Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.04 KB, 13 trang )

Luật an sinh xã hội
Mục lục
Mục lục........................................................................................................................................................1
1.Đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội......................................................................................1
Trong quan hệ pháp luật an sinh xã hội, thông thường có một bên tham gia là Nhà nước..................2
Tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội có thể là tất cả các thành viên trong xã hội, không phân
biệt bất cứ tiêu chí nào...........................................................................................................................4
Chủ thể hưởng an sinh xã hội có quyền tham gia quan hệ pháp luật này ngay từ khi sinh ra..............5
Quan hệ pháp luật an sinh xã hội được thiết lập chủ yếu dựa trên cơ sở nhu cầu quản lý rủi ro,
tương trợ cộng đồng trong xã hội..........................................................................................................6
Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các chủ thể là trợ giúp và được trợ giúp vật chất, do Nhà nước đảm
bảo thực hiện..........................................................................................................................................6
Bài làm.
1. Đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội.
Quan hệ pháp luật an sinh quan hệ pháp luật an sinh xã hội là quan hệ
giữa các chủ thể trong lĩnh vực an sinh xã hội được pháp luật điều chỉnh. Do đó,
quan hệ pháp luật an sinh xã hội trước hết mang những đặc điểm của một quan
hệ pháp luật. Bao gồm những đặc điểm sau :
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là quan hệ xã hội được các quy phạm
pháp luật điều chỉnh
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là hình thức pháp lý của quan hệ xã
hội.
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội mang tính ý chí nhà nước : quan hệ
pháp luật phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật mà nội dung của quy phạm
Bài tập học kỳ Trang 1
Luật an sinh xã hội
pháp luật phản ánh ý chí của Nhà nước; phát sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí
của các bên tham gia quan hệ pháp luật nhưng giới hạn quy phạm pháp luật đã
xác định trước. Chính vì lẽ đó, quan hệ pháp luật mang tính ý chí giai cấp sâu
sắc.
+ Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội là những cá nhân, tổ


chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là quan hệ mà các bên tham gia có
quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định và được Nhà nước đảm bảo
thực hiện.
Bên cạnh những đặc điểm chung của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp
luật an sinh xã hội cũng có những đặc điểm đặc thù.
- Trong quan hệ pháp luật an sinh xã hội, thông thường có một bên tham
gia là Nhà nước.
Xuất phát từ vị trí đại diện cho toàn xã hội của Nhà nước, với chức năng
xã hội của mình, Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời
sống xã hội bao gồm cả an sinh xã hội, nên trong quan hệ pháp luật an sinh xã
hội, thường có một bên là Nhà nước, đại diện cho ý chí của toàn xã hội.
Với việc thành lập và tổ chức các cơ quan đại diện cho mình, Nhà nước
đã thừa nhận và giao trách nhiệm cho các cơ quan này đại diện cho vai trò của
mình trong quá trình tham gia vào các quan hệ pháp luật an sinh xã hội. Các chủ
thể đại diện cho Nhà nước thường tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội với
tư cách là người thực hiện các chế độ an sinh xã hội bằng nguồn lực của mình,
Ngân sách hoặc với tư cách là người tổ chức và huy động các nguồn lực xã hội
để nhà nước bổ sung cho các chế độ an sinh cố định trong những trường hợp
cần thiết.
Bài tập học kỳ Trang 2
Luật an sinh xã hội
Với vai trò của mình, nhà nước nắm giữ nguồn ngân sách dồi dào, trực
tiếp hỗ trợ thực hiện các chế độ an sinh xã hội. Nhà nước hỗ trợ cho quỹ bảo
hiểm xã hội nhằm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. Quỹ Bảo hiểm xã hội
được dùng để chi trả cho rất nhiều chế độ như: thai sản, ốm đau, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, lương hưu, tử tuất, khám sức khoẻ…Ngoài việc hỗ trợ
cho quỹ bảo hiểm thực hiện an sinh xã hội, Nhà nước cũng trực tiếp thực hiện
rất nhiều chương trình an sinh xã hội như việc hàng năm Nhà nước còn trợ cấp
đột xuất hàng nghìn tỷ đồng và hàng chục nghìn tấn lương thực, chủ yếu là để

trợ giúp khắc phục thiên tai. Thực hiện các chương trình hỗ trợ đảm bảo cuộc
sống cho người có thu nhập thấp như việc thực hiện chương trình hỗ trợ giá
mua nhà cho người có thu nhập thấp. Hoặc như nhằm đảm bảo an sinh xã hội
trong thời kỳ lạm phát, Nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội đã thực hiện các
chương trình bình ổn giá, hỗ trợ lương cho người dân bù đắp lạm phát…
Nhà nước ngoài việc đảm bảo tối thiểu các nhu cầu an sinh trong phạm vi
quốc gia vừa là người tạo phong trào thực hiện các hoạt động tương trợ cộng
đồng để các thành viên trong xã hội thông qua Nhà nước bù đắp những khoảng
trống mà pháp luật an sinh xã hội không thể bù đắp được do tính chất nghiêm
trọng của các rủi ro cần chia sẻ trong những trường hợp cá biệt hoặc để mục
đích an sinh xã hội đạt được ở mức độ cao hơn
1
. Chẳng hạn như việc tổ chức
các chương trình quyên góp vì người nghèo, hàng năm theo thông lệ vào ngày
31/12, chương trình Nối vòng tay lớn được tổ chức, nhằm quyên góp ủng hộ,
tạo nên sức mạnh cộng đồng nhằm giúp đỡ những người nghèo trong xã hội,
nâng cao đời sống và phúc lợi xã hội cho người nghèo. Hay như Mặt trận tổ
quốc Việt Nam cùng các đoàn thể và nhân dân chung tay chia sẽ Nỗi đau da
cam. Tất cả những hoạt động đó góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an sinh xã
hội cho người dân.
1
Giáo trình Luật an sinh xã hội – Đại học Luật Hà Nội – tr 64
Bài tập học kỳ Trang 3
Luật an sinh xã hội
- Tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội có thể là tất cả các thành
viên trong xã hội, không phân biệt bất cứ tiêu chí nào.
Quan hệ pháp luật an sinh xã hội được hình thành trong phạm vi rộng lớn
của quốc gia. Cùng với đó Nhà nước đại diện cho toàn xã hội, với tư cách là
một bên tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội, đại diện cho mọi thành viên
trong xã hội, nên tất cả các thành viên của xã hội trong phạm vi quốc gia đều có

