1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Ngọc An
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC
HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
DÙNG CHO HỌC SINH KHÁ GIỎI
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Ngọc An
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC
HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
DÙNG CHO HỌC SINH KHÁ GIỎI
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ TỬU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
3
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cô giáo, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp, các em học sinh và những
người thân trong gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trần Thị Tửu đã tận tình chỉ
dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS. TS Trịnh Văn Biều, cùng các thầy cô khoa
Hóa Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã giảng dạy và chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh các trường
trung học phổ thông đã giúp tôi trong quá trình thực hiện điều tra và thực nghiệm sư
phạm.
Xin gửi lời cảm ơn Phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng tiến độ.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè và những người
thân đã luôn luôn quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành luận văn.
Nguyễn Thị Ngọc An
4
MỤC LỤC
0T
LỜI CẢM ƠN
0T
............................................................................................... 3
0T
MỤC LỤC
0T
.................................................................................................... 4
0T
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
0T
.......................................................... 7
0T
DANH MỤC CÁC BẢNG
0T
............................................................................ 8
0T
DANH MỤC CÁC HÌNH
0T
.......................................................................... 10
0T
MỞ ĐẦU
0T
..................................................................................................... 11
0T
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
0T
................ 14
0T
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
0T
................................................................... 14
0T
1.2. Bài tập hoá học
0T
.......................................................................................... 15
0T
1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học
0T
..................................................................... 15
0T
1.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học [5], [32]
0T
................................................. 15
0T
1.2.3. Phân loại bài tập hóa học [5], [32]
0T
....................................................... 16
0T
1.2.4. Xu hướng xây dựng bài tập hóa học mới [32]
0T
....................................... 17
0T
1.2.5. Những chú ý khi ra bài tập [11]
0T
............................................................ 18
0T
1.2.6. Những chú ý khi chữa bài tập cho HS [11]
0T
............................................ 18
0T
1.3. Hình thành và phát triển tư duy cho học sinh khá giỏi [8]
0T
...................... 20
0T
1.4. Những phẩm chất và năng lực của học sinh khá giỏi hóa học
0T
................. 20
0T
1.5. Cấu trúc và nội dung phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao [30]
0T
.......... 21
0T
1.6. Thực trạng sử dụng bài tập hóa học cho học sinh khá giỏi ở trường
THPT
0T
................................................................................................................ 25
0T
Chương 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG
CAO DÙNG CHO HỌC SINH KHÁ GIỎI
0T
.............................................. 30
0T
2.1. Đặc điểm của hệ thống bài tập hóa học dùng cho học sinh khá giỏi
0T
....... 30
0T
2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hóa học dùng cho học sinh khá
giỏi
0T
..................................................................................................................... 30
0T
2.2.1 Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học
0T
................. 30
5
0T
2.2.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học
0T
...................... 31
0T
2.2.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng
0T
................... 31
0T
2.2.4. Hệ thống bài tập phải có tính yêu cầu cao và phù hợp với trình độ học
sinh
0T
................................................................................................................. 31
0T
2.2.5. Hệ thống bài tập phải gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực nhận
thức, năng lực sáng tạo của học sinh
0T
.............................................................. 32
0T
2.3. Qui trình xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 dùng cho học
sinh khá giỏi
0T
...................................................................................................... 32
0T
2.3.1. Xác định mục đích của hệ thống bài tập
0T
................................................ 32
0T
2.3.2. Xác định nội dung hệ thống bài tập
0T
....................................................... 32
0T
2.3.3. Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập
0T
................................................... 32
0T
2.3.4. Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập
0T
.......................................... 33
0T
2.3.5. Tiến hành soạn thảo bài tập
0T
.................................................................. 34
0T
2.3.6. Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp
0T
.......................................... 34
0T
2.3.7. Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung
0T
....................................................... 34
0T
2.4. Hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 (chương trình nâng cao) dùng
cho học sinh khá giỏi
0T
........................................................................................ 34
0T
2.4.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống bài tập
0T
............................................... 34
0T
2.4.2. Hệ thống bài tập chương Hiđrocacbon no
0T
............................................. 37
0T
2.4.3. Hệ thống bài tập chương Hiđrocacbon không no
0T
.................................. 43
0T
2.4.4. Hệ thống bài tập chương Hiđrocacbon thơm
0T
