Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TIỂU LUẬN KĨ THUẬT XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.05 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Tp. HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
BÀI TẬP HÓA HỌC
Đề tài
KĨ THUẬT XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA
HỌC MỚI
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
Người thực hiện: Huỳnh Nguyễn Xuân Đào
Phan Thị Thủy Hương
Cao học khóa 23: 2011 – 2014
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2013
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 5
1.1. Kỹ thuật 5
1.2. Hệ thống 5
1.3. Bài tập hóa học 5
1.4. Tác dụng của bài tập hóa học 6
6
Chương 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC 9
2.1. Khái niệm kỹ thuật xây dựng bài tập hóa học mới – hệ thống bài tập hóa học 9
2.2. Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng bài tập hóa học mới, hệ thống bài tập hóa học mới 9
2.2.1. Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng bài tập hóa học mới 9
2.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học mới 10
2.3. Các xu hướng hiện nay 10
2.4. Yêu cầu khi xây dựng BTHH mới 11
2.4.1. Yêu cầu khi xây dựng bài tập hóa học mới 11
Nội dung của bài tập đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu của môn học 11
Bài tập đảm bảo tính chính xác khoa học 11


Bài tập phù hợp với trình độ của học sinh 11
Bài tập cần có dữ kiện phù hợp 11
Số liệu của bài tập phù hợp thực tế 11
Ngôn ngữ của bài tập ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu, chuẩn mực 11
Một số yêu cầu khác tùy theo mục đích sử dụng bài tập hóa học 11
2.4.2. Yêu cầu khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học mới 12
Hệ thống bài tập phải bám sát nội dung CKTKN 12
Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học 12
Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, đa dạng 12
Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính vừa sức 12
Hệ thống bài tập phải giúp học sinh hình thành phương pháp học tập 12
Hệ thống bài tập có thể dùng làm phương tiện giúp học sinh mở rộng, khắc sâu kiến thức 12
Hệ thống bài tập đáp ứng được mục đích sử dụng bài tập hóa học 13
Giáo viên sử dụng hệ thống bài tập với những mục đích xác định thì phải đảm bảo các bài tập
trong hệ thống giúp cho GV thực hiện mục đích đó 13
Hệ thống bài tập cần có tác dụng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh 13
2.5. Kỹ thuật xây dựng bài tập hóa học mới 13
2.5.1. Các phương pháp xây dựng bài tập hóa học mới 13
2.5.1.1. Xây dựng bài tập dựa vào bài tập hóa học đã có 13
- Trang 2 -
2.5.1.2 Xây dựng bài tập hóa học hoàn toàn mới 18
2.5.2. Kinh nghiệm khi xây dựng bài tập hóa học mới 19
2.6. Kĩ thuật xây dựng hệ thống bài tập hóa học 20
2.6.1. Các bước xây dựng hệ thống bài tập hóa học 20
(1) Chuẩn bị 20
(2) Thiết kế - thử nghiệm 20
(3) Dự kiến phương pháp dạy học 21
2.6.2. Kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học 22
- Đưa vào hệ thống những bài tập có bản chất hóa học phù hợp, không tính toán dài dòng, phức
tạp 22

KẾT LUẬN 24
TÓM TẮT 25
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
PHỤ LỤC 27
Bài tập hóa học hay 27
Câu 1: Hình dưới đây mô tả hình ảnh quan sát được khi dẫn khí hidro clorua đi từ từ qua: 27
- Bình rửa khí chứa nước (a) 27
- Bình rửa khí chứa axit sunfuric đặc (b) 27
Hãy giải thích vì sao có sự khác nhau giữa hai bình này 27
27
a) Tính khối lượng quặng boxit chứa 60% nhôm oxit để sản xuất 1 tấn nhôm kim loại, giả sử hiệu
suất chế biến quặng và điện phân là 100% 27
b) Tính khối lượng cực than làm anot bị tiêu hao khi điện phân nóng chảy để sản xuất 27 tấn nhôm
trong 3 trường hợp sau: 27
- Trường hợp 1: tất cả khí thoát ra ở anot là cacbon đioxit 27
- Trường hợp 2: khí thoát ra ở anot chứa 10% cacbon monooxit và 90% cacbon đioxit (về thể tích).
27
- Trường hợp 3:khí thoát ra ở anot có 10% oxi, 10% cacbon monooxit và 80% cacbon đioxit (về thể
tích). 27
- Trang 3 -
LỜI MỞ ĐẦU
Bài tập hóa học có ý nghĩa rất quan trọng trong giảng dạy hóa học. Bài tập hóa
học không chỉ giúp học sinh củng cố, đào sâu, vận dụng và mở rộng kiến thức một cách
sinh động, phong phú hấp dẫn; mà còn là phương tiện giúp học sinh rèn luyện các kĩ
năng hóa học, các thao tác tư duy; qua đó, học sinh phát triển nhận thức về thế giới quan
khoa học, đồng thời có niềm yêu thích đối với bộ môn hóa học.
Do đó, ngoài sử dụng các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc
các tài liệu tham khảo khác, trong quá trình dạy học, người GV hóa học cần biết cách
xây dựng một số bài tập mới và hệ thống bài tập hóa học phù hợp với đối tượng HS,

phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Chúng tôi chọn đề tài “KỸ THUẬT
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC – BÀI TẬP HÓA HỌC MỚI”
- Trang 4 -
Chương 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Kỹ thuật
Theo từ điển TV:
Kĩ thuật (công nghệ) tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết,
công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Còn theo tác giả Bùi Hiền – Từ điển Giáo dục học thì kỹ thuật là “Tổng thể các
kỹ năng kỹ xảo, các thủ thuật dùng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của con
người như kỹ thuật đọc, kỹ thuật thống kê, kỹ thuật sư phạm (dạy – học) v.v. Việc
nắm vững kỹ thuật hoạt động là rất cần thiết trong các lĩnh vực, ngành nghề khác
nhau và là một trong những nội dung giáo dục nghề nghiệp cho thanh thiếu niên.”
1.2. Hệ thống
Theo từ điển TV
Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi
phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể.
1.3. Bài tập hóa học
1.1.1. Khái niệm bài tập
Bài tập là nhiệm vụ mà GV đặt ra cho người học, buộc người học phải vận
dụng kiến thức đã học/các kinh nghiệm thực tiễn sử dụng hành động trí tuệ/hành
động thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một
cách tích cực chủ động, sáng tạo.
1.1.2. Khái niệm bài tập hóa học
Bài tập hóa học là những bài tập có nội dung liên quan đến hóa học. Nội dung
của bài tập hóa học thông thường bao gồm những kiến thức chính yếu trong bài
giảng. Bài tập hóa học có thể là những bài tập định tính đơn giản chỉ yêu cầu học
sinh nhớ và nhắc lại các kiến thức vừa học hoặc đã học xong nhưng cũng có thể là
6
những bài tập định lượng liên quan đến cả những kiến thức hóa học lẫn toán học,

đôi khi bài tập còn là những bài tập tổng hợp yêu cầu học sinh vận dụng những
kiến thức đã học từ trước kết hợp với những kiến thức vừa học để giải. Tùy từng
mục đích của bài học mà bài tập có thể giải dưới nhiều hình thức và nhiều cách
giải khác nhau.
1.1.3. Khái niệm bài tập hóa học mới
Có thể hiểu bài tập hóa học mới là những bài tập hóa học được giáo viên xây
dựng dựa trên những bài tập đã có, hoặc do giáo viên tự xây dựng để làm phong
phú, đa dạng hóa hệ thống bài tập, và giúp giáo viên thực hiện mục đích sử dụng
bài tập hóa học.
1.4. Tác dụng của bài tập hóa học
Tác dụng trí dục
a. Làm chính xác hoá khái niệm, củng cố đào sâu và mở rộng kiến thức một cách
sinh động, phong phú, hấp dẫn.
- Vì khi vận dụng kiến thức vào giải BTHH, HS mới nắm được kiến thức một
cách sâu sắc.
- HS có thể học thuộc lòng các định nghĩa, định luật, các tính chất nhưng
nếu không giải bài tập thì các em vẫn chưa thể nắm vững và vận dụng được
những gì đã thuộc.
Ví dụ: sau bài “Amoniac”, GV cho HS làm bài tập củng cố
- Trang 6 -
7
b. Củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hóa lại các kiến thức
đã học. Thực tế cho thấy học sinh rất buồn chán nếu như chỉ nhắc lại kiến thức mà
không được giải bài tập.
VD: Khi thực hiện bài giảng nghiên cứu bài phenol, GV liên hệ so sánh với tính
chất của phenol, gắn kết liên hệ các phần bài học lại với nhau.
c. Bài tập mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng
nề khối lượng kiến thức của học sinh.
- Rèn khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống.
VD: sau bài “Axit nitric – muối nitrat”, GV cho HS làm bài tập củng cố: Tục ngữ

