Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Khảo sát khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh qua các bài tập đọc lớp 4, 5_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.7 KB, 55 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của tổ bộ môn Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn Trường
ĐHSP Hà Nội 2 và đặc biệt là Thạc sỹ Lê Bá Miên cùng các thầy cô, các bạn
sinh viên trong khoa GDTH.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tổ bộ môn Ngôn ngữ,
Thạc sỹ Lê Bá Miên đã động viên hướng dẫn và tận tình giúp đỡ chúng tôi
hoàn thành khoá luận đúng thời hạn quy định.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn trong
khoa GDTH, các thầy cô giáo của Trường Tiểu học Trưng Nhị (Phúc Yên –
Vĩnh Phúc), Tiểu học Xuân Phú (Xuân Trường – Nam Định) đã giúp đỡ
chúng tôi trong thời gian hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Lần đầu tiên bước vào nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên
cứu còn hạn hẹp nên chúng tôi khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được
hoàn thiện hơn .
Hà Nội, Tháng 5 / 2008
Sinh viên
Phan Thị Hồng
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
1
Khoá luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn 1
Mục lục . 2
Phần 1: Phần mở đầu 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Lịch sử vấn đề 5
3. Mục đích – yêu cầu 5


4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
Phần 2: Nội dung 7
Chương 1: Cơ sở lí luận 7
1. Nghĩa của từ 7
1.1. Khái niệm về nghĩa của từ 7
1.2. Các thành phần nghĩa của từ 8
2. Hiện tượng biến đổi nghĩa của từ 11
2.1.Thế nào là sự biến đổi nghĩa của từ ? 11
2.2. Nguyên nhân của sự biến đổi nghĩa của từ 11
2.3. Các chiều hướng biến đổi nghĩa của từ 12
2.4. Các quy luật biến đổi nghĩa của từ 13
2.5. Các kiểu nghĩa của từ đa nghĩa 17
Chương 2: Thực trạng khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của
học sinh qua các bài tập đọc lớp 4, 5 ở Tiểu học. Nguyên nhân và biện
pháp khắc phục 20
1. Dạng bài: Bài tập phát hiện từ ngữ 20
1.1. Kết quả khảo sát 21
1.2. Nguyên nhân 26
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
2
Khoá luận tốt nghiệp
1.3. Biện pháp khắc phục 27
2. Dạng bài: Giải nghĩa từ 27
2.1. Kết quả khảo sát 28
2.2. Nguyên nhân 35
2.3. Biện pháp khắc phục 36
3. Dạng bài: Cảm thụ từ 40
3.1. Kết quả khảo sát 40
3.2. Nguyên nhân 42

3.3. Biện pháp khắc phục 43
Phần 3: Kết luận 48
Tài liệu tham khảo 49
Phụ lục 50
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
3
Khoá luận tốt nghiệp
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ vựng – là một bình diện của ngôn ngữ bên cạnh những bình diện khác
như ngữ pháp, ngữ âm, phong cách Dạy từ ngữ là một hoạt động không thể
thiếu trong chương trình phổ thông nói chung và chương trình Tiếng Việt bậc
tiểu học nói riêng. Mục tiêu đầu tiên của môn học Tiếng Việt hiện nay là hình
thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc,
viết) để học tập và giao tiếp. Điều này có nghĩa là chương trình Tiếng Việt
Tiểu học giúp các em mở rộng và phát triển vốn từ làm cho các em hiểu nghĩa
của từ cụ thể, từ đó vận dụng vào học tập và giao tiếp.
Về từ ngữ, tác giả cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” khẳng định
“Từ vựng là một trong các bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, thiếu từ vựng thì
không có bất cứ một ngôn ngữ nào”. Điều này lí giải tại sao việc dạy từ ngữ
được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, lí
giải tại sao việc mở rộng và phát triển vốn từ cho học sinh được chú trọng
ngay từ bậc Tiểu học.
Trung tâm của việc dạy từ vựng là dạy từ và khâu then chốt của dạy từ là
dạy ý nghĩa. Trong giao tiếp thông thưòng cả người phát (nói, viết) và người
nhận (nghe, đọc) đều phải nắm được từ, hiểu được từ thì mới sử dụng được
một cách chuẩn xác, từ đó giao tiếp mới có hiệu quả.
Đối với học sinh tiểu học việc phát hiện ra từ, hiểu nghĩa của từ, từ đó
thấy được cái hay cái đẹp của từ sẽ góp phần mở rộng và phát triển vốn từ cho
học sinh, từ đó “bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành giữ gìn sự trong

sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa cho các em”.
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
4
Khoá luận tốt nghiệp
Vậy hiện trạng khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh ra
sao? Trước hiện trạng đó ngườigiáo viên cần đưa ra phương pháp dạy học
như thế nào cho thích hợp?
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề và qua tìm hiểu thực tế dạy
học chúng tôi lựa chọn đề tài : “Khảo sát khả năng phát hiện và hiểu ý
nghĩa từ ngữ của học sinh qua các bài tập đọc lớp 4, 5”.
2. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về khả
năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh qua các bài tập đọc lớp 4,
5 ở Tiểu học. Vì vậy, chúng tôi có thể khẳng định đề tài “Khảo sát khả năng
phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh qua các bài tập đọc lớp 4,5 ở
Tiểu học” là một đề tài hết sức mới mẻ và có khả năng khơi nguồn cho nhiều
cây bút.
3. Mục đích – yêu cầu
3.1. Mục đích
Khi lựa chọn đề tài này, người thực hiện nhằm đạt tới một hiệu quả ứng
dụng nhất định.
Trước hết, chúng tôi phải tiến hành được việc khảo sát thống kê khả
năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh.
Trên cơ sở đó tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng phát
hiện, hiểu nghĩa và cảm thụ từ ngữ của học sinh.
3.2. Yêu cầu
Để đạt được mục đích trên, người viết cần đảm bảo yêu cầu sau :
- Nắm vững cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn.
- Tiến hành việc điều tra, thống kê, miêu tả, phân loại về khả năng phát

