Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Những thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã hội của dân cư xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương dưới tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất16292820150227

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 184 trang )



1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN





BÙI LAN CHI




NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI
CỦA DÂN CƢ XÃ CẨM ĐIỀN, HUYỆN CẨM GIÀNG,
TỈNH HẢI DƢƠNG DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP








LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành Việt Nam học









Hà Nội-2012



2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN





BÙI LAN CHI



NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI

CỦA DÂN CƢ XÃ CẨM ĐIỀN, HUYỆN CẨM GIÀNG,
TỈNH HẢI DƢƠNG DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 603160




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Trƣơng Quang Hải




Hà Nội-2012



3

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sĩ: “Những thay đổi về kinh tế, văn hóa
và xã hội của dân cư xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương dưới tác
động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển các khu công

nghiệp” là công trình nghiên cứu thực sự của tôi, do tôi viết và chƣa công bố. Tôi
xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2012
Học viên
Bùi Lan Chi




4

Lời cảm ơn
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Việt Nam học và
Khoa học phát triển, các thầy cô tham gia giảng dạy chƣơng trình cao học Việt Nam
học, các anh chị phòng Đào tạo, phòng Khoa học, phòng Hành chính đã tận tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành chƣơng trình cao học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự kính trọng sâu sắc nhất đến
GS.TS Trƣơng Quang Hải. Thầy đã dành nhiều thời gian để hƣớng dẫn tận tình, chỉ
bảo những vấn đề mấu chốt và đƣa ra nhiều lời nhận xét, góp ý sâu sắc trong suốt
thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác, các chú, các anh chị làm việc
tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Giàng. Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn tới bác Lê Huy
Kiên - Chủ tịch xã Cẩm Điền, anh Lê Huy Đoàn – Phòng Địa Chính, cô Lê Thị Lan
– Văn phòng Ủy ban đã nhiệt tình hƣớng dẫn, cung cấp tài liệu về xã và các hộ gia
đình. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các bác Nguyễn Huy Nghĩa – trƣởng thôn
Hoàng Xá, bác Phạm Văn Lừng – trƣởng thôn Hòa Tô, bác Nguyễn Huy Kển –
trƣởng thôn Mậu Tài đã cùng tôi đi phỏng vấn từng hộ gia đình. Tôi xin cảm ơn các
hộ gia đình ở ba thôn Hoàng Xá, Hòa Tô và Mậu Tài đã nhiệt tình giúp đỡ và cung
cấp thông tin cho tôi trong suốt thời gian thực địa tại xã.
Tôi xin cảm ơn bạn Nguyễn Tiến Dũng – Cán bộ Sở Tài nguyên và Môi

trƣờng đã bỏ thời gian và công sức giúp tôi tìm kiếm tài liệu. Tôi cũng xin cảm ơn
anh Bùi Quang Hậu – trƣởng Ban quản lý Khu công nghiệp Phúc Điền đã nhiệt tình
hƣớng dẫn, cung cấp thông tin, số liệu về các khu công nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình của tôi đã
luôn động viên, chăm sóc, giúp đỡ về mặt vật chất cũng nhƣ tinh thần cho tôi trong
cả quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …. tháng … năm 2012
Học viên
Bùi Lan Chi



1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
7. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP Ở XÃ CẨM ĐIỀN
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho xây dựng
các khu công nghiệp

1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, cụm công nghiệp
1.1.2. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình xây dựng
và phát triển các KCN
1.2. Thực trạng quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát
triển các khu công nghiệp ở xã Cẩm Điền giai đoạn 2001-2012
1.2.1. Giới thiệu chung về xã Cẩm Điền
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội
1.2.2. Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ cho các
khu công nghiệp ở xã Cẩm Điền
8
8
9
9
14
15
16
19


20

20

20

23



27
27
29

31

33


2

1.2.2.1. Các đợt thu hồi đất
1.2.2.2. Các KCN trên địa bàn xã Cẩm Điền
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 2: NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ
HỘI Ở XÃ CẨM ĐIỀN DO CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. Sự chuyển dịch về diện tích, cơ cấu các loại đất
2.1.1. Phạm vi toàn xã
2.1.2. Phạm vi các hộ điều tra
2.2. Sự chuyển dịch về việc làm
2.3. Thay đổi mô hình sinh kế
2.4. Sự chuyển dịch về thu nhập
2.4.1. Các nguồn thu nhập
2.4.1.1. Thu nhập từ tiền đền bù và sử dụng tiền đền bù
2.4.1.2. Thu nhập từ các ngành nghề
2.4.2. Các mức thu nhập
2.5. Tiết kiệm và vay vốn