của cha ông ta có câu sau:
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên ”
Vận dụng kiến thức đã học em hãy giải thích câu tục ngữ trên? Viết PTHH xảy ra
(nếu có)?
- Trang 7 -
8
d. Bài tập thúc đẩy thường xuyên rèn luyện kỹ năng kỹ xảo: lập công thức, cân
bằng phương trình phản ứng, tính toán hóa học, làm thí nghiệm.
- Nhờ thường xuyên giải bài tập, lâu dần các em sẽ nắm chắc lý thuyết,
vận dụng thành thạo lý thuyết vào thực tế
VD 1: Đốt cháy hoàn toàn 8,9g HCHC X mạch hở, rồi cho sản phẩm cháy vào
bình chứa dd bari hidroxit dư thu được 59,1g kết tủa, đồng thời khối lượng bình
tăng 19,5g và thoát ra 1,12 lit khí N
2
(đktc). Tìm CTPT X?
VD 2: Từ 1 tấn tinh bột chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất bao nhiêu kg
glucozơ, nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 75%?
e. Rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học và các thao tác tư duy.
Tác dụng giáo dục tư tưởng (đức dục)
- Rèn đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học.
- Mang lại niềm vui của quá trình khám phá, tìm tòi, phát hiện của việc tìm ra đáp
số.
- BTHH còn mang lại cho người học một trạng thái hưng phấn, hứng thú
nhận thức. Đây là một yếu tố tâm lý quan trọng của quá trình nhận thức đang
được chúng ta quan tâm.
VD: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-
crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng
được với dd NaOH loãng, đun nóng là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6.

Tác dụng phát triển tư duy
BTHH tạo điều kiện để tư duy phát triển. Khi giải một bài tập, HS bắt buộc phải
suy lý hay quy nạp, hoặc diễn dịch, hoặc loại suy…
 Phát triển ở HS các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông
minh và sáng tạo.
- Trang 8 -
9
Chương 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC
2.1. Khái niệm kỹ thuật xây dựng bài tập hóa học mới – hệ thống bài tập hóa
học
Từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu khái niệm kỹ thuật xây dựng BTHH
mới và kỹ thuật xây dựng hệ thống BTHH như sau:
Kĩ thuật xây dựng BTHH mới: Tổng thể các kỹ năng, phương pháp, phương tiện
nhằm hình thành một dạng bài hay một bài tập theo một phương hướng nhất định,
giúp GV thực hiện được các mục tiêu trong dạy học hóa học.
Kĩ thuật xây dựng hệ thống BTHH: Tổng thể các kỹ năng, phương pháp, phương
tiện nhằm tập hợp, phân loại một cách có logic, có trật tự các BTHH, sắp xếp
những BTHH riêng lẻ thành một thể thống nhất.
2.2. Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng bài tập hóa học mới, hệ thống bài
tập hóa học mới
2.2.1. Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng bài tập hóa học mới
Các bài tập hóa học trong sách giáo khoa và sách bài tập của Bộ GD - ĐT đã
được chọn lọc, sắp xếp một cách hệ thống, phù hợp với trình độ kiến thức và tâm lí
của phần đông học sinh. Tuy nhiên, giáo viên dạy phổ thông thường phải soạn
thêm bài tập hóa học để làm tài liệu giảng dạy, vì những lí do sau:
- Mỗi trường, mỗi lớp, mỗi địa phương lại có những đặc điểm riêng, có hoàn
cảnh riêng nên giáo viên phải soạn thêm các bài tập hóa học mới để nâng cao chất
lượng giảng dạy.
- Trình độ học sinh không đồng đều có học sinh học rất tốt (giỏi hơn chuẩn), có
học sinh học rất yếu vì vậy bài tập được xây dựng của giáo viên sẽ bám sát củng cố

rèn luyện kiến thức và kĩ năng cho học sinh.
- Trang 9 -
10
- Giáo viên xây dựng bài tập để phục vụ mục đích giảng dạy của mình: ví dụ
như bài tập để phát triển tư duy cho học sinh, bài tập có cách giải nhanh …
- Bài tập được xây dựng của giáo viên sẽ bám sát, củng cố, rèn luyện kiến thức
và kĩ năng cho học sinh.
- Bổ sung, phát triển, hoàn thiện, làm phong phú thêm về số lượng và chất
lượng các BTHH.
2.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học mới
- Sự đa dạng của hệ thống bài tập sẽ giúp cho việc hình thành các kĩ năng cụ
thể, chuyên biệt một cách hiệu quả.
- Các bài tập có đủ loại điển hình và tính mục đích rõ ràng, giúp cho mọi trình
độ HS đều có thể giải bài tập.
- Hệ thống BTHH giúp HS hình thành PP học tập môn hóa một cách hợp lý.
- HS có đủ điều kiện và phương tiện tốt nhất để lĩnh hội kiến thức
- Hệ thống BTHH sẽ rèn luyện cho các em các đức tính như cẩn thận, chịu
khó, kiên trì…
- Là phương tiện dạy và học hiệu quả cho giáo viên và học sinh.
2.3. Các xu hướng hiện nay
- Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến những
thuật toán phức tạp để giải (hệ nhiều ẩn, nhiều phương trình, bất phương trình, cấp
số cộng, cấp số nhân, …).
- Loại bỏ những BT có nội dung rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn HH.
- Tăng cường sử dụng BT thực nghiệm.
- Tăng cường sử dụng BT trắc nghiệm khách quan.
- Xây dựng BT mới về thực tiễn: bảo vệ môi trường và phòng chống ma túy.
- Xây dựng BT mới để rèn luyện cho HS năng lực phát triển và giải quyết vấn đề.
- Trang 10 -
11

