Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

dư luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.42 KB, 13 trang )

Bài tập lớn học kì
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Khái niệm dư luận xã hội
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét,
đánh giá của các nhóm xã hội, của cộng đồng xã hội hay xã hội nói chung,
nó có tính phổ biến tương đối, tính mạnh mẽ và bền vững nhất định đối với
những vấn đề đụng chạm tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của
nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực
tiễn của họ.
2. Đối tượng của dư luận xã hội
Dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi có những vấn đề có ý nghĩa xã hội
đụng chạm tới những lợi ích chung của cộng đồng xã hội, có tầm quan
trọng và tính cấp bách, đòi hỏi phải có ý kiến phán xét đánh giá hoặc cần
phải đề xuất phương hướng giải quyết cụ thể. Đó có thể là một vấn đề
chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội, văn hóa hay đạo đức.
3. Chủ thể của dư luận xã hội
Chủ thể của dư luận xã hội chính là cộng đồng người hay nhóm người
mang dư luận xã hội. Dư luận xã hội bao gồm mọi luồng ý kiến, luồng ý
kiến của đa số cũng như của thiểu số. Trong xã hội ở mỗi thời điểm nhất
định sẽ có sự tồn tại của nhiều dư luận xã hội thuộc các cộng đồng lớn
nhỏ. Chủ thể của dư luận xã hội có thể là tập hợp những người thuộc các
giai cấp, tầng lớp khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích.
4. phân biệt dư luận xã hội với tin đồn
Tin đồn cũng là một hiện tượng tâm lí xã hội nhưng khác với dư luận
xã hội ở chỗ tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của cá
nhân mang nó. Tin đồn chỉ là một tin tức về một sự việc, sự kiện hay hiện
1
Bài tập lớn học kì
tượng có thể có thật, có thể không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật
được lan truyền từ người này sang người khác.


Dư luận xã hội, ngược lại là sản phẩm tư duy phán xét của cá nhân
mang nó, thể hiện quan điểm, thái độ của cá nhân mang nó trước các sự
kiện, hiện tượng, vấn đề mà cá nhân đó quan tâm. Tin đồn có thể chuyển
hóa thành dư luận xã hội khi trên cơ sở của tin đồn người ta đưa ra những
phán xét, đánh giá, bày tỏ thái độ của mình, khi thông tin về sự kiện, hiện
tượng được kiểm chứng và các nhóm xã hội có thể được tiếp cận với
nguồn tin, trao đổi, bày tỏ ý kiến của mình thông qua con đường công
khai.
II. CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
1. Tính khuynh hướng.
Thái độ của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình
xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định: tán thành, phản
đối hay lưỡng lự, chưa rõ thái độ. Cũng có thể phân chia dư luận xã hội
theo các khuynh hướng như tích cực, tiêu cực, tiến bộ, lạc hậu...Ở mỗi
khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối có thể phân chia theo các
mức độ cụ thể như: thái độ rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất
phản đối. VD: Nếu như quyết định của bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
tăng học phí các trường đại học thì dư luận xã hội ngay lập tức sẽ có sự
phản đối, còn quyết định tăng tiền học bổng cho học sinh, sinh viên thì sẽ
được dư luận ủng hộ.
Tính khuynh hướng cũng biểu thị sự thống nhất và xung đột của dư
luận xã hội. Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở
trên, nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội hình chữ U thì biểu thị sự xung
đột, còn nếu theo hình chữ J thì biểu thị sự thống nhất. Biểu đồ dư luận xã
hội có dạng phân bố hình chữ U khi trong xã hội hai loại quan điểm mâu
2
Bài tập lớn học kì
thuẫn, đối lập nhau về một sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội nào đó để
có tỷ lệ số người ủng hộ cao. Trong xã hội, nếu thái độ của dư luận xã hội
đối với phần lớn các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, đều có dạng phân bố

