Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập hóa học về kinh tế, xã hội và môi trường ở trường Trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 124 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Văn Hiến


XÂY DỰNG
HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC VỀ
KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC











Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Văn Hiến




XÂY DỰNG
HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC VỀ
KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số

: 60 14 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. TRẦN THỊ MAI KHANH





Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... 0

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 4


DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... 4

DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... 6

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1

1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 1

2.Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................... 2

3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................................... 2

4.Giả thuyết khoa học ............................................................................................................ 2

5.Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................... 2

6.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 2

7.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 3

8.Điểm mới của đề tài ............................................................................................................. 3

chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................. 4

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 4

1.2. Bài tập hoá học [10, 18, 19] ............................................................................................ 6

1.2.1. Khái niệm bài tập hoá học ......................................................................................... 6


1.2.2. Tác dụng của bài tập hoá học ..................................................................................... 6

1.2.3. Phân loại bài tập hoá học ........................................................................................... 7

1.2.4. Xây dựng bài tập hóa học .......................................................................................... 7

1.2.4.1. Nguyên tắc ..................................................................................................................... 7

1.2.4.2. Chú ý khi cho bài tập ..................................................................................................... 7

1.2.4.3. Xu hướng hiện nay ......................................................................................................... 8

1.2.5. Phương pháp xây dựng bài tập hóa học ..................................................................... 8

1.2.5.1. Tương tự ........................................................................................................................ 8



1.2.5.2. Đảo cách hỏi .................................................................................................................. 8

1.2.5.3. Tổng quát ....................................................................................................................... 8

1.2.5.4. Phối hợp......................................................................................................................... 8

1.2.6. Cách sử dụng bài tập Hoá học ở trường THPT ......................................................... 8

1.3. Vấn đề kinh tế, xã hội ...................................................................................................... 9

1.3.1. Mối quan hệ của hóa học và vấn đề kinh tế, xã hội [13, 22] ..................................... 9


1.3.2. Xu hướng phát triển hóa học trong nền kinh tế, xã hội [13] .................................... 11

1.3.3. Tầm quan trọng của hóa học trong nền kinh tế, xã hội [10,13,22] .......................... 14

1.4. Vấn đề môi trường ........................................................................................................ 15

1.4.1. Khái niệm môi trường [7, 39] .................................................................................. 15

1.4.2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường [33] ................................................... 17

1.4.3. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ở Việt Nam [28] ..................................... 18

1.4.4. Các loại ô nhiễm môi trường [2,3] ........................................................................... 19

1.4.5. Các biện pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ......................... 20

1.4.6. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội [13] ............................ 21

1.5. Trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá ................................................... 22

1.5.1. Phương pháp trắc nghiệm khách quan ..................................................................... 22

1.5.2. So sánh trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận ....................................... 24

1.6. Tình hình sử dụng bài tập hoá học về kinh tế, xã hội và môi trường ở trường
THPT ..................................................................................................................................... 25

chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC VỀ KINH TẾ, XÃ
HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THPT ............................................... 31


2.1.Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hoá học về kinh tế, xã hội và môi trường ở
trường THPT ........................................................................................................................ 31

2.1.1.Đảm bảo tính chính xác, khoa học ............................................................................ 31

2.1.2.Hệ thống bài tập cần phong phú, đa dạng và xuyên suốt cả chương trình ............... 31



2.1.3.Hệ thống bài tập cần khai thác mối liên hệ giữa hóa học với kinh tế, xã hội và môi
trường ........................................................................................................................... 31

2.1.4.Hệ thống bài tập cần phù hợp với kiến thức của học sinh THPT ............................. 32

2.1.5.Hệ thống bài tập phải hấp dẫn, gây hứng thú cho hoc sinh ...................................... 32

2.2.Quy trình xây dựng bài tập về kinh tế, xã hội và môi trường .................................... 32

2.2.1.Bước 1. Tìm hiểu chương trình hoá học ở trường THPT ......................................... 32

2.2.2.Bước 2. Tìm tài liệu tham khảo ................................................................................ 32

2.2.3.Bước 3. Chọn tài liệu có nội dung về kinh tế, xã hội và môi trường ........................ 32

2.2.4.Bước 4. Tìm mối liên hệ giữa kiến thức hoá học THPT với vấn đề kinh tế, xã hội và
môi trường .................................................................................................................... 32

2.2.5.Bước 5. Xây dựng hệ thống bài tập .......................................................................... 33


2.2.6.Bước 6. Xin ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp về hệ thống bài tập ............................ 33

2.2.7.Bước 7. Hoàn thiện hệ thống bài tập ........................................................................ 33

2.3.Hệ thống bài tập hoá học về kinh tế, xã hội và môi trường ở trường THPT ........... 33

2.3.1.Bài tập hóa học về vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường trong chương trình lớp 10
...................................................................................................................................... 33

2.3.2.Bài tập hóa học về vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường trong chương trình lớp 11
...................................................................................................................................... 45

2.3.3.Bài tập hóa học về vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường trong chương trình lớp 12
(lưu trong CD) .............................................................................................................. 86