hiện và hiểu nghĩa từ ngữ của học sinh.
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
5
Khoá luận tốt nghiệp
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng phát hiện và hiểu ý
nghĩa từ ngữ của học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau :
4.1. Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn.
4.2. Phương pháp điều tra – khảo sát – thống kê – phân tích ngôn ngữ học.
Muốn thực hiện được phương pháp này, người viết phải tiến hành các
công việc sau :
- Tiến hành khảo sát về khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của
học sinh qua các dạng bài tập tại lớp 4A, 4B, 5A, 5B trường Tiểu học
Xuân Phú – Xuân Trường – Nam Định và lớp 4A1, 4A2, 5A1, 5A2
trường tiểu học Trưng Nhị – Phúc yên – Vĩnh Phúc.
- Xử lí số liệu bằng phương pháp : phân loại, so sánh hay đưa ra các biểu
mẫu.
- Đưa ra nguyên nhân dẫn tới lỗi sai của học sinh trong quá trình làm bài.
4.3. Phương pháp đề xuất giả thiết
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để tìm hiểu và thu thập tài liệu cho đề tài chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu nghĩa của từ trong chương trình tiểu học. Sau đó khảo sát khả năng phát
hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh qua ba dạng bài tập
Bài tập phát hiện từ ngữ
Bài tập giải nghĩa từ ngữ
Bài tập cảm thụ từ ngữ
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
6
Khoá luận tốt nghiệp

Phần 2. Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
1. Nghĩa của từ
1.1. Khái niệm về nghĩa của từ
Để trả lời cho câu hỏi “Nghĩa của từ là gì ?”, trước hết ta phải trở lại bản
chất tín hiệu của từ. Từ là tín hiệu, nó phải “nói lên”, phải đại diện cho, phải
được người sử dụng qui chiếu về một cái gì đó. Mỗi khi học nghĩa của một từ,
chúng ta đều học bằng cách liên hệ với những cái mà từ đó chỉ ra (trước hết là
sự vật, hiện tượng, hành động hoặc thuộc tính mà từ làm tên gọi cho nó).
Mặt khác nghĩa của từ cũng được học thông qua hoặc liên quan tới vô vàn
tình huống giao tiếp ngôn ngữ mà từ đó sử dụng. Nghĩa của từ chính là nội
dung tư tưởng gợi ra ở trong từ.
Trong một đơn vị từ vựng người ta phân chia thành hai lớp nghĩa : Lớp
nghĩa bên ngoài (nghĩa liên hội) và lớp nghĩa bên trong (nghĩa cấu trúc, nghĩa
nhữ pháp).
Lớp nghĩa bên ngoài được hình thành trong mối quan hệ với xã hội, lịch
sử, dân tộc, thời đại và cá nhân người sử dụng ngôn ngữ. Cụ thể mỗi từ ngữ
khi đưa vào sử dụng thì trong quá trình sử dụng ấy đã hình thành một lớp
nghĩa bao quanh mỗi từ. Nhờ có lớp nghĩa này mà từ mới thực sự trở thành cụ
thể sinh động của một thực tiễn nhất định. Mỗi dân tộc hầu như có một ngôn
ngữ, tính chất cư trú trên những vị trí địa lí khác nhau, phong tục tập quán
khác nhau Tất cả những cái khác nhau ấy tạo nên ý nghĩa bên ngoài của từ
khác nhau. Ý nghĩa bên ngoài ấy lại có thể thay đổi theo từng thời đại và cũng
có thể được mỗi cá nhân sử dụng với những ý nghĩa khác nhau do vốn sống
vốn ngôn ngữ khác nhau.
Nghĩa bên trong, đây là lớp nghĩa đối lập với lớp nghĩa bên ngoài, lớp
nghĩa này có tính bền vững ít thay đổi, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
7
Khoá luận tốt nghiệp

khác. Lớp nghĩa bên trong gồm hai loại, đó là nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ
pháp. Ý nghĩa riêng của từ vựng là ý nghĩa riêng của từng từ, không lặp lại ở
từ khác. Nghĩa từ vựng bao gồm nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu vật, nghĩa biểu
thái.
Nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho nhiều từ cùng loại và liên quan đến
chức năng cấu tạo câu. Nghĩa này có thể quy về các phạm trù như : giống, số,
cách, ngôi, thời, thể, thức hay các phạm trù như : danh, động, tính, số từ
Nghĩa ngữ pháp tạo thành khuôn từ loại, còn nghĩa từ vựng là lõi nằm trong
khuôn từ loại đó. Như vậy muốn hiểu được nghĩa của từ ta phải đối chiếu từ
với các hoạt động giao tiếp, với các chức năng tín hiệu học của từ, phải nắm
được ý nghĩa riêng của từ đó là nghĩa từ vựng và ý nghĩa chung của từ đó là
nghĩa ngữ pháp. Trong phần nghiên cứu này ta chỉ đi tìm hiểu ý nghĩa riêng
của từ. Vì vậy trong phần này chúng tôi chỉ đề cập tới phần nghĩa từ vựng.
2. Các thành phần nghĩa của từ
2.1. Nghĩa biểu vật
Ý nghĩa biểu vật bắt nguồn từ chức năng biểu vật của từ. Nghĩa biểu vật
là nghĩa gọi tên các loại sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất, hoạt động
theo lối tổng hợp tính, nghĩa là gọi tên không có lý do.
Khi nghiên cứu nghĩa biểu vật của từ phải đặt từ vào trong mối liên hệ
với thực tế khách quan. Bởi vì đó là những “mẩu”, những “mảnh”, những
“đoạn cắt” của thực tế nhưng không hoàn toàn trùng với thực tế khách quan,
giữa từ và thực tế khách quan ít nhiều có sự tương ứng 1 – 1, cùng một sự vật
nhưng có rất nhiều tên gọi hoặc cùng một từ nhưng chỉ nhiều sự vật, hiện
tượng khác nhau.
Các từ trong Tiếng Việt có từ có ý nghĩa biểu vật rộng, có từ có ý nghĩa
biểu vật hẹp. Những từ có ý nghĩa biểu vật rộng là những từ có ý nghĩa khái
quát có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng đó là những từ đơn âm tiết, từ
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
8
Khoá luận tốt nghiệp

