Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.76 KB, 16 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>1.1.2.Bộ máy tổ chức hoạt động của chi nhánh---3</b>
<b>1.1.3.Kết quả hoạt động của Chi nhánh VCB Bình Thạnh---3</b>
<b>1.1.4.Giới thiệu các sản phẩm đang thực hiện tại Chi nhánh VCB Bình Thạnh - - -3</b>
<b>1.1.5.Định hướng phát triển của Chi nhánh Vietcombank Bình Thạnh---3</b>
<b>1.2. Cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ---3</b>
<b>1.2.1.Khái niệm về chính sách tiền tệ---4</b>
<b>1.2.2.Mục tiêu của chính sách tiền tệ---4</b>
<b>1.2.3.</b>Cơ cấu của CSTT---8
<b>1.2.4.Các công cụ thực thi CSTT---10</b>
<b>1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động tín dụng bất động sản---15</b>
<b>1.3.1.Cơ sở xét duyệt cho vay đầu tư bất động sản---15</b>
<b>1.3.2.Cơ sở định giá BĐS của Vietcombank Bình Thạnh---16</b>
<b>1.4.</b> Mối quan hệ tương tác giữa CSTT và hoạt động tín dụng BĐS tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay---16
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>CHƯƠNG 1</b>
<b>1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Thạnh1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển</b>
Để mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn Quận Bình Thạnh Tp.HCM, ngày 25/03/2003, HĐQT Vietcombank chính thức ra quyết định 137/QĐ.NHNT về việc thành lập chi nhánh cấp II Bình Thạnh trực thuộc Vietcombank Tân Thuận.
Ngày 12/05/2003, Chi nhánh cấp II Bình Thạnh được khai trương và đi vào hoạt động, tọa lạc tại số 169 – Điện Biên Phủ - F.15 – Q. Bình Thạnh với số nhân viên ban đầu là 18 người bao gồm Ban giám đốc và 3 phịng ban chức năng (Phịng Tín dụng – Bảo lãnh, Phịng Kế tốn – Thanh tóan, Phịng Hành chính – Ngân quỹ).
Sau 3 năm hoạt động, Chi nhánh cấp II Bình Thạnh được khách hàng đánh giá cao so với các TCTD hoạt động trên địa bàn. Để mở rộng hoạt động và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Chi nhánh cấp II Bình Thạnh không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, bồi dưỡng và tăng cường đội ngũ CB – CNV.
Đến ngày 8/12/2006, theo quyết định số 918/QĐ.NHNT, HĐQT Vietcombank chính thức thành lập Chi nhánh Bình Thạnh trên cơ sở điều chỉnh, nâng cấp Chi nhánh cấp II Bình Thạnh thuộc Chi nhánh Vietcombank khu chế xuất Tân Thuận.
Chi nhánh Bình Thạnh hoạt động với 51 CB – CNV (tính đến 31/12/2006) bao gồm Ban Giám Đốc và 6 phòng ban chức năng từng bước hoàn thiện và hoạt động hiệu quả đạt được những mục tiêu của Vietcombank Trung ương giao cho, đạt được nhiều bằng khen và giải thưởng trong hoạt động nghiệp vụ và phong trào đoàn thể.
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>1.1.2Bộ máy tổ chức hoạt động của chi nhánh</b>
<b>1.1.3 Kết quả hoạt động của Chi nhánh VCB Bình Thạnh</b>
- VCB Bình Thạnh từ khi hoạt động với tư các là chi nhánh cấp 1 đến nay luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch hội sở giao.
- Năm 2007 VCB Bình Thạnh đươc VCB Trung ương tặng danh hiệu Chi nhánh bán lẻ xuất sắc nhất.
- VCB Bình Thạnh cũng tích cực tham gia các phong trào đoàn thể và đạt được nhiều giải thưởng xuất sắc.
<b>1.1.4 Giới thiệu các sản phẩm đang thực hiện tại Chi nhánh VCB Bình Thạnh </b>
Hiện nay Chi nhánh Vietcombank Bình Thạnh triển khai thực hiện đầy đủ các sản phẩm mà Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã giới thiệu. Cụ thể:
- Các sản phẩm của nghiệp vụ huy động vốn bao gồm: TKTG thanh toán, TKTG tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">- Phát triển mảng tín dụng bán lẻ,.
