Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Kinh nghiệm Soạn và dạy bài Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (Sinh học lớp 8 ) theo phương pháp dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.16 KB, 15 trang )

Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học
tích cực
SOẠN VÀ DẠY BÀI “PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN
XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN” (SINH HỌC LỚP 8)
THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học đối với các cấp học nói
chung, hay việc đổi mới phương pháp dạy đối với môn sinh học nói riêng, người
giáo viên phải tuân thủ theo nguyên tắc“ thầy thiết kế, trò thi công” hay nói cách
khác “ thầy tổ chức trò hoạt động”. Phải làm sao cho mỗi tiết học trên lớp trở thành
45 phút say sưa, sôi nổi, hào hứng, chứa chan niềm hi vọng và niềm tin của những
người khám phá và làm chủ tri thức. Trong tiết học đó, học sinh phải phát huy cao
độ tính tích cực vốn có của mình, được bộc lộ mọi năng lực của bản thân và được
khẳng định mình trong các hoạt động của nhóm, hoạt động tập thể. Bằng suy nghĩ
tích cực, học sinh có thể tìm tòi, khám phá các kiến thức sinh học, rồi sử dụng
chính các kiến thức đó thành công cụ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo.
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm , kiến thức môn sinh học được chia
thành nhiều dạng khác nhau như : khái niệm sinh học, quá trình sinh học, quy luật
sinh học… do đó việc giảng dạy các loại kiến thức sinh học có những phương
pháp đặc thù riêng. Trong một tiết học không chỉ có một dạng kiến thức mà có thể
tổ hợp của nhiều dạng kiến thức khác nhau, đối tượng học sinh ở các lớp cũng có
sự khác nhau. Trong chương trình sinh học lớp 8 có nhiều tiết học nội dung kiến
thức tương đối dài, khó và có nhiều dạng kiến thức. Do vậy trong một tiết học giáo
viên vừa phải đảm bảo việc truyền đạt hết nội dung kiến thức, vừa phải đảm bảo
phương pháp truyền đạt mang tích tích cực nhưng phải đạt hiệu quả cao. Việc lựa
chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài , phù hợp với đối tượng
học sinh và sự phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học với nhau một cách
Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
1
Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học


tích cực
nhuần nhuyễn là một vấn đề rất quan trọng. Đó cũng là nghệ thuật sư phạm của
người giáo viên.
Điều đó đã thôi thúc tôi đi nghiên cứu đề tài “ Soạn và dạy bài : phản xạ
không điều kiện và phản xạ có điều kiện theo phương pháp dạy học tích cực”
II. Phạm vi đối, tượng nghiên cứu, thời gian thực hiện
1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Được thực hiện trong một lớp học
- Học sinh lớp 8 trường THCS Diễn Bích
2. Thời gian tiến hành:
- Tiến hành thử nghiệm trong năm học 2010-2011, 2011-2012
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Nhận thức cũ và thực trạng cũ
Bài phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện là một bài vừa dài, lại vừa
khó, kiến thức được trình bày dưới dạng kênh chữ và kênh hình.
Mục tiêu của bài học này là học sinh phải: phân biệt được phản xạ không điều
kiện về khái niệm và tính chất, nêu được ý nghĩa của phản xạ có điều kiện trong
đời sống, trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản
xạ cũ, nêu được các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện.
Trong những năm qua, từ việc thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, nhất là những giáo
vên chưa có kinh nghiệm, chưa tiếp thu được các phương pháp dạy theo sách giáo
khoa mới và phương pháp dạy học tích cực nên rất lúng túng khi khi dạy bài nay,
do đó khi dạy bài này thường mắc phải một số hạn chế sau:
- Một bộ phận giáo viên khi lên lớp nghiên cứu bài chưa kỹ, do vậy không hiểu hết
ý đồ của của người viết sách giáo khoa nên họ chưa hiểu sâu, cặn kẽ về kiến thức.
Từ đó việc dẫn dắt, hình thành kiến thức bài học cho học sinh đôi khi còn thiếu
Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
2
Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học
tích cực