2.6. Sự chuyển dịch về vật chất, cơ sở hạ tầng
2.6.1. Cơ sở vật chất của hộ
2.6.1.1. Nhà ở
2.6.1.2. Tài sản có giá trị trong hộ
2.6.2. Cơ sở hạ tầng ở địa phƣơng
2.7. Sự thay đổi về chất lƣợng cuộc sống
2.8. Sự thay đổi về văn hóa, lối sống và các mối quan hệ xã hội
2.8.1. Thay đổi trong mối quan hệ trong gia đình và cộng đồng dân cƣ
2.8.2. Thay đổi trong đời sống văn hóa tinh thần
2.8.3. Thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
2.8.4. Sự chuyển biến về lối sống và phong tục
2.8.5. Sự chuyển biến về tôn giáo, tín ngƣỡng
33
37
38


40
40
40
42
44
51
54
54
54
58
63
68
70

70
70
72
75
76
78
78
80
84
85
86


3

2.8.6. Sự chuyển biến về an ninh trật tự tại địa phƣơng
Tiểu kết chƣơng 2
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO
ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN XÃ CẨM ĐIỀN SAU CHUYỂN ĐỔI
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ PHỤC VỤ XÂY DỰNG CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP
3.1. Cơ sở đề ra giải pháp
3.1.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sinh kế của hộ
dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng các KCN
3.1.1.1.Điểm mạnh
3.1.1.2. Điểm yếu
3.1.1.3. Cơ hội
3.1.1.4. Thách thức
3.1.2. Hạn chế, yếu kém của các hộ điều tra
3.1.2.1. Độ tuổi của chủ hộ

3.1.2.2. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lao động
3.1.3. Cảm nhận và mong muốn của các hộ điều tra về cuộc sống
sau khi bị thu hồi đất
3.1.3.1. Cảm nhận về cuộc sống sau khi bị thu hồi đất
3.1.3.2. Mức độ hài lòng của các hộ điều tra về việc chuyển
dịch mục đích sử dụng đất nông nghiệp
3.1.3.3. Mong muốn của các hộ điều tra sau chuyển đổi mục
đích sử dụng đất
3.2. Các biện pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống hộ nông dân
sau thu hồi đất nông nghiệp
3.2.1. Biện pháp chính sách
3.2.2. Biện pháp giáo dục
3.2.3. Biện pháp kinh tế
3.2.3.1. Về toàn bộ nền kinh tế
86
88



90
90

90
90
90
91
91
94
94
94


99
99

103

108

109
109
112
113
113


4

3.2.3.2. Về ngành sản xuất nông nghiệp
3.2.3.3. Về sản xuất phi nông nghiệp
3.2.4. Biện pháp với những đối tƣợng đặc biệt
3.2.4.1. Đối với các hộ gia đình có thu nhập giảm so với trước
thu hồi đất
3.2.4.2. Đối với những lao động từ 35 tuổi trở lên, người ngoài
độ tuổi lao động bị thu hồi đất, người bị thất nghiệp sau thu hồi đất
3.2.5. Biện pháp quản lý
3.2.6. Biện pháp về văn hóa, nhân văn
Tiểu kết chƣơng 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG
PHỤ LỤC

114
114
115

115

115
116
116
117
119
119
123





5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



CNH
Công nghiệp hóa
HĐH

Hiện đại hóa
KCN
Khu công nghiệp
KCX
Khu chế xuất
SL
Số lƣợng
SH
Số hộ
STH
Sau thu hồi
TL
Tỷ lệ
TTH
Trƣớc thu hồi
THĐ
Thu hồi đất
đ.v
Đơn vị
NXB
Nhà xuất bản


6

DANH MỤC BẢNG


Bảng


Tiêu đề

Trang
Bảng 1.1
Tình hình sử dụng đất đai ở xã Cẩm Điền giai đoạn từ
2002 đến 2012
32
Bảng 1.2
Thống kê diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn xã
Cẩm Điền giai đoạn 2003 – 2008
33
Bảng 1.3
Thống kê số lƣợt hộ gia đình Cẩm Điền bị thu hồi đất năm
2003, 2005 và 2008
35
Bảng 1.4
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Cẩm Điền đã bàn giao
cho các khu công nghiệp
37

Bảng 2.1
Các mô hình sinh kế của hộ điều tra năm 2012
52
Bảng 2.2
Mục đích sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra
56
Bảng 2.3
Biến đổi thu nhập bình quân/tháng/hộ ở các hộ điều tra chia
theo các mức
65

Bảng 2.4
Mức chuẩn hộ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
66
Bảng 2.5
Tình hình vay vốn của các hộ điều tra sau thu hồi đất nông nghiệp
69
Bảng 2.6
Thay đổi tài sản trong gia đình ở các hộ điều tra từ 2002 đến 2012
74
Bảng 2.7
Nhu cầu giải trí của các hộ gia đình đƣợc điều tra 2012
83
Bảng 2.8
Thống kê vụ việc an ninh trật tự tại xã Cẩm Điền từ 2004 – 2011
87
Bảng 3.1
Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) ở
các hộ điều tra sau chuyển đổi mục đích sử dụng đất
93
Bảng 3.2
Thống kê độ tuổi của chủ hộ khi bị thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp
94
Bảng 3.3
Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của công nhân
làm việc trong các KCN ở Cẩm Điền (thuộc các hộ điều tra)
97
Bảng 3.4
Thống kê số lƣợng lao động đƣợc đào tạo lại và không đƣợc đào
tạo lại tại các doanh nghiệp trong các KCN ở các hộ điều tra