- Tiếp tục cải thiện và phát triển cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật. - Nâng cao chất lượng quản lý, hoạt động nghiệp vụ.
- Đáp ứng tốt nhất, nhanh nhất nhu cầu của khách hàng.
<b>1.2.Cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ</b>
<b>1.2.1.Khái niệm về chính sách tiền tệ</b>
CSTT quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
<b>1.2.2.Mục tiêu của chính sách tiền tệ</b>
Mỗi một quốc gia đều có chính sách tiền tệ riêng phù hợp với nền kinh tế đặc thù của mỗi nước. Tuy nhiên, mọi CSTT đều hướng vào những mục tiêu chủ yếu sau:
<i><b>1.2.2.1.Ổn định đồng tiền quốc gia và ổn định giá cả hàng hóa trong nước</b></i>
Ổn định giá trị đồng tiền, được coi là mục tiêu cụ thể nhất, rõ ràng nhất mà bất kỳ một loại CSTT nào cũng phải hướng đến. Ổn định giá trị đồng tiền quốc gia, làm cho đồng tiền chấp hành các chức năng của tiền tệ một cách bình thường, qua đó phát huy vai trị tích cực của tiền tệ đối với nền kinh tế - xã hội. Cụ thể là:
- Nhờ ổn định giá trị đồng tiền, mà các quan hệ giao dịch phát sinh trong khu vực sản xuất kinh doanh sẽ được thực hiện đúng quy luật giá trị và các quy luật của thị trường làm cho các hoạt động sản xuất, lưu thơng và trao đổi hàng hóa càng được phát triển không những trong phạm vi quốc nội mà cả trên phạm vi quốc tế. Đồng tiền ổn định là điều kiện rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
- Nhờ giá trị đồng tiền ổn định mà các quan hệ tài chính, tín dụng được duy trì và phát triển. Đây là điều cực kỳ quan trọng vì nếu giá trị đồng tiền khơng ổn định thì các hoạt động tài chính, tín dụng sẽ bị ngưng trệ, các đồng vốn trong nền kinh tế sẽ bị đông cứng kéo theo sự trì trệ và hoạt động khơng hiệu quả của các tổ chức tài chính, tín dụng, …
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">- Ổn định đồng tiền quốc gia cịn tạo điều kiện để duy trì và phát triển các quan hệ xã hội nhờ đó tác động tích cực đến tồn bộ đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Sự ổn định tiền tệ quốc gia thể hiện ở nhiều khía cạnh như: Giá cả hàng hóa nội địa khơng tăng giảm đột biến với tỷ lệ lớn; Thị trường phát triển ổn định và đồng đều trên phạm vi cả nước tạo điều kiện lưu thơng trao đổi hàng hóa dịch vụ thuận lợi giữa các vùng, các khu vực trong nước; Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền quốc gia với các ngoại tệ được ổn định tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ ngoại thương và các quan hệ khác giữa các nước.
<i><b>1.2.2.2.Kiểm soát và điều hòa khối tiền giao dịch (M<small>1</small>) để kiểm soạt lạm phát cho nền kinh tế</b></i>
Kiểm sốt và điều hịa khối tiền giao dịch nghĩa là kiểm sốt và điều hịa tổng phương tiện thanh tóan của nền kinh tế sao cho tốc độ tăng của tổng phương tiện thanh toán (M<small>1</small>) phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chi phí giá cả từng thời kỳ.
Khối tiền giao dịch M<small>1</small> bao gồm tiền mặt và tiền gởi ngân hàng. Kiểm sốt và điều hịa khối tiền này khơng chỉ thuần túy là kiểm sốt và điều hịa tốc độ tăng trưởng của nó mà cịn bao hàm cả việc kiểm sốt và điều hòa cơ cấu của khối tiền giao dịch theo hướng giảm tỷ trọng tiền mặt và gia tăng tỷ trọng tiền chuyển khỏan trong các giao dịch thanh tốn.
