Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CÂY THANH LONG VÀ NGUYÊN TỐ KHOÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.15 KB, 6 trang )


NHÓM 16: CÂY THANH LONG
ĐỀ TÀI 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NGUYÊN TỐ KHOÁNG LÊN MỘT
ĐỐI TƯỢNG THỰC VẬT



1. Đỗ Kim Anh 1315002
2. Lê Lan Anh 1315003
3. Lê Thị Vân Anh 1315005
4. Nguyễn Châu Anh 1315006
5. Nguyễn Thị Ngọc Anh 1315009
6. Diệp Lê Ngọc Điệp 1315099
7. Nguyễn Thị Giang 1315107
8. Võ Thị Ngọc Hà 1315115
9. Mai Khánh Hòa 1315164
10. Lê Thị Cẩm Lệ 1315219
11. Trần Thị Vĩ Mỹ 1315276
12. Nguyễn Kim Ngân 1315289
13. Đặng Thị Bích Ngọc 1315300
14. Lê Bảo Ngọc 1315303
15. Huỳnh Thị Nguyệt 13153202

 DANH SÁCH:
I . Giới thiệu
Thanh Long có tên tiếng anh là pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng( cactaceae)
thuộc nhóm cây nhiệt đới khô, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuôc Mehico và Colombia. Trên thế
giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được phát hiện trong những năm gần đây.
Thanh Long được người Pháp du nhập vào Việt Nam cách đậy trên 100 năm, trước đây Thanh Long chỉ
được trồng cho vua và các gia đình quý tộc dùng, được trồng chủ yếu ở Bình Thuận( Phan Thiết), Ninh
Thuận, Buôn Ma Thuột, Long An.


Quả Thanh Long có 3 loại tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá. Chúng có tên gọi khoa học
như sau:
+ Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ
+ Hylocereus polyrhizus thuộc chi hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ
+ Hylocereus megalanthus, trước đây được coi là thuộc chi selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng.
II. Ảnh hưởng các nguyên tố khoáng trên cây thanh long

1. Chất cải thiện đất:

Sau những đợt thu hoach trái nghịch mùa phần lớn các vườn thanh long ở Hàm Thuận Bắc và Hàm
Thuận Nam Tỉnh Bình Thuận xảy ra hiện tượng teo tóp dây cây kém phát triển. Các vùng đất trồng
thanh long ở Bình Thuận có độ pH thấp. Bón mùn, phân chuồng và phân ủ là các chất cải thiện (cấu
trúc) đất. Các chất cải thiện đất có bản chất “khoáng”, như Ca hay Mg, có tác dụng điều chỉnh tính
acid của đất và làm thay đổi trạn thái của các phân tử keo (sét):
Sét
2n-
+ nCa
2+
<-> Sét.nCa
Khi tích điện, các phân tử keo (sét
2n-
) có khuynh hướng đẩy nhau, tạo nên hệ thống keo phân tán (rễ
khó trao đổi khí và nước); ngược lại khi ở trạng thái trung tính (sét.nCa), các phân tử keo ngưng kết,
dịch keo trở nên một thứ xi măng bao giữ chặt các hạt rắn của đất, tạo nên những hạt kêt, làm tăng
tính xốp của đất.

2. Hai giai đoạn bón phân:

Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Ngày nay, các nhà khoa học đã xác
định được rằng trong thành phần của cây trồng có mặt hầu hết các chất hóa học tự nhiên (khoảng 92