2.4.Thiết kế giáo án có tích hợp nội dung về kinh tế, xã hội và môi trường ................... 87

2.4.1.Giáo án bài “Phân bón hóa học” ............................................................................... 87

2.4.2.Giáo án bài “Hoá học và vấn đề kinh tế” .................................................................. 92

2.4.3.Giáo án bài “Hoá học và vấn đề xã hội” ................................................................... 92

2.4.4.Giáo án bài “Hoá học và vấn đề môi trường” ........................................................... 92

2.4.5.Giáo án bài “Flo – Brom – Iot” ................................................................................. 92

2.4.6.Giáo án bài “Cacbon” ............................................................................................... 93




2.4.7.Giáo án bài “Oxi – ozon” .......................................................................................... 93

chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................. 95

3.1.Mục đích thực nghiệm ................................................................................................... 95

3.2.Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................................... 95

3.3.Đối tượng thực nghiệm .................................................................................................. 95

3.4.Tiến trình thực nghiệm .................................................................................................. 95

3.4.1.Chuẩn bị .................................................................................................................... 96

3.4.1.1.Chọn giáo viên thực nghiệm ......................................................................................... 96

3.4.1.2.Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ...................................................................... 96

3.4.1.3.Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm ....................................................................... 97

3.4.2.Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp ...................................................................... 97

3.4.3.Xử lý kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 97

3.5.Kết quả thực nghiệm ...................................................................................................... 99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 109

1. Kết luận ........................................................................................................................... 109


2. Kiến nghị ......................................................................................................................... 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 113




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC : đối chứng
GV : giáo viên
HN : Hà Nội
HS : học sinh
PT : phổ thông
SL : số lượng
THPT : trung học phổ thông
TN : thực nghiệm
TNKQ : trắc nghiệm khách quan
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TT : thứ tự















DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Vai trò của bài tập hoá học ........................................................... 27


Bảng 1.2. Nguồn bài tập giáo viên sử dụng .................................................. 27
Bảng 1.3. Mục đích sử dụng bài tập hoá học của giáo viên .......................... 28
Bảng 1.4. Mức độ cần thiết của hệ thống bài tập .......................................... 28
Bảng 1.5. Mức độ kết hợp nội dung về kinh tế, xã hội và môi trường ở trường
THPT ............................................................................................................. 29
Bảng 1.6. Thống kê kết quả học học tập có sử dụng nội dụng về kinh tế, xã hội
và môi trường ................................................................................................ 29
Bảng 1.7. Thống kê khó khăn của giáo viên khi sử dụng hệ thống bài tập có nội
dung về kinh tế, xã hội và môi trường .......................................................... 30
Bảng 1.8. Thống kê mức độ xây dựng bài tập hoá học có nội dung về kinh tế, xã
hội và môi trường .......................................................................................... 30
Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ................................................ 109
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm .................................... 109
Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 1) .................... 110
Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 2) .................... 111
Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 3) .................... 112
Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 4) .................... 113
Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 5) .................... 114
Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích (bài 6) .................... 115
Bảng 3.9. Phân loại kết quả học tập ............................................................ 115
Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số đặc trưng ............................................... 115



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Thùng chứa bột Chlorine ............................................................... 36
Hình 2.2. Hình dạng thuốc flocoumafen và công thức cấu tạo của flocoumafen
....................................................................................................................... 36
Hình 2.3. Mẩu thuốc nổ C4 chứa hexogen và mô hình phân tử hexogen ..... 54
Hình 2.4. Bom thối xuất sứ từ Trung Quốc................................................... 61
Hình 3.1. Đồ thị đường luỹ tích (bài 1) ....................................................... 110
Hình 3.2. Đồ thị đường luỹ tích (bài 2) ....................................................... 111
Hình 3.3. Đồ thị đường luỹ tích (bài 3) ....................................................... 112
Hình 3.4. Đồ thị đường luỹ tích (bài 4) ....................................................... 113
Hình 3.5. Đồ thị đường luỹ tích (bài 5) ....................................................... 114
Hình 3.6. Đồ thị đường luỹ tích (bài 6) ....................................................... 115
Hình 3.7. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 1) .................................... 115
Hình 3.8. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 2) .................................... 116
Hình 3.9. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 3) .................................... 117
Hình 3.10. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 4) .................................. 118
Hình 3.11. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 5) .................................. 119
Hình 3.12. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập (bài 6) .................................. 120