thể được hưởng trợ giúp. Trong phạm vi một quốc gia, được đảm bảo an sinh xã
hội cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân, quyền an sinh được
đảm bảo với tất cả các thành viên trong xã hội đã được ghi nhận trong Hiến
pháp 1992 như những chính sách về ưu đãi xã hội cứu trợ xã hội được quy định
tại Điều 76 – Hiến pháp 1992
2
. Có thể nói, được tham gia vào quan hệ pháp luật
an sinh xã hội là quyền của công dân, thể hiện sự bình đẳng giữa các thành viên
trong xã hội. Nhiều trường hợp được hưởng an sinh xã hội còn không có sự
phân biệt về quốc tịch giữa các đối tượng được hưởng an sinh xã hội. Ví dụ khi
có thiên tai, hoạn nạn xảy ra, mọi thành viên trong phạm vi ảnh hưởng của thiên
tai đều được hưởng sự trợ giúp, đã được quy định cụ thể trong pháp luật như
trong Quyết định số: 1835/QĐ-UBND quy định một số chính sách trợ giúp đột
xuất (một lần) từ nguồn ngân sách nhà nước cho các hộ gia đình gặp khó khăn
do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong mùa lũ năm 2010,
quyết định quy định rõ đối tượng hỗ trợ và mức hỗ trợ: ví dụ Hộ có người chết,
mất tích: 4.500.000 đồng/người chết, mất tích….
3
Để được hưởng một chế độ cụ thể nào đó chỉ phụ thuộc vào điều kiện,
hoàn cảnh thực tế đã được pháp luật xác định, không có bất kỳ một giới hạn
hoặc một sự phân biệt nào khác. Điều này thể hiện sự bình đẳng giữa các thành
viên trong xã hội. Chẳng hạn như trong Mục 2 – Chương III – Luật bảo hiểm xã
2
Giáo trình Luật an sinh xã hội – Đại học Luật Hà Nội – tr 28
3
/>chinh-sach-tr-giup-t-xut-t-ngun-ngan-sach-nha-nc-cho-cac-h-gia-inh-gp-kho-khn-do-thien-tai-gay-ra-tren-a-ban-
tnh&catid=1:latest
Bài tập học kỳ Trang 4
Luật an sinh xã hội
hội 2006, người được hưởng chế độ thai sản chỉ cần thỏa mãn những điều kiện

thực tế về chế độ thai sản là được hưởng. Mỗi thành viên bất kỳ trong toàn xã
hội đều có thể tham gia vào các quan hệ cụ thể thuộc hệ thống an sinh xã hội,
chỉ phụ thuộc và điều kiện và khả năng thực tế của họ.
Tất cả các thành viên trong xã hội, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, lứa
tuổi, đều được tham gia vào hệ thống an sinh xã hội, chẳng hạn như người có
công với cách mạng thì được hưởng chế độ ưu đãi xã hội, người gặp thiên tại
hoạn nãn thì được hưởng chế độ cứu trợ xã hội.. Thậm chí cả những người chưa
có bất cứ chế đế nào, điều đó cũng không đồng nghĩa với việc họ khồn được
hưởng an sinh xã hội.
- Chủ thể hưởng an sinh xã hội có quyền tham gia quan hệ pháp luật này
ngay từ khi sinh ra.
Như đã khẳng định ở trên, vấn đề an sinh xã hội là quyền cơ bản của con
người trong xã hội, đã được quy định trong Hiến pháp. Nhà nước nắm vai trò
quản lý thống nhất xã hội, muốn khẳng định được vai trò của mình, trước hết
phải có trách nhiệm giải quyết những vấn đề mà đời sống đặt ra trong đó có vấn
đề liên quan đến rủi ro cho cộng đồng nói chung và mỗi cá nhân nói riêng.
Chính để nhằm quản lý được những rủi ro và hỗ trợ được tốt hơn, nhanh chóng
và kịp thời hơn, Nhà nước đã cho phép công dân của mình tham gia vào các
quan hệ pháp luật an sinh từ rất sớm, năng lực pháp luật an sinh xã hội của mỗi
các nhân xuất hiện ngay từ khi sinh ra, không phụ thuộc vào năng lực hành vi
của họ.
Chẳng hạn như trong chế độ tử tuất, pháp luật đã cho phép thân nhân của
người được hưởng chế độ cũng được hưởng an sinh xã hội, cụ thể hơn là con
chưa thành niên cũng được trợ cấp tuất hàng tháng
4
.
4
Xem thêm quy định tại Điều 64 – Luật Bảo hiểm xã hội.
Bài tập học kỳ Trang 5

×