môn âm nhạc với mục đích cuối cùng
là hoàn thành được mục tiêu của bài dạy. Trong số các phương pháp đó có phương
pháp tích hợp trong giảng dạy bộ môn, tuy nhiên đây là một phương pháp không
mấy dễ dàng thuần thục và nhuần nhuyễn. Bởi đây là phương pháp này đòi hỏi giáo
viên có kiến thức tổng thể về bộ môn âm nhạc và các bộ môn khác ngoài bộ môn
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 1 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
mình phụ trách. Đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong quá trình vận dụng
vào bài dạy cho phù hợp. Có được như vậy mới có khả năng giúp cho học sinh phát
huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập. Xong bên cạnh đó vẫn còn
không ít giáo viên lúng túng trong việc vận dụng phương pháp này trong quá trình
giảng dạy đặc biệt là những giáo viên chưa có kinh nghiệm. Chính vì lí do đó tôi
quyết định chọn đề tài này:
Đề tài:
“Vận dụng phương pháp tích hợp vào việc giảng dạy môn Âm nhạc THCS” Với
mong muốn được góp tiếng nói chung vào việc chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn
trong quá trình giảng dạy.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Mục tiêu của môn âm nhạc:
- Chương trình THCS môn âm nhạc được Bộ GD và ĐT ban hành quy trình
mục tiêu như sau:
+ Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh tạo cho các
em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện hài hoà nhân
cách.
+ Khích lệ học sinh hăng hái tham gia hoạt động âm nhạc làm cho đời sống
tinh thần phong phú, lành mạnh tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát triển năng
khiếu.
+ Mở rộng hiểu biết về truyền thống âm nhạc Việt Nam và tinh hoa âm nhạc
thể giới góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi lành mạnh.
2. Nội dung của bộ môn âm nhạc:
a, Cấu trúc:
- Căn cứ vào đặc trưng của môn nghệ thuật âm nhạc, căn cứ vào mục tiêu và
thời lượng môn học, căn cứ vào đặc điểm tiếp thu âm nhạc của học sinh đại trà.
Chương trinh âm nhạc trường THCS được cấu trúc dựa trên cơ sở sau đây:
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 2 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
+ Lấy học sinh làm trung tâm
+ Học nhạc lý
- Tập đọc nhạc để nâng cao coi trọng truyền thụ kiến thức âm nhạc phổ thông,
tất cả nhằm xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc để hình thành một
trình độ học vấn âm nhạc phổ thông.
- Cấu trúc Âm nhạc gồm 3 phân môn:
+ Học hát.
+ Nhạc lí, tập đọc nhạc.
+ Âm nhạc thường thức.
b, nội dung cơ bản của từng phân môn.
- Học hát.
+ Học sinh được học một số kĩ năng đơn giản, học một số bài hát quy định,
nghe một số bài hát có tính lịch sử.
- Nhạc lý, tập đọc nhạc.
+ Với nhạc lí bao gồm những kiến thức sơ giản về nhạc lý, những kí hiệu ghi
chép nhạc thông dụng.
+ Với TĐN luyện cách đọc các bài nhạc ngắn gọn dễ hiểu trong phạm vi chủ
yếu là gọng Đô trưởng và gọng La thứ
- Âm nhạc thường thức.
+ Bao gồm các nội dung giới thiệu tác giả, tác phẩm, các loại nhạc cụ, các
hình thức biểu diễn âm nhạc và một số sinh hoạt âm nhạc truyền thống phổ biến
trong dân gian.
3. Về phương pháp dạy học:
Chương trình SGK Âm nhạc tạo điều kiện cho giáo viên dạy 3 phân môn như
một thể thống nhất. Trong đó mỗi phân môn giữ một đặc trưng riêng vừa hoà nhập
vào nhau cùng hình thành tri thức, kĩ năng âm nhạc thống nhất ở học sinh. Để làm
được điều đó người giáo viên đứng trước lớp phải thực hiện yêu cầu một cách linh
hoạt sáng tạo, đó luôn là suy nghĩ về mục tiêu âm nhạc nói chung để tìm ra tính đồng
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 3 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
quy giữa 3 phân môn. Tích hợp trong từng thời điểm, từng vấn đề, từng đối tượng
tạo ra những tình huống gây hứng thú trong học tập, phát huy tính chủ động sáng tạo
của học sinh, phát huy hiệu quả của mọi phương tiện dạy học các trang thiết bị dạy
học hiện đại.