99
Bảng 3.5
Cảm nhận về cuộc sống sau khi bị thu hồi đất của các hộ điều tra
102
Bảng 3.6
Mức độ hài lòng của các hộ điều tra về quá trình thu hồi đất
103
Bảng 3.7
Mong muốn của các hộ điều tra sau chuyển đổi mục đích sử
dụng đất
108


7


DANH MỤC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang
Hình 1.1
Bản đồ vị trí xã Cẩm Điền trong huyện Cẩm Giàng
28
Hình 1.2
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Cẩm Điền 2010
30
Hình 1.3

Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ở xã Cẩm Điền
tính theo cơ cấu các thôn năm 2003
34

Hình 1.4
Cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại Cẩm Điền đã
bàn giao cho các khu công nghiệp
38

Hình 2.1
Cơ cấu sử dụng đất ở xã Cẩm Điền giai đoạn 2002-2011
41
Hình 2.2
Biến động bình quân diện tích đất nông nghiệp/ngƣời qua
các năm 2002, 2003 và 2008 ở Cẩm Điền
42

Hình 2.3
Biến đổi diện tích đất nông nghiệp ở các hộ điều tra (2002-
2012)
42

Hình 2.4
Thay đổi bình quân diện tích đất sản xuất nông
nghiệp/hộ/lao động/nhân khẩu ở các hộ điều tra
43

Hình 2.5
Biến động cơ cấu ngành nghề của các hộ điều tra giai đoạn
2002 – 2012

45

Hình 2.6
Tình hình biến động việc làm ở các hộ điều tra trƣớc và
sau thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các KCN
46

Hình 2.7
Biến đổi thu nhập bình quân ở các hộ điều tra trƣớc và sau
khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất
60

Hình 2.8
Biến động thu nhập của các hộ điều tra sau chuyển đổi
mục đích sử dụng đất
64

Hình 2.9
So sánh biến đổi kiến trúc nhà ở các hộ điều tra giai đoạn
2002 – 2012
71

Hình 3.1
Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lao động ở các
nhóm hộ điều tra
95



DANH MỤC HỘP


Hộp số
Trang
Hộp 2.1
50
Hộp 3.1
106
Hộp 3.2
106
Hộp 3.3.
106
Hộp 3.4
107


8

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình CNH-HĐH đất nƣớc đã kéo theo sự phát triển không ngừng của
các KCN trong cả nƣớc. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để xây
dựng và phát triển các KCN đang ngày càng tác động sâu sắc đến nông thôn, nông
nghiệp và nông dân. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 70,4% dân số là nông dân [86].
Vì vậy, song song với việc đẩy mạnh CNH-HĐH, vấn đề phát triển nông thôn ở
nƣớc ta cũng luôn đƣợc các cấp, các ngành quan tâm.
Từ năm 1986, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Nhà nƣớc, quá trình CNH-
HĐH ở nƣớc ta đƣợc thúc đẩy nhanh chóng. Quá trình này đã kéo theo sự phát triển
mạnh mẽ của hệ thống các KCN, KCX, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao. Tuy
nhiên, để có đƣợc mạng lƣới của hệ thống các KCN, KCX, cụm công nghiệp và khu
công nghệ cao trên cả nƣớc nhƣ hiện nay, chúng ta đã phải thực hiện quá trình

chuyển đổi mục đích sử dụng đất. “Để đạt đƣợc mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở
thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, hơn 10 năm qua, cả nƣớc đã dành
khoảng 50.000ha đất trồng lúa do chuyển đổi mục đích sử dụng sang làm các khu
công nghiệp, khu đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi” [71]. Việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng và phát triển các KCN đang tác động
trực tiếp đến sự phát triển của nông nghiệp, bộ mặt nông thôn và chất lƣợng cuộc
sống của nông dân: gia tăng tỷ lệ ngƣời thất nghiệp và thiếu việc làm, suy giảm chất
lƣợng cuộc sống ở những hộ bị thu hồi đất, mất ổn định về an ninh trật tự xã hội,…
Cùng với xu hƣớng chung của cả nƣớc, từ năm 2003 đến nay, xã Cẩm Điền,
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng đã có 3 đợt thu hồi đất với hơn 170 ha diện tích
đất nông nghiệp đƣợc chuyển đổi sang mục đích xây dựng các KCN Phúc Điền,
Cẩm Điền – Lƣơng Điền. Sau những đợt thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các
KCN và một số công trình khác, hoạt động nông nghiệp, bộ mặt nông thôn và cuộc
sống của ngƣời nông dân Cẩm Điền đã và đang có nhiều đổi thay. Sự phát triển của
các KCN trên địa bàn xã cùng những yếu tố cơ bản nhƣ: cơ sở hạ tầng, dân số, môi
trƣờng giao tiếp đƣợc mở rộng… đã làm thay đổi về việc làm, thu nhập, đời sống,


