Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.2 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TÊN SÁNG KIẾN:
RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG
SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÝ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN: ĐỊA LÍ
KHỐI LỚP: 10, 11, 12
NHẬN XÉT CHUNG:






ĐIỂM THỐNG NHẤT
Bằng số:
Bằng chữ:
Giám khảo số 1:
Giám khảo số 2:
NĂM HỌC 2009 - 2010
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM SÁCH II
TÊN SÁNG KIẾN:
RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG
SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÝ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN: ĐỊA LÍ
TÊN TÁC GIẢ: PHẠM THỊ THU HẰNG
ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD, TRƯỜNG THPT NAM SÁCH II
(Nhận xét, xếp loại, ký, đóng dấu)












2
Số phách
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Nếu như bản đồ là một phương tiện không thể thiếu được trong việc khảo
sát, nghiên cứu địa lý thì trong việc giảng dạy, học tập địa lý ở trường phổ thông,
nó cũng có một vai trò không kém phần quan trọng.
Rèn luyện kỹ năng bản đồ giúp cho học sinh lĩnh hội được kiến thức địa lý
một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ kiến thức lâu bền. Chẳng hạn như
khi học về vị trí địa lý của các châu lục, nếu chỉ nghe một cách thụ động giáo viên
mô tả bằng lời thì khó mà lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ được, nhưng nếu tự mình
xác định trên bản đồ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực đông, cực tây, tìm xem có
những đại dương, biển nào, vịnh nào bao quanh, những châu lục nào tiếp cận thì
học sinh sẽ hiểu được ngay và ghi nhớ lâu hơn vì các em đã được qua quá trình tìm
tòi, khám phá, so sánh. Cách học tập có sư dung Atlat không những giúp các em
nắm chắc kiến thức mà còn trau dồi cho các em phương pháp học tập nghiên cứu
môn địa lý. Những kiến thức về địa lý đaị cương, địa lý các châu, các nước, về địa
lý tổ quốc Việt Nam, học sinh được lĩnh hội gắn với bản đồ trong hệ thống Atlat sẽ
dần dần hình thành nên trong ký ức các em một cái “ nền” vững chắc trên đó sẽ
tiếp tục được bồi thêm những kiến thức mới mà các em sẽ tiếp thu trong học tập và

trong suốt cả cuộc đời.
Rèn luyện kỹ năng bản đồ còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để phát
triển tư duy nói chung và tư duy địa lý nói riêng. Trong khi học tập sử dụng bản
đồ, học sinh luôn phải quan sát, tưởng tượng, phân tích đối chiếu, so sánh, tổng
hợp, khái quát hoá, xác lập các mối quan hệ địa lý, vì thế tư duy của các em luôn
luôn hoạt động và phát triển.
Trong những năm gần đây, phương pháp dạy học đang được toàn nghành
giáo dục cải tiến theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, học
sinh tự tìm tòi kiến thức, tự khám phá tri thức. Việc sử dụng và khai thác kênh hình
trong quá trình dạy học là một việc làm không thể thiếu nhất là việc sử dụng bản
đồ trong dạy và học địa lý, sử dung Atlat trong qua trình tự học của học sinh hiên

3
nay. Atlat là nguồn kiến thức địa lí khổng lồ, trong điều kiên nền kinh tế xã hội thế
giới phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá như hiên nay, thời lượng cho môn địa lý
có hạn.
II. Mục đích của đề tài
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi mạnh dạn trình bày quy trình hướng dẫn
học sinh sử dụng bản đồ địa lý trong quá trình học tập từ mức độ dễ đến khó dần
theo từng lớp. Nhằm khắc phục một nhược điểm phổ biến trong học sinh là không
có kỹ năng sử dụng bản đồ địa lý, đồng thời giúp các em có được phương pháp làm
việc với bản đồ một cách tích cực nhất trong quá trình học tập.
III. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát tình hình kỹ năng sử dụng bản đồ của học sinh để nắm được mức độ
hiểu biết của các em về khả năng này.
- Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích đánh giá tình hình để lựa chọn những kỹ
năng cần thiết cho học sinh, lựa chọn cách hướng dẫn phù hợp với từng đối tượng
- Trong qúa trình dạy hàng ngày, thường xuyên sử dụng các kỹ năng này và chú ý
rèn luyện cho học sinh vào các giờ học, vào giờ kiểm tra bài cũ, nhất là trong các
giờ thực hành.