nguyên tố), nhưng chỉ có 16 nguyên tố thiết yếu với cây trồng, trong đó có 13 nguyên tố khoáng. Những
nguyên tố được coi là thiết yếu với cây trồng phải đáp ứng 3 tiêu chuẩn:
+ Nếu thiếu hụt nguyên tố đó thì cây trồng sinh trưởng và phát triển không bình thường.
+ Triệu chứng thiếu hụt nguyên tố đó có thể được ngăn ngừa hoặc khắc phục nếu chỉ bón nguyến
tố đó cho cây.
+ Nguyên tố đó phải tồn tại được trực tiếp trong dung dịch dinh dưỡng của cây trồng và thể hiện
hiệu quả trong một số điều kiện sinh học và hóa học ở trong đất hoặc trồng điều kiện trồng trọt
bình thường.
Như vậy, cây thanh long cũng không ngoại trừ, nó cũng cần tối thiếu 13 nguyên tố khoáng. Nhưng với
đặc điểm sinh trưởng khác nhau mà liều lượng, cũng như từng giai đoạn phát triển của cây trồng mà cây
cần những nguyên tố khác nhau. Thông thường người nông dân sẽ chia làm 2 giai đoạn là : thời kỳ kiến
thiết căn bản, và thời kỳ kinh doanh.
a. Thời kì kiến thiết:
Được tính từ khi trồng mới đến khi cây được 2 năm tuổi. Thời kỳ này cây cần được ra rễ sớm, phát triển
bộ rễ tốt, làm cơ sở cho việc huy động dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng nhanh khỏe, sớm bước vào thời
kỳ kinh doanh. Thời kỳ KTCB cần có tỷ lệ đạm và lân cao, kali trung bình hoặc thấp, vì lúc này cây chỉ
sinh trưởng thân cành và bộ rễ mà chưa cho quả.
i. Đạm:
Phân đạm là những phân bón có chứa nguyên tố dinh dưỡng nitơ (N), được gọi là đạm. Phân đạm gồm
có các dạng phân đạm chính như Urea, sulfate amôn (đạm SA), chlorua amôn, Nitrate amôn.
Tác dụng của phân đạm được thể hiện qua vai trò của Nitơ đối với cây trồng. Trong cây, Nitơ chiếm
khoảng 1 – 3% chất khô. Nitơ tham gia thành phần các axit amin, các hợp chất protein. Nitơ chứa nhiều
trong các bộ phận non của cây. Nitơ thúc đẩy quá trình hình thành cành . Thời kỳ non đạm chứa nhiều
nhất và cũng là giai đoạn yêu cầu nhiều về N của cây.
ii. Lân:
Chức năng của P, như là thành phần cấu trúc phân tử đa lượng, thì nổi bật trong acid nhân (acid
nucleic), nó là đơn vịcủa phân tửADN, là một chất mang các thông tin di truyền và như là phân tử
RNA, có nhiệm vụ chuyển mã thông tin di truyền. Trong cả hai DNA và RNA, phosphate hình thành
cầu nối giữa các đơn vị ribonucleoside để hình thành các phân tử đa lượng.
iii. Kali:

Ngoài chức năng K là làm ổn định và điều hòa tính thẩm thấu, kali cần thiết để kích hoạt các enzyme
và cho tiến trình vận chuyển ở màng.
- Sự kích hoạt enzyme: Trên 50 enzyme, hoặc chúng lệ thuộc một cách hoàn toàn vào K
+
hoặc
được kích thích bởi K
+
(Suelter, 1970). Kali và các cation hóa trị 1 khác kích hoạt enzyme
bằng cách gây ra sự thay đổi hình thể cấu tạo của protein trong enzyme. Nhìn chung, sự thay
đổi hình thể cấu tạo của enzyme do K
+
gây ra làm gia tăng tốc độ phản ứng xúc tác (Evans và
Wildes, 1971). Sự thay đổi biến dưỡng carbohydrate có liên quan tới nhu cầu cần nhiều K
+

của những enzyme điều hòa nào đó, đặc biệt là enzyme pyruvate kinase và 6-
phosphofructokinase (Läuchli và Pflüger, 1978). Hoạt tính của enzyme tổng hợp tinh bột phụ
thuộc nhiều vào các cation hóa trị 1, trong đó phụ thuộc nhiều nhất vào K
+
. Enzyme xúc tác
sự vận chuyển glucose tới các phân tử tinh bột:
ADP-Glucose + tinh bột  ADP + glocosyl-tinh bột
- Quang tổng hợp: K
+
ảnh hưởng tới quang hợp ở nhiều mức độ khác nhau. Läuchli và Pflüger
(1978) nhấn mạnh vai trò chủ yếu của K
+
như là ion đối lập với dòng vận chuyển H
+
(kích

thích bởi ánh sáng) đi ngang qua màng thylakoid và tạo ra nồng độ gradient pH ở màng cần
thiết để tổng hợp ATP (quang phosphoryl hóa).
- Điều hòa thẩm thấu:
 Sự giản nỡ tế bào: sự giãn nở tếbào bao gồm sự hình thành không bào lớn ở trung tâm,
chiếm khoảng 80-90% thể tích tếbào. Hai yêu cầu chủ ếu làmgiãn nở tếbào: sự dãn nở
vách tế bào do IAA
1
(auxin) và sự tích lũy chất tan để tạo ra tiềm năng thẩm thấu bên
trong. Sự giãn nở tế bào là hậu quả của sự tích lũy K
+
trong tế bào, để ổn định pH trong
tế bào chất và gia tăng tiềm năng thẩm thấu trong không bào. Thúc đẩy vươn dài thân
bằng gibberellic acid (GA) phụ thuộc vào mức độ cung cấp K. Kali và GA hoạt động
hiệp lực nhau cho thấy tốc độ kéo dài đạt cao nhất khi có sự hiện diện của cả hai.
 Hoạt động của khẩu: K
+
có vai trò chủ yếu làm thay đổi sức trương của tế bào khẩu để
đóng mở khẩu. Nồng độ K
+
gia tăng trong tế bào khẩu làm tăng sự hút nước từ các tế
bào lân cận và tăng sức trương tương ứng trong tế bào khẩu, vì vậy làm cho khí khẩu
mở ra.
b. Thời kì kinh doanh:
i. Gai đoạn phục hồi sau khai thác vụ trước:
N, P cao để phục hồi cành rễ
ii. Giai đoạn trước ra hoa:
Giảm N, tăng P và K, bổ sung B, Ca, Zn để ra mầm và nụ hoa
a) Zn:
Kẽm hoạt động như là thành phần kim loại của enzyme hoặc cofactor của nhiều enzyme (vềcấu trúc,
chức năng hoặc điều hòa). Vì vậy khi thiếu Zn làm thay đổi quá trình biến dưỡng và quá trình này rất

