Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI – AN DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.84 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC
BHXH
CNĐKKD
CNV
CCDC
CP
GTGT
KKTX
LNKTTT
LNST
NVL
TK
TSCĐ
TSDH
TSBQ
TNDN
VCSH
VCSHBQ
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:


:
:
:
:
:
:
:
Báo cáo tài chính
Bảo hiểm xã hội
Chứng nhận đăng ký kinh doanh
Công nhân viên
Công cụ dụng cụ
Cổ phần
Giá trị gia tăng
Kê khai thường xuyên
Lợi nhuận kế toán trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Nguyên vật liệu
Tài khoản
Tài sản cố định
Tài sản dài hạn
Tài sản bình quân
Thu nhập doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu bình quân
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đang phải chịu rất
nhiều áp lực và sức ép để có thể bứt phá và kinh doanh hiệu quả. Nền kinh tế Việt
Nam đã có những bước tiến đáng kể chuyển từ nền nông nghiệp lúa nước sang

công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đóng vai trò quan trong trọng việc hình thành các
cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế không thể không kể
đến những đóng góp to lớn của ngành xây dựng. Cùng với sự phát triển của kinh
tế, những công ty xây dựng không ngừng được hình thành để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng, trong đó có Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội -
An Dương. Tuy công ty thành lập chưa lâu nhưng đã đạt được những vị thế nhất
định trên thị trường xây dựng nói riêng và niềm tin của khách hàng nói chung.
Bằng những kiến thức đã tích lũy được trên ghế nhà trường và sự hướng dẫn
nhiệt tình của cô giáo Ths. Đặng Thị Thúy Hằng, trong thời gian thực tập tìm hiểu
thực tế tại Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội - An Dương, em đã tìm hiểu cơ
bản về hoạt động, tổ chức của công ty cũng như công tác tổ chức kế toán – tài
chính tại công ty. Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần như sau:
Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản
lý hoạt động sản xuất – kinh doanh tại Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội -
An Dương
Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty CP Đầu
tư xây dựng Hà Nội - An Dương
Phần III: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công
ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội - An Dương
Tuy nhiên, do khả năng bản thân và thời gian thực tập có hạn, công tác kế
toán của công ty còn nhiều phức tạp nên báo cáo không thể tránh khỏi còn nhiều
sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo và các cán bộ,
công nhân viên của công ty để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI – AN DƯƠNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà
Nội - An Dương

1.1.1. Giới thiệu chung về công ty.
 Tên đầy đủ: Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội - An Dương
 Tên giao dịch quốc tế: ANDUONG – HANOI CONSTRUCTION
INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
 Tên viết tắt: HANIC AN DƯƠNG JSC
 Trụ sở chính: Tòa nhà B4 - 76 An Dương, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ,
Hà Nội, Việt Nam.
 Điện thoại: (84-4 ) - 3.7172603
 Fax: (84.4 ) - 3.7172603
 Website: www.hancicad.com
 Email:
 Giấy CNĐKKD: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng
nhận Đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần lần đầu số 0103022339 ngày 01
tháng 02 năm 2008, thay đổi lần thứ 1 ngày 09 tháng 05 năm 2012 và được
Cục Thuế thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế số
0102640922 ngày 14 tháng 02 năm 2008
 Mã số thuế: 0102640922
 Tài khoản ngân hàng
Bảng 1.1: Ngân hàng nơi mở tài khoản
ST
T
Ngân hàng Số tài khoản Chi nhánh
1 BIDV 21110000260829 Hà Nội
2 BIDV 12210000397339 Hà Thành
3 BIDV 21210000002310 Tây Hồ
4 AgriBank 1483201008054 Thủ Đô
5 SHB 1100069198 Hà Nội
6 ABBank 0331001226688 An Bình
(Nguồn: Bảng cân đối phát sinh)
 Quy mô:

- Vốn điều lệ: 7.000.000.000 đồng (bảy tỷ đồng)
- Tổng số cổ phần: 700.000 cổ phần
- Mệnh giá một cổ phần: 10.000 đồng
 Hội đồng quản trị công ty:
1. Ông Trần Trọng Bình - Chủ tịch
2. Ông Phan Chiến Thắng - Ủy viên
3. Ông Nguyễn Vĩnh Thắng - Ủy viên
4. Bà Nguyễn Thùy Dương - Ủy Viên
 Tổng giám đốc: ông Phan Chiến Thắng – kỹ sư xây dựng
1.1.2. Giai đoạn trước năm 2012
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hà Nội - An Dương (Hancic An Dương)
là Công ty con của Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội (Hancic). Công ty
được kế thừa toàn bộ năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xây lắp của
Công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2008, công ty có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, được mở tài khoản tiền Việt nam đồng và ngoại tệ tại các Ngân hàng
trong nước và nước ngoài theo quy định hiện hành của Nhà nước; Có vốn điều lệ
và chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ bằng số vốn đó; Hạch
toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Thị trường hoạt động SXKD của Công ty bao gồm trong và ngoài nước. Công
ty được liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để mở
rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.
Thời hạn hoạt động của Công ty là 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký
kinh doanh.
Sau khi thành lập, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hà Nội - An Dương đã
tận dụng mọi thời cơ, lợi thế sẵn có, phát huy tối đa nội lực, từng bước ổn định,
phát triển và khẳng định thương hiệu. Tập trung thực hiện chiến lược phát triển cụ
thể trong từng giai đoạn, trong đó luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị thi công, cập
nhật, thực hành những cải tiến, công nghệ mới và phát triển nguồn lực con người.

Công ty đã đầu tư nhiều thiết bị máy móc như cẩu tháp, ô tô, máy xúc, máy ủi và
các thiết bị thi công, đồng thời với việc tuyển dụng nhiều cán bộ kỹ thuật và công
nhân giỏi nghề, thạo việc đã thi công nhiều công trình phức tạp nhóm A và B trên
địa bàn Hà Nội và toàn quốc. Công ty hiện đã có tiềm năng cơ sở vật chất vững
vàng, có đội ngũ CBCNV đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cao, có kinh
nghiệm quản lý và tổ chức thi công những công trình lớn.
1.1.3. Giai đoạn từ năm 2012 đến nay
Sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2009 – 2010, nhiều công ty xây
dựng phá sản do mất khả năng thanh toán, các công trình xây dựng không tiêu thụ
được gây ứ đọng vốn. Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội - An Dương cũng gặp
phải rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế chung bị thay đổi, lợi nhuận giảm
mạnh ở năm 2013, thậm chí phải cắt giảm nhân công lao động. Tuy nhiên, đến
năm 2014, bằng sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, tình hình tài chính và kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty đã bắt đầu khởi sắc. Những sự án còn dở
dang cuối năm 2013 bắt đầu cho thu về vốn. Công ty đã có những bước tiến đáng
kể, cụ thể là:
- Duy trì và phát huy những lợi thế sãn có về vốn về thương hiệu, thế mạnh về
tài nguyên đất đai của công ty, nâng cao năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh trên
thị trường, chủ động hội nhập kinh tế khư vực và quốc tế, mở rộng thị trường, chủ
động khai thác mở rộng thêm thị trường mới, như thị trường Lào, Cawmphuchia và
Mianma
- Tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Công ty đã đề ra cả
trong ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo kinh doanh lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp
luật. Đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, nâng cao
năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ.
- Tăng cường liên doanh, liên kết, giữ vững và từng bước mở rộng thị phần,
địa bàn hoạt động. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị thi công hiện đại; ứng dụng một số
mô hình quản lý tiên tiến như: ISO online (quản lý chất lượng qua mạng internet),
mô hình 5S (nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng).
- Chủ động bảo toàn và phát triển nguồn vốn, thực hiện lợi nhuận trên vốn từ