......................................... 56
0T
2.4.5. Hệ thống bài tập chương Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol
0T
................ 59
0T
2.4.6. Hệ thống bài tập chương Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic
0T
................. 71
0T
2.5. Sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học cho học sinh khá giỏi lớp 11
0T
.... 90
0T
2.5.1. Sử dụng bài tập giúp học sinh rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức
0T
... 90
0T
2.5.2. Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực suy luận lôgic
0T
......................... 92
0T
2.5.3. Sử dụng bài tập để củng cố kĩ năng thực hành
0T
...................................... 94
0T
2.5.4. Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
0T
... 95
6
0T
2.5.5. Sử dụng bài tập để mở rộng hiểu biết các vấn đề thực tiễn
0T
................. 96
0T
2.5.6. Rèn luyện cho học sinh cách giải nhanh bài tập hoá học
0T
....................... 97
0T
2.6. Giáo án các bài thực nghiệm sử dụng hệ thống bài tập mới xây dựng
0T
. 104
0T
2.6.1. Giáo án bài thực nghiệm 1: “Luyện tập Hiđrocacbon không no” (phụ lục
6)
0T
.................................................................................................................. 104
0T
2.6.2. Giáo án bài thực nghiệm 2: “Luyện tập So sánh đặc điểm cấu trúc và
tính chất của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no” (phụ lục 7)
0T
..................................................................................................................... 104
0T
2.6.3. Giáo án bài thực nghiệm 3: “Luyện tập Ancol, phenol” (lưu trong CD)
0T
..................................................................................................................... 104
0T
2.6.4. Giáo án bài thực nghiệm 4: “Luyện tập Anđehit – Xeton – Axit
cacboxylic” (lưu trong CD)
0T
.......................................................................... 104
0T
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
0T
................................................ 106
0T
3.1. Mục đích thực nghiệm
0T
............................................................................. 106
0T
3.2. Đối tượng thực nghiệm
0T
............................................................................ 106
0T
3.3. Tiến hành thực nghiệm
0T
........................................................................... 106
0T
3.4. Kết quả thực nghiệm
0T
............................................................................... 108
0T
3.4.1. Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ và tham số thống kê đặc
trưng
0T
............................................................................................................. 108
0T
3.4.2. Biểu diễn kết quả bằng đồ thị
0T
.............................................................. 119
0T
3.4.3. Phân tích kết quả thực nghiệm
0T
............................................................ 123
0T
3.5. Những bài học kinh nghiệm khi sử dụng bài tập cho học sinh khá giỏi
0T
123
0T
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
0T
.................................................................. 126
0T
TÀI LIỆU THAM KHẢO
0T
........................................................................ 129
0T
PHỤ LỤC
0T
.................................................................................................. 133
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT : bài tập
BTHH : bài tập hóa học
CTPT : công thức phân tử
dd : dung dịch
ĐC : đối chứng
ĐP : Đức Phổ
GV : giáo viên
HHT : Hoàng Hoa Thám
HVT : Hoàng Văn Thụ
HS : học sinh
KG : khá giỏi
LTT : Lý Tự Trọng
PBC : Phan Bội Châu
PP : phương pháp
PTPƯ : phương trình phản ứng
SGV : sách giáo viên
SGK : sách giáo khoa
STT : số thứ tự
TB : trung bình
TN : thực nghiệm
THPT : trung học phổ thông
VD : ví dụ
YK : yếu kém
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
0TU
Bảng 1.1. Ý kiến GV về các dạng BT cần bổ sung cho HS khá giỏi
U0T
................................. 25
0TU
Bảng 1.2. Ý kiến GV về các hướng sử dụng BT cho HS khá giỏi
U0T
..................................... 26
0TU
Bảng 2.1 . Giới thiệu tổng quan về hệ thống bài tập
U0T
......................................................... 36
0TU
Bảng 3.1. Danh sách các trường, lớp và giáo viên dạy thực nghiệm
U0T
............................... 106
0TU
Bảng 3.2. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN 1, trường PBC)
U0T
............... 108
0TU
Bảng 3.3. Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường PBC)
U0T
..................................... 109
0TU
Bảng 3.4. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường PBC)
U0T
................................ 109
0TU
Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN 1, trường HVT)
U0T
.............. 109
0TU
Bảng 3.6. Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường HVT)
U0T
.................................... 110
0TU
Bảng 3.7. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường HVT)
U0T
................................ 110
0TU
Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN 1, trường LTT)
U0T
............... 111
0TU
Bảng 3.9. Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường LTT)
U0T
..................................... 111
0TU
Bảng 3.10. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường LTT)
U0T
............................... 111
0TU
Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN 1, trường Số I ĐP)
U0T
........ 112
0TU
Bảng 3.12. Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường Số I ĐP)
U0T
.............................. 112
0TU
Bảng 3.13. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường Số I ĐP)
U0T
......................... 112
0TU
Bảng 3.14. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN 1, trường HHT)
U0T
............ 112
0TU
Bảng 3.15. Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường HHT)
U0T
.................................. 113
0TU
Bảng 3.16. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường HHT)
U0T
.............................. 113
0TU
Bảng 3.17. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN 2, trường PBC)
U0T
............. 113
0TU
Bảng 3.18. Kết quả học tập của học sinh (bài TN2, trường PBC)
U0T
................................... 114
0TU
Bảng 3.19. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường PBC)