phức tạp.
- Các ezyme chứa Zn: Ít nhất có 4 enzyme chứa Zn: alcohol dehydrogenase, Cu-Zn superoxide
dismutase, carbonic anhydrase, và RNA polymerase.
- Sự kích hoạt enzyme: Kẽm cần thiết cho hoạt tính của nhiều enzyme khác nhau như
dehydrogenase, aldolase, isomerase,transphosphorylase, RNA và DNA polymerase. Vì vậy,
rõ ràng thiếu Zn liên quan tới làm giảm sự biến dưỡng carbohydrate và sự tổng hợp protein.
- Tryptophan và sự tổnghợp IAA: theo Skoog (1940) thì hàm lượng auxin ởcác đỉnh chồi của
cây thiếu Zn cực kỳ thấp.Hơn nữa, mức độ auxin bị giảm trước khi xuất hiện triệu chứng
thiếu; và sau khi cung cấp Zn trở lại thì mức độ auxin lại gia tăng nhanh chóng trước khi sinh
trưởng được phục hồi (Tsui, 1948). Mức độ auxin thấp ở cây thiếu Zn có thể là do hoạt tính
của IAA oxidase cao (Skoog, 1940). Hầu hết các thí nghiệm đều cho thấy Zn cần thiết cho sự
tổng hợp tryptophan, nó là tiền chất để tổng hợp IAA.


1
acid-3- indolaxetic, IAA và các dẫn xuất của nó thường được gọi là auxin hay hormon sinh trưởng. IAA hoạt hóa sự
phân bào, sinh trưởng kéo dài, cần cho sự tạo hệ mạch dẫn và ra rễ, tăng sinh ở quả…
Ở đất có Zn hữu dụng thấp, bón nhiều phân P có thể gây ra sự thiếu Zn và làm gia tăng nhu cầu Zn
của cây. Một vài kết quả thí nghiệm cho thấy có tương tác giữa Zn và P trong cây, bao gồm ức chế
chuyển vị Zn từ rễ tới chồi (Burleson và Page, 1967; Trier và Bergmann, 1974) và làm “bất hoạt sinh
lý” của Zn ở trong chồi (Boawn và Brown, 1968). Điều này dựa trên: triệu chứng thiếu Zn có liên
quan với tỷ lệ P/Zn, hơn là với nồng độ Zn ở chồi. (Millikan, 1963; Boawn và Brown, 1968).
b. Canxi:
Phần lớn hoạt động của Ca có liên quan đến là khả năng liên kết của nó, và nhờ đó nó cung cấp một
nối kết ổn định nhưng có thể đảo ngược ởvách tế bào và ở màng nguyên sinh chất. Calcium là một
dưỡng khoáng không độc, mặc dù ở nồng độ cao, và giải độc rất hiệu quả khi cây bị ngộ độc bởi các
nguyên tố khoáng khác ở nồng độ cao.
- Tính ổn định vách tế bào: Sự phân bố điển hình của Ca
2+
trong tế bào ở các mô giãn nở hoàn

toàn được trình bày ở vách tế bào có hai vùng riêng biệt có hàm lượng Ca
2+
cao: ở vùng middle
lamella và vùng ở bề mặt bên ngoài của màng nguyên sinh chất. Trong hai vùng, Ca
2+
có chức
năng cấu trúc quan trọng gọi là: điều hòa tính thấm màng và làm vững chắc vách tế bào.
- Sự giản nở tế bào: Khi không cung cấp Ca
2+
từ bên ngoài, chiều dài rễ ngừng phát triển trong
vài giờ. Ảnh hưởng này được giải thích do Ca
2+
có chức năng làm cân bằng lại với nồng độ
cao của các ion khác gây ảnh hưởng thiệt hại màng nguyên sinh chất. Mặc dù Ca cũng có liên
quan đến sự phân chia tế bào (Burström, 1968; Schmit, 1981), rễ ngừng sinh trưởng khi không
được cung cấp Ca
2+
từ bên ngoài là do ức chế sự giãn nở của tế bào. Vai trò của Ca
2+
trong sự
giãn nở tế bào thì chưa rõ; tuy nhiên cho thấy Ca
2+
cần cho sự liên kết các hợp chất vào trong
vách tế bào (Reiss và Herth, 1979).
- Tính ổn định màng và điều chỉnh enzyme: Calcium ổn định màng tế bào bằng cách nối
phosphate với các nhóm carboxylate của phospholipid (Caldwell và Haug, 1981) và protein,
xảy ra phần lớn 146 ở bề mặt màng (Legge et al., 1982). Có thể có sự trao đổi qua lại giữa
Ca
2+
với các cation khác ở các vị trí liên kết này (như K+, Na+, hoặc H+), mặc dù các cation

