Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
Như chúng ta đã biết equity ra đời và phát triển ở Anh từ thế kỉ XV,
nó “sinh sau đẻ muộn” hơn common law gần hai thế kỉ (common law ra đời
từ thế kỉ XIII), tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay thì cả common law và
equity đều thể hiện được vai trò và có những đóng góp nhất định cho sự hình
thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh.
1. Vai trò và đóng góp của common law với sự hình thành và phát triển
của hệ thống pháp luật Anh.
Có thể nói rằng common law chính là cái nền mà dựa vào đó hệ thống
pháp luật của Anh đã hình thành và phát triển, common law đã thống nhất cả
hệ thống pháp luật của Anh. Trước thế kỷ XIII, khi common law chưa ra
đời, ở Anh chưa có pháp luật chung trên toàn quốc. Ban đầu các thẩm phán
từ tòa án Hoàng gia đi giải quyết các tranh chấp ở địa phương dựa vào nhận
thức của họ đối với tập quán của địa phương. Sau mỗi vụ việc xét xử như
vậy thì các thẩm phán Hoàng gia lại quay trở về Westminster thảo luận sau
đó ghi chép, gọt giũa và sắp xếp lại một cách có hệ thống các tập quán mà
họ cho là thích hợp áp dụng rộng rãi, đưa chúng lên thành tập quán của toàn
lãnh thổ. Sau này trên cơ sở áp dụng nguyên tắc tiền lệ pháp thì common law
ra đời và trở thành pháp luật chung được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh
thổ vương quốc Anh.
Trên thực tế common law được tạo ra không phải bởi các văn bản
pháp luật mà bằng việc tòa án sử dụng các quyết định đã được đưa ra trước
đó như những tiền lệ. Điều này đã giúp cho hệ thống án lệ ở Anh phát triển
đến nỗi việc chú ý đến luật thành văn vào thời kỳ đó hầu như là không cần
thiết. Cụ thể là tính đến năm 1980 thì ở Anh đã có 350.000 án lệ được công
bố, một số lượng áp đảo hoàn toàn so với khoảng 3.000 đạo luật do nghị
viện ban hành. Khi có một số lượng án lệ đồ sộ như thế này thì với mỗi một
vụ việc cần giải quyết ở hiện tại người ta đều có thể tìm ra một hay một vài
phán quyết trước đây có những tình tiết tương tự để áp dụng giải quyết vụ
việc hiện tại này. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong một hệ thống
1
Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
pháp luật mà những thẩm phán có xu hướng hoài nghi các qui định của pháp
luật thành văn nhưng lại rất tin tưởng vào các án lệ.
2. Vai trò và những đóng góp của equity với sự hình thành và phát
triển của hệ thống pháp luật Anh.
Đến thế kỉ XV, khi mà common law đã không còn giữ được sự mềm
dẻo và linh hoạt như khi nó vừa xuất hiện thì equity ra đời nhằm khắc phục
những nhược điểm của common law và là để sửa đổi bổ sung cho common
law chứ không nhằm thay thế common law. Các pháp quan khi mà khai thác
equity thì không dựa vào án lệ của common law để giải quyết vụ án, mà cơ
sở để pháp quan đưa ra phán quyết của mình là dựa trên lẽ phải và sự công
bằng. Do đó, bất cứ một vụ việc nào cũng có thể giải quyết được. Mặc dù lẽ
phải và sự công bằng để giải quyết vụ việc đó phụ thuộc rất lớn vào ý chí
chủ quan của các pháp quan, nhưng nó vẫn là ưu điểm hơn so với common
law, và nó đã bổ sung vào lỗ hổng của common law giúp hoàn thiện hơn hệ
thống pháp luật của Anh.
Tuy nhiên đóng góp lớn nhất của equity đối với hệ thống pháp luật
Anh là đã tạo ra chế định ủy thác. Trong giai đoạn từ thế kỉ XII – XIII ở
nước Anh, khi mà những người sử dụng đất không đủ khả năng (những
người nô lệ mà trong tay có một chút ít đất đai) hoặc không có điều kiện
(những người phải tham gia vào các cuộc viễn chinh kéo dài) để trực tiếp
quản lý và sử dụng đất đai của mình thì họ thường tìm người thay mặt mình
quản lý phần đất đai đó bằng cách sang tên mảnh đất của mình cho người
được ủy thác kèm theo một số điều kiện nhất định như: Phần đất sẽ được trả
lại cho người ủy thác khi mà anh ta yêu cầu hoặc trả lại cho con cái của anh
ta khi mà chúng đã đến tuổi trưởng thành; trong quá trình bên được ủy thác
sử dụng đất thì phải trích lại một phần hoa lợi cho bên ủy thác... Nhưng một
số người không may đã không được người được ủy thác trả lại số đất đai
trên khi mà họ có yêu cầu bởi vì theo common law, sau khi sang tên thì phần
đất đó đã thuộc về quyền sử dụng hợp pháp của người được ủy thác, quyền
sử dụng đất của người được ủy thác chỉ bị giới hạn bởi quy phạm đạo đức
2
Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
chứ không bị giới hạn bởi quy phạm pháp luật. Đến lúc này những người ủy
thác không may mắn đó đã kiện lên nhà vua và đại pháp quan – theo yêu cầu
của nhà vua đã giải quyết các vụ việc liên quan đến vấn đề này dựa trên
nguyên tắc “lẽ phải, lương tâm” đồng thời hoàn thiện các nguyên tắc, xây
dựng những quy phạm pháp luật chi tiết liên quan đến vấn đề này. Tập hợp
các quy phạm pháp luật đó đã tạo thành chế định ủy thác – một chế định
được coi là chế định pháp luật điển hình hệ thống pháp luật Anh.
Kết luận
Từ sau cuộc cải tổ pháp luật ở Anh vào thế kỉ XIX đến nay thì người ta đã
hợp nhất common law và equity, theo đó tất cả các tòa án chuyên trách trong
tòa án cấp cao và tòa phúc thẩm đều phải áp dụng các quy phạm và nguyên
tắc pháp lý của hệ thống pháp luật Anh – bất kể nó được hình thành từ
common law hay từ equity. Điều này giúp cho equity và common law dễ
dàng bổ khuyết cho nhau nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của Anh.
3
Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
Danh sách tài liệu tham khảo
- Trường đại học Luật Hà Nội – Giáo trình luật so sánh (NXB
Công an nhân dân – Hà Nội/2008).
- Michael Bodgan – Luật so sánh (Người dịch: PGS.TS Lê
Hồng Hạnh; Th.S Dương Thị Hiền).
- Réne David – Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới
đương đại (Người dịch: Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyễn Đức Lam. NXB
TP. Hồ Chí Minh – 2003).
4