Giảm tỷ trọng tiền mặt trong các giao dịch khơng những tiết kiệm được các chi phí liên quan mà còn là biện pháp hạn chế quốc nạn về tàng trữ, lưu thông tiền giả đồng thời hạn chế những hiện tượng tiêu cực như tham ô, hối lộ,…giảm thiểu tối đa thiệt hại cho toàn xã hội.
Trong thời đại của chế độ lưu thông tiền giấy bất khả hoán hiện nay, lạm phát là một hiện tượng tất yếu. NHNN phải luôn coi kiểm soát lạm phát là một trong những mục tiêu của CSTT. Kiểm soát lạm phát để tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển bền vững, đảm bảo đời sống cho người dân. Mục tiêu của CSTT kiềm chế lạm phát ở một tỷ
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">lệ nhất định thông thường phấn đấu để giữ cho tỷ lệ lạm phát ở mức một con số. Đây là mục tiêu liên quan và hổ trợ tích cực cho mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.
<i><b>1.2.2.3. Ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế</b></i>
Tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững làm cho nền kinh tế đất nước ngày càng lớn mạnh giúp giải quyết hiệu quả hàng loạt các vấn đề của đất nước về giáo dục, an ninh quốc phịng, y tế, văn hóa, về xã hội ngoại giao,… Và ngược lại không giải quyết bài tốn kinh tế, thì hàng loạt các vấn đề khác kể cả chính trị, trật tự an tồn xã hội sẽ bị lung lay và ảnh hưởng nặng nề.
Ổn định và phát triển như một cặp phạm trù của sự bền vững. Do đó, CSTT trước hết phải đạt được mục tiêu ổn định kinh tế rồi mới đến sự tăng trưởng và phát triển. Đây là mục tiêu cao nhất và xuyên suốt của CSTT quốc gia.
<i><b>1.2.2.4. Ổn định lãi suất và ổn định thị trường tài chính</b></i>
Ổn định lãi suất cũng là mục tiêu rất cần thiết bởi vì lãi suất biến động có thể tạo ra sự không chắc chắn (hay rủi ro) cho nền kinh tế và việc hoạch định kế hoạch tương lai trở nên khó khăn. Biến động lãi suất còn làm ảnh hưởng tới nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng.
Sự ổn định của lãi suất cũng có tác động duy trì sự ổn định của thị trường tài chính. Bởi lãi suất biến động sẽ tạo nên tính bất ổn định cao trong thị trường và các tổ chức tài chính. Khủng hoảng tài chính có thể ngăn cản chức năng dẫn vốn tới những người sử dụng vốn có hiệu quả nhất, do vậy khủng hoảng tài chính có thể dẫn đến sự thu hẹp trầm trọng các hoạt động của nền kinh tế. Duy trì một hệ thống tài chính ổn định có thể tránh được các cuộc khủng hoảng tài chính.
<i><b>1.2.2.5. Ổn định thị trường ngoại hối:</b></i>
Tỷ giá hối đối là địn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, cũng là đòn bẩy kinh tế tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu trong nước. Một tỷ giá hối đối q thấp có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu tương đối đắt, khó bán ra nước ngồi, tức là gây trở ngại cho ngành
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">sản xuất trong nước hướng về xuất khẩu, bất lợi cho cuộc chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước. Ngược lại, một tỷ giá hối đoái cao có tác dụng bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu vì làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn, hàng xuất khẩu rẻ hơn để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, dễ tìm được thị trường hơn. Do đó, những ngành sản xuất có nguyên liệu nhập khẩu hay thay thế hàng nhập khẩu gặp trở ngại, trong khi ngành sản xuất hàng cho thị trường nước ngoài thuận lợi hơn, lượng ngoại tệ có khuynh hướng chuyển vào trong nước khá hơn.
Vì vậy mục tiêu của CSTT trên thị trường ngoại hối là làm sao để duy trì một tỷ giá hợp lý phản ảnh được cung cầu thực tế và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, hướng mạnh ra xuất khẩu hay đẩy mạnh nhập khẩu để đầu tư,.