U0T
.............................. 114
0TU
Bảng 3.20.Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN2, trường HVT)
U0T
.............. 114
0TU
Bảng 3.21. Kết quả học tập của học sinh (bài TN2, trường HVT)
U0T
.................................. 115
0TU
Bảng 3.22. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường HVT)
U0T
.............................. 115
9
0TU
Bảng 3.23. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN2, trường LTT)
U0T
.............. 115
0TU
Bảng 3.24. Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường LTT)
U0T
................................... 116
0TU
Bảng 3.25. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường LTT)
U0T
............................... 116
0TU
Bảng 3.26. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN2, trường Số I ĐP)
U0T
......... 116
0TU
Bảng 3.27. Kết quả học tập của học sinh (bài TN2, trường Số I ĐP)
U0T
.............................. 117
0TU
Bảng 3.28. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường Số I ĐP)
U0T
......................... 117
0TU
Bảng 3.29. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN2, trường HHT)
U0T
............. 117
0TU
Bảng 3.30. Kết quả học tập của học sinh (bài TN2, trường HHT)
U0T
.................................. 118
0TU
Bảng 3.31. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường HHT)
U0T
.............................. 118
0TU
Bảng 3.32. Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ (tổng hợp 2 bài TN)
U0T
................. 118
0TU
Bảng 3.33. Kết quả học tập của học sinh (tổng hợp 2 bài TN)
U0T
........................................ 119
0TU
Bảng 3.34. Các tham số thống kê đặc trưng (tổng hợp 2 bài TN)
U0T
................................... 119
10
DANH MỤC CÁC HÌNH
0TU
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích (bài TN1, trường PBC)
U0T
................................................ 119
0TU
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích (bài TN1, trường HVT)
U0T
................................................ 120
0TU
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích (bài TN1, trường LTT)
U0T
................................................. 120
0TU
Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích (bài TN1, trường Số I ĐP)
U0T
............................................ 120
0TU
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích (bài TN1, trường HHT)
U0T
................................................ 121
0TU
Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích (bài TN2, trường PBC)
U0T
................................................ 121
0TU
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích (bài TN2, trường HVT)
U0T
................................................ 121
0TU
Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích (bài TN2, trường LTT)
U0T
................................................. 122
0TU
Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích (bài TN2, trường Số I ĐP)
U0T
............................................ 122
0TU
Hình 3.10. Đồ thị đường lũy tích (bài TN2, trường HHT)
U0T
.............................................. 122
0TU
Hình 3.11. Đồ thị đường lũy tích (tổng hợp 2 bài TN)
U0T
................................................... 123
11
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi
người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên trở thành người thiết
kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập, đặc biệt phải chú trọng rèn luyện
phương pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh. Muốn vậy, người giáo viên
phải có trình độ chuyên môn sâu, rộng, có khả năng tổ chức tài liệu tự học tốt cho
học sinh, có trình độ sư phạm lành nghề.
Trong Giáo dục học đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp
dạy học. Bài tập hóa học được đánh giá là phương pháp dạy học hiệu nghiệm trong
việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương
pháp tự học; phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy cho học sinh nhất là học
sinh khá giỏi. Do vậy, ngoài việc sử dụng triệt để các bài tập có sẵn trong SGK,
SBT hoặc các tài liệu tham khảo khác, trong quá trình dạy học, người giáo viên Hóa
học cần xây dựng một hệ thống bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh: giỏi,
khá, trung bình, yếu. Có như vậy mới kích thích niềm say mê học tập bộ môn của
các em. Đồng thời, khuyến khích các em học tập phát huy năng lực tự học, tự
nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, vận dụng linh hoạt các kiến thức vào các tình huống
thực tế nhằm khắc sâu kiến thức.
Với mong muốn xây dựng được một hệ thống bài tập đa dạng, phong phú
dùng trong dạy học hóa học cho học sinh khá giỏi nhằm bồi dưỡng cho các em khả
năng vận dụng kiến thức, phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy, tạo điều
kiện cho các em có hứng thú, tự tin trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài “XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA
HỌC HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÙNG CHO HỌC SINH
KHÁ GIỎI”.
12
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông dùng
cho học sinh khá giỏi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường Trung học phổ
thông.
Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp
11 cho học sinh khá giỏi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng bài tập hóa học hữu cơ cho học sinh khá giỏi
lớp 11 THPT.
- Tìm hiểu nguyên tắc, quy trình xây dựng hệ thống bài tập hóa học dùng cho
học sinh khá giỏi.
- Xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 dùng cho học sinh khá
giỏi.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng, hiệu quả và tính khả thi của
hệ thống bài tập đã đề xuất.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Phần hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon lớp
11 chương trình nâng cao.
- Địa bàn nghiên cứu: Các trường THPT: Hoàng Văn Thụ - Nha Trang, Lý
Tự Trọng – Nha Trang, Hoàng Hoa Thám – Diên Khánh, Phan Bội Châu – Cam
Ranh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2011.
6. Giả thuyết khoa học
Xây dựng được hệ thống bài tập có chất lượng, đa dạng, phong phú sẽ giúp
cho học sinh khá giỏi phát triển khả năng tư duy, năng lực sáng tạo, phát huy tính tự
lực, tự nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa.