- Kiểm tra lại kết quả và có điều chỉnh bổ sung kịp thời.
IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu ở đây là đối tượng học sinh, cụ thể là học sinh thuộc 3 khối
lớp 10, 11 và 12. Trong đó đối với học sinh mỗi khối, lớp mức độ khai thác kỹ
năng sử dụng bản đồ trong bài học có sự khác nhau. Song, trong giới hạn của đề
tài, tôi xin được trình bày những nét chung nhất cho quá trình rèn kỹ năng bản đồ
cho học sinh.

4
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BẢN ĐỒ:
1. Rèn luyện kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lý trên bản đồ:
Các đối tượng địa lý trên bản đồ thuộc nhiều loại, tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Kỹ năng nhận biết , chỉ và đọc các đối tượng đại lý trên bản đồ rất đơn giản nhưng
là kỹ năng cơ bản. Do đó phải rèn luyện kỹ năng này trước tiên trong quá trình dạy
học cho học sinh nhất là học sinh khối lớp 10.
Cách tiến hành: trước hết giáo viên phải đọc to, rõ ràng địa danh đồng thời
chỉ lên bản đồ. Học sinh theo dõi trên bản đồ treo tường, đối chiếu với lược đồ
trong sách giáo khoa hoặc atlat để tìm ra đối tượng. Sau đó, giáo viên ghi lại tên
địa danh lên bảng, sau đó học sinh ghi lại vào vở ghi của mình. Như vậy, học sinh
vừa nghe, vừa ghi, vưà quan sát nên địa danh dễ đi vào trí nhớ.
Khó khăn nhất là học sinh phải tìm ra các đối tượng trên bản đồ. Vì thế trong
quá trình dạy học, giáo viên thường xuyên liên hệ về hình dạng đặc trưng của các
đối tượng địa lý hoặc gắn nó với những đối tượng xung quanh để học sinh dễ nhận
ra.
Quy trình tiến hành:
- Giáo viên đọc to, rõ ràng, chính xác địa danh và chỉ đối tượng trên bản đồ treo
tường.
- Cho học sinh đối chiếu tìm trên bản đồ trong sách giáo khoa hoặc átlat.
- Giáo viên viết thật to, rõ ràng lên bảng trong một góc riêng.

- Yêu cầu một số học sinh phát âm lại tên địa danh và khi cần cho phát âm tập thể
- Yêu cầu học sinh chi chép chính xác tên điạ danh vào sổ tay địa lý hoặc vở ghi.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét hình thù đặc trưng của đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét mối quan hệ củađối tượng với các vật khác xung
quanh ( dùng làm điểm tựa) dể sau này dễ nhận ra và tìm được đối tượng trên bản
đồ.
- Hướng dẫn cách chỉ đối tượng trên bản đồ.

5
Quy trình này được tiến hành thường xuyên trong các giờ học dần dần hình
thành ở các em kỹ năng đọc, chỉ, nhận biết đối tượng địa lý trên bản đồ.
2. Rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ:
Xác định phương hướng cũng là một kỹ năng đơn giản, được dạy ở các lớp
dưới. Nhưng qua thực tế dạy học, tôi thấy nếu không thường xuyên rèn luyện lại
kỹ năng này cho HS thì các em sẽ quên và không thể xác định phương hướng một
cách chính xác trên bản đồ.
Quy trình tiến hành rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ
có thể theo quy trình sau:
- Hướng dẫn học sinh tìm trên quả cầu địa cực bắc, địa cực nam và nhận rõ đấy là
điểm cực bắc, cực nam.
- Chứng minh tất cả các đường kinh tuyến dều dẫn đến điểm bắc và nam, tức là
đường chỉ hướng bắc và hướng nam.
Ví dụ: Xác định chí hướng ở trang 10 “tập bản đồ thế giới và các châu lục”
và trang 14 “tập bản đồ thế giới và các châu lục” và trang 19 “tập bản đồ thế giới
và các châu lục”.
- Cho học sinh nhận rõ các đường vĩ tuyến chỉ hướng tây đông và để các em chứng
minh trên quả địa cầu là không có điểm tây và cũng không có điểm đông.
Ví dụ: Xác định chí hướng ở trang 10 “tập bản đồ thế giới và các châu lục” và
trang 14 “tập bản đồ thế giới và các châu lục” và trang 19 “tập bản đồ thế giới và
các châu lục”

