Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

skkn Hướng mới giảng dạy một số tiết luyện kĩ năng Viết trong Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 10 và Tiếng Anh 12 THPT CHUYÊN HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.96 KB, 20 trang )


1
Hoàng Thị Tuyết – THPT Nguyễn Trung Thiên
Đề tài : “ Hướng mới giảng dạy một số tiết luyện kĩ năng Viết trong Sách Giáo
Khoa Tiếng Anh 10 và Tiếng Anh 12 ( Chương trình Chuẩn )”.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếng Anh là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông . Nó cung cấp
cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học - kỹ
thuật tiên tiến, đồng thời giúp học sinh hòa nhập vào xu thế phát triển chung của
thế giới . Kể từ khi bộ Sách Giáo Khoa Tiếng Anh mới đưa vào sử dụng, hiệu quả
của các giờ dạy và sự hưởng ứng của học sinh với bộ môn này có những chuyển
biến tích cực . Bên cạnh đó nghành giáo dục chủ trương áp dụng phương pháp
giảng dạy mới “ lấy học sinh làm trung tâm , phát huy tính tích cực , chủ động sáng
tạo của học sinh trong học tập” đã đưa lại một luồng khí mới cho bộ môn Tiếng
Anh
Tuy nhiên, do trường đóng ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội và cơ sở vật chất
còn thiếu thốn, chúng tôi gặp khá nhiều bất lợi trong công tác giảng dạy. Quan
trọng nhất là đa số các em chưa biết được vai trò của môn học nên việc giảng dạy
lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt đối với học sinh lớp 10, dù đã được học bốn năm
Tiếng Anh ở bậc Trung Học Cơ Sở nhưng các kĩ năng nói chung vẫn còn rất hạn
chế .
Qua nghiên cứu, tôi thấy trong chương trình lớp 6 và lớp 7 môn Tiếng Anh ở
bậc Trung Học Cơ Sở, các kỹ năng giao tiếp như Nghe, Nói, Đọc, Viết được dạy
theo hình thức lồng ghép trong từng tiết học. Ở lớp 8 và lớp 9 các kỹ năng nói trên
bắt đầu được dạy riêng biệt trong mỗi tiết. Tiếp nối lên Trung Học Phổ Thông,
lượng kiến thức trong mỗi đơn vị bài học, mỗi tiết học ngày càng nhiều hơn và yêu
cầu đưa ra ngày một cao hơn. Nói cách khác, chương trình Trung Học Phổ Thông
đòi hỏi học sinh có một lượng kiến thức nhất định mới có thể đáp ứng việc tiếp cận
và phần nào hoàn thành được các nhiệm vụ mà chương trình Sách Giáo Khoa đưa
ra .



2
Giống như các kĩ năng khác ,Viết là một kĩ năng được nhấn mạnh trong từng
đơn vị bài học. Nó là một kĩ năng khó đạt được nhất, không những đối với học sinh
mà còn cả với những người cầm phấn . Chính vì vậy, một thực tế hiện nay là học
sinh thường không hứng thú với phần học kĩ năng Viết, thậm chí là thờ ơ hoặc xem
nó à một gánh nặng mà giáo viên buộc các em phải chấp nhận Bên cạnh đó, trong
một số tiết học Sách Giáo Khoa thiết kế nhiệm vụ chưa phù hợp với năng lực ngôn
ngữ của học sinh, kết hợp với sự lúng túng của giáo viên khi khai thác bài nhiều khi
biến tiết dạy Viết thành một tiết dạy miễn cưỡng, nặng nề .
Nhằm góp phần cải thiện hiệu quả của tiết dạy Viết, giúp học sinh tiếp cận bài
một cách chủ động hơn, trong quá trình giảng dạy tôi đã thiết kế lại và thay đổi
một số phần, bài trong chương trình Sách Giáo Khoa để giúp học sinh khắc phục
khó khăn mà các em gặp phải. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Hướng mới giảng
dạy một số tiết luyện kĩ năng viết trong Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 10 và
Tiếng Anh 12 ( Chương trình chuẩn )”. Cụ thể đó là hướng mới trong giảng dạy
kĩ năng Viết của Unit 12 - Tiếng Anh 10 ( viết tiểu sử), Unit 3- Tiếng Anh 12
( viết đoạn văn )
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
1.1 Vai trò của kĩ năng Viết.
Viết là một trong những phương thức giao tiếp quan trọng . Với một kĩ năng
Viết tốt ta có thể dùng từ ngữ để truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, thậm chí đôi
lúc còn hiệu quả hơn cả giao tiếp trực tiếp.
1.2 Nguyên nhân kĩ năng Viết khó
Kĩ năng Viết được người họcTiếng Anh xem là một kĩ năng khó .Tại sao vậy?
Một bài viết tốt à tổng hòa của rất nhiều yếu tố cấu thành . Thứ nhất, bện cạnh
biết bố cục của các loại bài viết người học buộc phải có ngữ pháp tốt. Các em phải
tích lũy lượng ngữ pháp lớn khá khác biệt so với tiếng Việt. Bên cạnh những
chuyên đề ngữ pháp lớn như các thì , câu điều kiện , mệnh đề quan hệ v.v… thì

những cấu trúc ngữ pháp nhỏ lẻ khác như câu nhấn mạnh, cụm từ và mệnh đề chỉ
nguyên nhân, mục đích v.v… luôn là một vấn đề đau đầu đối với học sinh. Nếu các

