TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
THIẾT KẾ BI HỌC Thng 9 Tiết : 1
TN BI HỌC : Chủ đề 1 : EM THÍCH NGHỀ GÌ ?
I/
I/ MỤC TIU BI HỌC :
)1 Kiến thức : Biết cch lựa chọn nghề ph hợp với hứng th, năng lực bản thn v nhu cầu x hội
một cch cĩ cơ sở khoa học.
)2 Kỹ năng : Lập được bản xu hướng nghề nghiệp của bản thn.
)3 Thi độ : Bộc lộ được hứng th nghề nghiệp của mình.
II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
1. Chuẩn bị của gio vin : thiết kế bi học, họa đồ nghề, tư liệu phn lọai nghề.
2. Chuẩn bị của học sinh : tìm hiểu cc nghề cĩ tại địa phương.
III/ CCH THỨC TIẾN HNH :
Kết hợp cc hình thức :Trao đổi, thảo luận, trả lời cu hỏi gợi ý, diễn giảng, tạo tình
huống…….
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
3. Giới thiệu bi học mới : Con người ai cũng phải chọn cho mình một nghề ph hợp, Mọi sự lựa chọn
đều hướng đến mục đích thnh cơng. Tuy nhin khơng phải ai cũng cĩ thể chọn cho mình một nghề ph hợp.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG THẦY và TRÒ
A. NỘI DUNG CƠ BẢN :
1. Chọn nghề là gì ?
Là lựa chọn cho minh một nghề nghiệp. Trong quá
trình lựa chọn này yếu tố tự giác là quan trọng hàng
đầu.
2. Sự phù hợp nghề :
@ Con người ai cũng phải chọn cho mình một nghề
phù hợp, Mọi sự lựa chọn đều hướng đến mục đích
thành công. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể
chọn cho mình một nghề phù hợp. Có những trường
hợp ta gặp phải sau đây.
- Không phù hợp.
- Phù hợp một phần.
- Phù hợp phần lớn.
- Phù hợp hòan tòan.
@ Các yếu tố tạo nên sự phù hợp nghề :
• Những phẩm chất nghề nghiệp.
• Sự thỏa mãn cá nhân, phấn khích, hài lòng.
• Thể hiện giá trị bản thân.
4. Miền chọn nghề tối ưu :
Khi chọn nghề ta phải trả lời 3 câu hỏi sau :
• Tôi thích làm nghề gì ? (hứng thú)
• Tôi có thể làm nghề gì ? (khả năng)
• Tôi cần phải làm nghề gì ? (nhu cầu)
Thầy : Chọn nghề là gì ?
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo luận, trả lời.
Thầy : định hướng.
Thầy : Vì sao con người phải gắn bó với một
nghề nhất định ?
Trò : thảo luận, trả lời.
Thầy : định hướng.
Thầy : Thế nào là phù hợp nghề ?
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo luận, trả lời.
Thầy : - Diễn giảng, minh họa và định
hướng.
- Nêu dẫn chứng
B. TRỌNG TÂM CHỦ ĐỀ :
- Muốn thành công trong cuộc đời phải lựa chọn
nghề phù hợp.
XU HƯỚNG VÀ HỨNG THÚ NGHỀ
NGHIỆP HỌC SINH:
@ Tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp qua
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
1
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
- Trong lúc chọn nghề ngoài hứng thú và năng lực,
ta cần phải cân nhắc đến nhu cầu thị trường lao
động, điều kiện chọn nghề tối ưu
cách đánh giá cho điểm các nghề.
- Kể tên những nghề em yêu thích ? (kể
một số nghề theo thứ tự yêu thích nhất)
CỦNG CỐ : Nhấn mạnh những nội dung cơ
bản và trọng tâm chủ đề.
LUYỆN TẬP : giới thiệu một người làm nghề nổi
tiếng tại địa phương của em. theo em vì sao
người ấy lại nổi tiếng ?
@ Tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp qua
cách điều tra.
- Kể tên một số môn học em ưa thích.
- Những công việc em thích tham gia
ngoài giờ học.
- Hình thức lao động mà em thích tham
Gia.
THIẾT KẾ BÀI HỌC Tháng 10 Tiết : 2
TÊN BÀI HỌC : Chủ đề : NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP VÀ TRUYỀN
THỐNG NGHỀ NGHIỆP GIA ĐÌNH
I/
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
)4 Kiến thức : Biết được năng lực bản thân mình và nghề nghiệp truyền thống gia đình mình.
)5 Kỹ năng : Xác định sự phù hợp của năng lực nghề nghiệp đối với một nghề nào đó.
)6 Thái độ : có hứng thú tìm hiểu và chọn nghề cho bản thân.
II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
1. Chuẩn bị của giáo viên : thiết kế bài học, họa đồ nghề, tư liệu phân lọai nghề.
2. Chuẩn bị của học sinh : tìm hiểu các nghề có tại địa phương
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
2
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
Kết hợp các hình thức :Trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý, diễn giảng, tạo tình
huống…….
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. On định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài học cũ :
3. Giới thiệu bài học mới : Trong lao động nghề nghiệp sẽ phát huy năng lực nghề nghiệp của
mình. Nghề nghiệp cần có kinh nghiệm, cần có sự chuyển giao kinh nghiệm tiếp nối giữa các thế hệ,
giữa cha, mẹ, con cái, sẽ làm cho nghề càng phát triển.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG THẦY và TRÒ
I. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị nghề nghiệp :
“Không có người bất tài, chỉ có những người không tìm
ra đúng sở trường của mình”.
Muốn thành công trong nghề phải phấn đấu tìm ra
được sự phù hợp tối đa giữa yêu cầu nghề với năng lực
của bản thân.
Lứa tuổi học sinh người ta chia thành 3 giai đoạn :
1. Trước 11 tuổi : Thời kỳ tưởng tượng, mong muốn, ước
mơ.
2. Từ 11 – 17 tuổi : Thời kỳ chọn và làm thử.
3. Từ 17 – 18 tuổi : Thời kỳ quyết định chọn nghề nghiệp
tương lai.