hình chữ U thì điều đó có nghĩa xã hội đã đứng bên bờ vực nội chiến.
Trong biểu đồ có dạng phân bố hình chữ J, chỉ một loại quan điểm có tỷ
lệ người ủng hộ cao mà thôi.
VD 1: Về việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, có
những, luồng dư luận ý kiến trái ngược nhau - ủng hộ và phản đối. Trong
nước, những ý kiến phản đối việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người
nước ngoài, vì đó thực chất là buôn bán phụ nữ. Còn nhìn từ bên ngoài có
những ý kiến ủng hộ: cho rằng “..... Chúng ta nên nhìn nhận họ như
những người tiên phong trong cuộc sống và tôn trọng họ” (Tuổi trẻ, ngày
5.5.2006). Qua cái nhìn tích cực của tuỳ viên báo chí và thông tin đại sứ
HQ tại Việt Nam “Hàn quốc phải cảm ơn Việt Nam vì đã cho chúng tôi
những cô dâu ngoan và tuyệt vời”. Trong nước cũng có sự tán đồng:
nguyên tổng biên tập báo Tuổi trẻ Lê Văn Nuôi cho rằng “Hôn nhân với
người khác quốc tịch trong bối cảnh nước ta quan hệ đa phương và hội
nhập toàn cầu là chuyện bình thường. Nhưng chỉ bình thường và đáng ủng
hộ khi họ quan hệ hôn nhân bình đẳng, đến với nhau qua một quá trình
giao tiếp, có tình yêu thật sự và cô dâu Việt Nam có đủ trình độ văn hoá
để hội nhập văn hoá xứ người” (Tuổi trẻ, 6.5.2006).
Hai luồng quan niệm trái ngược nhau trước hiện tượng phụ nữ Việt
Nam kết hôn với người nước người nước ngoài là biểu hiện của biểu đồ
dư luận xã hội hình chữ U.
VD 2: Tháng 3/2009, số người ủng hộ Vladimir Putin với vai trò Thủ
tướng là 78% - không khác so với con số này hồi tháng 2. Cũng tương tự
như vậy, Dmitry Medvedev với vai trò Tổng thống nhận được sự ủng hộ
3
Bài tập lớn học kì
của 71% dân chúng. Sự ủng hộ đó của người dân nga là biểu hiện của
biểu đồ dư luận xã hội hình chữ J.
2. Tính lợi ích
Để trở thành đối tượng của dư luận xã hội, các sự kiện hiện tượng xã

hội đang diễn ra phải được xem xét từ góc độ mối quan hệ mật thiết của
các nhóm khác nhau trong xã hội.
Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra
trong xã hội có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định
cuộc sống của đông đảo người dân.
VD: Chính sách của chính phủ về việc trợ cấp tiền cho các hộ nghèo,
phân phát gạo cho người dân một số vùng quê nghèo vào dịp tết được
người dân ở đó rất quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích, quyền
lợi của họ…
Lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đề đang diễn ra đụng
chạm đến hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội, các phong tục tập quán,
khuôn mẫu hành vi ứng xử văn hóa của cộng đồng xã hội hoặc của cả
một dân tộc.
VD: Hiện nay, các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của một số
cường quốc đang gây ra dư luận phản đối mạnh mẽ trên thế giới, vì nhân
loại nhận thức được về một nguy cơ tiềm tàng xảy ra chiến tranh hạt
nhân, hủy diệt loài người.
Trong bản thân mình thì lợi ích mới chỉ là điều kiện để thúc đẩy việc
tạo ra dư luận xã hội. Điều kiện đủ ở đây chính là sự nhận thức của các
nhóm xã hội về lợi ích của mình và mối quan hệ giữa chúng với các sự
kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra. Chỗ này có hai điểm cần
lưu ý:
4
Bài tập lớn học kì
- Bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình biến đổi và phát triển
giữa cá nhân và tính xã hội, giữa tính vật chất và tính tinh thần, giữa tính
trước mắt và tính lâu dài.
- Quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến để dẫn đến dư luận xã hội là quá
trình giải quyết mâu thuẫn lợi ích. Trong công việc này, nhóm xã hội nào
có tổ chức tốt thành lực lượng thì nhóm đó sẽ thành công hơn trong việc

bảo vệ quan điểm, lợi ích của mình và ngược lại.
3. Tính lan truyền
Dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, một
hiện tượng được các nhà xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất kỳ một
hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng, trong đó khởi
điểm từ một có nhân hay nhóm nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của
các cá nhân khác, nhóm khác. Để duy trì được chuỗi kích thích này luôn
cần có các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lý của cá nhân và
nhóm. Đối với dư luận xã hội các nhân tố tác động đó có thể được coi là
các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp có tính
thời sự. Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công chúng
khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của
mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thônh tin, cùng
chia sẽ trạng thái tâm lý của mình với người xung quanh.
VD: Hồi tháng 5/ 2003, hàng loạt tấm hình chụp cảnh binh lính Anh
làm nhục tù nhân Iraq tại trại Sọt Bánh Mì ở Basra, Iraq, đã lôi cuốn sự
quan tâm, bàn luận của mọi người dân trên thế giới về vấn đề này. Sự
kiện diễn ra ở Iraq nhưng sự lan truyền thông tin, thái độ, đánh giá của
mọi người dân Việt Nam và các nước trên thế giới về sự kiện này rất
mạnh mẽ.
4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×