Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Mô tả quá trình quản lý truyền thống và quá trình quản lý chất lượng Từ đó rút ra sự giống và khác nhau giữa hai phương thức quản lý này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.82 KB, 12 trang )

Mô tả quá trình quản lý truyền thống và quá trình quản lý chất lượng
Từ đó rút ra sự giống và khác nhau giữa hai phương thức quản lý này
BÀI LÀM
1. Mô tả quá trình quản lý theo chức năng và quá trình quản lý
chất lượng
1.1. Quản lý theo chức năng:
1.1. 1. Định nghĩa
quản lý là mot hoat dong co chu dich, trong do chủ thể quản lý su
dung cac chuc nang cua quan li, cac bien phap quan li tác động vào
đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu nhất định.

1.1.2. Phân loại chức năng quản lý giáo dục
Nhiều nhà khoa học và quản lý thực tiễn đã đưa ra những quan
điểm khác nhau về phân loại chức năng quản lý :
+ Theo truyền thống, H. Fayol đưa ra 5 chức năng quản lý (thường gọi
là những yếu tố Fayol) đó là :
1. Kế hoạch (planning)
2. Tổ chức (organizing)
3. Chỉ huy (directing)
4. Phối hợp (co - ordinating)
5. Kiểm tra (controlling)
+ Theo D.M. Kruk có 5 chức năng, đó là :
1. Kế hoạch
2. Tổ chức
3. Thối hợp
1
4. Chỉ đạo
5. Kiểm kê và kiểm tra
+ Theo V.G. Afanaxiep một chuyên gia nổi tiếng về quản lý xã hội
của liên xô cũ nêu lên 5 chức năng quản lý sau :
1. Xử lý và thông qua quyết định


2. Tổ chức
3. Điều chỉnh
4. Kiểm kê và kiểm tra
+ Theo G. Kh. Pôpốp, các chức năng quản lý được phân chia như sau :
1. Quản lý sơ bộ ( bao gồm xác định mục tiêu, dự đoán, kế hoạch
hoá)
2. Quản lý cụ thể (tổ chức, ra lệnh, chỉ huy)
3. Kiểm tra (kiểm kê, phân tích, mối liên hệ ngược)
+ Theo quan điểm của tổ chức UNESCO, hệ thống chức năng quản lý
bao gồm 8 vấn đề sau :
1. Xác định nhu cầu
2. Thẩm định và phân tích dữ liệu
3. Xác định mục tiêu
4. Kế hoạch hoá (bao gồm cả phân công trách nhiệm, phân phối
các nguồn lực, lập chương trình hành động)
5. Triển khai công việc
6. Điều chỉnh
7. Đánh giá
8. Sử dụng liên hệ ngược và tái xác định các vấn đề cho quá trình
quản lý tiếp theo.
2
+ Theo quan điểm quản lý hiện đại, từ các hệ thống chức năng quản lý
nêu trên, có thể khái quát một số chức năng cơ bản sau :
1. Kế hoạch hóa (planning)
2. Tổ chức (organizing)
3. Lãnh đạo-chỉ đạo (liding & directing)
4. Kiểm tra (controlling).
Như vậy, tuy có nhiều cách phân loại chức năng quản lý khác nhau
(khác nhau về số lượng chức năng và tên gọi các chức năng) song về
thực chất các hoạt động có những bước đi giống nhau để đạt tới các

mục tiêu. ngày nay có thể còn có những tác giả trình bày chức năng
quản lý nói chung (hoặc chức năng quản lý giáo dục nói riêng) theo
những quan điểm phân loại khác nhau nhưng nền tảng của vấn đề vẫn
là 4 chức năng cơ bản theo quan điểm quản lý hiện đại.
1.1.3. Phân tích các chức năng quản lý
* Chức năng kế hoạch hóa
- Khái niệm: Chức năng kế hoạch hóa là quá trình xác định các mục
tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để
thực hiện mục tiêu đó.
- Nhiệm vụ chủ yếu của chức năng kế hoạch trong quản lý giáo dục:
+ Xác định những mục tiêu cần để phát triển giáo dục và quyết
định được những biện pháp có tính khả thi (phù hợp với quan điểm,
đường lối theo từng giai đoạn phát triển của đất nước và địa phương).
+ Các mục tiêu và biện pháp tương ứng phải được thể hiện bằng
các loại kế hoạch như : chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thực hiện
theo thời gian (năm học, học kỳ, tháng hoặc tuần lễ)
3
- Những căn cứ thực hiện chức năng kế hoạch
+ Cơ sở pháp lý.
+ Cơ sở thực tiễn.
+ Thực trạng (thành tích) của đơn vị hoặc hệ thống giáo dục.
+ Khả năng đáp ứng về các nguồn lực.
- Vị trí, vai trò của chức năng kế hoạch hóatrong quá trình quản
lý giáo dục.
+ Chức năng kế hoạch hóa là chức năng đầu tiên của một quá
trình quản lý. thông thường, trong các hoạt động giáo dục, công việc
đầu tiên phải làm trong quá trình quản lý là chức năng kế hoạch.
+ Chức năng kế hoạch có các vai trò chủ yếu sau: vai trò khởi đầu
cho một quá trình quản lý; định hướng cho toàn bộ các hoạt động của
quá trình quản lý. các chức năng quản lý khác căn cứ vào chức năng