- Chuyển sang bản đồ nửa cầu và bản đồ châu lục cho học sinh nhận xét các đường
kinh tuyến, vĩ tuyến, và đối chiếu, so sánh với các đường kinh tuyến vĩ tuyến trên
quả cầu để thấy rõ những sai lệch của bản đồ.
- Tập xác định phương hướng trên bản đồ, atlat và đôí chiếu với quả địa cầu.
- Đối với lớp 10 sử dung “tập bản đồ thế giới và các châu lục” còn giúp các em
rèn luyện kỹ năng nhận biết các phép chiếu đồ, so sánh được các phép chiếu đồ.
Ví dụ: Xác định phép chiếu ở trang 10 “tập bản đồ thế giới và các châu lục”
và trang 14 “tập bản đồ thế giới và các châu lục” và trang 19 “tập bản đồ thế giới
và các châu lục”.

6
3. Rèn luyện kỹ năng xác định toạ độ địa lý trên bản đồ:
Việc xác định toạ độ địa lý trên bản đồ cho phép nhận ra ngay một địa điểm
nào đó nằm ở đới khí hậu nào và từ đó suy ra đặc điểm cơ bản của khí hậu ở địa
điểm đó. Vì khí hậu có ảnh hưởng đến tự nhiên do đó nói chung, nếu biết được đặc
điểm của khí hậu của một nơi thì cũng có thể biết được những nét lớn về đặc điểm
thổ nhưỡng, sông ngòi, thực vật …ở nơi đó.
Việc xác định toạ độ địa lý không phải là công việc khó lắm nhưng học sinh
thường rất lúng túng trong việc tìm toạ độ địa lý của một khu vực, một quốc gia.
Do đó quy trình tiến hành rèn luyện kỹ năng xác định toạ độ địa lý cho học
sinh nên theo các bước sau:
- Hướng dẫn học sinh cách chia kinh, vĩ độ trên khung bản đồ.
- Cho học sinh tập xác định kinh, vĩ độ của điểm gặp nhau của hai đường kinh
tuyến và vĩ tuyến được biểu hiện trên bản đồ.
- Chuyển sang tập xác định toạ độ địa lý của của một điểm nằm ngoài các đường
kinh tuyến, vĩ tuyến được thể hiện trên bản đồ, ở các phép chiếu đồ khác nhau
Ví dụ: Xác đinh toạ độ của Hà Nội, Viêng Chăn, Nui Đeli ở các trang 9, 27, 31
“tập bản đồ thế giới và các châu lục”.
- Cuối cùng tập xác định toạ độ địa lý của một khu vực ( châu lục, quốc gia…) ở
trên các loại bản đồ và các phép chiếu đồ khác nhau.

Ví dụ: xác định toạ độ Việt Nam, Châu Á ở các trang 9, 27, 31 “tập bản đồ thế
giới và các châu lục”.
4. Rèn luyện kỹ năng xác định khoảng cách trên bản đồ:
Việc đo tính khoảng cách trên bản đồ để đánh giá cụ thể kích thước của các
đối tượng địa lý có một ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học cũng như về mặt hình
thành khái niệm địa lý cho học sinh.
- Để rèn luyện kỹ năng này, trước hết phải cho học sinh nắm chắc khái niệm về tỉ
lệ bản đồ. Trong khi tính toán bằng cm trên bản đồ tỉ lệ nhỏ đổi ra khoảng cách
ngoài thực tế, học sinh thường lúng túng. Giáo viên nên hướng dẫn cách quy đổi
cho các em.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng thước tỷ lệ để tìm ra khoảng cách thực tế .
Đối với học sinh phổ thông thời gian dành cho rèn luyện kỹ năng địa lý không