9

cảnh quan làng xã và nhiều yếu tố khác. Theo đó, những giá trị văn hóa truyền
thống đang đứng trƣớc những thách thức lớn của quá trình chuyển đổi mục đích sử
dụng đất để phục vụ các KCN.
Việc nghiên cứu những thay đổi của nông nghiệp, nông dân và nông thôn
Cẩm Điền trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp nhƣ hiện
nay là một việc làm cần thiết để rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phát triển công nghiệp, nông nghiệp ở địa
phƣơng. Từ đó, tìm ra những hƣớng đi thích hợp cho từng nhóm hộ nông dân trong
xã. Xuất phát từ tình hình thực tiễn tại xã Cẩm Điền, chúng tôi mạnh dạn chọn đề
tài nghiên cứu: “Những thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã hội của dân cư xã Cẩm

Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương dưới tác động của quá trình chuyển đổi
mục đích sử dụng đất để phát triển các khu công nghiệp”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề chuyển đổi
mục đích sử dụng đất để phục vụ các KCN và những tác động của quá trình này đến
đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của nhân dân các địa phƣơng có đất bị thu hồi.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất
ở xã Cẩm Điền, luận văn góp phần giúp các nhà quản lý và các doanh nghiệp thấy
đƣợc những tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Từ đó, có
những giải pháp và những hỗ trợ thích hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nông dân.
Đề tài sẽ góp phần giúp đỡ các cấp chính quyền và các hộ nông dân có đất bị
thu hồi tìm đƣợc những giải pháp cơ bản nhằm ổn định và nâng cao đời sống sau
khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Phạm vi cả nước
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về đời sống của nông dân sau
khi bị thu hồi đất là đề tài đƣợc nhiều cơ quan, các nhà nghiên cứu quan tâm.
Năm 2007, tác giả Lê Du Phong có cuốn “Thu nhập, đời sống, việc làm của
người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ


10

tầng kinh tế - xã hội các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia” (NXB
Chính trị quốc gia). Nội dung chính của cuốn sách trình bày những vấn đề lý luận,
thực tiễn và thực trạng về thu nhập, đời sống, việc làm của ngƣời có đất bị thu hồi.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đƣa ra quan điểm và các giải pháp để đảm bảo cho việc
làm, thu nhập và đời sống của ngƣời có đất bị thu hồi.
Năm 2008, Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội, Vụ lao động – việc làm
xuất bản cuốn “Việc làm cho thanh niên ở khu vực chuyển đổi mục đích sử đụng đất

nông nghiệp và nhu cầu tìm việc làm của thanh niên nông thôn ở khu công nghiệp
tại Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hải Phòng” (NXB Lao động – Xã hội).
Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc làm của thanh niên ở khu vực chuyển đổi mục
đích sử dụng đất nông nghiệp và nhu cầu tìm việc làm của thanh niên nông thôn ở
KCN, các tác giả đã đề xuất những giải pháp về vấn đề việc làm của thanh niên ở
khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và nhu cầu tìm việc làm của
thanh niên nông thôn ở KCN tại 4 tỉnh và thành phố: Hải Dƣơng, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc và Hải Phòng. Ngoài ra, các tác giả còn trình bày các văn bản pháp luật liên
quan đến vấn đề việc làm cho thanh niên ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng
đất nông nghiệp và hỗ trợ thanh niên nông thôn tìm việc làm ở KCN. Nội dung
cuốn sách đƣợc trình bày bằng 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh.
Năm 2009, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trƣờng Cán bộ Phụ nữ Trung
ƣơng cho xuất bản cuốn “Nhu cầu của phụ nữ tại địa bàn chuyển đổi mục đích sử
dụng đất (nghiên cứu trường hợp 4 xã của Cẩm Giàng, Hải Dương và Đông Anh,
Hà Nội)” (NXB Phụ nữ). Nội dung chính của cuốn sách viết về thực trạng chuyển
đổi mục đích sử dụng đất tại các địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó, các tác giả tìm
hiểu những tác động của chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến một số vấn đề kinh
tế xã hội của các địa phƣơng, sinh kế của phụ nữ trƣớc và sau chuyển đổi mục đích
sử dụng đất và nhu cầu của phụ nữ tại địa bàn chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Để nghiên cứu về tâm lý ngƣời nông dân bị thu hồi đất làm KCN, tác giả
Lƣu Song Hà (chủ biên) đã viết cuốn sách “Điều tra điểm tâm lý nông dân bị thu
hồi đất làm khu công nghiệp” do NXB Từ điển Bách Khoa xuất bản năm 2009. Tác