ghép (nhà cửa, ruộng vườn ), láy cá thể (máy móc, chim chóc, tiệc tùng ).
Những từ mang ý nghĩa biểu vật hẹp là những từ chỉ gọi tên được một hay
một số ít các sự vật hiện tượng, đó là các từ ghép phân nghĩa (xe đạp, xe
máy ) láy sắc thái hoá (xanh xao, vàng vọt ).
2.2. Nghĩa biểu niệm
Nghĩa biểu niệm là liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm) các ý đó
người ta gọi là cái biểu niệm hoặc biểu niệm (sự phản ánh các thuộc tính của
biểu vật và trong ý thức con người).
Nghĩa biểu niệm bắt nguồn từ chức năng biểu niệm của từ. Nghĩa biểu
niệm là nghĩa biểu thị khái niệm về sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan.
Mỗi sự vật, hiện tượng được nhận thức bằng tư duy thông qua những dấu hiệu
của nó và được phản ánh bằng ngôn ngữ thành các ý nghĩa biểu vật (được gọi
tên), từ nghĩa biểu vật sẽ có một nghĩa biểu niệm tương ứng. Khi nghiên cứu
nghĩa biểu niệm phải đặt từ trong mối quan hệ với các dấu hiệu của khái
niệm. Như vậy gọi tên theo lối biểu niệm là gọi tên có lý do.
Ví dụ: Sự vật có mặt phẳng, làm bằng nguyên liệu rắn, có chân, dùng để
viết: là cái bàn.
Mỗi dấu hiệu được đưa vào nghĩa biểu niệm là một nét nghĩa. Ý nghĩa
biểu niệm là tập hợp một số nét nghĩa.
Ý nghĩa biểu niệm và khái niệm có quan hệ với nhau nhưng không phải
lúc nào cũng trùng nhau, bởi vì một khái niệm nhưng có ý nghĩa biểu niệm
khác nhau, do vậy số lượng tên gọi khác nhau.
Ví dụ:
Ý nghĩa: Dùng nước làm sạch gạo: vo
Dùng nước làm sạch đầu: gội
Dùng nước làm sạch mặt: rửa
Dùng nước làm sạch quần áo: giặt
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
9
Khoá luận tốt nghiệp

Như vậy, một ý nghĩa biểu niệm tương ứng với bốn khái niệm
2.3. Nghĩa biểu thái
Ngoài hai thành phần nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm khi xác định
nghĩa của từ người ta còn phân biệt một thành phần nghĩa nữa, đó là nghĩa
ngữ dụng hay còn gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ.
Nghĩa biểu thái (nghĩa ngữ dụng, nghĩa hàm chỉ) bắt nguồn từ chức năng
biểu thái của từ, nó biểu thị thái độ, tình cảm, cách đánh giá của người sử
dụng ngôn ngữ đối với sự vật được gọi tên.
Như vậy, nghiên cứu nghĩa biểu thái, nó đặt trong mối quan hệ với người
sử dụng ngôn ngữ, biểu hiện ở thái độ: người ta ứng sử như thế nào trước một
sự vật được gọi tên; ở các cung bậc tình cảm: vui, buồn, lo ghét, yêu, sầu ; ở
trong cách đánh giá: con người đánh giá như thế nào trước một sự vật hiện
tượng trong thực tế khách quan, ví dụ: đánh giá về lượng nhiều hay ít, về chất
tốt hay xấu, về cường độ nhanh hay chậm, về phương hướng xa hay gần
Trong hệ thống từ vựng, nghĩa biểu thái của từ cũng biểu hiện không
đồng đều giữa các từ: những từ có ý nghĩa biểu thái cao nhất là các từ cảm,
các trợ từ : ái, ôi, a, chao ôi ; những từ có nghĩa biểu thái thấp hơn là nhóm
từ vừa có ý nghĩa định danh vừa có ý nghĩa biểu thái, đó là những từ ghép, láy
sắc thái hoá và một số từ đơn có ý nghĩa biểu thái ví dụ: lom khom, khấp
khỉnh, tấp tỉnh, đen sì, đỏ làu Nhóm từ có ý nghĩa sắc thái hoá thấp nhất là
nhóm từ có nghĩa định danh thông thường. Muốn tìm hiểu ý nghĩa sắc thái
hoá của những từ định danh thông thường phải đặt nó trong mối quan hệ với
dãy đồng nghĩa để ta so sánh từ này với từ kia, xét nó ở mức độ nào đó. Ví dụ
dãy đồng nghĩa: đi, chuồn, phắn, lặn.
Như vậy, nghĩa của từ có ba thành phần: Nghĩa biểu vật gọi tên sự vật
bên ngoài (khách quan), cụ thể; Nghĩa biểu niệm chỉ khái niệm bên trong (bản
chất), trừu tượng; Nghĩa biểu thái chỉ ý nghĩa đi kèm thái độ, cảm xúc của
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
10
Khoá luận tốt nghiệp

