Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bình luận về công pháp của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.28 KB, 4 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Civil Law là một trong hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình nhất trên thế
giới. Nghiên cứu về công pháp thuộc dòng họ này, nhóm chúng em xin đi sâu tìm hiểu
về đề tài: “ Bình luận về công pháp của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil
Law”.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong bài làm không thể tránh khỏi những
sai sót. Rất mong thầy cô đóng góp ý kiến để chúng em có thể hoàn thiện đề tài tốt
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
NỘI DUNG
1. Ta thấy phương pháp đặc trưng của công pháp là phương pháp mệnh lệnh.
Phương pháp đặc này thể hiện ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Trong một số lĩnh vực, các quan hệ xã hội được điều tiết tuyệt đối chỉ
bằng mệnh lệnh từ một trung tâm duy nhất đó là Nhà nước. Nhà nước chỉ ra cho từng
cá nhân cụ thể vị trí pháp lý của anh ta, quy định quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong
tương quan với toàn bộ cơ cấu Nhà nước và với các cá nhân khác. Chỉ có Nhà nước
mới có quyền đưa ra những quy định về vị thế của từng cá nhân trong lĩnh vực quan
hệ tương ứng và những quy định đó không thể bị thay thế bởi ý chí hay thỏa thuận của
cá nhân nào.
Như vậy, Nhà nước đã điều chỉnh những quan hệ này theo sang kiến riêng và
tuyệt đối bằng ý chí riêng của mình Nhà nước kiên quyết bên cạnh mình không còn ý
chí nào khác, bất kỳ sang kiến của ai khác. Do vậy, những quy phạm pháp luật xuất
phát từ Nhà nước mang tính mệnh lệnh, bắt buộc và cưỡng chế. Những quyền do Nhà
nước quy định đồng thời cũng là nghĩa vụ chung buộc phải được thực thi bởi không
thực hiện quyền có nghĩa là không thực hiện nghĩa vụ đi liền với quyền đó. Đây chính
là những cách thức, biện pháp “tập quyền pháp lý” và chúng tạo ra bản chất cơ bản
nhất của công pháp.
Qua đây ta thấy, một hạn chế của công pháp trong hệ thống pháp luật thuộc
dòng họ Civil Law đó là mang tính bất bình đẳng, chỉ thể hiện ý chí đơn phương của
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cho nên có thể dẫn đến tình trạng duy ý chí
trong khi xây dựng các quy phạm pháp luật.


2. Khác với tư pháp, công pháp của các quốc gia thuộc dòng họ Civil Law không
chịu ảnh hưởng nhiều của luật La Mã.
Sở dĩ công pháp hầu như không được kế thừa từ luật La Mã bởi vì luật La Mã
hầu như không có các chế định luật công.
Như chúng ta đã biết, ở La Mã dưới thời cổ đại (thế kỷ VI – IV trước Công
nguyên): Nhà nước vừa thoát thai ra khỏi chế độ công xã nguyên thuỷ. Pháp luật thời
kỳ này phát triển chưa cao (cả về phạm vi các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh lẫn kỹ
thuật lập pháp). Cho nên nội dung chủ yếu của nó là các tập quán pháp (luật được

1
hình thành từ việc hành luật lâu năm theo tập quán không có luật viết) và hầu như
không có các chế định luật công. Chúng tôi xin đề cập đến một trong những tác phẩm
luật ra đời sớm nhất ở thời kỳ này là Bộ luật 12 bảng (tiếng La Tinh: lex duodecim
tabularum) được hình thành vào khoảng năm 450 trước Công Nguyên – tiểu biểu cho
luật La Mã thời cổ đại.
Đi nghiên cứu về bộ luật này nói riêng cũng như luật La Mã nói chung ta thấy
nguồn luật chủ yếu của nó là tập quán pháp, là các tập quán Latin và vay mượn tập
quán Hy Lạp cổ đại. Nó chỉ đơn thuần là tập hợp các quy tắc cơ bản chứ không phải là
văn bản pháp luật hoàn chỉnh.
Mặt khác, ta cũng thấy luật La Mã đã không chi phối một cách tuyệt đối tại
châu Âu. Luật La Mã chỉ là nguồn luật pháp thứ cấp chỉ được áp dụng khi các tập
quán và luật lệ cục bộ địa phương thiếu sự sửa đổi thích hợp cho từng trường hợp cụ
thể.
Từ những tìm hiểu trên đây, một lần nữa ta thấy công pháp hầu như không chịu
chịu ảnh hưởng của luật La Mã.
3. Qua tìm hiểu ta thấy, công pháp ở các nước thuộc dòng họ Civil Law phát
triển muộn hơn so với tư pháp.
Ở các nước thuộc dòng họ Civil Law, trong khi tư pháp được nghiên cứu và
phát triển từ rất sớm thì công pháp lại ra đời muộn hơn. Ta có thể thấy rõ điều này qua
quá trình phát triển của Civil Law.