3
em không nắm được lượng ngữ pháp khổng lồ đó thì bài viết rõ ràng sẽ không như
mong muốn vì khác với lỗi trong kĩ năng Nói , phần ngữ pháp không đúng được thể
hiện rõ ràng trên bài viết và luôn bị chú ý.
Thứ hai, học sinh thường ít khi dành thời gian cho kĩ năng Viết .Một số em
thậm chí bỏ qua kĩ năng này. Theo tôi khảo sát , phần lớn các em chỉ tập trung học
các kĩ năng khác , dặc biệt là luyện phần ngữ pháp . Như vậy , theo thực tế nêu trên
, nếu không có gì thay đổi được quan điểm và phương pháp học của học sinh thì
Viết sẽ là kĩ năng mà người học khó đạt được nhất.
Thứ ba, người học thường có thói quen dịch những gì mình muốn viết từ
tiếng Việt sang tiếng Anh từng từ một . Đây cũng chính là nhân tố khiến tốc độ viết
chậm lại và khiến các em cảm thấy chán nản do không đạt được mong muốn ấy.
Giáo viên sẽ là người thường xuyên trực tiếp giúp đỡ học sinh sửa lỗi. Tuy nhiên
bốn lăm phutskhos có thể đủ thời gian để sửa hết lỗi cho học sinh, cứ như vậy lỗi
đó sẻ tiếp tục ặp lại ở các bài viết sau.
Tóm lại, Viết là kĩ năng khó vì nó đòi hỏi học sinh phải đầu tư thời gian học
vốn từ ngữ, ngữ pháp và cần phải trau đồi luyện tập thường xuyên. Nếu các em
dành cho Viết một quỹ thời gian hợp lí với sự hướng dẫn kịp thời từ phía giáo viên
thì chắc chắn rằng sớm muộn các em cũng thuần thục kĩ năng này
1.3. Các dạng viết thường gặp trong sách giáo khoa Tiếng Anh 10,11, 12
Trong Tiếng Anh có nhiều dạng Viết khác nhau, nhưng trong chương trình
Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 10,11,12 chúng ta gặp một số dạng là viết đoạn văn,
viết bài luận, viết miêu tả biểu đồ, biểu bảng,viết tiểu sử, viết truyện ngắn, miêu tả
người, viết lời hướng dẫn, viết hướng dẫn đường, viết thư, miêu tả một bộ phim
hoặc sách, địa điểm, viết báo cáo…
1.3.1 Đoạn văn là gì ?
Đoạn văn là một loạt câu nhằm phát triển, ủng hộ chứng minh một ý nào đó .

Và ý này thường là câu chủ đề của đoạn. Các câu còn lại phát triển, giải thích, minh
họa cho câu chủ đề. Câu kết đứng dưới đoạn văn là câu tóm tắt lại ý chính của đoạn
văn đó bằng cách khác.
1.3.2 Tiểu sử và viết tiểu sử như thế nào?

4
Tiểu sử của một người ( thường là người nổi tiếng) cũng là dạng viết quan
trọng và dạng viết này yêu cầu người viết sắp xếp ý tưởng theo thứ tự thời gian
.Tiểu sử một người thường có ngày sinh và các dữ kiện bao gồm việc học tập, rèn
luyện, nghề nghiệp và những thành tựu đạt được trong cuộc đời. Tiểu sử của người
đã mất có đề cập đến ngày mất .
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Về Sách Giáo Khoa:
Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 10 hiện hành gồm 16 đơn vị bài học và 6 bài ôn
tập. Năm học 2011- 2012, còn lại 15 đơn vị bài học và 6 bài ôn tập theo công văn
giảm tải mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tương tự, Sách Giáo Khoa Tiếng Anh
12 gồm 16 đơn vị bài học và 6 bài ôn tập ,sau giảm tải còn lại 14 đơn vị bài học và
6 bài ôn tập. Các bài được xây dựng theo các chủ điểm đa dạng và khá gần gũi với
cuộc sống như chủ đề cuộc sống nông thôn ( Unit 1, 8 ) , trường lớp ( Unit 2 , 4),
âm nhạc (Unit 12) … (Tiếng Anh 10 ) ; chủ đề gia đình (Unit 1), văn hóa ( Unit 2),
xã hội ( Unit 3), giáo dục ( Unit 4 , 5) ( Tiếng Anh 12 ). Tuy nhiên, như đã đề
cập ở trên, các bài luyện kĩ năng viết còn tương đối khó một phần do học sinh, phần
do cách dạy của giáo viên phần khác do nội dung và thiết kế hoạt động của Sách
Giáo Khoa .
Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ giới hạn trong hai tiết dạy kĩ năng viết. Một tiết
ở sách Tiếng Anh 10, bài còn lại nằm trong chương trình Sách Giáo Khoa 12. Tôi
xin đề cập đến yêu cầu Sách Giáo Khoa ở hai tiết dạy như sau .
Tiết thứ nhất trong Sách Giáo Khoa 10, có hai nhiệm vụ đưa ra. Nhiệm vụ
một là dùng từ cho sẵn dựng câu về một nhân vật nổi tiếng ở nước ngoài ở cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nhiệm vụ hai là cho thông tin về một người nổi tiếng trong