- Đa dạng hóa các loại hình BT: bài tập bằng hình vẽ, BT vẽ đồ thị, sơ đồ, BT
dùng bảng số liệu, BT lắp dụng cụ thí nghiệm, …
- Xây dựng những BT có nội dung HH phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơn
giản, nhẹ nhàng.
- Xây dựng và tăng cường sử dụng BT thực nghiệm định lượng.
2.4. Yêu cầu khi xây dựng BTHH mới
2.4.1. Yêu cầu khi xây dựng bài tập hóa học mới
− Nội dung của bài tập đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu của môn học
Ví dụ: khi dạy về axit nitric giáo viên nên xây dựng bài tập nêu bật mục đích, yêu
cầu của bài là làm rõ tính oxi hóa của axit nitric.
− Bài tập đảm bảo tính chính xác khoa học
− Bài tập phù hợp với trình độ của học sinh
− Bài tập cần có dữ kiện phù hợp
Khi xây dựng bài tập mới giáo viên cần chú ý sao cho dữ kiện không thiếu và cũng
không thừa. Nghĩa là các dữ kiện phải đủ để tìm ra đáp án của bài tập.
− Số liệu của bài tập phù hợp thực tế
• Bài tập không chú ý tới tỉ khối của dd ở một điều kiện xác định, mà tự chế số
BT không thực tiễn.
• BT về sx thì nên tiếp cận với công nghệ sx hiện tại, tránh dùng công nghệ đã
lạc hậu.
• Tránh BT còn đang tranh cãi đúng sai, kết quả chưa rõ ràng.
− Ngôn ngữ của bài tập ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu, chuẩn mực
− Một số yêu cầu khác tùy theo mục đích sử dụng bài tập hóa học
Các bài tập hóa học nói chung đều phải đảm bảo 6 yêu cầu trên. Tùy theo
mục đích sử dụng bài tập mà có thêm một số yêu cầu khác.
- Trang 11 -
12
Ví dụ: BTHH gây hứng thú bằng hình vẽ thì có thêm yêu cầu hình vẽ phải rõ
ràng, chính xác, phản ánh đúng thực tế …
2.4.2. Yêu cầu khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học mới

− Hệ thống bài tập phải bám sát nội dung CKTKN
Chú ý nội dung bài tập phải đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến
thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải nhưng không quá lệ thuộc hoàn toàn vào
SGK; mức độ khai thác sâu kiến thức, kĩ năng trong SGK phải phù hợp với khả
năng tiếp thu của HS.
− Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học
− Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, đa dạng
− Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính vừa sức
Bài tập phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
− Hệ thống bài tập phải giúp học sinh hình thành phương pháp học tập
Bài tập phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức cơ bản, từ đó
xây dựng nên các dạng bài tập vận dụng. Khi HS tham gia giải hệ thống bài tập thì
các em sẽ được hình thành PP học tập môn hóa một cách hợp lý là do: Để học tốt
môn hóa thì trước hết các em phải nắm được các khái niệm, công thức, danh pháp,
tính chất và sự biến đổi giữa các chất, từ đó mới vận dụng để giải quyết các vấn đề
như giải thích, nhận biết, điều chế và bài tập hóa học một cách tốt nhất.
− Hệ thống bài tập có thể dùng làm phương tiện giúp học sinh mở rộng, khắc
sâu kiến thức
Khi xây dựng hệ thống bài tập thì ngoài việc phải bám sát CKTKN thì bên
cạnh đó cần phải mở rộng một số dạng bài tập dành cho các đối tượng HS khá,
giỏi.
- Trang 12 -
13
− Hệ thống bài tập đáp ứng được mục đích sử dụng bài tập hóa học
Giáo viên sử dụng hệ thống bài tập với những mục đích xác định thì phải đảm
bảo các bài tập trong hệ thống giúp cho GV thực hiện mục đích đó.
− Hệ thống bài tập cần có tác dụng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh
Khi xây dựng hệ thống bài tập cũng cần quan tâm đến việc giáo dục đạo đức
và hình thành nhân cách cho HS. Thông qua việc giải bài tập sẽ rèn luyện cho các
em các đức tính như cẩn thận, chịu khó, kiên trì… Các BTHH có liên quan đến