Việc chọn nghề cần phải kết hợp hài hoà lợi ích cá
nhân và lợi ích chung.
II. Năng lực nghề nghiệp :
Mỗi người lao động cần có 4 loại năng lực cơ bản :
• Năng lực nhận thức : chú ý, quan sát, tưởng
tượng, khả năng tư duy…
• Năng lực thao tác : máy móc, vận đông, phối hợp
tay chân mắt….
• Năng lực giao tiếp, năng lực diễn đạt………
• Năng lực tổ chức quản lý.
Thầy : Ngay từ bây giờ ta có nên tìm
hiểu và dự định chọn cho bản thân mình
một nghề ? Tại sao ?
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo luận, trả
lời.
Thầy : định hướng.
Muốn thành đạt trong nghề nghiệp phải
chọn nghề như thế nào ?
Năng lực nghề nghiệp là gì ?
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo luận, trả
lời.
Thầy : định hướng.
III. Học sinh nên bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp
như thế nào ?
- Bồi dưỡng năng lực nhận thức và hiểu biết về thế
giới nghề nghiệp.
- Phát hiện sở trường và năng lực tiềm tàng của bản
thân mình.
- Biết cách chọn nghề căn cứ vào khuynh hướng
năng lực và sự phù hợp nghề.
IV. Truyền thống nghề nghiệp gia đình với việc chọn
nghề.
Nghề nghiệp cần có kinh nghiệm, cần có sự chuyển giao
kinh nghiệm tiếp nối giữa các thế hệ, giữa cha, mẹ, con
cái, sẽ làm cho nghề càng phát triển.
a. Những dòng họ vinh quang: Nước Đức có dòng họ
nhạc sĩ Bách, Nước Pháp có dòng họ Curie
b. Các làng nghề truyền thống: Gấm Vạn phúc, gốm sứ
Diễn giảng.
Theo em gia đình có nghề truyền thống,
sẽ có lợi gì khi sau này em chọn nghề
truyền thống của gia đình ?
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
3
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
Bát tràng, giấy làng bưởi, in tranh dân gian đông Hồ,
rượu đế Gò Đen, bưởi biên hoà……
c. Xây dựng khu công nghiệp truyền thống :
VI/ LUYỆN TẬP : Học sinh thực hiện phiếu trả lời “Tìm hiểu năng lực và truyền thống nghề
nghiệp gia đình của học sinh”
THIẾT KẾ BÀI HỌC Tháng 11 Tiết : 3
TÊN BÀI HỌC : Chủ đề : TÌM HIỂU NGHỀ DẠY HỌC
I/
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
)7 Kiến thức : Hiểu ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu nghề dạy học, tìm hiểu thông tin nghề.
)8 Kỹ năng : Hiểu được thông tin nghề dạy học.
)9 Thái độ : có thái độ đúng về nghề dạy học.
II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
1. Chuẩn bị của giáo viên : thiết kế bài học, họa đồ nghề, tư liệu phân lọai nghề.
2. Chuẩn bị của học sinh : Quan sát các hoạt động của Thầy cô giáo bộ môn, các câu
chuyện về tình Thầy trò.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
Kết hợp các hình thức :Trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý, diễn giảng, tạo tình
huống…….
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
3. Giới thiệu bài học mới :
NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG THẦY và TRÒ
I. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học.
a. Lịch sử nghề dạy học : có từ ngàn xưa dưới dạng cha
truyền con nối, từng bước xã hội phát triển nghề dạy học
được thực kiện dưới dạng kèm cặp từng cá nhân, nâng dần
lên tổ nhóm, trường lớp như ngày nay.
Thầy : diễn giảng
Nghề dạy học sẽ có hiệu quả kinh tế
như thế nào ?
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
4
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
b. ý nghĩa kinh tế : “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” vì giáo dục đào
tạo sẽ cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức, có trình độ,
có kỹ thuật, có tay nghề cao để phát triển đất nước.
c. ý nghĩa chính trị – xã hội : giáo dục đào tạo sẽ cung cấp
nguồn nhân lực có kiến thức, có trình độ, có kỹ thuật, có
tay nghề cao để phát triển đất nước thì đời sống nhân dân
no đủ, xã hội ổn định., nước ta có truyền thống tôn sư trọng
đạo vì thế “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các
nghề cao quý” (Phạm văn Đồng)
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo luận,
trả lời.
Thầy : định hướng.
Nghề dạy học sẽ có ý nghĩa chính trị
– xã hội như thế nào ?
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo luận,
trả lời.
Thầy : định hướng.
II. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề dạy học :
a. Đối tượng lao động : là con người (học sinh)
b. Nội dung lao động :
- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, chương trình môn học
(những tài liệu hướng dẫn………sách giáo khoa).
c. Công cụ lao động : chủ yếu là ngôn ngữ (nói, viết) các
thiết bị, đồ dùng dạy học.
d. Các yêu cầu về tâm - sinh lý :
a. Phẩm chất đạo đức.
- Có lòng nhân ái, yêu thương học sinh, yêu nghề.
b. Năng lực sư phạm :
- Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực tổ chức.
c. Một số phẩm chất tâm lý khác : bình tỉnh, tự kiềm chế,
gọn gàng, tác phong mẫu mực, cởi mở, hoà nhả, biết ca
hát………….
đ. Điều kiện lao động và chống chỉ định :
a. Điều kiện lao động.
- lao động trí óc, loại lao động tự do mang tính tự giác cao.
b. Chống chỉ định y học.
- dị dạng, khuyết tật, nói ngọng,bệnh hen, lao phổi, thần
kinh không ổn định, không có khả năng thuyết phục người
khác……
Đối tượng lao động của nghề dạy
học ?
Cho biết công cụ lao động của nghề
dạy học ?
Trò : suy nghĩ trả lời.
Thầy : định hướng.
Người dạy học có những yêu cầu về
tâm sinh lý như thế nào ?
