Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính, qua đó phân biệt quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật hiến pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.2 KB, 9 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận, được Nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định
hướng Nhà nước. Có nhiều loại quy phạm pháp luật như quy phạm pháp luật dân sự,
quy phạm pháp luật hình sự, quy phạm pháp luật hành chính... trong đó, quy phạm
pháp luật hành chính là quy phạm có vai trò quan trọng. Để hiểu rõ hơn về quy phạm
pháp luật hành chính và sự khác biệt giữa quy phạm này với quy phạm luật hiến pháp,
nhóm em xin chọn đề tài: “Phân tích đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính,
qua đó phân biệt quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật hiến pháp”.
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được
ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành
chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
Do quy phạm pháp luật hành chính là một dạng của quy phạm pháp luật nên các
quy phạm pháp luật hành chính vừa có các đặc điểm chung của quy phạm pháp luật,
vừa có các đặc điểm khác với các quy phạm pháp luật nói chung.
2.1. Đặc điểm chung
Quy phạm pháp luật hành chính là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của Nhà
nước trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, bởi quy phạm pháp luật hành chính
do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính
theo định hướng nhất định.
Quy phạm pháp luật hành chính được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện
pháp thuyết phục (giáo dục, động viên, thi đua, khen thưởng...) hoặc cưỡng chế Nhà
nước (xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính, các
biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính...).
Quy phạm pháp luật hành chính là tiêu chuẩn xác định giới hạn, đánh giá hành vi
của con người về tính hợp pháp trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước.
Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính thông thường gồm đầy đủ ba bộ phận:
Giả định, quy định và chế tài.


1
2.2. Đặc điểm riêng
2.2.1. Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành
chính nhà nước ban hành
Ở nước ta, theo quy định của pháp luật, các cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm
quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính là chủ thể lập pháp và chủ thể quản lí
hành chính Nhà nước như cơ quan quyền lực Nhà nước, Chủ tịch nước, các cơ quan
hành chính Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng
kiểm toán Nhà nước, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Việc quy định thẩm
quyền như vậy đã đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính
Nhà nước một cách năng động, kịp thời; phù hợp với thực tiễn quản lí từng ngành,
lĩnh vực và địa phương; đồng thời còn phù hợp với yêu cầu về tính chủ động, sáng tạo
trong quản lí hành chính Nhà nước.
2.2.2. Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và hiệu lực pháp lí
khác nhau
Do phạm vi điều chỉnh các quy phạm pháp luật hành chính rất rộng và tính chất đa
dạng về chủ thể ban hành nên các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn.
Trong đó có những quy phạm có hiệu lực pháp lí trên phạm vi cả nước và chung cho
các ngành, lĩnh vực quản lí nhưng cũng có những quy phạm chỉ có hiệu lực trong
phạm vi một ngành, một lĩnh vực quản lí hay trong một địa phương nhất định. Ví dụ:
Quy phạm pháp luật về việc xử lí vi phạm hành chính có hiệu lực chung cho các
ngành, tuy nhiên quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bưu chính lại chỉ có hiệu lực trong ngành bưu chính.
2.2.3. Các qui phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ sở
nguyên tắc nhất định
Do yêu cầu điều chỉnh thống nhất pháp luật trong quản lí hành chính Nhà nước,
khi ban hành quy phạm pháp luật hành chính, các chủ thể cần tuân thủ các nguyên tắc:
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan Nhà nước cấp dưới ban hành
phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước
cấp trên ban hành. Ví dụ: UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quy phạm pháp luật về việc

nâng lương trước thời hạn với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bắc Ninh phải căn cứ
vào quy phạm pháp luật của Bộ Nội vụ về việc thực hiện chế độ nâng lương thường
2
xuyên và nâng lương trước thời hạn với cán bộ, công chức, viên chức.
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính Nhà nước, Chủ tịch
nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ban hành phải phù hợp với nội dung,
mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp ban hành;
nếu không phù hợp sẽ bị cơ quan quyền lực Nhà nước đó bãi bỏ. Ví dụ: “Quốc hội có
quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái
với hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội” (Khoản 9 Điều 84 Hiến pháp 1992).
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm
quyền chuyên môn ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm
pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp ban hành.
Ví dụ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch
thủy sản, sản phẩm thủy sản sẽ phải căn cứ vào văn bản quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và pháp
lệnh về thú y của Chính phủ.
- Các quy phạm pháp luật hành chính do người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà
nước ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do tập
thể cơ quan đó ban hành. Ví dụ: Thủ tướng khi ban hành quy phạm pháp luật về chế
độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức lãnh đạo chuyên trách tại các hội phải
căn cứ vào quy phạm quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hội của Chính phủ.
- Bảo đảm tính thống nhất giữa các quy phạm pháp luật hành chính do các chủ thể
cùng cấp, cùng địa vị pháp lí ban hành. Cụ thể, các chủ thể ban hành quy phạm pháp
luật hành chính có trách nhiệm kiểm tra và bảo đảm tính thống nhất giữa các quy
phạm pháp luật hành chính hiện hành do mình ban hành; tôn trọng thẩm quyền ban
hành pháp luật của các chủ thể khác ngang cấp, cùng địa vị; bàn bạc, phối hợp với các
chủ thể ngang cấp, cùng địa vị trong công tác ban hành pháp luật, phát hiện và xử lí
các văn bản quy phạm pháp luật sai trái. Ví dụ, Khoản 1 Điều 24 “Nghị định của