thực tiễn đời sống giúp các em có cách nhìn nhận đúng đắn và luôn có ý thức bảo
vệ môi trường.
2.5. Kỹ thuật xây dựng bài tập hóa học mới
2.5.1. Các phương pháp xây dựng bài tập hóa học mới
2.5.1.1. Xây dựng bài tập dựa vào bài tập hóa học đã có
Dựa trên những bài tập hóa học đã có sẵn mà xây dựng các bài tập mới là
một trong những cách sáng xây dựng đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất. Sau đây
là một số cách mà giáo viên có thể áp dụng để xây dựng 1 bài tập hóa học mới:
a) Phương pháp tương tự
 Thay đổi số liệu đã cho trong bài tập hóa học
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít
khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H
2
SO
4
đ,
nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 2,24 lít SO
2
(đktc).
a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu.
(Bài 5.22 trang 39 - Sách bài tập Hóa 10 cơ bản – NXBGD)
Khi thay đổi số liệu ta có thể có bài tập sau đây:
- Trang 13 -
14
Ví dụ 1a: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 22,4
lít khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H
2
SO
4

đ,
nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 4,48 lít SO
2
(đktc).
a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu.
Khi thay đổi số liệu ta cần chú ý đến tính hợp lí của chúng không thể thay thế
nào cũng được.
 Thay đổi các chất trong bài tập hóa học
Với bài tập ở ví dụ 1 ở trên ta có thể thay đổi các chất như sau:
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít
khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H
2
SO
4
đ,
nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 2,24 lít SO
2
(đktc).
a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu.
(Bài 5.22 trang 39 - Sách bài tập Hóa 10 cơ bản – NXBGD)
Khi thay đổi các chất trong bài tập cần giữ nguyên ý nghĩa của bài tập. Bài
tập trên cho 2 kim loại, 1 kim loại không tác dụng được với axit không có tính
oxi hóa. Nếu như khi ta thay đổi bài tập bằng việc thay các kim loại trên bằng 2
kim loại tác dụng được với axit không có tính oxi hóa hay thay đổi HCl bằng
HNO
3
… thì nội dung bài tập hoàn toàn thay đổi.
Ví dụ 1b: Cho hỗn hợp A gồm Ag và Fe vào dung dịch HCl dư thu được 22,4 lít

khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch HNO
3
, nóng
để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 4,48 lít NO
2
(đktc).
a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu.
- Trang 14 -
15
Ví dụ 1c: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Zn vào dung dịch H
2
SO
4
dư thu được 22,4 lít
khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch HNO
3
đặc,
nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 4,48 lít NO
2
(đktc).
a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu.
 Thay đổi các quan hệ trong bài tập hóa học
Ví dụ 2 : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e bằng 82, tổng số hạt
mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định Z, A và viết
kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.
(Bài 1.22 trang 6 - Sách bài tập Hóa 10 NC– NXBGD)
Ta có thể đổi quan hệ tổng bằng quan hệ hơn kém, gấp:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e bằng 82, tổng số hạt mang điện

gấp 1,73 lần tổng số hạt không mang điện. Xác định Z, A và viết kí hiệu nguyên tử
của nguyên tố X.
 Tăng hoặc giảm số chất trong bài tập
Ví dụ 3: Để khử hoàn toàn 17,6 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe
3
O
4
đến Fe cần vừa đủ
2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là bao nhiêu?
( Bài 4 trang 151 - Sách Hóa 12 cơ bản – NXBGD)
Giáo viên có thể lấy bài tập này làm ví dụ để tham khảo tự xây dựng bài tập hóa
học khác. Bài tập này giáo viên có thể tăng hoặc giảm đối tượng như sau:
Ví dụ 3a. Để khử hoàn toàn 17,6 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe
3
O
4
, Fe
2
O
3
đến Fe cần
vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là bao nhiêu?
Ví dụ 3b. Để khử hoàn toàn 17,6 g hỗn hợp gồm FeO, Fe
3
O
4
đến Fe cần vừa đủ
2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là bao nhiêu?
- Trang 15 -
16