12% trở lên.
- Đẩy mạnh thực hiện thu hút nhân tài, đào tạo, phát triển, trẻ hoá nguồn nhân
lực. Chú trọng phát triển con người mới, có kiến thức về kinh tế, thị trường, quản
lý kinh doanh, pháp luật, có đủ khả năng thực thi nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu
dài. Xây dựng vững mạnh đội ngũ cán bộ nòng cốt trong quản lý và đội ngũ công
nhân có tay nghề cao, có tâm huyết, trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp để thực
thi nhiệm vụ, sản xuất đạt hiệu quả, đảm bảo kỹ, mỹ thuật, chất lượng công trình.
- Thường xuyên chăm lo cải thiện môi trường làm việc, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần và thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động. Đảm
bảo mức thu nhập bình quân từ 5,5 triệu đồng/người/tháng trở lên.
1.1.4. Những thành tựu cơ bản của Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội - An
Dương
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bộ máy lãnh đạo và công nhân viên,
Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội - An Dương đã hoàn thành rất nhiều sản
phẩm, công trình góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, tạo nơi an cư cho người dân. Các công trình điển hình mà công ty đã hoàn
thành là: Công trình Viện Y Học Biển Việt Nam, Công trình Nhà Điều hành 9 tầng
công ty than Thống Nhất, Công trình nhà ở tái định cư 17 tầng B10A Nam Trung
Yờn, Chung c 149 Minh Khai, Siờu th ch tú, Cụng ty Than giỏp khu Qung
Ninh, ng s 4 khu ụ th Tõy H Tõy, ng trỏnh Long An
1.2. c im kinh doanh v t chc sn xut kinh doanh
1.2.1. Nhim v, chc nng ca cụng ty
Nhim v:
- Xõy dng, t chc thc hin cỏc mc tiờu, k hoch khụng ngng tng
doanh thu, li nhun
- S dng ngun vn cú hiu qu, u t ỳng mc ớch.
- Khụng ngng n lc gim giỏ thnh, tng tớnh cnh tranh ca sn
phm, bờn cnh ú tip tc nõng cao cht lng sn phm
- Duy trỡ th trng trong nc, tip tc nghiờn cu, phỏt trin th trng
sang cỏc nc bn.

- Tuõn th cỏc chớnh sỏch, ch phỏp lut ca nh nc v qun lý quỏ
trỡnh thc hin sn xut v tuõn th cỏc iu khon trờn hp ng gia
cỏc i tỏc trong v ngoi nc.
Chc nng:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật,
công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình điện công nghiệp, điện dân dụng;
- San lấp, phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt hệ thống cấp thoát nớc, hoàn
thiện công trình xây dựng;
- Lắp đặt hệ thống điện bao gồm: Đờng dây trạm biến áp đến 110KV; đờng
cáp ngầm có điện áp đến 110KV; Trạm biến áp có dung lợng đến 2500KVA;
Tổ máy phát điện đến 2000KVA; Trạm thuỷ điện đến 10MW; Các công trình
điện chiếu sáng, điện động lực phục vụ cho công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi;
- Lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu t xây dựng. Làm t vấn cho các chủ
đầu t trong nớc, nớc ngoài về lĩnh vực lập và tổ chức thực hiện dự án đầu t:
Nhà ở, các khu đô thị, các khu công nghiệp. Quản lý và tổ chức kinh doanh
khai thác dịch vụ khu đô thị, khu công nghiệp;
- Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp;
- Thiết kế kiến trúc công trình;
- Giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng, công nghiệp;
- Giám sát xây dựng công trình giao thông;
- Cho thuê máy móc, thiết bị; cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình;
- Cho thuê xe có động cơ;
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác bao gồm: máy móc,
thiết bị xây dựng; máy móc, thiết bị văn phòng;
- Khai thác và kinh doanh đá, cát, sỏi;
- Kinh doanh thiết bị điện;
- Sửa chữa, bảo dỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị;
- Khai thác, chế biến khoáng sản, lâm thổ sản và các sản phẩm nông nghiệp;
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch, ăn uống giải khát, thể dục thể thao-
vui chơi giải trí (không bao gồm vũ trờng, quán bar, karaoke);

- Xuất nhập khẩu các sản phẩm, mặt hàng của Công ty kinh doanh.
1.2.2. c im hot ng sn xut kinh doanh
Lnh vc kinh doanh:
Cụng ty CP u t xõy dng H Ni - An Dng tuy kinh doanh nhiu ngh,
lnh vc kinh doanh a dng, phong phỳ nhng ch yu l liờn quan n ngnh xõy
dng. õy l ngnh ngh ũi hi vn u t ln, thi gian xõy dng kộo di, t vi
thỏng cho n hng nm, do ú gõy ng vn cho doanh nghip. Khụng nhng
th, lnh vc xõy dng ũi hi nhiu lao ng, ch yu l lao ng thi v, cỏc
cụng trỡnh xõy dng ri rỏc trờn khp t nc. Nhng lao ng ny bờn cnh sc
khe ỏp ng c khi lng cụng vic tng i ln cũn cn cú mt s trỡnh
nht nh m bo nhng yờu cu k thut ca cụng trỡnh.
c im v sn phm kinh doanh:
T nhng c im chung ca ngnh xõy dng, ta cú th thy sn phm xõy
dng l nhng cụng trỡnh kin trỳc cú giỏ tr rt ln, thi gian s dng lõu di, cú
ũi hi yờu cu k thut cao vỡ nh hng trc tip n ngi s dng. Khụng
dng li giỏ tr s dng n thun, nhng cụng trỡnh ny cũn mang giỏ tr tinh
thn, nh hng n quy hoch tng th chung ca thnh ph, th hin t duy v
tớnh cỏch ca ngi s dng.
C s vt cht k thut:
- Trụ sở chính công ty đặt tại Tòa nhà B4 - 76 An Dương, Phường Yên Phụ,
Quận Tây Hồ, Hà Nội với diện tích sử dụng lên tới 3000 m2.
- Trang thiết bị: các phòng ban được trang bị hệ thống máy tính, máy in, điều
hòa… đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân viên. Hệ thống máy tính
được kết nối mạng internet giúp việc trao đổi thông tin giữa các phòng ban
diễn ra nhanh chóng.
- Bên cạnh đó, công ty quản lý những thiết bị sau:
Bảng 1.2: Danh mục các thiết bị được công ty quản lý
TT Tên thiết bị
Nước
sản