nước và yêu cầu viết tiểu sử .
Ở tiết thứ hai ( SGK 12), yêu cầu của tiết dạy sử dụng từ /cụm từ để dựng
thành câu liên quan đến cách nói lời tạm biệt. Sau đó là sắp xếp câu thành đoạn văn
nói về lời xin lỗi ( Bản in đề tài có kèm theo bản photo nội dung SGK ).
Nghiên cứu tiết thứ nhất ( SGK10) tôi thấy , về mặt xã hội các em không mấy
hứng thú với một nhân vật mà các em không biết hoặc nghe đến, loại nhạc mà tác

5
giả này sáng tác cũng hết sức mơ hồ với các em. Về mặt kiến thức, đa số các em
còn non về lượng từ ngữ, ngữ pháp, không đủ để đáp ứng viết bài. Nếu giáo viên áp
đặt, các em sẻ xoay xở bằng cách dùng sách học tốt để đối phó.
Ở tiết thứ hai ( SGK 12) ta thấy task 1 có 5 câu yêu cầu các em hoàn thành. Mỗi
câu có số lượng từ khá nhiều (ví dụ câu1:17 từ; câu 2: 14 từ;câu 4: 19 từ ;câu 5 : 23
từ) .Cấu trúc câu đưa ra đa dạng, có câu đơn, câu ghép, câu ghép chứa thêm mệnh
đề quan hệ rút gọn …Kèm theo đó là một lượng từ mới đáng kể gồm cả cụm từ ,
liên từ …Ở task 2 và task 3 các em phải làm nhiệm vụ sắp xếp lại câu thành đoạn
văn. Những câu đưa ra trong bài tập khá rắc rối, thiếu hấp dẫn xoay quanh chủ đề
lời xin lỗi (Ví dụ: Đề cập đến việc khi nào thì xin lỗi, khi xin lỗi thì người ta thừa
nhận điều gì v.v…). Như đã đề cập ở trên, để hoàn thành được nhiệm vụ này, yêu
cầu học sinh phải có kiến thức nền tối thiểu về cấu trúc, từ ngữ , hiểu biết …Trong
thực tế ở trường đại đa số các em hoặc là còn yếu hoặc là nhớ mang máng các ngữ
liệu cần thiết thì nếu giáo viên không tím cách hỗ trợ, thiết kế lại bài dạy thì chắc
chắn không thể hoàn thành bài dạy .
2.2 . Về giáo viên:
Thông thường, một số giáo viên hoặc do áp lực công việc hoặc chưa say mê
chuyên môn, thậm chí là do kiến thức còn non khiến nên họ chủ yếu áp dụng sách
giáo khoa một cách triệt để, thụ động, ít sáng tạo. Cụ thể là thường yêu cầu học
sinh nghiên cứu bài và viết bài trong sách giáo khoa một cách tuần tự, chưa quan
tâm đúng mức về tính phù hợp, về năng lực học sinh và các yêu cầu đưa ra dẫn đến
học sinh nản lòng vì không đủ khả năng giải quyết bài tập. Đôi lúc còn có hiện

tượng giáo viên áp đặt đáp án trong khi học sinh thực sự chưa hiểu rõ vấn đề.
2.3 . Về học sinh:
Với đầu vào thấp , đa số học sinh ở trường tôi rất yếu về kiến thức các môn
học nói chung và kiến thức nền môn Tiếng Anh nói riêng. Trong một lớp trung
bình 45 em thì chỉ có năm đến bảy em có thể tiếp thu bài học. Các em còn lại
thường tỏ ra chán nản với tiết học Viết . Nếu có thì thay vì tự viết , các em thường
có thói quen đối phó là chính. Tuy nhiên, với kinh nghiệm bản thân tôi thấy rằng ,