* Ở giai đoạn tập quán pháp:
Vào thời kì này thì Hoàng đế Đông La Mã Justinian đã ra lệnh hệ thống hóa và
củng cố luật La Mã. Kết quả là tạo ra công trình pháp luật lớn mang tên Corpus juris
civilis có nghĩa là “Tập hợp các chế định luật dân sự”. Tuy nhiên pháp luật giai đoạn
này còn đơn giản, còn lẫn lộn giữa quy phạm đạo đức, tôn giáo và pháp luật. Luật
pháp thời kỳ này chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng tôn giáo, chưa thực sự là công
cụ chủ yếu để đảm bảo công lý trong xã hội. Phương pháp giải quyết các tranh chấp
trong thời kì này có thể là đấu súng, đấu gươm, đấu vật, cá cược, lời thề trước Chúa,..
Như vậy, ngay từ tên gọi của bộ luật thời kì này “Tập hợp các chế định luật dân
sự” ta có thể thấy rằng công pháp chưa được đề cập nhiều đến, hay nói cách khác
công pháp trong giai đoạn này chưa được chú trọng và phát triển, mà chủ yếu là các
chế định về tư pháp.
* Ở giai đoạn phát triển luật thành văn từ thế kỉ XIII đến cuối thế kỉ XVIII:
Cuối thế kỉ XII, các thành phố châu Âu bắt đầu phát triển và cùng với sự phát
triển đó là sự gia tăng các hoạt động thương mại và giao lưu giữa các dân tộc châu Âu
lục địa. Các hoạt động buôn bán, thương mại và dân cư thành thị phát triển một cách
mạnh mẽ. Như vậy, thời gian này ở các nước Châu Âu lục địa cũng chủ yếu phát triển
các ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa tư nhân với tư nhân, hay nói cách khác
thời gian này chủ yếu là phát triển tư pháp.

2
Tuy nhiên, Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII, đã xuất hiện một số trường phái
pháp luật như: Trường phái Glossators, trường phái Commentator… Nổi bật trong số
các trường phái này đó là trường phái The Natural Law School – trường phái pháp
luật tự nhiên. Theo trường phái pháp luật này thì các quyền được sống, tự do, an toàn,
mưu cầu hạnh phúc, các quyền sở hữu tư nhân là các quyền thiêng liêng và bất khả
xâm phạm. Luật pháp do nhà nước xây dựng phải phù hợp với luật pháp tự nhiên,
phải lấy pháp luật tự nhiên làm cơ sở, nền tảng. Trường phái pháp luật tự nhiên đấu
tranh cho các quyền của công dân và quyền con người, chống lại sự lạm dụng quyền
lực của các cơ quan nhà nước. Tư tưởng này đã đặt nền móng cho việc xây dựng các

luật trong lĩnh vực công pháp nhằm hạn chế, kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ
các quyền và tự do của cá nhân.
Ở giai đoạn này, pháp luật đã được hệ thống hóa cho phù hợp với nhu cầu của đời
sống hiện đại. Khoa học pháp lý được hoàn toàn đổi mới, người ta chia pháp luật
thành hai nhánh: luật công và luật tư. Và luật công cũng đã được đưa vào giảng dạy ở
các trường đại học ở Châu Âu lục địa.
Như vậy, sự ra đời của trường phái pháp luật tự nhiên đã kéo theo sự phát triển
vượt bậc của công pháp. Nó không chỉ góp phần rất lớn vào việc hoàn thiện và phát
triển công pháp nói riêng, hệ thống pháp luật Châu Âu nói chung mà còn làm dấy lên
chủ nghĩa dân tộc pháp lý ở Châu Âu lục địa.
Từ những phân tích trên ta thấy, từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX công pháp thuộc
hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đã có sự phát triển vượt bậc và đã hạn chế được sự
độc quyền của nhà nước, của hoàng gia, dần dần bảo vệ được quyền và lợi ích chính
đáng của công dân.
KẾT LUẬN
Sự phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp dựa trên tư tưởng đã hình
thành từ lâu trong các luật gia Châu Âu. Tuy nhiên trong một thời gian dài, mối quan
tâm của các nhà luật học chủ yểu tập trung vào tư pháp vì công pháp thường gắn liền
với quyền lực của hoàng đế. Nhưng vào thế kỉ XVII, XVIII khi trường phái pháp luật
tự nhiên phát triển thì đây cũng là giai đoạn tạo ra khả năng mới để phát triển công
pháp. Khi các quyền tự nhiên của con người được thiết lập, quyền lực tối cao của nhà
nước không còn thuộc vào hoàng đế mà thuộc về nhân dân thì khoa học pháp lý trong
lĩnh vực công pháp đã có điều kiện để phát triển. Với xu thế phát triển của xã hội ngày
nay thì sự phân chia công pháp và tư pháp ngày nay không còn rõ ràng nữa mà có xu
hướng “công hóa luật tư và tư hóa luật công” như luật sở hữu trí tuệ hay luật hàng
hải đang hiện hành.

3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh, Nxb. Công an nhân dân, Hà

nội, 2008
2. Michael Bodan, Luật so sánh (bản tiếng Việt), Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik,
Tano, 2002
3. Rene David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, Nxb. Thành
phố Hồ Chí Minh, 2003
4. Thái Vĩnh Thắng, Tìm hiểu về pháp luật Châu Âu lục địa, Tạp chí luật học, số
2/2004
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật La – Mã, Nxb. Công an nhân dân, Hà
nội, 2003
6. Nhà pháp luật Việt – Pháp, Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội, 2006
7. Thái Vĩnh Thắng, Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại, lý luận và thực tiễn,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2008

4

×