4. Những nét mới và những điều cần lưu ý trong chương trình.
- Chương trình THCS đã chú trọng tính vùa sức, tính thực tiễn, tính khả thi và
đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc.
- Chương trình quan niệm môn âm nhạc như một môn văn hoá bắt buộc, tất cả
học sinh đều cần được học và phải học để tạo dựng một trình độ văn hoá âm nhạc
phổ thông trong nền học vấn chung của bậc THCS.
- Chương trình coi trọng việc rèn luyện thực hành. Tạo ra các hoạt động để
học sinh được thể hiện: (chú trọng việc học sinh nghe nhạc, nghe hát, cố gắng tích
hợp các nội dung (hát – nghe - đọc) nhạc và cảm thụ âm nhạc trong từng bài học.
- Trong chương trình và đặc biệt là SGK đã tạo ra một độ “cứng” và độ
“mềm” để giáo viên tận dụng cho phù hợp với các vùng miền có mức độ phát triển
kinh tế văn hóa xã hội khác nhau.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Thực tiễn nhận thức của giáo viên áp dụng phương pháp dạy tích
hợp trong giảng dạy âm nhạc
- Để thực hiện chường trình SGK Âm nhạc trong nhiều năm gần đấy ngành
giáo dục và đào tạo đã tiến hành nhiều hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
chogiáo viên. Đó là những cuộc tập huấn về thay sách cho đối tượng là cán bộ giáo
viên chủ chốt của ngành. Đây chính là những lực lượng nòng cốt để triển khai bồi
dưỡng các chuyên đề thay SGK cho đội ngũ giáo viên đứng lớp. Ngoài ra trên các
trang báo cũng đã dành một dung lượng không nhỏ để đăng tải về vấn đề thay SGK
và đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc THCS . Đã có nhiều bài viết của giáo sư,
tiến sỹ đầu ngành những giáo án mấu được đăng tải trên các hàng báo như:
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 4 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
Báo trí thức trẻ, tạp trí giáo dục, giáo dục thời đại Ngành còn tổ chức sinh
hoạt chuyên môn cụm theo chuyên đề để đội ngũ cán bộ, giáo viên có điều kiện giao
lưu học hỏi. Điều đó đã tạo điều kiện tốt cho giáo viên có ý thức, trách nhiệm vận
dụng phương pháp tích hợp tong quá trình giảng dạy. Qua các chuyên đề các giáo
viên giỏi các cấp đã cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
hợp đã đạt được hiệu quả cao như:
Giờ học sôi nổi, học sinh hứng thú trong học tập, học sinh được làm việc
nhiều, tiếp thu nhanh hơn, hiểu bài sâu và chắc hơn. Chính lẽ đó mà việc dạy học
theo quan điểm tích hợp đã được khẳng định vai trò tối ưu. Đây thực sự là một bước
tiến quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển
của khoa học giáo dục thời đại. Tuy nhiên vẫn còn ít nhận thức của giáo viên vì quan
điểm tích hợp và vận dụng quan điểm này vào quá trình dạy học còn nhiều hạn chế.
Đa số giáo viên hiểu về quan điểm này ở mức độ đơn giản, phiễn diện, nhiều giáo
viên còn đang trong tình trạng lúng túng chưa nhìn ra mô hình giáo án cho phù hợp
để dạy theo phương pháp tích hợp tích cực.
2. Nhận thức của học sinh về tích hợp trong việc học môn âm nhạc.
Qua các đợt kiểm tra trắc nghiệm và thực hành, bản thân tôi nhận thấy hầu hết
các em đều tiếp thu tốt các nội dung kiến thức bài học. Tư duy các em phát triển rõ
rệt. Nếu so sánh thì thấy hơn hẳn so với tiết học không sử dụng phương pháp tích
hợp. Tất nhiên đây mới chỉ là kết quả bước đầu, trong thực tế vấn còn gặp nhiều vấn
đề nan giải khi hỏi học sinh về vấn đề tích hợp trong môn Âm nhạc hầu hết các em
đều cho đó là khái niệm xa lạ vì thế kết quả vẫn chưa cao.
V. CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TÍCH HỢP VÀO VIỆC GIẢNG
DẠY MÔN ÂM NHẠC:
1. Mức độ, phạm vi tích hợp trong dạy học môn âm nhạc.
Để dạy học môn Âm nhạc theo quan điểm tích hợp thành công theo tôi phải
nắm được mục đích phương pháp là chưa đủ mà giáo viên còn phải xác định được
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 5 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
mức độ tích hợp và phạm vi tích hợp. Vấn đề chọn nội dung gì tích hợp, tích hợp
đến đâu là một vấn đề không đơn giản. Tìm hiểu về SGK Âm nhạc THCS ta thấy rõ
ý đồ tích hợp của các nhà biên soạn được thể hiện ngay trong từng bài cung như toàn
bộ nội dung chương trình của toàn khối lớp.
Tuy nhiên còn nhiều lí do khác nhau nội dung tích hợp trong toàn bộ chương
trình cũng như trong từng bài cũng chỉ thực hiện tương đối. Cụ thể là không phải tất
cả các bài hát, bài tập đọc nhạc đều có thể tích hợp được. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối
với giáo viên là cần phải nắm bắt được ý đồ của người soạn chương trình SGK, phải
căn cứ vào thực tiễn trình độ của học sinh, cơ sở vật chất, thời gian để xác định mức
độ và phạm vi tích hợp cho phù hợp trong từng giờ dạy. Mặt khác, giáo viên cần lựa
chọn nhiều nội dung, nhiều khía cạnh tích hợp. Vì mỗi môn học đều có đặc trưng
riêng. Nên giáo viên không nên gò ép để tích hợp, chăm chú vào quá trình tích hợp,
lặp lại tích hợp sẽ dẫn đến tình trạng phá vỡ nội dung của từng môn, phân môn.
Chính vì thế, nội dung tích hợp phải quan hệ chặt chẽ với mức độ và phạm vi tích
hợp. Dạng phân môn học hát tích hợp với nhạc lí cộng với tập đọc nhạc, Âm nhạc
thường thức và các bộ môn khoa học khác
Trước hết vì quyền lợi của chính môn học, đó đã có nghĩa là (phải tích hợp
đúng lúc, đúng chủ đề, đúng mức độ)
2. Định hướng tích hợp trong dạy Âm nhạc THCS.
- Qua thực tế dạy học cũng như cấu trúc chương trình SGK cho thấy giáo viên
có thể thực hiện tích hợp theo nhiều cách thức khác nhau. Việc lựa chọn cách thức
nào phụ thuộc vào nội dung cụ thể của từng bài, từng phần học, từng phần mẫu.
- Sau đây là một số kiểu tích hợp:
+ Tích hợp thông qua kiểm tra bài cũ.
+ Tích hợp qua việc giới thiệu bài mới.
+ Tích hợp qua hệ thông câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Tích hợp thông qua phương tiện dạy học.
+ Tích hợp thông qua nội dung tiểu kết hoặc tổng kết.
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 6 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
+ Tích hợp thông qua hệ thống bài tập (ở lớp, ở nhà)
+ Tích hợp thông qua hình thức ra đề kiểm tra.
+ Tích hợp gắn với đời sống xã hội.
3. Sau đây là một số quan hệ tích hợp có thể khai thác.
a, Đối với nội dung - Học hát.
* Tích hợp học hát – Học hát.
- Tích hợp theo hệ thống thể loại, tích chất, sắc thái biểu diễn.
* Tích hợp học hát – Nhạc lí + TĐN.
- Tích hợp ngay theo chiều hướng kiến thức nhạc lí tập đọc nhạc trong việc
giải thích kí hiệu cao độ, trường độ.
* Tích hợp học hát + Âm nhạc thường thức.
- Vận dụng kiến thức âm nhạc thường thức để tìm hiểu tác giả, tác phẩm khi
giới thiệu về xuất xứ và hoàn cảnh ra đời.
* Tích hợp học hát với địa lí.
- Sử dụng kiến thức địa lí : Như việc chỉ bản đồ để giới thiệu vùng miền nơi
bài hát ra đời.
