Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Vị trí của luật thành văn trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common Law

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.21 KB, 5 trang )

Đinh Văn Đức MSSV: QT33B021
MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………… 1
II. NỘI DUNG CHÍNH:…………………………………………………1
1. Khái quat về dòng họ pháp luật Common Law:………………… 1
2. Vị trí của luật thành văn trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng
họ Common Law:…………………………………………………….….3
III. KẾT LUẬN:………………………………………………………….4
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:………………………………………….4
I. LỜI MỞ ĐẦU.
Nói đến sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật thế giới không
1
Đinh Văn Đức MSSV: QT33B021
thể không nhắc đến dòng họ Common law vì đây là một trong hai hệ thống pháp
luật lớn nhất trên thế giới hiện nay còn được áp dụng và có ảnh hưởng đến hệ
thống pháp luật của nhiều quốc gia các châu lục (trong đó có Viêt Nam). Chính
vì thế việc tìm hiểu về dòng họ pháp luật này là rất cần thiết trong việc nghiên
cứu pháp luật quốc tế nói chung và nghiên cứu pháp luật Việt Nam nói riêng.
Khi tìm hiểu về dòng họ pháp luật này, có nhiều vấn đề cần được quan
tâm và một trong những vấn đề đó là:“ Vị trí của luật thành văn trong các hệ
thống pháp luật thuộc dòng họ Common Law”. Qua đó có được cái nhìn chính
xác và khách quan hơn về vị trí pháp luật Việt Nam và những vấn đề còn tồn tại
để có biện pháp cụ thể, kịp thời sửa đổi và định hướng phát triển trong tương lai.
II. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Khái quat về dòng họ pháp luật Common Law:
Dòng họ pháp luật Common Law được nhắc đến với nhiều tên gọi khác
nhau, có tài liệu gọi là pháp luật Anh – Mỹ là pháp luật ra đời ở Anh, sau này
phát triển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây. Đây là hệ
thống pháp luật phát triển từ những tập quán (custom), hay còn được gọi là hệ
thống pháp luật tập quán, hay hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ.
Về lịch sử hình thành, nguồn gốc của hệ thống luật này bắt đầu từ năm


1066 khi người Normans xâm chiếm Anh quốc và Hoàng Đế William bắt đầu tập
trung quyền lực vào tay triều đình mới. Thuật ngữ luật chung ( Common Law )
xuất phát từ quan điểm cho rằng các tòa án do nhà vua lập ra, áp dụng các tập
quán chung ( Common Custom) của vương quốc, trái ngược với những tập tục
luật pháp địa phương áp dụng ở các miền hay ở các tòa án của điền trang, thái ấp
phong kiến.
Năm 1154, Vua Henry II đã tạo ra một hệ thống luật chung và sáng tạo ra
một hệ thống tòa án thống nhất đầy quyền năng, ông đưa các thẩm phán từ tòa án
Hoàng gia đi khắp nơi trong nước và sưu tầm, chọn lọc cách thức giải quyết các
tranh chấp. Sau đó những thẩm phán này sẽ trở về thành Luân đôn và thảo luận
về những vụ tranh chấp đó với các thẩm phán khác. Những phán quyết này sẽ
được ghi lại và dần trở thành án lệ, hay theo Tiếng Latin là stare decisis. Theo
đó, khi xét xử thẩm phán sẽ chịu sự ràng buộc bởi những phán quyết đã có từ
trước đó. Thuật ngữ “Common Law” bắt đầu xuất hiện từ thời điểm đó. Như vậy
trước khi Nghị viện ra đời trong lịch sử pháp luật của Anh, Common Law đã
được áp dụng trên toàn bộ vương quốc trong vài thế kỉ.
Đến thế kỷ thứ 15, khi đó xuất hiện một thực tiễn pháp lý là khi luật
“Common Law” không đủ sức để giải quyết một vụ việc, và người đi kiện cho
2
Đinh Văn Đức MSSV: QT33B021
rằng cách giải quyết của Common Law là chưa thỏa đáng. Chính điều này là cơ
sở để xuất hiện hệ thống mới là hệ thống pháp luật công bình (system of equity),
đồng thời xuất hiện thiết chế Tòa công bình. Về bản chất thì luật công bình vẫn
chiếm ưu thế hơn so với luật Common Law trong trường hợp có sự xung đột.
Điều này đã được nêu trong Đạo luật hệ thống tư pháp (Judicature Acts) năm
1873 và 1875.
Ngày nay bên cạnh án lệ với tư cách là một loại nguồn pháp luật đặc thù
của hệ thống Common Law, luật thành văn và các loại qui tắc khác cũng được
coi là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật này
2. Vị trí của luật thành văn trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng

họ Common Law:
Với dòng họ này, phần lớn các chế định và quy phạm pháp luật được hình
thành bằng án lệ. Thẩm phán vừa là người xét xử vừa là người sáng tạo ra pháp
luật một cách gián tiếp, vừa có quyền giải thích pháp luật. Tiêu biểu cho dòng họ
Common Law là Anh, Mỹ, Canada, Úc Án lệ có vị trí rất quan trọng, ví dụ như
khi Nghị viện Anh giành được quyền lực tối cao, luật - tác phẩm của nghị viện
có hiệu lực cao hơn cả các quy tắc Common Law và Equity, có thể sửa đổi các
nguyên tắc đó; tuy nhiên do hai hệ thống này đã có một uy tín rất lớn cho nên
các nhà làm luật chỉ sửa đổi, củng cố chúng mà thôi. Trên nguyên tắc, khi tham
gia vào các Hiệp ước của khu vực, điều ước quốc tế thì những văn bản này có
hiệu lực cao hơn; tuy nhiên, thực tế, các nhà làm luật có thể ban hành bất kỳ đạo
luật nào để thay đổi những quy định đó trên cơ sở Common Law và Equity để áp
dụng đối với nước mình. Từ vài thập kỉ gần đây, trong các hệ thống pháp luật
này, án lệ không còn là nguồn luật duy nhất mà luật thành văn đã ngày càng trở
thành nguồn luật quan trọng, thậm chí là nguồn luật quan trọng hàng đầu, đặc
biệt đối với những lĩnh vực không có án lệ.
2.1. Luật thành văn trong hệ thống pháp luật của nước Anh:
Nghiên cứu hệ thống pháp luật Anh cho thấy,sự ra đời của luật thành văn
muộn hơn Âu lục địa. Mãi tới 600 năm sau công nguyên, cái có thể coi là luật
thành văn mới xuất hiện. Mặc dù phần lớn luật thành văn lúc đó mới chỉ là sự
ghi chép lại những tập quán có từ thời trước nhưng nó cũng đã bước đầu đánh
dấu sự có mặt và vị trí của luật thành văn trong hệ thống pháp luật của Anh. Tới
triều đại Herry đệ nhị , luật thành văn mới thực sự phát triển và vị trí của nó dần
dần được khẳng định. Trước kia pháp luật nước Anh không được pháp điển hóa
như pháp luật của các nước thuộc dòng họ civil law, nước Anh không có những
bộ luật chứa đựng toàn bộ những quy phạm pháp luậtđiều chỉnh lĩnh vực quan hệ
xã hội đặc thù nào đó,thậm chí, nước Anh còn không có hiến pháp thành
văn.Quan điểm phổ biến của người Anh: luật thành văn mặc dù được thừa nhận
3
Đinh Văn Đức MSSV: QT33B021