11

giả đã hƣớng tới làm rõ mặt lý luận và thực tiễn những thay đổi trong tâm lý của
ngƣời nông dân sau khi bị thu hồi đất để xây dựng các KCN tại 3 tỉnh: Hà Tây, Hải
Dƣơng và Hƣng Yên. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, tác giả đề ra kiến nghị giúp
các doanh nghiệp, các nhà quản lý địa phƣơng giải quyết những vấn đề tâm lý nảy

sinh từ phía ngƣời nông dân do việc thu hồi đất và tạo điều kiện để họ thích ứng với
điều kiện mới.
TS. Đỗ Đức Quân (chủ biên) đã trình bày những vấn đề lý luận về phát triển
bền vững nông thôn trong quá trình xây dựng và phát triển KCN trong cuốn “Một số
giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá
trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp (Qua khảo sát các tỉnh Vĩnh Phúc,
Hải Dương, Ninh Bình)” (NXB Chính trị quốc gia, năm 2010). Phần đƣợc tập trung
nghiên cứu là những thực trạng phát triển bền vững nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ
trong quá trình xây dựng, phát triển KCN. Từ đó, các tác giả đã đề ra phƣơng hƣớng
và một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong quá
trình xây dựng, phát triển các KCN.
Trong cuốn sách “Bàn về chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau
khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh)” (NXB
Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2011), TS. Nguyễn Văn Nhƣờng (chủ biên) và
GS.TS Nguyễn Thành Độ đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính
sách an sinh xã hội đối với nông dân trong diện bị thu hồi đất để phát triển các
KCN, đánh giá thực trạng chính sách an sinh xã hội đối với ngƣời nông dân Bắc
Ninh trong diện thu hồi đất để phát triển các KCN. Từ đó, các tác giả đã xây dựng
và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đối với ngƣời nông dân trong diện thu hồi
đất để phát triển các KCN ở Bắc Ninh.
Tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề đã xuất bản
cuốn “Mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi
mục đích sử dụng đất” (năm 2011, NXB Lao động – Xã hội). Cuốn sách đƣợc biên
soạn dựa trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu, các tài liệu thực tế trong các đề tài, đề


12

án của Viện và của các tác giả, các cơ quan trong và ngoài nƣớc. Nội dung cuốn

sách trình bày những vấn đề chung về quá trình đô thị hóa và những hệ lụy với nông
thôn Việt Nam nói chung và những ngƣời dân ở những khu vực bị mất đất do
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nói riêng; nhu cầu học nghề của ngƣời lao động và
những mô hình dạy nghề, giải quyết việc làm cho các nhóm lao động nông thôn
khác nhau.
Năm 2012, cuốn sách “Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt
Nam” (NXB Khoa học Xã hội) do tác giả Nguyễn Bình Giang chủ biên đã đi sâu
tìm hiểu những tác động của các KCN đến 8 vấn đề lớn: việc làm và nghề nghiệp;
thu nhập và mức sống; mặt nhân khẩu học; cơ hội tiêu dùng và các dịch vụ công
cộng; đô thị hóa và cơ sở hạ tầng; trật tự an toàn xã hôị; môi trƣờng và sức khoẻ;
văn hóa và giá trị truyền thống.
Ngoài những công trình lớn, những cuốn sách đã đƣợc xuất bản nhƣ đã nêu
trên, vấn đề tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng các
KCN cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm làm đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn,
luận án. Năm 2004, Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Hải Dƣơng đã chủ
trì thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động sau
khi bàn giao đất cho các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và các khu đô thị mới
trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Đề tài đƣợc Phó giám đốc Sở Lao động – Thƣơng
binh và Xã hội tỉnh Hải Dƣơng – Nguyễn Văn Hƣng trực tiếp làm chủ nhiệm. Đề
tài đã đánh giá thực trạng dân số - lao động - việc làm của các hộ sau khi bàn giao đất
cho các cụm công nghiệp, KCN và khu đô thị mới, đánh giá nhu cầu đào tạo nghề,
giải quyết việc làm của nhân dân, năng lực đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề,
của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đề xuất các giải pháp để đào tạo
nghề và giải quyết việc làm cho lao động có đất bàn giao.
Trong luận văn thạc sĩ kinh tế trƣờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội “Định
hướng và các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi
bàn giao đất cho khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương” năm 2007, Nguyễn
Thị Thu Hƣơng đã nghiên cứu về tình hình phát triển các KCN, thực trạng lao động,