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo luận,
trả lời.
Thầy : định hướng.
Những người như thế nào không ohù
hợp làm nghề dạy học ?
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo luận,
trả lời.
Thầy : định hướng.
III. Tuyển sinh vào nghề dạy học :
- Được đào tạo trong hệ thống các trường sư phạm và các
trường sư phạm kỹ thuật.
- Hàng năm Bộ GD&ĐT đều công bố tiêu chuẩn và chỉ
tiêu tuyển sinh cho từng loại trường tuỳ theo nhu cầu
từng vùng, miền, ngành nghề…có thể tham khảo
“Những điều cần biết về tuyển sinh các trường trung
học CN, cao đẳng, đại học” phát hành hằng năm.
- Học sinh tốt nghiệp các trường nêu trên có thể được
nhận vào làm giáo viên các trường PT, trung tâm dạy
nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm giáo
dục thường xuyên – KTTH – HN trên cả nước.
“Nếu người thợ giày là một người thợ tồi thì quốc gia
không quá lo lắng về điều đó, dân chúng sẽ phải xỏ những
đôi giày kém một chút. Nhưng nếu thầy giáo là người dốt
Thầy : Diễn giảng – minh hoạ
Trò : nghe và ghi nhớ
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
5
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
nát, vô luân thì trên đất nước sẽ xuất hiện cả một thế hệ
kém cỏi và những con người xấu xa”.
LUYỆN TẬP : Sưu tầm những bài hát nói về nghề dạy học.
THIẾT KẾ BÀI HỌC Tháng 12 Tiết : 4
TÊN BÀI HỌC : Chủ đề : VẤN ĐỀ GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ
I/
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
)10Kiến thức : Hiểu được vai trò, ảnh hưởng của giới tính và giới khi chọn nghề.
)11Kỹ năng : Liên hệ bản thân khi chọn nghề.
)12Thái độ : Thận trọng khi chọn nghề cho bản thân
II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
1. Chuẩn bị của giáo viên : thiết kế bài học, họa đồ nghề, tư liệu phân lọai nghề.
2. Chuẩn bị của học sinh : Làm các câu hỏi tìm hiểu về giới tính đã cho.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
Kết hợp các hình thức :Trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý, diễn giảng, tạo tình
huống…….
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. On định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài học cũ :
3. Giới thiệu bài học mới :
NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG THẦY và TRÒ
I. Khái niệm về giới tính và giới :
a. Khái niệm giới tính : Là sự khác nhau giữa nam và nữ về
mặt sinh học, nó mang tính đặc trưng từ khi mới sinh ra và
không thể thay đổi.
b. Khái niệm về giới : Là mối quan hệ giữa nam và nữ trong
xã hội, ở hoàn cảnh khác nhau, văn hoá khác nhau, xã hội
khác nhau, mối quan hệ đó không giống nhau và không mang
tính bất biến.
Về mặt sinh học nam và nữ giới có
gì khác nhau ?
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo luận,
trả lời.
Thầy : định hướng.
II. Vai trò của giới trong xã hội :
Nam và nữ giới trong xã hội đều thực hiện vai trò và trách
nhiệm là :
.a Tham gia công việc gia đình.
.b Tham gia công việc sản xuất.
.c Tham gia công việc cộng đồng
Tuy nhiên tuỳ theo văn hoá, xã hội, quốc gia, nhận thức mà
vai trò và trách nhiệm của nam giới và nữ giới trong xã hội
cũng khác nhau.
Vai trò của nam và nữ trong xã hội
như thế nào ?
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo luận,
trả lời.
Thầy : định hướng.
III. Vấn đề giới trong chọn nghề :
a. Sự khác nhau về xu hướng chọn nghề của các giới :
- Học sinh nữ thường có xu hướng chọn nghề hẹp hơn
học sinh nam, thông thường chỉ chọn cho mình những
nghề mang tính truyền thống như : bác sĩ, thợ may, giáo
viên, thư ký, kế toán….Trong điều kiện hiện tại khoa học
phát triển, thực tiển chứng minh nữ giới có thể thành công
Thông thường giới nữ thường chọn
nghề nào ? tại sao ?
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo luận,
trả lời.
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
6
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
trong những nghề trước đây chỉ có nam giới làm được,
thế nên ta phải có cái nhìn đúng để xóa đi ấn tượng này.
b. Sự khác nhau của giới trong chọn nghề :
- Điểm mạnh của nữ giới : có trí nhớ tốt, nhạy cảm, tinh
tế trong ứng xử……phong cách làm việc mềm dẻ, ôn
hoà, dịu dàng, ân cần, có ưu thế về thuyết phục, tư vấn,
giao tiếp và có xu hướng thiên về nhóm nghề người –
người.
- Điểm hạn chế của nữ giới : sức khỏe, sinh sản, nuôi
con……
Thầy : định hướng.
Cho biết điểm mạnh của nữ giới ?
hạn chế của nữ giới khi chọn
nghề ?
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo luận,
trả lời.
Thầy : định hướng.
IV. Một số nghề phụ nữ nên và không nên làm :
a. Một số nghề không phù hợp sức khỏe và điều kiện của
nữ :
- Những nghề có mội trường làm việc độc hại.
- Những nghề thường xuyên di chuyển địa điểm làm
việc.
- Một số nghề lao động nặng nhọc.
b. Một số nghề phù hợp sức khỏe và điều kiện của nữ :
- Ngành thương nghiệp, ngân hàng, tài chính, tín dụng,
bưu điện, dịch vụ, y tế, công nghiệp chế biến, giáo
dục………
Diễn giảng
Định hướng
V/ CỦNG CỐ : Hiện nay phụ nữ có xu hướng chọn những nghề nào ? Theo em những nghề
nào không phù hợp với người phụ nữ ?
VI/ LUYỆN TẬP : Tìm hiểu một số nghề hiện nay phụ nữ làm thành công, mà trước đây
những nghề đó chỉ có nam giới làm ?
