Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MỨC ĐỘ STRESS CỦA SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.44 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
TÊN ĐỀ TÀI:

MỨC ĐỘ STRESS CỦA SINH VIÊN
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
1
SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ VĂN CÁC
LỚP : D10CNPM2
MSV : 1021040007
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : BÙI ANH THI
KHOA : CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Năm 2013
2

3
 
Ở Việt Nam rối nhiễu tâm lý học đường (trong đó có stress) đã trở thành vấn đề được
nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục quan tâm. Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn
đề học đường đã nhấn mạnh cách yếu tố như sức ép xã hội, gia đình, chương trình học quá tải,
bệnh thành tích trong thi cử là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress học đường ngày
càng tăng cao. Hậu quả stress học đường có ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và học tập của sinh
viên. Sinh viên trở nên rất khó tập trung trong học tập, học hành sa sút ở tất cả các môn bất chấp
mọi nỗ lực cố gắng. Nặng hơn, sinh viên có những hành vi bột phát, thiếu kiểm soát như bỏ học,
phá rối, bỏ nhà, đánh nhau thậm chí tự sát hoặc trở nên loạn thần. Đối với sinh viên học viện
công nghệ bưu chính viễn thông hiện nay, đang gánh chịu những sức ép học đường hay không?
Nếu có thì mức độ, ảnh hưởng của stress tới kết quả học tập và đời sống của họ như thế nào? Và
đâu là giải pháp để ngăn chặn stress học đường cho sinh viên ngành công nghệ thông tin trường
bưu chính viễn thông ? Để làm rõ vấn đề này, tôi đã lựa chọn lựa chọn đề tài: Đánh giá mức độ
stress của sinh viên ngành công nghệ thông tin trường bưu chính viễn thông làm đề tài nghiên
cứu cuả mình.


 
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về mức độ stress của sinh viên ngành công ngệ thông tin
HVCNBCVT, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác những tác nhân gây stress.
  !"#
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ stress của sinh viên ngành công nghệ thông tin HVCNBCVT.
3.2. Khách thể nghiên cứu
120 sinh viên ngành công nghệ thông tin HVCNBCVT.
$ %&'(!)
Tỷ lệ sinh viên bị stress mức độ vừa và nặng chiếm 20% tổng số sinh viên ngành công
nghệ thông tin HVCNBCVT.
* +,-.
Sinh viên khóa D10 ngành công nghệ thông tin HVBCVT, tại lớp D10CN1,D10CN2,
D10CN3.
/ 01-.
• Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cho đề tài.
• Xác định tỷ lệ sinh viên mắc stress ở các mức độ khác nhau.
• Xác định những yếu tố có liên quan đến stress trong học tập ở học sinh viên ngành công
nghệ thông tin HVCNBCVT.
• Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm giúp sinh viên tránh được stress và đạt được những
thành tích cao trong học tập và trong cuộc sống.
2 +34"4
• Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
4
• Phương pháp trắc nghiệm tâm lý (test).
• Phương pháp phỏng vấn sâu.
• Phương pháp thống kê toán học .
• Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
5 664-78)
• Lần đầu tiên nghiên cứu mức độ stress theo cách tiếp cận tâm lý học lâm sàng đối với

sinh viên ngành công nghệ thông tin HVCNBCVT
• Đưa ra được con số chính xác và khoa học về tỷ lệ và mức độ stress sinh viên ngành công
nghệ thông tin HVCNBCVT.
• Chỉ ra được những những yếu tố có liên quan đến stress và những ảnh hưởng của stress
tới mọi mặt hoạt động của sinh viên ngành công nghệ thông tin HVCNBCVT.
9 :;<
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận
5
 =>?
Stress là một đề tài quen thuộc với nhiều người, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
stress trong các trung tâm nghiên cứu, trên các bài báo, báo cáo khoa học,… trên nhiều khía cạnh
như : Bí quyết ngăn ngừa và giải tỏa stress, những nguyên nhân và cách điều trị bệnh Stress,
triệu chứng stress, biểu hiện của stress,…
Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam như :
1. Luận án Tiến sĩ Tâm lý học của tác giả Nguyễn Thành Khải, xuất bản 2001 nghiên cứu cơ sở
lý luận về stress ở cán bộ quản lý; khảo sát thực trạng, mức độ biểu hiện, hậu quả, nguyên nhân
và các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở cán bộ quản lý; các phương pháp làm giảm stress ở cán bộ
quản lý.
2. Luận án Tiến sĩ Y học của tác giả Nguyễn Thị Hiên xuất bản năm 2013 nghiên cứu một số chỉ
số chức năng tim - mạch , tâm - thần kinh của sinh viên Đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và
sau khi thi, 2013.
Một số công trình nghiên cứu nước ngoài:
1.Cuốn “The Relaxation & Stress Reduction Workbook” của tác giả Mathar Davis nói về các
biện pháp thư giãn khi bị stress.
2. Cuốn “The End of Stress As We Know It” của tác giả Bruce McEwen nói về các cách tiếp
cận với stress.
Đây đều là những công trình nghiên cứu thành công, đem đến những hướng suy nghĩ,