<i><b>1.2.2.6. Tạo công ăn việc làm cho người lao động: </b></i>
CSTT cần phải hướng đến một mục tiêu quan trọng là tạo công ăn việc làm cho người lao động vì 2 lý do:
• Lý do xã hội, nhân sinh: tỷ lệ thất nghiệp cao là nguyên nhân của những nỗi đau khổ của con người, ví dụ như các cá nhân, gia đình có thể rơi vào tình trạng khó khăn và sức ép về tài chính…
• Lý do kinh tế: tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với sự lãng phí về nguồn lực, nhân lực cũng như vật lực. Vì vậy tỷ lệ thất nghiệp cao còn gây ra sự giảm sút của tổng sản phẩm (GDP).
CSTT chỉ có thể hướng vào việc tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn, thông qua các tác động để mở rộng đầu tư, mở rộng hoạt động kinh tế. Muốn đạt được mục tiêu về cơng ăn việc làm thì phải chống suy thối, nhất là suy thoái kinh tế chu kỳ, đạt được mức tăng trưởng ổn định.
Vai trò của Ngân hàng Nhà nước khi thực hiện mục tiêu này là phải vận dụng các cơng cụ của mình góp phần tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh. Mặt khác, phải tham gia tích cực vào việc chống suy thoái kinh tế theo chu kỳ, nhằm mục
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">đích khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tạo ra một lượng công ăn việc làm cao.
Sự phối hợp các mục tiêu trên là rất quan trọng bởi vì khơng phải cùng một lúc các mục tiêu đó đều có thể thực hiện được mà khơng có sự mâu thuẫn với nhau. Do vậy, khi đặt ra các mục tiêu cho CSTT, cần phải có sự dung hòa. Cụ thể là phải tùy lúc, tùy thời, tùy điều kiện cụ thể mà sắp xếp thứ tự ưu tiên.
<b>1.2.3.Cơ cấu của CSTT</b>
CSTT gồm ba bộ phận hợp thành:
<i><b>1.2.3.1.Chính sách cung ứng và điều hịa khối tiền: (cịn gọi là chính sách phát </b></i>
hành và điều tiết lưu thông tiền tệ), là bộ phận quan trọng nhất và là hạt nhân của CSTT. Chính sách cung ứng và điều hòa khối tiền nhằm duy trì một sự cân đối giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ trong nền kinh tế, do vậy nó phải xuất phát từ những quan điểm sau đây:
•Tương quan giữa lực lượng tiền cung ứng tăng thêm phải dựa trên mức tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ trượt giá dự kiến trong kỳ.
•Theo quy luật lưu thơng tiền tệ thì tốc độ lưu thơng tiền tệ có ảnh hưởng đến tổng cầu tiền tệ của nền kinh tế .
•Trong thực tế, vàng, ngoại tệ,… được người dân sử dụng làm phương tiện thanh tốn và trao đổi hàng hóa dịch vụ, vì vậy cần phải tính đến yếu tố này trong thành phần của cung tiền tệ.
<i><b>1.2.3.2. Chính sách tín dụng:</b></i>
<b> Tín dụng cho nền kinh tế:</b>
•Mở rộng tín dụng cho các thành phần kinh tế để khai thác các tiềm năng to lớn trong nền kinh tế.
•Mở rộng tín dụng cho các ngành sản xuất kinh doanh với phương châm nâng cao hiệu quả kinh tế.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">•Khối lượng tín dụng cung ứng cho nền kinh tế chỉ có thể dựa trên việc khai thác các nguồn tiền trong xã hội, chỉ sử dụng tiền trung ương trong những trường hợp cần thiết và thơng qua q trình tái cấp vốn.
•Thực hiện việc kiểm sốt khối lượng tín dụng cung ứng cho nền kinh tế cho phù hợp với tăng trưởng kinh tế.
•Áp dụng cơ chế lãi suất thích hợp để vừa phát huy vai trò đòn bẩy của lãi suất, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng kinh doanh tồn tại và hoạt động có hiệu quả.