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm
môi trường là vấn đề rất đáng lo ngại. Do đó, trong chương trình hóa học phổ thông
đã lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường, nhằm giúp học sinh hình thành ý
thức bảo vệ môi trường từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường. Mục đích của Giáo dục
môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng

môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao
hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và
tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra
những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc
đạt được những kỹ năng có những động lực và cam kết hành động dù với tư cách cá
nhân hay tập thể để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa
những vấn đề mới nảy sinh. Bên cạnh đó hóa học còn là môn khoa học có mối quan
hệ mật thiết đến sự phát triển kinh tế và xã hội. Sự phát triển của hóa học đi cùng với
sự phát triển của nền kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, nội dung việc giáo
dục cho học sinh hiểu được tầm quan trong của hóa học trong sự phát triển kinh tế và
xã hội là một vấn đề không kém phần quan trọng.
Tuy nhiên, việc giáo dục môi trường trong trường phổ thông hiện nay còn gặp
nhiều khó khăn như: học sinh chưa hứng thú với những nội dung mang tính lý thuyết
về môi trường, kinh tế và xã hội, nhà trường chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất để
ứng dụng nội dung giáo dục môi trường, kinh tế và xã hội trong các bài giảng trên
lớp. Với tầm quan trọng cũng như những khó khăn của giáo dục môi trường trong
trường phổ thông tôi đã chọn đề tài “XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC
VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG”. Nhằm mục đích xây dựng ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh
đồng thời giúp cho học sinh thấy được mối quan hệ của hóa học trong sự phát triển


kinh tế và xã hội khi còn ngồi trên ghế nhà trường thông qua các bài tập trong từng
chương, từng bài của chương trình hóa học lớp 10, 11, 12.
2.Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập hóa học có nội dung môi trường, kinh tế và xã hội
trong chương trình hóa học trung học phổ thông.
3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống bài tập hoá học có tác dụng giáo dục môi
trường, kinh tế và xã hội cho học sinh THPT.

- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học Hoá học ở trường THPT.
4.Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống bài tập hoá học về kinh tế xã hội và môi trường
có thể giúp giáo viên dễ dàng hơn khi lồng ghép các kiến thức về giáo dục môi
trường, kinh tế và xã hội trong trường trung học phổ thông, nâng cao kết quả học tập
của học sinh.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những kiến thức về môi trường, kinh tế và xã hội có thể áp dụng
trong chương trình Hóa học trung học phổ thông.
- Xây dựng hệ thống bài tập thuộc chương trình Hoá học THPT có nội dung giáo
dục môi trường, kinh tế và xã hội.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng.
- Vận dụng kiến thức đo lường, đánh giá kết quả học tập để phân tích kết quả
thực nghiệm.
6.Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận\
- Đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.


- Phương pháp phân loại, hệ thống hoá.
- Phương pháp lịch sử.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát, điều tra.
- Phương pháp chuyên gia: học hỏi kinh nghiệm của giáo viên có nhiều năm
đứng lớp.
- Thực nghiệm sư phạm.
6.3. Các phương pháp toán học xử lý số liệu thông kê
7.Phạm vi nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu: những trường ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và

những tỉnh lân cận.
- Về thời gian nghiên cứu: năm học 2010 – 2011.
- Về nội dung nghiên cứu: Các bài tập trong chương trình hóa học trung học phổ
thông.
8.Điểm mới của đề tài
- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm và tự luận có nội dung giáo dục môi
trường, kinh tế và xã hội cho học sinh THPT.
- Các câu hỏi cung cấp cho học sinh kiến thức và giúp học sinh hình thành ý
thức vận dụng kiến thức hóa học trong sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ
môi trường.
- Giới thiệu một số giáo án có tích hợp nội dung giáo dục về mối liên hệ giữa
hoá học với sự phát kiển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.






CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Vấn đề giáo dục kinh tế, xã hội và môi trường trong trường phổ thông đã được
nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể như sau:
1) Phạm Bích Cần (2007), thiết kế một số moodun giáo dục môi trường khai thác
từ sách giáo khoa hóa học lớp 10 nâng cao, sách giáo khoa hóa học thí điểm
ban khoa học tự nhiên lớp 11, 12, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
2) Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2004), giáo dục môi trường thông qua một số bài
giảng hóa học cụ thể ở trường phổ thông, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
TP.HCM.
3) Nguyễn Đặng Thu Hường (2009), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa

học lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
4) Lê Thị Mỹ Trang (2003), Tìm hiểu môi trường và giáo dục môi trường qua
môn hóa học ở lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
5) Hà Tú Vân (2003), Giáo dục môi trường thông qua một số bài trong chương
trình hóa học lớp 10, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
6) Phan Thị Lan Phương (2007), Giáo dục môi trường thông qua giảng dạy hóa
học lớp11 ở trường trung học phổ thông, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
TP.HCM.
7) Trần Thị Thanh Hương (1999), Giáo dục môi trường thông qua môn hóa học ở
trường PTTH và THCS tại TP Hải Phòng, luận văn thạc sĩ, ĐHSP HN.
8) Nguyễn Trần Đông Quỳ (2007), Website giáo dục môi trường qua chương
trình hóa hoc lớp 10, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
9) Nguyễn Thị Trang (2007), Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua bộ
môn Hóa lớp 12 - Ban Khoa học tự nhiên, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
TP.HCM.


10) Nguyễn Thị Thanh Hằng (2007), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệmvề
hóa kĩ thuật và ứng dụng trong chương trình hóa phổ thông, khóa luận tốt
nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
11) Trần Thị Phương Thảo (2008), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách
quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn, luận văn thạc sĩ, ĐHSP
TP.HCM.
12) Trần Thị Tú Anh (2009), Tích hợp các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường
trong dạy học hóa học lớp 12 trường THPT, luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
13) Trần Thị Hồng Châu (2009), Giáo dục môi trường thông qua dạy học môn
hóa học lớp 10, 11 ở trường THPT, luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
14) Lê Thị Kim Thoa (2009), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học
gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT, luận văn thạc sĩ,
ĐHSP TP.HCM.