Ở ví dụ 3a Fe
2
O
3
được thêm vào; ví dụ 3b Fe được thêm vào khi đó ta có 2 bài
tập hoàn toàn mới và có thể giải được nhiều cách.
 Thay đổi một trong những dữ kiện đã cho bằng dữ kiện gián tiếp
Để xây dựng bài tập mới dựa trên bài tập có sẵn, ta có thể thay đổi điều kiện
của bài tập từ trực tiếp thành gián tiếp. Ta có thể xây dựng bài toán mới từ bài
toán ở ví dụ 3 như sau:
Ví dụ 3: Để khử hoàn toàn 17,6 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe
3
O
4
đến Fe cần vừa đủ
2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là bao nhiêu?
( Bài 4 trang 151 - Sách Hóa 12 cơ bản – NXBGD)
Ví dụ 3c: Để khử hoàn toàn 17,6 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe
3
O
4
đến Fe cần vừa đủ
560 ml khí CO ở 54,6
o
C và 4,8 atm. Khối lượng Fe thu được là bao nhiêu?
Khi thay thể tích khí CO 2,24 lít ở điều kiện tiêu chuẩn (t
0
= 25
0
C; p=1atm)

bằng điều kiện không chuẩn (t
0
= 54,6
0
C; p= 4,8atm) thì ta đã được bài tập mới.
 Thay đổi câu hỏi của một bài tập bằng câu hỏi khó hơn
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít
khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H
2
SO
4
đ,
nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 2,24 lít SO
2
(đktc).
a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu.
(Bài 5.22 trang 39 - Sách bài tập Hóa 10 cơ bản – NXBGD)
Khi thay đổi câu hỏi của bài tập thì ta được bài tập mới, bài tập này khó hơn
bài tập ở ví dụ 1. Tuy nhiên bài tập này vẫn tương tự như bài tập ban đầu.
Ví dụ 1d: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít
khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H
2
SO
4
đ,
nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 2,24 lít SO
2
(đktc).
- Trang 16 -

17
a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b. Tính thành phần % khối lượng các chất có trong hỗn hợp A.
b) Xây dựng bài tập hóa học mới ngược với bài tập đã giải
Trong một bài tập nếu ta thay một trong những điều đã cho bằng đáp số của
bài tập và đặt câu hỏi vào điều đã cho ấy thì ta được một bài tập ngược. Với ví dụ 1
ở trên ta có thể sử dụng bài tập ngược để xây dựng bài tập hóa học mới. Ta có thể
xây dựng bài tập ngược mới như sau:
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít
khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H
2
SO
4
đ,
nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 2,24 lít SO
2
(đktc).
a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu.
(Bài 5.22 trang 39 - Sách bài tập Hóa 10 cơ bản – NXBGD)
Ví dụ 1e: Cho 12,4 gam hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được
5,6 lít khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H
2
SO
4
đ,
nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được V lít SO
2
(đktc).
a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

b. Tính V.
Ví dụ 1f: Cho 12,4 gam hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được
V lít khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H
2
SO
4
đ,
nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 2,24 lít SO
2
(đktc).
a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b. Tính V.
c) Xây dựng bài tập mới bằng cách chuyển câu hỏi trắc nghiệm sang
tự luận
- Trang 17 -
18
Khi chuyển câu hỏi từ trắc nghiệm sang tự luận ta có bài tập hóa học mới. Ta có
thể chuyển bài tập từ trắc nghiệm sang tự luận như ví dụ sau:
Ví dụ 4. Một hỗn hợp gồm 13 g kẽm và 5,6 g sắt tác dụng với dung
dịch axit sunfuric loãng, dư. Thể tích khí hiđro (đktc) được giải phóng
sau phản ứng là
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 6,72 lít D. 67,2 lít
Ta chuyển sang bài tập tự luận như sau:
Ví dụ 4a. Một hỗn hợp gồm 13 g kẽm và 5,6 g sắt tác dụng với dung
dịch axit sunfuric loãng, dư. Tính thể tích khí hiđro (đktc) được giải
phóng sau phản ứng.
2.5.1.2 Xây dựng bài tập hóa học hoàn toàn mới
a) Xây dựng bài tập chứa nội dung đã định trước
Khi giáo viên muốn kiểm tra kiến thức của học sinh về 1 nội dung nào thì
giáo viên có thể ra đề bài tập tùy thuộc vào yêu cầu của mình.

Chẳng hạn khi giáo viên muốn kiểm tra khả năng viết phương trình phản
ứng oxi hóa khử và phương pháp giải tập electron, giáo viên có thể xây dựng bài
tập như sau:
Ví dụ 5. Hòa tan 8,32 g Cu vào dung dịch HNO
3
thu được 4,928 lít
hỗn hợp NO, NO
2
(đktc). Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong
hỗn hợp.
Như vậy khi giáo viên ra bài tập này có thể kiểm tra được kiến thức của
học sinh về khả năng viết và cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử oxi hóa
khử mặc khác có thể kiểm tra về phương pháp giải tập bằng cách thăng bằng
electron.
- Trang 18 -
19
b) Xây dựng bài tập hóa học mới bằng cách kết hợp nhiều bài tập nhỏ lại
với nhau
Ví dụ 6. Đốt cháy hoàn toàn 2,20g một ankan X thu được 3,36 lít khí
CO
2
(đktc). Công thức phân tử của X là
A. CH
4
B. C
2
H
6
C. C
3

