Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG GIỜ LUYỆN TẬP HOÁ HỌC HOÁ HỌC LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.53 KB, 22 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
môn hoá học
" ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG
VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG
GIỜ LUYỆN TẬP HOÁ HỌC HOÁ HỌC LỚP 8”
phÇn I : më ®Çu
1
I / Đặt vấn đề :
Hoá học là khoa học nghiên cứu về thành phần cấu tạo các chất, sự biến
đổi của các chất trong đời sống, sản xuất và trong tự nhiên. Qua đó thấy đợc tác
dụng và tác hại của chúng đối với đời sống sản xuất và con ngời .
Môn hoá học ở trờng phổ thông giúp học sinh có những tri thức về thế
giới tự nhiên xung quanh thông qua việc khảo sát các chất, sự biến đổi các chất,
chu trình các chất trong môi trờng xung quanh, thấy đợc mối liên hệ qua lại giữa
hoá học môi trờng và con ngời. Những tri thức này rất quan trọng không thể
thiếu đợc trong hệ thống tri thức phổ thông của nhân loại. Không những thế để
đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội về việc đào tạo nên những con
ngời năng động sáng tạo biết cải biến một cách linh hoạt về kiến thức tự nhiên và
xã hội phục vụ cho cuộc sống của mình thì đòi hỏi môn hoá học phải hình thành
cho các em những kiến thức cơ bản về hoá học nh kĩ năng quan sát, kĩ năng làm
thí nghiệm, kĩ năng ứng dụng kiến thức vào giải luyện tập hoá học vào trong
thực tiễn cuộc sống. Phát hiện trong các em những t duy sáng tạo, cách làm việc
khoa học, tính trung thực cẩn thận niềm tin và say mê nghiên cứu khoa học. Bộ
môn hoá chính thức học sinh đợc học từ lớp 8, mặc dù rất nhiều các sự vật hiện
tợng biến đổi xung quanh ta các em đều đã đợc làm quen và tìm hiểu thông qua
các môn học lồng ghép về tự nhiên và xã hội ở cấp 1 và qua các môn sinh học,
vật lý, địa lý ở cấp II, tuy nhiên để đi sâu nghiên cứu về các chất, sự biến đổi
chất và hình thành các kĩ năng cần thiết nh đã nêu trên thì đó là nhiệm vụ trọng
tâm của bộ môn hoá học. Chơng trình học ở cấp THCS đã bố trí, thiết kế theo
những mảng kiến thức từng thể loại bài học giúp học sinh đạt đợc mục tiêu. Song
để đạt đợc điều đó hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều giáo viên đứng lớp.Tôi


nhận thấy giờ luyện tập hoá học là loại hình lên lớp mà đòi hỏi rất nhiều ở ngời
giáo viên phải biết cách tổ chức thiết kế về nội dung chơng trình và cách thức
luyện tập nh thế nào để nhằm phát huy mọi khả năng của học sinh từ những băn
khoăn trên tôi xin trình bày một số ý kiến của mình khi dạy các bài luyện tập với
nội dung " Đổi mới phơng pháp dạy học trong việc sử dụng hệ thống bài tập
trong giờ luyện tập hoá học trong chơng trình hoá học lớp 8 "

2
Phạm vi của chuyên đề :
1. Nghiên cứu các tài liệu cơ sở lý luận của việc đổi mới phơng pháp dạy học, các
tài liệu thiết kế các bài giảng môn hoá học và tài liệu về các hệ thống câu hỏi và bài
tập phục vụ cho giảng dạy hoá học trong đó có giờ luyện tập hoá học.
2. Nghiên cứu thực tế giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong trờng.
3. Các giải pháp thực hiện chuyên đề và có ví dụ minh hoạ kèm theo.
4. Kiểm tra đối chứng và kết quả học tập của học sinh khi thực hiện chuyên
đề.
5. Lên lớp minh hoạ 1 tiết luyện tập hoá học.
Phần II / Nội dung chuyên đề :

I/ Cơ sở lý luận:
Để đáp ứng đợc các mục tiêu của môn hoá học, thì một trong những nội
dung rất quan trọng trong giảng dạy hoá học nhằm giúp học sinh củng cố kiến
thức, biết ứng dụng kiến thức vào thực tế, vào làm bài tập, rèn kĩ năng một cách
có hệ thống, đó chính là bài tập hoá học, đặc biệt trong giờ luyện tập bài tập hoá
học đã trở thành công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh.
Nó giúp giáo viên phát hiện đợc trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó
khăn sai lầm của học sinh trong học tập hoá học, đồng thời có biện pháp giúp
học sinh vợt qua khó khăn khắc phục những sai lầm. Trong giờ luyện tập nội
dung và hình thức bài tập hoá học còn là phơng tiện để rèn luyện và phát triển t
duy của học sinh, giúp học sinh mở mang tầm hiểu biết thực tiễn của mình và

đặc biệt với sự định hớng các phơng án trong giải 1 bài tập hoá học, còn rèn cho
các em phong cách làm việc có kế hoạch, có tổ chức trớc khi làm việc cụ thể. Vì
vậy việc lựa chọn các nội dung, các hình thức và phơng án giải bài tập hoá học
nh thế nào trong một giờ luyện tập hoá học là một việc làm hết sức cần thiết và
quan trọng của ngời giáo viên.
II/ Cơ sở thực tiễn:
1. Những thuận lợi trong việc giảng dạy bộ môn hoá học trong đó có tiết luyện tập
Hiện nay với mục tiêu đổi mới chơng trình thay SGK ở các khối lớp, cấu
trúc chơng trình SGK đã thay đổi tạo điều kiện rất thuận lợi cho giáo viên trong
3
quá trình giảng dạy cụ thể: các kênh chữ kênh hình đều rất rõ ràng, sống động
kiến thức đợc tinh giản theo hớng cụ thể hoá, hệ thống bài tập hoá học trong
SGK cũng đã nhiều và phong phú hơn. Đội ngũ giáo viên cũng đã đợc đi học các
lớp thay SGK, cùng đợc trao đổi về một số vấn đề trong công tác giảng dạy: về
SGK; về cách thiết kế 1 tiết lên lớp sao cho đáp ứng với mục tiêu bài học; về các
dạng bài tập trừu tợng và khó. Các đồ dùng dụng cụ hoá chất đợc cấp phát kịp
thời tạo điều kiện thuận lợi cho một tiết lên lớp của ngời giáo viên đạt kết quả
cao. Chính vì vậy mà trong các giờ lên lớp giáo viên cũng đã chú ý hớng dẫn học
sinh học tập theo hớng chủ động tìm hiểu và nắm bắt kiến thức qua quan sát thí
nghiệm, làm thí nghiệm, nghiên cứu SGK và kết hợp với các hình thức hoạt động
cá nhân, hoạt động nhóm để hoàn thiện kiến thức. Điều này đã thực sự gây hứng
thú học tập trong học sinh và thu hút các em. Bên cạnh đó đời sống ngời dân
ngày càng cao, các em học sinh đã đợc phụ huynh quan tâm hơn về chất lợng
học tập chính vì vậy các em tham gia tích cực hơn vào giờ học hoá. Tất cả những
vấn đề trên đã là những điểm thuận lợi cho ngời giáo viên trong quá trình giảng
dạy trong đó có tiết luyện tập.
2. Khó khăn :
- Hoá học là bộ môn mới trừu tợng và khó.
- Đối với giáo viên vẫn còn không ít đồng chí cha thực sự coi trọng môn học
này, nhất là với nền kinh tế hiện nay mà ngành giáo dục đang phải đối mặt với

tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan thì môn hoá học bậc THCS vẫn còn bị coi
là môn học phụ nhất là từ năm học 2005-2006 ở bậc THCS chỉ xét duyệt tốt
nghiệp. Tất cả những vấn đề trên cũng phần nào tạo ra tâm lý coi nhẹ môn học
trong giáo viên phụ huynh và học sinh do đó cha có sự đầu t thờng xuyên cho
các tiết học đặc biệt là giờ luyện tập.
- Bên cạnh đó ở một số giáo viên vẫn còn cha bắt kịp với những kiến thức
thay đổi trong SGK với các bài tập phong phú mà đòi hỏi ở ngời giáo viên phải
nắm chắc kiến thức, định hớng đợc cách làm từ đó sử dụng những hình thức
giảng dạy giúp học sinh thực hiện theo mục tiêu đề ra. Đặc biệt trong tiết luyện
tập ở một số GV mới chỉ dừng lại ở chữa bài tập và kiểm tra kiến thức cũ của học
sinh mà cha thực sự chú ý đến tính hệ thống, rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho
học sinh. Do vậy từ hệ thống bài tập giáo viên đa ra cho đến khâu tổ chức khai
thác các bài tập đó thì mới chỉ tập trung ở một số học sinh khá giỏi do có khả
năng t duy tốt, còn học sinh trung bình yếu kém cha xác định cách làm và kết
4
quả không biết đúng hay sai. Chính vì thế các em thờng rụt rè, thiếu tự tin và nản
chí. Từ thực trạng này tôi thiết nghĩ cần phải đổi mới một số hình thức, nội dung
bài tập cho phù hợp với mọi đối tợng học sinh và với chơng trình đổi mới hiện
nay.
3. SGK và chơng trình
- ở bậc THCS chơng trình hoá học bắt đầu từ lớp 8 là một môn học mới mẻ với
các em. Trớc đây hoá 8 chỉ có 1 tiết/1 tuần, cả chơng trình có 2-3 tiết luyện tập.
Lợng kiến thức tơng đối nhiều mà số tiết luyện tập ít, hệ thống bài tập thì nghèo
nàn đơn điệu do đó đã gây khó khăn cho giáo viên và học sinh trong dạy và học
bộ môn Hoá.
- Theo chơng trình đổi mới thay sách bắt đầu từ năm 2004-2005 chơng trình SGK
lớp 8 đã đợc đổi mới; Số tiết tăng lên 2 tiết / 1 tuần, có 8 tiết luyện tập. Nh vậy học
sinh đã đợc tăng thêm số tiết luyện tập đây là một điều kiện thuận lợi cho các em
trong học tập bộ môn hoá, hệ thống bài tập trong các tiết luyện tập cũng rất nhiều,
phong phú về thể loại và có chú ý những bài tập phù hợp mọi đối tợng. Từ sự thay đổi

trên có thể thấy vai trò của tiết luyện tập đã đợc chú trọng vì vậy cần đợc đầu t cho
đảm bảo mục tiêu của chơng trình. Mục tiêu của tiết luỵện tập đảm bảo 3 mức độ
kiến thức của học sinh; biết, hiểu, vận dụng
- Cụ thể :
Chơng trình SGK lớp 8 : Gồm 8 tiết luyện tập cho 6 chơng
Chơng I : Chất - Nguyên tử - Phân tử :
Có 2 tiết luyện tập: Hệ thống hoá kiến thức về các khái niệm cơ bản (chất,
đơn chất và hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học) Củng cố cách ghi và ý
nghĩa của CTHH, khái niệm hoá trị và quy tắc hoá trị.
Rèn các kĩ năng: Phân biệt chất, tách chất, từ sơ đồ nguyên tử tìm ra các
thành phần cấu tạo nguyên tử, viết kí hiệu nguyên tố khi biết tên, nguyên tử khối
và ngợc lại. Rèn kĩ năng tính hoá trị của nguyên tố, biết đúng hay sai cũng nh
lập đợc CTHH của hợp chất khi biết hoá trị.
Chơng II : Phản ứng hoá học;
Có 1 bài luyện tập: Củng cố kiến thức về phản ứng hoá học ( định nghĩa, bản
chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết); định luật bảo toàn khối lợng; ph-
ơng trình hoá học.
Rèn kĩ năng phân biệt đựơc hiện tợng hoá học đặc biệt kĩ năng trọng tâm cần
phải rèn cho học sinh đó là lập PTHH khi biết các chất phản ứng và sản phẩm.
Chơng III : Mol và tính toán hoá học :
5
Có 1 tiết luyện tập mà thông qua đó học sinh biết cách chuyển đổi qua lại
giữa khối lợng chất (m), số mol(n), và thể tích của chất khí (V). Biết cách xác
định tỉ khối của chất khí này đối với chất khí kia và tỉ khối của chất khí đối với
không khí. Có khả năng giải các bài toán hoá học đơn giản tính theo CTHH và
PTHH.
Chơng IV. Oxi - Không khí :
Có 1 tiết luyện tập nhằm củng cố hệ thống hoá kiến thức và khái niệm đã
học. Củng cố các kiến thức về tính chất hoá học, ứng dụng, điều chế oxi trong
phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Một số khái niệm hoá học mới: Sự oxi

hoá, oxit, sự cháy, sự oxi hoá chậm, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. Rèn
kĩ năng tính toán theo CTHH và PTHH
Chơng V : Hiđrô - Nớc :
Có 2 bài luyện tập củng cố hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá
học về tính chất vật lý, tính chất hoá học cơ bản của hiđrô, cách điều chế hiđrô
trong phòng thí nghiệm. So sánh tính chất và cách điều chế khí hiđro so với khí
oxi. Củng cố các khái niệm phản ứng thế, sự khử, sự oxi hoá, chất khử chất oxi
hoá, phản ứng oxi hoá khử. Rèn kĩ năng nhận biết đợc phản ứng oxi hoá - khử,
chất khử, chất oxi hoá trong các phản ứng hoá học, nhận biết phản ứng thế và so
sánh với các phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. Làm các bài tập có tính tổng
hợp liên quan đến oxi và hiđrô.
Chơng VI : Dung dịch:
Đây là một chơng đợc đa từ SGK lớp 9 cũ xuống trong chơng trình này có 1
tiết luyện tập mà qua đó học sinh củng cố về độ tan, những yếu tố ảnh hởng đến
độ tan, học sinh biết ý nghĩa của C%, C
M
và vận dụng đợc công thức tính C% và
C
M
để tính toán. Rèn kĩ năng tính toán và pha chế một dung dịch theo nồng độ
cho trớc.
- Với mục tiêu trên hệ thống bài tập trong các tiết luyện tập cũng khá phong
phú về thể loại: bài tập định tính, bài tập định lợng, bài tập tự luận, bài tập trắc
nghiệm. Tuy nhiên qua thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu hệ thống bài tập trong
giờ luyện tập trên tôi nhận thấy hệ thống bài tập trong SGK ở các giờ luyện tập
cần đa dạng hơn về thể loại và về nội dung mới đáp ứng đợc với mục tiêu bài
học.