Trong các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề giáo dục môi trường trong chương trình hóa học THPT. Tuy nhiên,
luận văn thạc sĩ của ThS Trần Thị Phương Thảo và ThS Trần Thị Tú Anh là gần với
đề tài nghiên cứu của tôi nhất. Trong công trình nghiên cứu của ThS Trần Thị
Phương Thảo, tác giả xây dựng nên một hệ thống bài tập hóa học gắn liền với thực tế
bao gồm cả vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Các bài tập tác giả chọn rất phong
phú, đa dạng dựa vào kiến thức trong chương trình THPT. Tuy nhiên, tác giả xây
dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chủ yếu về ứng dụng của hoá học vào
đời sống thực tế chứ chưa đi sâu vào các bài tập về kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong luận văn của ThS Trần Thị Tú Anh chỉ đề cập đến việc tích hợp các nội dung
giáo dục môi trường, kinh tế và xã hội trong các bài giảng nhằm mục đích giáo dục
vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường cho học sinh nhưng chưa xây dựng được hệ
thống bài tập giúp học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của hóa học.
Các công trình nghiên cứu còn lại đều đã xây dựng cơ sở lý luận vững chắc.
Đây là điều kiện thích hợp để chúng tôi kế thừa và phát triển. Nhiệm vụ của chúng tôi


là phải hoàn thiện hơn nữa câu hỏi trắc nghiệm, cách thức kiểm tra, đánh giá khi thực
nghiệm sư phạm.
1.2.
Bài tập hoá học [10, 18, 19]
1.2.1. Khái niệm bài tập hoá học
Bài tập hoá học là phương tiện để dạy học sinh tập vận dụng kiến thức. Một
trong những tiêu chí đánh giá sự lĩnh hội tri thức hoá học là kỹ năng áp dụng tri thức
để giải quyết các bài tập hoá học chứ không phải là kỹ năng kể lại tài liệu đã học. Bài
tập hoá học là một trong những phương tiện có hiệu quả để giảng dạy môn hoá, tăng
cường và định hướng hoạt động tư duy của học sinh [18].
1.2.2. Tác dụng của bài tập hoá học
 Ý nghĩa trí dục
- Làm chính xác hoá khái niệm, củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một

cách sinh động, phong phú, hấp dẫn
- Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực nhất. Thực tế cho thấy
học sinh rất buồn chán nếu như chỉ nhắc lại kiến thức mà không được giải
bài tập
- Rèn các kỹ năng hoá học như cân bằng phương trình, tính toán, thực hành
thí nghiệm
- Rèn khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống và bảo vệ môi
trường
- Rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học và các thao tác tư duy.
 Ý nghĩa phát triển
Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc
lập, thông minh và sáng tạo.
 Ý nghĩa đức dục
Rèn đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học. Bài
tập thực nghiệm còn rèn luyện văn hoá lao động.


1.2.3. Phân loại bài tập hoá học
Dựa vào các công đoạn của quá trình dạy học, có thể phân loại bài tập hoá học
như sau :
• Ở công đoạn dạy bài mới: nên phân loại bài tập theo nội dung để phục vụ việc
dạy học và củng cố bài mới.
• Ở công đoạn ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và kiểm tra đánh giá: do mang tính
chất tổng hợp, có sự phối hợp giữa các chương nên phải phân loại trên các cơ
sở sau :
Dựa vào tính chất hoạt động của học sinh khi giải bài tập có thể chia thành bài tập
lý thuyết và bài tập thực nghiệm.
• Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia thành bài tập tái hiện kiến thức, bài
tập rèn tư duy.
• Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia thành bài tập định tính và bài tập định

lượng.
Trong thực tế dạy học, có 2 cách phân loại bài tập có ý nghĩa hơn cả là phân loại
theo nội dung và theo dạng bài.
1.2.4. Xây dựng bài tập hóa học
1.2.4.1. Nguyên tắc
Lựa chọn bài tập điển hình; phải kế thừa, bổ sung nhau; có tính phân hóa, vừa
sức học sinh; cân đối giữa thời gian học lý thuyết và bài tập.
1.2.4.2. Chú ý khi cho bài tập
Nội dung kiến thức trong chương trình; dữ kiện + kết quả tính toán phù hợp
với thực tế; phải vừa sức với trình độ học sinh; chú ý đến yêu cầu cần đạt được (thi
lên lớp, thi tốt nghiệp hay thi vào đại học); phải đủ các dạng; phải rõ ràng, chính xác,
không đánh đố học sinh.