người dùng. Cả 3 nghĩa đều quan trọng, không có nghĩa nào quan trọng hơn
nghĩa nào, nó là ba mặt của vấn đề, có vai trò như nhau và liên hệ với nhau.
2. Hiện tượng biến đổi nghĩa của từ
2.1. Thế nào là sự biến đổi nghĩa của từ
Khi hình thức âm thanh của từ không thay đổi mà nội dung đã biểu thị
một đối tượng khác, ta có sự biến đổi nghĩa.
Ví dụ : từ cây để chỉ loài thực vật có thân, lá, gốc, rễ sống nhờ đất, nước
và ánh sáng mặt trời (cây ổi, cây tre ). Vẫn hình thức âm thanh cây lại có thể
biểu thị cho sự vật được chôn, dựng thẳng đứng tại một chỗ cố định để treo
mắc (cây cột điện); vật để thắp sáng, hình trụ, làm bằng paraffin hay sáp mỡ,
ở giữa có sợi bấc cũng được gọi là cây (cây nến); từ cây còn có ý nghĩa chỉ sự
vật là bút (cây bút).
Ví dụ 2: từ non chỉ trạng thái của cây ở giai đoạn mới mọc (cây non), của
chim mới sinh (chim non). Từ non còn được dùng với nghĩa chỉ sự việc xảy ra
sớm hơn thường lệ (đẻ non).
Ví dụ 3: từ ăn có nghĩa là tự đưa thức nuôi sống vào cơ thể (ăn cơm, ăn
cỏ), lại có nghĩa phải nhận lấy cái không hay (ăn đòn), hay chỉ sự kết chặt vào
nhau (phanh xe rất ăn).
Trong nội bộ của các từ cây, non, ăn đã có sự biến đổi nghĩa.
2.2. Nguyên nhân của sự biến đổi nghĩa của từ
Nguyên nhân cơ bản của sự biến đổi nghĩa của từ là do đặc tính tiết kiệm
của ngôn ngữ không cho phép số lượng của từ vựng tăng lên mãi được. Giả
sử mỗi ý nghĩa mới hình thành (sự vật hiện tượng, khái niệm mới xuất hiện)
lại phải có một hình thức âm thanh hoàn toàn mới không trùng lặp với một
hình thức âm thanh nào đã được dùng để gọi tên thì bộ máy ngôn ngữ rất
cồng kềnh, số lượng từ sẽ tăng lên không kể xiết. Việc nhận thức, ghi nhớ các
từ để sử dụng sẽ rất khó khăn. Bằng phương thức biến đổi ý nghĩa (dùng
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
11
Khoá luận tốt nghiệp

“bình cũ” (cái biểu đạt) để chứa “rượu mới” (cái được biểu đạt)) từ vừa thực
hiện được chức năng biểu thị gọi tên, vừa phù hợp với đặc tính tổ chức của
ngôn ngữ.
2.3. Các chiều hướng biến đổi nghĩa của từ
Có hai hướng biến đổi nghĩa: mở rộng và thu hẹp nghĩa.
2.3.1. Mở rộng nghĩa
Quá trình biến đổi nghĩa từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể xác
định đến cái khái quát trừu tượng được gọi là quá trình mở rộng nghĩa. Nghĩa
được hình thành từ quá trình này gọi là nghĩa rộng.
Từ chua vốn có nghĩa chỉ tính chất của trái cây (chanh chua thì khế
cũng chua – Ca dao) sau còn được chỉ cả đất trồng có chứa nhiều phèn (đất
chua), chỉ các sự vật đã lên men (dưa cải đã chua) Từ trong biểu thị tính
chất tinh khiết, không có gợn, mắt có thể nhìn thấu suốt qua (Nước trong, bầu
trời trong không một gợn mây ). Với câu “Trong như tiếng hạc bay qua”,
trong được dùng để chỉ âm thanh không có tạp âm, không lẫn tiếng ồn Từ
đỏ có thể dùng để chỉ màu sắc của sự vật (cờ đỏ, hoa phượng đỏ) sau còn
được dùng để chỉ sự may mắn (số đỏ, đen bạc đỏ tình). Từ nước vốn có nghĩa
chỉ chất lỏng có trong tự nhiên nói chung (nước sông, nước biển ), nay hợp
chất được tạo ra bởi hydro và oxy cũng gọi là nước.
Trong nội bộ của các từ chua, trong, đỏ trên đây đã có sự biến đổi
nghĩa theo con đường mở rộng nghĩa.
2.3.2. Thu hẹp nghĩa
Là quá trình biến đổi nghĩa từ cái chung đến cái riêng, cái trừu tượng
đến cái cụ thể xác định. Nghĩa được hình thành từ quá trình này là nghĩa hẹp.
Ví dụ từ thành tích lúc đầu chỉ kết quả đạt được, hiện nay kết quả cao mới
được gọi là thành tích. Hoặc từ trốc với nghĩa chỉ bộ phận trên hết, trước hết
của cơ thể người hoặc động vật (cái đầu), nay chỉ còn có nghĩa chỉ một thứ
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
12
Khoá luận tốt nghiệp

bệng lở ở trên đầu (trốc đầu). Hoặc từ chăn, trước đây có nghĩa “chăm sóc,
nuôi dưỡng quan tâm nói chung” (Chăn dân để mất lòng dân, Nguyễn Trãi,
Quốc âm thi tập), nay chỉ được dùng với nghĩa “chăm sóc nuôi dưỡng gia súc,
gia cầm” (chăn trâu, chăn vịt).
2.4 Các quy luật biến đổi nghĩa
Việc tìm ra quy luật biến đổi nghĩa của từ giúp người sử dụng nhận diện
và chỉ ra được mối liên hệ giữa các nghĩa khác nhau của một từ. Sự biến đổi
nghĩa của từ thường theo hai quy luật phổ biến: ẩn dụ và hoán dụ.
2.4.1 Ẩn dụ
Là cách biến đổi nghĩa từ dựa vào những đặc điểm tương đồng giữa
các sự vật, hiên tượng. Nghĩa là, lấy tên gọi của A gọi cho B dựa trên sự
giống nhau giữa A và B.
Ví dụ từ quả dùng để gọi tên cho một bộ phận của cây được hình thành,
phát triển từ hoa, thường có hình khối tròn, bên trong thường chứa hạt. Từ
này cũng được dùng để chỉ những sự vật có hình thù giống như quả : qủa
bóng, quả tạ, quả cân Từ quả đã có sự biến đổi nghĩa. Biến đổi như thế là
theo cách ẩn dụ. Hay từ mưa khi được dùng để chỉ hiện tượng máy bay trút
bom xuống mặt đất (Mưa bom, bão đạn lòng thanh thản – Tố Hữu) là đã có
sự liên tưởng giống hiện tượng tự nhiên nước rơi xuống từ các đám mây (Trời
mưa, mưa rào ). Từ chạy chỉ sự di chuyển liên tiếp của hai chân với tốc đọ
nhanh (Nó chạy vào lớp) khi được dùng để chỉ hoạt động tìm kiếm một cách
gấp rút (chạychợ, chạy tiền, chạy thuốc ) là đã có sự chuyển nghĩa.
Sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan đa
dạng. Tuỳ thuộc vào tính chất của những mối tương đồng mà ẩn dụ được chia
thành các kiểu khác nhau. Sau đây là một số kiểu ẩn dụ thường gặp.
(a) Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về hình thể
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
13
Khoá luận tốt nghiệp
+ Từ cánh: Nghĩa 1 chỉ bộ phận để bay, ví dụ : cánh chim, cánh kiến,