tính hệ thống. Khai thác chưa đúng mức các thông tin ở kênh chữ và kênh hình,
nên bài dạy có những biểu hiện như:
+ Thiếu chặt chẽ, có tính áp đặt.
+ Dàn trải, ghi nhiều.
+ Thiếu khắc sâu kiến thức, đồng thời đi kèm với nó là thiếu sự củng cố và mở
rộng kiến thức cấn thiết cho học sinh.
+ Thiếu sự liên hệ thực tế
- Giáo viên không đặt bài học trong mối quan hệ với bài trước nên bài học thiếu
tính hệ thống và khó hiểu
- Việc hướng dẫn của giáo viên chưa rõ ràng, do đó học sinh chưa được định
hướng đúng khi khai thác thông tin. Mặt khác hệ thống câu hỏi dẫn dắt có khi chưa
được chọn lọc, thiếu câu hỏi gợi mở từ những câu lệnh của sách giáo khoa, diễn
đạt câu hỏi không thoát ý. Làm cho học sinh khó hiểu ít tham gia xây dựng bài và
tiết học nặng nề.
- Khâu kiểm tra đánh giá vừa ôm đồm vừa phiến diện.
- Giáo viên chưa hướng dẫn học sinh việc chuẩn bị bài ở nhà, cũng như cách học
bộ môn.
Từ những hạn chế trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau để khắc phục và
hạn chế các tồn tại không chỉ áp dụng cho bài học này mà cả chương trình môn
sinh học cấp trung học cơ sở.
II. NHẬN THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP MỚI
Để có một tiết dạy học đem lại hiệu quả cao thì giáo án là điều kiện cần thiết.
Nếu giáo án được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo trước khi lên lớp thì nhất định cách
dạy của thầy giáo sẽ chủ động, tự tin, linh hoạt và đạt chất lượng cao hơn. Vì vậy ở
từng năm học, mỗi thầy cô giáo đều phải thực hiện nghiêm túc việc soạn giáo án
Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
3
Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học
tích cực
theo quy định các bước lên lớp đã được phổ biến. Trong bài soạn cần chú ý những

vấn đề sau:
- Xác định mục tiêu của bài học: Mục tiêu của bài học cần cụ thể mức độ cần đạt
được đối với chẩn kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy của học sinh ở ba mức
độ cụ thể là: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
- Xác định được những hoạt động trong quá trình dạy học.
- Lựa chọn các kiến thức cơ bản, nâng cao và cập nhật theo một cấu trúc hợp lý
không nhất thiết phải thực hiện tuần tự theo sách giáo khoa.
- Lựa chọn các phương pháp và phương tiện gắn với từng nội dung cụ thể giúp
học sinh chủ động khai thác tự chiếm lĩnh từng đơn vị kiến thức đặt ra.
- Chuẩn bị nội dung bài giảng theo hệ thống câu hỏi dưới dạng các vấn đề mà giáo
viên nêu ra. Để thiết kế câu hỏi giáo viên phải nắm bắt được mục tiêu của bài học,
ý đồ của người viết sách. Trong mỗi giáo án phải thể hiện được phương pháp rõ
ràng phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh và làm nổi bật được hoạt
động giữa thầy và trò.
- Hướng dẫn học sinh học ở nhà , chuẩn bị bài học ở nhà.
Đặc điểm của bài này là từ những kiến thức đã sẵn có, dưới sự tổ chức hướng
dẫn của giáo viên để học sinh tự rút ra kết luận . Do vậy để bài học thành công thì
bài học trước đó giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh xem lại những nội dung
kiến thức có liên quan đã học để phục vụ cho bài học.
Bài phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện là một dạng bài lí
thuyết và được chia thành 3 phần. Trong đó mỗi phần có dạng kiến thức và nguồn
cung cấp thông tin cho học sinh cũng khác nhau .
Ở phần 1 đề cập tới kiến thức khái niệm, nguồn cung cấp thông tin dưới dạng
kênh chữ. Để dạy phần này giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở nhằm huy động vốn
Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
4
Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học
tích cực
kiến thức sẵn có của học sinh để hình thành khái niệm mới, cho học sinh xác định
các ví dụ để khắc sâu kiến thức về khái niệm mới được hình thành.