1.2.4.3. Xu hướng hiện nay
Loại bỏ bài tập cần đến những thuật toán phức tạp để giải; có nội dung lắt léo,
giả định rắc rối, phức tập, xa rời hoặc phi thực tiễn hóa học.
Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm; trắc nghiệm khách quan.
Xây dựng bài tập rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải
quyết vấn đề; có nội dung phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơn giản nhẹ nhàng.
1.2.5. Phương pháp xây dựng bài tập hóa học
1.2.5.1. Tương tự
Loại 1: Giữ nguyên hiện tượng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay dổi lượng chất.
Loại 2: Giữ nguyên hiện tượng và thay đổi chất tham gia phản ứng. Lúc này lượng
chất thay đổi nên sản phẩm cũng thay đổi theo.
Loại 3: Thay đổi cả hiện tượng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại những dạng
phương trình HH cơ bản.
1.2.5.2. Đảo cách hỏi
Đảo cách hỏi giá trị của các đại lượng đã cho như khối lượng, số mol, thể tích,
nồng độ...sẽ tạo ra nhiều bài tập mới có mức khó tương đương.

1.2.5.3. Tổng quát
Thay các số liệu bằng chữ để tính tổng quát. Bài tập tổng quát mang tính trừu
tượng cao nên khó hơn các bài tập có số liệu cụ thể.
1.2.5.4. Phối hợp
Chọn chi tiết hay ở một số bài để xây dựng, phối hợp thành một bài tập mới.
1.2.6. Cách sử dụng bài tập Hoá học ở trường THPT
Ở bất cứ công đoạn nào của quá trình dạy học đều có thể sử dụng bài tập. Khi
dạy học bài mới có thể dùng bài tập để vào bài, để tạo tình huống có vấn đề, để


chuyển tiếp từ phần này sang phần kia, để củng cố bài, để hướng dẫn học sinh tự học
ở nhà.
Khi ôn tập, củng cố, luyện tập, kiểm tra đánh giá thì nhất thiết phải dùng bài
tập. Ở Việt Nam, bài tập được hiểu theo nghĩa rộng, có thể là câu hỏi lý thuyết hay
bài toán.
Sử dụng bài tập hoá học để đạt được các mục đích sau :
• Củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức và hình thành quy luật của các quá trình
hoá học
• Rèn kỹ năng
• Rèn năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
1.3.
Vấn đề kinh tế, xã hội
1.3.1. Mối quan hệ của hóa học và vấn đề kinh tế, xã hội [13, 22]
Hóa học và công nghiệp hóa học với những thành tựu to lớn, những phát minh
đa dạng mới mẻ đã và đang góp phần phát triển sản xuất, tăng năng suất, chất lượng
sản phẩm, làm cho cuộc sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng phong
phú, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt, hóa học
có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới.
Kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của một quốc
gia so với các nước trên thế giới. Để phát triển được nền kinh tế thì điều mà chúng ta

cần giải quyết đầu tiên là nguồn năng lượng, nhiên liệu và vật liệu. Những vấn đề ấy
đòi hỏi cần có những bước đột phá mới trong lĩnh vực khoa học tự nhiên nhất là lĩnh
vực Hóa học. Hóa học sẽ giúp chúng ta tìm được những nguồn nguyên nhiên liệu mới
giải quyết được vấn đề năng lượng đang ngày càng can kiệt, giá thành thấp hơn so
với những năng lượng truyền thống mà còn bảo vệ được môi trường, tìm ra vật liệu
mới phục vụ cho nhu cần sản xuất của con người. Chúng ta càng hiểu rõ hơn về vai
trò của hóa học trong việc phát triển kinh tế.


Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu vai trò của Hóa học trong năng lượng, nhiên liệu
và vật liệu là quan trọng thế nào?
 Vấn đề vật liệu: Vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế. Đồng hành
cùng với sự phát triển của nhân loại, vật liệu là không thể thiếu. Vật liệu được
dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu cống, các công trình kiến trúc ... Nhu cầu
của kinh tế đối với vật liệu là vô cùng to lớn. Trong lịch sử phát triển của
nhân loại đã sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Với đà phát triển của khoa
học – kĩ thuật của kinh tế, xã hội, yêu cầu của con người về vật liệu ngày
càng phong phú, đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong các
nghành kinh tế, quốc dân.
 Trong ngành y học: làm các bộ phận nhân tạo.
 Ngành xây dựng: cần những vật liệu làm cho công trình chắc, bền, đẹp, phù
hợp hơn…
 Ngành năng lượng: cần những loại vật liệu chuyên dụng để chế tạo thiết bị
khai thác nguồn thiên nhiên vô tận từ mặt trời, nước, gió, năng lượng các lò
phản ứng hạt nhân…
Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề vật liệu cho tương lai vật liệu compozit:
có tính năng bền, nhẹ, chắc không bị axit hoặc kiềm và một số hoá chất phá huỷ trong
môi trường Hoá học với các nghành khoa học trong lĩnh vực kĩ thuật vật liệu đang
nghiên cứu và khai thác những vật liệu mới có trọng lượng nhẹ, siêu bền với môi
trường, siêu nhỏ...Có công năng đặc biệt như: Máy bay được làm bằng vật liệu siêu

nhẹ. Vật liệu nano: là vật liệu được chế tạo nên từ những hạt có kích thước cỡ
nanomet. Vật liệu có độ cứng cao, siêu dẻo…Chế tạo máy bay tàng hình đối với các
loại rada. Vật liệu quang điện tử: có độ siêu dẫn ở nhiệt độ cao được dùng trong sinh
học, y học, điện tử,... Dòng điện đi qua chất siêu dẫn
Hóa học có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước trong hiện tại
và tương lai.Nó đã góp phần tìm ra nguồn năng lượng thay thế cho nguồn năng
lượng truyền thống. Đem lại nhiều lợi ích to lớn cho thế giới từ việc tận dụng nguồn
năng lượng do các phản ứng hóa học sinh ra.