- Ví dụ: “Bài hát Vui bước trên đương xa” dựa theo điệu Lí con sáo Gò Công
(Dân ca Nam Bộ). Yêu cầu học sinh chỉ bản đồ miền đất Nam Bộ.
* Tích hợp học hát + Mĩ thuật.
- Trong quá trình dạy học hát có một số tranh ảnh minh hoạ.
b, Đối với nhạc lí và tập đọc nhạc.
* Tích hợp nhạc lí + TĐN.
- Đây là kiểu tích hợp thường thấy (tích hợp đọc) thông qua kiểm tra kiến thức
cũ, vận dụng kiến thức cũ để tìm hiểu kiến thức mới, so sánh đối chiếu để khắc sâu
kiến thức, củng cố và ôn tập rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
* Tích hợp nhạc lí + TĐN + Học hát.
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 7 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
- Đây là việc làm thường thấy trong việc dạy nhạc lí và tập đọc nhạc để giới
thiệu cho học sinh kí hiệu và cách sử lí kí hiệu thì giáo viên lấy ngay bài học hát để
giới thiệu
* Tích hợp nhạc lí + TĐN + Âm nhạc thường thức.
- Đây là kiểu tích hợp lấy kiến thức âm nhạc thường thức để giới thiệu bài
hát,TĐN, nhạc lí.
c. Đối với nội dung âm nhạc thường thức.
* Tích hợp Âm nhạc thường thức - Âm nhạc thường thức.
- Tích hợp theo liên kết các đơn vị kiến thức cùng một hoàn cảnh ra đời tác
phẩm
- Cho nghe tác phẩm âm nhạc.
* Tích hợp Âm nhạc thường thức + Học hát.
- Đây là kiểu tích hợp ngang theo hướng dựa vào việc giới thiệu tác giả, tác
phẩm của bài hát trong Âm nhạc thường thức.
* Tích hợp Âm nhạc thường thức + Văn học.
- Đây là kiểu tích hợp sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy âm nhạc
thường thức từ việc đặt câu hỏi đến việc tìm hiểu tác giả, tác phẩm đến ngôn ngữ
tiếng việt
4. Thực nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài dạy: Âm nhạc lớp 9
BÀI 2:
I. MỤC TIÊU:
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 8 -
Tiết 6: - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2
- Nhạc lí: Sơ lược về hợp âm.
- Âm nhạc thương thức: Nhạc sĩ Trai-cốp-xki
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
1. Kiến thức:
- HS đọc đúng, xướng âm và ghép thuần thục lời ca bài TĐN số 2, biết kết
hợp đánh nhịp và gõ phách.
- Học sinh hiểu biết sơ lược vè hợp âm, có khái niệm về thuật ngữ hợp âm.
- Học biết nhạc sĩ Trai – Cốp – Xki là một nhạc sĩ thiên tài của nước Nga đã
có những cống hiến to lớn cho nền âm nhạc nước Nga và nền âm nhạc thế giới.
2, Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng đọc tên nốt nhạc trong khuông nhạc.
- Rèn cho học sinh kĩ năng cảm thụ âm nhạc thông qua nghe nhạc.
3. Giáo dục:
- Giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết hữu nghị của nhân dân Nga với
nhân dân Việt Nam.
- Qua âm nhạc của Trai – Côp – Xki là hiện thân cho tâm hồn của nhân dân
nga.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên chuẩn bị.
- Giáo viên chuẩn bị nhạc cụ: Đàn Oocgan.
- Giáo viên chuẩn bị đài và đĩa nhạc.
- Giáo viên chuẩn bị bảng phụ.
- Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh về nước Nga, ảnh nhạc sĩ Trai – côp – xki.
- Giáo viên đàn và hát thuần thục bài hát “Cô gái miền đồng cỏ”
2. Học sinh chuẩn bị.
- Học sinh tìm hiểu bài và ôn tập trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.(Kiểm tra trong khi ôn tập)
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Giáo viên giới thiệu bài học - Học sinh lấy sách vở ra Tiết 6
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 9 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
- Giáo viên hướng dẫn ôn lại
bài TĐN.
+ GV treo bảng phụ.
+ GV cho hs nghe lại bài TĐN
só 2.
- GV cho HS nghe đọc lại
thang âm Mi thứ hoà thanh.
học bài
- HS quan sát trên bảng.