6
* VD Tiết luyện tập 4 ( Chơng III ) Tiết luyện tập 8 Chơng (VI): Sử dụng toàn

bộ bài tập định lợng theo hình thức tự luận, học sinh hoàn toàn phải làm bài tập
tự luận từ đầu đến cuối.
Cả 8 tiết mới có một bài nhận biết ( bài luyện tập 6), không có một sơ đồ chuyển
hoá nào, có hai bài tập thực nghiệm trong 8 tiết luyện tập ( pha chế dung dịch )
- Với sự nghiên cứu về thực tế SGK chơng trình hoá học khối 8 tôi thấy đã có sự
tăng cờng tiết luyện tập, từ đó cho thấy vai trò rất quan trọng của tiết luyện tập
trong chơng trình. Xong để đáp ứng đợc các mục tiêu của môn học, thì số tiết
luyện tập hoá học trong chơng trình mà tôi đã thống kê vẫn còn rất ít, chính vì
vậy mà trong một giờ luỵện tập đòi hỏi phải có sự tổ chức, thiết kế về nội dung
bài tập về hình thức luyện tập sao cho mang lại đợc hiệu quả cao nhất. Xuất phát
từ những thuận lợi và khó khăn tôi đã nêu ở trên về thực trạng dạy và học của
giáo viên và học sinh cùng với chơng trình SGK, tôi xin đa ra một số giải pháp
về việc đổi mới sử dụng hệ thống bài tập trong giờ luyện tập hoá 8 nhằm giúp
giáo viên có những phơng án thiết kế một giờ luyện tập hoá học đạt hiệu quả
cao, góp phần khắc phục những hạn chế mà tôi đã nêu ở trên/
III/ Các giải pháp
A. Cần phải đổi mới về nội dung, hình thức và cách chọn lựa hệ
thống bài tập trong giờ luyện tập hoá học.
Đổi mới nội dung bài tập hoá học là phần cốt lõi của một giờ luyện tập hoá
học, nó thể hiện đợc mục tiêu cần đạt đợc của một số tiết luyện tập. Thông qua
nội dung bài tập mà giáo viên đa ra, học sinh sẽ tiếp cận và thực hiện các thao
tác t duy suy luận để hoàn thành chúng. Qua đó các em sẽ củng cố đợc kiến thức
cơ bản, khắc sâu đợc kiến thức trọng tâm, rèn đợc các kĩ năng cần thiết trong
việc ứng dụng và giải bài tập hoá học.
1. Nội dung bài tập hoá học phải đảm bảo tính kế thừa, củng
cố kiến thức và phát triển mở rộng kiến thức đã học.
Đối với học sinh đại trà mục tiêu tiết luyện tập là yêu cầu học sinh củng cố
đợc những kiến thức cơ bản nhất và rèn cho các em những kĩ năng cần thiết. Vì
vậy hệ thống bài tập bao giờ cũng nên đợc xây dựng từ mức độ nâng cao cơ bản,
từ những kiến thức chung sau đó mới xây dựng tiếp đến mức độ nâng cao, những

vấn đề đặc biệt cần lu ý .
7
Khi dạy bài luyện tập về nguyên tử - nguyên tố hoá học
Hệ thống bài tập phải bắt đầu từ những bài nhằm củng cố những khái niệm
chung về nguyên tử nh :
VD1: Chọn những từ, cụm từ sau : Hạt nhân, nơ tron, hạt vô cùng nhỏ, trung
hoà về điện, proton, electron điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Nguyên tử là .
(1)

(2)
.Từ nguyên tử tạo ra mọi chất . Nguyên tử
gồm
(3)
mang điện tích dơng và vỏ tạo bởi
(4)
mang điện tích
âm . Hạt nhân đợc tạo bởi .
(5)
. và
(6)
.
Hoặc VD2 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trớc các câu trả lời đúng trong các
câu sau:
Trong mỗi nguyên tử
A. Số hạt proton= Số hạt electron(số p=số e)
B. Proton và electron có cùng khối lợng
C. Số hạt proton= Số hạt nơtron (Số p=Số n)
D. Khối lợng của nguyên tử đợc coi là khối lợng trong các hạt nơtron và
proton( khối lợng hạt nhân)

E. Khối lợng của nguyên tử đợc coi là khối lợng của các hạt e và p
F. Electron chuyển động quanh hạt nhân và xắp xếp thành từng lớp
Sau đó vận dụng những kiến thức về nguyên tử để đa bài tập phân hoá ở mức cao
hơn.
VD3: Thông tin về nguyên tử của nguyên tố Mg đợc biết đến nh sau :
NTK= 24 (đvc)
Điện tích hạt nhân: 12+
a. Hãy xác định số hạt p,n,e trong nguyên tử nguyên tố Mg
b. Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử Mg
( biết trong nguyên tử có 3 lớp e, lớp sát hạt nhân có 2 e, lớp kế tiếp có 8 e, lớp
ngoài cùng có 2 e )
Muốn làm đợc bài tập này học sinh phải nắm đợc cách vẽ sơ đồ cấu tạo
nguyên tử, xác định mối quan hệ giữa các hạt p, n, e trong nguyên tử, khối lợng
từng loại hạt và cách tính khối lợng nguyên tử. Từ đó xác định, tính toán ra từng
loại hạt và dựa vào đề bài, mới vẽ đợc cấu tạo nguyên tử Mg
8
Sau đó là sử dụng bài tập tổng hợp có tính chất nâng cao hơn :
VD4: Để củng cố về hoá trị , cách lập CTHH, quy tắc hoá trị ta có thể đa bài tập
sau:
Phát hiện công thức viết sai trong các CTHH sau và sửa lại cho đúng: N, P
2
, Cu
2
,
HCl, NaCl
2
, CaCl, AlCl
2
, , NH
3