7
nhiều nên giáo viên cần lấy những ví dụ với đối tượng có ranh giới rõ ràng, hình
dạng đơn giản để học sinh vận dụng.
Quy trình tiến hành như sau:
- Làm cho học sinh nắm vững khái niệm tỉ lệ bản đồ.
- Hướng dẫn học sinh đổi cm thành km.
- Hướng dẫn học sinh đo tính khoảng cách trùng hướng với đường kinh tuyến dựa
vào lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ.
- Cho các em biết cách chuyển đổi số vĩ độ đo được thành km.
- Hướng dẫn các em tập đo tính khoảng cách trùng hướng với vĩ tuyến và biết cách
chuyển đổi số kinh độ thành km.
Ví dụ: Xác định khoảng cách từ Hà Nội (Việt Nam) đi thủ đô các nước trong
khu vực Đông Nam Á ở các trang 9, 27, 31 “Tập bản đồ thế giới và các châu lục”.
- Hướng dẫn học sinh biết xác định các sai số toán học trên bản đồ do các phép
chiếu đồ. Các vùng có tỉ lệ đúng, những vùng có sai số lớn để đưa ra được các kết
quả sát thực tế hơn.
Ví dụ: Xác định khoảng cách từ Matxcơva → Ulanbato ở các trang 7, 9, 26

“Tập bản đồ thế giới và các châu lục” để làm rõ các sai số ở các phép chiếu đồ.
5. Rèn luyện kỹ năng xác định vị trí địa lý trên bản đồ:
Khi rèn luyện kỹ năng này cần làm cho các em nắm chắc ý nghĩa quan trọng
của vị trí địa lý, biết tự mình xác địng vị trí địa lý khi tìm hiểu về bất kỳ một đối
tượng địa lý tự nhiên nào và biết cách rút ra những kết luận quan trọng. Những yếu
tố tự nhiên được lựa chọn để xác định vị trí địa lý tự nhiên của một khu vực nào đó
có thể được phân tích về vị trí kinh tế.
Vị trí địa lý chính trị của một nước cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn
lịch sử cũng như vị trí địa lý kinh tế.
Ví dụ: Khu vực trung cận đông suốt mấy chục năm qua đã xảy ra những cuộc
xung đột liên miên; chiến tranh giữa Ixaren và các nước Arập, những vụ khủng bố
không ngừng. Những nước nằm trong khu vực như Libăng, Xiri,…hoặc bị lôi cuốn
vào chiến tranh hoặc chịu ảnh hưởng của chiến tranh, kinh tế bị thiệt hại, sản xuất
không phát triển được, thậm chí còn giảm sút.

8
Như vậy, khi rèn luyện kỹ năng xác định vị trí địa lý cần cho học sinh rõ: Vị
trí địa lý tự nhiên, vị trí kinh tế và chính trị không tách rời nhau mà gắn bó. Vị trí
địa lý là nhân tố đem lại bản sắc riêng cho mỗi nước.
Quy trình tiến hành:
- Làm cho học sinh nắm chắc khái niệm vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và
vị trí địa lý chính trị; phân tích mối quan hệ của chúng với nhau.
- Cho các em tập xác định vị trí địa lý tự nhiên bắt đầu từ các châu lục.
- Hướng dẫn các em tập xác định vị trí địa lý kinh tế.
- Hướng dẫn các em tập xác định vị trí địa lý chính trị.
6. Rèn luyện kỹ năng mô tả địa hình trên bản đồ:
Dựa vào bản đồ địa lý tự nhiên, học sinh tập phân tích xem có những dạng
điạ hình nào, phân bố ra sao, dạng địa hình nào chiếm ưu thế, chỗ cao nhất và thấp
nhất. Từ việc mô tả những nét chung, cho học sinh mô tả những dạng địa hình và
đặc điểm của mỗi dạng. Ví dụ: Khi mô tả một vùng núi, học sinh phải xem xét núi