kế hoạch để triển khai thực hiện; là cơ sở để huy động tối đa các
nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu trong từng loại kế hoạch đã
soạn thảo; là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ của từng tổ chức, đơn vị và cá nhân.
- Nội dung của chức năng kế hoạch hóa :
Nội dung của chức năng kế hoạch thể hiện ở 4 hoạt động cơ bản:
(1). Xác định mục tiêu và phân tích mục tiêu
+ Dựa vào các căn cứ để xác định mục tiêu như cơ sở pháp lý, cơ
sở thực tiễn, thực trạng của đơn vị hoặc hệ thống giáo dục, khả năng
đáp ứng các nguồn lực.
+ Lựa chọn các mục tiêu khả thi
4
+ Xác định các biện pháp
(2). Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu
+ Xây dựng kế hoạch cho từng hoạt động
+ Thiết kế các bước đi, các biện pháp qua nguồn lực đã có và sẽ
có.
+ Lập kế hoạch ở các cấp độ quản lý khác nhau.
(3). Triển khai thực hiện các kế hoạch.
+ Quán triệt việc thực hiện kế hoạch trong toàn trường.
+ Xây dựng lực lượng cốt cán và xác định rõ cơ chế hoạt động.
+ Triển khai, hướng dẫn, đôn đốc.
+ Giám sát để kịp thời điều chỉnh.
(4). Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch (đánh giá, tổng
kết việc
thực hiện kế hoạch, báo cáo trước tập thể và cơ quan quản lý cấp
trên).
+ Rút kinh nghiệm đánh giá tổng kết việc thực hiện kế hoạch.
+ Báo cáo kết quả trước tập thể và cơ quan quản lý cấp trên.
* Chức năng tổ chức

- Khái niệm: là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo
những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã
đề ra.
- Vị trí, vai trò của chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục.
+ Chức năng tổ chức là chức năng thứ hai trong một quá trình
quản lý.
5
+ Chức năng tổ chức có hai vai trò chủ yếu trong quá trình quản
lý: một là, vai trò hiện thực hoá các mục tiêu theo kế hoạch đã được
xác định. vai trò thứ hai là, chức năng tổ chức có khả năng tạo ra sức
mạnh mới của một tổ chức, cơ quan, đơn vị hoặc thậm chí của cả một
hệ thống.
- Nội dung của chức năng tổ chức.
(1) Xác định cấu trúc tổ chức của chủ thể quản lý tương ứng với
các đối tượng quản lý.
+ Xác định cơ cấu: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm, các tiêu chuẩn cho từng loại chức danh…
+ Lựa chọn cấu trúc bộ máy: có những cấu trúc khác nhau như:
Trực tuyến, tham mưu, chức năng, trực tuyến – chức năng, ma trận,
mạng, lãnh thổ.
(2) Xây dựng và phát triển đội ngũ
+ Quản lý nguồn nhân lực liên quan chặt chẽ tới các khâu: quy
hoạch đội ngũ (đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phục
vụ); tuyển chọn nhân viên mới (cbql, giáo viên và nhân viên phục vụ);
bồi dưỡng nhân viên; sử dụng nhân viên; thẩm định lao động củ nhân
viên; thuyên chuyển, đề bạt và bãi nhiệm đối với nhân viên. như vậy,
khâu quản lý nguồn nhân lực liên quan tới công tác xây dựng quy
hoạch đội ngũ và các kế hoạch triển khai cụ thể. chất lượng của việc
quản lý nguồn nhân lực quyết định rất nhiều tới sức mạnh của một tổ
chức. trong giáo dục nói chung và trong quản lý nhà trường nói riêng,