, N
2
O
5
, C
2
O, CO
2
, CH
3
, Ca
2
SO
4
, NaSO
4
, AlPO
4
,
NaNO
3
, Na
2
OH
VD5: Hoà tan 1,2 gam Mg bằng một lợng vừa đủ dung dịch HCl 2M
A. Viết phơng trình phản ứng
B. Tính thể tích khí thoát ra (ở đktc)
C. Tính thể tích dung dịch HCl đã tham gia phản ứng
D. Tính nồng độ mol của dung dịch thu đợc sau phản ứng (coi thể tích của dung
dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể so với thể tích của dung dịch HCl đã

dùng )
2: Hệ thống bài tập bao gồm cả bài tập định tính định lợng và
có thể cả bài tập thực nghiệm
Để đảm bảo hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản, tính sáng tạo thì
hệ thống bài tập đa vào cũng cần phải đảm bảo đủ các bài tập định tính, định l-
ợng và kể cả bài tập thực nghiệm. Có nh vậy mới thúc đẩy các em vận dụng
những kiến thức đã học một cách linh hoạt vào các dạng bài lý thuyết, tính toán
đảm bảo ở các mức độ phân hoá khác nhau và phù hợp với mọi đối tợng học
sinh. Đồng thời học sinh đợc rèn các kĩ năng làm quen với các dạng bài tập một
cách có hệ thống đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập ở những bài
tiếp theo.
VD trong bài luyện tập 2
Mục tiêu của bài : Học sinh đợc ôn tập về tính chất của đơn chất và hợp
chất, củng cố về cách lập CTHH, cách tính phân tử khối của chất. Củng cố bài
tập xác định hoá trị của một nguyên tố. Rèn luyện khả năng làm bài tập xác định
nguyên tố hoá học.Trên cơ sở đó những bài tập định tính có thể gồm các dạng
bài tập sau :
1/ Hãy chọn CTHH đúng trong các trờng hợp sau :
a. CTHH của phân tử axit sunfuric;
A. H2SO
4
B. H
2
sO
4
C. HSO
4
D. H
2
SO

4

b. CTHH của phân tử khí nitơ là :
A. 2N B. N2 C. N
2
D. N
9
c. CTHH của nhôm oxit
A. Al
2
O
3
B. Al
3
O
2
C. O
2
Al
3
D. AlO
3
2/ Lập CTHH của các chất sau
A. Natri và nhóm nitơrat(NO
3
)
B. Bari và nhóm sunfat (SO
4
)
C. Amoniac có thành phần gồm nitơ (hoá trị III) và H

3/ Lựa chọn ví dụ ở cột II cho phù hợp với các khái niệm ở cột I
Các khái niệm (I) Các ví dụ (II)
A. Nguyên tử
B. Hợp chất
C. Chất nguyên chất
D. Hỗn hợp
E. Phân tử
1. Nớc muối
2. Fe, O
2
, C
3. Nớc cất, muối ăn
4. Muối iốt, nớc cất
5. NaOH, NaCl, CO
2
6. S, Si, Ca
Bài tập định lợng gồm các bài tập sau:
1/ Tính khối lợng mol của các chất sau: Axitsunfuric (H
2
SO
4
), Natrinitrat
(NaNO
3
) cácbonđioxit (CO
2
)
2/ Hợp chất M có thành phần gồm các nguyên tố C, H, O . Trong đó tỉ lệ về số
nguyên tử của các nguyên tố C, H, O lần lợt là 1:2:1 . Hợp chất M có phân tử
khối là 60. Xác định CTHH của M

3/ Bài tập 4 SGK / 41 của bài luyện tập này
3. Hệ thống bài tập phải mang tính lôgic , đa dạng phù hợp mọi
đối tợng và phát huy tính sáng tạo của học sinh
Một tiết luyện tập có thành công hay không, có đảm bảo đợc mục tiêu của
bài không? có thu hút mọi đối tợng học sinh cùng tham gia hay không hoàn toàn
phụ thuộc vào cách thiết kế bài tập và tổ chức của giáo viên. Vì vậy hệ thống bài
tập cần đa ra dới nhiều hình thức phong phú. Sau đây tôi xin đa ra một số dạng
bài tập có thể đa vào trong một giờ luyện tập:
3.1. Dạng bài tập trắc nghiệm :
Bài tập trắc nghiệm là phơng pháp kiểm tra kiến thức một cách chính xác,
góp phần tích cực vào các hoạt động học tập của học sinh, nó giúp giáo viên phát
hiện những học sinh thông minh quyết đoán và những học sinh còn thiếu tự tin
để từ đó uốn nắn cho các em. Trong một phạm vi tiết luyện tập 45p để đảm bảo
đợc các mục tiêu của bài thì bài tập trắc nghiệm là hình thức bài tập tiết kiệm
thời gian nhất mà chứa đựng một phần không nhỏ trong nội dung kiến thức, kĩ
10
năng cần đạt đợc cho học sinh. Đồng thời bài tập trắc nghiệm là hình thức bài
tập phù hợp với mọi đối tợng học sinh nhất, có thể có những phần trong bài tập
thực nghiệm ở mức độ thấp và cũng có những phần mang tính chất suy luận,
phán đoán và tính toán ở mức độ cao hơn. Nh vậy sẽ thu hút đợc mọi đối tợng
học sinh cùng tham gia. Tuỳ theo nội dung của bài tập, đối tợng học sinh mà có
thể có những dạng bài tập trắc nghiệm khác nhau nh: Bài tập trắc nghiệm dạng
điền khuyết, bài tập trắc nghiệm dạng đúng sai, trắc nghiệm ghép đôi, trắc
nghiệm nhiều lựa chọn.
Một số VD nh phần trên
3.2. Bài tập tự luận :
Bài tập tự luận vẫn là phần trọng tâm chiếm phần lớn hệ thống bài tập
trong một giờ luyện tập. Thông qua nội dung bài tập tự luận học sinh đợc củng
cố các kiến thức và đặc biệt rèn đợc những kĩ năng giải bài tập hoá học, bài tập
tự luận có thể là: Bài tập thực hiện dãy biến hoá, các cặp chất tác dụng với nhau,

bài tập vận dụng giải thích một số vấn đề thực tế liên quan đến kiến thức đã học.
Bài tập tách chất điều chế chất, bài tập tính theo CTHH, bài tập tính theo phơng
trình hoá học, bài tập sử dụng cân bằng phơng trình và các bài tập tổng hợp khác.
3.3. Bài tập thực nghiệm :
Đây là nội dung bài tập mà hiện nay vẫn còn ít đa vào giờ luyện tập bởi vì
khi giải quyết bài tập thực nghiệm đòi hỏi học sinh ngoài việc phải nắm chắc
kiến thức và vận dụng kiến thức để giải quyết bài tập về phơng diện lý thuyết .
Không những thế các em còn phải thực hiện các thao tác thực hành thí nghiệm
để kiểm chứng lại kết quả của bài tập. Do vậy qua bài tập thực nghiệm còn rèn
cho học sinh các kĩ năng thực hành cơ bản, sự vận dụng kiến thức lý thuyết vào
thực tiễn góp phần tạo cho các em có thói quen làm việc, nghiên cứu khoa học
tính chính xác và tính thực tế. Dựa trên cơ sở mục tiêu bài học, bài tập thực
nghiệm có thể gồm những dạng bài sau: Bài tập thực nghiệm về điều chế các
chất trong phòng thí nghiệm, bài tập thực nghiệm nhận biết, bài tập thực nghiệm
pha chế dung dịch, bài tập thực nghiệm tách riêng chất bằng phơng pháp hoá
học, bài tập thực nghiệm về đo lờng. Tôi xin đa ra một số ví dụ:
Bài tập nhận biết
Hãy trình bày và tiến hành nhận biết dung dịch NaOH trong số các dung
dịch: NaCl, Na
2
SO
4,
,