6
với một số bài khó trong Sách Giáo Khoa, nếu có sự hỗ trợ từ giáo viên thì học sinh
vẫn có khả năng thực hiện nhiêm vụ Viết khá hiệu quả.
3 . Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 10, lớp 12.
- Một số bài viết trong Sách Giáo Khoa Tiếng Anh lớp 10, 12 ( Chương trình
chuẩn )
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu: Đọc kĩ các bài viết trong Sách Tiếng Anh lớp 10,12 (
Chương trình chuẩn )
- Tổng kết qua kinh nghiệm giảng dạy, tham khảo ý kiến của các giáo viên
trong tổ chuyên môn
- Thăm dò ý kiến học sinh sau khi học tiết Viết.
5. Hướng mới khai thác bài và ưu điểm.
Như đã nói ở trên, tôi chỉ giới hạn đề tài trong hai tiết dạy kĩ năng Viết. Tất
nhiên trong quá trình giảng dạy, còn có nhiều bài làm tôi trăn trở, nhưng đây là hai
tiết dạy mà theo quan sát của tôi, thì hiệu quả bài dạy thể hiện rõ ràng khi khai thác
bài theo tiến trình này.
Tiết thứ nhất (Unit 12 : Music ; Tiếng Anh 10 - Chương trình chuẩn )
Cụ thể các việc đã làm như sau : thay vì dùng từ gợi ý cho sẵn viết thành câu
để miêu tả một nhạc sĩ nước ngoài mà các em không biết, tôi dùng kĩ năng khai
thác bài bằng cách cung cấp bài đọc định hướng. Đó là một bài tiểu sử của một

nhạc sĩ nổi tiếng mà hầu như các em đều biết qua bài hát “ Nối vòng tay lớn ” và
trình chiếu kèm theo một số câu hỏi. Trước khi khai thác bài mẫu, tôi yêu cầu các
em dự đoán về các dữ liệu thông tin và các thì thường dùng để viết một tiểu sử.
Khi khai thác bài đọc định hướng, tôi yêu cầu học sinh trả lời dưới dạng câu
đầy đủ nhất, sau đó tôi viết các câu trả lời của học sinh lên bảng.
Tiếp theo là hoàn chỉnh giàn ý viết tiểu sử bằng các gợi ý .
Trước khi cho học sinh tiến hành viết bài, tôi hỏi nhanh học sinh những câu
tương tự về nhân vật mà các em chuẩn bị viết ( Thông tin được cung cấp trong
SGK) .

7
Việc cho một bài đọc định hướng về nhạc sĩ nổi tiếng ở Việt Nam giải quyết
hai vấn đề: Thứ nhất, về mặt nhận thức xã hội, các em có cơ hội biết thêm thông tin
về nhạc sĩ nổi tiếng Trịnh Công Sơn ( Bài hát “ Nối Vòng Tay Lớn” của ông
thường được các Chương trình của Đoàn sử dụng ). Việc này vừa liên hệ thực tế
vừa tạo cho các em động lực để học bài .
Thứ hai, thông qua bài đọc các em có thể nhận được sự hỗ trợ tối đa về cấu
trúc của một tiểu sử cũng như các cụm từ ngữ mà các em quên. Điều này, giúp các
em có thể hoàn thành nhiệm vụ viết bài tiếp theo.
Tiết thứ hai ( Unit 3 : Ways of socializing ; Tiếng Anh 12- Chương trình
chuẩn )
Thay vì dùng từ dựng câu để tạo thành đoạn văn, sau khi dẫn vào bài tôi hỏi
học sinh một số câu hỏi định hướng về những lỗi mà các em thường mắc phải ở
trường; thời điểm các em đã mắc lỗi; các tính từ miêu tả cảm xúc khi mắc lỗi; về
cách xử sự của em và ý kiến của người mà em xin lỗi … và tôi cố gắng khai thác
được càng nhiều câu trả lời càng tốt, vì đây là phần ngữ liệu mà các em sẽ dùng vào
bài viết. Các câu trả lời của các em được sắp xếp khoa học theo từng cột và chép
lên bảng .
Sau đó yêu cầu học sinh viết đoạn văn với nội dung về một lần mắc lỗi
ởtrường mà các em ấn tượng nhất . Do các câu hỏi tôi đã cố tình sắp xếp theo tuần

tự của đoạn văn cùng với các câu trả lời được chép lên bảng theo dự tính từ trước,
nên các em có thể dễ dàng viết bài đạt hiệu quả. Tuy nội dung và hình thức bài có
thay đổi so với Sách Giáo Khoa nhưng nội dung và mục tiêu bài dạy vẫn được đảm
bảo ( nội dung về giao tiếp xã hội , mục tiêu là viết đoạn văn liên quan đến lời xin
lỗi ).
Việc thay đổi căn bản các hoạt động của tiết dạy như trên đã tạo điều kiện
cho các em tiếp cận bài học một cách tự nhiên, tạo nguồn cảm hứng và động lực
học, phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của các em. Quan trọng nhất là đưa
lại hiệu quả cho giờ dạy, tạo niềm vui, hứng thú trong học tập, tránh sự nặng nề,
nhàm chán, quá tải trong dạy và học .
6. Các giai đoạn dạy một tiết kĩ năng Viết Tiếng Anh:

8
Trong một tiết dạy có các giai đoạn sau:
- Pre- writing
- While- writing
- Post- writing
6.1. Phần pre- writing:
Ở giai đoạn này giáo viên phải giới thiệu cho học sinh chủ đề tiết học và tạo
cho học sinh một động lực để học. Do kĩ năng viết là một kĩ năng sản sinh nên nó
đòi hỏi dữ liệu nguồn khá đầy đủ. Càng đầy đủ thì cng thuận lợi cho học sinh viết.
Vì thế, việc chuẩn bị cho các em một số từ mới nhất định và những cấu trúc là cần
thiết . Cụ thể như sau:
a. Dạy từ vựng.
Giáo viên sử dụng nhiều kĩ thuật dạy để khai thác từ mới hiệu quả
b. Cung cấp ngữ liệu khác
Trước khi cho học sinh viết, tôi giúp học sinh chuẩn bị ý tưởng của bài viết
và hướng dẫn học sinh sử dụng thì, cấu trúc câu. Giáo viên có thể tiến hành một
trong những kỹ thuật tìm ý sau:
o Using reading for pre- writing.

o Using listening for pre- writing.
o Using a drill for pre- writing.
o Using a speaking activity for pre- writing.
o Using a questionaire for pre- writing.
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy rằng hoạt động đọc bài
để lấy thông tin phù hợp với học sinh trường tôi.
6.2. Phần while- writing.
Để học sinh có thể viết đúng ,giáo viên phải có hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn,
cụ thể và dễ hiểu. Một số kỹ thuật cho phần viết bắt buộc:
- Questions and answers: Giáo viên cung cấp cho học sinh một chuổi
các câu hỏi. Học sinh trả lời ở dạng đầy đủ. Các câu hỏi có thể không theo thứ tự để
học sịnh tự sắp xếp cấu trúc của đoạn văn và tạo cho bài viết mạch lạc hơn.

9
- Transformation writing: Giáo viên cho học sinh xem bài văn ngắn từ
handout và yêu cầu học sinh viết lại dưới hình thức đó trong cách khác như: chuyển
đổi vế, ngữ pháp đổi sự kiện và chuyển đổi ngữ nghĩa…
- Write it up: Học sinh sử dụng thông tin từ hoạt động đọc, nghe, nói trong
giai đoạn của phần chuẩn bị viết và tập viết lại trong vốn từ của các em dưới hình
thức cá nhân, cặp hoặc nhóm.
- Recall: Kỹ thuật này áp dụng trong phần cuối của bài học. Sau khi nghe
hoặc đọc một câu truyện, học sinh được yêu cầu viết lại bằng vốn từ riêng.
While- reading là giai đoạn trọng tâm của bài, nên lượng thời gian phân bố
nhiều hơn các bước khác.Người giáo viên trong bước này là người điều khiển,
người ủng hộ và là người giúp đỡ các em.
6.3. Phần post- writing.
Đây là giai đoạn học sinh đã hoàn tất xong bài viết của mình, giáo viên cùng
học sinh tiến hành công việc sau cùng. Có thể dùng các kỹ thuật như:
- Exhibition
- Correction

- Sharing and comparing
Sau cùng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm để học sinh khắc phục trong những
bài viết sau và cho học sinh về nhà viết lại bài viết của mình.











10
III. CỤ THỂ CÁC TIẾT DẠY:
1. Giáo án 1 (Thuộc Unit 12 : Music ;Tiếng Anh 10-Chương trình Chuẩn)
2. Giáo án 2 ( Thuộc Unit 3 : Ways of socializing ; Tiếng Anh 12 - Chương
trình Chuẩn)


UNIT 12: MUSIC
LESSON 4: WRITING

A- Objectives: By the end of the lesson, students will be able to write a life-story
of a person.
- Lexical items : Some new words related to writing a life-story.
- Teaching aids : Textbook , posters , projector
B. Procedures
* Warm-up: Game Pelmanism