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
7
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
THIẾT KẾ BÀI HỌC Tháng 01 Tiết : 5
Chủ đề : TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NÔNG – LÂM –
NGƯ NGHIỆP
I/
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
)13Kiến thức : Hiểu được ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển và
nhu cầu lao động của các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
)14Kỹ năng : Liên hệ bản thân khi chọn nghề.
)15Thái độ : Tích cực, chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
1. Chuẩn bị của giáo viên : thiết kế bài học, họa đồ nghề, tư liệu phân lọai nghề.
2. Chuẩn bị của học sinh : Tìm hiểu một số nghề tại địa phương có liên quan đến nghề
nông, lâm, ngư nghiệp.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
Kết hợp các hình thức :Trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý, diễn giảng, tạo tình
huống…….
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
. Giới thiệu bài học mới :
NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG THẦY và TRÒ
I. Sơ lược lịch sử phát triển nông, lâm. Ngư ngiệp ở nước
ta:
- Việt Nam là một nước nông nghiệp – có bờ biển dài trên
2.000Km - hệ thống sông ngòi chằng chịt – Rừng chiếm diện
tích rất lớn.
- Trước CM tháng tám sản xuất lúa gạo có vị trí trọng yếu trong
nền kinh tế, việc đánh bắt thuỷ hải sản có từ lâu đời – nghề khai
thác gỗ và các loại lâm sản cũng có từ rất lâu >> do phương
thức khai thác, canh tác lạc hậu cùng với chế độ phong kiến,
thực dân nên nhân ta luôn phải chịu cảnh thiếu cơm, áo mặc, ít
học hành, đời sống cơ cực.
- Sau CM tháng tám, ruộng đất về tay nhân dân nền nông
nghiệp từng bước phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện
từng bước………….1986 đại hội VI của Đảng chủ trương đổi
mới từ đó lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp bắt đầu phát triển
mạnh mẽ. Phấn đấu chuyển nước ta từ một nước nông nghiệp
thành một nước công nghiệp vào năm 2020, nhờ vậy Việt Nam
đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo, một nước có lượng cà
phê rất lớn trên thị trường thế giới.
- Triển vọng phát triển là khi trở thành một nước công ngthiệp
chúng ta sẽ có một nền nông nghiệp tiên tiến, cuộc sống nhân
dân sẽ khá giả hơn.
Cho biết đời sống nhân dân ta
trước CM tháng tám 1945 ?
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo
luận, trả lời.
Thầy : định hướng.
Đời sống nhân dân ta sau CM
tháng tám 1945 ?
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo
luận, trả lời.
Thầy : định hướng.
Em biết gì về mục tiêu phấn đáu
của nước ta đến năm 2010 ?
Trò : suy nghĩ, Trao đổi, thảo
luận, trả lời.
Thầy : định hướng.
II. Sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn mới
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
8
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
- Thực hiện được “an toàn lương thực quốc gia, xóa đói
giảm nghèo” cho nông dân và dân nghèo ở nông thôn,
được quốc tế đánh giá là Việt Nam là nước giảm tỉ lệ đói
nghèo tốt nhất.
- Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, ngư nghiệp
(gạo, cà phê, thuỷ hải sản…….)
Diễn giảng
III. Hướng phát triển các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
- Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Xây dựng cơ cấu ngành hợp lý trên địa bàn nông nghiệp
và nông thôn.
- Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nhằm hình
thành các điểm công nghiệp nông thôn, mở rộng quy mô
và số lượng các làng nghề gần với thị trường trong nứơc
và xuất khẩu. Chuyển một bộ phận doanh nghiệp gia
công và chế biến nông sản ở thành phố về nông thôn.
Diễn giảng
IV. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề trong lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp :
1. Đối tượng lao động : các loại cây trồng, vật nuôi, đánh bắt
thuỷ hải sản…….
2. Nội dung lao động : tận dụng hợp lý đất đai, sông hồ, biển cả
và những điều kiện để sản xuất ra những mặt hàng nông sản,
lâm sản, thuỷ hải sản nhằm phục vụ chu nhu cầu dinh dưỡng và
tiêu dùng của con người.
3. Công cụ lao động : cơ giới hóa, điện khí hoá, hoá học hoá
và áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ gia công, chế biến,
bảo quản hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm.
4. Các yêu cầu của nghề :
* Kiểm tra bản thân có hứng thú ?
* Xét đến năng lực và trình độ kiến thức sinh vật, hoá học, KT
nông nghiệp…
* Phải có sức khỏe, bền bỉ lao động, khả năng làm việc ngoài
trời………
5. Điều kiện lao động :
* Ngoài trời, mưa nắng, thời tiết xấu, khí hậu khắc nghiệt.
6. Chống chỉ định y học : Những người mắc các chứng bệnh
sau : Phổi, suy thận mãn tính, thấp khớp, đau cột sống, bệnh
ngoài da, khuyết tật tay, chân, rối loạn tiền đình……….không
phù hợp với nghề trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Đối tượng lao động của nghề
trong lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp ?
Trò : suy nghĩ, trả lời
Thầy : định hướng.
Nội dung lao động của nghề trong
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ?
Trò : suy nghĩ, trả lời.
Thầy : định hướng.
Công cụ lao động của nghề trong
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ?
Trò : suy nghĩ, trả lời.
Thầy : định hướng.
Theo em người làm nghề trong
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
cần có yêu cầu gì ?
Trò : suy nghĩ, trả lời.
Thầy : định hướng.
Những người như thế nào không
phù hợp làm nghề trong lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp ?
Trò : suy nghĩ, trả lời.
Thầy : định hướng.
V. Giới thiệu các cơ sở đào tạo :
a. Các trường đào tạo công nhân kỹ thuật (trường dạy nghề) ở
các tỉnh thành trong cả nước. (Dạy nghề Long An – Trung tâm
xúc tiến việc làm Bến Lức)
b. Các trường trung cấp kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp và dạy
nghề chuyên nghiệp ở các tỉnh thành trong cả nước. (Trung
học kinh tế Kỹ thuật Long An)
Diễn giảng
Diễn giảng
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
9
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
c. Các trường Đại học (Đại học Thuỷ sản TP Nha Trang, Đại
học nông, lâm Thủ Đức : Đại học nông nghiệp Cần Thơ).