NaOH, HNO
3

11
Hãy tiến hành nhận biết dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau bằng ph-
ơng pháp hoá học: BaCl

2
, HCl , H
2
SO
4
, NaOH
Bài tập tách chất
VD1: Hãy chọn phơng pháp thích hợp để tách các chất trong mỗi hỗn hợp
sau:
Hỗn hợp cần tách Phơng pháp thực hiện
1 . Muối ăn và nớc
2. Bột gạo và nớc
3. Bột đồng và bột sắt
A. Chng cất phân đoạn
B. Lọc
C. Lắng gạn
D. Kết tinh
E. Chiết
F. Từ tính

VD2: Hỗn hợp chất rắn nào dới đây có thể dễ tách riêng nhất bằng cách thêm n-
ớc vào rồi lọc:
A. Muối ăn và cát B. Muối ăn và đờng
C. Cát và mạt sắt D. Đờng và bột mì
Bài tập điều chế chất
VD3: Từ một số hoá chất sau : KNO
3
, Na
2
SO

4
, BaCl
2
, HCl và các dụng cụ cần
thiết, hãy lựa chọn và tiến hành điều chế BaSO
4
:
Bài tập pha chế dung dịch
VD4: Hãy trình bày và tiến hành pha chế 0,2 l dung dịch NaCl 1M
Một số VD dạng bài tập thực nghiệm khác
VD5: Cho một dung dịch NaCl bị mất nhãn, hãy xác định C% của dung dịch đó
bằng thực nghiệm
VD6: Hãy điều chế CuO từ 4 g CuSO
4
và NaOH từ kết quả thực nghiệm hãy tính
hiệu xuất phản ứng
B. Định hớng các phơng án để giải cho từng dạng bài tập trong ch-
ơng trình hoá học 8.
Giải bài tập hoá học là một quá trình phức tạp. Việc học sinh không giải đ-
ợc hoặc giải sai bài tập cha đủ cơ sở để kết luận họ không hiểu biết gì về kiến
thức và kĩ năng hoá học, mà do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do các
em cha nắm đợc phơng pháp tiến hành để giải 1 bài tập hoá học nói chung và
một bài tập hoá học ứng dụng kiến thức nói riêng. Các em không hiểu điều kiện
12
điều kiện của bài tập, không biết cần vận dụng kiến thức nào để giải bài tập,
không biết cách thực hiện cụ thể, tính toán sai vì quá yếu về kĩ năng toán học và
quá yếu về kĩ năng thực hành. Dó đó để hình thành và rèn luyện kĩ năng giải
BTHH nhằm nâng cao chất lợng, nắm vững kiến thức hoá học, một trong những
biện pháp là dạy học sinh phơng pháp tìm kiếm lời giải BTHH nói chung, giải
BT lý thuyết và bài tập thực nghiệm nói riêng từ mức độ cơ bản đến phân hoá.

Muốn vậy cần phải hớng dẫn học sinh để họ có thể nắm vững đợc phơng hớng
chung để giải BTHH. Trớc 1 bài tập nhằm vận dụng kiến thức, học sinh coi nh đ-
ợc trao một nhiệm vụ phải giải quyết một vấn đề nêu ra trong đầu bài, hoạt động
của học sinh nhất thiết phải trải qua các giai đoạn chủ yếu sau:
- Tìm hiểu đề bài: Xác định cái đã cho và cái cần tìm, hiểu ý nghĩa mở
rộng cái đã cho cái cần tìm, hiểu các thuật ngữ, kĩ năng mới quan trọng. Nếu là
bài tập định lợng cần phải tóm tắt đề bài rõ ràng, bằng cách sử dụng kí hiệu và
ngôn ngữ hoá học, đổi đơn vị nếu cần thiết.
- Xác định phơng hớng giải bài tập: Nhớ lại các khái niệm định luật, quy
tắc tính chất bài giải mẫu vv có liên quan. Từ đó tìm ra mối liên hệ giữa điều
kiện và yêu cầu trong bài tập. Đề ra các bớc thực hiện và huy động các kiến thức
kĩ năng vào để thực hiện.
-Trình bày lời giải: Thực hiện các bớc giải đã vạch ra.
- Kiểm tra kết quả; Sau khi thực hiện xong lời giải dù là bài tập lý thuyết định
lợng hay bài tập thực nghiệm cần phải kiểm tra lại: Trả lời đúng yêu cầu của bài cha?
đã sử dụng hết dữ kiện của bài cho cha? Có tính toán sai hay không?
Trên cơ sở định hớng phơng hớng giải chung ở trên chúng tôi xin đa ra một
số phơng hớng giải cụ thể ở một số dạng bài tập giúp các đồng chí tham khảo
trong việc hớng dẫn học sinh giải bài tập.
* Một số dạng bài tập định lợng cơ bản trong chơng trình hoá 8
1. Hớng dẫn học sinh giải bài tập tính theo CTHH
* Cách một : Dựa vào tỉ lệ số mol giữa nguyên tố và hợp chất
Bớc 1: Viết CTHH của hợp chất. Tính M (khối lợng mol)
Bớc 2 : Quy số gam (đầu bài cho ) về số mol
Bớc3: Lập quan hệ tỉ lệ về số mol. Tính số mol của nguyên tố và tính khối lợng
của nó: m =n . M
Bớc 4: Trả lời yêu cầu đề bài đặt ra ( hoặc %, hoặc là số gam của mỗi nguyên tố
trong hợp chất )
VD:Tính số gam của cacbon có trong 0,25 mol khí CO
2


13
Xác định hớng giải Trình bày lời giải
Bớc 1 : Viết CTHH của hợp chất
Tính M
Bớc 3: Lập quan hệ tỉ lệ mol, giữa nguyên
tố và hợp chất
Tính khối lợng cha biết
Bớc 4 : Trả lời
Khí cacbonic : CO
2
MCO
2
= 44 ĐVC
1 mol CO
2
chứa 1 mol C
0,25 mol CO
2
chứa 0,25 mol C
mC= 0,25 . 12 = 3g
Có 3 g C trong 11 g CO
2
* Hoặc cách 2:
Xác định hớng giải Trình bày lời giải
Bớc 1 : Viết CTHH của hợp chất
Bớc 2 : Tính khối lợng mol của hợp chất và
khối lợng của nguyên tố trong 1 mol chất
Bớc 3: Lập quan hệ với số liệu của đề bài
Tính x

