1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
+ Lý luận
- Luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh” (Điều 28-Luật giáo dục, ngày 14 tháng 6 năm 2005).
+ Thực tiễn :
- Thực tiễn công việc đổi mới phương pháp dạy học không ít giáo
viên còn lúng túng, hiệu quả còn chưa có tính thuyết phục. Nhìn lại
thực trạng nhà trường ,trong những năm học qua việc thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học đã đạt được nhiều kết quả và từng bước nâng dần
chất lượng dạy học .
2. MỤC ĐÍCH , NHIỆM VỤ :
- Đổi mới phương pháp dạy học không phải là từ bỏ phương pháp
cũ, sử dụng phương pháp mới mà là sự chọn lựa và sử dụng phối hợp
các phương pháp dạy học nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học với
hiệu quả cao nhất. Mỗi phương pháp đều có những mặt ưu, nhược nhất
định. Không có phương pháp nào là vạn năng.
- Điều kiện cơ bản mang tính quyết định trực tiếp tới hiệu quả của
việc sử dụng phương pháp dạy học là có hình thành được động cơ học
tập, có tổ chức được “nỗ lực tư duy” ở người học để giải quyết nhiệm
vụ học tập hay không? Vấn đề ở chỗ là cần phát triển cho được những
GV:NHL
1
nhu cầu ở người học sao cho thống nhất với nhiệm vụ học tập. Làm sao
học tập cần phải là sự “tự học”, dạy học là dạy phương pháp tự học.
- Qua những yếu tố trên ,bản thân chọn đề tài “Một số biện pháp
thực hiện hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ”. Với đề tài này
sẽ giúp bản thân tìm ra những biện pháp hữu ích cải thiện việc thực
hiện đổi mới phương pháp trong trường tiểu học hiện nay.
I . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC :
1 / Quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy
học:
+ Hoạt động học tập phải do chính trò tự tiến hành, tự mình lĩnh hội
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tự mình phát triển những năng lực nhận thức
của mình. Quá trình truyền thụ kiến thức của thầy cũng chính là quá
trình tổ chức hoạt động cho trò, làm sao để phát huy tính tích cực, chủ
động và rèn luyện kỹ năng độc lập công tác cho trò.
+ Việc giao tiếp giữa thầy và trò trong quá trình dạy học cũng đóng
vai trò đặc biệt. Trước hết, sự giao tiếp này được hình thành bởi thái độ
của thầy (sự say sưa, tế nhị, ân cần, khách quan, …). Điều đó có ảnh
hưởng mạnh mẽ tới quá trình dạy học, tới hiệu quả của việc lĩnh hội
kiến thức nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung.
2./ Những đặc điểm tâm lý nhận thức của lứa tuổi học sinh tiểu
học :
+ Mỗi học sinh tiểu học là một chỉnh thể , một thực thể hồn nhiên .
GV:NHL
2
Cùng với sự phát triển về thể chất , tâm lí của trẻ em cũng hình
thành và phát triển . Trong tâm lí trẻ , các quá trình , các thuộc tính ,
những nét tâm lí được hình thành thường bộc lộ ra rất hồn nhiên , chân
thực .
+ Trong mỗi học sinh tiểu học tiềm tàng khả năng phát triển .
+ Mỗi học sinh tiểu học là một nhân cách đang hình thành .
Học sinh tiểu học là lứa tuổi chuyển tiếp từ thơ ấu lên trưởng
thành, vẫn mang tính trẻ con ở mẫu giáo nhưng lại muốn tập làm người
lớn. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ đến mức thiếu cân đối về cơ thể
thể chất, trí tuệ. Các em mong muốn được người lớn tôn trọng nhân
cách, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của mình. Một số em không
thích ngồi nghe lời giảng tỉ mỉ của giáo viên , mà trông chờ những hình
thức tìm hiểu mới đối với bài học mới mà ở đó óc tìm tòi, tính tích cực,
sáng tạo trong tư duy sẽ được thể hiện .
