Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo dục học sinh cá biệt thông qua môn Âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.63 KB, 4 trang )


Giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 4 thông qua môn học âm nhạc
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
“Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, tạo nên những người lao động có kiến thức tiếng việt hoá, khoa học, có kỹ
năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu
nước, yêu chủ nghóa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất
nước” đó chính là Nghò quyết hội nghò lần thứ tư của BCHTW Đảng khoá VII.
Nghò quyết đã xác đònh rõ mục đích giáo dục trong phát triển kinh tế xã hội ở
nước ta chính vì thế nền giáo dục nước ta đã thay đổi một cách rõ rệt. Cụ thể là
thay đổi về phương pháp giảng dạy và nội dung sách giáo khoa trong các bậc học.
Trong đó bậc tiểu học là “ Bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục của nền giáo
dục Việt Nam”. Những gì các em học được, hình thành được ở bậc tiểu học được
tích tụ lại, trở thành phẩm chất và những phương tiện làm hành trang theo suốt
cuộc đời của mỗi con người.
Trong chương trình giáo dục ở bậc tiểu học có 9 môn học chủ lực, giúp học
sinh phát triển trí tuệ và nhân cách một cách toàn diện. Trong 9 môn học đó, mỗi
môn học mang một sắc thái riêng nhưng đều hướng về một mục tiêu nhất đònh, đó
là giáo dục học sinh phát triển. Âm nhạc là một môn học nghệ thuật mang tính
giáo dục cao, nghệ thuật tạo nên nhu cầu về tinh thần hết sức cần thiết. Hơn nửa
thế kỷ qua đã có hàng ngàn bài hát viết cho trẻ em ở mọi lứa tuổi : mầm non, thiếu
nhi, thiếu niên. Trong nhà trường tiểu học, âm nhạc là một phương tiện tích cực để
giáo dục học sinh về nhiều mặt : Thẩm mỹ, Đạo đức, Trí tuệ, Thể chất. Âm nhạc
được đưa vào trường phổ thông có ý nghóa nhân văn to lớn. Giúp các em phát triển
nhân cách, tài năng, tinh thần và thể chất. Thông qua âm nhạc tạo điều kiện cho
các em được tự do tham gia sinh hoạt văn hoá nghệ thuật. Đưa âm nhạc vào trường
tiểu học với mục đích là phát triển tối đa khả năng âm nhạc của học sinh. giáo dục
văn hoá âm nhạc như một bộ phận của văn hoá tinh thần cho các em. Nhằm trang
bò những kiến thức âm nhạc cơ sở, những kỹ năng, kỹ xảo, tạo điều kiện hình
thành năng lực cảm thụ tác phẩm. Nhằm khơi dậy những khả năng sáng tạo trong


hoạt động nghệ thuật âm nhạc. Trau dồi tình cảm đạo đức, thò hiếu âm nhạc lành
mạnh. Đặc biệt là một số em học sinh cá biệt, là những đối tượng thuộc thành
phần “khó bảo”, ham chơi và kiến thức yếu. Những học sinh nay thường đến
Người thực hiện :
Trang 1

Giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 4 thông qua môn học âm nhạc
trường chỉ với trách nhiệm là học cho xong vì sợ một điều gì đó (sợ bố, mẹ,…), giáo
dục những học sinh này rất khó, các em không giống những em khác, khi đã không
thích thì thường làm việc ngược lại với ý kiến của người giáo viên. Nhưng với âm
nhạc thì khác, môn học này có một tác động rất lớn trong tâm hồn các em, nó có
những nét đặc trưng riêng mà nhiều môn học khác không có. Vậy giáo dục những
học sinh này bằng môn âm nhạc như thế nào? những biện pháp nào là hữu hiệu
nhất trong âm nhạc để giúp những học sinh cá biệt trở lại với trường học một cách
bình thường và lành mạnh như những em khác. Đó cũng chính là nội dung của đề
tài mà tôi đang nghiên cứu : “Giáo dục học sinh cá biệt lớp 4 thông qua môn học
âm nhạc”.
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Môn âm nhạc trong trường tiểu học là một môn nghệ thuật mang tính chất rèn
luyện năng khiếu âm nhạc cho học sinh, giúp cho học sinh thêm hào hứng thoải
mái khi học tập các môn khác nói chung, đồng thời cũng là một công cụ hữu hiệu
hướng những học sinh cá biệt hoà nhập trở lại bình thường với tập thể với cộng
đồng cùng các em học sinh khác trong lớp, trường.
Do đó phạm vi của đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu vào yếu tố tâm lý
của của những học sinh có tính cá biệt ở trường tiểu học và đặc điểm tính
chất của môn âm nhạc lớp 4 để từ đó lấy âm nhạc hướng các em hoà nhập với tập
thể tiếp tục tham gia học tập trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ.
Người thực hiện :
Trang 2


Giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 4 thông qua môn học âm nhạc
PHẦN THỨ NHẤT : THỰC TRẠNG
I. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT:
1) Giáo dục âm nhạc trong nhà trường :
Ngay từ khi bước vào lớp 1 học sinh tiểu học đã được học môn học âm nhạc,
được trực tiếp tham gia hoạt động về nghệ thuật trong từng vài hát mà cô giáo
hướng dẫn. Đây là bước khởi đầu cho sự phát triển những cảm xúc về nhân cách
cũng như hình thành từng bước khả năng cảm thụ nghệ thuật, biết vận dụng và có
thể vận dụng được những hiểu biết về nghệ thuật vào học tập, sinh hoạt hằng
ngày. Sang lớp 2, 3, 4, 5 các em tiếp tục được học âm nhạc nhưng ở một mức độ
cao hơn, mục tiêu của môn học cũng được nâng dần lên ở một mức độ nhất đònh.
Giáo dục âm nhạc trong trường tiểu học với 4 mục tiêu :
 Âm nhạc giáo dục thẩm mỹ :
Giáo dục âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất đưa vào ý
thức học sinh một cách tích cực, sâu sắc và có mục đích về mối quan hệ thẩm mỹ
trên thế giới của con người. Bằng ngôn ngữ đặc thù của mình về tiết tấu, giai điệu
hoà âm, âm sắc,… tác phẩm âm nhạc mở rộng tầm hiểu biết của học sinh, làm
phong phú thêm kinh nghiệm sống mang lại những cảm giác, xúc động, thẩm mỹ
mạnh mẽ. Trong quá trình dạy học đã diễn ra ở học sinh năng lực cảm thụ, hiểu
đánh giá, yêu thích thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu hoạt động sáng tạo, tạo ra
những giá trò thẩm mỹ.
 Âm nhạc giáo dục đạo đức :
Trong khi tác động đến tình cảm của học sinh thì âm nhạc cũng đồng thời hình
thành ở học sinh những tình cảm đạo đức. Thông qua các tác phẩm âm nhạc hình
thành ở học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng kính yêu ông bà, cha mẹ,
Đảng, Bác Hồ. Những bài ca truyền thống giúp học sinh giúp học sinh hiểu được
truyền thống đấu tranh giải phòng dân tộc đầy khí thế hào hùng. Những tác phẩm
âm nhạc truyền thống đem lại cho học sinh cảm xúc trữ tình, tự hào với truyền
thống.
 Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ :

Trong quá trình cảm thụ âm nhạc, gắn chặt với sự phát triển trí tuệ đòi hỏi học
sinh phải chú ý quan sát nhạy bén. Học sinh nghe nhạc và tiến hành so sánh các
âm thanh, xác đònh ý nghóa biểu cảm của giai điệu, tiết tấu, ghi nhớ hình tượng âm
nhạc. Những trải nghiệm về cái đẹp trong âm nhạc buộc trí tuệ học sinh hoạt động
Người thực hiện :
Trang 3

Giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 4 thông qua môn học âm nhạc
tích cực. Tư duy trừu tượng của học sinh cũng được rèn luyện trong khi hát, đọc
nhạc. Thông qua tác phẩm âm nhạc phản ánh nhận thức khách quan tự nhiên, các
mối quan hệ con người với con người, con người với tự nhiên.
 Âm nhạc góp phần giáo dục thể chất:
Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể con người. Trước hết là
phát triển tai nghe, khi nghe nhạc học sinh cần phân biệt chi tiết âm, các phương
tiện diễn tả âm nhạc để có thể nhận biết tác phẩm đó có thuộc trường phái phong
cách, tác giả nào? từ đó tai nghe cứ phát triển dần lên. Hoạt động hát gắn liền với
tâm lý, thể chất của học sinh thúc đẩy chức năng hoạt động các cơ quan phát
thanh, hô hấp làm cho giọng hát của học sinh dần ổn đònh, chính xác, mở rộng âm
vực, âm lượng. Ca hát tạo cho học sinh có dáng dấp uyển chuyển, phong thái thực
nhiên tao nhã.
2. Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng âm nhạc của học sinh lớp 4.
Học sinh tiểu học về thể chất đang phát triển mạnh mẽ nên rất hiếu động, ưa
hoạt động. Khi giáo viên dạy phải luôn kết hợp với vận động. Thanh quản của các
em đang phát triển nên các em rất thích hát, vì vậy giáo viên cần nhắc nhở để giữ
gìn giọng hát cho trẻ. Trình độ văn hoá và vốn hiểu biết về âm nhạc còn nhiều hạn
chế. Nhưng trẻ rất thích tham gia mọi hoạt động âm nhạc như : tham gia thi tiếng
hát tuổi thơ hay hội diễn văn nghệ. Đó là những nơi thu hút các em nhiều nhất.
Trong các hoạt động của các em thì hoạt động học tập là chính, nhưng đối với tâm
lý tuổi thơ thì thông thường các em xem môn âm nhạc như là một môn giải trí,
chưa chú tâm một cách chuyên sâu. Điều đặc biệt là tuổi tiểu học tư duy chủ yếu

không chủ đònh chiếm ưu thế, sự tập trung của trẻ kém dễ bò thu hút bởi kích thích
mạnh. Về khả năng ghi nhớ thì các em chỉ mang tính cụ thể chủ yếu là nắm nhớ
các khái niệm âm nhạc trừu tượng tốt nếu như đưa sự trừu tượng đó về dưới dạng
hình ảnh cụ thể.
Về ngôn ngữ các em còn hạn chế, nhưng trí tưởng tượng và tính sáng tạo đang
phát triển nhanh nên tăng cường việc bồi dưỡng là phương tiện nhanh nhất để học
sinh phát huy trí tưởng tượng và tính sáng tạo.
ĐỂ NHẬN ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG SÁNG KIẾN, MỜI Q THẦY CƠ BẤM
VÀO ĐÂY:
/>Người thực hiện :
Trang 4

×