Bớc 4 : Trả lời
Khí cacbonic : CO
2
MCO
2
= 44 ĐVC
1 mol CO
2
chứa 1 mol C
Hay: 44 g CO
2
có chứa 12g C
11 g CO
2
có chứa x g C
x= (11.12 ) : 44 = 3 g
Có 3 g C trong 11 g CO
2
2. Hớng dẫn học sinh giải bài tập tính theo PTHH
*Cách 1: Dựa vào tỉ lệ số mol
Bớc 1: Đổi ra số mol ( từ khối lợng hoặc thể tích đã cho trong đề bài)
Bớc 2: Viết PTHH
Tìm tỉ lệ số mol giữa chất cho và chất tìm
Bứơc 3; Lập quan hệ tỉ lệ giữa chất cho và chất tìm. Tính số mol chất cần tìm
Bớc 4: Tính ra đơn vị mà đề bài yêu cầu
VD: Tính thể tích H
2
tạo thành ở đktc khi cho 2,8 g Fe tác dụng với dung dịch
HCl d
Xác định hớng giải Trình bày lời giải

Bớc 1 : Đổi ra số mol Fe
Bớc 2 : Viết PTHH
Xác định tỉ lệ số mol giữa Fe và H
2

Bớc 3 : Tìm số mol H
2
theo đề bài
Bứoc 4 : Tính ra dữ liệu cần tìm theo
yêu cầu của đề bài
Bớc 5 : Trả lời
M
Fe
= 56g
n
Fe
= 2,8: 56 = 0,05 (mol)
Fe + 2HCl FeCL
2
+ H
2
1 mol 1 mol
0,05 mol 0,05 mol
V H
2
(đktc) = 0,05 . 22,4 = 1,12 l
Có 1,12 l H
2
tạo thành sau phản ứng
*Cách 2: Dựa vào tỉ lệ giữa các đại lợng của chất cho và chất tìm

Bớc 1: Viết PTHH, xác định tỉ lệ giữa chất cho và chất tìm theo PTHH
Có thể là tỉ lệ mol, tỉ lệ khối lợng, hoặc tỉ lệ thể tích (nếu là phân tử khí )
Bớc 2: Lập quan hệ tỉ lệ giữa các đại lợng theo đơn vị đề bài cho. Tìm đại lợng
cha biết x?
Bớc 3: Trả lời
3. Hớng dẫn học sinh giải bài tập xác định lợng chất còn d và khối l-
ợng sản phẩm.
14
Bớc 1: Tính số mol của mỗi chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm (theo dữ liệu
đầu bài cho)
Bớc 2: Viết PTHH
Bớc 3: So sánh tỉ lệ mol giữa 2 chất theo PTHH và tỉ lệ số mol lấy dùng thực tế,
tìm chất còn d và số mol còn d, suy ra khối lợng hoặc thể tích chất còn d.
Bớc 4: Tính khối lợng sản phẩm theo số mol chất đã tham gia phản ứng hết
VD: Rót 20 g dung dịch H
2
SO
4
49% vào 100 ml dung dịch BaCl
2
0,5 M
Sau phản ứng còn d chất nào ? Khối lợng là bao nhiêu gam ?
Bớc 1: Tính số mol của mỗi chất tham gia phản ứng
n H
2
SO
4
= 20.49: 100. 98 = 0,1(mol) ; n BaCl
2
= 0,1.0,5 = 0,05 (mol)

Bớc 2: Viết PTHH : H
2
SO
4
+ BaCl
2
BaSO
4
(r) + 2HCl
Bớc 3: Xét tỉ lệ mol giữa 2 chất theo PTHH và theo bài ra
theo PT : n H
2
SO
4
: n BaCl
2
= 1 mol : 1mol
Bài ra : = 0,1 mol : 0,05 mol
= 2 mol : 1 mol
Tìm chất d - H
2
SO
4
Bớc 4: Tính khối lợng sản phẩm theo số mol chất đã tham gia phản ứng hết
Tính m BaSO
4
theo n BaCl
2

C. Đổi mới trong khâu soạn bài lên lớp, kiểm tra đánh giá

C.1: Đổi mới trong khâu soạn bài
Để thiết kế đợc một giờ luyện tập thành công, đạt đợc các mục tiêu đề ra thì
khâu soạn bài là rất quan trọng và công phu đối với ngời giáo viên. Theo tôi khi
soạn bài giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:
1. Xác định mục tiêu cần đạt đợc của tiết luyện tập: Về kiến thức, kĩ năng,
thái độ.
2. Căn cứ vào tình hình học tập của học sinh để định hớng ra các phơng
pháp và hình thức tổ chức dạy học cho hợp lý đảm bảo phù hợp với thời gian của
tiết học, phù hợp với mọi đối tợng học sinh và phát huy đợc tính tích cực của các
em.
3. Trên cơ sở mục tiêu và hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên lựa chọn
thiết kế hệ thống bài tập hoá học cho hợp lý.
4. Dự kiến các tính huống có thể xảy ra, các sơ đồ định hớng học sinh giải
bài tập hoá học.
5 Chuẩn bị các phơng tiện dạy học đồ dùng dụng cụ hoá chất để phục vụ
cho bài học.
C.2: Đổi mới trong khâu lên lớp
15
- Một trong những yếu tố hết sức quan trọng quy định sự thành công của tiết
luyện tập là các hình thức tổ chức học sinh học tập trên lớp.
- Học sinh có thực sự tham gia vào các bài luyện tập hay không có thu hút đ-
ợc mọi đối tợng cùng tham gia hay không có phát huy đợc tính tích cực chủ
động và đạt đợc những mục tiêu của tiết học hay không phụ thuộc rất nhiều vào
cách tổ chức của giáo viên, các hình thức khai thác, giải quyết các bài tập đa ra
cần phải đợc thay đổi cho hợp lý với các đối tợng học sinh với nội dung của từng
bài tập, ở đây chúng tôi xin đa ra một số hình thức tổ chức học tập của học sinh
do giáo viên thiết kế nh sau:
a. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh
- Thông thờng trong một tiết luyện tập có thể sử dụng nhiều hình thức dạy
học thông qua hoạt động của học sinh. Song hai hình thức học tập sau đây thờng

đợc sử dụng nhiều nhất đó là:
1. Hình thức học tập cá nhân .
- Đây là hình thức học tập cơ bản nhất vì nó tạo điều kiện cho mỗi học sinh
trong lớp đợc tự nghe, tự làm việc một cách tích cực nhằm đạt kết quả cao. Học
sinh phải vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết bài tập một cách
nhanh chóng và chính xác. Đồng thời hình thức này thu hút, tạo điều kiện để học
sinh tìm ra các tình huống hấp dẫn để chống sự thụ động của học sinh, hơn nữa
qua đây học sinh bộc lộ khả năng tự học của mỗi ngời.
- Các bớc tiến hành hình thức này tôi làm nh sau:
Bớc 1: Giáo viên nêu rõ vấn đề, xác định nhiệm vụ chung cho cả lớp và hớng dẫn
gợi ý học sinh làm việc (kiểm tra bài cũ, chữa bài tập ).
Bớc 2: Học sinh làm vệc cá nhân (trả lời câu hỏi của giáo viên hoặc làm bài tập
vào vở bài tập, phiếu học tập) trong một thời gian nhất định.
Bớc 3: Giáo viên cho một vài em báo cáo kết quả, các học sinh khác nhận xét,
góp ý hoặc đổi tráo bài cho nhau để kiểm tra.
Bớc 4: Giáo viên cùng với học sinh nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
- Yêu cầu:
* Đối với thầy:
+ Trong qúa trình học sinh làm việc giáo viên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở.
+ Thờng xuyên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả hoặc nhận xét bổ sung.
+ Thu phiếu học tập kiểm tra đánh gía rút kinh nghiệm.
* Đối với trò
+ Phải độc lập tự giác học tập nghiêm túc.
16
+ Huy động đợc kiến thức đã học kinh nghiệm của bản thân vào việc xử lý yêu
cầu của thầy.
2. Hình thức học theo nhóm
- Khi gặp những bài tập, những câu hỏi hoặc những vấn đề khó, phức tạp mà
hoạt động cá nhân khó có thể hoàn thành đợc, trong những trờng hợp đó cần tổ
chức cho học sinh học tập theo nhóm.