LUYỆN TẬP : Tìm hiểu thông tin tuyển sinh trong cuốn “Những điều cần biết về điều kiện
tuyển sinh THCN, CĐ, ĐH” hàng năm do Bộ GD&ĐT phát hành.
THIẾT KẾ BÀI HỌC Tháng 2 Tiết : 6
Chủ đề : TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH Y VÀ DƯỢC
I/
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
)16Kiến thức : Hiểu đặc điểm và một số yêu cầu chính của một số nghề thuộc ngành Y và dược
)17Kỹ năng : Tự Liên hệ bản thân khi chọn nghề.
)18Thái độ : Tích cực, chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
1. Chuẩn bị của giáo viên : thiết kế bài học, họa đồ nghề, tư liệu phân lọai nghề.
2. Chuẩn bị của học sinh : Tìm hiểu những công việc làm cụ thể của các Bác sĩ, y sĩ, dược
sĩ và nhữngngười làm nghề liên quan đến ngành Y và dược.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
Kết hợp các hình thức :Trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý, diễn giảng, tạo tình
huống…….
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. On định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài học cũ :
3. Giới thiệu bài học mới :
NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG THẦY và TRÒ
I. Sơ lược lịch sử phát triển nghề trong lĩnh vực Y và
dược :
- Chữa bệnh là một nghề lâu đời ở nước ta (thầy thuốc) và
người làm nghề này lấy đạo đức “Lương Y như từ mẫu” từ
hàng nghìn năm nay. Dòng Y học cổ truyền có y lý và y
học riêng (bắt mạch, kê toa bốc thuốc ) có hệ thống và
cách chữa bệnh riêng châm cứu, ấn huyệt, trị liệu, dưỡng
sinh, xoa bóp…….và thuốc chữa bệnh chủ yếu chế biến từ
các loại thảo mộc, động vật. Đến nay Y học cổ truyền
(Đông Y) phát triển theo hướng hiện đại hoa. nhờ sự hổ trợ
các phương tiện máy móc thiết bị điều trị.
- Khi những người phương Tây đến nước ta làm ăn buốn
bán và nhất là từ khi Pháp xâm chiếm nước ta thì dòng Y
học hiện đại (Tây Y) hình thành và phát triển ở VN ta. Hiện
nay Đông Y và Tây y đều phát triển theo hướng hiện đại.
b. Mối quan hệ mật thiết của hai ngành Y và dược :
_ có người cho rằng Y và dược chỉ là một ngành hoặc một
nghề thực ra ;
@ Y tế : là một lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sức khỏa con
người mà công việc chính gồm :
• Chuẩn đoán bệnh.
Theo em nghề thầy thuốc ở nước ta
có tự bao giờ ? em có thể kể tên các
thầy thuốc nổi tiếng VN mà em
biết ?
Trò : suy nghĩ, trả lời.
Thầy : định hướng.
Đạo đức của người thầy thuốc là
gì ?
Cho biết cách chữa bệnh của y
học cổ truyền dân tộc ?
Trò : suy nghĩ, trả lời.
Thầy : định hướng.
Diễn giảng
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
10
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
• Điều trị bệnh.
• Phục hồi sức khỏe
- Trong lĩnh vực Y có 2 nhánh : Đông Y và Tây y
- Đông y dựa vào hệ thống kinh nghiệm hàng ngàn
năm của nhân dân ta, thầy thuốc thường gọi là lương
y, chuẩn đoán bệnh theo cách bắt mạch, xem mắt, da,
lưỡi….kê đơn thuốc, bốc thuốc… ngày nay nhà nước
cho thành lập những bệnh viện đông y hoặc những
trung tâm y học cổ truyền.
- Tây y là hệ thống chữa bệnh theo phương pháp từ
các nước phương tây nhập vào. Hệ thống này phát
triển theo con đường thực nghiệm khoa học, các
phương tiện khám chữa bệnh theo phương pháp này
rất khoa học và hiện đại.
- Nhà nước ta hiện nay có chủ trương kết hợp đông
tây y để xây dựng nền y học VN.
- Do sự phát triển mạnh mẽ của y học nên nghề thầy
thuốc hiện nay đã được chuyên môn hoá rất sâu,
nhiều khoa, nhiều bác sĩ chuyên khoa.
@ Dược : ta có đông dược và tây dược (thuốc ta, thuốc tây)
- Thuốc ta được bào chế chủ yếu từ các cây thuốc và
các con vật có tác dụng chữa bệnh.
- Thuốc tay chủ yếu được bào chế từ các loại hoá chất
cùng các vật liệu chiết xuất từ thực vật và động vật.
- Thuốc ta và thuốc tây có các loại thuốc như sau :
• các loại thuốc phòng bệnh.
• Các loại thuốc chữa bệnh.
• Các loại thuốc bồi bổ sức khỏe.
Trong phân loại ngành nghề, Y thuộc lĩnh vực dịch vụ sức
khỏe, Dược thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp. VN có
ngành công nghiệp Dược. Y và Dược là hai ngành không
thể tách rời nhau, mục tiêu là giúp con người có sức khỏe,
sống hậnh phúc, lao động tốt để xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
Em có thể mô tả những công việc
cụ thể của đông y ?
Trò : suy nghĩ, trả lời.
Thầy : định hướng.
Thuốc đông y chủ yếu được bào chế
từ nguyên vật liệu nào ?
Trò : suy nghĩ, trả lời.
Thầy : định hướng.
Thuốc Tây y chủ yếu được bào chế
từ nguyên vật liệu nào ?
Thuốc đông y chủ yếu được bào chế
từ nguyên vật liệu nào ?