- Prepare six cards named 1, 2, 3, 4, 5, 6 and other six cards named A, B, C, D, E, F
on the screen into two rows . The cards are thoroughly mixed and spread face down
on the screen. Six names of six famous musicians and their six famous songs are
on the cards,
- Divide the students into two teams A, B
- Students from each team take turn to play . At team A’s turn they turn face up
two cards of their choice from the layout. If they match, the students in team A get
10 marks. If they do not match, these students get zero mark and turn them face
down, without changing their position in the layout, and it is the students in
team B ‘s turn.
- Play continues until all the cards from the layout have been taken as matched
pairs.
1. Trịnh Công Sơn 2. Phạm Tuyên 3. Mỹ Tâm
4. Trần Hoàn 5. Trần Văn Chung 6. Văn Cao
A. Nhật kí của mẹ. B. Cây đàn sinh viên C. Chú voi con ở Bản Đôn
11
D. Tiến Quân Ca E. Thăm bến nhà rồng F Nối vòng tay lớn
Key : 1.F 2 .C 3. B 4.E 5.A 6. D
I. Pre-writing
1.Vocabulary
- compose (v): soạn (nhạc , thơ ….) , sáng tác (explanation)
- composer (n): nhà biên soạn ,nhà sáng tác (đặc biệt lĩnh vực nhạc ) (explanation)
- National Anthem ( n) quốc ca ( example)
- talented (adj): có tài (gap -filling)
- appreciate (v): đánh giá cao (translation)
- artistic work ( n) : tác phẩm nghệ thuật ( example)
Rub out and remember
Answer the following questions:
- Let students see a photo of Trinh Cong Son and ask students some questions
E.g : - Do you know who he is? ( Give students answer if they don’t know)

- What did he do?
- Where did he live?
- Can you tell me some of his famous songs ?
- Is he still alive ?
- Tell the students the objective of the lesson (write a life-story of a person )
- Ask students some questions :
1.What does the word “life-story ” mean?
2. Which information do you provide in a life-story?
2. Which tense do we use to write a life-story of a person?
* Steps: - Ask Ss to answer the questions.
- Check the answers and give feedback.
2. Read the life story of Trinh Cong and answer the questions
- Show the life story of Trinh Cong Son and the questions on the screen
- Run through the new words
- Ask students to work in pairs to answer the questions
- Call on them to answer and give feedbacks
12
The life-story of Trinh Cong Son
Trinh Cong Son was born in 1939 in Buon Ma Thuot, Đak Lak into a poor
family . However, he grew up in Hue, where he attended the Lycée Français and
the Providence school. When he was ten , he lived with his father in Hue's Thua
Phu Prison for a year in 1949 .Later, he went to Saigon and studied there .He
taught at an elementary school in Bao Loc, Lam Đong after his graduation .From
1975 , he returned to live and work in Ho Chi Minh city .
Trinh Cong Son started composing his songs when he was very young .He
became famous after his first song , Uot mi (Tearing Lashes) in 1958 .During his
youth, he was frequently under pressure from the government owning to some of his
songs .
All in all, Trinh Cong Son wrote over 500 songs, most of which were about
love .

He died in 2001 .
He is known as a famous Vietnamese composer , musician , painter and poet.
Questions
1. When and where was Trinh Cong Son born?
2. How was his family ?
3. When did he start composing his songs?
4. When did he write his first song?
5. When did he become famous ?
6. What were his artistic works ?
7. When did he die?
Expected answers
1. He was born in 1939
2. His family was poor
3. He started composing his songs when he was young.
4. He wrote his first song in 1958
5. He became famous after his first song in 1958
6. They were poems, songs and paintings
13
7. He died in 2001
3 . Life-story: ( Elicit from students)
- Date of birth
- Place of birth
- Events/ lifelines
 education
 training
 career
 main achievements
- Date of death
II. While-writing
Task : Write about the life-story of Van Cao, using prompts

Activity 1.
-Run through the words
- Ask students to quickly answer the questions
1. When was he born?
2. Where was he born?
3. How was his family?
4. When did he compose music?
5. When did he compose Vietnamese National Anthem “Tien Quan Ca”?
6. What were his artistic works?
7. When did he die?
* Activity 2.
Steps:
- Give instructions.
- Divide the class into six groups
-Ask students to write the life- story of Van Cao on a poster
- Go around for help
IV. Post-writing
- Ask students to hang their works .
14
- Correct the common mistakes.
* Suggested writing :
Van Cao was born in Nam Dinh in 1923, into a poor worker family. He could
composed music when he was very young. He composed his first song in 1939 and
quickly became famous. Tien Quan Ca, the Vietnamese National Anthem, was
composed in 1944. His artistic works were songs, poems and paintings. He died in
1995. Van Cao is known as a very talented musician and is highly appreciated by
the Vietnamese people.




UNIT 3: WAYS OF SOCIALIZING
LESSON 4: WRITING

A. Objectives : By the end of the lesson, students will be able to write a paragraph
about their mistake (s) at school.
- Lexical items : Some new words related to writing a paragraph about mistake (s )
- Teaching aids: Textbook , posters.
B.Procedures:
I. Warmer : Brainstorming
- Divide the students into two teams . going to school late
- Ask students from each team to write
down the common mistakes
they usually make at school talking in the class
- Lead in the new lesson
II. Pre – writing
* Questions
- Have you ever made a mistake at school?
- when did you make that mistake?
- What did you do?
Mistakes .
15
- What did your friends / teacher (s ) say?
- How did you feel at that time?
- What did you say / do then ?
- what did your friends/ the teachers do?
* Useful languages
Some common mistakes at school : going to school late, talking in the class,
not wearing uniform , not copying down the lessons, fighting against each
other , not cleaning the class …
Some adjectives to describe the feeling after making mistakes: embarrassing,