- HS nghe và đọc nhẩm
theo.
- HS nghe mẫu trên đàn
rồi đọc lại.
- HS nghe bắt nhịp và
trình bày:
+ Đọc gam giải.
+ Đọc trục chính.
1, Ôn tập TĐN số 2:
Nghệ sĩ với cây đàn
Nhạc: Nga
- Thang âm
- GV đàn và bắt nhịp cho cả
lớp trình bày lại bài TĐN.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
N1: Đọc xướng âm.
N2: Ghép lời
(Sau đó đổi lại cách trình bày)
- HS trình bày
- GV hướng dẫn cách đánh
nhịp và gõ phách cho bài TĐN
số 2.
- GV gọi kiểm tra theo nhóm,
cá nhân và nhận xét cho điểm.
- HS quan sát mẫu rồi
thực hiện.
- HS lên bảng trình bày.
- GV cho quan sát một số ví
dụ.
- HS quan sát bảng phụ. 2. Nhạc lí
Sơ lược về hợp âm.
a, Hợp âm:
- VD:
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 10 -
( )
(VII)
( )
(VII)
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
H?: Em hiểu thế nào là hợp
âm?
H?: Thế nào là hợp âm 3?
- GV giải thích thêm lấy ví dụ.
- Gv dẫn lời:
Tuỳ theo cách sắp xếp các
quãng 3 trưởng, ba thứ mà tạo
thành các hợp âm trưởng hợp
âm thứ (theo bảng sau)
- HS trả lời: (SGK)
- HS trả lời: (SGK)
- HS nghe và quan sát.
- HS quan sát trên bảng
- HS quan sát VD.
- Khái niệm.
Hợp âm là sự vang
lên đồng thời của 3,4
hoặc 5 âm thanh cách
nhau một quãng 3.
b, Một số loại hợp âm.
* Hợp âm 3:
- VD:
- Khái niệm:
Gồm có 3 âm, các âm
cách nhau một quãng
3, hai âm ngoài cùng
cách nhau một quãng
5.
Bậc
Hợp âm
trưởng
Hợp âm
thứ
1-3 3T 3t
3-5 3t 3T
- VD:
- GV cho học sinh quan sát ví - HS quan sát. * Hợp âm 7:
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 11 -
AmCdur GdurFdur
CmCdur
b
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
dụ hợp âm 7.
H?:Thế nào là hợp âm 7? - HS trả lời: (SGK)
VD:
- Khái niệm:
Hợp âm 7 gồm 4 âm
mỗi âm cách nhau một
quãng 3, hai âm ngoài
cùng cách nhau một
quãng 7.
- GV treo ảnh nhạc sĩ Trai –
cốp – xki.
- GV gọi 1 hs đọc phần giới
thiệu về nhạc sĩ.
- GV treo bản đồ thế giới.
H?: Em lên bảng chỉ trên bản
đồ vị trí của nước Nga? Nêu
hiểu biết của em về nước Nga?
- GV: Nước Nga rất tự hào có
một danh nhân âm nhạc là
nhạc sĩ Trai-cốp-xki, có người
nói nếu ai đã đến thăm nước
Nga mà chưa từng đọc thơ
Puskin, xem tranh Le-Vi-Tan
và chưa nghe nhạc Trai-cốp-
xki thì chưa hiểu về tâm hồn,
con người, đất nước Nga.
- Để hiểu thêm về điều đó các
em hãy tìm hiểu thêm đôi nét
- HS quan sát.
- HS đọc bài.
- HS chỉ vị trí nước Nga
và nêu hiểu biết.
-HS nghe.
3. Âm nhạc thường
thức:
Nhạc sĩ Trai – côp – xki.
a, Sơ lược về nhạc sĩ
Trai – cốp – xki.
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 12 -
D7
G7
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
về nhạc sĩ Trai-cốp-xki.
H?: Em hiểu gì về Trai-cốp-
xki?
- Gv giới thiệu thêm:
+ 19 tuổi tốt nghiệp đại học
luật.
+ 22 tuổi tốt nghiệp nhạc viện
Xanh-Pe-tecbua và đến 25 tuổi
tốt nghiệp với huy chương
vàng. Được làm giáo sư nhạc
viện Matxcơva.
- HS trả lời.