tiếp cận và đối mặt mới mẻ với những tiêu cực do stress gây ra.
Từ đó, có thể thấy rằng, việc nghiên cứu về stress là vô cùng quan trọng. Đa phần khi
stress, người bị stress sẽ bị những bất ổn về tâm lý, từ đó dẫn đến những rối loạn, làm giảm sút
hiệu quả làm việc, học tập thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bị stress.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm sinh viên lớp D10CNPM2 đã thực
hiện đề tài nghiên cứu về mức độ stress của sinh viên ngành công nghệ thông tin HVBCVT. Có
thể khẳng định, đây là đề tài hoàn toàn mới, chưa ai nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu
trước đó.
 @"1->;A>>
a. Stress dưới góc nhìn sinh học.
Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu năm 1914 bởi Walter Cannon. Ông quan sát một
loạt phản ứng bản năng trong giới tự nhiên gọi là phản ứng “Chống hoặc chạy”. Mỗi khi các loài
vật đối mặt với kẻ săn mồi, chúng phải quyết định chống cự hay chạy chốn. Trong cả hai tình
huống này, nhịp tim và huyết áp tăng cao, tăng nhịp thở, tăng hoạt động cơ bắp. Thị lực và thính
lực hoạt động mạnh hơn để đạt được hiểu qua tốt hơn. Theo ông, đây là một phản ứng được “cài
6
đặt sẵn” về mặt sinh học, cho phép mỗi cá nhân có thể ứng phó với những tác nhân gây đe dọa từ
môi trường bên ngoài.
b. Stress dưới góc nhìn tâm lý học.
 Trong bốn thập kỉ qua, so với thời kỳ ban đầu những nghiên cứu về stress đã có những
sự phát triển đáng kể. Sau đây là một số những định nghĩa đáng chú ý trong tâm lý học:
• Stress xuất hiện khi cá nhân nhận thấy rằng họ không thể ứng phó/ đáp ứng được
với những yêu cầu đối với họ hoặc đe dọa sự tồn tại khỏe mạnh của họ. R.S. Lazarus
(1966).

• Stress là kết quả của sự mất cân bằng giữa những yêu cầu và những nguồn lực.
R.S. Lazarus and S. Folkman (1984). Stress, Appraisal and Coping. New York:
Springer.
• Stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng thông thường của bạn để ứng phó. S.
Palmer, 1999.