cánh bướm, cánh chuồn chuồn. Nghĩa 2 chỉ vật có hình tấm rộng bản giống
như cánh chim, cánh bướm, ví dụ: cánh buồm, cánh cửa.
+ Từ mắt: Nghĩa 1 chỉ cơ quan để nhìn của người, của động vật,
ví dụ: đôi mắt, đau mắt Nghĩa 2 chỉ bộ phận ngoài của vỏ dứa, na có hình
giống con mắt, ví dụ: mắt dứa, mắt na.
Nghĩa 2 của các từ cánh, mắt trên đây là nghĩa được biến đổi, phát triển
từ nghĩa 1 theo kiểu ẩn dụ hình thể.
(b) Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng
+ Từ lá: Nghĩa 1: lá cây, lá chuối Nghĩa 2: lá phổi (bộ phận nằm
trong lồng ngực của người, động vật, có chức năng giống lá cây trao đổi chất).
+ Từ đầu: Nghĩa 1: chỉ bộ phận trên cùng của người hay phần trứơc
nhất của thân thể động vật, nơi chứa não là trung ương thần kinh có chức
năng điều khiển mọi hoạt động (đau đầu, đầu trâu ). Nghĩa 2: chỉ phần đi
trước của tàu hoả, có chức năng điều khiển cả đoàn tàu. Đầu tàu chạy kéo các
tao tàu chạy, đầu tàu dừng các toa tàu dừng Chức năng chỉ huy điều khiển
này giống đầu người, động vật.
Nghĩa 2 của các từ lá, đầu như đã phân tích ở trên đây được hình thành
từ mối liên tưởng giống nhau về chức năng giữa các sự vật trong thực tế
khách quan.
(c) Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về màu sắc
+ Từ rêu: Nghĩa: chỉ nhóm thực vật có màu xanh, mọc ở nơi ẩm ướt
(đám rêu, rêu phủ khắp mảng tường). Nghĩa 2: chỉ màu sắc của những vật có
màu xanh giống rêu (quần màu rêu, rèm cửa màu rêu ).
+ Từ nõn chuối: Nghĩa 1: chỉ lá chuối non còn cuộn trong thân cây.
Nghĩa 2: chỉ màu sắc của những vật có màu xanh pha vàng nhạt giống màu
của nõn chuối (màu nõn chuối).
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
14
Khoá luận tốt nghiệp
Các ví dụ trên cho thấy đây là hình thức biến đổi nghĩa của từ bằng

cách lấy tên gọi của sự vật này biểu thị màu sắc của sự vật khác dựa vào sự
giống nhau về màu sắc giữa các sự vật.
Sự tương đồng về màu sắc giữa các sự vật trong thực tại rất phong phú,
những từ có nghĩa biến đổi theo kiểu ẩn dụ màu sắc cũng nhiều như màu da
trời, màu cam, màu cánh sen, màu cờ, màu cánh gián, màu vỏ đỗ, màu lông
tôm, màu hoa cà, màu tro, màu lông chuột
(d) Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó
+ Từ ngọt: Nghĩa 1: chỉ tính chất của các sự vật như đường, mật,
kẹo (mật ngọt chết ruồi, ngọt như mía lùi ). Nghĩa 2: chỉ giọng nói, lời nói
nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ tiếp nhận giống như đường, mật (dỗ ngọt, nói ngọt).
+ Từ khô: Nghĩa 1: chỉ tính chất của vật ở trạng thái không còn chứa
nước (quần áo khô, lá khô ). Nghĩa 2: chỉ biểu hiện không có tình cảm khó
gần (tính tình khô).
+ Từ nóng chỉ tính chất có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể
người hoặc cao hơn mức được coi là trung bình (nước nóng). Khi nói đến tính
nóng, nóng lòng là đã có các nghĩa chuyển. Cách chuyển nghĩa như thế là ẩn
dụ tính chất: từ tính chất của A chuyển sang chỉ tính chất của B.
Những ví dụ khác: số phận cay đắng, nghe bùi tai, lời lẽ cay độc, tình
cảm ướt át, tiếng suối trong, suy nghĩ nông cạn, tình cảm sâu sắc, v.v
2.4.2. Hoán dụ
Khi nói miệng ăn, cổ áo người Việt nào cũng hiểu không phải chỉ cái
miệng (bộ phận trên mặt người dùng để ăn, nói, khóc, cười ), cái cổ (bộ phận
nối đầu với thân người) mà chỉ từng cá nhân trong một gia đình (Nhà có tám
miệng ăn), chỉ bộ phận của cái áo (cổ áo len, cổ áo bà ba ). Nghĩa của
miệng, cổ trong trường hợp này được hình thành từ mối quan hệ của miệng (là
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
15
Khoá luận tốt nghiệp
bộ phận) với con người (là toàn thể) với bộ phận của cái áo (tiếp giáp với cái
cổ). Đó là những hoán dụ.