13
- Điều tra thực trạng bằng cách phỏng vấn, sử dụng phiếu câu hỏi.
- Phương pháp chuyên gia.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Xử lí số liệu bằng thống kê toán học.
8. Đóng góp của đề tài
- Thiết kế 5 nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập dùng cho học sinh khá
giỏi.
- Đề xuất qui trình 7 bước xây dưng hệ thống bài tập dùng cho học sinh khá
giỏi.
- Xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ dùng cho học sinh khá giỏi lớp
11 nâng cao.
- Đề xuất hướng sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học hóa học cho học
sinh khá giỏi lớp 11 nâng cao.
- Hệ thống bài tập được xây dựng là tư liệu bổ ích cho bản thân và đồng
nghiệp trong dạy học phần hóa học hữu cơ cho học sinh khá giỏi lớp 11.
14
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề về bài tập Hóa học đã có nhiều công trình nghiên cứu. Chúng tôi xin
nêu một vài công trình nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài như:
- Văn Thị Ngọc Linh (2008), Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11- chương trình cơ bản,
Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn tác giả
xây dựng hệ thống gồm 300 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn ở các
mức độ hiểu, biết, vận dụng thuộc các chương 8 (dẫn xuất halogen – ancol - phenol)
và chương 9 (anđehit - xeton), mỗi chương 150 câu.
- Nguyễn Thị Oanh (2008), Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh câu
hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hidrocacbon lớp 11 THPT- Ban
khoa học tự nhiên, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Trong luận văn tác giả xây dựng được 200 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa
chọn (dạng bài toán hóa học) theo 4 chủ đề chính. Trong mỗi chủ đề được phân
thành các dạng, ở mỗi dạng đều trình bày cách suy luận để giải nhanh.
- Lại Tố Trân (2009), Xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học
sinh phần hóa hữu cơ lớp 11 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn tác giả đưa ra 9 phương pháp giải bài
tập hóa học hữu cơ thường gặp đồng thời xây dựng một hệ thống bài tập theo các
mức độ nhận thức nhằm phát triển tư duy cho học sinh.
- Trương Thị Lâm Thảo (2010), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học phần hiđrocacbon lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn tác giả đề xuất 6 nguyên tắc
và quy trình 7 bước xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học, xây dựng 235 bài tập trong đó có 80 bài tự luận và 155 bài trắc
nghiệm. Đồng thời đề xuất 6 phương pháp sử dụng bài tập hóa học nhằm nâng cao
hiệu quả dạy và học.
- Đặng Thị Thanh Bình (2006), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập
hóa học bồi dưỡng học sinh khá giỏi lớp 11 THPT (ban nâng cao), Luận văn thạc
15
sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu gần với đề tài của chúng
tôi. Trong luận văn tác giả nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về xu hướng dạy học
hóa học; bài tập hóa học, xu hướng phát triển và sử dụng bài tập trong dạy học theo
hướng tích cực, tư duy hóa học và việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học. Xây dựng
một hệ thống lí thuyết cơ bản, chuyên sâu đáp ứng yêu cầu mở rộng kiến thức, bồi
dưỡng học sinh giỏi tham dự kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành. Xây dựng một hệ
thống bài tập hóa học gồm 155 bài trắc nghiệm và 165 bài tự luận cho 7 chương
trong chương trình lớp 10, trong đó có một số bài tập có nội dung chuyên sâu ngoài
SGK dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi để tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp
tỉnh, thành. Đây là điểm khác biệt của luận văn với đề tài chúng tôi nghiên cứu. Hệ
thống bài tập dùng cho học sinh khá giỏi mà chúng tôi xây dựng đều bám sát nội
dung chương trình SGK lớp 11 nâng cao.
Nhận xét chung: Các công trình nghiên cứu nêu trên đều:
- Chưa xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 chương
trình nâng cao có phần dành riêng cho học sinh khá giỏi.
- Chưa đưa ra hướng sử dụng bài tập trong dạy học cho học sinh khá
giỏi.
Đây là những vấn đề chúng tôi sẽ nghiên cứu trong luận văn này.
1.2. Bài tập hoá học
1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học
Theo Từ điển Tiếng Việt, bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng
những điều đã học.
Như vậy bài tập hóa học là những bài tập liên quan đến hóa học, trong đó
đưa ra những vấn đề đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức vốn có để giải quyết.
1.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học [5], [32]
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức.
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học: một số đáng kể bài tập đòi hỏi học sinh
phải vận dụng tổng hợp kiến thức của nhiều nội dung trong bài, trong chương. Dạng
bài tổng hợp học sinh phải huy động vốn hiểu biết trong nhiều chương, nhiều bộ
môn.
16
- Cung cấp thêm kiến thức mới, mở rộng hiểu biết của học sinh về các vấn đề
thực tiễn đời sống và sản xuất hóa học.