Diễn giảng
II. Tầm quan trọng của hai ngành Y và Dược :
- Sức khỏe là vốn quí con người, có sức khỏe con người
mới hạnh phúc. Sức khỏe là tài sản của đất nước thế nên
ngành Y và dược đều phải có nhiệm vụ chăm lo sức khỏe
con người và sức khỏe xã hội.
Theo em ngành Y và dược cần thiết
như thế nào với đời sống con người ?
Trò : suy nghĩ, trả lời.
Thầy : định hướng.
III. Đặc điểm lao động và yêu cầu của các nghề thuộc
ngành Y
1. Đối tượng lao động : Con người (người bệnh)
2. Nội dung lao động : Khám, chuẩn đoán, điều trị cho bệnh
nhân
3. Công cụ lao động : máy móc, thiết bị Khám, chuẩn đoán,
điều trị cho bệnh nhân.
Nêu những đặc điểm yêu cầu nghề Y
?
Trò : suy nghĩ, trả lời.
Thầy : định hướng.
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
11
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
4. Các yêu cầu nghề : am hiểu chính xác về chuyên môn, có
trách nhiệm, lương tâm người thầy thuốc,lấy phương châm
cứu người, vì cuộc sống con người và tình mạng của con
người.
5. Điều kiện lao động : các trạm y tế, phòng khám bệnh,
bệnh viện, thường làm việc trong môi trường dễ lây nhiểm
bệnh thế nên người thầy thuốc phải lấy y đức làm hàng đầu.
IV. Đặc điểm lao động và yêu cầu của các nghề thuộc
ngành Dược
1. Đối tượng lao động : bào chế thuốc từ hoá chất, thảo
dược, các con vật có khả năng chữa bệnh.
2. Nội dung lao động : đòi hỏi tính kỷ luật lao động cao.
3. Công cụ lao động : các phương tiện thiết bị bào chế
thuốc.
4. Các yêu cầu nghề : Cẩn thận, chính xác, trình độ nghiệp
vụ chuyên môn vững vàng, có đạo đức tốt.
5. Điều kiện lao động : Nhà xưởng, phải tuân theo nội qui,
qui trình chặt chẽ và ý thức trách nhiện cao.
6. Những chống chỉ định y học : bệnh yếu tim, chóng mặt,
các loại bệnh truyền nhiểm, ngoài da, dị ứng với hoá
chất…
Nêu những đặc điểm yêu cầu nghề
dược ?
Trò : suy nghĩ, trả lời.
Thầy : định hướng.
V. Giới thiệu những trường đào tạo ngành Y và Dược :
a. Những trường đào tạo ngành Y :
* Hệ Trung cấp chuyên nghiệp : TC Y tế Long An, TC Y tế
Mỹ tho, TC Y tế Tiền giang, TC Y tế Đồng tháp, TC Y tế
Cần Thơ, ………
* Hệ Cao đẳng, Đại học ĐH Y dược TP HCM , Trung tâm
đào tạo bồi dưỡng cán bộ Y tế TP. HCM………
b. Những trường đào tạo ngành Dược :
* Hệ Trung cấp chuyên nghiệp : Trung cấp Y – dược dân
tộc TP HCM.
* Hệ Đại học : Đại học ĐH Y dược TP HCM
Em biết những trường nào tại tỉnh
nhà đào tạo ngành Y ?
Trò : suy nghĩ, trả lời.
Thầy : định hướng.
CỦNG CỐ : Em mô tả công việc cụ thể của người thầy thuốc ?
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
12
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
THIẾT KẾ BÀI HỌC Tháng 3 Tiết : 7
Chủ đề : TÌM HIỂU THỰC TẾ MỘT CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
I/
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
)19Kiến thức : Nêu được đặc điểm , điều kiện, môi trường làm việc của nghề.
)20Kỹ năng : Biết thu nhập thông tin cần thiết về lao động nghề nghiệp của cơ sở sản xuất.
)21Thái độ : Tôn trọng người lao động, sản phẩm lao động. ý thức tốt về lao động nghề nghiệp.
II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
1. Chuẩn bị của giáo viên : thiết kế bài học, họa đồ nghề, tư liệu phân lọai nghề.
2. Chuẩn bị của học sinh : Tìm hiểu những công việc làm cụ thể của các cơ sở sản xuất và
nhữngngười làm nghề liên quan đến các công việc sản xuất.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
Các hình thức :Trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý, diễn giảng, tạo tình huống…….
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Giới thiệu bài học mới :
NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG
THẦY và
TRÒ
I. Tổ chức học sinh tham quan cơ sở sản xuất điêu khắc :
II. Viết phiếu tham quan theo mẫu :
PHIẾU THAM QUAN CƠ SỞ SẢN XUẤT
1. Tên cơ sở sản xuất :
………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ cơ sở sản xuất :
……………………………………………………………………………
3. Người lãnh đạo sản xuất :
…………………………………………………………………………….
4. Các sản phẩm làm ra :
……………………………………………………………………………
5. Đối tượng lao động :
………………………………………………………………………………
6. Nội dung lao động :
………………………………………………………………………………
7. Công cụ lao động :
………………………………………………………………………………
8. Điều kiện lao động :
……………………………………………………………………………
9. Năng suất lao động :
………………………………………………………………………………
10. Lương và phụ cấp :
………………………………………………………………………………
Trò : Lần lượt
trình bày trước
lớp.
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
13
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
11. Những chống chỉ định y học :
…………………………………………………………………
Gò Đen, ngày tháng năm
Người ghi phiếu
(ghi rõ họ và tên)
THIẾT KẾ BÀI HỌC Tháng 4 Tiết : 8
Chủ đề : TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH XÂY DỰNG
I/
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
)22Kiến thức : Hiểu được vị trí xã hội, tầm quan trọng một số nghề thuộc ngành xây dựng. Biết
một số thông tin cơ bản về ngành xây dựng.
)23Kỹ năng : Hiểu và trình bày được một số nghề thuộc ngàanh xây dựng theo mô tả nghề.
)24Thái độ : Có ý thức liên hệ chọn nghề cho bản thân.
