I. Lời mở đầu
Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ hiện nay đã và đang khẳng định vai trò là
yếu tố cơ bản tạo nên thương hiệu, giá trị và tính cạnh tranh trên thị trường của các
doanh nghiệp. Trên thực tế, loại tài sản vô hình này đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
giá trị tài sản của các doanh nghiệp không chỉ ở các nước trên thế giới nói chung và tại
nước ta nói riêng. Chính vì vậy, trong bối cảnh khi Việt Nam đã và đang hội nhập sâu
rộng vào các khu vực, các diễn đàn kinh tế như WTO, APEC, AFTA, ASEEM… thì vấn
đề thực thi và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ càng trở nên cấp thiết không chỉ đối với các
doanh nghiệp, các chủ thể quyền mà còn trực tiếp đối với các cơ quan quản lý, các cơ
quan thực thi pháp luật trong việc phát hiện, đấu tranh phòng chống các hành vi xâm
phạm các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
II. Nội dung chính
1) Các quy định của pháp luật về giám định sở hữu trí tuệ
Từ những tác động tích cực do việc gia nhập WTO của Việt Nam, thị trường hàng
hóa và dịch vụ của Việt Nam ngày càng đa dạng phong phú. Chính vì vậy, bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những yêu cầu cần thiết đối với nền kinh tế, nhất là
khi Việt Nam là thành viên của WTO.
Trong quá trình giải quyết xử lý các vụ xâm phạm quyền SHTT, giám định SHTT
là một khâu quan trọng để xác định hành vi, tính chất, mức độ xâm phạm và xác định
thiệt hại khi có yêu cầu giải quyết xử lý xâm phạm các đối tượng quyền SHTT bao gồm
các giám định về: quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp (SHCN)
và quyền đối với giống cây trồng. Điều 201 Luật sở hữu trí tuệ quy định về giám định
SHTT “là việc các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức và chuyên môn
nghiệp vụ để đánh giá, kết luận các vấn đề liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ”.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có
quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.
1
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu
cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo Chương VI (Giám định sở hữu trí tuệ - các Điều từ 39 đến 53) Nghị định số
105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí
tuệ được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2010/ NĐ-CP ngày 30.12.2010 quy định
chỉ có 4 tổ chức, gồm: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về
doanh nghiệp; Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp
luật về hợp tác xã; Đơn vị sự nghiệp; Và các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập
và hoạt động theo pháp luật về luật sư (trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước
ngoài, Cty luật TNHH 100% vốn nước ngoài, Cty luật TNHH dưới hình thức liên doanh
giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài) được
giám định sở hữu trí tuệ - Đó là những nội dung chủ yếu của Nghị định sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở
hữu trí tuệ vừa được Chính phủ ban hành.
Ngoài ra, theo hướng dẫn của Nghị định, các tổ chức giám định sở hữu trí tuệ sẽ
được bổ sung thêm một số quyền và nghĩa vụ như: Quyền thuê giám định viên sở hữu trí
tuệ thực hiện giám định theo các vụ việc; nghĩa vụ hoạt động theo đúng lĩnh vực giám
định ghi trong Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký kinh doanh, GCN đăng ký hoạt động;
nghĩa vụ bảo quản, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ liên quan đến vụ việc giám định; nghĩa vụ
giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu hoặc
trưng cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan…
Nghị định cũng quy định rõ những điều kiện mà tổ chức giám định sở hữu trí tuệ
phải có là: Có ít nhất một giám định viên sở hữu trí tuệ; có trụ sở, trang thiết bị, phương
tiện làm việc và có nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám
định.
2
Trong quá trình giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, giám định là vấn đề
quan trọng và cần thiết trong một số trường hợp.Vấn đề giám định sẽ đặt ra khi đối
tượng sở hữu trí tuệ đang có tranh chấp là đối tượng phức tạp. Theo Điều 90-Bộ luật tố
tụng dân sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định theo sự thoả thuận lựa chọn
của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự. Kết luận giám
định là một nguồn chứng cứ quan trọng. Điều 67-Bộ luật tố tụng dân sự về người giám
định quy định “Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy
định của lĩnh vực có đối tượng cần giám định”.
- Như vậy, theo tư tưởng Điều 201 Luật sở hữu trí tuệ, các tổ chức, cá nhân đáp
ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu
trí tuệ. Quy định này phù hợp với xu hướng cải cách hành chính hiện nay, đồng thời đảm
bảo chủ trương xã hội hoá của hoạt động này. Các Bộ liên quan có thể thành lập các đơn
vị sự nghiệp, để tham gia thực hiện hoạt động giám định.
2) Thực tiễn giám định sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay
Ở phần này tôi chủ yếu đưa ra những vướng mắc trong công tác giám định sở hữu
trí tuệ ở nước ta hiện nay.
“Mặc dù nước ta đã có Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) từ năm 2005, nhưng cho đến
nay công tác giám định vi phạm SHTT của nước ta còn nhiệu bất cập. Theo Ông Trần
Việt Hùng, Cục SHTT cho biết VN là một trong những điểm nóng về vi phạm quyền
SHTT với tỷ lệ vi phạm cao và mức độ ngày càng tinh vi phức tạp. Từ đầu năm 2009
đến nay, Việt Nam xử lý hơn 2.800 vụ vi phạm quyền SHTT, trong đó chủ yếu là vi
phạm nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả…
Đã có tới hơn 90% các vụ được xử lý bằng biệt pháp hành chính. Rất ít trường
hợp vi phạm bị kiện ra toà. Nguyên nhân lớn nhất chính là từ phía các doanh nghiệp,
chúng ta vẫn chưa ý thức hết được lợi ích của việc bảo vệ SHTT, hầu hết các doanh
nghiệp đều ngại khiếu kiện ra toà do tốn kém tiền bạc, thời gian, thủ tục phức tạp.”
