Bài tập lớn học kỳ môn Luật so sánh – Họ tên: Trần Thị Ngọc Anh – MSSV 350646
A/ MỞ ĐẦU:
Civil law là một dòng họ pháp luật lớn nhất trên thế giới với nền tảng
là luật La Mã cổ đại. Hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law có cấu
trúc nguồn luật rất coi trọng luật thành văn còn án lệ thì thậm chí không
được xem là nguồn cơ bản của pháp luật. Nhưng trong thời gian gần đây, án
lệ đã dần khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong hệ thống pháp luật
của các nước thuộc dòng họ Civil Law. Trong bài tập học kỳ lần này, để
hiểu sâu hơn về vị trí ngày một quan trọng của án lệ ở các nước thuộc dòng
họ Civil Law em quyết định chọn đề bài số 03: “Vị trí của Án lệ trong các
hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law” để tìm hiểu.
B/ NỘI DUNG:
I/ Khái niệm và cấu trúc Án lệ:
Án lệ được hiểu là các bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng
pháp luật được coi như tiền lệ làm cơ sở để để các thẩm phán sau đó có thể
áp dụng trong các trường hợp tương tự.
Án lệ được chia thành hai phần phần đầu (retio dencidendi) là những
cơ sở, lý do, nguyên tắc pháp lý để ra phán quyết và phần này thì có hiệu lực
bắt buộc các thẩm phán phải tuân theo. Phần thứ 2 (obiter dictum) là những
tuyên cáo, bình luận của các thẩm phán và phần này thì không bắt buộc các
thẩm phán phải tuân theo.
II/ Vị trí của án lệ trong các hệ thống pháp luật Civil Law:
1. Án lệ trong giai đoạn trước đây không được coi trọng trong hệ
thống các pháp luật thuộc dòng họ Civil Law:
Như ta đã biết dòng họ Civil Law là dòng họ coi trọng lí luận pháp
luật, có trình độ hệ thống hóa và pháp điển hóa cao với bộ luật dân sự ra đời
rất sớm và đồ sộ. Theo quan điểm lí luận phổ biến của các hệ thống pháp
luật ở Châu Âu, các nguyên tắc, các giải pháp pháp lí rút ra từ án lệ không
có cùng giá trị như luật thành văn - nguồn luật quan trọng nhất và được ưu
tiên áp dụng trước các nguồn luật khác. Lí do mà án lệ không được áp dụng
1
Bài tập lớn học kỳ môn Luật so sánh – Họ tên: Trần Thị Ngọc Anh – MSSV 350646
nhiều là bởi vì đó là các giải pháp không chắc chắn, có thể bị hủy bỏ và sửa
đổi bất cứ lúc nào phụ thuộc vào vụ việc mới. Thực tiễn xét xử của tòa án
không bị phụ ràng buộc bởi những quy phạm do chính nó tạo ra và cũng
không có thể dựa vào các quy phạm đó để biện luận cho quyết định của
mình. Án lệ chỉ được áp dụng khi mà thẩm phán thấy nó phù hợp với vụ án
đang xét xử. Án lệ không được coi là nguồn cơ bản của pháp luật.
Bộ luật dân sự Napoleon của Pháp đã thiết lập một số quy định gây
cản trở cho việc phát triển án lệ. Điều 5 Bộ luật dân sự Napoleon đã quy
định: “Cấm các thẩm phán đặt ra các quy định chung và có tính lập quy để
tuyên án đối với những vụ việc được giao xét xử”. Điều 1351 bộ luật này
cũng xác định: “Bản án chỉ có hiệu lực pháp luật đối với một vụ việc. Chỉ
được xem là cùng một vụ việc khi yêu cầu về cùng một vấn đề, dựa trên
cùng một căn cứ và giữa cùng các bên tranh chấp”.
Từ đó ta thấy các nước thuộc dòng họ Civil Law, mặc dù các phán
quyết của Toà án ở các nước này đã được thừa nhận nhưng trong ý thức của
các thẩm phán, họ thường không phải thừa nhận vai trò tạo ra pháp luật của
mình giống như các thẩm phán thuộc dòng họ Common Law. Vì thế, luật
thành văn trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law vẫn chiếm ưu
thế.
2. Án lệ trong thời gian gần đây đang chiếm một vị trí ngày càng
quan trọng trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law:
Mặc dù có nhiều cản trở như đã trình bày trên đây, ý nghĩa quan trọng của
án lệ ngày càng được thừa nhận và được chứng minh trong quá trình phát
triển của pháp luật. Trong xu hướng hội tụ, các hệ thống pháp luật thuộc
dòng họ civil law sẽ ngày càng coi trọng phán quyết của tòa án. Điều này
được thể hiện ở hai vấn đề:
- Thế kỉ XIX, cơ chế bảo hiến đã ra đời, do đó đã tồn tại các tổ chức
bảo hiến (ở Đức là tòa án bảo hiến). Chính vì thế, phán quyết của tổ chức
bảo hiến có tính rằng buộc đối với các tòa án cấp dưới. Tại Đức tòa án bảo
2
Bài tập lớn học kỳ môn Luật so sánh – Họ tên: Trần Thị Ngọc Anh – MSSV 350646
hiến liên bang và tòa án cấp liên bang khác có toàn quyền trong việc xây
dựng án lệ. Tòa án cấp dưới có nghĩa vụ phải thực hiện án lệ của tòa án này,
nếu không bản án của họ có thể bị giám đốc thẩm.