II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
1. Chuẩn bị của giáo viên : thiết kế bài học, họa đồ nghề, tư liệu phân lọai nghề.
2. Chuẩn bị của học sinh : Tìm hiểu những công việc làm cụ thể của các nghề thuộc ngành
xây dựng và nhữngngười làm nghề liên quan đến ngành xây dựng.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
Kết hợp các hình thức :Trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý, diễn giảng, tạo tình
huống…….
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Giới thiệu bài học mới :
NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG THẦY và
TRÒ
I. Vị trí nhiệm vụ của ngành xây dựng :
- Ngành xây dựng đã có lịch sử phát triển lâu dài hàng ngàn năm
trước công nguyên. Không có ngành xây dựng, con người không
có nhà để ở, không có đường sá, đường sắt, cầu cống, các nhà ga,
bến phà, sân bay…
- Để ngăn nước cần có đê, đập. Để cung cấp nước cho cây trồng
cần có các công trình thuỷ lợi, để có những nhà máy thuỷ điện cần
có những hồ chứa nước, muốn sản xuất cần có các công xưởng, xí
nghiệp, nhà máy, để học tập, vui chơi giải trí, chúng ta cần có
trường học, các nhà văn hoá, rạp hát, để chăm sóc sức khỏe chúng
ta cần có bệnh viện…….
Như vậy có thể nói, các nghề thuộc ngành xây dựng có nhiệm
vụ tạo ra cơ sở hạ tầng cho các hoạt lao động sản xuất, sinh hoạt
vật chất và tinh thần của con người.
Ngành xây dựng cần thiết như
thế nào đối với xã hội ? nếu
không có ngành xây dựng thì
ảnh hưởng đến đời sống con
người như thế nào ?
II. Các nhóm nghề cơ bản của ngành xây dựng : Ngành xây
dựng rất đa dạng và phong phú về chuyên môn như sau :
- XD dân dụng và công nghiệp.
- XD cầu, đường.
- XD công trình đường thuỷ.
- XD công trình biển và dầu khí.
Em cho biết trong ngành xây
dựng có những nghề nào ?
Trò : suy nghĩ, trả lời.
Thầy : định hướng.
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
14
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
- Công nghệ vật liệu và cấu kiện XD
- Cơ điện XD.
- KT môi trường.
- KT xây dựng.
- Kiến trúc.
- Tin học xây dựng.
III. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nhóm nghề XD dân
dụng và công nghiệp :
1. Đối tượng lao động : được xác định theo từng chuyên môn
trong nghề XD dân dụng hoặc công nghiệp. VD như : gỗ, xi
măng, sắt, thép, cát, sỏi, bê tông……….
2. Nội dung lao động : gồm các công đoạn cơ bản như sau
a. Giai đoạn chuẩn bị xây dựng : khảo sát, thiết kế, ký kết hợp
đồng…
b. Giai đoạn thi công xây lắp : đào, san, lắp, xây thô, hoàn thiện
công trình….
3. Công cụ lao động : xẻng, cuốc, bay, các thiết bị cơ giới máy
đầm, nén, búa máy, máy trộn bê tông, cần cẩu…….có thể chia
thành các nhóm chính như sau :
- Nhóm công cụ lao động chính.
- Nhóm công cụ phụ trợ.
- Nhóm công cụ chuyên chở.
4. Các yêu cầu của nghề đối với người lao động : về kỹ năng cũng
như sức khỏe rất đa dạng:
a. Kiến thức :
- Có kiến thức chung của ngành XD cơ bản.
- Hiểu biết về kỹ thuật và vật liệu XD.
- Hiểu về cơ học công trình, kiến thức về chịu lực công trình.
- Hiểu KT gia công CM của mình.
- Hiểu về an toàn trong lao động.
b. Kỹ năng nghề nghiệp :
- Thành thạo những công việc cụ thể CM mình phụ trácg.
- Có kỹ năng phối hợi tổ, nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Sử dụng thành thạo những công cụ lao động của nghề.
- Sáng tạo trong lao động.
c. Những yêu cầu tâm – sinh lý :
Tính kiên trì, linh hoạt, chính xác và khách quan trong công
việc. Những người làm công tác thiết kế XD phải có khiếu mĩ
thuật, có óc tưởng tượng mạnh và khả năng sáng tạo nghệ thuật.
d. Đạo đức nghề nghiệp :
Có lương tâm nghề nghiệp, trung thực, yêu thương con người
sản xuất – có ý thức an toàn trong lao động.
e. Về sức khỏe : Có sức khỏe tốt.
g. Điều kiện lao động và chống chỉ định về y học của nghề :
- Môi trường làm việc thường ngoài trời, trên cao, trong mọi điều
kiện thời tiết.
- Thường xuyên di chuyển địa điểm.
- Đối tượng của nhóm nghề
xây dựng dân dụng và công
nghiệp ?
- Nội dung lao động của
nhóm nghề xây dựng dân
dụng và công nghiệp ?
- Công cụ của nhóm nghề xây
dựng dân dụng và công
nghiệp ?
- Theo em có các yêu cầu
nào của người làm nghề xây
dựng đối với người lao động ?
Trò : suy nghĩ, trả lời.
Thầy : định hướng.
Đạo đức nghề nghiệp ?
Về sức khỏe ?
Điều kiện lao động và chống
chỉ định về y học của nghề ?
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
15
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
- Ngành xây dựng được coi là lao động nặng, chịu nhiều tác động
của tjiên nhiên nên đòi hỏi người làm nghề này phải có sức khỏe
tốt, thần kinh vững vàng, thị lực tốt, sức chịu đựng dẻo dai, không
bị tim mạch, thấp khớp, không bị dị ứng thời tiết.
5. Triển vọng phát triển của nghề :
a. Xu thế phát triển của các nghề trong ngành xây dựng :
- Xây dựng phát triển do xu hướng đô thị hoá ngày càng cao.
- Sự hình thành các khu công nghiệp, các khu chế xuất, đòi hỏi
nhu cầu xây dựng nhà ở cho công nhân, cơ sở sản xuất, cơ sở hạ
tầng….