- Nhạc sĩ Trai-cốp-xki
là một nhạc sĩ nổi tiếng
người Nga và là một
trong nhưng danh nhân
âm nhạc thế giới.
- Sinh ngày 2/4/1840.
- Mất ngày 25/1/1893
tại XanhPetecbua.
- Ông rất say mê và có
khiếu âm nhạc.(10 tuổi
ông bắt đầu sáng tác)
- Ông tiếp thu truyền
thống của các nhạc sĩ
cổ điển Châu Âu và
Nga như MôDa,
Bêtôven
H?: Nhạc sĩ Trai-cốp-xki sáng
tác những thể loại tác phẩm
nào?
- GV dẫn lời và giới thiệu tác
phẩm:
Âm nhạc của Trai-cốp-xki
được rất nhiều người biết đến
và yêu thích. Trai-cốp-xki là
tác giả của những vở nhạc kịch
(Opera) như Ep-ghe-nhi-ô-
- HS trả lời:
+ Gồm nhạc đàn.
+ Nhạc vũ kịch.
+ Ca khúc.
- HS nghe và kết hợp với
ghi chép.
b, Tác phẩm:
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 13 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
nhê-ghin. Con Đầm Píc và vũ
kịch Ballet Hồ Thiên Nga,
Người đẹp ngủ trong rừng.
Những bản giao hưởng, công –
xec-tô cho pianô và dàn giao
hưởng thính phòng cùng nhiều
tác phẩm khác
- Ông là nhà sáng tác âm nhạc
lớn nhất thế giới.
* Nhạc đàn:
- GV cho HS nghe bản tháng 6
(Chèo Thuyền) trong tuyển tập
bốn mùa. (Khúc nhạc này nét
nhạc yên tĩnh, êm ả mang
phong vị âm áp của một buổi
chiều hè.)
- Vũ kịch:
- GV cho HS nghe trích đoạn
điệu múa những con thiên nga
“Âm nhạc vui nhộn, ngộ
nghĩnh có tính chất nhảy múa.
Nghe trích đoạn vở kịch “Hồ
thiên nga” (âm nhạc sâu nắng ,
tha thiết)
- Ca khúc GV đệm đàn và hát
cho HS nghe bài “Cô gái miền
đồng cỏ” là một trong hàng
trăm ca khúc của nhạc sĩ.
- HS nghe và cảm nhận.
- HS nghe cảm nhận và
hát nhẩm theo.
Cô gái miền đồng cỏ
Nhạc: P.I.Trai-côp-xki.
Phỏng dịch lời: Văn Đông
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 14 -
Sỏng kin kinh nghim mụn m nhc.
ti: Phng phỏp tớch hp trong ging dy m nhc THCS
- GV cho HS xem hỡnh trong
sgk (Chõn dung nhc s v
ngụi nh ca nhc s)
- GV m bng hỡnh:
B phim Trai-cp-xki do hóng
Mt-Xphim sn xut (GV gii
thiu cho hs mt s hỡnh nh
v cuc sng v s nghip ca
nhc s.)
- Hs quan sỏt.
- Hc sinh xem phim.
4. Củng cố:
H?: Em hãy nhắc lại nội dung
bài học ngày hôm nay?
- GV cho học sinh làm bài tập:
H?: Em hãy nhận biết tên các
loại hợp âm?
- HS nhắc lại nội dung
bài học.
- HS trả lời:
C
dur
: Đô trởng.
G
dur
: Son trởng.
D
7
: Rê bẩy.
A
m
: La thứ.
5. Dặn dò:
- GV cho bài tập về nhà:
+ Học thuộc nhạc lý, Âm nhạc
thờng thức.
+ Làm bài tập 1, 2 trong
SGK/Trang 22.
+ Về nhà ôn tập lại các đơn vị
kiến thức theo yêu cầu của tiết
7 trong SGK/trang 23.
- HS ghi bài tập về nhà.
Bài tập về nhà
1, Học thuộc nhạc lý,
Âm nhạc thờng thức.
2, Làm bài tập 1, 2
trong SGK/Trang 22.
3, Về nhà ôn tập lại các
đơn vị kiến thức theo
yêu cầu của tiết 7 trong
SGK/trang 23
5. Kt qu t c:
Trong quỏ trinh ỏp dng phng phỏp tớch hp trong ging dy tụi thy cú
hiu qu rừ rt.
a, Phn ụn tp.