xuất
Công
suất
động cơ
Thông số kỹ
thuật chính
Số lượng
1
Máy đóng cọc nhồi HITACHI
KH125-3
Nhật 150 CV
D =1,7 m
H=55 m
1
2 Dàn máy đóng cọc KOBELCO Nhật 180 CV 5 T 1
3 Búa đóng cọc DIESEL HITACHI Nhật 4,5 T 2
4 Máy ép cọc VN 100KW 80-180T 2
5 Máy trộn bê tông 8
Loại 250l TQ 2,8 KW 250 L 6
Loại 350l VN 4,5 KW 300 L 2
6 Máy hàn điện VN 24 KVA 3
7 Máy đầm dùi TQ 1,1 KW
φ35. 4m/6m
8
8 Hệ thống dàn giáo Minh Khai VN 4000 bé
9 Hệ thống cốt pha ép định hình VN 14000
m2
10 Máy phát điện Đức 100KV
A
5

11 Máy uốn sắt Nhật D6-D40 9
12 Máy cắt sắt Nhật D6-D40 9
13 Máy trộn vữa VN 2,8KW 3
14 Máy khoan điện Đức 6
15 Máy bắt vít Đức 10
16 Máy khoan cắt Nhật 2,5KW 5
17 Máy ép cốt thủy lực Nhật 5
18 Máy bơm nước Nhật 30KW 54m3/h 2
19 Máy toàn đạc Nhật 1
20 Máy kinh vĩ Nhật 3
21 Máy thủy chuẩn Na 820, 824 Nhật 3
1.2.3. Đặc điểm quy trình sản xuất – kinh doanh
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ đấu thầu
Bàn giao công trìnhHoàn thànhThi công Khởi công
Triển khai thi công
Trúng thầu
Dự thầu công trình
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh
Công ty có bộ máy quản lý tổ chức chặt chẽ, phù hợp với loại hình công ty và
quy mô sản xuất – kinh doanh, cụ thể như sau:
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội -
An Dương
1.3.2. Chức năng của các phòng ban
- Ban kiểm soát: giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí Ban Tổng
Giám đốc theo đúng các qui định trong Điều lệ Công ty, các Nghị quyết,
Quyết định của Hội đồng quản trị
- Hội đồng quản trị: giám sát Giám đốc điều hành và các bộ phận quản lý
khác; quyết định kế hoạch sản xuất – kinh doanh hàng năm của công ty,
quyết định cơ cấu tổ chức của công ty, lựa chọn công ty kiểm toán cho công

ty, quyết định một số các hoạt động kinh tế của công ty, thảo luận và thông
qua báo cáo tài chính được kiểm toán hàng năm, kế hoạch phát triển ngắn
hạn và dài hạn của công ty.
BAN
KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
BAN VẬT
TƯ TBị
P. KẾ HOẠCH KỸ
THUẬT
PHÒNG TÀI CHÍNH
- KẾ TOÁN
PHÒNG TỔ CHỨC -
HÀNH CHÍNH
CÁC ĐỘI THI CÔNG
XÂY LẮP CÔNG TRÌNH
CÁC BAN ĐIỀU HÀNH
DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH
CÁC TỔ SẢN XUẤT
- Ban Giám đốc: chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quản lý tổ chức
thực hiện nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh, phát triển mạng lưới kinh doanh,
trực tiếp chỉ đạo các công tác xây dựng cơ bản, tổ chức lao động, kinh tế.
- Phòng Tổ chức – hành chính: Chịu trách nhiệm giúp Giám đốc quản lý các
lĩnh vực công tác văn thư, lưu trữ, sắp xếp, bố trí nhân sự hợp lý cho các
phòng ban, giám sát tình hình thực hiện các nội quy, điều lệ của công ty.
- Phòng Tài chính – Kế toán: Có nhiệm vụ lập kế hoạch thu – chi tài chính, sử
dụng và quản lý hiệu quả cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh, tính giá thành các
công trình, sản phẩm (nếu có), xác định kết quả kinh doanh và thực hiện thu
– chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất – kinh