- Sự phát triển của hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ,
đường thuỷ……đòi hỏi phải có nhà ga, bến bãi, cầu cống, sân
bay………
b.Những tiến bộ và công nghệ mới trong ngành xây dựng :
- sự phát triển nhanh về công nghệ xây dựng nhà cao tầng, xây lắp
điện, cầu cảng, công trình biển….
- Sự phát triển của các thiết bị, máy móc trong ngành xây dựng.
- Sự phát triển của công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng như :
composit, vật liệu chịu nhiệt, chống thấm……
6. Các cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh :
a. Hệ đại học :
- Khoa xây dựng trường Đại học BK TP. HCM
- Trường ĐHKT TP. HCM
b. Hệ trung cấp :
- Các trường trung cấp chuyên nghiệp về xây dựng, giao thông,
thuỷ lợi thuộc các bộ, tỉnh, thành phố.
c. Các trường dạy nghề :
- Trường công nhân xây dựng Đồng Nai – Biên Hoà.
- Trường công nhân xây dựng, tổng công ty xây dựng số 1 TP.
HCM.
- Trường KT xây dựng nghiệp vụ xây dựng TP. HCM.
- Các trường dạy nghề thuộc hệ thống dạy nghề của các bộ, tỉnh,
thành phố, các tổng công ty xây dựng TW và địa phương.
Diễn giảng
Giới thiệu “ Những điều cần
biết về tuyển sinh đại học,
Cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp” của Bộ GD và Đào
tạo ban hành hàng năm vào
tháng 3.
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
16
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
THIẾT KẾ BÀI HỌC Tháng 5 Tiết : 9
Chủ đề : NGHỀ TƯƠNG LAI CỦA TÔI
I/
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
)25Kiến thức : Hiểu đöôc chọn nghề cần phải phù hợp các yếu tố : yêu cầu nghề, năng lực bản
thân và nhu cầu xã hội.
)26Kỹ năng : Lập được bản kế hoạch nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực và hứng thú
nghề nghiệp của bản thân.
)27Thái độ : Chủ động tự ti trong việc đề ra kế hoạch thực hiện ước mơ của mình.
II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
1. Chuẩn bị của giáo viên : thiết kế bài học, họa đồ nghề, Mẫu phiếu điều tra xu hướng
nghề, bản kế hoạch nghề nghiệp tương lai.
2. Chuẩn bị của học sinh : Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp tại địa phương và trong khu vực
trên các sách báo, phương tiện thông tin…
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
Kết hợp các hình thức :Trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi theo mẫu, tìm hiểu thông tin
nghề nghiệp
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Giới thiệu bài học mới :
THỜI
GIAN
NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG THẦY và TRÒ
I. Thực hiện tốt phiếu điều tra xu hướng nghề của
học sinh (mẫu 1)
Thầy : phổ biến mẫu 1 và hướng dẫn
thực hiện
Trò : tìm hiểu và thực hiện.
II. Lập bản kế hoạch nghề nghiệp tương lai (mẫu
2)
Thầy : phổ biến mẫu 2 và hướng
dẫn thực hiện
Trò : tìm hiểu và thực hiện.
III. Trình bày 1 trong hai phiếu điều tra, kế hoạch Trò : thuyết minh trước lớp
Thầy : nhận xét, góp ý.
Trò : nộp 2 phiều cho thầy.
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
17
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
PHIẾU ĐIỀU TRA XU HƯỚNG NGHỀ (mẫu 1)
Họ và tên học sinh :……………………… ……………………….lớp :…………
Họ tên cha :……………………………………… Nghề nghiệp :………………
Họ tên mẹ :……………………………………… Nghề nghiệp :………………………
Em hãy đọc, suy nghĩ và trả lời những câu hỏi dưới đây :
1. Hãy kể tên nghững nghề em biết :
1. 11.
2. 12.
3. 13.
4. 14.
5. 15.
6. 16.
7. 17.
8. 18.
9. 19.
10 20
2. Trong những nghề đó em thích nhất nghề nào ? tại sao ?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
3. Sau khi tốt nghiệp PTTH em chọn cho mình hướng đi nào trong số các hướng sau :
* Thi vào Đại học * Học nghề
* Vừa học, vừa làm * Đi làm ngay để giúp gia đình.
Tại sao em chọn hướng đi đó ?
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
4. Nếu phải xin ý kiến chọn nghề tương lai, em sẽ hỏi ai trong số những người dưới đây ?
* Cha, mẹ * Giáo viên chủ nhiệm * Bạn thận
* Anh, chị * Cán bộ tư vấn nghề.
5. Trong năm học vừa qua, học lực em được xếp loại nào ? (Giỏi, khá, TB, yếu, kém) :………
6. Trong các môn học ở trường em thích môn học nào nhất ? (kể tên 3 môn học) :
………………………………………………………………………………………………………
7. Ngoài thời gian học ở trường, em có sở thích gì ? :
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
8. Em tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân (học lực, sức khỏe, năng khiếu… )
…………………………………………………………………………………
Điểm mạnh :……………… …………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
18
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
Điểm yếu :
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Hoàn cảnh gia đình :
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………
BẢN KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI (mẫu 2)
Họ và tên : …………………… Nam, nữ : ……Ngày sinh : ……………….Lớp :……………
1. Sau khi tốt nghiệp THPT, em dự định sẽ chọn nghề gì ? Lý do chọn nghề đó?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………….
2. Em hiểu biết gì về yêu cầu của nghề đó đối người lao động ?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………
3. Em có những kế hoạch gì để phấn đấu trong học tập và rèn luyện đạo đức nhằm đạt ước mơ của
mình ?
a. Về học tập :
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….
-
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………
b. Về rèn luyện sức khỏe :
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………….
c. Về tu dưỡng đạo đức :
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
19
TRÖÔØNG THPT GOØ ÑEN KHỐI 10
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………….
Gv : NGUYỄN THÀNH CHỨC
20