-Yêu cầu
* Đối với thầy :
+ Nêu vấn đề cho học sinh thảo luận về một bài tập hoặc một chủ đề nào đó có
khống chế thời gian.
+ Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Gợi ý cho học sinh thảo luận, điều khiển thảo luận.
+ Tổng kết và chuẩn xác kiến thức.
*Đối với trò :
+Theo sự phân công của nhóm trởng từng cá nhân làm việc độc lập.
+ Trao đổi thảo luận trong nhóm và hoàn thành lời giải của nhóm vào bảng,
phiếu học tập, giấy trong theo yêu cầu của giáo viên.
+ Cử ngời trình bày kết quả phần thảo luận nhóm.
+ Các nhóm khác theo dõi nhận xét , bổ sung.
3. Luyện tập dới hình thức trò chơi:
- Để thay đổi không khí học tập và cuốn hút mọi đối tợng học sinh thì tổ chức
học dới hình thức trò chơi rất quan trọng và có hiệu quả cao, nó kích thích tính
tích cực, chủ động, tính nhanh nhẹn, nhạy bén của học sinh đợc phát huy cao độ.
Do đó đây là một hình thức rất cần đợc quan tâm và giáo viên nên dành thời
gian, đầu t thiết kế trong một giờ luyện tập.
- Hình thức trò chơi có thể là :
+Thi đua giữa các nhóm cùng hoàn thành một phần bài tập nào đó mà giáo
viên giao cho trong một thời gian nhất định. Nếu nhóm nào hoàn thành phần
kiến thức đó nhanh chính xác nhóm đó thắng tính điểm cao
VD: Cùng hoàn thành sơ đồ câm về tính chất của một chất hay một số chất đã
học, cùng thực hiện viết một số phơng trình phản ứng thể hiện tính chất các chất
nào đó đã học.
+ Tham gia trò chơi cùng giải một ô chữ hàng dọc nào đó mà để giải ra nó
phải tìm ra các ô chữ hành ngang và đó là đáp án của một số câu hỏi hoặc bài tập
có liên quan đến một số khái niệm hay tính chất nào đó cần củng cố.
17

+ Tham gia hình thức trò chơi hái hoa mà để có đợc bông hoa đó phải trải
qua việc trả lời đúng một số câu hỏi hoặc bài tập mà giáo viên đa ra (hình thức
trò chơi đợc phát huy cao độ khi dạy bằng giáo án điện tử )
b. H ớng dẫn học sinh khai thác một đề toán:
- Để có đợc hớng giải của một bài toán, học sinh cần phải biết móc xích các
mối quan hệ từ các dữ kiện giả thiết đến các yêu cầu mà bài tập đề ra. Vì vậy để
chủ động trong việc tìm hiểu đề bài và thiết lập đợc phơng hớng giải, giáo viên
không chỉ cung cấp cho học sinh sẵn các bớc giải của một bài toán vì nh thế sẽ
làm cho học sinh mất tính chủ động, tính sáng tạo và khó phát hiện đợc năng lực
của từng ngời. Các em sẽ áp dụng một cách máy móc làm một bài tập mà không
tìm hiểu tại sao lại đi theo hớng này? liệu còn hớng giải nào khác? Hay bài tập
có biến đổi đi một chút với bài luyện tập mẫu đó, học sinh sẽ không làm đợc. Do
vậy nhất thiết trớc một bài tập giáo viên cần phải hớng dẫn học sinh xác định h-
ớng đi bắt đầu từ sơ đồ định hớng ngợc sau đó mới xây dựng thành sơ đồ định h-
ớng xuôi. Sở dĩ tôi gọi là sơ đồ định hớng ngợc vì từ những dữ kiện bài yêu cầu,
học sinh sẽ phải nhớ lại các công thức, những phần kiến thức để hoàn thành yêu
cầu đó rồi móc xích đến các dữ kiện giả thiết .
Tôi xin đa ra một VD sau :
Bài tập 4 / 79 : Bài luyện tập 4
Có phơng trình hoá học :
CaCO
3
+ 2HCl CaCl
2
+ CO
2
+ H
2
O
Canxi cacbonat axit clohiđric canxi clorua khí cacbonic nớc

A . Tính khối lợng canxi clorua thu đợc khi cho 10 g canxi cacbonat tác dụng
với axit clohiđric d
Trớc tiên tôi hớng dẫn học sinh sẽ phải tóm tắt đợc đầu bài:
Biết:
m CaCO
3
= 10g
PTHH CaCO
3
+ 2HCl CaCl
2
+ CO
2
+ H
2
O
Canxi cacbonat axit clohiđric canxi clorua khí cacbonic nớc
_______________________________________________________________
Tính m CaCl
2
=?
Tôi lần lợt đặt các câu hỏi để đa ra sơ đồ hớng giải

m CaCO
3

18
PTHH n CaCO
3
=? n CaCO

3
= mCaCO
3
: M CaCO
3
n CaCl
2
=?

Tính m CaCl
2
=? mCaCl
2
= n CaCl
2
.M CaCl
2

Từ sơ đồ định hớng ngợc trên để giải bài tập thì học sinh phải đi theo hớng ngợc
lại theo mũi tên đi xuống.
c. Đổi mới cách kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Nếu nh giải pháp thứ nhất là bớc chuẩn bị, giải pháp thứ hai là tổ chức thực
hiện thì giải pháp thứ ba là nghiệm thu kết quả của thầy và trò trong một tiết
luyện tập. Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải dựa
trên những mục tiêu cụ thể mà bộ môn đã đề ra ở từng chơng, từng phần.
1. Những câu hỏi phải bảo đảm kiểm tra đợc toàn diện về các mặt kiến thức,
kĩ năng và t duy của học sinh, đồng thời phải chú ý đến tính phổ thông đại trà
và phân loại trình độ học sinh. Khi kiểm tra đánh giá cần chú ý .
* Về kiến thức:
Đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh theo ba mức độ :