yếu tố quyết định tới chất lượng giáo dục học chính là chất lượng của
nguồn nhân lực. do đó, quản lý nguồn nhân lực là khâu đặc biệt quan
6
trọng, khâu này có ý nghĩa chiến lược như việc “nuôi quân ba năm” để
chuẩn bị cho các hoạt động cụ thể.
+ Quản lý nhân sự (hay quản lý các hoạt động cụ thể của đội ngũ)
là trách nhiệm của người lãnh đạo (hiệu trưởng) hoặc của phòng tổ
chức nhân sự (đối với cá hệ thống có quy mô lớn). trong nhà trường,
việc quản lý nhân sự liên quan chặt chẽ tới các khâu chủ yếu sau: bố
trí đúng người vào đúng việc; giúp đỡ giáo viên, nhân viên làm quen
với công việc; phối hợp hoạt động và phát triển các mối quan hệ trong
công việc; phát triển khả năng tiềm tàng của các cán bộ, giáo viên,
nhân viên.
(3) Xác định cơ chế quản lý và giải quyết các mối quan hệ của tổ
chức
Xác lập mạng lưới các mối quan hệ của tổ chức và giải quyết tốt
trong mối quan hệ trong trường, ngoài trường.
(4) Tổ chức lao động khoa học trong nhà trường.
+ Lao động của bản thân người quản lý
+ Lao động của đơn vị.
+ Áp dụng khoa học kỹ thuật vào đổi mới quản lý dạy và học, đổi
mới điều kiện làm việc.
* Chức năng chỉ đạo trong quá trình quản lý giáo dục
- Khái niệm: là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của
những khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao.
- Vị trí, vai trò của chức năng chỉ đạo trong quản lý giáo dục
+ Chức năng chỉ đạo có vị trí thứ ba trong quá trình quản lý
7
+ Vai trò của chức năng quản lý được thể hiện ở 3 vai trò: Cùng
với chức năng tổ chức để thực hiện các mục tiêu; Điều hành và hướng

dẫn các hoạt động nhằm được mục tiêu với hiệu quả và chất lượng; Là
cơ sở để phát huy các động lực.
- Nội dung chủ yếu của chức năng chỉ đạo
(1) Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm
vụ
+ Thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản lý để
giao nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, đơn vịh theo đúng kế hoạch, đúng
vị trí công tác.
+ Giao việc thông qua các quyết định
+ Khi giao việc cần chú ý về sự kết hợp giữa công việc và tình
cảm…
+ Nhiệm vụ giao phải rõ ràng, cụ thể và khả thi.
(2) Thường xuyên đôn đốc và động viên
+ Động viên, kích thích
+ Coi trọng yếu tố con người
(3) Giám sát và điều chỉnh
+ Chú ý về thu thập và xử lý thông tin
+ Giám sát là yếu tố quan trọng trong chỉ đạo
+ Điều chỉnh khi thật cần thiết và phải xem xét kỹ hậu quả của
việc điều chỉnh.
(4) Thúc đẩy các hoạt động phát triển
+ Xây dựng và duy trì môi trường làm việc tốt
+ Nghệ thuật của người quản lý
8
+ Tạo động cơ làm việc.
* Chức năng kiểm tra trong quá trình quản lý giáo dục
- Khái niệm: Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho
các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức.
- Vị trí và vai trò của chức năng kiểm tra trong quản lý giáo dục
+ Chức năng kiểm tra là chức năng cuối cùng trong quá trình

quản lý
+ Vai trò của chức năng kiểm tra: Biết được mọi người thực hiện
nhiệm vụ ở mức độ nào; Biết được các quyết định quản lý ban hành có
phù hợp với thực tế hay không; Cung cấp thông tin để đôn đốc thực
hiện nhiệm vụ; Đánh giá khen thưởng công bằng, chính xác; tăng
cường hiệu lực quản lý; tạo tiền đề cho quá trình quản lý mới.
- Nội dung của chức năng kiểm tra
(1) Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá
(2) Đo đạc kết quả thực tế.
(3) So sánh kết quả đo đạc thực tế với chuẩn.
(4) Điều chỉnh.
1.2. Mô tả quá trình quản lý chất lượng
- Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng:
* Theo A.G.Robertson: “Quản lý chất lượng sản phẩm được xác định
như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình phối hợp
các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất
lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản
xuất có hiệu quả nhất, đồng thời cho phép thỏa mãn đầy đủ các yêu
cầu của người tiêu dùng”.
9
* Theo A.V.Feigenbaum: “ Quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt
động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một
tổ chức chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì
mức chất lượng đã đạt được và nâng cao nó”.
* Theo Gost 15467: “ Quản lý chất lượng sản phẩm là xây dựng, đảm
bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế
tạo, lưu thông và tiêu dùng. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm
tra chất lượng có hệ thống, cũng như những tác động hướng tới đích
các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm”.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều

thống nhất ở một điểm chung nhất, đó là:
+ Thiết lập chuẩn
+ Đối chiếu thực trạng so với chuẩn
+ Có các biện pháp nâng thực trạng ngang chuẩn
- Các bước tiến hành quản lý chất lượng
+ Giải thích chuẩn, xây dựng hệ tham chiếu cho từng chỉ số, tiêu chí,
tiêu chuẩn (hành vi hóa và lượng hóa), mỗi chỉ số trong từng tiêu chí,
từng tiêu chuẩn đều được xác định bằng số lượng công việc cần thực
hiện.
+ Tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ, xây dựng kế hoạch phấn đấu đạt từng
chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn.
+ Tự đánh giá: Quá trình tự đánh giá cần trả lời các câu hỏi; Làm hết
các việc cần làm chưa? Làm hết các việc cần làm đã đủ sản phẩm cần
có chưa? Đủ sản phẩm cần có thì các sản phẩm có đạt yêu cầu không?
+ Đánh giá từ bên ngoài: Tiến hành đối chiếu báo cáo tự đánh giá với
hệ tham chiếu đã xây dựng.
10
* Ví dụ: Xây dựng hệ tham chiếu cho tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên
môn nghiệp vụ sư phạm,Tiêu chí 4: Hiểu biết chương trình giáo dục
thường xuyên trong bộ tiêu chuẩn Giám đốc trung tâm GDTX.
Bước 1: Xây dựng hệ tham chiếu
- Xác định được trong tiêu chuẩn 4: Hiểu biết chương trình giáo dục
thường xuyên có 3 chỉ số và với 3 chỉ số đó ta cần tiến hành các nhiệm
vụ cụ thể như sau:
TT Chỉ số Công việc cần làm
1
1. Hiểu biết mục tiêu, yêu
cầu, nội dung, phương pháp
giáo dục trong chương trình
giáo dục thường xuyên theo

quy định.
Nghiên cứu chương trình giáo
dục thường xuyên cấp THPT
2. Hiểu về vị trí, vai trò và
xu thế phát triển của giáo
dục thường xuyên trong bối
cảnh chung của giáo dục và
đào tạo;
- Nghiên cứu quy chế tổ chức
hoạt động của trung tâm giáo dục
thường xuyên.
- Phân tích xu thế phát triển của
trung tâm giáo dục thường xuyên
trong bối cảnh trong nước và trên
thế giới.
3. Hiểu biết về phương pháp
xây dựng và phát triển
chương trình đáp ứng nhu
cầu người học.
- Tìm hiểu nhu cầu người học và
tình hình địa phương.
- Xác định các ngành nghề đã có
chương trình đào tạo và có kế
hoạch tổ chức các lớp
- Xác định các ngành nghề chưa
có chương trình đào tạo và có kế
11
hoạch xây dựng hoặc thuê xây
dựng chương trình để tổ chức
các lớp.

Bước 2: Tổ chức thảo luận, chỉnh sửa, bổ sung
- Tổ chức họp toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu và thống
nhất nội dung và các nhiệm vụ cần làm, những ý kiến bổ sung, góp ý
của từng cá nhân về từng chỉ số, từng công việc cần làm của từng chỉ
số, dự kiến các sản phẩm cần đạt và yêu cầu mà sản phẩm đó cần phải
đạt như thế nào.
- Dự kiến thời gian tiến hành xây dựng và tổ chức đánh giá là 01 năm.
- Các điều kiện tiến hành:
2. Sự giống và khác nhau giữa quá trình quản lý theo chức năng
và quản lý chất lượng
- Giống nhau: Quá trình quản lý theo chức năng và quản lý chất lượng
đều giống nhau ở chỗ chúng đều là sự tác động có chủ đích của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý để nhằm đạt được mục tiêu của tổ
chức đề ra.
- Khác nhau
+ Quá trình quản lý theo chức năng là quá trình chủ thể quản lý tác
động trực tiếp đến đối tượng quản lý thông qua các chức năng; kế
hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
+ Quá trình quản lý chất lượng là quá trình chủ thể quản lý tác động
đối tượng quản lý một cách gián tiếp thông qua chuẩn.
12

×