• Các nhà khoa học Việt Nam cũng có ý kiến riêng về đề tài stress. Tô Như Khuê đã
cho rằng: "Stress tâm lý chính là những phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách
chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con người
chủ quản thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác
nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó" [19,33].
Theo các định nghĩa này, stress được hiểu dưới góc độ một hiện tượng nhận thức của cá
nhân. Nhận thức này bao gồm việc nhìn về sự việc: nó có chứa đựng yêu cầu đối với các nhân
không, nó có đe dọa chủ thể không; và nhìn nhận về khả năng ứng phó của mình: liệu bản thân
mình có đủ nguồn lực để đáp ứng được với những yêu cầu và đe dọa đó không. Như vậy ở đây
stress được hiểu trong mối quan hệ giữa con người và môi trường bên ngoài. Tuy nhiên yếu tố
môi trường không quyết định mức độ của stress mà chính việc nhìn nhận của con người về kích
thích từ môi trường mới quyết định mức độ căng thẳng của sự kiện đó.
c. Tóm lại
Có rất nhiều định nghĩa về Stress theo các khía cạnh khác nhau tuy nhiên Hans Selye
(người Canada) đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ nhất: “Stress là tình trạng căng thẳng thể hiện
mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể”.
 0'B8)>;A>>
Có thể chia tác nhân gây Stress ra làm hai nhóm chính:
• Nguyên nhân bên ngoài: công việc, các vấn đề rắc rối, trong quan hệ cá nhân, tài
chính, những thay đổi chính trong cuộc sống, gia đình và con cái…
7
• Nguyên nhân bên trong (chủ quan) thường gặp ở những người cầu toàn, thiếu quyết
đoán, hay có những kỳ vọng, kém thực tế khi không đạt được dễ gây stress
$ C"D8)>;A>>
- Tích cực: Trong cuộc sống ta cần đến Stress là nguồn động lực thúc đẩy: vận động viên,
nghệ sĩ không thể thành công nếu không có sự lo lắng, tích cực trong tập luyện. Stress
vừa phải trong công việc, trong thi cử giúp chúng ta làm việc và học tập tốt hơn…
- Tiêu cực: Stress là một đáp ứng của cơ thể trước một tác nhân trong điều kiện thông
thường. Stress là đáp ứng thích nghi bình thường về tâm lý, sinh học và tập tính. Khi khả
năng đáp ứng của cơ thể không thích hợp, không tạo được cân bằng mới, xuất hiện các

rối loạn chức năng, cơ thể, hành vi.
* E#18)>;A>>
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng Stress có thể rất khác nhau nhưng phản ứng của cơ
thể đối với chúng lại đều giống nhau, theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: con người cảm thấy khó khăn.
- Giai đoạn hai: con người thích nghi với các khó khăn.
- Giai đoạn ba: giai đoạn cuối cùng con người không còn khả năng chịu đựng nữa dẫn
đến xuất hiện các triệu chứng bệnh.
Qua khảo sát 150 sinh viên lớp D10ATTTM và D10CNPM2, kết quả thu được cho thấy
những biểu hiện của sinh viên khoa công nghệ thông tin trường Bưu chính Viễn Thông khi bị
stress là:
- Trầm cảm
- Kém tập trung
- Khó khăn trong tiếp thu
- Hay quên, không có trật tự, thường xuyên nhầm lẫn.
- Luôn khó khăn trong việc đưa ra quyết định
- Cảm giác quá tải, nặng nề
- Mệt mỏi thường xuyên
- Gia tăng hút thuốc, rượu hay những chất kích thích khác.
- Hay khóc thầm và có ý nghĩ tự sát.
- Cảm giác cô đơn hay vô dụng.
- Phản ứng thái quá trước chỉ trích nhỏ.
- Giảm hiệu suất học tập.
- Ít chia sẻ, giao lưu.
- Tách rời khỏi xã hội, không thích đám đông.
Như vậy Stress là cả một quá trìn diễn biến lâu dài âm thầm ở giai đoạn đầu và hai,
bùng phát ở giai đoạn ba.
8
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
9

 CF
2.1.1 Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận và xây dựng phương pháp nghiên cứu
Từ khung lý thuyết, thao tác hóa các khái niệm để xác định bộ công cụ đo và đánh giá về
các vấn đề được nghiên cứu.
2.1.2 Giai đoạn 2: Điều tra thực trạng
Mục đích và nội dung chủ yếu của việc điều tra thực trạng là chỉ ra được các tỷ lệ học
sinh tiểu học mắc stress ở các mức độ, xác định nguyên nhân và đề ra những khuyến nghị và giải
pháp phù hợp.
Mô tả mẫu : 120 sinh viên lớp D10CN1,2,3 HVCNBCVT.
 +34"4
2.2.1 Nhóm các phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.1.2. Phương pháp chuyên gia
2.2.1.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.2.1.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
2.2.1.5. Phương pháp trắc nghiệm tâm lý
1. Phương pháp xử lý thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thống kê toán học
10
Chương 3 : Kết quả nghiên cứu
 CG;,
1. Những biểu hiện và mức độ biểu hiện stress
Trong nghiên cứu của mình chúng tôi thực hiện khảo sát với 120 sinh viên (khóa 2010-
2015 – là những sinh viên năm cuối của khoa CNTT của học viện công nghệ bưu chính viễn
thông. (HVCNBCVT). Trong đó có 20 sinh viên nữ và 100 sinh viên nam.
Chúng tôi chọn thời điểm các bạn sinh viên đang trong giai đoạn chuẩn bị thi cuối kỳ,
đây là thời điểm mà các bạn sinh viên đang phải bận rộn với việc học tập, đang phải đối mặt với
áp lực thi cử. Mặt khác khóa D10 là sinh viên năm cuối do đó điểm thi cuối kỳ có ảnh hưởng rất
lớn đến điểm cuối khóa, điều đó có nghĩa là nó sẽ tác động tới việc các bạn có được làm đồ án
tốt nghiệp hay phải thi tốt nghiệp. Hầu hết các bạn đều muốn được làm đồ án (Điều kiện để làm