- Rèn luyện một số kỹ năng, kỹ xảo:
+ sử dụng ngôn ngữ hóa học
+ lập công thức, cân bằng phương trình phản ứng
+ tính theo công thức và phương trình
+ các tính toán đại số: qui tắc tam suất, giải phương trình và hệ
phương trình...
+ kỹ năng giải từng loại bài tập khác nhau.
- Phát triển tư duy: học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy như: phân
tích, tổng hợp, so sánh, qui nạp, diễn dịch...
- Giúp giáo viên đánh giá được kiến thức và kỹ năng của học sinh. Học sinh
cũng tự kiểm tra biết được những lỗ hỏng kiến thức để kịp thời bổ sung.
- Rèn cho học sinh tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận, chính xác khoa
học…Làm cho các em yêu thích bộ môn, say mê khoa học (những bài tập gây hứng
thú nhận thức).
1.2.3. Phân loại bài tập hóa học [5], [32]
Hiện nay có nhiều cách phân loại bài tập khác nhau vì vậy cần có cách nhìn
tổng quát về các dạng bài tập dựa vào việc nắm chắc các cơ sở phân loại.
1. Dựa vào nội dung toán học của bài tập:
- Bài tập định tính (không có tính toán)
- Bài tập định lượng (có tính toán).
2. Dựa vào hoạt động của học sinh khi giải bài tập:
- Bài tập lý thuyết (không có tiến hành thí nghiệm)
- Bài tập thực nghiệm (có tiến hành thí nghiệm).
3. Dựa vào nội dung hóa học của bài tập:
- Bài tập hóa đại cương
- Bài tập hóa vô cơ
- Bài tập hóa hữu cơ
4. Dựa vào nhiệm vụ đặt ra và yêu cầu của bài tập:
- Bài tập cân bằng PTPƯ
- Bài tập viết chuỗi phản ứng
17
- Bài tập điều chế
- Bài tập nhận biết
- Bài tập tách chất
- Bài tập xác định phần trăm hỗn hợp
- Bài tập lập CTPT
- Bài tập tìm nguyên tố chưa biết…
5. Dựa vào khối lượng kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp của bài tập:
- Bài tập dạng cơ bản
- Bài tập tống hợp.
6. Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra:
- Bài tập trắc nghiệm
- Bài tập tự luận.
7. Dựa vào phương pháp giải bài tập:
- Bài tập tính theo công thức và phương trình
- Bài tập biện luận
- Bài tập dùng các giá trị trung bình…
8. Dựa vào mục đích sử dụng:
- Bài tập dùng kiểm tra đầu giờ
- Bài tập dùng củng cố kiến thức
- Bài tập dùng ôn luyện, tồng kết
- Bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi
- Bài tập dùng phụ đạo học sinh yếu…
1.2.4. Xu hướng xây dựng bài tập hóa học mới [32]
- Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến
những thuật toán phức tạp để giải (hệ nhiều ẩn, nhiều phương trình, bất phương
trình, cấp số cộng, cấp số nhân, …).
- Loại bỏ những BT có nội dung rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn
HH.
- Tăng cường sử dụng BT thực nghiệm.
- Tăng cường sử dụng BT trắc nghiệm khách quan.
- Xây dựng BT mới về bảo vệ môi trường và phòng chống ma túy.
18
- Xây dựng BT mới để rèn luyện cho HS năng lực phát triển và giải quyết
vấn đề.
- Đa dạng hóa các loại hình BT: bài tập bằng hình vẽ, BT vẽ đồ thị, sơ đồ,
BT dùng bảng số liệu, BT lắp dụng cụ thí nghiệm, …
- Xây dựng những BT có nội dung HH phong phú, sâu sắc, phần tính toán
đơn giản, nhẹ nhàng.
- Xây dựng và tăng cường sử dụng BT thực nghiệm định lượng.
1.2.5. Những chú ý khi ra bài tập [11]
- Nội dung kiến thức phải nằm trong chương trình.
- Các kết quả phải phù hợp với thực tế.
- Phải vừa sức với trình độ HS.
- Phải chú ý đến yêu cầu cần đạt được (thi tốt nghiệp hay đại học…).
- Phải đủ các dạng: dễ, trung bình, khó…
- Phải rõ ràng chính xác.
- Xác định rõ mục đích của từng bài tập. Mục đích của tiết bài tập. Cần đặt
câu hỏi: cần ôn tập kiến thức gì? Kiến thức cơ bản nào cần củng cố? Những lổ hổng
kiến thức nào của học sinh cần bổ sung? Cần hình thành cho học sinh những
phương pháp giải nào?
1.2.6. Những chú ý khi chữa bài tập cho HS [11]
- Cần chọn chữa các bài tập tiêu biểu điển hình, tránh trùng lặp về kiến thức
cũng như về dạng bài tập. Cần chú ý các bài
+ Có phương pháp giải mới.
+ Dạng bài quan trọng phổ biến hay được ra thi.
+ Có trọng tâm kiến thức hóa học cần khắc sâu.