13

việc làm của các gia đình trƣớc và sau khi bàn giao đất cho các KCN trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I Hà Nội “Nghiên cứu sinh kế của
hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệtp tại
xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” năm 2009, Phí Thị Hƣơng đã
tập trung trình bày thực trạng sinh kế của hộ nông dân xã Đông Mỹ sau khi bị thu
hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN.
Luận văn thạc sĩ kinh tế Đại học Thái Nguyên, Trƣờng Đại học kinh tế và
quản trị kinh doanh “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông
dân ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” năm 2009, Lê Thị Phƣơng đã chỉ ra
những ảnh hƣởng của các KCN đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên trên các khía cạnh: đất đai, ngành nghề, lao động, việc làm, thu nhập,
điều kiện sống, môi trƣờng và các vấn đề xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra đáng
giá về những ảnh hƣởng của KCN đến đời sống hộ nông dân.
Nhìn chung, nghiên cứu về tác động của việc thu hồi đất để xây dựng các
KCN đến đời sống ngƣời nông dân đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Hầu
hết, các nghiên cứu đều đi sâu tìm hiểu sự thay đổi về thu nhập, việc làm, môi
trƣờng sống của ngƣời dân trƣớc và sau khi bị thu hồi đất. Các nghiên cứu về tác
động của việc thu hồi đất để xây dựng KCN đến đời sống của ngƣời dân một cách
có hệ thống và toàn diện cả về mặt văn hóa, tinh thần vẫn chƣa có nhiều. Do đó, vì
đặc điểm riêng của mỗi địa phƣơng nên vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn ở
từng thôn, từng xã để từ đó đƣa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm
riêng của địa phƣơng đó.
3.2. Phạm vi tỉnh Hải Dương
Trong những năm qua, Hải Dƣơng là tỉnh có tốc độ khá nhanh trong việc
thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu bắt
đầu quan tâm, chú ý nghiên cứu những tác động của KCN và việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất đến đời sống của ngƣời dân. Một số công trình nghiên cứu tiêu

biểu về vấn đề này ở Hải Dƣơng có thể kể đến nhƣ: Việc làm cho thanh niên ở khu


14

vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và nhu cầu tìm việc làm của
thanh niên nông thôn ở khu công nghiệp tại Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và
Hải Phòng của Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội, Vụ Lao động – Việc làm,
NXB Lao động – Xã Hội xuất bản năm 2008; Nhu cầu của phụ nữ tại địa bàn
chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Nghiên cứu trường hợp 4 xã của Cẩm Giàng,
Hải Dương và Đông Anh, Hà Nội) của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, trƣờng cán
bộ phụ nữ trung ƣơng, NXB Phụ nữ xuất bản năm 2009; Luận văn thạc sĩ Định
hướng và các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau
khi bàn giao đất cho khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương của Nguyễn
Thị Thu Hƣơng, trƣờng Đại học Nông nghiệp 1 năm 2007, Đề tài nghiên cứu khoa
học của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hải Dƣơng năm 2004 Thực trạng và
giải pháp giải quyết việc làm cho lao động sau khi bàn giao đất cho các cụm công
nghiệp, khu công nghiệp và các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương do
Nguyễn Văn Hƣng – Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hải Dƣơng
làm chủ nhiệm đề tài.
Nhìn chung, những nghiên cứu trên mới chỉ đi sâu tìm hiểu những biến đổi
về mặt kinh tế, thu nhập, việc làm của các hộ nông dân trƣớc và sau khi bị thu hồi
đất. Những nghiên cứu biến đổi về xã hội – nhân văn nhƣ: văn hóa, lối sống, tôn
giáo, tín ngƣỡng,… vẫn chƣa đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Vì vậy,
nghiên cứu tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng các
KCN đến các mặt: kinh tế, văn hóa, đời sống tinh thần… là một việc làm hết sức
cần thiết để có đƣợc cái nhìn tổng quan về những tác động của việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất để xây dựng các KCN đến ngƣời nông dân.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá tác động kinh tế - xã hội của quá trình chuyển đổi mục
đích sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển các KCN tại xã Cẩm Điền, huyện
Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng, đề xuất những giải pháp để phát huy mặt tích cực và
hạn chế mặt tiêu cực của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nâng cao
hiệu quả hoạt động nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân.


15

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu các vấn đề về
CNH, KCN, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và sinh kế của ngƣời dân.
- Thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu thống kê đánh giá quá trình phát triển
các KCN, tình hình thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp ở xã Cẩm Điền, huyện
Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng.
- Phân tích, đánh giá những chuyển biến trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, KDDV, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần,… dƣới
tác động của quá trình phát triển các KCN ở xã Cẩm Điền.
- Tìm hiểu, phân tích thực trạng sinh kế của ngƣời dân xã Cẩm Điền sau khi
bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả về kinh tế - xã hội ở địa phƣơng
trong quá trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Ngƣời viết đã tiến hành đi khảo sát thực tiễn vấn đề chuyển đổi mục đích
sử dụng đất, vấn đề lao động, việc làm, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của
ngƣời dân xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng sau khi chuyển đổi
mục đích sử dụng đất.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí nên ngƣời viết chỉ có
thể tiến hành nghiên cứu sâu 300 hộ gia đình trong tổng số 3341 hộ bị thu hồi đất.

