Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

skkn sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong tư duy của học sinh qua nhóm bài “công dân với các vấn đề chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.9 KB, 34 trang )

Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG TƯ DUY CỦA HỌC SINH
QUA NHÓM BÀI: “CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI”
TRONG GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra
ngày càng mạnh mẽ, kéo theo đó giáo dục cũng phát triển không ngừng. Để đáp
ứng kịp thời những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giáo
dục và đào tạo có vai trò to lớn trong việc trực tiếp tham gia bồi dưỡng nguồn lực
con người. Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú
về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực và mục tiêu của công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chính vì vậy, trong văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Giáo dục và
đào tạo phải xác định rõ mục tiêu, thiết kế nội dung, chương trình đổi mới phương
pháp giáo dục, đào tạo, lựa chọn, những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng
cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê - nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn
hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá
trình đào tạo ”
Đến đại hội X vẫn tiếp tục nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đổi mới tổ chức, nội dung, phương pháp và dạy học ”
Điều đó đặt ra yêu cầu cho việc dạy học cần phải tăng cường nhiều hơn nữa
việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học , bậc học, cần phải nghiên
cứu và triển khai việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng
cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề.
Môn Giáo dục công dân có vị trí, vai trò đối với việc hình thành, phát triển
nhân cách học sinh THPT, đó là trực tiếp trang bị thế giới quan, nhân sinh quan,


giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, ở các trường THPT hiện
nay chưa đánh giá đúng vai trò của bộ môn này dẫn đến việc thiếu quan tâm của
gia đình, nhà trường, xã hội cũng như ý thức học tập của học sinh về bộ môn này
chưa cao. Bên cạnh đó, việc học tập của học sinh còn mang nặng tích chất đối phó
với các kỳ thi, chạy theo bằng cấp mà ít chú ý đến việc phát triển nhân cách toàn
diện cũng như năng lực vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn. Đối với
cấp THPT, vấn đề này càng nặng nề vì tâm lý chung của học sinh là muốn học lên
đại học, trong khi đó chỉ tiêu vào học hàng năm chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng số
học sinh tốt nghiệp THPT. Từ đó dẫn đền xu hướng học lệch, học tủ, nhằm mục
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 1
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
đích đối phó với các kỳ thi, các em chỉ đầu tư thời gian, tâm huyết vào các môn
chính hay các môn thi tốt nghiệp, đại học sau này. Đó là lý do các em bỏ qua hay
học đối phó môn Giáo dục công dân là một thực trạng đang diễn ra ở trường
THPT. Trong khi đó các kỳ thi diễn ra chỉ giới hạn ở một số môn học, cũng như
không kiểm tra toàn diện tri thức và có những hạn chế trong việc kiểm tra năng lực
vận dụng tri thức một cách sáng tạo trong các tình huống gắn với thực tiễn. Thực
tế học lệch, chạy theo điểm số đối với một số học sinh hiện nay cho thấy nhận
thức của không ít phụ huynh, học sinh về tầm quan trọng của việc trang bị thế giới
quan, nhân sinh quan, giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh đang bị xem nhẹ.
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là thế hệ trẻ được đào tạo trong trường
phổ thông mang tính thụ động cao, hạn chế khả năng sáng tạo và năng lực vận
dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt các
em chưa có hiểu biết đủ về các vấn đề chính trị - xã hội, đường lối chủ trương,
chính sách củ Đảng, Nhà nước; chưa có ý thức tạo dựng niềm tin, đóng góp vào
việc giải quyết các vấn đề này. Điều đó có nghĩa là giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ
mục tiêu đặt ra là “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,

thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng
tạo ”
Xuất phát từ những lý do trên và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn
Giáo dục công dân trong trường THPT, để học sinh nhận thức về môn Giáo dục
công dân một cách hiệu quả hơn. Và nhằm nâng cao hiểu biết về công cuộc xây
dựng CNXH ở nước ta hiện nay và một số chính sách của nhà nước nhằm giải
quyết một số vấn đề trong xã hội. Bên cạnh đó học sinh rèn luyện được những kĩ
năng như tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số vấn đề trong đời sống chính trị - xã
hội, phân biệt sự khác nhau về bản chất giữa nhà nước XHCN với các nhà nước
trước kia, biết thực hiện các quyền dân chủ XHCN và tham gia tuyên truyền chính
sách của Nhà nước. Để từ đó các em tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hình thành ý thức, trách nhiệm của
công dân đối với việc xây dựng, bảo vệ nhà nước chế độ XHCN. Chính vì vậy nên
trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực khác
nhau trong đó có phương pháp dạy học thảo luận nhóm. Với phương pháp này,
giúp phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực diễn đạt, hợp tác, làm việc theo
nhóm của học sinh. Đó là một phấm chất quan trọng của người công dân trong xu
thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày nay.
Bằng những kinh nghiệm của bản thân và thu nhận một số ý kiến đóng góp
từ quý thầy cô trong tổ bộ môn cùng với việc tham khảo ở đồng nghiệp về chất
lượng học tập của học sinh nên tôi đã thực hiện đề tài: “Sử dụng phương pháp
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 2
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong tư duy của học sinh qua
nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong GDCD lớp 11”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận

1.1. Quan niệm mới về tính chất dạy học, chức năng của người dạy và học
Có 2 quan niệm khác nhau về tính chất dạy học, chức năng của người dạy
và người học. Theo quan niệm dạy học truyền thống các tri thức từ sách giáo khoa
được người giáo viên chuyển hóa trực tiếp đến học sinh bằng phương pháp thuyết
trình, đàm thoại và diễn giảng. người học tiếp thu một cách thụ động. Trong khi đó
theo quan niệm dạy học hiện đại người giáo viên truyền thụ kiến thức không chỉ
trong SGK mà còn từ nhiều nguồn khác như: Internet, sách tham khảo…Kết hợp
với sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và thiết bị công nghệ hỗ trợ. Kết
quả là tri thức tác động đến học sinh thông qua nhiều đối tượng, nhiều nguồn tri
thức trở nên phong phú, sinh động.
● Dạy học theo quan niệm truyền thống:
Tri thức Giáo viên Học sinh
(Chủ yếu từ SGK)
Giáo viên là người truyền thụ kiến thức, người học tiếp thu kiến thức
● Dạy học theo quan niệm hiện đại:
Giáo viên