shy, ashamed, angry, disappointed, ….
Some actions after making mistakes : apologize ( by saying, by phoning
teacher, by writing a letter …) , say nothing, promise not to make any more
mistakes…
III. While - writing
- Task : Write a paragraph about one of your serious mistakes at school in the past
(about 70 - 100 words) .
- Steps
+ Ask Ss to work groups of a table to write .
+ Move around to give help .
IV. Post - writing:
- Call on the students to hang their posters on the blackboard.
- Ask the whole class to read and find if there is any mistake.
- Correct the common mistakes.







16

IV. HIỆU QUẢ:
Trong hai năm học 2011 -2012, 2012- 2013 tôi đã thử nghiệm dạy hai tiết
dạy này và so sánh kết quả ở mười lớp. Nhìn chung các tiết dạy đạt hiệu quả cao so
với việc áp dụng triệt để Sách Giáo Khoa. Trong đề tài này tôi xin phân tích dữ liệu
thu được trong kì I đầu kì II năm học 2013 – 2014 ở các lớp 10A4, 10A11, 10A13,
12A1, 12A13 . Trong năm nay, trình độ tiếng Anh giữa các lớp trong khối, qua kết
quả khảo sát đầu năm là tương đương. Ở khối 10 dạy bằng máy chiếu, khối 12 dạy

bằng bảng truyền thống. Trong quá trình dạy, tôi triệt để không cho các em dùng
sách học tốt. Tôi nhận thấy, khi áp dụng hướng dạy mới này ở các lớp đã giúp học
sinh có kỹ năng viết tốt hơn.
Cụ thể, lớp 10A11, tôi dạy theo tiến trình Sách Giáo Khoa và hướng dẫn tận
tình nhưng đã không hoàn thành bài dạy như mong muốn. Ở task 1, các em vẫn
dùng thì quá khứ để viết nhưng các câu hầu như sai. Lí do các em không nhận ra vị
trí của động từ nên thường thêm “ed” khi thì vào danh từ, khi thì vào tính từ hoặc
không biết dạng quá khứ của các động từ bất quy tắc trong bài. Về mặt cấu trúc, do
khả năng viết câu đơn chưa tốt, nên khi gặp câu ghép các em thường bỏ giữa
chừng. Một số em dùng sách cũ nên chép nguyên những câu mà các anh chị trước
để lại. Đa số các em không muốn viết hoặc giả vờ viết khi thấy giáo viên đi tới.
Một số em tự nhận là không thể viết. Do không làm được task 1 nên các em cũng
gặp nhiều khó khăn ở task 2. Đến hết giờ quy định mà hầu như các em vẫn chưa
xong bài viết, chỉ có 10 học sinh ở hai nhóm hoàn thành ở mức 6 điểm.Các nhóm
còn lại, viết được một số câu nhưng đều sai.
Còn ở lớp 10A4, 10A13, với tiến trình khai thác mới mà tôi giới thiệu, các
em tiếp cận bài tốt. Không khí lớp học sôi nổi ngay từ đầu.Các em đều tham gia trả
lời câu hỏi một cách tích cực, các em còn có thể cung cấp thêm một số thông tin
sinh động về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.Task 1 các em chỉ cần năm phút. Sang task 2 ,
trong 7 phút là hầu hết các em đã hoàn thành. Phần lỗi sai không đáng kể. Điển
hình có hai bài của hai nhóm lớp 10A4 không sai
17
Lớp 12A4, tôi dạy theo sách giáo khoa thì các em tỏ ra rất chán bài học, đánh
giá bài học khó (và mong muốn giáo viên chuyển sang dạy ngữ pháp ).
Sau khi dạy từ mới , hướng dẫn task 1, không có em nào hoàn thành chính
xác một câu kể cả ba em đang theo khối A1, hầu hết các em bỏ bài giữa chừng chờ
giáo viên chữa. Khi tôi cố gắng cùng các em xoay xở cho các Task tiếp theo thì
nhiều em tỏ vẻ nản chí, bất lực hoặc không muốn tham gia cùng hoặc không thực
hiện được yêu cầu. Cũng giống như các tiết dạy hai năm trước mà tôi thử nghiệm,
tiết dạy của tôi không thành công.