- Phải nghiên cứu chuẩn bị trước thật kỹ càng như là:
+Tính trước kết quả.
+Giải bằng nhiều cách khác nhau.
+ Dự kiến trước những sai lầm học sinh hay mắc phải và cả những
thắc mắc của học sinh.
- Giúp học sinh nắm chắc các phương pháp giải các bài tập cơ bản:
19
+ Chữa bài mẫu thật kỹ.
+ Cho bài tương tự về nhà làm.
Khi chữa bài tập tương tự có thể: cho học sinh lên bảng, chỉ nói hướng giải,
các bước tiến hành và đáp số, chỉ nói những điểm mới cần lưu ý, ôn luyện thường
xuyên.
- Biết sử dụng hình vẽ, sơ đồ một cách linh hoạt trong quá trình giải bài tập
vì nó có tác dụng sau:
+ Cụ thể hóa các vấn đề , các quá trình trừu tượng
+ Trình bày bảng ngắn ngọn.
+ Học sinh dễ hiểu bài.
+ Giải được nhiều bài tập khó.
- Cần hình thành cho học sinh kỹ năng tóm tắt đề bởi nó sẽ giúp HS hình
dung một cách khái quát các dữ kiện tạo thuận lợi cho quá trình tư duy, tìm ra lời
giải.
- Dùng phấn màu khi cần làm bật các chi tiết đáng chú ý.
- Cần phải biết tiết kiệm thời gian (photo đề bài, sử dụng phiếu học tập).
- Cách gọi HS lên bảng: bài đơn giản có thể gọi bất cứ HS nào, bài phức tạp
nên gọi những HS khá giỏi, nếu HS có hướng giải sai thì cần dừng lại ngay để khỏi
mất thời gian.
- Chữa bài tập với lớp có nhiều trình độ khác nhau: cần phân chia bài tập ra
thành các phần nhỏ (các câu a, b, c…) từ thấp đến cao những câu dễ cho HS yếu
làm…những câu tiếp theo cho HS khá làm…
- Các bước giải bài tập trên lớp (algorit giải).
- Tóm tắt đầu bài một cách ngắn gọn trên bảng. Bài tập về các quá trình hóa
học có thể dùng sơ đồ, hình vẽ…
- Xử lý các số liệu thô thành dạng cơ bản.
- Gợi ý HS suy nghĩ tìm lời giải bằng cách:
+ Phân tích các dữ kiện của đề bài xem từ đó cho ta biết được những
điều gì.
+ Liên hệ với các dạng cơ bản đã giải quyết.
+ Suy luận ngược từ yêu cầu của bài toán.
20
+ Trình bày lời giải.
+ Viết các phương trình phản ứng xảy ra nếu có.
+ Đặt ẩn số cho các dữ kiện phải tìm, tìm mối liên hệ giữa các ẩn
→
lập phương trình đại số, giải phương trình, biện luận tìm kết quả.
1.3. Hình thành và phát triển tư duy cho học sinh khá giỏi [8]
Việc phát triển tư duy cho học sinh trước hết là giúp học sinh nắm vững kiến
thức hóa học, biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập và thực hành. Qua đó
kiến thức học sinh thu nhận được trở nên vững chắc và sinh động hơn. Học sinh chỉ
thực sự lĩnh hội được tri thức khi tư duy của họ được phát triển và nhờ sự hướng
dẫn của giáo viên mà học sinh biết phân tích, khái quát tài liệu có nội dung, sự kiện
cụ thể và rút ra những kết luận cần thiết.
Tư duy càng phát triển thì càng có khả năng lĩnh hội được tri thức ngày càng
nhanh và sâu sắc, khả năng vận dụng tri thức nhanh, hiệu quả hơn. Như vậy sự phát
triển tư duy học sinh diễn ra trong quá trình tiếp thu và vận dụng tri thức, khi tư duy
phát triển sẽ tạo ra một kĩ năng và thói quen làm việc có suy nghĩ, có phương pháp,
chuẩn bị tiềm lực lâu dài cho học sinh trong hoạt động sáng tạo sau này.
Dấu hiệu đánh giá tư duy phát triển:
- Có khả năng chuyển các tri thức và kĩ năng sang tình huống mới.
- Trong quá trình học tập, học sinh đều phải giải quyết những vấn đề đòi hỏi
liên tưởng đến những kiến thức đã liên hệ trước đó. Nếu học sinh độc lập chuyển tải
tri thức vào tình huống mới thì chứng tỏ đã có biểu hiện tư duy phát triển.
- Tái hiện nhanh chóng kiến thức, các mối quan hệ cần thiết để giải quyết bài
toán nào đó. Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất của các sự vật hiện
tượng.
- Có khả năng phát hiện cái chung của các hiện tượng khác nhau, sự khác
nhau của các hiện tượng tương tự.