- Trong quá trình xét xử, để đảm bảo tính thống nhất trong việc xét
xử, đảm bảo tính đúng đắn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như sự tôn trọng
của tòa cấp trên, tòa cấp dưới luôn có xu hướng tham khảo những bản án đã
được tuyên, căn cứ vào đó để đưa ra quyết định cho bản án cụ thể của mình.
Các phán quyết của tòa án rất hay quy chiếu tới các phán quyết đã
tuyên trước đó. Đây cũng có thể coi là những biểu hiện của việc sử dụng án
lệ trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng họ Civil Law.
2.1/ Ở hệ thống pháp luật Đức:
Hệ thống pháp luật ở Đức chủ yếu dựa vào các quy phạm pháp luật
thành văn. Các án lệ không có giá trị bắt buộc nhưng trên thực tế thường
được tuân thủ và vì thế có vai trò quan trọng, đặc biệt trong việc thống nhất
giải quyết các quy phạm pháp luật thành văn.
Về mặt lí thuyết, các quyết định của tòa án chỉ rằng buộc các bên tại
phiên tòa và không được coi là một tiền lệ như luật ở các nước theo hệ thống
pháp luật Anh-Mĩ. Nhưng trên thực tế, nó có thể rất thuyết phục đối với các
thẩm phán xét xử các vụ án sau này.
Ngày nay án lệ tại Đức cũng đã được công nhận trong một số trường
hợp, luật thành văn không quy định rõ ràng hay không có quy định, thì tòa
án có thể đưa ra nguyên tắc giải quyết, nếu đáp ứng được một số điều kiện
nhất định thì nguyên tắc đó trở thành pháp luật.
2.2/ Ở hệ thống pháp luật Pháp:
Ở Pháp án lệ không có tính rằng buộc chính thức, tuy vậy được
nghiên cứu kĩ lưỡng và thường được các tòa án cấp dưới và chính tòa phá án
tuân thủ. Nhiều quy định của pháp luật Pháp, bao gồm cả phần lớn bộ luật
dân sự đã quá cổ, và vì thế đã trở thành đối tượng giải thích của các cơ quan
xét xử, việc giải thích ấy đã làm thay đổi hoàn toàn nghĩa gốc của các quy
3
Bài tập lớn học kỳ môn Luật so sánh – Họ tên: Trần Thị Ngọc Anh – MSSV 350646
định, làm cho chúng có những bước phát triển hiện đại trong xã hội. Đó là
điều đã xảy ra, chẳng hạn, với luật bồi thường dân sự ngoài hợp đồng. Tần
quan trọng to lớn mà án lệ có được trên thực tế cho thấy sự khác biệt giữa hệ
thống luật của Pháp và hệ thống pháp luật Commonlaw không quá lớn như
người ta tưởng. Khi đọc một bản án của tòa án Pháp, thông thường nó rất
ngắn, ta cảm tưởng như là lời văn “trần trụi” của pháp luật mà trong đó các
phán quyết và phần nghiên cứu của các học giả luật không được viện dẫn,
mặc dù thực tế bất cứ phán quyết nào cũng chứa đựng những lí giải được
trực tiếp lấy từ các phán quyết trước đây hoặc từ các nghiên cứu của các học
giả luật.
Tương tự ở Pháp trong lĩnh vực luật hành chính nhờ sự tập trung tư
pháp hành chính trong tay Tham chính viện (tòa án hành chính tối cao của
Pháp, đồng thời là còn là cơ quan tham mưu cho chính phủ Pháp). Kể từ
năm 2000, án lệ ở Pháp đã được cơ quan nhà nước đăng miễn phí trên mạng
internet. Trang web này công bố phán quyết của tòa án cùng với tất cả các
bộ luật, luật nhằm giúp người dân hiểu được và tiếp cận với pháp luật.
Hiện nay ở nhiều nước lục địa Châu Âu đã có các tuyển tập án lệ
chính thức như ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kì và án
lệ ngày càng được khẳng định là một trong những nguồn không thể thiếu của
pháp luật. Qua đó ta có thể thấy đối với hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa
thì án lệ cũng là một nguồn của pháp luật nhưng nó không phải là nguồn cơ
bản của hệ thống pháp luật này. Nhưng ngày nay nó đã dần phát huy được
ưu điểm của mình để các nước thuộc dòng họ Civil Law tiếp nhận nó một
cách tích cực hơn.
C/ KẾT LUẬN:
Như vậy ta có thể thấy các dòng họ Civil Law đã biết tiếp nhận và học
học hỏi những ưu điểm của án lệ từ dòng học Commonlaw, từ đó sẽ phát
huy được thế mạnh của mình đồng thời cũng khác phục được những hạn
chế, từ đó dần dần hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình hơn.
4
Bài tập lớn học kỳ môn Luật so sánh – Họ tên: Trần Thị Ngọc Anh – MSSV 350646
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Giáo trình luật so sánh, trường đại học luật hà nội.
2/ Luật so sánh, Michael Bogdan.
3/ Tập bài giảng luật so sánh, trường đại học Luật Hà Nội.
5/ Tìm hiểu hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, PGS.TS Thái Vĩnh Thắng,
tạp chí luật học số 2/ 2004.
6/ Http://danluat.thuvienphapluat.vn.
7/ Http://luathoc.vn.
8/ Http://thongtinphapluatdansu.
5