đồ án là có điểm tổng kết các kỳ từ 7,0 trở lên). Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ biểu hiện
stress cao đến vậy.
a. Mức độ biểu hiện lo âu
- Tỉ lệ sinh viên không có biểu hiện của lo âu là 0.
- Ở mức độ nhẹ, số lượng sinh viên nam có biểu hiện lo âu nhẹ là46 sinh viên chiếm
38,33% ,số lượng sinh viên nữ có biểu hiện lo âu nhẹ là 2 sinh viên chiếm 1.67 %.
- Ở mức độ trung bình số lượng sinh viên nam có biểu hiện lo âu trung bình là 33 sinh viên
chiếm 27,5%, số lượng sinh viên nữ có biểu hiện lo âu trung bình là 10 sinh viên chiếm
8,33%.
- Ở mức độ nặng số lượng sinh viên nam có biểu hiện lo âu nặng là 15 sinh viên chiếm
12,5%, số lượng sinh viên nữ có biểu hiện lo âu nặng là 8 sinh viên chiếm 6,67%.
Qua số liệu trên, do tỉ lệ nam sinh viên ngành công nghệ thông tin nhiều hơn rất nhiều tỉ
lệ nữ sinh viên,nên nếu xét riêng mức độ lo âu theo giới tính thì các bạn sinh viên nữ có tỉ lệ lo
âu trung bình và nặng nhiều hơn.
b. Mức độ biểu hiện trầm cảm
- Số lượng sinh viên không có biểu hiện trầm cảm là 60 sinh viên, trong đó số sinh viên
nam không có biểu hiện trầm cảm là 58 sinh viên chiếm 48,33%, số sinh viên nữ không
có biểu hiện trầm cảm là 2 sinh viên chiếm 1,67%.
- Ở mức độ trầm cảm nhẹ là 24 sinh viên, trong đó số sinh viên nam có biểu hiện trầm cảm
nhẹ là 20 sinh viên chiếm 16,67%, số sinh viên nữ không có biểu hiện trầm cảm là 4 sinh
viên chiếm 3,33%.
- Ở mức độ trầm cảm trung bình là 19 sinh viên, trong đó số sinh viên nam có biểu hiện
trầm cảm trung bình là 11 sinh viên chiếm 9,17%, số sinh viên nữ có biểu hiện trầm cảm
trung bình là 8 sinh viên chiếm 6,67%.
11
- Ở mức độ trầm cảm nặng là 12 sinh viên, trong đó số sinh viên nam có biểu hiện trầm
cảm nặng là 6 sinh viên chiếm 5%, số sinh viên nữ có biểu hiện trầm cảm nặng là 6 sinh
viên chiếm 5 %.
Kết quả cho thấy, tỉ lệ nữ sinh viên mặc dù ít hơn nam sinh viên tuy nhiên biểu hiện trầm
cảm lại nhiều hơn so với nam sinh viên.