là nguồn luật ở Anh nhưng thực chất chỉ được ban hành dựa trên án lệ nhằm chắt
lọc, hợp nhất các quy phạm pháp luật nằm rải rác ở các bản án khác nhau. Tuy
nhiên luật thành văn vẫn có giá trị pháp lí cao hơn so với án lệ, thể hiện ở việc
nếu giải pháp pháp lí cho vụ việc có liên quan được tìm thấy trong cả án lệ và
luật thành văn và giữa hai nguồn luật này có sự mâu thuẫn thì về nguyên tắc, luật
thành văn được ưu tiên áp dụng. Điều đó cho thấy luật thành văn cũng có vị trí
khá quan trọng trong pháp luật Anh.
Từ thế kỷ XX, luật thành văn ở Anh đã có xu hướng phát triển. Luật được
soạn thảo theo một tư tưởng rất mới, khác nhiều so với nguyên tắc Common
Law. Khi gia nhập cộng đồng chung châu Âu EEC, nay là EU, và cũng là thành
viên của Liên hợp quốc, Nghị viện Anh đã tiếp nhận các điều ước quốc tế và các
quy định pháp luật của Liên minh châu Âu (VD: Luật năm 1972, Công ước về
nhân quyền) - theo truyền thống luật La mã - vào trong hệ thống pháp luật Anh,
bằng hình thức áp dụng trực tiếp các văn bản đó hoặc nội luật hóa. Về nguyên
tắc, trong trường hợp xung đột pháp luật thì áp dụng quy định của điều ước quốc
tế hoặc của Liên minh. Điều đó cho thấy pháp luật Anh ngày càng coi trọng, sử
dụng nhiều luật thành văn, văn bản luật, có thể dưới hình thức các bộ pháp điển
và hiến pháp thành văn.
Một nguyên nhân để pháp luật thành văn ngày càng được hệ thống pháp
luật Anh càng ngày càng coi trọng là Thượng Nghị viện càng ngày càng mong
muốn khẳng định vai trò của mình - cơ quan quyền lực tối cao của vương quốc.
Các quy tắc Common Law và Equity của Tòa án Anh ngày càng tỏ ra không đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao trong việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt
động của các cơ quan hành chính. Ngày nay, luật thành văn đã có vị trí rất quan
trọng thậm chí trở thành nguồn luật quan trọng hàng đầu trong hệ thống pháp
luật của Anh.
2.2. Luật thành văn trong hệ thống pháp luật của nước Mỹ:
Trái với Anh quốc, nước Mỹ có hiến pháp thành văn. Nguồn gốc của người
Mỹ là từ Anh di cư sang, bản thân họ vốn đã không thích theo mô hình pháp luật
phức tạp của Anh. Ngay từ ngày đầu thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, người

Mỹ đã cho ra đời bản Hiến pháp đầu tiên của thế giới - một văn bản pháp luật có
giá trị pháp lý tối cao đối với người Mỹ, trong khi ở Anh chỉ có hiến pháp không
thành văn. Tại Mỹ, do bộ máy tư pháp được tổ chức theo mô hình ít tập trung ở
cấp TW hơn ở Anh và do nhu cầu phải thường xuyên cải cách hệ thống pháp
luật, Tòa án Mỹ sẵn sàng hạn chế phạm vi hiệu lực của một tiền lệ, thậm chí có
thể đưa ra một quy tắc hoàn toàn ngược lại nếu thấy cần thiết .
4
Đinh Văn Đức MSSV: QT33B021
Hệ thống pháp luật thành văn của Mỹ rất phát triển. Mỹ, với rất nhiều nhà
lập pháp có trình độ cao, đã cho ra đời rất nhiều bộ luật và đạo luật có giá trị
thực tiễn và có tính ổn định cao. Ở các bang, hệ thống pháp luật thành văn giữ
một vị trí quan trọng vì các quy tắc common law không có hiệu lực lớn như ở
Anh, Nghị viện các bang rất tích cực và các bang có thẩm quyền lập pháp rất
rộng. Những bất cập do sự phân tán của hệ thống pháp luật thành văn cũng đã
được hạn chế nhờ có các dự luật mẫu. Luật thành văn có giá trị ràng buộc tất cả
các tòa án khác.trù hiền pháp Mỹ ra,các đạo luật do quốc hội thông qua có giá trị
pháp lí cao nhất, cao hơn cả phán quyết của tòa án cấp liên bang.
III. KẾT LUẬN:
Tóm lại, vị trí luật thành văn trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ
Com mon Law ngày càng trở nên quan trọng, ở các nước có hệ thống pháp luật
thuộc dòng họ common law, luật thành văn đã ngày càng phát triển , không chỉ
có giá trị pháp lí cao mà đồng thời cũng trở thành nguồn luật quan trọng hàng
đầu. Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, việc nắm bắt và hiểu biết về các hệ
thống pháp luật trên thế giới có một ý nghĩa thiết thực trong đời sống của mỗi
chúng ta, giúp chúng ta nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật, văn hoá,
cách sống của mỗi dân tộc khác nhau, tạo điều kiện giao lưu quốc tế và đối thoại
với đồng nghiệp nước ngoài. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về pháp luật nước mình,
nhìn nhận hệ thống pháp luật nước mình với một quan điểm mới; đối với các nhà
lập pháp nó có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động lập pháp như đưa ra mô hình
về tư tưởng và mô hình về cấu trúc; nó hỗ trợ tiến trình hoà hợp hoá và nhất thể

hoá các nguyên tắc pháp luật
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình luật so sánh - Trường Đại học luật Hà Nội – NXB. Công
an nhân dân.
2.
3.
5

×