Ở phần hai đề cập tới kiến thức quá trình và nguồn cung cấp thông tin là kênh
hình. Trong ba phần của bài học thì phần thứ hai là phần vừa dài lại có tính trừu
tượng cao. Do đó giáo viên cần xâu chuỗi các kiến thức tạo ra những hoạt động
chính, bao quát, tương thích với nội dung chương trình. Cuối cùng là việc tổng kết
hình thành hình thành mảng kiến thức cần thu nhận. Để làm được điều này, giáo
viên cần linh hoạt, biết phối hợp các hình thức dạy học, biết chớp thời cơ trong quá
trình học sinh tìm được kiến thức đúng. Biết lắp ghép để có mạch kiến thức cần
cho học sinh. Cần dự kiến các tình huống có thể xẩy ra trong các hoạt động, hoạt
động nào giải quyết nhanh và hoạt động nào cần cho học sinh suy nghĩ trao đổi để
có giải pháp cho kịp thời gian của tiết dạy. Giáo viên tổ chức, điều khiển học sinh
lĩnh hội từng vấn đề bằng cách: nêu vấn đề (dưới dạng những câu hỏi) dẫn dắt học
sinh đi từng kiến thức đã học để giải quyết các đơn vị kiến thức mới. Trong quá
trình giải quyết các đơn vị kiến thức mới giáo viên có thể gọi một vài học sinh trả
lời một câu hỏi và nhất thiết phải có sự nhận xét, đánh giá sau mỗi câu trả lời của
học sinh. Nếu học sinh trả lời đầy đủ giáo viên có thể nhân đó mà đặt thêm câu hỏi
khác hoặc có thể nhận xét và tóm tắt một cách ngắn gọn nội dung trả lời. Giáo viên
không nên thuyết trình dài dòng, không nên giành lấy quyền kết luận mà để cho
học sinh tự kết luận, giáo viên chỉ bổ sung hay xác nhận.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Bài phản xạ không điều kiện và phản xạ có đều kiện là bài gần cuối của chương
IX: “Thần kinh và giác quan” song lại liên quan rất mật thiết với các bài 6, chương
I; bài 47 chương IX trong chương trình Sinh học lớp 8, do đó nếu giáo viên không
chuẩn bị kỹ về kiến thức, không có phương pháp phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng học
sinh hiểu bài một cách hời hợt, không thấy được bản chất, cơ sở khoa học của phản
xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện . Mục tiêu của bài này là : Sau khi học
xong, học sinh hiểu và trình bày được khái niệm phản xạ không điều kiện và phản
Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
5
Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học
tích cực

xạ có điều kiện. Trình bày quá trình hình thành các phản xạ mới và kìm hãm phản
xạ cũ. Nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện, phân biệt
được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện và mối liên quan giữa hai
loại phản xạ này.
Trước khi vào bài mới, giáo viên dành khoảng 5 phút để kiểm tra kiến thức cũ
và giới thiệu chương.
Hỏi: Em hãy nhắc lại phản xạ là gì? Cung phản xạ là gì?
Giáo viên tóm tắt nhấn mạnh về đường đi của luồng xung thần kinh trong một
phản xạ , vai trò của cơ quan thụ cảm và trung ương thần kinh trong phản xạ và
chuyển tiếp: “Phản xạ sẽ có những loại nào? Chúng được hình thành như thế nào?
Hôm nay chúng ta nghiên cứu bài:
Bài 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm phản xạ không điều kiện và phản xạ có
điều kiện.
I-PHÂN BIỆT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN:
Thông thường ở phần này giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin sách
giao khoa phần I hoạt động nhóm để hoàn thành bảng 52-1. “Các phản xạ không
điều kiện và phản xạ có điều kiện” để từ đó làm cơ sở để học sinh rút ra khái niệm
về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Như vậy ở đây chúng ta thấy một sự nghịch lí là học sinh chưa hề có kiến thức
về phản xạ không điều kiện, cũng như phản xạ có điều kiện thì học sinh lấy cơ sơ
nào để xác định trong các ví dụ về phản xạ ở bảng 52-1 thì ví dụ nào thuộc phản
xạ không điều kiện, ví dụ nào thuộc phản xạ có điều kiện. Mặc khác con đường để
hình thành khái niệm sinh học cho học sinh với cách dạy như trên là chưa đúng với
Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
6
Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học
tích cực
phương pháp dạy khái niệm sinh học. Để hình thành được một khái niệm sinh học
phải trải qua 5 bước cơ bản sau:

+ Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức
+ Bước 2: Quan sát vật thật, vật tượng hình
.+ Bước 3: Phân tích dấu hiệu chung và bản chất của khái niệm
+ Bước 4 : Định nghĩa khái niệm
+ Bước 5: Đưa khái niệm vào hệ thống khái niệm đã học
Tuy nhiên với dạng khái niệm trên thì ta chỉ cần thực hiện bước 2 ,bước 3 và bước
4.
Mặt khác mục đích của việc xác định các ví dụ trong bảng 52-1 là để học sinh
khắc sâu kiến thức về hai loại phản xạ này.
Từ những tồn tại trên, tôi đã đầu tư suy nghĩ xây dựng cách dạy phần này như
sau:
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số ví dụ về phản xạ, thường thì học sinh chỉ
nêu được các phản xạ không điều kiện còn phản xạ có điều kiện học sinh ít nêu do
đó giáo viên nên gợi ý để học sinh nêu ví dụ như: khi có ai ở phía sau gọi đúng tên
mình thì lúc đó ta có phản xạ gì hoặc khi thầy, cô giáo vào lớp thì học sinh có phản
xạ gì, khi thầy giáo yêu cầu xác định phép tính: 1 + 1 thì ta sẽ được kết quả như thế
nào và ghi các phản xạ đó trên bảng theo 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ ghi khoảng 3 hoặc
4 phản xạ. Nhóm thứ nhất là các phản xạ không điều kiện và nhóm thứ 2 là phản
xạ có điều kiện.
Hỏi: Các phản xạ trong nhóm 1 có điểm gì giống nhau ? Các phản xạ thuộc
nhóm 2 có điểm gì giống nhau?
( Các phản xạ trong nhóm 1 giống nhau là sinh ra đã có, không cần phải học tập.
Các phản xạ trong nhóm 2 giống nhau là được hình thành trong đời sống cá thể, là
kết quả của quá trình học tập và rèn luyện)
Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
7
Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học
tích cực
Giáo viên giới thiệu các phản xạ trong nhóm 1 là các phản xạ không điều kiện còn
các phản xạ trong nhóm 2 là các phản xạ có điều kiện.

Hỏi: phản xạ không điều kiện là gì? phản xạ có điều kiện là gì?
(Phản xạ không điều kiện là những phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống các thể, là
kết quả của quá trình học tập, rèn luyện)
Giáo viên vừa hỏi vừa ghi khái niệm lên bảng và phát phiếu học tập cho học
sinh làm bài tập 52-1 để khắc sâu kiến thức về phản xạ.
Hỏi: Theo em phản xạ tiết nước bọt khi ăn mơ và phản xạ tiết nước bọt khi
nghe hoặc nhìn thấy quả mơ khác nhau ở điểm nào?
Với cách dạy như trên sẽ phát huy được tính cực của học sinh trong việc tìm ra
kiến thức mới, khắc sâu được khái niệm về phản xạ và đồng thời học sinh dễ dàng
nhận biết và lấy được các ví dụ về phản xạ
Giáo viên chuyển mục 2 bằng cách đặt vấn đề: Vậy phản xạ có điều kiện được
hình thành như thế nào ? muốn thành lập phản xạ có điều kiện cần có điều
kiện gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành phản xạ có điều kiện
II-SỰ HÌNH THÀNH PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN.
Mục này trong SGK chia thành 2 phần nhỏ. Phần 1 hình thành phản xạ có điều
kiện, phần 2 ức chế phản xạ có điều kiện.
Ở phần 1 kiến thức của bài chứa đựng trong kênh hình từ hình 52-1→52-3 do
đó khi dạy thì giáo viên sẽ khai thác kênh hình trên để hình thành kiến thức cho
học sinh. Đa số giáo viên, đặc biệt là giáo viên mới ra trường còn rất lúng túng
chưa biết nên khai thác kiến thức như thế nào từ những hình trên. Ở phần này giáo
viên giới thiệu cho học sinh là: để hiểu rõ quá trình thành lập phản xạ có điều kiện
diễn ra như thế nào thì chúng ta đi tìm hiểu thí nghiệm của Paplop về phản xạ tiết
Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
8
Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học
tích cực
nước bọt với ánh đèn, sau đó giáo viên giới thiệu về thí nghiệm của Paplop trên
tranh tranh và dạy theo gợi ý với hệ thống câu hỏi sau:

Hỏi: Khi cho chó ăn vùng nào bị hưng phấn? Đây là phản xạ không điều kiện
hay có điều kiện?
Hỏi: Khi bật đèn thì trung khu nào bị kích thích? Đây là phản xạ không điều
kiện hay có điều kiện?
Hỏi: Phản xạ tiết nước bọt với ánh đèn là phản không điều kiện hay có điều
kiện?
Hỏi: Bản chất của phản xạ có điều kiện là gì?
Hỏi: Để thành lập phản xạ có điều kiện cần trải qua những bước nào?
Với cách dạy như trên thì giáo viên chưa khai thác hết hệ thống kênh hình trong
sách giáo khoa , việc khai thác kiến thức từ hệ thống kênh hình còn vụn vặt chưa
có hệ thống do đó học sinh chưa thể trả lời được câu hỏi 3 và 4, cũng như chưa
hiểu rõ được thực chất của quá trình thành lập phản xạ có điều kiện là gì.
- Cách dạy mới:
Để học sinh hiểu được thực chất của quá trình thành lập các phản xạ có điều kiện
là gì. Ở mục này chúng tôi sẽ giới thiệu lần lượt từng bước trong quá trình thành
lập phản xạ có điều kiện của Paplop trên tranh và tương ứng với mỗi hình sẽ đặt
câu hỏi định hướng :
+Hình 52-1 giới thiệu các yếu tố như ánh đèn, đường đi của luồng xung thần kinh
trong phản xạ và đặt câu hỏi như sau:
Hỏi: Khi bật đèn không cho chó ăn ở chó xẩy ra phản xạ gì? Phản xạ này
thuộc loại không điều kiện hay có điều kiện? Hãy mô tả luồng xung thần kinh
trong phản xạ ? ( Ở chó xẩy ra phản xạ định hướng với ánh đèn, đây là phản xạ
không điều kiện, khi ánh sáng tác động vào cơ quan thụ cảm của mắt xuất hiện
Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
9
Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học
tích cực
xung thần kinh truyền về vùng thị giác thuỳ chẩm làm vùng này bị hưng phấn, từ
đây sẽ có luồng xung thần kinh đi tới cơ cổ và làm co cơ này)
+Hình 52-2 giới thiệu các yếu tố như: Thức ăn, đường đi của luồng xung thần kinh

trong phản và đặt câu hỏi như sau:
Hỏi: Khi cho chó ăn ở chó xẩy ra phản xạ gì? Phản xạ này thuộc loại không
điều kiện hay có điều kiện? Hãy mô tả luồng xung thần kinh trong phản xạ ?
( Ở chó xẩy ra phản xạ tiết nước bọt với thức ăn, đây là phản xạ không điều kiện,
khi thức ăn tác động vào cơ quan thụ cảm của lưỡi xuất hiện xung thần kinh truyền
về trung khu tiết nước bọt ở hành não, từ đây sẽ xuất hiện luồng xung thần kinh
truyền lên vùng ăn uống ở vỏ não làm vùng này bị hưng phấn và luồng xung thần
kinh truyền xuống tuyến nước bọt gây ra tiết nước bọt )
+Hình 52-3A đặt câu hỏi như sau:
Hỏi: Khi bật đèn và đồng thời cho chó ăn thì trên vỏ não chó sẽ có những
vùng nào bị hưng phấn ? Nếu cứ bật đèn rồi lại cho chó ăn nhiều lần trên vỏ
não sẽ hình thành nên yếu tố nào?
(Trên vỏ não có hai vùng bị hưng phấn là vùng thị giác và vùng ăn uống, nếu hiện
tượng hưng phấn cứ diễn ra liên tục thì sẽ hình thành nên đường liên hệ tạm thời
nối hai vùng đó với nhau)
Giáo viên liên hệ thực tế : Có hai nhà cách nhau một vùng đất hoang có nhiều
cây cối nếu chúng ta thường xuyên đi lại giữa hai nhà thì lâu ngày trên vùng đất đó
sẽ hình thành con đường nối hai nhà với nhau.
+Hình 52-3B đặt câu hỏi như sau:
Hỏi: Khi đường liên hệ thần kinh tạm thời đã hình thành bật đèn và không
cho chó ăn thì ở chó hình thành phản xạ gì ? Đây là phản xạ không điều kiện
hay có điều kiện?
Hỏi: Phản có điều kiện được hình thành khi nào? Nhờ vào đâu?
Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
10
Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học
tích cực
Giáo viên nhận xét câu trả lời và nhấn mạnh đây chính là bản chất của phản xạ
có điều kiện và ghi bảng theo sơ đồ sau:
Bản chất của phản xạ có điều kiện : quá trình học tập và rèn luyện→ Hình thành

đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng vỏ não với nhau→ Phản xạ có điều
kiện mới được thành lập
Giáo viên nêu thêm trong thí nghiệm về sự thành lập phản xạ có điều kiện tiết
nước bọt với ánh đèn thì thức ăn là kích thích không điều kiện còn ánh đèn là kích
thích có điều kiện.
Hỏi: Để thành lập được phản xạ tiết nước bọt với ánh đèn thì cần có điều kiện
gì?
Hỏi: Để thành lập một phản xạ có điều kiện cần trải qua những bước nào?
(Cần lần lượt thực hiện ba bước sau: Xác định phản xạ muốn thành lập, tìm một
kích thích tự nhiên có hiệu quả cao đối với phản xạ ta muốn dạy, kết hợp nhiều lần
hai loại kích thích trên)
Giáo viên nhận xét câu trả lời và nhấn mạnh đây cũng chính là các điều kiện để
thành lập một phản xạ có điều kiện đồng thời ghi bảng các điều kiện.
Giáo viên liên hệ thực tế về việc thành lập các phản xạ có điều kiện ở động vật
và ở người bằng các ví dụ về xiếc thú. Nhấn mạnh số lần kết hợp giữa 2 loại kích
thích càng nhiều hoặc tăng sức mạnh của kích thích không điều kiện thì phản xạ có
điều kiện càng chóng hình thành và bền vững. Trong giáo dục, nếu dạy thật hấp
dẫn những kiến thức thật hay, thì học sẽ dễ thuộc, nhớ lâu. Đó cũng là cơ sở của
câu: “trăm hay không bằng tay quen”.
GV chuyển ý sang mục tiếp theo. Bên cạnh quá trình thành lập phản xạ có điều
kiện sẽ có 1 quá trình luôn tồn tại song song vậy quá trình này là gì?
2. Ức chế phản xạ có điều kiện
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi sau:
Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
11
Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học
tích cực
Hỏi: Sau khi phản xạ tiết nước bọt với ánh đèn được thành lập nếu chỉ bật
đèn mà không cho chó ăn thì sau một thời gian sẽ xẩy ra hiện tượng gì? Vì
sao?

(Chó ngừng tiết nước bọt do không được củng cố nên đường liên hệ tạm thời mất
dần)
Giáo viên thông báo cho học sinh hiện tượng này là ức chế phản xạ có điều kiện
dạng tắt dần ngoài ra còn có dạng ức chế dập tắt và lấy ví dụ minh họa cho dạng ức
chế này.
Giáo viên kết luận và ghi bảng sau đó liên hệ thêm: trong học tập nếu chúng ta đã
thuộc bài nhưng sau này mà không xem lại thì sẽ quên. Đây là cơ sở của câu “văn
ôn võ luyện”.
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày quá trình thành lập một phản xạ có điều kiện
cũ và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập một phản xạ mới ở
người qua một ví dụ tự chọn.
Hỏi: Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện có ý nghĩ gì?
Giáo viên nhấn mạnh đây chính là cơ sở để loại bỏ các thói hư tật xấu như nghiện
ma tuý, cờ bạc, trò chơi điện tử để hình thành phản xạ tốt hơn.
Với cách dạy như trên thì học sinh dễ dàng nhận thấy bản chất của phản xạ có
điều kiện là gì, cũng như dễ dàng lấy được các ví dụ về quá trình thành lập phản xạ
có điều kiện.
Giáo viên chuyển mục 3 bằng cách đặt vấn đề: Vậy phản xạ có điều kiện và
phản xạ không điều kiện chúng khác nhau ở điểm nào và có mối quan hệ gì?
Hoạt động 3: Phân biệt các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ
có điều kiện.
III SO SÁNH CÁC TÍNH CHẤT CỦA PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VỚI PHẢN XẠ CÓ
ĐIỀU KIỆN.
Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
12
Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học
tích cực
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào phân tích các ví dụ ở mục I và những hiểu biết
qua ví dụ trình bày ở mục II hoạt động nhóm hoàn thành bảng 52-2.
Sau 3 phút giáo viên gọi đại diện của từng nhóm điền kết quả vào bảng phụ,