1.3.2. Xu hướng phát triển hóa học trong nền kinh tế, xã hội [13]
Thập niên 90 của thế kỷ trước là thời điểm các nghiên cứu về việc phát triển
các quy trình thân thiện với môi trường thay cho việc sử dụng các hóa chất độc hại từ
đó đã làm xuất hiện một khái niệm mới là Hóa học xanh. Điều này càng được thúc
đẩy do nhận thức của con người về tác hại của rác thải công nghiệp ngày càng tăng
lên và việc cần thiết phải xử lý các chất thải hóa học của chính phủ. Thông qua việc
kết hợp giữa việc siết chặt luật pháp, mục tiêu nghiên cứu và nhận thức về cách vận
hành quy trình tốt nhất thì lĩnh vực Hóa học xanh đã có những bước tiến nhanh chóng
và giúp có được một nhận thức rõ ràng hơn về công nghệ sạch. Chẳng hạn sự phân
tách các chất thải hiện đã được thực hiện dễ dàng bằng cách dùng cacbon dioxit siêu
tới hạn, các dung môi hữu cơ độc hại dễ bay hơi nay đã được thay thế bằng các dung
môi là chất lỏng ion khó bay hơi cùng với việc đưa vào sử dụng các tác nhân và xúc
tác dị thể để tránh việc sử dụng các quá trình hòa tan vốn độc hại, gây khó khăn cho
việc tách và tinh chế.
Sự quan trọng của việc giới thiệu các chuẩn mới để xác định độ “xanh” của
một quy trình (nhất là trong ngành công nghiệp dược) cũng đã bắt đầu được tiến
hành. Một trong số những chỉ số xưa nhất và được dùng nhiều nhất nhân tố E (E
factor) – thể hiện tỉ lệ giữa chất thải trên tổng lượng sản phẩm đã cho thấy rõ sự lãng
phí hóa chất trong các quá trình hóa học. Những sự đánh giá gần đây hơn cho thấy sự
cần thiết của việc khảo sát một tập hợp rộng lớn hơn các số liệu qua một chu trình

sống của sản phẩm.
Các quy định về lập pháp, kinh tế và xu hướng phát triển xã hội đã ảnh hưởng
đến toàn bộ các giai đoạn trong chu trình sống của một sản phẩm của ngành công
nghiệp hóa học. Với dầu, hóa chất thô quan trọng của ngành công nghiệp hóa học
hiện đã bắt đầu tiến hành giảm dần trữ lượng và đánh dấu các biến động giá cả, tuy
nhiên trong thế giới thực thì phải đối diện với các vấn đề phức tạp hơn. Việc khai
thác đến cạn kiệt các nguồn tài nguyên quan trọng cùng với việc giá cả tăng lên đã
ảnh hưởng đến sự tồn vong của ngành công nghiệp hóa học. Ở một phía khác của chu
trình sống thì áp lực từ công chúng cũng như từ các tổ chức phi chính phủ đã dẫn đến


sự tăng theo hàm mũ sự tập trung của hiến pháp đến các sản phẩm (đáng kể nhất là ở
châu Âu, nơi có các ủy ban đăng ký, đánh giá, ủy quyền và giới hạn các hóa chất hay
gọi tắt là REACH (Registration, Evaluation, Authorisation and restriction of
CHemicals)) và mức độ tiêu dùng đang bị đe dọa nếu cứ sử dụng hóa chất một cách
vô tội vạ. Các thách thức này chỉ có thể được chấp nhận với một sự kết hợp tốt giữa
các nghiên cứu thuần về việc phát hiện ra định hướng nghiên cứu, khảo sát ứng dụng.
Sự hợp tác giữa các nhà hóa học, sinh học và các kỹ sư sẽ hiểu ra được cách
làm thế nào để sử dụng nguồn cacbon bền vững nhất: sinh khối không bắt nguồn từ
thực phẩm với một hiệu quả cao nhất. Các sinh khối này bao gồm các chất thải nông
nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm cũng như các sản phẩm phụ trong các
quá trình quy mô lớn như sản xuất nhiên liệu sinh học. Lượng lớn các chất tiêu thụ và
các chất thải công nghiệp như dòng điện thải và các dụng cụ điện có thể được khai
thác bằng cách sử dụng các công nghệ ít gây tác động mạnh đến môi trường vốn chỉ
được xuất hiện vào những năm 90. Đây không chỉ là một bước tiến lớn hướng đến
việc tạo thành một kỷ nguyên mới của hóa học xanh và hóa học bền vững mà còn
giúp giải quyết được những vấn đề leo thang chất thải trong xã hội hiện đại.
Đặc biệt, có thể tạo ra được nhiều sản phẩm từ các sản phẩm sinh khối như
xenlulô, chitin hay tinh bột có thể đóng vai trò như các phân tử nhỏ nhưng khi cần
thiết chúng có thể đóng vai trò nền tảng để chế tạo các vật liệu mới cao phân tử. Các