• Tạo lập những điều kiện để các NHTM và các tổ chức tín dụng cạnh tranh trong kinh doanh tín dụng nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng của các hoạt động tín dụng.
• Khuyến khích các NHTM mở rộng tín dụng bằng nguồn vốn tự khai thác trong nền kinh tế.
•Cần có biện pháp hỗ trợ để nâng dần tỷ trọng các khoản tín dụng trung hạn và dài hạn để thúc đẩy đầu tư phát triển.
<b> Tín dụng cho Chính phủ (tạm ứng ngân sách Nhà nước):</b>
CSTT có thể phát huy được tác dụng tích cực và thu được kết quả như mong muốn đòi hỏi phải đặt nó trong mối quan hệ với chính sách tài chính, trước hết là trong thu chi ngân sách Nhà nước. Nói cách khác tình hình ngân sách Nhà nước thăng bằng, bội thu hay bội chi đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiền tệ và giá cả.
<i><b>1.2.3.3. Chính sách ngoại hối:</b></i>
Chính sách ngoại hối hợp lý là chính sách đảm bảo cho đồng tiền Việt Nam càng ngày càng vững mạnh, đồng thời kích thích việc thu hút các nguồn ngoại tệ từ bên ngồi.
• <b>Về dự trữ ngoại hối:</b>
Dự trữ ngoại hối có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện các quan hệ đối ngoại. Vì vậy cần phải tập trung dự trữ ngoại hối, nắm chặt các nguồn ngoại hối để có kế hoạch sử dụng hợp lý.
• <b>Về tỷ giá hối đối:</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Tỷ giá hối đoái phản ánh quan hệ cung cầu ngoại tệ, nhưng nó có tác động ngược lại. Nó tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động ngoại thương và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
Tỷ giá hối đoái quá thấp sẽ khuyến khích nhập khẩu gây bất lợi cho xuất khẩu, chuyển dịch ngoại tệ từ bên ngoài vào trong nước sẽ bị chựng lại… Ngược lại tỷ giá hối đối q cao thì xuất khẩu sẽ được đẩy mạnh, nhập khẩu sẽ bất lợi, kích thích ngoại tệ chuyển dịch vào trong nước, làm cho dự trữ ngoại tệ có thể được gia tăng…
• <b>Về thị trường hối đối:</b>
Từng bước hình thành thị trường hối đối ở Việt Nam, đưa thị trường hối đoái vào hoạt động có tổ chức là một trong những điểm quan trọng mà chính sách ngoại hối phải quan tâm, thơng qua hoạt động của thị trường hối đối mà NHNN thực hiện vai trò điều tiết thị trường (bằng cách tham gia mua và bán ngoại tệ trên thị trường) theo những mục tiêu nhất định về quản lý tỷ giá để thúc đẩy nền kinh tế và ngoại thương phát triển.
<b>1.2.4.Các công cụ thực thi CSTT:</b>
<i><b>1.2.4.1. Chính sách lãi suất cho vay và lãi suất tiền gởi</b></i>
Lãi suất được xem là công cụ gián tiếp thực hiện CSTT trong việc cung ứng tiền vào lưu thông hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông. Thông thường chính sách lãi suất đi vay hay lãi suất tiền gởi và lãi suất cho vay biến đổi cùng chiều, khi lãi suất tiền gởi được nâng lên thì lãi suất cho vay cũng được nâng lên và ngược lại.
Hiện nay, trên thế giới có hai quan điểm về cơ chế hình thành lãi suất.
-<i>Quan điểm thứ nhất: Ấn định lãi suất, tức là các NHTW phải qui định lãi suất </i>
<i>đối với các NHTG.</i>
-<i>Quan điểm thứ hai: Thả nổi lãi suất, tức là lãi suất do thị trường quyết định.</i>
Ở các nước công nghiệp phát triển, phần lớn các NHTW theo chính sách tác động gián tiếp tới lãi suất tiền gởi và lãi suất cho vay. Ít khi NHTW áp dụng biện pháp ấn định lãi suất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, NHTW cũng ấn định một “trần” lãi suất tối đa áp dụng cho tiền gởi.
</div>