c. Biểu hiện của stress về mặt cơ thể
Biểu hiện được lựa chọn nhiều nhất là cảm thấy cơ thể mệt mỏi, căng thẳng 18%, biểu
hiện được lựa chọn ít nhất là ngất xỉu 1,67% kế tiếp là tay run 10%. Những biểu hiện như đau
đầu, mất ngủ, nhịp tim tăng cũng là những biểu hiện mà sinh viên thường gặp.
d. Biểu hiện của stress về mặt tâm lý
- Biểu hiện rõ nhất và chiếm thứ bậc cao nhất là : Khó tập trung chú ý 16,67%. Sau biểu
hiện khó tập trung là khó ghi nhớ 15%, căng thẳng 13,33%.
- Bên cạnh những hiểu hiện về tư duy thì cũng có những biểu hiện ảnh hưởng tới các cư xử
xung quanh của các sinh viên như : Cảm thấy buồn rầu, có cảm giác trống rỗng, dễ cáu
gắt, ít quan tâm tới người xung quanh…cũng là những biểu hiện được sinh viên chọn
nhiều.
 @(HI &4"4
1. Kết luận
Nguyên nhân gây stress cho sinh viên có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là
do hoạt động học tập, thi cử và thành tích học tập, vấn đề tiền bạc, kinh tế.
Các biểu hiện của stress như khó ghi nhớ, khó tập trung, cáu gắt…đã ảnh hưởng không
tốt tới đời sống và kết quả học tập của sinh viên khoa công nghệ thông tin cũng như những khoa
khác của học viện công nghệ bưu chính viễn thông.
1. Giải pháp
Do áp lực thi cử và thành tích học tập là vấn đề chính của sinh viên. Do đó nhóm nghiên
cứu đưa ra giải pháp cho các sinh viên khóa 2010-2015 của trường học viện bưu chính viễn
thông là việc học nhóm. Trong các kỳ thi thì việc học nhóm là rất tốt, vừa giúp đỡ nhau bằng
cách cùng ôn bài, giúp đỡ nhau học tập, ngoài ra việc chia sẻ với nhau những khó khăn trong
cuộc sống với nhau trong những giờ giải lao của các buổi học nhóm cũng giúp sinh viên giải tỏa
stress nhiều.
Với đặc thù có số lượng sinh viên nam nhiều, hơn nữa hầu hết sinh viên khoa công nghệ
thông tin đều có máy tính cá nhân. Việc phải ngồi nhiều trước máy tính để ôn bài hay tiêu cực
hơn là chơi game để xả stress, sẽ khiến tình trạng stress dễ gặp hơn. Do đó sinh viên nên thường
xuyên tập thể dục, áp dụng các biện pháp tránh các bệnh thường gặp của dân IT do phải ngồi
máy tính lâu. Ví dụ như để tránh mỏi cổ và mỏi mắt do phải nhìn màn hình quá lâu thì giải pháp

đưa ra là :
12
Bạn hãy điều chỉnh ghế và máy tính sao cho màn hình máy tính ngang với tầm mắt và cổ
của bạn không bị nghiêng khi làm việc. Nếu bạn đang sử dụng một máy tính xách tay, bạn có thể
đặt dưới vài cuốn sách để nâng cao màn hình lên vừa với tầm mắt bạn. Đối với chứng mỏi mắt,
bệnh viện Mayo Clinic Hoa Kỳ đã đưa ra quy tắc 20/20/20: sau 20 phút làm việc với máy tính,
hãy nhìn vào một đối tượng cách khoảng 20 feet (hơn 6m) trong khoảng 20 giây.
NguJn tham kh&o :
• +)KLM'1N995O "Học thuyết stress của H.Selye với các quan niệm hiện đại
về thích nghi", Trong chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07, đề tài
KX 07 07 "Bàn về đặc điểm thích nghi của người Việt Nam", H, tr. 40 - 47.
• M)HA);AAN0'PC;QR>,ON999O Giảm bớt lo âu để vui
sống, Nxb Hà Nội.
• 0'PC=C'(, “Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học ở các trường đại học Việt Nam” , 2003.
• C.1S)K10)-, danh mục các cuốn sách viết về Stress.
• TM'U, "Một số biện pháp nhằm giảm stress đối với các chiến sỹ ở đơn vị cơ
sở hiện nay", Tạp chí TLH số 5(5/2008).
• C3 (8/5/2008), "Stress vì đến trường", Vnxpress .
• EVW)X' (2007), "Rối loạn lo âu", nxb Y học .
• @)B-H"," Mức độ biểu hiện stress của sinh viên".
13

×