già hay trẻ, cao hay thấp, trung bình, nằm ở phần nào của lãnh thổ, tiếp cận với
những dạng địa hình nào, với biển, đại dương nào, chạy theo hướng nào, dốc về
hướng nào, bị cắt sẻ nhiều hay ít bởi các thung lũng sông, gây trở ngại gì với giao
thông vận tải, có ảnh hưởng gì đến khí hậu của địa phương.
Quy trình rèn luyện kỹ năng mô tả địa hình trên bản đồ có thể theo các bước:
- Giáo viên mô tả địa hình mẫu của một châu lục, vừa mô tả vừa hướng dẫn học
sinh cách thức, trình tự mô tả.
- Cho học sinh ghi dàn ý mô tả vào vở ghi hoặc sổ tay địa lý, khuyến khích học
sinh học thuộc dàn ý đó.
- Học sinh tập mô tả địa hình châu lục, bắt đầu từ một châu lục có địa hình đơn
giản.
- Cho học sinh mô tả địa hình theo dàn ý đã được ghi và tập mô tả địa hình một
nước nào đó.
7. Rèn luyện kỹ năng mô tả khí hậu trên bản đồ:
Để mô tả khí hậu của bất kỳ một lãnh thổ nào đều phải đề cập đến 3 yếu tố:
nhiệt độ, mưa, gió. Sau khi cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết trên,

9
giáo viên giới thiệu cho các em đàn ý, để dựa vào đấy, hướng dẫn các em tập mô tả
khí hậu trên bản đồ khí hậu.
Quy trình hướng dẫn học sinh mô tả khí hậu trên bản đồ:
- Làm cho học sinh hiểu rõ mô tả khí hậu trên bản đồ có nghĩa là mô tả những yếu
tố thành phần của nó như nhiệt độ, gió, mưa và phát hiện mối liên hệ giữa chúng
với nhau cũng như với những yếu tố tự nhiên khác.
- Giới thiệu cho các em biết cách biểu hiện các yếu tố đó trên bản đồ khí hậu.
- Cung cấp cho học sinh dàn ý mô tả khí hậu trên bản đồ
- Hướng dẫn các em dựa vào dàn ý cho sẵn để mô tả khí hậu trên bản đồ, bắt đầu
từ châu lục rồi chuyển sang một khu vực, một quốc gia.
8. Rèn luyện kỹ năng mô tả sông ngòi trên bản đồ:
Nhìn mạng lưới sông ngòi trên bản đồ một khu vực có thể biết ngay những

nét lớn về đặc điểm khí hậu, địa hình, động thực vật và phân bố dân cư của khu
vực đó. Do đó học sinh được rèn luyện kỹ năng này sẽ biết được những mặt khác
về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Quy trình tiến hành:
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và dựa vào đó để mô tả một con sông:
+ Những nét chung của sông ngòi: mạng lưới ra sao, sông chảy theo hướng nào,
nguồn cung cấp nước cho sông
+ Các hệ thống sông chính: Bắt nguồn từ đâu, chảy theo hướng nào, dài hay ngắn,
có nhiều hay ít sông nhánh, các sông chảy về đâu…
- Khi học sinh đã nắm được cách mô tả một con sông, chuyển sang hướng dẫn các
em mô tả một hệ thống sông.
- Cuối cùng hướng dẫn các em tập mô tả sông ngòi của một nước
9. Rèn luyện kỹ năng phát hiện các mối quan hệ địa lý:
Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng vì bản chất của khoa học địa lý gắn
với không gian, với bản đồ và gắn với các mối liên hệ giữa các hiện tượng. Kỹ
năng này không chỉ dựa vào sự hiểu biết về địa đồ học mà còn phải dựa vào kiến
thức địa lý, càng nắm vững , hiểu sâu, càng tích luỹ được nhiều kiến thức địa lý thì

10
kỹ năng này càng thành thạo. Vì thế, hơn bất kỳ kỹ năng nào, kỹ năng này cần
được hình thành dần dần qua những ví dụ từ đơn giản đến phức tạp, từ lớp dưới
đến lớp trên.
- Trước hết cần cho học sinh hiểu rõ và phân biệt các mối liên hệ địa lý:
+ Mối liên hệ đơn giản nhất là những mối liên hệ về vị trí trong không gian của các
đối tượng địa lý, những mối liên hệ này thể hiện trực tiếp trên bản đồ, học sinh dễ
dàng nhận ra.
+ Ngoài những mối liên hệ nhìn thấy ngay trên bản đồ còn có những mối liên hệ
học sinh không chỉ dựa vào bản đồ mà còn phải đưa vào vốn hiểu biết địa lý nhất
là các quy luật địa lý.
Những mối liên hệ giữa những hiện tượng tự nhiên với nhau