Ở hai lớp khối 12 còn lại, với thiết kế bài dạy theo hướng mới, các em tham
gia hào hứng, có em không biết diễn đạt ý bắng tiếng Anh còn đóng góp thêm cả
ngữ liệu bằng tiếng Việt. Các câu hỏi đưa ra đều nhận được câu trả lời như tôi
mong muốn. Các ngữ liệu cần thiết để viết bài được huy động đầy đủ. Nhiệm vụ
viết mà tôi đưa ra được hoàn thành trong thời gian quy định. Các em còn hào hứng
với việc chửa lỗi do tò mò về nội dung của các nhóm khác. Những em học sinh cá
biệt ( mà thường mắc lỗi ở trường ) tỏ ra thích thú với tiết dạy này.
Sau khi đã dạy, tôi đã tiến hành chữa bài chấm điểm để xác định tính hiệu
quả , khả thi của phương pháp dạy này. Ngoài việc đánh giá giờ dạy căn cứ vào
điểm tôi còn đánh giá ở không khí lớp học .
Sau hơn hai năm áp dụng tôi có thể khẳng định được hiệu quả của việc thay
đổi các hoạt động theo hướng mới, cụ thể như sau :

Unit 12 ( English 10)

Lớp Hoạt động dạy Tổng số
HS
Số HS
Giỏi
Khá Số HS
Trung
bình
Số HS
Yếu
10A11 Theo SGK 45 0 0 10 35
10A4 Thiết kế mới 44 10 10 14 10
10A13 Thiết kế mới 45 5 25 5 10

18



Unit 3 ( English 12)
Lớp Hoạt động dạy Tổng số
HS
Số HS
Giỏi
Khá Số HS
Trung
bình
Số HS
Yếu
12A4 Theo SGK 47 0 0 5 42
12A1 Thiết kế mới 45 5 17 12 11
12A13 Thiết kế mới 43 3 19 6 15

V. KẾT LUẬN :
1. Sau quá trình áp dụng kinh nghiệm của bản thân vào việc giảng dạy ở
trường tôi thấy rằng học sinh rất hào hứng và nhanh chóng bắt nhịp được hai tiết
học này. Với tiến trình khai thác bài dạy theo đề tài này giáo viên đã tạo một không
khí mới, một tâm trạng phấn chấn, háo hức trong học tập. Không những hầu hết các
em có thể hoàn thành bài tập đưa ra mà hơn thế nữa, nhiều em trước đây do thấy
bài học ngoài tầm không dám thử sức thì bây giờ đã bắt đầu tập viết những câu
đầu tiên .
2. Đối với giáo viên nên xem đây là một phương pháp áp dụng được cho
nhiều đối tượng. Để tiết dạy đạt hiệu quả như mong muốn tùy vào trình độ lớp mà
giáo viên có thể gợi ý sâu hơn hoặc yêu cầu cao hơn. Quan trọng nhất là giáo viên
phải giúp học sinh giải quyết khó khăn về vốn từ, ngữ pháp, cấu trúc câu có liên
quan và hình thức trình bày. Cần phải tạo cảm giác thoải mái, gây hứng thú cho học
sinh để các em tham gia bài học tích cực, tự giác.
Trên đây là hai tiết dạy mà tôi thấy có hiệu quả được đúc rút trong quá trình

giảng dạy. Chắc chắn do kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót
khi trình bày đề tài, rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của quý thầy cô và đồng
nghiệp .


19

MỤC LỤC

Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận .
1.1 Kĩ năng viết và vai trò của kĩ năng viết.
1.2 Tại sao kĩ năng viết lại khó ?
1.3Các dạng viết thường gặp trong Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 10,11,12

1.3.1 Đoạn văn là gì ?
1.3.2 Tiểu sử và viết tiểu sử như thế nào?
2 Thực trạng của vấn đề.
2.1 Về Sách Giáo Khoa.
2.2 Giáo viên.
2.3 Học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Hướng mới khai thác bài và ưu điểm.
6. Các khâu trong dạy một tiết kĩ năng viết tiếng Anh.
III. CỤ THỂ CÁC TIẾT DẠY.
IV.HIỆU QUẢ.
V. KẾT LUẬN.

- Mục lục
- Tài liệu tham khảo



2
2
2
2
3
3
3
4
4
5
5
5
6
6
7
10
16
18
19
20



20


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 10 ( 2006) . NXB Giáo dục
2. Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 12 (2008) . NXB Giáo dục
3. Nguyễn Bảo Trang , M.A ( 2009 ).Luyện kĩ năng viết Tiếng Anh. NXB Đại
Học Quốc Gia Hà Nội
4. Pincas , A ( 1992) . Writing in English . London: Macmillan Publishers
5. Kelly, C., &Gargagliano, A ( 2001) . Writing from within . Cambridge : Press
syndicate of Cambridge University.
6. Cobb, M.C ( 1985) . Process and pattern : controlled composition practice
for ESL students . Wadsworth Publishing company.
7. Alice Oshima – Ann Hogue ( 2003) Writing academic English. NXB Trẻ
8. Oshima , A., & Hogue ,A.( 2004) Writing academic English. New York:
Longman
9. Nguồn Internet.
10. Ha Tinh provincial Department of Education and Training ( 2009)
Workshop on improving grade 12 students’ outcome guidelines for paper
writing .

×