doanh.
- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Tìm kiếm đấu thầu các công trình mới, theo dõi,
kiểm tra giám sát các công trình đang thi công, kiểm tra hồ sơ chất lượng,
quy trình sản xuất kinh doanh của công trình.
- Phòng vật tư – thiết bị: Theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn vật tư, so sánh
với định mức dự trữ để báo cho các bộ phận liên quan, duy trì điều kiện bảo
quản hàng hóa, vật tư, tránh thất thoát cho công ty.
- Các ban điều hành dự án, công trình: Giám sát tình hình, tiến độ thực hiện
công trình, tránh tình trạng sai kỹ thuật hoặc quá hạn giao công trình cho
khách hàng.
- Các tổ, đội: trực tiếp tham gia xây dựng công trình
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
1.4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty.
1.4.1.1. Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của công ty
Để đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của công ty, ta sử dụng bảng
sau:
Bảng 1.3 Đánh giá tình hình huy động vốn của công ty
STT Chi tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tổng nguồn vốn (đồng) 46.898.820.32 65.740.906.922 59.915.710.007
9
2 Tổng Nợ phải trả (đồng)
40.682.111.07
5
59.409.131.945 53.459.582.376
3 Vốn chủ sở hữu (đồng) 6.216.709.254 6.331.774.977 6.456.127.631
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Dựa vào bảng trên ta thấy nguồn vốn của công ty tăng mạnh ở năm 2012
nhưng lại giảm tương đối nhiều ở năm 2013. Đây là ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế những năm 2009-2010 ảnh hưởng trực tiếp đến ngành xây dựng. Bên cạnh
đó, công ty ngày càng có xu hướng sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động sản

xuất – kinh doanh. Cụ thể, nợ phải trả tăng gần 19 tỷ đồng ứng với tốc độ tăng gần
50% so với năm 2011. Tuy sang đến năm 2013, nợ phải trả giảm gần 6 tỷ đồng
nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Điều này tuy làm doanh
nghiệp sử dụng tối đa tác dụng của “lá chắn thuế” nhưng khả năng độc lập tài
chính của doanh nghiệp thấp, có khả năng dẫn đến mất khả năng thanh toán nếu
các khoản nợ đến hạn dồn dập.
1.4.1.2. Đánh giá khái quát khả năng thanh toán của công ty
Để đánh giá khả năng thanh toán của công ty, ta dựa vào bảng phân tích sau:
Bảng 1.4: Đánh giá khái quát khả năng thanh toán của công ty
Chỉ tiêu Công thức
tính
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Chênh lệch
năm 2012 so
với 2011
Chênh lệch
năm 2013 so
với 2012
+/- % +/- %
1. Hệ số thanh
toán tổng quát
(lần)
1,153 1,106 1,12 -0,047 - 4 0,014 1,3
2.Hệ số thanh
toán tức thời