(1)
1()
Sở hữu trí tuệ và hội nhập số 105-11/2009
3
- Từ thực tế công tác đấu tranh phòng chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ của các lực lượng chức năng, trong đó chủ công là lực lượng Cảnh sát điều tra tội
phạm kinh tế cho thấy, hiện nay các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất phong
phú đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu ở các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp,
giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, sao chép và cài đặt bất hợp
pháp các loại phần mềm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong quá trình điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm phạm này thì một vấn đề
đặt ra cho các cơ quan điều tra là việc xác định chứng cứ thông qua hoạt động giám định
sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, mặc dù các quy định của pháp luật hiện nay về hoạt động giám
định sở hữu trí tuệ tương đối đầy đủ, nhưng có thể thấy vẫn còn một số vấn đề tồn tại,
vướng mắc từ thực tiễn hoạt động của các cơ quan chức năng.
Đối với quyền sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực có nhiều đối tượng khác nhau như:
Quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả,
quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên, khi xảy ra các hành vi xâm phạm đến các đối
tượng này, khi có yêu cầu trưng cầu giám định để thu thập chứng cứ phục vụ điều tra thì
cơ quan điều tra gặp phải những khó khăn nhất định.
Giám định sở hữu trí tuệ là một hoạt động phức tạp đòi hỏi đội ngũ giám định
viên bên cạnh trình độ chuyên môn và kiến thức chuyên sâu về đối tượng giám định thì
cần thiết phải có trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho quá trình giám định. Do nhiều
đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có tính đặc thù cao như các đối tượng của quyền tác
giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các chương trình phần mềm, các giống cây
trồng mới, các nhãn hiệu hàng hóa tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng… nên
hiện nay trong hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ nếu thiếu các trang thiết bị, máy
móc, phương tiện phục vụ cho công tác này sẽ hạn chế lớn đến kết quả giám định của
các giám định viên.
- Cụ thể từ một loại vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: là hàng giả, nhái nhãn hiệu. Vi
phạm lớn nhất có thể kể đến bản quyền CNTT, vi phạm kiểu dáng, mẫu mã (xe máy)...
Trong khi đó, việc giám định loại vi phạm này vẫn đang thiếu đủ thứ. “Theo Hội Tiêu
4
chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm
2010, Vinastas đã tiếp nhận tới 500 hồ sơ khiếu nại của NTD (trong đó có tới 62% số
NTD mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng). Số vụ khiếu nại của NTD, không giảm
mà tăng liên tục, tăng hằng năm. Và trên thực tế, số vụ vi phạm của doanh nghiệp (DN)
sản xuất, kinh doanh bị phát hiện còn vượt xa so với số vụ khiếu nại của NTD. Trong khi
đó ngành hải quan Việt Nam đã chấp nhận và bảo hộ sở hữu trí tuệ tại biên giới đối với
gần 270 đối tượng bao gồm các nhãn hiệu lớn như: Adidas, Casio, Gucci, HP, Nivea...
nhưng bằng nhiều cách hàng giả, hàng nhái hiện đang được bán công khai trên thị
trường.”
(2)
Lý giải về nguyên nhân tồn tại hàng giả, hàng nhái nhiều năm nay, đã có rất nhiều
ý kiến, trong đó hầu hết đều quy về nguyên nhân quan trọng nhất là chế tài xử lý hành
chính và xử phạt hình sự còn quá nhẹ, chưa đủ răn đe. Bên cạnh đó, lực lượng thực thi
cũng còn gặp nhiều khó khăn làm giảm hiệu quả của công tác chống hàng giả, hàng nhái
như: các văn bản chỉ đạo còn chưa thống nhất, chồng chéo gây khó khăn cho lực lượng
này. Đặc biệt, khâu giám định, tưởng như chỉ là một thủ tục song lại làm “tắc” không ít
vụ xử lý hàng giả, hàng nhái.
Theo quy định của pháp luật, việc xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhái
thì bắt buộc phải có giám định kết luận hàng giả. Nhiều mặt hàng giả, hàng kém chất
lượng, chi phí giám định rất đắt, khi đưa đi giám định buộc lực lượng thực thi phải tạm
ứng kinh phí giám định, nếu đúng là hàng giả thì phải tiêu hủy. Và cũng theo quy định
thì chính đương sự vi phạm phải nộp khoản tiền giám định đó nhưng hầu như không có
đương sự nào chịu nộp. Một cái khó nữa là muốn giám định hàng giả, hàng nhái, lực
lượng Quản lý thị trường(QLTT) phải có yêu cầu từ chủ sở hữu thương hiệu bị làm giả,
làm nhái. Khi phát hiện hàng nghi nhái, giả, QLTT lập biên bản tạm giữ hàng hóa nhưng
lại không liên hệ được với doanh nghiệp sản xuất, do họ không có đại diện ở Việt Nam,
hoặc không có địa chỉ liên hệ cụ thể. Mặt khác, không ít doanh nghiệp lại e ngại thương
2()
/>5