- Có năng lực áp dụng kiến thức vào thực tế. Đây là kết quả phát triển tổng
hợp của sự phát triển tư duy. Để có thể giải quyết tốt bài toán thực tế, đòi hỏi học
sinh phải có sự định hướng tốt, biết phân tích, suy đoán và vận dụng các thao tác tư
duy để tìm cách áp dụng thích hợp, cuối cùng là tổ chức thực hiện có hiệu quả.
1.4. Những phẩm chất và năng lực của học sinh khá giỏi hóa học
21
Theo [8, tr. 16], Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm. Vì vậy, một học
sinh khá giỏi hóa học thường có những phẩm chất và năng lực quan trọng sau:
- Có kiến thức hóa học cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống (nắm vững bản
chất hóa học của các hiện tượng hóa học). Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những
kiến thức cơ bản đó vào tình huống mới.
- Có năng lực tư duy tốt và sáng tạo (biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái
quát hóa, có khả năng sử dụng phương pháp phán đoán mới: qui nạp, diễn dịch, loại
suy…).
- Có kỹ năng thực nghiệm tốt, có năng lực về phương pháp nghiên cứu khoa
học (biết nêu ra những dự đoán, lí luận cho những hiện tượng xảy ra trong thực tế,
biết cách dùng thực nghiệm để kiểm chứng lại lí luận trên và biết cách dùng lí
thuyết để giải thích những hiện tượng đó).
- Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo những kiến thức cơ bản và
hướng nhận thức đó vào tình huống mới, không theo đường mòn.
Theo chúng tôi học sinh khá giỏi cần bổ sung những phẩm chất sau:
- Khả năng nhận thức vấn đề nhanh, rõ ràng.
- Luôn hứng thú trong các tiết học, nhất là bài học mới.
- Có phương pháp học tập tốt, chuyên cần, quyết tâm.
- Luôn chủ động trong học tập.
- Có khả năng tự học tốt.
- Có ý thức vươn lên trong học tập.
1.5. Cấu trúc và nội dung phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao [30]
1.5.1. Cấu trúc
Phần Hóa học hữu cơ lớp 11 chương trình nâng cao được nghiên cứu vào học
kì 2, chia thành sáu chương:
- Đại cương về hóa học hữu cơ
- Hiđrocacbon no
- Hiđrocacbon không no
- Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
22
- Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol
- Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic
1.5.2. Nội dung
Chương 5: Hiđrocacbon no
1. Đồng đẳng. Đồng phân. Danh pháp
- Đồng đẳng. Đồng phân (đồng phân mạch cacbon).
- Danh pháp: Ankan không phân nhánh và ankan phân nhánh (IUPAC)
2. Ankan: Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí
- Cấu trúc phân tử: Sự hình thành liên kết, cấu trúc không gian (mô hình phân tử,
cấu dạng).
- Tính chất vật lí: Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng…
3. Ankan: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng
- Tính chất hóa học: Phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng oxi hóa.
- Điều chế. Ứng dụng.
4. Xicloankan
- Cấu trúc. Đồng phân. Danh pháp.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học (phản ứng thế, phản ứng cộng mở vòng, phản
ứng oxi hóa).
- Điều chế. Ứng dụng.
Luyện tập
Chương 6: Hiđrocacbon không no
1. Anken
- Đồng đẳng. Danh pháp.
- Cấu trúc. Đồng phân (đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học).
- Tính chất vật lí. Tính chất hóa học (phản ứng cộng hiđro, phản ứng cộng halogen,
phản ứng cộng axit, phản ứng cộng nước, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa).
- Ứng dụng. Điều chế.
2. Ankađien
- Phân loại. Cấu trúc phân tử.
23
- Tính chất hóa học: Phản ứng cộng hiđro, phản ứng cộng halogen, phản ứng cộng
hiđro halogenua, phản ứng trùng hợp.
- Ứng dụng. Điều chế.
3. Khái niệm về tecpen
- Thành phần, cấu tạo và dẫn xuất.
- Nguồn tecpen thiên nhiên.
- Ứng dụng.
- Ankin
- Đồng đẳng. Đồng phân. Danh pháp. Câu trúc phân tử.
- Tính chất hóa học: Phản ứng cộng (hiđro, halogen, hiđro halogenua, nước, phản
ứng đime hóa và trime hóa), phản ứng thế, phản ứng oxi hóa.
- Ứng dụng. Điều chế.
Luyện tập
Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
Khái niệm về hiđrocacbon thơm.
1. Benzen và ankylbenzen
- Cấu trúc. Đồng đẳng. Đồng phân. Danh pháp.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học: Phản ứng thế (phản ứng halogen hóa, phản ứng
nitro hóa, quy tắc thế, cơ chế phản ứng thế), phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa.
- Ứng dụng. Điều chế.
2. Stiren. Naptalen
- Stiren: Cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và đồng
trùng hợp, phản ứng oxi hóa), ứng dụng.
- Naphtalen: Cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng thế, phản ứng cộng hiđro, phản
ứng oxi hóa), ứng dụng.
- Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
- Dầu mỏ: Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, thành phần hóa học. Chưng cất dầu
mỏ; chế biến dầu mỏ (phương pháp rifominh, phương pháp crackinh).
- Khí dầu mỏ và khí thiên nhiên: Thành phần, chế biến, ứng dụng.
- Than mỏ: Chưng khô than béo, chưng cất nhựa than đá.
Luyện tập.
24
Thực hành.
Chương 8: Dẫn xuất halogen. Ancol. Phenol
1. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
- Khái niệm, phân loại. Đồng phân. Danh pháp (tên thông thường, tên gốc-chức, tên
thay thế).
- Tính chất vật lí; tính chất hóa học (phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –
OH, sơ lược về cơ chế phản ứng thế; phản ứng tách hiđro halogenua, quy tắc Zai-
xep; phản ứng với magie).
- Ứng dụng.
2. Ancol
- Định nghĩa. Cấu tạo. Danh pháp. Phân loại. Đồng phân (tên thông thường, tên thay
thế).
- Tính chất vật lí. Liên kết hiđro. Tính chất hóa học (phản ứng thế hiđro của nhón –
OH, phản ứng thế nhóm –OH, phản ứng tách nước liên phân tử, phản ứng tách nước
nội phân tử, phản ứng oxi hóa của ancol bậc I, II, III).
- Điều chế. Ứng dụng.
3. Phenol
- Định nghĩa. Phân loại.
- Tính chất vật lí. Tính chất hóa học (tính axit, phản ứng thế ở vòng thơm, ảnh
hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử).
- Ứng dụng. Điều chế.
Luyện tập.
Thực hành.
Chương 9: Anđehit. Xeton. Axit cacboxylic
1. Anđehit và Xeton
- Định nghĩa. Cấu trúc. Phân loại. Danh pháp.
- Tính chất vật lí. Tính chất hóa học: Phản ứng cộng (cộng hiđro, cộng nước, cộng
hiđro xianua), phản ứng oxi hóa (tác dụng với brom, kali pemanganat, bạc nitrat,
trong dung dịch NH
R
3
R
), phản ứng ở gốc hiđrocacbon.
- Ứng dụng. Điều chế (từ ancol, hiđrocacbon).
2. Axit cacboxylic
- Định nghĩa. Phân loại. Danh pháp. Cấu trúc phân tử.
25
- Tính chất vật lí, liên kết hiđro. Tính chất hóa học: tính axit và ảnh hưởng của
nhóm thế là gốc hiđrocacbon, của nguyên tử có độ âm điện lớn; phản ứng tạo thành
dẫn xuất axit (phản ứng với ancol tạo thành este và phản ứng tách nước liên phân
tử); phản ứng ở gốc hiđrocacbon (phản ứng thế ở gốc no, phản ứng thế ở gốc thơm,
phản ứng cộng vào gốc không no).
- Ứng dụng. Điều chế.
Luyện tập.
Thực hành.
1.6. Thực trạng sử dụng bài tập hóa học cho học sinh khá giỏi ở trường THPT
Để nắm rõ thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học cho học sinh khá giỏi ở
trường THPT chúng tôi đã phát phiếu điều tra đến 60 giáo viên hiện đang giảng dạy
tại các trường THPT có điểm tuyển sinh đầu vào cao thuộc các tỉnh Khánh Hòa,
Long An, Quảng Ngãi, Bình Định,...Kết quả thu được như sau:
a. Về số lượng bài tập: Có 83,3% giáo viên cho là hệ thống bài tập trong SGK,
SBT còn ít về số lượng các bài tập dành riêng cho HS khá giỏi. Từ đó mà việc bổ
sung bài tập phục vụ cho việc dạy học, nhất là biên soạn hệ thống bài tập dành riêng
cho HS khá giỏi là cần thiết (100% giáo viên).
b. Về nguồn sử dụng bài tập: 90% giáo viên sử dụng bài tập cho học sinh khá
giỏi từ các nguồn: SGK, SBT, đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Bộ Giáo dục
và Đào tạo qua các năm, sách tham khảo, internet. Thiết nghĩ kết quả điều tra này
hợp lý ở chỗ sách giáo khoa và sách bài tập do Bộ Giáo dục ban hành có độ tin cậy
cao; sách tham khảo trên thị trường thì phong phú, đa dạng; internet thì phổ biến
rộng rãi nên được giáo viên lựa chọn. Trong khi đó chỉ có 18,3 % số giáo viên được
điều tra cho biết tự xây dựng bài tập mới. Như vậy, cần phải có một nguồn bài tập
dành riêng cho học sinh khá giỏi để giáo viên sử dụng trong hoạt động dạy học của
mình.
c. Về dạng bài tập cần bổ sung
Bảng 1.1. Ý kiến GV về các dạng BT cần bổ sung cho HS khá giỏi
STT Dạng bài tập
Mức độ cần thiết
Rất cần
thiết
Cần
thiết
Bình
thường
Không
cần thiết
1 So sánh, giải thích 36 23 1 0