1. Nhận biết : ghi nhớ tái hiện kiến thức
2. Hiểu : Để giải thích, để phân tích và chứng minh
3.Vận dụng : Vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán có tính thực tiễn
* Về kĩ năng:
1. Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tợng trong thực tế, kĩ năng giải
bài tập hoá học.
2. Kĩ năng tính toán và thực hành thí nghiệm
* Thái độ:
Bình tĩnh, tự tin, thận trọng, nghiêm túc trong quá trình làm bài tập, hoặc trả
lời câu hỏi.
2. Hình thức kiểm tra - đánh giá:
*Tiến hành đầu giờ hoặc trong quá trình giảng dạy, tổ chức kiểm tra theo
hình thức mở rộng giao tiếp:Thầy - Trò hoặc Trò- Trò
Kiểm tra hoặc trắc nghiệm

Kiểm tra giấy
Kiểm tra bằng cách hái hoa dân chủ .
19
* Nâng cao chất lợng các câu hỏi kiểm tra trong tiết học và đề kiểm tra tăng
tỉ lệ các câu hỏi yêu cầu t duy tích cực, sáng tạo, chú trọng nhận xét sửa chữa các
câu trả lời của học sinh.
*Để kiểm tra theo hình thức tự luận với các câu hỏi mở (yêu cầu học sinh
phải phân tích, chứng minh) hoặc trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp các hình
thức trên .
-Các câu hỏi kiểm tra đánh giá cần tạo điều kiện để học sinh bộc lộ đợc năng
lực của bản thân .
-Cách đánh giá không chỉ qua điểm kiểm tra đầu giờ, kiểm tra củng cố bằng
câu hỏi miệng, bằng viết, bằng câu hỏi trắc nghiệm mà còn phải quan tâm tới
đánh giá hoạt động học tập của học sinh trong suốt tiến trình của tiết học và kết
quả học tập bộ môn. Giờ luyện tập hoá trong quá trình kiểm tra đánh giá đề phù

hợp với đối tợng học sinh, chúng tôi thờng sử dụng thể loại luyện tập củng cố
nhận dạng kiến thức dành cho học sinh trung bình -yếu - kém, thể loại luyện tập
tổng hợp thờng dành cho học sinh trung bình - khá trở lên. Thực hiện nh vậy sẽ
động viên khuyến khích học sinh trong quá trình học tập.
-Nếu học sinh hiểu sai hoặc mắc sai lầm khi tính toán thì giáo viên phải sửa
chữa triệt để.
IV. Kết quả:
Khi triển khai chuyên đề này chúng tôi đã thực hiện bằng nhiều tiết luyện
tập ở các khối lớp 8, các tiết luyện tập đều áp dụng các giảp pháp trên. Chúng tôi
đều nhận thấy đợc một số vấn đề đáng phấn khởi sau:
Học sinh :
- Các em rất hứng thú trong học tập, kể cả những học sinh học cha tốt bộ
môn hoá. Tạo cho các em có niềm tin vào năng lực của chính mình. Không khí
lớp học sôi nổi .
- Bớc đầu đã xây dựng cho học sinh phong cách say sa tìm tòi, khám phá
những điều mới, điều hay qua từng bài tập các em đã thực sự đợc hởng niềm vui
khi chính bản thân mình hoặc bạn bè mình tìm ra những lời giải hoặc đáp án
đúng và hay.
-Các kĩ năng cơ bản nh: Kĩ năng viết phơng trình hoá học, kĩ năng vận dụng
kiến thức và giải thích một số hiện tợng trong cuộc sống vào giải các bài tập toán
cụ thể, kĩ năng thực hành đợc nâng lên ở mức độ sâu sắc hơn.
- Rèn luyện cho các em chú ý không chịu lùi bớc trớc khó khăn, chán nản
trớc bài tập khó.
20
Giáo viên :
- Góp phần nâng cao nhận thức về đổi mới phơng pháp dạy học cho đội ngũ
giáo viên trong nhóm và đồng nghiệp .
- Nâng cao chất lợng của một giờ luyện tập đáng kể, góp phần trong việc
trau dồi về phơng pháp và chuyên môn ngày càng tốt hơn.
Lớp Sĩ số

Điểm
1,2,3,4
Điểm
5,6
Điểm
7,8
Điểm
9, 10
Lớp 8B
Dạy áp dụng theo chuyên đề
33
6HS
18,2 %
7HS
21,2 %
10HS
30,3 %
10HS
30,3 %
Lớp 8C
Dạy không áp dụng theo chuyên đề
39
10HS
25,7%
11HS
28,2%
13HS
33,3%
5HS
12,8%

Trong quá trình thực hiện chuyên đề nhóm hoá chúng tôi cũng đã từng bớc
thực nghiệm từ thảo luận thống nhất bài soạn đến tiết dạy trên lớp cụ thể :
Môn hoá học lớp 8 :
+ Tháng 10 /2007
Tiết 11 Bài luyện tập 1 : Giáo viên lên lớp : Bùi thị Phợng
Tiết 15 Bài luyện tập 2 : Giáo viên lên lớp : Lơng thị Di
+Tháng 11+12/ 2007
Tiết 24 : Bài luyện tập 3 : Giáo viên lên lớp : Trần thị Năng
Tiết 28 : Bài luyện tập 4 : Giáo viên lên lớp : Bùi thị Phợng
Phần III. Kết luận
1. Những đánh giá cơ bản
Qua chuyên đề này tôi rút ra một số vấn đề cơ bản sau
+ Giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu của một bài dạy, nghiên cứu kĩ nội
dung kiến thức, bài tập trong SGK và một số sách tham khảo phục vụ cho bài
dạy để có đợc nội dung và hình thức dạy học hợp lý.
+ Cần chú ý tới đối tợng học sinh để từ đó có những bài tập và phơng pháp
thiết thực phù hợp với mọi đối tợng.
+ Cần dự đoán các tình huống có thể xảy ra và các giải pháp để khắc phục.
Lên kế hoạch các phơng án hớng dẫn học sinh tìm ra phơng hớng giải cho từng
dạng bài tập . Đây là một khâu hết sức quan trọng.
+ Chuẩn bị các đồ dùng dạy học cần thiết, các thí nghiệm dụng cụ hoá chất
+ Cần dự kiến thời gian cho từng phần cụ thể, phân định rõ hoạt động của
giáo viên và học sinh.
Trên đây là nội dung của chuyên đề mà tôi đã thực hiện và báo cáo. Với thời
gian có hạn tôi xin đợc đóng góp một số những kinh nghiệm và suy nghĩ của
21
mình trong quá trình giảng dạy và từ khi thực hiện chuyên đề. Tôi rất mong nhận
đợc sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để việc giảng dạy của chúng ta trong
thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trờng, tổ chuyên môn đã tạo

mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện chuyên đề trên.
Phần IV: Tài liệu tham khảo
1. SGK Hoá 8 , SGV Hoá 8, Một số bài tập trắc nghiệm và tự luận Hoá 8
2. Tài liệu bồi dỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 8
3. Tài liệu cơ sở lý luận của việc đổi mới phơng pháp dạy học hoá học
22

×