Tri thức Học sinh
(Nhiều nguồn khác nhau)
Bạn
Môi trường học tập
(Đặc biệt chú ý công nghệ thông tin)
1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học hiện đại:
● Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho người học
Trong phương pháp tổ chức, người học là đối tượng của hoạt động dạy đồng
thời là chủ thể của hoạt động học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo
viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ,
chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được
đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiêp quan sát, thảo
luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình từ đó

vừa nắm được kiến thức, kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp làm ra kiến
thức, kỹ năng đó, không đi theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy
tiềm năng sáng tạo.
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 3
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
● Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho người học trong quá
trình dạy học
Phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho
người học không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một
mục tiêu dạy học.
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh chóng với sự bùng nổ thông tin,
khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét vào
đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho học
sinh phương pháp học ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc cao hơn càng phải
được chú trọng.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho học sinh có được phương pháp, kỹ năng , thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho
học sinh lòng ham học, khơi dậy nội lực có trong mỗi con người, kết quả học tập
sẽ được nhân gấp bội. Vì vậy, xu hướng ngày nay là nhấn mạnh mặt hoạt động
học trong quá trình học; nỗ lực tạo sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học
tập chủ động; vấn đề phát triển năng lực tự học cho người học không chỉ tự học ở
nhà sau bài lên lớp mà còn tự học trong mỗi bài học có sự hướng dẫn của giáo
viên và tự học suốt đời.
● Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không đồng
đều khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa
về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết

kế thành một chuỗi công tác độc lập.
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được
hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao
tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con
đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể,
ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng
mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm
của mỗi giáo viên.
Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là trong lúc phải giải quyết
những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để
hoàn thành những nhiệm vụ chung.
Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách
năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ
chức, tinh thần tương trợ…Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học
đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao
động xã hội.
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 4
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện hợp tác xuyên quốc gia; năng lực
hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho
người học.
● Kết hợp đánh giá của giáo viên với sự đánh giá của người học
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của học sinh, mà còn đồng thời tạo điều
kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên.
Trước đây, giáo viên giữ độc quyền đánh giá người học. Trong phương pháp
dạy học tích cực, giáo viên phải hướng dẫn người học phát triển kỹ năng tự đánh

giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan đến điều này, giáo viên cần tạo điều kiện
thuận lợi để người học được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá và điều
chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà
nhà trường phải trang bị cho người học.
Theo hướng phát triển các phương pháp dạy học để đào tạo những con người
năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá không
thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã có mà phải
khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống
thực tế.
Với sự trợ giúp của các thiết bị kỹ thuật, kiểm tra, đánh giá sẽ không còn là một
công việc nặng nhọc đối với giáo viên mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để
linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học.
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai
trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà còn trở thành người thiết kế, tổ
chức hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để người học tự lực
chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ
theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có
vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn bài, giáo viên đã phải đầu tư công sức,
thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động, mới có thể thực hiện bài lên
lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt
động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của người học, giáo viên phải có trình độ
chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng
dẫn các hoạt động của người học mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của
giáo viên.
1.3. Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân
Thảo luận nhóm là gì? Theo tác giả: Phan Trọng Ngọ “ Thảo luận nhóm là
phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành các nhóm nhỏ để tất cả
các thành viên ở trong lớp đều được làm việc, được bàn bạc và trao đổi về một chủ
đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó”.
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 5

Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
Thảo luận nhóm là phương pháp để trao đổi ý kiến với người khác về một vấn
đề nào đó nhằm phát hiện ra mọi khía cạnh của vấn đề với mục đích cuối cùng là
nhóm đạt được một cách hiểu thống nhất về điều đó.
Phương pháp thảo luận nhóm có sự phát triển của phương pháp thảo luận trên
lớp, phương pháp này hiện nay được sử dụng khá phổ biến ở tất cả các môi trường
THPT , trong đó có môn Giáo dục công dân.
Mục đích của phương pháp này là làm tăng tối đa cơ hội để học sinh làm việc
và khả năng của mình, được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết
một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học
Đây là phương pháp dạy học hợp tâm lý con người mọi cá nhân từ nhỏ đến
lớn đều có xu hướng thích sinh hoạt quan hệ và làm việc trong nhóm nhỏ.Trong
đó, cá nhân không những thoải mãn được nhu cầu giao tiềp, có cảm giác an toàn
mà còn xuất hiện những hứơng khởi làm tăng hiệu xuất làm việc do có sự tương
tác mặt đối mặt giữa các thành viên, có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực
và trách nhiệm phải giải thích vấn đề thuộc về từng cá nhân trong nhóm và kĩ năng
xử lí tình huống trong nhóm.
Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính
tích cực, tính chủ thể của người học; mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác
cao giữa các chủ thể đó trong quá trình học tập. Cần kết hợp tốt giữa năng lục
cạnh tranh và năng lực hợp tác của người học. Để sử dụng hiệu quả phương pháp
này, giáo cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm,
xây dựng vị thế cuả người học trong nhóm và trong lớp, hình thành kĩ năng làm
việc nhóm trong học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong khi đánh giá về chất lượng lao động Việt Nam, chủ tịch hiệp hội
Doanh nghiệp Nhật tại Việt nam, ông Atsushi cho rằng đó là “Khi làm việc theo

nhóm, tập thể, tính hợp tác rất kém”. Như vậy, lao động Việt Nam qua đào tạo tại
trường chưa hình thành được những kĩ năng cần thiết để làm việc, đặc biệt là kĩ
năng hợp tác trong làm việc nhóm.
Muốn đạt được các mục đích mà UNESCO đề ra và khắc phục thực trạng yếu
kém về kĩ năng làm việc nhóm, bản thân các em phải hứng thú say mê trong học
tập, rèn luyện kĩ năng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để làm được điều
đó, bản thân giáo viên phải kích thích năng lực tư duy sáng tạo của học sinh qua
các bài học bằng phương pháp mới. Chính vì vậy, tôi đã chọn phương pháp thảo
luận nhóm làm đề tài nghiên cứu của mình.
Theo nghiên cứu của dự án phát triển giáo dục phổ thông và Chiến lược phát
triển giáo dục trong thế kỷ XXI – Kinh nghiệm của các quốc gia, các tác giả đều
khẳng định vai trò tích cực của việc đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 6
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
một số tác giả như: TS Nguyễn văn Cường, GS.TSKH. Bernd Meier…đều đưa ra
các phương pháp dạy học tích cực, có đề cập đến phương pháp thảo luận nhóm
trong quá trình dạy học.
Ngoài ra còn nhiều tác giả khác cũng bàn về phương pháp dạy học tích cực.
Tuy nhiên, chưa có tác giả nào bàn về việc ứng dụng cụ thể phương pháp thảo
luận nhóm trong giảng dạy môn Giáo dục công dân nhóm bài: “Công dân với các
vấn đề chính trị - xã hội”. Trong chuyên đề tôi chỉ giới hạn ở việc tiến hành tìm
hiểu và sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm giảng dạy theo hướng trên.
Đây là công việc tương đối mới về phương pháp dạy học Giáo dục công dân ở
trường THPT. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú nội dung bài học và
đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học trong nhà trường hiện nay.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Những giai đoạn cơ bản của dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm:

Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản.
● Giai đoạn 1: Xây dựng nhiệm vụ cho các nhóm:
Một nhiệm vụ mang tính cộng tác là nhiệm vụ mà người học không thể giải
quyết một mình mà cần thiết phải có sự cộng tác thực sự giữa các thành viên trong
nhóm, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tính độc lập giữa các thành viên. Hơn nữa, giáo
viên cần phải có yêu cầu rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác giữa
các học sinh.
Một nhiệm vụ càng gần với kinh nghiệm cá nhân hoặc với công việc sau này
của người học sẽ có nhiều cơ hội khích lệ người học tham gia hơn. Nhiệm vụ như
vậy cần phải có các đặc trưng sau:
- Phát huy tinh thần trách nhiệm của người học bằng cách trao cho họ quyền
được chọn nhiệm vụ.
- Phải thích đáng trên bình diện cá nhân, xã hội và nghề nghiệp.
- Thể hiện sự thách thức đối với người học.
- Cho phép người học có thể trao đổi thông tin qua lại lẫn nhau.
- Được tiến hành trong một khoảng thời gian vừa đủ.
- Nhiệm vụ rã rang.
Giai đoạn này được thực hiện trong toàn lớp, bao gồm những hoạt động
chính sau:
+ Giáo viên nêu câu hỏi, giao nhiệm vụ cho các nhóm phù hợp với nội dung,
cấu trúc bài dạy.
+ Giới thiệu nội dung chính của giờ học: thông thường giáo viên thực hiện
việc giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ chung cũng như những chỉ dẫn cần thiết, thông
qua thuyết trình, đàm thoại làm mẫu. Đôi khi việc này cũng được giao cho học
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 7
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
sinh trình bày với điều kiện là đã có sự thống nhất và chuẩn bị từ trước của giáo

viên.
● Giai đoạn 2: Chia nhóm và giải quyết vấn đề:
Số lượng người học trong một nhóm thường vào khoảng từ 5 đến 10 (con số
này có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhiệm vụ của nhóm, cơ sở vật chất hiện có,
trình độ của người học, thời gian giành cho nhiệm vụ, …). Thực tế thì mục tiêu
của học tập cộng tác là giúp người học thảo luận, trao đổi ý kiến và chất vấn nhau.
Nếu như có quá ít người trong một nhóm thì chúng ta không chắc là sẽ thu thập
được các quan điểm đa dạng và khác nhau. Ngược lại, nếu số lượng học sinh trong
nhóm quá lớn thì khó có thể cho phép từng thành viên tham gia trình bày quan
điểm của mình hoặc khó có thể quản lý được các ý kiến khác nhau.Vì vậy, việc
chia nhóm là một vấn đề cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng để tránh các hạn chế trên.
Một nhóm lý tưởng là nhóm cho phép mọi thành viên tham gia diễn đạt ý kiến
của mình, bình luận và chất vấn ý kiến của người khác. Sự không đồng nhất giữa
các thành viên trong nhóm cũng là một chỉ tiêu đáng được quan tâm, nó cho phép
sản sinh ra nhiều ý kiến đa dạng hơn một nhóm đồng nhất. Sự không đồng nhất
biểu hiện ở các khía cạnh sau: đặc trưng của từng cá nhân (tuổi, giới tính, đạo đức
xã hội,…), học lực, khả năng nhận thức, tư duy, tổng hợp, kiến thức hiểu biết về
xã hội.
Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp
dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Sau đây là một số cách chia nhóm
theo các tiêu chí khác nhau:
- Các nhóm gồm những người tự nguyện, cùng hứng thú
Cách chia này dễ tạo ra sự tách biệt giữa các nhóm trong lớp, vì vậy cách tạo
lập nhóm như thế này không nên là khả năng duy nhất. Bằng cách đếm số, phát
thẻ, bắt thăm, sắp xếp theo màu sắc,…các nhóm luôn luôn mới sẽ đảm bảo là tất
cả các học sinh đều có thể học tập chung nhóm với tất với tất cả các học sinh khác.
- Các nhóm ngẫu nhiên
Việc chia nhóm ngẫu nhiên có nguy cơ trục trặc sẽ cao. Tuy nhiên, học sinh
phải sớm làm quen với việc đó để thấy rằng cách lập nhóm như vậy là bình
thường.

- Các nhóm cố định trong một thời gian dài theo chỗ ngồi
Sau khi đã quen nhau một thời gian dài thì việc lập các nhóm mới sẽ khó khăn.
Những học sinh khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các học sinh yếu hơn và
đảm nhận trách nhiệm của người hướng dẫn. Tất cả đều được lợi, những học sinh
giỏi đảm nhận trách nhiệm, những học sinh yếu được giúp đỡ.
- Nhóm có học sinh khá để hỗ trợ học sinh yếu
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 8
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
Ngoài việc mất nhiều thời gian thì chỉ có ít nhược điểm, trừ khi những học sinh
giỏi hướng dẫn sai. Những học sinh yếu hơn sẽ xử lý các vấn đề cơ bản, những
học sinh suất xắc sẽ nhận được thêm những bài tập bổ sung. Học sinh có thể tự
xác định mục đích của mình.
- Nhóm với các bài tập khác nhau
Ví dụ, trong khuôn khổ một dự án một số học sinh sẽ kiểm tra tình trạng ô
nhiễm nước của một con sông, một số khác khảo sát số lao động ở địa phương…
Tạo điều kiện cho học sinh học tập theo kinh nghiệm đối với những gì đặc biệt
quan tâm. Thường chỉ có thể được áp dụng trong khuôn khổ một dự án lớn.
- Phân chia học sinh nam và nữ
Có thể thích hợp nếu học về những chủ đề đặc trưng cho con trai và con gái, ví
dụ trong giảng dạy về tình dục, chủ đề lựa chon nghề nghiệp,…Nhưng nếu bị lạm
dụng sẽ dẫn đến mất bình đẳng nam nữ.
Sau khi chia nhóm, giao nhiệm vụ xong giáo viên không nên can thiệp quá sâu
vào nội dung mà chỉ giữ vai trò chỉ dẫn thực sự trong các nhóm về các vấn đề sau:
tổ chức lấy ý kiến, hướng dẫn thảo luận, cung cấp những thông tin cần thiết, theo
dõi ý kiến, quan điểm của mỗi một thành viên, duy trì hướng đi cho các nhóm theo
đúng nhiệm vụ được giao, tránh tình trạng có học sinh làm việc riêng, nói chuyện
trong thời gian này. Đồng thời giáo viên cũng nắm bắt được những khó khăn, lúng

túng của học sinh trong quá trình thảo luận để có sự gợi ý, hỗ trợ kịp thời.
● Giai đoạn 3: Giai đoạn hệ thống hóa kiến thức:
Sau khi viết phương án trả lời ra bảng hoặc ra giấy, nhóm trưởng thay mặt
nhóm đọc kết quả thảo luận trước lớp hoặc viết lên bảng. Giáo viên gọi học sinh
khác nhận xét, bổ sung. Sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh và đưa ra
kết luận cuối cùng. Chỉ ra những kiến thức mà học sinh cần lĩnh hội, đặt vấn đề
cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo trong bài.
2. Vị trí, nhiệm vụ nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong môn Giáo dục công dân lớp 11
GDCD là một môn học, chương trình nội dung các bài được sắp xếp theo một
cấu trúc logic chặt chẽ, được thực hiện theo quy trình tổ chức của quá trình dạy
học. GDCD là một môn học đặc biệt, là một bộ phận của quá trình giáo dục các
giá trị nhân cách (đạo đức, pháp luật, lối sống…) vì mục tiêu của môn học chính là
thực hiện mục tiêu của quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Ở chương trình GDCD lớp 11 các em học 2 phần: phần 1 là “Công dân với
kinh tế”; phần 2 là “Công dân với các vấn đề chính trị xã hội”. Chính vì vị trí quan
trọng của môn GDCD mà nội dung phần 2 có ý nghĩa rất quan trọng trong quá
trình phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, nâng cao nhận thức xã hội ở học sinh,
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 9
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
tạo ra động cơ đúng đắn giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi, thói quen trong hoạt
động và cuộc sống hàng ngày của các em.
Nhiệm vụ của nhóm bài này là nhằm nâng cao hiểu biết về công cuộc xây
dựng CNXH ở nước ta hiện nay và một số chính sách của Nhà nước nhằm giải
quyết một số vấn đề trong xã hội. Bên cạnh đó học sinh rèn luyện được những kỹ
năng như tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số vấn đề trong đời sống chính trị - xã
hội, phân biệt sự khác nhau về bản chất giữa nhà nước XHCN với các nhà nước