Tóm lại : Ba đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh tiểu học có những
yếu tố thuận lợi cho phương pháp dạy học tiếp tục – dạy học lấy học
sinh làm trung tâm. Giáo viên phải nắm vững đặc điểm này để sử dụng
phương pháp có hiệu quả cao.
II. THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động giờ lên lớp là một quá trình chủ yếu của người giáo
viên . Quá trình hoạt động này đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững
đặc điểm tâm lý, trình độ học sinh và phải biết tổ chức tốt giờ dạy của
mình mới có thể tạo được bầu không khí thoải mái , kích thích hứng thú
họat động của học sinh . Từ đó rèn cho các em chủ động tham gia đóng
góp ý kiến xây dựng bài.
2/ Hoạt động học tập của học sinh:
GV:NHL
3
Từ phiếu tham khảo ý kiến của học sinh lớp :
Em thích học tập là do những nguyên nhân sau:
STT Nội dung tìm hiểu Mức độ
Nhiều Vừa Ít Không
1 Vì nhu cầu ham hiểu biết 25
2 Vì nguyện vọng của cha
mẹ
12
3 Vì điểm / Hạng 1
4 Vì bắt chước bạn bè 1
5 Vì vị bắt buộc đi học
Em hãy cho biết mức độ ham thích học tập của em đối với từng môn
sau đây:
STT Môn học Mức độ ham thích
Rất thích Vừa Không thích
1 Tiếng Việt 22 17
2 Toán 31 8
3 TNXH 36 3
4 Đạo đức 34 5
5 Kĩ thuật 37 2
6 Mĩ Thuật 38 1
7 Nhạc 32 7
8 Thể dục 34 4 1
Em hãy cho biết thái độ học tập của em trong giờ học các môn
sau:
STT Môn học
Thái độ
Ít học thuộc
bài
Tích cực nghe
giảng, phát biểu
Thụ động ngồi
nghe ghi chép
1 Tiếng Việt 2 28 9
2 Toán 2 30 7
3 TNXH 2 34 3
4 Hát nhạc 4 35 0
GV:NHL
4
Nhận xét :
Trên cơ sở các bảng mẫu , tôi nhận thấy các em thích học các
môn nghệ thuật, các môn hoạt động , sinh hoạt tìm tòi khám phá theo
sự phát triển sáng tạo . Điều này chứng tỏ học sinh đã biết chọn phương
pháp học phù hợp với hướng đổi mới, các em học tập tích cực và chủ
động hơn, biết độc lập suy nghĩ và ý thức học tập tốt hơn.
Nhu cầu học ở bạn đối với những đối tượng trung bình – yếu là
rất cao. Giáo viên cần nắm vững tâm lý này hướng dẫn các em phương
pháp tự học ở nhà theo nhóm, đôi bạn một cách hợp lý có tổ chức, tạo
được sự hứng thú, say mê từ đó dần lấp đi chỗ hổng về kiến thức.
3/ Kết luận :
Quá trình thực hiện nhiệm vụ cao cả là trồng người , giáo viên đã
thường xuyên cải tiến phương pháp dạy học, áp dụng những phương
pháp dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng dạy học, góp phần phát
triển năng lực học tập của học sinh .
Từng bước đáp ứng theo nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở
tiểu học và ngày càng phát triển theo qui luật chung của xã hội là góp
phần đào tạo những người lao động linh hoạt, năng động, chủ động,
sáng tạo, thích ứng.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC :
1. Về nhận thức :
GV:NHL
5
Giáo viên trong quá trình giảng dạy và phát huy tính năng động,
sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia tốt
trong quá trình học tập tại lớp và tự học tại nhà . Xây dựng cho học sinh
tinh thần, thái độ động cơ học tập đúng đắn .
2. Về công tác:
+ Soạn bài:
- Bài soạn phải thể hiện rõ từng bước hoạt động của thầy và trò
xác định đúng mục đích yêu cầu ,kiến thức trọng tâm , hệ thống câu hỏi
dẫn dắt đảm bảo cho 3 đối tượng nhưng phải phát huy trí lực học sinh.
Câu hỏi cho học sinh thảo luận phải là dạng câu hỏi yêu cầu học sinh
phải động não.
- Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học và thiết kế tạo sự thu hút cho hs.
- Chuẩn bị các trò chơi học tập thích ứng theo từng hoạt động dạy
học .
- Thiết kế bài dạy có tranh ảnh ,âm thanh , phim ảnh minh hoạ .
+ Giảng bài:
Sử dụng đồ dùng dạy học một cách có hiệu quả. Vận dụng sáng
tạo theo từng yêu cầu của bài dạy , môn học . Sử dụng các phương tiện
nghe , nhìn hỗ trợ tốt cho bài dạy như giáo án điện tử , nghe nhạc ,
xem phim .
Chuẩn bị tốt các tình huống có vấn đề phù hợp với lôgic của bài
dạy , đưa các em vào tình huống để giải quyết vấn đề trong trạng thái
tích cực.
Tổ chức kết hợp các trò chơi học tập trong các hoạt động như
kiểm tra bài cũ , học bài mới , thực hành-luyện tập . Linh họat sử dụng
nhiều phương pháp quan sát , tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề, cho học
sinh thảo luận… nhằm tạo không khí sôi nổi phát huy tính tích cực, chủ
GV:NHL
6
động trong học tập . Qua đó hình thành dần năng lực hợp tác giữa các
thành viên trong tổ.
Đa dạng hoá môi trường học tập , tạo môi trường học thân thiện .
Trong quá trình giảng bài giáo viên cần chú ý đến việc khen
thưởng, đánh giá sự đóng góp của học sinh một cách công bằng để học
sinh có được sự định hướng đúng đắn trong quá trình phấn đấu và rèn
luyện bản thân.
IV . NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Tôi đã thực hiện đổi mới trong việc lựa chọn phương pháp, lồng
ghép trò chơi vào các giờ dạy để giúp học sinh tiếp thu bài một cách
chủ động, giờ học diễn ra nhẹ nhàng tự nhiên. Trò chơi học tập từng
bước xây dựng tính nhanh nhẹn , chính xác cho học sinh . Qua đó giúp
người giáo viên chủ động hơn trong việc tổ chức giúp học sinh chiếm
lĩnh kiến thức .
Chuẩn bị điều kiện tốt về mặt cơ sở vật chất, đồ dùng học tập
giúp học sinh có phương tiện học tập và thực hiện tốt các hoạt động
thảo luận, bày tỏ ý kiến, sắm vai . Đồ dùng học tập cho tất cả học sinh
thực hành tạo thói quen tốt trong học tập , các em không bị lúng túng
khi thực hiện và người giáo viên tổ chức cũng nhẹ nhàng không gượng
ép . Đã trang bị 40 bộ ép nhựa đồ dùng học tập ( bông hoa , hình tròn ,
quả …) ; Sử dụng hiệu quả bảng cài đa năng với 4 tranh nền để tổ chức
các hoạt động . Sử dụng các đĩa nhạc , phim minh hoạ tốt.
Thực hiện ứng dụng tin học vào trong giảng dạy như các bài dạy
thực hiện giáo án điện tử giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức nhanh
hơn , sinh động hơn . Xây dựng 4 tiết dạy ứng dụng tin học .
Sau thời gian thực hiện công tác đổi mới phương pháp dạy học ở
lớp , các em đã làm quen với cách học chủ động chiếm lĩnh kiến thức ,
GV:NHL
7
tích cực hơn khi tham gia học tập . phát biểu , bên cạnh một số học sinh
đã biết trình bày bằng suy nghĩ độc lập , lời nói của mình một cách
hồn nhiên . Nhiều em biết tự nhận xét , đánh giá chính xác các vấn đề ,
sự việc trong quá trình học tập và sinh hoạt giao tiếp . Đây có thể coi đó
là sự thành công bước đầu .
Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách hiện nay
mà người giáo viên nào cũng quan tâm thực hiện . Những biện pháp
hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích nâng cao hiệu
quả đào tạo. Đổi mới về nhiều mặt trong đó có sự đổi mới về phương
pháp dạy học nhằm tạo những con người có năng lực thật sự cho xã
hội, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh và văn minh .
GV:NHL
8