Chính phủ số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ” quy định: “Bộ trưởng ... không ban
hành những văn bản trái với quy định của các Bộ trưởng khác”.
- Các quy phạm pháp luật hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ
3
tục và dưới hình thức nhất định do pháp luật quy định.
3. PHÂN BIỆT QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VỚI QUY PHẠM
PHÁP LUẬT HIẾN PHÁP
Vì cùng là quy phạm pháp luật nên quy phạm pháp luật hành chính với quy phạm
pháp luật hiến pháp có những điểm chung như đều mang tính nhà nước, được đảm
bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước; đều là tiêu chuẩn xác định giới hạn, đánh giá
hành vi của con người về tính hợp pháp, đều được thể hiện bằng văn bản qui phạm
pháp luật... Tuy nhiên, quy phạm pháp luật hành chính với quy phạm pháp luật hiến
pháp có những điểm khác nhau cơ bản sau:
3.1. Về đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh
Quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong
lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước. Do đó, phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp
luật hành chính chủ yếu thuộc lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước.
Quy phạm pháp luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và quan
trọng nhất, gắn với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc
phòng – an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước. Phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật Hiến pháp rất rộng, liên
quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và Nhà nước, trong đó có cả lĩnh vực
quản lí hành chính nhà nước. Ví dụ: Hiến pháp quy định về tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước…
Từ đó, ta thấy đối tượng và phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật hiến pháp
rộng hơn đối tượng và phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính.
3.2. Về chủ thể ban hành và hình thức chứa đựng
Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu là các cơ quan hành
chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Ví dụ:

Chính phủ ban hành nghị quyết, nghị định; Thủ tướng ban hành quyết định, chỉ thị; các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư;
UBND ban hành quyết định, chỉ thị. Ngoài ra, chủ thể có thẩm quyền ban hành quy
phạm pháp luật hành chính còn có thể là cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội ban
hành một số luật (Ví dụ: Luật Khiếu nại Tố cáo, Luật Tổ chức Chính phủ...), Ủy ban
thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh (Ví dụ: Pháp lệnh phòng chống lụt bão năm
4
1993); một số lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và một số quy phạm luật hành chính
do Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.
Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hiến pháp chủ yếu là Quốc hội. Ví dụ:
Quốc hội ban hành Luật Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Nghị quyết về nội quy kì
họp Quốc hội… Bên cạnh đó, các quy phạm pháp luật hiến pháp còn được ban hành
bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội; một số văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
và một số nghị quyết do Hội đồng nhân dân ban hành.
Như vậy, chủ thể ban hành và hình thức chứa đựng quy phạm pháp luật hành
chính đa dạng hơn so với quy phạm pháp luật hiến pháp.
3.3. Về số lượng và hiệu lực pháp lý
3.3.1. Về số lượng
Do phạm vi điều chỉnh các quy phạm pháp luật hành chính rất rộng và tính chất
đa dạng về chủ thể ban hành nên các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng rất
lớn. Trong khi đó, các quy phạm pháp luật hiến pháp chỉ quy định những vấn đề
chung nhất, quan trọng nhất và chủ thể ban hành không đa dạng bằng các quy phạm
pháp luật hành chính nên có số lượng ít hơn so với quy phạm pháp luật hành chính.
3.3.2. Về hiệu lực pháp lí
Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp lí khác nhau phụ thuộc vào chủ
thể ban hành và đối tượng điều chỉnh nên có cả các quy phạm có hiệu lực pháp lí trên
phạm vi cả nước và quy phạm có hiệu lực pháp lí trên từng địa phương nhất định.
Thông thường, văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành sẽ có hiệu lực
trên cả nước, các văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành có hiệu lực
trên địa phương đó. Ví dụ, quy phạm pháp luật về khiếu nại có hiệu lực trên cả nước,

còn quy phạm pháp luật về việc nâng lương trước thời hạn với cán bộ, công chức,
viên chức tỉnh Bắc Ninh thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra,
quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp lí khác nhau tùy vào các ngành và
lĩnh vực quản lí cụ thể.
Các quy phạm pháp luật hiến pháp đều có hiệu lực pháp lí như nhau và có hiệu
lực trên phạm vi cả nước.
Như vậy, quy phạm pháp luật hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao hơn và rộng hơn
quy phạm pháp luật hành chính. Quy phạm pháp luật hành chính dù có hiệu lực pháp
5

×