trước kia, biết thực hiện các quyền dân chủ XHCN và tham gia tuyên truyền chính
sách của Nhà nước. Để từ đó các em tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hình thành ý thức, trách nhiệm của
công dân đối với việc xây dựng, bảo vệ nhà nước chế độ XHCN.
3. Một số nguyên tắc khi dạy học nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính
trị - xã hội” trong môn Giáo dục công dân lớp 11
Nguyên tắc dạy học có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình dạy học, tức là chỉ
đạo cả hoạt động của thầy và cả hoạt động học của trò một cách hợp quy luật, nói
cách khác, chúng chỉ đạo việc lựa chọn và vận dụng nội dung, phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học nhằm thực hiện được tốt nhất các nhiệm vụ dạy học phù
hợp với mục đích dạy học. Để đạt kết quả cao trong dạy học môn GDCD phần
“Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” cần phải đảm bảo các nhuyên tắc sau:
● Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính
giáo dục.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải trang bị cho học sinh hệ
thống những tri thức khoa học cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực xã hội và chính trị
thông qua hệ thống khái niệm, quy luật,…phải giúp học sinh tiếp cận với những
phương pháp học tập, nhận thức và phương pháp nghiên cứu khoa học ở những
mức độ khác nhau, hình thành được thói quen và suy nghĩ, làm việc một cách
khoa học, nghiêm túc thông qua việc thảo luận nhằm giải quyết các vấn đề chính
trị - xã hội ở nước ta hiện nay. Thông qua đó mà dần dần hình thành cơ sở của thế
giới quan khoa học, tình cảm, niềm tin vào Đảng, vào chế độ, hình thành những
phẩm chất đạo đức cao quý của con người XHCN.
Như vậy có nghĩa là bằng bản thân những tri thức khoa học chân chính, chính
xác, bằng phương pháp và tổ chức nắm những tri thức đó, chúng ta bồi dưỡng cho
học sinh một cách có hệ thống những quan điểm đối với tự nhiên, xã hội và tư
duy, những phẩm chất đạo đức như ý thức làm chủ tập thể, ý thức lao động, lòng
yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản và những tình cảm trong sáng…Ngược lại,
chính những quan điểm, phẩm chất, tình cảm này một khi đã đi vào học sinh thì
chúng ta sẽ có tác dụng thúc đẩy các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 10
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong giảng dạy là
đảm bảo sự thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng lực trong nhân cách học
sinh.
● Nguyên tắc thứ 2 là trong khi dạy học môn GDCD phải đảm bảo sự
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. (nguyên tắc này xuất phát từ Lý luận nhận
thức của Chủ nghĩa Mác – Lênin)
Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên trong quá trình dạy học phải tổ chức, điều
khiển học sinh nắm vững chắc hệ thống tri thức lý thuyết khoa học, thấy được tác
dụng của những tri thức này đối với thực tiễn đồng thời hình thành cho học sinh
kỹ năng vận dụng tri thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn.
Để thực hiện nguyên tắc này trong dạy học nhóm bài: “Công dân với các vấn
đề chính – trị xã hội”, cần phải:
- Khi soạn giáo án, cần khai thác thực tiễn địa phương để làm phong phú bài
giảng như: số liệu mới nhất về dân số ở nước ta, các con sông, các nhà máy tại địa
phương bị ô nhiễm…
- Về nội dung dạy học, cần làm cho học sinh thấy rõ các khoa học nảy sinh là
do nhu cầu của thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn. Chỉ ra sau khi học các bài
này các em có thể nêu ra những hành động cụ thể mà bản thân em đã thực hiện tại
gia đình, địa phương, nhà trường.
Ví dụ: Sau khi học xong bài: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường và
Chính sách quốc phòng và an ninh. Học sinh có thể nêu ra được những hành động
cụ thể mà bản thân đã thực hiện để bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia…
● Thứ 3, nguyên tắc dạy học đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác,
tích cực, độc lập của học sinh dưới tác động chủ đạo của giáo viên.
Xuất phát từ tính quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy và học, nguyên tắc

này đòi hỏi trong hoạt động dạy học phải phát huy tính tự giác, tính tích cực, tính
độc lập của học sinh dưới tác dụng chủ đạo của giáo viên trong một khâu của quy
trình dạy học. Ba phẩm chất nói trên liên quan mật thiết với nhau: tính tự giác là
cơ sở để hình thành tính tích cực; tính tích cực phát triển đến mức nào đó thì làm
nảy sinh tính độc lập. Như vậy tính độc lập chứa đựng trong nó tính tích cực và
tính tự giác. Chúng được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng chủ đạo của
giáo viên.
Vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học được thể hiện ở sự tổ
chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh học tập chứ không làm thay hoạt động học
tập nhận thức của học sinh. Để thực hiện nguyên tắc này cần phải:
- Giáo dục học sinh ý thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, nhiệm vụ học tập, từ đó có
động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Việc khen thưởng, phê bình, khiển trách cũng
có tác dụng lớn đối với nhóm có kết quả thảo luận tốt hoặc cá nhân học sinh trình
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 11
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
bày ý kiến của nhóm hay, suất xắc. Vì vậy cần phải sử dụng phương pháp này kịp
thời, đúng mức, có tác dụng sâu sắc.
- Cá nhân được trình bày suy nghĩ của mình, được ghi nhận ý kiến và được phát
biểu ý kiến trước tập thể lớp. Đặc biệt, ở những câu hỏi thảo luận chung để giải
quyết các vấn đề chính trị - xã hội.
Đảm bảo toàn bộ các nguyên tắc dạy học hợp lại thành một hệ thống có lien
quan mật thiết với nhau, thâm nhập vào nhau và hỗ trợ lẫn nhau, sẽ giúp cho giáo
viên dạy học môn GDCD phần “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” đạt
hiệu quả cao.
4. Một số đặc điểm giáo viên cần lưu ý khi áp dụng phương pháp thảo luận
nhóm để giảng dạy nhóm bài “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong môn GDCD lớp 11.