H
8
D. C
4
H
10

(

Bài 5.15 trang 43 - Sách Bài tập Hóa 11 nângcao – NXBGD)
Bài tập này đốt cháy 1 ankan thu được khí CO
2
. Tìm CTPT của chất đó. Nếu ta
kết hợp bài tập này với 1 bài tập khác đốt cháy 1 ankan lân cận ankan X thì ta sẽ
được bài tập mới. Bài tập đó có thể được xây dựng như sau:
Ví dụ 6a. Đốt cháy hoàn toàn 13,1g 2 ankan liên tiếp nhau thu được 20,6
lít khí CO
2
(đktc). Công thức phân tử của 2 ankan là:
A. CH
4
, C
2
H
6
B. C
2
H
6
, C

3
H
8
C. C
3
H
8
, C
4
H
10
D.C
4
H
10
, C
5
H
12
Ví dụ 6b. Đốt cháy hoàn toàn 9,6g 2 ankan liên tiếp nhau thu được 14,56
lít khí CO
2
(đktc). Công thức phân tử của 2 ankan là:
A. CH
4
,C
2
H
6
B. C

2
H
6
, C
3
H
8
C. C
3
H
8
, C
4
H
10
D.C
4
H
10
, C
5
H
12
2.5.2. Kinh nghiệm khi xây dựng bài tập hóa học mới
- Nắm vững chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình, để xây dựng bài tập
có nội dung sát trọng tâm.
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập để nhận diện các dạng bài tập,
đồng thời chuẩn hóa ngôn từ, cách đặt câu hỏi, cách trình bày bài tập.
- Bài tập gốc cần lấy từ nguồn uy tín, đáng tin cậy, để các bài tập mới xây
dựng có giá trị, ít sai sót.

- Phải giải bài tập gốc bằng nhiều cách, phân tích các khía cạnh của bài tập
gốc, về mối quan hệ hóa học giữa các đại lượng, bản chất hóa học chứa đựng trong
bài tập, xây dựng bài tập mới phải nhấn mạnh được các khía cạnh đó.
- Trang 19 -
20
- Xây dựng BTHH mới cần kiểm tra lại số liệu xem có hợp lý, phù hợp và
có giải được không, cần kiểm tra dữ kiện xem có làm phát sinh tình huống mới hay
không, có dữ kiện nào không cần thiết hay không.
2.6. Kĩ thuật xây dựng hệ thống bài tập hóa học
2.6.1. Các bước xây dựng hệ thống bài tập hóa học
(1) Chuẩn bị
- Phân tích mục tiêu của chương, bài để định hướng cho việc thiết kế.
- Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SBT, tài liệu tham khảo…
- Nghiên cứu đặc điểm, trình độ nhận thức của HS.
(2) Thiết kế - thử nghiệm
- Thiết kế BT thõa bước 1.
- Giải và kiểm tra lại BT.
- Trang 20 -
21
- Dự kiến các cách giải quyết từng BT, dự kiến cách giải của HS, những sai
lầm có thể có trong quá trình giải BT của HS  dự kiến cách khắc phục.
(3) Dự kiến phương pháp dạy học
- Dự kiến thời gian và phương pháp sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: Xây dụng bài tập cho chương 1: Sự điện li – lớp 11
Bước 1: Chuẩn bị
- Mục tiêu của chương:
a) Kiến thức
Hiểu- Sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Axit, bazo, hidroxit lưỡng tính, muối theo A – re – ni – ut.
- Tích số ion của nước, sự điện li của nước.

- Bản chất, điều kiện phản ứng trao đổi ion trong dd.
- Độ pH, chất chỉ thị.
Kĩ năng - Viết được phương trình điện li các chất.
- Viết được phương trình hóa học dạng phân tử, ion, ion thu gọn.
- Xác định được môi trường của dd bằng chỉ thị.
- Tính toán được độ pH và xác định được môi trường cụ thể.
Bước 2: Thiết kế - thử nghiệm
Câu 1: Viết phương trình phân tử và ion thu gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra
trong dd giữa các cặp chất sau:
a) NaOH + HCl b) HClO + KOH c) NaHCO
3
+ HCl
d) CaCO
3
+ HCl e) Pb(NO
3
)
2
+ H
2
S f) Fe(NO
3
)
2
+ H
2
S
g) Na
2
CO

3
+Ca(NO
3
)
2
h) NH
4
Br + AgNO
3
i) CuSO
4
+ Na
2
S
k) Ca(NO
3
)
2
+ K
3
PO
4
l) CaCl
2
+ KNO
3
m) Fe
2
(SO
4