Ngi thc hin: Vn Thun Trng THCS Cao Minh Vnh Bo Hi
Phũng
- 15 -
Cdur
Gm D7 Am
Cdur
Gm D7 Am
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
- Có 95 % hiểu bài
- Có 5% đọc xướng âm chưa chuẩn cao độ.
- 100% học sinh tích cực tham gia các hoạt động của nhóm.
b, Phần nhạc lí.
- 90% học sinh hiểu bài và xác định đúng hợp âm 3, hợp âm 7, hợp âm trưởng
và hợp âm thứ.
- 6% hiểu hợp âm nhưng chưa phân biệt được hợp âm trưởng, hợp âm thứ.
- 4% chưa hiểu, con nhầm lẫn hợp âm 3, hợp âm 7.
c, Phần âm nhạc thường thức.
- 100% học sinh thích nghe nhạc.
- 100% học sinh thích xem kênh hình và phim.
- 90% học sinh nhớ được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp Trai-cốp-
xki.
6, Bài học kinh nghiệm.
Sử dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy môn Âm nhạc bước đầu đạt
được kết quả khả quan. Nó khích lệ các em yêu thích môn học. Từ kết quả trên trên
bản thân tôi rút ra bài học sau:
- Nghiên cứu bài học và tài liệu SGK, sách tham khảo để tìm ra những kiến
thức, tính chất, đồng thời luôn tìm tòi học hỏi tự bồi dưỡng năng lực của bản thân
một cách thường xuyên.
- Giáo viên ngoài kiến thức của bộ môn còn cần có kiến thức về văn học, địa lí
và sử học
- Giáo viên phải linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp giảng dạy. đặc
biệt là phương pháp tích hợp trong giảng dạy cũng phải linh hoạt.
- Yêu cầu của giáo viên đưa ra phải dễ hiểu, rõ ràng, chính xác, phù hợp với
trình độ của từng đối tượng học sinh.
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 16 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
- Giáo viên phải biết sử dụng thành thạo phương tiện dạy học như (Đàn
Oocgan, đài catxec, máy chiếu đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy).
- Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm của tôi mà tôi đã rút ra
trong quá trình giảng dạy. Đó là “sử dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy âm
nhạc THCS”.
Trong quá trình thực hiện còn có nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp
ý bổ sung của các đồng nghiệp và đặc biệt là các đồng chí giáo viên trực tiếp giang
dạy môn âm nhạc để phương pháp giảng dạy này đạt kết quả tốt hơn.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ LÀM.
Năm học Tên sáng kiến Xếp loại
2007 - 2008 Phương pháp giảng dạy tiết học âm nhạc tỏng hợp. B
PHẦN MỤC LỤC
Phần Nội dung Trang
I Đặt vấn đề 1
II Lí do chọn đề tài 1-2
III
Cơ sở lí luận 1, Mục tiêu của môn âm nhạc. 2
2, Nội dung bộ môn âm nhạc. 2-3
3, Phương pháp dạy học. 3-4
3, Những nét mới và những điều
cần lưu ý trong chương trình.
4
IV
Cơ sở thực tiễn 1, Thực tiến của giáo viên áp dụng
phương pháp dạy tích hợp trong
giảng dạy âm nhạc.
4-5
2, Nhận thức của học sinh về tích
hợp trong việc học môn âm nhạc.
5
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 17 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc.
Đề tài: Phương pháp tích hợp trong giảng dạy Âm nhạc THCS
V
Các giải pháp vận dụng tích
hợp vào việc giảng dạy môn
âm nhạc.
1, Mức độ phạm vi tích hợp trong
dạy học môn âm nhạc.
5-6
2, Định hướng tích hợp trong dạy
âm nhạc THCS.
6
3, Một số quan hệ tích hợp có thể
khai thác.
6-8
4, Thực nghiệm. 8-15
Vĩnh Bảo, ngày 2 tháng 2 năm 2009
Người thực hiện:
Đỗ Văn Thuấn
Người thực hiện: Đỗ Văn Thuấn – Trường THCS Cao Minh – Vĩnh Bảo – Hải
Phòng
- 18 -