- Về lựa chọn chủ đề thảo luận: Chủ đề thảo luận phải là những nội dung cơ bản,
trọng tâm, đồng thời là những tình huống có vấn đề, hấp dẫn buộc học sinh phải
động não.
Ví dụ: Khi dạy bài 11 và bài 12: Chính sách dân số và giải quyết việc làm
(GDCD – 11) và bài: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD – 11) .
Giáo viên có thể nêu chủ đề cho học sinh thảo luận như sau: “Nếu là đại biểu quốc
hội em sẽ có đề xuất ý kiến như thế nào để giảm tỷ lệ gia tăng dân số và nâng cao
chất lượng dân số hoặc tạo ra nhiều việc làm ở nước ta hiện nay”; “Hãy thảo
luận nhóm để giải thích vì sao tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay đang
bị cạn kiệt và ô nhiễm”.
- Để đảm bảo chất lượng của quá trình thảo luận cũng như chất lượng của giờ
lên lớp, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc trước bài học và những vấn đề cần
lưu ý, nếu cần có thể giao bài tập nhóm về nhà để các em có thời gian chuẩn bị
trước.
- Khi xây dựng câu hỏi thảo luận cần lưu ý tới tính chất thực tế của vấn đề,
không nên tham nhiều nội dung bởi nếu kết hợp nhiều nội dung trong một câu hỏi
thảo luận sẽ gây ra sự nhàm chán, mất thời gian hoặc có thể vấn đề không được
giải quyết triệt để sẽ phá vỡ kết cấu bài giảng.
- Câu hỏi thảo luận không quá đơn giản nhưng cũng không mang tính chất
thách đố học sinh, môi trường học tập phải tạo ra được sự thoải mái ngay từ đầu
giữa học sinh và giáo viên.
- Giáo viên khi thực hiện điều phối lớp học phải là người có nhiều kinh
nghiệm thực tế và chắc về lý luận để có thể tóm lại vấn đề. Khi nội dung có khả
năng vượt ra ngoài tầm kiểm soát, giáo viên cần phải sử dụng câu hỏi hướng học
sinh quay trở lại nội dung. Đôi khi mâu thuẫn trong thảo luận có thể dẫn đến xung
đột cá nhân, lúc này giáo viên phải đóng vai trò là người hòa giải, mời các cá nhân
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 12
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”

trong Giáo dục công dân lớp 11
này ra góc riêng và ghi lại những ý kiến của từng em để có thể giải quyết triệt để
và tiếp tục nội dung theo kế hoạch định sẵn.
- Giáo dục công dân là một môn học có tính thực tiễn cao, ứng dụng rất nhiều
trong các lĩnh vực của đời sống. Do đó, trong quá trình dạy học giáo viên không
nên chỉ trình bày lý thuyết một chiều mà cần nêu các vến đề, đặt ra các câu hỏi,
tình huống để học sinh vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân học
được từ lý thuyết, từ thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề đặt ra. Ngoài ra
việc giảng dạy môn Giáo dục công dân không dừng ở mức độ hiểu mà còn phải
giúp các em vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng, khái niệm, phạm
trù, quy luật, nguyên nhân…hay vận dụng cho chính bản thân mình trong trong
thực tế. Để làm được những điều này, tôi thiết nghĩ việc áp dụng phương pháp dạy
học tình huống là cần thiết.
Phương pháp này đòi hỏi không gian rộng nhưng trên thực tế thì ở các trường
THPT hiện nay, việc sử dụng phương pháp này còn nhiều hạn chế, đồng thời do
thời gian hạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lí và học
sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả. Cần nhớ rằng, trong
hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan
trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên
trong nhóm. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng
tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất cho đổi mới phương pháp dạy
học và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi
mới.
Thực hiện phương pháp này mất nhiều thời gian để chuẩn bị và tiến hành cuộc
thảo luận. Vì vậy, giáo viên dạy cần phải cân nhắc giữa việc bảo đảm mục tiêu bài
học với thời gian quy định.
Như vậy, thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực,
được sử dụng thường xuyên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay. Phương pháp này, phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực diễn đạt, hợp
tác, làm việc theo nhóm của học sinh - một phẩm chất quan trọng của người công

dân trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày nay. Tuy nhiên, đây là một phương
pháp khó và để vận dụng thành công phương pháp này, giáo viên cần nắm vững
kiến thức, có quy trình thảo luận khoa học cùng với nghệ thuật sư phạm. Bên cạnh
đó, cần phải có điều kiện về cơ sở vật chất thuận lợi và sự kết hợp linh hoạt
phương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp dạy học khác.
Trên đây là một số đặc điểm cần lưu ý khi áp dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và dạy học môn Giáo dục
công dân nhóm bài “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” nói riêng. Nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân trong trường THPT. Mỗi
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 13
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
thầy cô giáo sẽ có sự lựa chọn phương pháp dạy học riêng tùy theo nội dung, yêu
cầu bài học. Lựa chọn và kết hợp phương pháp đúng sẽ mang lại kết quả cao cho
quá trình dạy và học. Để làm được điều này đòi hỏi năng lực sư phạm của thầy cô,
tất yếu mỗi thầy cô phải không ngừng học tập, bồi dưỡng, rèn luyện tri thức, đạo
đức, năng lực giảng dạy; thường xuyên đổi mới phương pháp, nội dung để dạy học
môn Giáo dục công dân đạt chất lượng cao.
5. Thiết kế một số bài giảng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong
Giáo dục công dân lớp 11 phần “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
Bài 12:
CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(1 tiết)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Hiểu được thực trạng tài nguyên, môi trường; phương hướng và biện pháp
cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
2.Về kĩ năng
- Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền thực hiện chính sách tài nguyên và
bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết cách đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong
việc thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường.
3. Về thái độ hành vi
- Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
của Nhà nước.
- Phê phán và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi
trường.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh ảnh minh hoạ tình hình tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
- Sơ đồ, bảng biểu minh hoạ cho việc tài nguyên thiên nhiên và môi trường
đang bị phá huỷ.
- Máy tính, máy chiếu
III/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, giảng giải, trực quan
- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
IV/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 14
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
- Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
V/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra kiến thức bài cũ
Câu 1: Trình bày phương hướng cơ bản nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước
ta hiện nay?
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc làm là sự
gia tăng dân số”. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?
3. Giảng bài mới
Giáo viên chiếu cho học sinh xem 2 đoạn phim ngắn nói về thực trạng tài
nguyên rừng và môi trường . Sau khi xem song GV gọi HS nhận xét về đoạn phim
đó.
GV nhận xét vào bài
Tài nguyên, môi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi con
người và sự phát triển của xã hội. Trên thế giới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi
trường đã trở thành vấn đề nghiêm trọng. Cứu lấy trái đất nhiệm vụ chung của
nhân loại.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh đọc thêm.
Và để HS nắm được nội dung mục tiêu, phương
hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo
vệ môi trường thì GV nêu khái quát về tình hình
tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.
GV kết luận: Tài nguyên, môi trường nước ta
phong phú, thuận lợi cho việc phát triển đất nước.
Nhưng đáng lo ngại hiện nay là tài nguyên đang
có nguy cơ bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm,
ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và sức
khỏe của con người.
GV chuyển ý:
Để giải quyết những vấn đề trên, Đảng Nhà
nước ta đã đề ra những mục tiêu, phương hướng