nầy không thể thay thế Ca
2+
trong tính ổn định màng; ngay cả cation Mg
2+
cũng không thể
thay thế Ca
2+
(Van Steveninck, 1965).
c. Bo:
- Sự kéo dài tế bào: Bohnsack và Albert (1977), thừa nhận rằng sự tích lũy IAA ở mức cận tối
hảo ở đỉnh rễ thiếu B làm giảm sự kéo dài rễ và sau đó kích thích sựu tổng hợp IAA oxidase
- Sự biến dưỡng carbohydrat và protein: sự tổng hợp chất của vách tế bào và sự vận chuyển
đường
- Tính thấm của màng
- Sự nảy mầm của hạt phấn và phát triển của ống phấn
iii. Giai đoạn nuôi nụ nuôi trái:
N, K cao hơn P, bổ sung điều hòa tăng trưởng GA
3

3. Cây hấp thu dinh dưỡng dưới dạng


( Bảng thống kê trong slide)

4. Qui trình bón phân các hãng phân bón
trên thị trường

a) Phân hữu cơ vi sinh Huy Hoàng:
 Thành phần:
- Hữu cơ : 22%.

- Axit humid : 2.5%.
- N-P2O5-K2O5 : 2.5-0.5-0.5.
 Qui trình:
 Đối với vườn Thanh Long phát triển bình thường:
- Bón sau khi chong đèn nụ ra bằng nút áo, bà con nên xem số lượng trái đậu trên dây mà
quyết định số lượng bón phân.
- Từ 40 trái (khoảng 20kg) bón 2-3kg/gốc.
- Từ trên 40 trái (khoảng 25kg-30kg) bón 3-4kg/gốc.
 Đối với vườn Thanh Long bị khai thác suy nhược hoặc ngập úng:
- Bón 4-5kg/gốc. Nên bón trước 20 ngày để cây phục hồi rồi mới mắc bóng chong đèn. Khi
ra nụ bằng nút áo, nên bón thêm từ 1-2kg/gốc để đảm bảo hàm lượng hữu cơ và SILICA
trong thời điểm phục hồi dây và nuôi trái cho 1 lần chong đèn.

b) Phân hữu cơ sinh học Phú Nông:
 Thanh long kiến thiết cơ bản:
 Bón lót: với cây thanh long, việc bón lót rất quan trọng và cần thiết. Trước khi trồng cần đào
hố có kích thước thích hợp (60 x 60 x 60cm), bón cho mỗi hố 15-20kg phân hữu cơ + 3- 4
kg phân Hữu cơ Sinh Học Phú Nông (hoặc 2-3 kg phân Hữu cơ Khoáng Phú Nông). Số phân
bón này cần trộn đều với lớp đất mặt, lấp đầy hố trước trồng.
 Bón thúc: dùng phân Hữu Cơ khoáng với lượng 4-5 kg/trụ cho năm thứ nhất và5-6kg/trụ cho
năm thứ 2. Trong đó chia ra làm nhiều lần bón, thúc lần đầu sau trồng 15-20 ngày, sau đó cứ
3-4 tháng bón thúc một lần kết hợp xới đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, phủ kín đất cho
lớp phân vừa bón để tránh thất thoát các chất hữu dụng kết hợp với việc tưới nước thấm đều.
Thanh long thời kỳ kiến thiết cơ bản có bộ tán chưa phát triển nên cần phải tủ gốc giữ ẩm
thường xuyên cho đất.

5. Bệnh đốm trắng trên cây thanh long:
Bệnh đốm trắng thanh long hay còn gọi là bệnh đốm nâu, tắc kè, bệnh ma. Bệnh do nấm
Neoscytalidium dimidiatum gây ra, ẩm độ càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công và lây
lan. Bệnh gây hại trên bẹ non, nụ bông, trái non và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.

Nên bón vôi cho toàn bộ vườn theo định kỳ 1 - 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa. Không nên bón
quá nhiều phân đạm để thúc cây ra đọt non. Tăng cường phân kali, cung cấp những nguyên tố như
Ca, Mg.

×