Như vậy, có thể nói: Hoán dụ là cách lấy tên gọi của sự vật, hiện
tượng này gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào mối quan hệ tương
cận giữa chúng.
Mối quan hệ tương cận giữa các đối tượng da dạng phong phú. Sau đây
là một số hình thức hoán dụ phổ biến thường gặp trong thực tế.
(a) Hoán dụ dựa vào mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể
- Từ vai, cổ: Nghĩa 1: cổ cao ba ngấn, khoác túi trên vai. Cổ, vai chỉ
các bộ phận của con người. Nghĩa 2: cổ cày, vai bừa chỉ người phải cáng
đáng những công việc nặng nhọc trong nghề nông.
- Từ tay trong Tay ấy làm ăn giỏi lắm có nghĩa chỉ một con người.
Nghĩa này nảy sinh từ nghĩa chỉ bộ phận của cơ thể người : cái tay.
(b) Hoán dụ dựa vào mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật được chứa
đựng. Ví dụ:
- Từ chai: Nghĩa 1: chỉ đồ đựng bằng thuỷ tinh thường được dùng để
đựng chất lỏng (cái chai, chai nước mắm ). Nghĩa 2: chỉ chất lỏng được
đựng trong cái chai (bán cho hai chai). Chai ở đây có thể là bia, nước ngọt,
tương ớt ).
Mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật được chứa đựng là mối quan
hệ tiếp xúc gần gũi.
(c) Hoán dụ dựa vào mối quan hệ giữa âm thanh và đối tượng phát ra âm
thanh. Ví dụ từ chim chích với từ biểu thị tiếng chim kêu chích chích của loài
chim này, mèo với từ meo meo, tắc kè, v.v
(d) Hoán dụ dựa vào mối quan hệ giữa người và y phục, đồ dùng (vật sở
thuộc). Ví dụ:
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
16
Khoá luận tốt nghiệp
Áo chàm đưa buổi phân li / Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Tố
Hữu) (trang phục) biểu thị người Việt Bắc.
Có nhiều kiểu hoán dụ nữa, ngoài những dạng phổ biến đã nêu trên

đây, bởi vì mối quan hệ gần nhau giữa các đối tượng trong thực tai rất đa
dạng, phong phú. Về lí thuyết cứ có bao nhiêu quan hệ như thế có thể hình
thành nên bấy nhiêu dạng hoán dụ. Cũng cần phân biệt hoán dụ từ vựng với
hoán dụ tu từ. Hoán dụ nêu ở trong các mục (a), (b), (c) là các hoán dụ từ
vựng. Nghĩa được tạo thành từ sự biến đổi trong những trường hợp này ổn
định và đã đi vào hệ thống ngôn ngữ, mọi người đều biết và sử dụng. Còn
hoán dụ tu từ chỉ tính lâm thời, nó gắn với một ngữ cảnh nhất định. Các ví dụ
ở (d) là các trường hợp sử dụng hoán dụ tu từ. Hay Khách má hồng nhiều nỗi
truân chuyên (Đoàn Thị Điểm, Chinh phụ ngâm) cũng là một hoán dụ tu từ.
Má hồng (bộ phận cơ thể) được dùng để chỉ người phụ nữ.
5. Các kiểu nghĩa của từ đa nghĩa
Do có sự biến đổi và phát triển nghĩa của các từ mà một từ có thể có
nhiều nghĩa. Các nghĩa khác nhau của một từ có mối liên hệ quy định lẫn
nhau. Việc xác định sự khác nhau và mối liên hệ giữa các nghĩa là cần thiết
khi đi tìm hiểu nghĩa của từ. Có nhiều căn cứ để phân loại các kiểu nghĩa của
từ.
5.1. Căn cứ vào sự hình thành và phát triển của các nghĩa, có thể phân nghĩa
của từ thành: nghĩa gốc và nghĩa phái sinh.
Nghĩa gốc là nghĩa vốn có của từ, là nghĩa đầu tiên được dùng mà không
xuất phát từ bất cứ một nghĩa nào khác.
Nghĩa phái sinh (nghĩa nhánh, nghĩa chuyển) là nghĩa bắt nguồn từ
nghĩa gốc, được sinh ra từ nghĩa gốc. Chẳng hạn nghĩa gốc của từ rửa là chỉ
hoạt động làm sạch bằng nước hay bằng chất lỏng (rửa mặt, rửa vết
thương ). Trường hợp rửa hận là nghĩa phái sinh. Nghĩa chỉ sự vật có tường,
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
17
Khoá luận tốt nghiệp
mái, nền, cửa để che mưa che nắng của từ nhà là nghĩa gốc (xây nhà, nhà
lầu ); nghĩa chỉ người vợ hay người chồng là nghĩa phái sinh (Nhà tôi, cô ấy
đi họp rồi). Nghĩa gốc không thể giải thích được, tên gọi trong trường hợp

này mang tính võ đoán (không có lí do), còn nghĩa phái sinh có thể giải thích
được. Người Việt không rõ vì sao gọi hoạt động di chuyển của chân với vận
tốc là chạy, nhưng lại hiểu lí do về tên gọi của chạy trong các kêt hợp chạy
chợ, chạy án, chạy trường là khẩn trương, gấp gáp Các nghĩa phái sinh có
thể được phát triển từ mỗi nét nghĩa của nghĩa gốc. Chẳng hạn: từ cánh để chỉ
bộ phận của máy bay (cánh máy bay) bắt nguồn chỉ sự đối xứng qua bên này,
bên kia của chim, côn trùng; để chỉ bộ phận của cái quạt (cánh quạt) lại xuất
phát từ nét nghĩa chỉ chức năng phát ra gió khi bay của chim, ong ; nét nghĩa
hình thành nên nghĩa phái sinh của từ cánh trong cánh cửa “có thể mở ra
khép vào khi bay của cánh chim” Hay nét nghĩa chỉ thuộc tính có hình dài
của từ mướp (quả mướp) là cơ sở hình thành nghĩa phái sinh của từ này: vú
mướp; nét nghĩa chỉ đặc tính khi già thành xơ của nó lai được dùng để chỉ vải
vóc, quần áo, người: rách mướp, mẹ mướp.
5.2. Căn cứ vào sự khác nhau về tần số sử dụng và mối quan hệ đối với các từ
khác, có thể chia nghĩa của từ đa nghĩa thành nghĩa chính và nghĩa phụ.
Nghĩa chính là nghĩa thường được dùng của từ. Nó ít lệ thuộc vào ngữ
cảnh. Chẳng hạn nghĩa chính của từ cây là chỉ cái cây, nghĩa chính của từ
vàng là chỉ kim loại quý hiếm.
Nghĩa phụ là nghĩa chỉ dùng trong một số ngữ cảnh. Chẳng hạn, khi từ
cây được dùng để chỉ những sự vật giống cái cây thì đó là nghĩa phụ của từ
cây. Với nghĩa này cây chỉ xuất hiện trong một số kết hợp như: cây cột, cây
cầu, cây bút, v.v Hoặc nghĩa chỉ “sự quý hiếm, đáng trân trọng” của từ vàng
là nghĩa phụ, nó chỉ xuất hiện trong một vài kết hợp như: tấm lòng vàng, bàn
tay vàng, chất lượng vàng. Hoặc nghĩa chính của từ xanh là chỉ màu sắc của
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
18
Khoá luận tốt nghiệp
sự vật trong thực tế (lá xanh, trời xanh ), nghĩa biểu thị trạng thái tâm lí của
người trong trường hợp sợ xanh mặt là nghĩa phụ.
5.3. Căn cứ vào sự khác nhau của mối quan hệ đối với nhận thức, nghĩa của từ