yêu cầu nhóm khác nhận xét bổ sung và giáo viên nhận xét bổ sung hoàn thành
bảng.
Hỏi: Để thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn ở chó cần
phải có phản xạ không điều kiện nào trước?
Giáo viên nhận xét và bổ sung.
Hỏi: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có mối quan hệ với
nhau như thế nào?
Giáo viên nhận xét và ghi bảng:
Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.
Để củng cố bài, giáo viên dùng bảng phụ với nội dung bao quát các kiến thức
cơ bản của bài học như sau:
Câu 1: Hãy đánh dấu (x) vào ô tương ứng với nội dung tương ứng trong bảng sau:
Các ví dụ Phản xạ không
điều kiện
Phản xạ có
điều kiện
1. Khi trời lạnh, nổi da gà
2. Nhắm mắt lại khi bị ánh sáng mạnh bắt ngờ
chiếu vào mắt
3. Ngửi thấy mùi thơm của thức ăn, tiết nước bọt
4. Rơi nước mắt khi nghe câu chuyện cảm động
5. Chảy nước mắt khi bóc hành khô
Câu 2: Tính chất của phản xạ có điều kiện:
1. Trả lời kích thích có điều kiện 2. Được hình thành trong cuộc sống
Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
13
Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học
tích cực
3. Không bền vững 4. Mang tính cá thể
5. Có đường liên hệ tạm thời 6. Cung phản xạ đơn giản

7. Số lượng hạn định 8. Trung ương thần kinh ở trụ não
9. Trung ương thần kinh ở đại não
Tổ hợp đúng là:
a) 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8. b) 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9.
c) 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8. d) 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9.
Câu3: Hãy chọn đúng(Đ), sai(S) trong các nội dung sau:
Nội dung Đúng Sai
1 Phản xạ không điều kiện không bền vững
2 Sự hình thành phản xạ có điều kiện phải có đường liên hệ tạm
thời
3 Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có liên quan
chặt chẽ với nhau
4 Nếu không được củng cố, phản xạ có điều kiện sẽ mất do ức
chế tắt dần
5 Phản xạ có điều kiện dễ thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể
thích nghi với điều kiện sống mới
Câu 4 : Hãy chọn câu trả lời đúng
Những điều kiện nào không đúng với sự hình thành phản xạ có điều kiện
a) Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều
kiện
b) Kích thích có điều kiện phải được tác động trước
c) Kích thích có điều kiện phải được tác động sau
Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
14
Soạn và dạy bài "PXKĐK và PXCĐK" (SH lớp 8 ) theo phương pháp dạy học
tích cực
d) Quá trình kết hợp phải lặp đi lặp lại nhiều lần, thường xuyên đổi mới
Phần III. KẾT LUẬN
Để kiểm tra tính thực tiễn của đề tài qua 2 năm thực hiện, tôi đã thu được kết
quả so với khi chưa áp dụng đề tài như sau:

Chưa áp dụng SKKN
Áp dụng SKKN
Năm 2010-2011 Năm 2011-2012
Sĩ số 34 SL
Tỷ lệ
(%)
Sĩ số 34 SL
Tỷ lệ
(%)
Sĩ số 34 SL
Tỷ lệ
(%)
Giỏi 1 17.5 Giỏi 6 22.5 Giỏi 8 23,5
Khá 8 20.0 Khá 11 30.0 Khá 14 41
Trung bình 19 42.5 Trung bình 14 37.5 Trung bình 10 29,5
Yếu 6 20.0 Yếu 3 10.0 Yếu 2 5.0
Như vậy với suy nghĩ, cố gắng ban đầu tôi thấy rằng khi tập trung đầu tư công
sức, kiến thức theo phương pháp tích cực vào bài dạy, học sinh tiếp thu bài một
cách tích cực không thụ động và hứng thú hơn. Chính sự ham học của học sinh lại
là động lực thúc đẩy giáo viên cần phải đổi mới tư duy, phương pháp dạy học phù
hợp với SGK mới. Mỗi giờ học mà các em đạt kết quả cao đã thể hiện được phần
nào tâm huyết của người dạy.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Ngô sỹ Thành THCS Diễn Bích- Diễn Châu- Nghệ An
15

×