hợp chất như etanol, axit lactic, axit sucxinic hay glyxerol có thể thay thế, hay ít nhất
là giảm thiểu sự phụ thuộc của chúng ta vào các nhiên liệu hóa thạch như eten,
propen, butadien hay benzen. Do đó các công cụ của Hóa học xanh tương lai cần phải
đa năng, linh hoạt cũng như phải sạch, an toàn và hiệu quả.
Ở đây sự kết hợp giữa hóa học – sinh học và giữa hóa học – công nghệ sinh
học là một vấn đề quan trọng: Chúng ta cần phải phát triển các con đường tổng hợp
bắt nguồn từ các dẫn xuất chứa oxy và các phân tử ưa nước vốn được tạo thành từ các
chuyển hóa sinh khối. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta không thể ước tính được sự
lãng phí và giá thành trước khi tiến hành tổng hợp. Ở đây các kết quả nghiên cứu về
các quá trình hóa học trong nước sẽ đắc dụng (và thường làm cho quá trình trở nên an


toàn hơn) cũng như sự phát triển tiếp tục trong tương lai của các phương pháp tổng
hợp quan trọng chẳng hạn giảm thiểu các bước tiến hành bằng các hệ thống phản ứng
lồng vào nhau để có thể đưa nhiều phản ứng trở thành một bước duy nhất. Về sự kết
hợp giữa hóa học – công nghệ thì các hệ thống màng xúc tác, các kỹ thuật tiến hành
phản ứng chuyên sâu và các hệ thống phản ứng tiết kiệm năng lượng ngày càng trở
nên quan trọng. Kỹ thuật lên men sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải các
sinh khối có cấu trúc phức tạp về các phân tử nhỏ với sự kiểm soát chặt chẽ hơn về
năng lượng sử dụng để nhiệt phân bằng cách sử dụng xúc tác hay các phương pháp
mới (chẳng hạn vi sóng) thì chúng ta có khả năng xây dựng các quy trình song song
để tạo thành các phân tử khác nhau, điều này dẫn đến việc tạo thành nhiều chất cơ
bản hơn. Việc tìm ra con đường mới phát triển bền vững với giá thành hợp lý để tạo
thành các chất thơm là đặc biệt khó khăn: chúng ta cần phải có những cách thức tốt
hơn để khai thác nguồn chất thơm vô tận trong tự nhiên như ở trong lignin hay
suberin.
Thách thức trong Hóa học xanh không chỉ đơn thuần là thay thế các hóa chất
độc hại như các cromat hay các dẫn xuất polyhalogen thơm nhưng có thể đảm bảo
rằng các chất có thể thay thế được chúng cũng như cách thức để tạo thành sẽ xanh và
bền vững. Hiện tại cần có thêm nhiều nghiên cứu nhắm đến việc thỏa mãn các tiêu

chuẩn lập pháp mà REACH cũng như các đạo luật về chất lượng sản phẩm đã đề ra.
Các sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường được yêu cầu ở các mặt hàng thương
mại như chất chậm cháy, hóa dẻo, chất kết dính và ngòi nổ.
Thế kỷ mới này sẽ chứng kiến một bước chuyển mình mạnh mẽ từ hóa học
(phụ thuộc) dầu mỏ sang Hóa học dựa trên một sự đa dạng nguồn nguyên liệu. Mặc
dù chúng ta vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn nguyên liệu hóa thạch và các
khoáng trong một tương lai gần nhưng các hóa chất và vật liệu được chế tạo từ các
sinh khối không có nguồn gốc thực phẩm và từ một núi sản phẩm mà chúng ta ưu ái
đặt cho danh từ “mỹ miều” chất thải sẽ chiếm ưu thế. Chất thải của hôm nay là
nguyên liệu của ngày mai. Hóa học xanh có thể giúp chuyển hóa các nguồn cung này
thành nguyên liệu bằng cách tiếp cận ít gây tổn hại đến môi trường nhất. Bằng cách