đựoc phân chia thành nghĩa đen (nghĩa không hình tượng) và nghĩa bóng
(nghĩa hình tượng).
Nghĩa đen là nghĩa vốn có của từ, không có tính hình tượng.
Nghĩa bóng là nghĩa có tính hình tượng. Ví dụ nghĩa đen của từ xuân là
chỉ mùa đầu tiên của năm (mùa xuân), nghĩa bóng của từ xuân là chỉ người
con gái đẹp, trẻ trung, tràn đầy sức sống (Ôi những nàng xuân rất dịu dàng.
Hát câu quan họ chuyến đò ngang – Tố Hữu). Hay nghĩa chỉ những thiên thể
lấp lánh trên bầu trời trong đêm tối là nghĩa đen của từ ngôi sao. Trong câu
Ngôi sao ấy lặn hoá bình minh (Tố Hữu), thì ngôi sao mang nghĩa bóng chỉ
Bác Hồ – Người như vì sao soi sáng soi đường chỉ lối dẫn dắt dân tộc thoát
khỏi những đêm dài nô lệ. Nghĩa đen của từ mận, đào là chỉ hai loài cây: cây
mận và cây đào. Trong ngữ cảnh Bây giờ mận mới hỏi đào Mận hỏi thì đào
xin thưa (Ca dao) từ mận và đào mang ý nghĩa chỉ người con trai và người
con gái khi đối đáp tỏ tình. Từ cây trong các ngữ cảnh Cây đời mãi mãi xanh
tươi (Xuân Diệu) và Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm (Huy Cận) mang nghĩa
bóng.
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
19
Khoá luận tốt nghiệp
Chương 2. Thực trạng khả năng phát hiện và hiểu ý
nghĩa từ ngữ của học sinh qua các bài tập đọc lớp 4,5
Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.
Việc tiến hành khảo sát khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ qua
các bài tập đọc của học sinh lớp 4,5 thông qua ba dạng bài tập:
Dạng 1: Bài tập phát hiện từ ngữ.
Dạng 2: Bài tập giải nghĩa từ ngữ.
Dạng 3: Bài tập cảm thụ từ ngữ.
Việc khảo sát được thực hiện tại khối lớp 4, 5 thuộc hai trường tiểu học.
- Trường Tiểu học Xuân Phú – Xuân Trường – Nam Định (khu vực
nông thôn).

- Trường Tiểu học Trưng Nhị – Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc (khu
vực thị xã).
Chúng tôi thu được kết quả như sau.
1. Dạng 1: Bài tập phát hiện từ ngữ.
Nội dung của mỗi đoạn trích, mỗi tác phẩm đều được thể hiện trên những
từ ngữ có trên văn bản. Vì vậy việc phát hiện từ ngữ biểu hiện một nội dung
nào đó trong tác phẩm là bước đầu tiên quan trọng để từ đó các em có thể rút
ra nội dung ý nghĩa của toàn tác phẩm, thấy được cái hay cái đẹp của tác
phẩm đó. Và việc phát hiện ra từ ngữ là biểu hiện ban đầu của việc hiểu ý
nghĩa của từ ngữ.
Đề bài mà chúng tôi đưa ra khảo sát tại hai trường Tiểu học Xuân Phú và
Trường Tiểu học Trưng Nhị là:
- Khối 4
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
20
Khoá luận tốt nghiệp
Đọc kỹ bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” – Sgk TV4, Tr 4 và
hãy tìm từ ngữ thể hiện chị Nhà Trò rất yếu ớt.
- Khối 5
“Những ngày thu đã xa” được đặc tả trong hai khổ thơ đầu bài “Đất
nước” (Nguyễn Đình Thi), đẹp mà buồn. Em hãy tìm từ ngữ để nói lên điều
đó.
Chúng tôi thu được kết quả như sau
1.1. Kết quả khảo sát
a. Khối 4
Những từ ngữ thể hiện chị Nhà Trò rất yếu ớt là : Bé nhỏ, gầy yếu, người
bự những phấn như mới lột, (cánh) mỏng, ngắn chùn chùn, (cánh) yếu.
Tiểu học Xuân Phú (70 phiếu)
SL Từ
Lớp

1 2 3 4 5 6
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
4A
35 phiếu
1 2,8 6 17,2 9 25,7 7 20,6 9 25,7 3 8,6
4B
35 phiếu
3 8,6 8 22,8 9 25,7 6 17,2 7 20 2 5,7

Tiểu học Trưng Nhị (64 phiếu)
SL
Từ
Lớp
1 2 3 4 5 6
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
4A1
30 phiếu
1 3,3 1 3,3 6 20 7 23,4 6 20 9 30
4A2
34 phiếu
0 0 2 5,9 9 26,5 8 23,5 6 17,6 9 26,5
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
21
Khoá luận tốt nghiệp
SL Từ
Trường
1 2 3 4 5 6
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
THXP
70 phiếu

4 5,7 14 20 18 25,7 13 18,5 16 22,9 5 7,1
THTN
64 phiếu
1 1,6 3 4,7 15 23,4 15 23,4 12 18,7 18 28,2
b. Khối 5
Những từ ngữ đặc tả “Những ngày thu đã xa” trong hai khổ thơ đầu bài
“Đất nước” (Nguyễn Đình Thi), đẹp mà buồn : mát, trong, gió , hương cốm,
chớm lạnh, xao xác, hơi may, lá rơi.
Tiểu học Xuân Phú (65 phiếu)
SL
Từ
Lớp
3 4 5 6 7 8
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
5A
32 phiếu
1 3,1 2 6,25 7 21,8 7 21,8 10 31,2 5 15,6
5B
33 phiếu
3 8 4 12,1 5 15,1 10 30,3 8 24,3 3 9
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
22
Khoá luận tốt nghiệp
Tiểu học Trưng Nhị (60 phiếu)
SL Từ
Lớp
3 4 5 6 7 8
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
5A1
30 phiếu