để bảo vệ tài nguyên, môi trường như thế nào?
Hoạt động 2
GV tổ chức cho học sinh thảo luận lớp
Câu hỏi: Em suy nghĩ như thế nào về vấn đề
khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi
trường trong điều kiện nước ta còn khó khăn,
đang thực hiện CNH – HĐH đất nước?
1.Tình hình tài nguyên, môi
trường nước ta hiện nay.
(Đọc thêm)
2.Mục tiêu, phương hướng cơ
bản của chính sách tài nguyên
và bảo vệ môi trường.
a. Mục tiêu
- Sử dụng hợp lí tài nguyên
- Bảo vệ môi trường
- Bảo tồn đa dạng sinh học
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 15
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
HS thảo luận và trả lời
GV nhận xét, chốt ý
Để thực hiện CNH – HĐH đất nước chúng ta
cần phải có nhiều nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp, kể cả xuất khẩu để có vốn cho đầu
tư phát triển…nhưng do những nguyên nhân
khách quan và chủ quan ở nước ta hiện nay, tài
nguyên suy giảm, môi trường ô nhiêm nên phải

áp dụng công nghệ hiện đại, khai thác, sử dụng có
kế hoạch, tiết liệm, hiệu quả để bảo vệ tài nguyên,
môi trường và phát triển bền vững.
GV hỏi: Em hiểu thế nào là bảo tồn đa dạng sinh
học?
Đa dạng hóa sinh học là sự phong phú về nguồn
gen, giống loài động thực vật và hệ sinh thái.
GV phân tích nội dung và kết luận
GV chuyển ý:
Để đạt được những mục tiêu trên thì nhà nước ta
đã đưa ra những phương hướng cơ bản nào?
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận
Nhóm 1: Hãy nêu những hình thức giáo dục
tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ
tài nguyên môi trường cho mọi người?
Nhóm 2: Nhà nước đã áp dụng những biện pháp
gì để phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện
môi trường, bảo tồn thiên nhiên?
Nhóm 3: Khoa học và công nghệ có tác động như
thế nào đối với môi trường?
Nhóm 4: Hãy nêu một vài biện pháp nhằm khai
thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên?
HS tiến hành thảo luận (thời gian 5 phút)
Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày kết
quả, nhóm khác nhận xét (nếu có).
GV nhận xét, giải thích thêm
- Nhà nước tạo điều kiện để mọi người dân tiếp
nhận thông tin về môi trường, xây dựng nếp sống
vệ sinh tiết kiệm, đẩy mạnh các phong trào quần

chúng tham gia bảo vệ môi trường. Đây là
phương hướng quan trọng nhất vì nó có tác động
- Từng bước nâng cao chất
lượng môi trường
- Góp phần phát triển kinh
tế - xã hội bền vững, nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân
dân.
b. Những phương hướng cơ
bản
- Tăng cường công tác quản lý
của Nhà nước
- Thường xuyên giáo dục, tuyên
truyền xây dựng trách nhiệm
bảo vệ tài nguyên, môi trường
cho nhân dân.
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 16
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
trực tiếp vào ý thức của người dân, làm cho họ
hiểu rằng bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ
chính cuộc sống của mình , vì vậy mà họ sẽ có ý
thức bảo vệ môi trường
- Đó không phải là vấn đề của riêng một nước
nào mà là vấn đề có tính chất toàn cầu. Chính vì
vậy mà các quốc gia phải hợp tác, liên kết với
nhau cùng giải quyết các vấn đề môi trường
- Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo

vệ môi trường thì nhà nước ta cũng phải đề ra các
biện pháp để ngăn chặn ô nhiễm, nâng cao chất
lượng môi trường như:
+ Phủ xanh đất trống đồi núi trọc để tăng độ che
phủ rừng .
+ Bảo vệ động thực vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng (xây dựng vườn quốc gia, khu bảo
tồn…)
+ Khai thác thủy hải sản phải nuôi trồng giống
mới…
- Chúng ta cần phải chấm dứt tình trạng khai thác
bừa bãi gây lãng phí tài nguyên rừng, suy thoái tài
nguyên đất, thường xuyên cải tạo nguồn nước và
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường…
- Để xử lí rác thải,khai thác tài nguyên thiên
nhiên và các hậu quả do việc ô nhiễm môi trường
gây ra thì con người không ngừng phát minh ra
những phương tiện kĩ thuật hiện đại.Chính như
vậy mới có thể sử dụng tiết kiệm nguồn tài
nguyên và làm cho môi trường xanh sạch đẹp.
GV kết luận, chuyển ý:
Trên đây là những phương hướng cơ bản của
chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, để
thực hiên chính sách này có hiệu quả thì phụ
thuộc rất nhiều vào trách nhiêm cuả công dân.
Chúng ta đi vào phần tiếp theo.
Hoạt động 3:
HS thảo luận lớp
Câu hỏi: Hãy kể những hoạt động bảo vệ tài
nguyên và môi trường mà em biết hoặc trực tiếp

tham gia? Cho biết ý nghĩa của hoạt động đó?
HS trình bày ý kiến cá nhân
GV liệt kê ý kiến lên bảng phụ để HS tiện theo
dõi.
- Coi trọng nghiên cứu khoa
học và công nghệ, mở rộng hợp
tác quốc tế, khu vực.
- Chủ động phòng ngừa, ngăn
chặn ô nhiễm, cải thiện môi
trường, bảo tồn thiên nhiên.
- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên
- Áp dụng công nghệ hiện đại
để khai thác tài nguyên và sử lý
chất thải.
3.Trách nhiệm của công dân
đối với chính sách tài nguyên
và bảo vệ môi trường.
- Chấphành chính sách và pháp
luật về bảo vệ tài nguyên và
môi trường
- Tích cực tham gia các hoạt
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 17
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
- Tiết kiệm điện, nước
- Giữ gìn vệ sinh lớp học, nơi ở…
- Tham gia công trình thanh niên ở trường, địa

phương
- Tham gia dọn vệ sinh sạch sẽ vào những ngày
chủ nhật xanh, chiến dịch hoa phượng đỏ…
- Tham gia giờ trái đất…
GV đặt câu hỏi: Là học sinh đang ngồi trên ghế
nhà trường em phải làm gì để bảo vệ môi trường?
HS lần lượt trả lời
GV nhận xét, chốt lại kiến thức
- Tham gia tuyên truyền chính sách tài nguyên và
bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản
than, như: phân phát tờ rơi, vẽ tranh, biểu diễn
văn nghệ, thuyết trình,… để tuyên truyền về
chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi
gây hại cho tài nguyên, môi trường…
GV kết bài:
Bảo vệ tài nguyên, môi trường là yêu cầu bức
thiết của toàn nhân loại nói chung và Việt Nam
nói riêng. Có ý nghĩa đối với cả hiện tại và tương
lai, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân ta.
động bảo vệ môi trường ở địa
phương và nơi mình hoạt động
- Vận động mọi người cùng
thực hiện, đồng thời chống các
hành vi vi phạm pháp luật về tài
nguyên và bảo vệ môi trường
4. Củng cố:
Hãy chọn đáp án đúng
1. Cách xử lí rác thải nào dưới đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất

a. Đốt và xả khí lên cao b. Chôn sâu
c. Đổ tập trung vào bãi rác d. Phân loại và tái chế
2. Vấn đề nào dưới đây được đặc biệt chú ý ở nước ta do tác động lâu dài của
nó đối với chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững.
a. Phát triển đô thị b. Phát trriển chăn
nuôi gia đình
c. Giáo dục và rèn luyện thể chất cho thế hệ trẻ d. Giáo dục môi
trường cho thế hệ trẻ
3. Tình hình tài nguyên đất đai, động thực vật ở nước ta là:
a. Đất nông nghiệp bình quân theo đầu người thấp
b. Đất của ta nói chung màu mỡ thuận lợi cho việc trồng trọt
c. Hiện nay đất đang bị xói mòn nghiêm trọng
d. Tất cả các đáp án trên
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 18
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
4. Hiện nay tài nguyên đất đang bị xói mòn nghiêm trọng là do:
a. Chặt phá rừng, khai hoang bừa bãi, thiếu tính toán khi xây dựng khu
kinh tế mới
b. Mưa lũ, hạn hán
c. Thiếu tính toán khi xây dựng khu kinh tế mới
d. Câu b và câu c đúng
5. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta là:
a. Khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế
b. Sử dụng hợp lí tài nguyên, ngăn chặn tình trạng huỷ hoại đang diễn ra
nghiêm trọng.
c. Cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để
gây hại cho môi trường

d. Sử dụng hợp lí tài nguyên, cả thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng
huỷ hoại đang diễn ra nghiêm trọng, tránh xu hướng chạy theo lợi ích
trước mắt để gây hại cho môi trường.
5. Dặn dò:
1. Học sinh về làm bài tập trong SGK
2. Chuẩn bị bài 13: “Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ,
văn hóa”.
Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ
(3tiết)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này học sinh cần:
1.Về kiến thức
- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục – đào tạo ở
nước ta hiện nay
- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công
nghệ ở nước ta hiện nay.
- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ, chính sách văn hóa của Nhà nước.
2. Về kĩ năng
- Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ, chính sách văn hóa, phù hợp với khả năng của bản thân .
- Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính
sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, chính sách văn hóa.
3. Về thái độ
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 19
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong

tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
- Tin tưởng, ủng hộ chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ,
chính sách văn hóa của Nhà nước.
- Có ý thức phê phán những việc làm vi phạm chính sách giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ, chính sách văn hóa của Nhà nước.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh ảnh, sơ đồ, phim tư liệu minh hoạ theo từng vấn đề trong bài
- Máy chiếu, máy tính
III/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp giảng giải
- Đàm thoại
- Thảo luận nhóm
IV/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo.
- Nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ.
- Nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
V/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2) Kiểm tra kiến thức bài cũ:
Hãy chọn đáp án đúng trong các gợi ý sau:
Bảo vệ tài nguyên, môi trường có nghĩa là:
a. Giữ nguyên tình trạng hiện hành
b. Chỉ khai thác, sử dụng tài nguyên có thể phục hồi được
c. Nghiêm cấm tất cả các ngành sản xuất có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường
d. Sử dụng hợp lí tài nguyên, cải thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng hủy hoại
nghiêm trọng tài nguyên, môi trường đang diễn ra chỉ vì lợi ích trước mắt.
Đáp án: d
3) Giảng bài mới

Ngay sau khi giành được độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “một dân tộc dốt
là một dân tộc yếu”. Thật vậy, muốn đưa dân tộc ta sánh vai với các nước thì phải
nâng cao sự hiểu biết của mọi người, phát huy những giá trị truyền thống của dân
tộc, tiếp thu được những thành tựu tiên tiến của KHKT đó chỉ có thể là sự
nghiệp của văn hoá, GD&ĐT, KH&CN. Tìm hiểu chính sách của Đảng và nhà
nước ta nhằm phát triển những lĩnh vực trên.
Tiết 1: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1
Luật giáo dục 2005 điều 9: “Phát triển giáo dục
là quốc sách hàng đầu”
Luật giáo dục 2005 điều 13 : “Đầu tư giáo dục
là đầu tư phát triển”
1. Chính sách giáo dục và đào
tạo
a) Nhiệm vụ của giáo dục và
đào tạo:
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 20
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
H: Theo em, giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ
gì? Vì sao giáo dục và đào tạo được coi là quốc
sách hàng đầu?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt lại
H: Dân trí là gì? Tại sao phải nâng cao dân trí?
- Dân trí là khái niệm chỉ về mức độ hiểu biết,
về trình độ nhận thức của người dân trong một
nước.

Nếu không nâng cao dân trí sẽ tụt hậu, và không
hội nhập được với thế giới. Một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu, dân trí thấp là tụt hậu không
thể hội nhập với văn minh nhân loại nên khi
thực dân Pháp xâm lược nước ta chúng đã thực
hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, đàn áp
và bóc lột, chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường
học. Theo thống kê cứ 3245 trẻ em mới có một
trường học mà cứ 1000 dân thì có một nhà tù
(Trung tâm lưu trữ quốc gia III, phông bộ giáo
dục, hồ sơ 146) hậu quả làm cho 95% dân số
nước ta không biết đọc, không biết viết.
GV cho HS xem phim và kết luận
Các phong trào diệt dốt năm xưa, sau là bình
dân học vụ, bổ túc văn hóa, đến nay là giáo dục
thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc
nâng cao dân trí; làm cho trình độ dân trí của
nước ta được nâng lên, là cơ sở vững chắc cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Nhân lực là nguồn lao động con người mà
không máy móc nào thay thế được bao gồm tất
cả mọi người, từ người làm nghề lao động đơn
giản, đến đội ngũ chuyên gia và những nhà quản

H: Nguồn nhân lực của nước ta hiện nay như
thế nào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực?
Nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn chưa theo
kịp nhu cầu phát triển, tổ chức nhân lực thế giới

đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt
Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm, chất lượng nguồn
nhân lực của chúng ta chưa cao. Vì vậy chúng ta
phải đào tạo ra đội ngũ người lao động có tay

+ Nâng cao dân trí
+ Đào tạo nhân lực
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 21
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
ti: S dng phng phỏp tho lun nhúm nhm phỏt huy tớnh tớch cc trong
t duy ca hc sinh qua nhúm bi: Cụng dõn vi cỏc vn chớnh tr - xó hi
trong Giỏo dc cụng dõn lp 11
ngh khc phc tỡnh trng lao ng gin n
ca nc ta hin nay.
GV cho HS xem hỡnh nh minh ha
Bờn cnh ú chỳng ta phi o to i ng
chuyờn gia, nhng ngi tinh thụng, chuyờn sõu
v mt ngnh chuyờn mụn khoa hc, k thut.
V o to ra i ng nhng ngi qun lớ gii.
H: Nh nc bi dng nhõn ti nh th no?
- Cú ch thi, tuyn sinh bi dng nng
khiu, nhõn ti riờng.
- Hng nm nh nc cú gii thng nhõn ti
t Vit, gii thng nhõn ti t Vit l ni
tụn vinh hng nghỡn nhõn ti trờn mi min t
nc nhiu lnh vc nh: cụng ngh thụng tin,
khoa hc t nhiờn, y t, giỏo dc, bu chớnh
vin thụng
Hot ng 2
GV cho HS tho lun nhúm