này chúng ta sẽ đạt được mục tiêu lớn là xây dựng được một kỷ nguyên mới cho các
sản phẩm xanh và bền vững.
1.3.3. Tầm quan trọng của hóa học trong nền kinh tế, xã hội [10,13,22]
• Hoá học với đời sống
Phản ứng hóa học xảy ra trong cuộc sống hằng ngày thí dụ như trong lúc nấu
ăn, làm bánh hay rán mà trong đó các biến đổi chất xảy ra một cách rất phức tạp đã
góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Thêm vào đó thức ăn được phân
tách ra thành các thành phần riêng biệt và cũng được biến đổi thành năng lượng
• Hoá học với các khoa học khác
Hóa học nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố và hợp chất, về các biến đổi
có thể có từ một chất này sang một chất khác, tiên đoán trước tính chất của những
hợp chất chưa biết đến cho tới nay, cung cấp các phương pháp để tổng hợp những
hợp chất mới và các phương pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành phần hóa
học trong những mẫu thử nghiệm.
Mặc dù tất cả các chất đều được cấu tạo từ một số loại "đá xây dựng" tương
đối ít, tức là từ khoảng 80 đến 100 nguyên tố trong số 118 nguyên tố được biết đến
nhưng sự kết hợp và sắp xếp khác nhau của các nguyên tố đã mang lại đến vài triệu

hợp chất khác nhau, những hợp chất mà đã tạo nên các loại vật chất khác nhau như
nước, cát, mô sinh vật và mô thực vật. Thành phần của các nguyên tố quyết định các
tính chất vật lý và hóa học của các chất và làm cho hóa học trở thành một bộ môn
khoa học rộng lớn.
Cũng như trong các bộ môn khoa học tự nhiên khác, thí nghiệm trong hóa học
là cột trụ chính. Thông qua thí nghiệm, các lý thuyết về cách biến đổi từ một chất này
sang một chất khác được phác thảo, kiểm nghiệm, mở rộng và khi cần thiết thì cũng
được phủ nhận.
Tiến bộ trong các chuyên ngành khác nhau của hóa học thường là các điều kiện
tiên quyết không thể thiếu cho những nhận thức mới trong các bộ môn khoa học
khác, đặc biệt là trong các lãnh vực của sinh học và y học, cũng như trong lãnh vực


của vật lý (thí dụ như việc chế tạo các chất siêu dẫn mới). Hóa sinh, một chuyên
ngành rộng lớn, đã được thành lập tại nơi giao tiếp giữa hóa học và sinh vật học và là
một chuyên ngành không thể thiếu được khi muốn hiểu về các quá trình trong sự
sống, các quá trình mà có liên hệ trực tiếp và không thể tách rời được với sự biến đổi
chất.
Đối với y học thì hóa học không thể thiếu được trong cuộc tìm kiếm những
thuốc trị bệnh mới và trong việc sản xuất các dược phẩm. Các kỹ sư thường tìm kiếm
vật liệu chuyên dùng tùy theo ứng dụng (vật liệu nhẹ trong chế tạo máy bay, vật liệu
xây dựng chịu lực và bền vững, các chất bán dẫn đặc biệt tinh khiết,...). Ở đây bộ
môn khoa học vật liệu đã phát triển như là nơi giao tiếp giữa hóa học và kỹ thuật.
• Hoá học trong công nghiệp
Công nghiệp hóa học là một ngành kinh tế rất quan trọng. Công nghiệp hóa
học sản xuất các hóa chất cơ bản như axít sunfuric hay amoniac, thường là nhiều triệu
tấn hằng năm, cho sản xuất phân bón và chất dẻo và các mặt khác của đời sống và sản
xuất công nghiệp. Mặt khác, ngành công nghiệp hóa học cũng sản xuất rất nhiều hợp
chất phức tạp, đặc biệt là dược phẩm. Nếu không có các hóa chất được sản xuất trong
công nghiệp thì cũng không thể nào sản xuất máy tính hay nhiên liệu và chất bôi trơn

cho công nghiệp ô tô.
1.4.
Vấn đề môi trường
1.4.1. Khái niệm môi trường [7, 39]
Môi trường là một trong những vấn đề đang được cả xa hội quan tâm, trong
lịch sử phát triển của nhân loại đã có nhiều định nghĩa về môi trường cụ thể như:
- Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật. Theo định
nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một cách cụ thể, vì mỗi cá thể,
mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và một quần thể, một quần xã lại có một
môi trường rộng lớn hơn.
- Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật. Theo
định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết cho loài này


nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung một nơi, hơn nữa cũng có
những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ thể và ta không
thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên.
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo Vệ Môi Trường của
Việt Nam, 1993)
- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực
thể của tự nhiên...mà ở đó, cá thể, quần thể, loài...có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp
bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Từ định nghĩa này ta
có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà không phải là môi trường
của loài khác. Chẳng hạn như mặt biển là môi trường của sinh vật màng nước
(Pleiston và Neiston), song không phải là môi trường của những loài sống ở đáy sâu
hàng ngàn mét và ngược lại.
- Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định
nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ

thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ
chứa...) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật...), trong đó con người
sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo
nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.
Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh
trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh
của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”.
Thuật ngữ Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” đó là từ chính xác chỉ
điều kiện sống của cá thể hoặc quần thể sinh vật. Sinh vật và con người không thể
tách rời khỏi môi trường của mình. Môi trường nhân văn (Human environment - môi
trường sống của con người) bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học của đất, nước, không
khí, các yếu tố sinh học và điều kiện kinh tế - xã hội tác động hàng ngày đến sự sống
của con người.

×