Trong đó, số hộ có diện tích đất canh tác bị thu hồi dƣới 50%, từ 51 đến 70% và
trên 70% tổng diện tích của hộ tƣơng ứng là 1745 hộ, 896 hộ và 700 hộ.
Trong 300 hộ gia đình đƣợc tiến hành nghiên cứu, ngƣời viết đã chia thành 3
nhóm hộ khác nhau về mức độ thu hồi đất nông nghiệp.
Nhóm 1: 156 hộ bị thu hồi dƣới 50% diện tích đất canh tác.
Nhóm 2: 80 hộ bị thu hồi từ 51 đến 70% diện tích đất canh tác.
Nhóm 3: 64 hộ bị thu hồi từ 71 đến 100% diện tích đất canh tác.


16

Số lƣợng hộ đƣợc chọn mang tính chất đại diện vì nó phù hợp với tỷ lệ các
hộ bị thu hồi đất trên thực tế.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn xã Cẩm Điền, huyện
Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng.
Về nội dung: đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những tác động của quá trình
chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ cho các KCN đến các vấn đề kinh tế,
văn hóa, xã hội, nhân văn ở xã Cẩm Điền thể hiện qua các khía cạnh về diện tích
và cơ cấu các loại đất, việc làm và thu nhập, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, chất
lƣợng cuộc sống, lối sống và quan hệ xã hội. Từ đó, đề tài đƣa ra những giải pháp
cơ bản nhằm ổn định và nâng cao đời sống của các hộ nông dân sau khi chuyển
đổi mục đích sử dụng đất.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, ngƣời viết đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp và liên ngành
Nghiên cứu về những thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã hội của dân cƣ xã
Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng dƣới tác động của quá trình chuyển
đổi mục đích sử dụng đất để phát triển các KCN là một vấn đề phức tạp. Đề tài đòi
hỏi phải tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ kinh tế, văn

hóa, lịch sử, tâm lý,… Vì vậy để có đƣợc kết quả nghiên cứu một cách toàn diện và
sâu sắc, ngƣời viết phải vận dụng tổng hợp những phƣơng pháp nghiên cứu của các
chuyên ngành khác nhau:
- Kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu của các ngành địa lý, sinh thái, địa chất để
tìm hiểu và đánh giá các điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu. Kết hợp phƣơng
pháp nghiên cứu của các ngành lịch sử, dân tộc học, văn hóa học, kinh tế học để tìm
ra đặc điểm nguồn gốc, kết cấu dân cƣ, cơ cấu nền kinh tế, chuyển biến nghề nghiệp,
thu nhập, lao động, việc làm, mối quan hệ trong cộng đồng, chuyển biến về lối sống
và văn hóa… Kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu của các ngành khoa học nhƣ: tâm lý
học, xã hội học để tìm ra những tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử


17

dụng đất đến tâm lý cộng đồng và sự tác động ngƣợc trở lại của tâm lý đến quá trình
chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Kết hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu lịch đại với nghiên cứu đồng đại: sự
kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu lịch đại của các chuyên ngành dân tộc học,
nhân học, lịch sử… với các phƣơng pháp nghiên cứu đồng đại của các chuyên
ngành xã hội học, tâm lý học…. cho phép tác giả lý giải đƣợc những sự biến đổi của
các nhóm đối tƣợng nghiên cứu.
- Kết hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và nghiên cứu định tính:
đƣa ra các mẫu bảng hỏi và câu hỏi phỏng vấn sâu để lấy kết quả thống kê định
lƣợng. Trên cơ sở đó, tác giả kết hợp với những tài liệu mang tính chất định tính
liên quan đến vấn đề nghiên cứu và quan sát thực tế để từ đó có những nhận định
chính xác về các nhóm đối tƣợng đƣợc nghiên cứu.
6.2. Phương pháp hồi cứu số liệu
Các số liệu đƣợc thu thập từ sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các
chƣơng trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, công bố của các cơ quan nghiên cứu,
các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc,…

Thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ số liệu thống kê tại địa phƣơng: Ủy Ban
Nhân dân huyện Cẩm Giàng, Ban Quản lý dự án các KCN tỉnh Hải Dƣơng, Sở Tài
nguyên và Môi trƣờng Hải Dƣơng, Ủy Ban Nhân dân xã Cẩm Điền, Phòng Địa
Chính xã Cẩm Điền, các bài báo, tạp chí, luận án có liên quan đến đề tài…
Sau khi thu thập đƣợc tài liệu, kiểm tra độ tin cậy và chính xác của tài liệu để
xác định các thiếu sót về thông tin để tìm hiểu thêm. Trên cơ sở đó, tiến hành tổng
hợp các thông tin và số liệu cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
6.3. Phương pháp điều tra XHH
- Phƣơng pháp phỏng vấn cấu trúc: để có đƣợc số liệu cần thiết phục vụ cho
đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra các hộ gia đình bằng phƣơng pháp
phỏng vấn trực tiếp chủ hộ và có sự đóng góp ý kiến từ các thành viên khác trong
gia đình. Điều này đảm bảo cho lƣợng thông tin mang tính đại diện và chính xác.