Nhúm 1: Lm th no nõng cao cht lng,
hiu qu giỏo dc v o to? Cho vớ d?
Nhúm 2: Ti sao chỳng ta cn m rng quy mụ
giỏo dc? Cho vớ d minh ha?
Nhúm 3: Nh nc u tiờn cho giỏo dc bng
nhng hỡnh thc no? Liờn h a phng em?
Nhúm 4: Vic thc hin cụng bng xó hi trong
giỏo dc nhm mc ớch gỡ? Nh nc ó thc
hin nh th no?
Nhúm 5: Em hiu th no l xó hi hoỏ giỏo
dc? a phng em ó lm c iu ú
cha?
Nhúm 6: Vic tng cng hp tỏc vi Quc t
em li nhng mt tớch cc no? Cho vớ d
minh ho?
HS tho lun theo nhúm
i din cỏc nhúm bỏo cỏo
HS cỏc nhúm khỏc nhn xột, b sung
GV nhn xột, ging gii v kt lun
GV lu ý:
Nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục và
đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực con
ngời. Đảng, Nhà nớc ta xác định : Giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu và coi đầu t cho
giáo dục là đầu t cho phát triển.
+ Bi dng nhõn ti
b) Phng hng c bn
phỏt trin giỏo dc v o to:
- Nõng cao cht lng hiu qu
giỏo dc v o to

- M rng quy mụ giỏo dc
- u tiờn u t cho giỏo dc
- Thc hin cụng bng xó hi
trong giỏo dc
- Xó hi húa s nghip giỏo dc
- Tng cng hp tỏc quc t
v giỏo dc v o to
GVTH: Li Th Ngc Xuyn Trang 22
n v: Trng THPT chuyờn Lng Th Vinh
ti: S dng phng phỏp tho lun nhúm nhm phỏt huy tớnh tớch cc trong
t duy ca hc sinh qua nhúm bi: Cụng dõn vi cỏc vn chớnh tr - xó hi
trong Giỏo dc cụng dõn lp 11
Kt lun: GD&T l hot ng cú mc ớch
ca xó hi nhm o to, bi dng v phỏt
trin mi con ngi v th cht, trớ lc v nhõn
cỏch, gúp phn giỏo dc con ngi Vit Nam
phỏt trin ton din, ỏp ng yờu cu ca s
nghip xõy dng v bo v T quc.
* Liờn h trỏch nhim ca bn
thõn hc sinh
4. Cng c bi hc:
GV dựng s cng c bi hc
* S h thng húa chớnh sỏch giỏo dc v o to
HS lm bi tp
Hóy ch ỏp ỏn ỳng:
Cõu 1. Giỏo dc v o to nc ta c coi l quc sỏch hng u vỡ:
A. Cú vai trũ quan trng nhm gi gỡn, phỏt trin v truyn bỏ vn minh nhõn
loi
B. L mt trong nhng ng lc quan trng thỳc y cụng nghip húa hin i
húa

C. L iu kin phỏt huy ngun lc con ngi
Cõu 2. Giỏo dc v o to hin nay nc ta cú nhim v:
A. Nõng cao dõn trớ, o to nhõn lc, bi dng nhõn ti
B. Xõy dng v bo t quc
GVTH: Li Th Ngc Xuyn Trang 23
n v: Trng THPT chuyờn Lng Th Vinh
Chính sách giáo dục và đào
tạo
Phng hng c bn
Nhim v
Ưu
tiên
đầu
t
cho
giáo
dục
Mở
rộng
quy

Thực
hiện
công
bằng
xã hội
trong
giáo
dục
Nâng

cao
chất
l-
ợng,h
iệu
quả
Nõng
cao
dõn trớ
Đào
tạo
nhân
lực
Bồi
dỡng
nhân
tài
Trách nhiệm công dân

hội
hóa
sự
nghiệp
giáo
dục
Tăng
cờng
hợp
tác
quốc

tế
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
C. Giúp cho đất nước phát triển trên con đường hội nhập
D. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
Câu 3. Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển thì GD&ĐT cần phải
A. Đào tạo được nhiều nhân tài trong lĩnh vực giáo dục
B. Đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự
nhiên, khoa học kĩ thuật, khoa học xã hội và nhân văn
C. Đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật
D. Đào tạo được nhiều nhân tài trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập 1, 2 trang 109
- Chuẩn bị tiết 2 Chính sách khoa học và công nghệ
Bài 14: CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này học sinh cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Nêu được những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an
ninh ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách quốc
phòng và an ninh của đất nước.
2. Về kỹ năng:
Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện tốt chính sách quốc phòng và an
ninh phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Về thái độ:
Tin tưởng, ủng hộ chính sách quốc phòng và an ninh của nhà nước, sẵn sàng
tham gia giữ gìn trật tự, an ninh và bảo vệ Tổ quốc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Tranh ảnh, băng hình về việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong chiến
tranh và hiện nay của các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ.
III. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Đàm thoại
- Thảo luận
IV. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC BÀI HỌC
Trọng tâm của bài này là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và những phương hướng
cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh.
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 24
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Đề tài: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong
tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
trong Giáo dục công dân lớp 11
Làm cho học sinh hiểu: Nội dung của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Tại sao phải
tăng cường quốc phòng và an ninh? Làm thế nào để tăng cường quốc phòng và an
ninh?
V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra kiến thức bài cũ:
Câu hỏi: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục đào tạo,
khoa học công nghệ, văn hoá?
3. Giảng bài mới:
Bác Hồ đã dạy “các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng
nhau giữ nước”. Lịch sử đã chứng minh rằng dựng nước gắn liền với giữ nước là
quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Ngày nay nhân dân ta đang xây dựng
đất nước trong hoà bình. Nhưng các thế lực thù địch vẫn luôn dùng mọi âm mưu,
thủ đoạn tinh vi để phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.
Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ vững chắc thành quả mà cha ông ta để lại?
Vai trò của quốc phòng và an ninh là gì?
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

Hoạt động 1:
GV hướng dẫn học sinh đọc thêm
Một đất nước muốn ổn định, phát triển thì phải
ổn định về chính trị, vững chắc trong nhiều lĩnh
vực. Trong đó quốc phòng - an ninh là then chốt.
GV nói về tiềm lực an ninh quốc phòng biển đảo
Việt Nam
GV hỏi: Vì sao trong tình hình hiện nay, chúng ta
phải tăng cường quốc phòng an ninh?
GV hướng dẫn HS về nhà đọc thêm để HS nắm
được vai trò, nhiệm vụ của QPAN
Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chúng ta
cần phải thực hiện những phương hướng cơ bản
nào?
Hoạt động 2
GV cho học sinh thảo luận nhóm
Nhóm 1: Vì sao phải kết hợp quốc phòng với an
ninh? Hãy phân tích.
Nhóm 2: Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc
phòng và an ninh, kết hợp kinh tế với quốc phòng
và an ninh là như thế nào?
1. Vai trò và nhiệm vụ của
quốc phòng và an ninh
(đọc thêm)
a) Vai trò của quốc phòng và
an ninh:
b) Nhiệm vụ của quốc phòng
và an ninh:
2. Những phương hướng cơ
bản nhằm tăng cường quốc

phòng và an ninh:
- Phát huy sức mạnh tổng hợp
của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, của hệ thống chính
trị nội bộ.
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến Trang 25
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

×