(lần)
0,125 0,14 0,1 0,015 12 -0,04 -28,57
Dựa vào bảng trên ta thấy, hệ số thanh toán tổng quát của công ty giảm nhẹ
0,047 lần ứng với tốc độ giảm 4% ở năm 2012. Sang năm 2012, hệ số này đã có
dấu hiệu khởi sắc khi tăng nhẹ 0,014 lần ứng với tốc độ tăng 1,3 %. Nguyên nhân
là do doanh nghiệp sử dụng cơ cấu nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn, điều này đè nặng
lên khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán tổng quát chỉ hơn 1
cho thấy tình trạng thanh toán của doanh nghiệp không tốt. Bên cạnh đó hệ số
thanh toán tức thời tăng tương đối mạnh 0,015 lần ứng với tốc độ tăng 12% ở năm
2012 nhưng sang năm 2013, chỉ tiêu này lại giảm nghiêm trọng, tốc độ giảm lên tới
gần 30%. Như vậy, doanh nghiệp cần tích cực trích chữ tiền và các khoản tương
đương tiền để tăng hệ số thanh toán tức thời, bên cạnh đó giảm việc sử dụng quá
nhiều nợ để đầu tư giúp cải thiện tình hình thanh toán của doanh nghiệp.
1.4.2. Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty.
Bảng 1.5: Bảng đánh giá kết quả kinh doanh của công ty năm 2011 – 2013
ST Chi tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch
năm 2012 so với
Chênh lệch năm
2013 so với năm
T 2011 2012 2013
năm 2011 2012
± % ± %
1
Tổng Doanh thu
(trđ)
46.014
65.36
8
37.415
19.354 42,06 -27.954 -42,77

2 Tổng chi phí (trđ) 45.114
64.43
3
37.290
19.319 42,82 -27.143 -42,13
3
Lợi nhuận sau
thuế (trđ)
899,46 934,6 125
35,14 3,9 -809,6 -86.62
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Dựa vào bảng trên ta thấy, lợi nhuận của công ty có tăng ở năm 2012 nhưng
sụt giảm nghiêm trọng ở năm 2013, giảm tới hơn 800 triệu đồng tương ứng tốc độ
giảm 86,62% trong khi đó lợi nhuận của năm 2012 chỉ tăng nhẹ 3,9 % so với năm
2011. Bên cạnh đó, chi phí cuẩ công ty liên tục tăng nhanh cho thấy công ty kiểm
soát chi phí chưa thực sự tốt, còn tồn tại tình trạng thất thoát chi phí hoặc sử dụng
chi phí chưa thực sự hiệu quả. Ngoài ra, do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh, các
công trình xây dựng lâu dẫn đến sự mất giá của đồng tiền, chi phí trực tiếp sản xuất
không ngừng tăng cao cũng là nguyên nhân gây nên sự tăng lên của chi phí. Tóm
lại, công ty cần có những biện pháp giúp tăng doanh thu, giảm chi phí để cải thiện
tình hình sản xuất – kinh doanh như rút ngắn thời gian xây dựng công trình, giám
sát chặt chẽ quá trình sử dụng chi phí, tránh lãng phí.
PHẦN II
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI – AN DƯƠNG
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán
Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội - An
Dương gồm 6 thành viên, được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội -

An Dương
2.1.2. Cơ cấu bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: phụ trách toàn bộ các công tác tài chính kế toán của công
ty, tổ chức sát hạch kế toán từ công ty đến các đội, phản ánh kịp thời
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Thủ quỹ
Kế toán
tổng hợp
TSCĐ và
công nợ
phải thu
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
vật tư và
công nợ
phải trả
Kế toán
tiền
lương và
BHXH
mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong kỳ. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, kế
toán trưởng công ty và giám đốc công ty về tình hình chính xác – tính pháp lý
trong lĩnh vực tài chính của đơn vị.
- Kế toán tiền lương và BHXH: chịu trách nhiệm tiền lương, bảo hiểm xã
hội, kinh phí công đoàn. Sau đó phân bổ quỹ tiền lương vào các đối tượng liên
quan.
- Kế toán vật tư và công nợ phải trả:
• Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư trong công ty, cuối kì lập báo cáo có liên

quan.
• Theo dõi các khoản công nợ phải trả theo đúng quy định chế tài chính và
quy định chế tài về phân cấp quản lý tài chính của công ty.
- Kế toán thanh toán: kiểm tra việc thanh toán tạm ứng và các khoản công nợ
cá nhân. Đồng thời chuyển toàn bộ các chứng từ thanh toán về kế toán nhật ký chung
ghi sổ.
- Kế toán tổng hợp TSCĐ và công nợ phải thu:
• Ghi chép cập nhật chứng từ hàng ngày
• Tổ chức dữ liệu và kiểm soát chứng từ trước khi ghi sổ kế toán các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh thuộc văn phòng công ty.
• Tổ chức thiết lập hệ thống sổ sách, tài liệu theo dõi tài sản cố định, công cụ
dụng cụ của công ty. Tính khấu hao và phân bổ theo đúng quy định hiện
hành
• Tính toán, theo dõi các khoản công nợ phải thu theo đúng quy chế tài chính
và quy định về phân cấp quản lý tài chính của công ty. Cuối ky lập báo báo
quyết toán toàn bộ công ty và các báo cao có liên quan
- Thủ quỹ: Tuân thủ các quy định hiện hành về công tác quản lý, cấp phát
chi tiêu quỹ tiền mặt.
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội - An
Dương
2.1.1. Các chính sách kế toán chung
* Chế độ kế toán áp dụng: Hiện nay công ty áp dụng theo Quyết định số
15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài
chính.
* Niên độ kế toán: bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương
lịch.
* Hình thức kế toán áp dụng: nhật ký chung.
* Kỳ kế toán: 1 tháng, cuối tháng tiến hành khóa sổ 1 lần
* Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán: Việt Nam đồng
* Chính sách kế toán áp dụng đối với hàng tồn kho: hàng tồn kho được

hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
* Phương pháp tính giá hàng xuất kho: tính theo phương pháp bình quân
gia quyền
* Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao đường thẳng tính theo phương
pháp làm tròn ngày.
* Phương pháp hạch toán thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
* Nguyên tắc xác định các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển: các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá giao dịch tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại
thời điểm cuối kỳ kế toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được
quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước
công bố. Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ được kết chuyển vào doanh thu tài
chính hoặc chi phí tài chính.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Công ty áp dụng chứng từ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC,
mọi nghiệp vụ phát sinh đều được phản ánh vào chứng từ kế toán. Đây là khâu
hạch toán ban đầu, là cơ sở pháp lý để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Trong quá trình sản xuất – kinh doanh, công ty sử dụng những loại chứng từ
sau:
 Chỉ tiêu lao động tiền lương:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Giấy đi đường
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
 Chỉ tiêu hàng tồn kho:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa
- Bảng kê mua hàng
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
 Chỉ tiêu tiền tệ
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Giấy đề nghị thanh toán
- Biên lai thu tiền
- Bảng kiểm kê quỹ
 Chỉ tiêu tài sản cố định
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản kiểm kê TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Ngoài ra, công ty còn sử dụng các chứng từ được ban hành theo các văn bản
pháp luật khác:
- Giấy chứng nhận nghỉ ổm hưởng BHXH
- Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản
- Hóa đơn Giá trị gia tăng
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Trình tự luân chuyển chứng từ: Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp
lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của công
ty. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và
xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế
toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám
đốc doanh nghiệp ký duyệt;
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán được bảo quản đầy đủ, an toàn trong thời gian quy định của
luật kế toán. Sau khi hết thời hạn lưu trữ theo quy định đối với từng loại chứng từ,
chứng từ sẽ được hủy.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Những tài khoản tổng hợp được công ty áp dụng theo hệ thống tài khoản kế
toán thống nhất theo QĐ 15/QĐ – BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/ 03/
2006.
Những tài khoản chi tiết được công ty sử dụng trong hạch toán được quy định
phù hợp phục vụ cho công tác hạch toán kế toán của công ty mà vẫn đảm bảo tuân
thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành, cụ thể:
- TK nhóm 1 chủ yếu: TK 111, TK 112, TK 131, TK 133, TK 136, TK 138, TK
141, TK 142, TK 144, TK 152, TK 153,TK 154.
+ TK 1413: Tạm ứng công trình (khoán);
+ TK 1418: Tạm ứng cá nhân được mở chi tiết cho từng đối tượng tạm ứng và
được mở tùy yêu cầu tạm ứng của từng đối tượng
- TK nhóm 2: TK 211, TK 213, TK 214, TK 242
- TK nhóm 3: TK 311, TK 331, TK 333, TK 334, TK 335, TK 336, TK 338, TK
341, TK 353.
- TK nhóm 4 : TK 411, TK 421.
- TK nhóm 5: TK 511, TK 515.
- TK nhóm 6: TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 632, TK 635, TK 642.
- TK nhóm 7: TK 711.
- TK nhóm 8: TK 811, TK 821.
- TK nhóm 9: TK 911.
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.

Công ty áp dụng ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung, hệ thống sổ sách bao
gồm:
 Sổ tổng hợp:
- Nhật ký chung
- Sổ cái
 Sổ chi tiết:
- Bảng cân đối số phát sinh
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ tiền gửi ngân hàng
- Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
- Thẻ kho
- Sổ TSCĐ
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán
- Sổ chi tiết bán hàng
- Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
- Sổ theo dõi thuế GTGT

×