Những mối liên hệ giữa những hiện tượng địa lý kinh tế với nhau: Bao gồm
liên hệ giữa những ngành kinh tế, liên hệ trong phối trí sản xuất.
Những mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế
- Củng cố và phát triển thêm vốn hiểu biết bản đồ học của học sinh
- Trên cơ sở vốn hiểu biết tích luỹ của học sinh, giáo viên giúp các em tự phân biệt
được các mối liên hệ địa lý thông thường và các mối liên hệ địa lý nhân quả, mang
tính quy luật.
- Hướng dẫn học sinh dựa vào bản đồ kinh tế của một số nước (hoặc khu vực) tập
đánh giá trình độ kinh tế của các nước hoặc khu vực đó.
Các bước tiến hành thường xuyên trong quá trình dạy và học sẽ dần hình
thành cho học sinh kỹ năng quan trọng nhất của môn học, giúp học sinh có thể tự
học môn địa lí bằng cách kết hợp giữa atlat và các kiến thức trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI:
Trong nhiều năm qua, trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã áp dụng
sáng kiến này để rèn luyện cho học sinh. Tôi nhận thấy việc áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm này đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
- Khi bắt đầu vào lớp 10, học sinh hầu như không có kỹ năng đọc bản đồ, không

11
biết sử dụng bản đồ, khi làm bài thực hành hoặc bài kiểm tra có sử dụng bản đồ địa
lý, átlat thì học sinh rất lúng túng.
- Sau khi được hướng dẫn đã có những chuyển biến tích cực, các em đã biết cách
sử dụng bản đồ vào từng bài học cụ thể một cách tương đối thành thạo. Các em đã
có kỹ năng đọc bản đồ, xác định phương hướng, toạ độ, khoảng cách, xác định vị
trí địa lý trên bản đồ, kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý. Riêng kỹ năng xác định
mối quan hệ địa lý giữa các đối tượng địa lý thì còn một bộ phận học sinh chưa sử
dụng thành thạo vì đây là một kỹ năng khó đòi hỏi học sinh phải có hiểu biết nhất
định về kiến thức địa lý và cần được rèn luyện lâu dài.
- Đến lớp 12 học sinh các lớp tôi được phân công giảng dạy, các em đều nắm được

những kiến thức cơ bản của địa lý và những kỹ năng cơ bản trong sử dụng bản đồ.
Cụ thể là: 100% học sinh lớp 12 tôi giảng dạy đều có thể sử dụng thành thạo
atlat để làm bài thi tốt nghiệp THPT, và biết cách sử dụng các ứng dụng của bản đồ
vào các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày.

12
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận chung:
Kỹ năng sử dụng bản đồ địa lý cho học sinh là một kỹ năng không thể thiếu
trong quá trình dạy và học địa lý và đời sống thường ngày. Trong quá trính áp
dụng sáng kiến, tôi đã thu được những kết quả đáng mừng. Từ đó, có thể thấy rằng
việc rèn kỹ năng bản đồ, kỹ năng sử dụng atlat cho học sinh là một việc làm cần
thiết, có thể tiếp tục áp dụng cho học sinh các năm tiếp theo từ lớp 10 đến lớp 12.
Đặc biệt trong chương trình mới của môn địa lý, nó giúp cho học sinh năm vững
và hiểu sâu, thiết lập được nhiều mối quan hệ địa lý ở từng vấn đề, khu vực cụ thể.

2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên giảng dạy địa lí cần tạo mọi điều kiện về thời gian trên lớp để
hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng cần thiết sử dụng bản đồ, Atlat để khai thác
kiến thức.
- Nhà trường cần đầu tư mua thêm một số bản đồ còn thiếu và bổ sung thêm cuốn
Atlat mới để tao điều kiện cho giáo viên giảng dạy địa lí đạt kết quả cao.

13

×