0 0 3 10 5 16,7 4 13,3 10 33,3 8 26,7
5A2
30 phiếu
0 0 2 6,7 7 21,2 4 13,3 8 26,7 9 30
SL Từ
Trường
3 4 5 6 7 8
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
THXP
64 phiếu
4 6,1 6 9,2 12 18,5 17 26,1 18 27,7 8 12,3
THTN
60 phiếu
0 0 5 8,3 12 20 8 13,3 18 30 17 28,3
Như vậy ta thấy đối với học sinh lớp 4 số bài tìm được đầy đủ chính xác
số từ ngữ miêu tả Nhà Trò yếu ớt là không cao và không đều nhau giữa các
trường. Cụ thể
Tìm đúng được 1 từ, ngữ
Tiểu học Xuân Phú: 4 bài = 5,7%
Tiểu học Trưng Nhị: 1 bài = 1,6%
Tìm đúng được 2 từ, ngữ
Tiểu học Xuân Phú: 14 bài = 20%
Tiểu học Trưng Nhị: 3 bài = 4,7%
Tìm đúng được 3 từ, ngữ
Tiểu học Xuân Phú: 18 bài = 25,7%
Tiểu học Trưng Nhị: 15 bài = 23,4%
Tìm đúng được 4 từ, ngữ
Tiểu học Xuân Phú: 18 bài = 25,7%
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
23

Khoá luận tốt nghiệp
Tiểu học Trưng Nhị: 15 bài = 23,4%
Tìm đúng được 5 từ, ngữ
Tiểu học Xuân Phú: 16 bài = 22,9%
Tiểu học Trưng Nhị: 12 bài = 18,7%
Tìm đúng được 6 từ, ngữ
Tiểu học Xuân Phú: 5 bài = 7,1%
Tiểu học Trưng Nhị: 18 bài = 28,2%
Số bài tìm được đầy đủ chính xác từ ngữ thể hiện chị Nhà Trò yếu ớt có
sự chênh lệch nhau đáng kể giữa hai trường Tiểu học Xuân Phú và Tiểu học
Trưng Nhị (21,1%).
Một thực tế mà chúng tôi thu được đó là ngoài việc tìm những từ ngữ thể
hiện chị Nhà Trò yếu ớt, các em còn tìm sang cả những từ ngữ thể hiện Nhà
Trò rất nghèo túng, đáng thương. Cụ thể Tiểu học Xuân Phú : 60 bài (85%),
Tiểu học Trưng Nhị : 50 bài (80%)
Như vậy số bài tìm từ chưa chính xác chiếm lớn hơn 80%. Đây là một
thực trạng mà mỗi giáo viên cần lưu tâm.
Nhiều học sinh chưa xác định được ranh giới từ ngữ và câu, có rất nhiều
em đưa ra hẳn một câu chứa từ ngữ cần phát hiện. Cụ thể
“Chị Nhà Trò bé nhỏ lại gầy yếu quá”
(Phương Thảo 4A1 – Tiểu học Trưng Nhị)
“Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ điểm vàng, hai cánh mỏng như
cánh bướm non”
(Nguyễn Hồng Phượng 4A1 – Tiểu học Trưng Nhị)
“Chị ngồi gục đầu bên tảng đá cuội”
(Tiểu học Xuân Phú)
“Hình như cánh yếu quá chưa quen mở, mà cho dù có khoẻ cũng
chẳng bay được xa”
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
24

Khoá luận tốt nghiệp
(Tiểu học Xuân Phú)
Đến lớp 5 thì khả năng phát hiện từ của học sinh cũng tăng lên nhưng
không đáng kể. Cụ thể
Số học sinh tìm đúng đầy đủ các từ ngữ theo yêu cầu của đề bài của
học sinh lớp 5 là 25/125 bài = 20%. Trong đó số bài tìm đúng đầy đủ các từ
ngữ theo cầu của đề bài của học sinh lớp 4 là 23/134 bài = 17%.
Tất cả các bài ở lớp 5 đều tìm được đúng ít nhất là 3 từ. Cụ thể
Tìm đúng được 3 từ, ngữ
Lớp 5 Tiểu học Xuân Phú: 4/65 bài = 6,1%
Lớp 5 Tiểu học Trưng Nhị: 0/60 bài = 0%
Tìm đúng được 4 từ, ngữ
Lớp 5 Tiểu học Xuân Phú: 6/65 bài = 9,2%
Lớp 5 Tiểu học Trưng Nhị: 5/60 bài = 8,3%
Tìm đúng được 5 từ, ngữ
Lớp 5 Tiểu học Xuân Phú: 12/65 bài = 18,5%
Lớp 5 Tiểu học Trưng Nhị: 12/60 bài = 20%
Tìm đúng được 6 từ, ngữ
Lớp 5 Tiểu học Xuân Phú: 17/65 bài = 26,1%
Lớp 5 Tiểu học Trưng Nhị: 8/60 bài = 13,1%
Tìm đúng được 7 từ, ngữ
Lớp 5 Tiểu học Xuân Phú: 18/65 bài = 27,7%
Lớp 5 Tiểu học Trưng Nhị: 18/60 bài = 30%
Tìm đúng được 8 từ, ngữ
Lớp 5 Tiểu học Xuân Phú: 8/65 bài = 12,3%
Lớp 5 Tiểu học Trưng Nhị: 17/60 bài = 28,3%
Ở lớp 5 các em vẫn mắc phải lỗi nhầm lẫn giữa ranh giới từ, ngữ và câu.
Rất nhiều bài các em chép hoàn toàn câu thơ có chứa từ ngữ cần phát hiện.
Phan Thị Hồng K30B - GDTH
25

×