)
3
+ KOH n) CuSO
4
+ NaOH
o) Ca(HCO
3
)
2
+ Ca(OH)
2
p) Zn(OH)
2
+ KOH
- Trang 21 -
22
HS sai câu b, e: HClO, H
2
S chất điện li yếu; Câu f: sản phẩm FeS tan trong axit
mạnh;
Câu l: quên đây đều là chất điện li mạnh;
Câu o: bản chất đây là phản ứng axit – bazo; Câu p: Zn(OH)
2
là hidroxit lưỡng
tính.
Câu 2: Một nước chứa chì nitrat Pb(NO
3
)
2
, để xác định hàm lượng Pb

2+
người ta
dùng một lượng dư natri sunfat Na
2
SO
4
vào 500 ml nước đó. Làm khô kết tủa thu
được 0,96g chì sunfat. Nước này có bị nhiễm độc chì không? Biết nồng độ Pb
2+
tối
đa cho phép trong nước là 0,1mg/l.
Câu 3: Trong y học dược phẩm sữa magie (các tinh thể Mg(OH)
2
lơ lửng trong
nước) được dùng để trị chứng khó tiêu do dư axit HCl. Để trung hòa 788ml dd HCl
0,035M thì cần bao nhiêu ml sữa magie, biết trong 1 ml sữa magie chứa 0,08g
Mg(OH)
2
?
2.6.2. Kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học
- Đưa vào hệ thống những bài tập có bản chất hóa học phù hợp, không tính toán
dài dòng, phức tạp.
- Bài tập phải ngắn gọn, phạm vi kiến thức của bài tập trong phải vừa phải,
không rộng quá, tốt nhất là gắn trực tiếp vào từng bài hoặc từng chương theo sách
giáo khoa, nếu có liên hệ với các bài cũ thì cũng không nên đi xa quá so với bài
vừa học.
- Phân tích kĩ tác dụng của từng bài tập trước khi đưa vào hệ thống, sao cho phát
huy được đúng giá trị của bài tập.
- Ghi chú mức độ bài tập, sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Chọn bài tập khi sửa cần có bài khó, bài trung bình, bài dễ xen lẫn nhau để tạo

hứng thú cho toàn lớp học.
- Trang 22 -
23
Mỗi bài tập GV nên ghi đáp số hoặc ghi vắn tắt cách làm, để thuận tiện cho việc
sắp xếp và sử dụng hệ thống.
- Có mục lục cho hệ thống bài tập, đánh số tự động các bài tập để tiện việc di
chuyển, sắp xếp lại nếu cần.
- Thường xuyên cập nhật hệ thống bài tập.
- Trang 23 -
24
KẾT LUẬN
- Trong quá trình dạy học, người GV hóa học cần biết cách xây dựng một số
đề bài tập mới phù hợp với đối tượng HS, và quan trọng hơn cả là phù hợp
với trình độ nhận thức của các em.
- Người giáo viên đóng vai trò chủ đạo, phải biết xây dựng các bài tập hóa
học thành một hệ thống, một chỉnh thể thống nhất, giúp cho việc sử bài tập
hóa học đạt hiệu quả cao nhất.
- Trang 24 -
25
TÓM TẮT
Yêu cầu khi XD HTHH mới - HT BTHH
Yêu cầu khi XD BTHH mới Yêu cầu khi XD HT BTHH
- Nội dung của bài tập đáp ứng đúng mục
đích, yêu cầu của môn học.
- BT đảm bảo tính chính xác khoa học.
- BT phù hợp với trình độ của HS.
- BT cần có dữ kiện phù hợp.
Số liệu của bài tập phù hợp thực tế.
BT không chú ý tới tỉ khối của dd ở một điều
kiện xác định, mà tự chế số BT không thực

tiễn.
BT về sx thì nên tiếp cận với công nghệ sx
hiện tại, tránh dùng công nghệ đã lạc hậu.
Tránh BT còn đang tranh cãi đúng sai, kết
quả chưa rõ ràng.
- Ngôn ngữ của BT ngắn gọn, mạch lạc, dễ
hiểu, chuẩn mực.
- HT BT phải bám sát nội dung CKTKN.
- HT BT phải đảm bảo tính chính xác, khoa
học.
- HT BT phải đảm bảo tính hệ thống, đa
dạng.
- HT BT phải đảm bảo tính vừa sức.
BT phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp.
- HT BT phải giúp HS hình thành phương
pháp học tập.
- HT BT có thể dùng làm phương tiện giúp
HS mở rộng, khắc sâu kiến thức.
- HT BT đáp ứng được mục đích sử dụng
BTHH.
- HT BT cần có tác dụng giáo dục đạo đức,
nhân cách cho HS.
Các bước XD HT BTHH
- Trang 25 -

×