18

- Phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc: để thu thập các thông tin trực tiếp từ
các cá nhân theo chiều rộng, tránh cho ngƣời đƣợc phỏng vấn cảm thấy nhàm chán,
bị ép buộc phải trả lời những câu hỏi có sẵn nên chúng tôi đã tiến hành áp dụng các
câu hỏi mở rộng để lấy thêm thông tin một cách chi tiết. Sau phỏng vấn, phân tích
các thông tin đã thu đƣợc.
- Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân
(Paticipatory Rural Appraisal): nhằm thu thập những thông tin sơ cấp về đời sống
của nông dân trƣớc và sau thu hồi đất, quan điểm, thái độ của ngƣời dân về vấn đề
chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Phƣơng pháp thảo luận nhóm: việc tập hợp đƣợc ngƣời dân là rất khó do
quỹ thời gian của họ hạn chế. Vì vậy, đã thực hiện đƣợc một số cuộc thảo luận
nhóm với số lƣợng khoảng 3 đến 5 ngƣời/nhóm. Thông tin ở những buổi thảo luận
nhóm chỉ dành để tham khảo và kiểm chứng.
- Phƣơng pháp điều tra XHH định hƣớng bằng bảng hỏi: nhằm thu thập các

thông tin đƣợc xây dựng dựa trên các câu hỏi cụ thể theo cách thức có thể thực hiện
để phân tích, thống kê.
- Phƣơng pháp đối chiếu so sánh: đối chiếu, so sánh đặc điểm của đối tƣợng
điều tra theo thời gian để từ đó tìm ra những điểm khác nhau, nét đặc thù của đối
tƣợng trong từng giai đoạn cụ thể.
6.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
6.4.1. Phương pháp chuyên gia
Thực hiện phỏng vấn một số chuyên gia ở cấp tỉnh và địa phƣơng (huyện,
xã), các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, ngƣời sản xuất, kinh doanh giỏi có kinh
nghiệm nhằm thu nhận những đánh giá sâu sát về những tác động của việc thu hồi
đất sản xuất nông nghiệp đến đời sống của nông dân.
6.4.2 Phương pháp chuyên khảo
Nghiên cứu, đối chiếu, so sách các tài liệu nghiên cứu mang tính chất lý luận
về KCN, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tác động của chuyển đổi mục đích sử
dụng đất để xây dựng các KCN đến đời sống của các hộ gia đình bị thu hồi đất.


19

6.5. Phương pháp SWOT
Ngƣời viết tiến hành phƣơng pháp SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm
yếu, những cơ hội và thách thức đối với các hộ gia đình bị thu hồi đất ở Cẩm Điền
để tìm ra chiến lƣợc sinh kế của các hộ gia đình sau thu hồi đất và đánh giá các
chiến lƣợc sinh kế đó. Ngƣời viết thực hiện ghi chép tất cả các yếu tố thu đƣợc trên
cơ sở xác định về các mặt:
- Điểm mạnh (Strengths): những tố chất nổi trội về trình độ chuyên môn, kỹ
thuật, độ tuổi, kinh nghiệm làm việc, sự năng động và nhạy bén …
- Điểm yếu (Weakness): những tố chất không phù hợp với công việc, tác
phong nông nghiệp, thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật, độ tuổi cao,…
- Cơ hội (Opportunity): những đòn bẩy tiềm năng mang lại cơ hội thành công

cho các hộ gia đình bị thu hồi đất nhƣ nhu cầu việc làm trong các KCN, lợi thế về
mặt địa lý, nhu cầu về lƣơng thực thực phẩm cung cấp cho các KCN, nhu cầu thuê
nhà trọ của công nhân trong các KCN…
- Thách thức (Threat): những yếu tố gây ra tác động tiêu cực đến các hộ gia
đình bị thu hồi đất nhƣ diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, phải cơ cấu và
tổ chức lại nghề nghiệp,…
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3
chƣơng nội dung nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực trạng quá trình chuyển đổi mục đích sử
dụng đất để phát triển các khu công nghiệp ở xã Cẩm Điền
Chƣơng 2: Những thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã hội ở xã Cẩm Điền do
chuyển đổi sử dụng đất để phát triển các khu công nghiệp
Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống hộ nông dân
xã Cẩm Điền sau chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ xây dựng các khu
công nghiệp



20

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở XÃ CẨM ĐIỀN

1.1. Cơ sở lý luận về chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho xây dựng các
khu công nghiệp
CNH là quá trình vận dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại tác động
vào quá trình sản xuất để tạo ra khối lƣợng sản phẩm nhiều với chất lƣợng cao. Từ

đó, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế, vùng kinh tế ngày
càng đƣợc nâng cao. Một trong những biện pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển công
nghiệp là tổ chức hợp lý lãnh thổ công nghiệp, trong đó có các hình thức nhƣ KCN,
cụm công nghiệp, KCX, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp.
1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
cụm công nghiệp
Quá trình CNH-HĐH kéo theo sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các
loại hình tổ chức lãnh thổ công nghiệp: KCN, KCX, khu công nghệ cao, cụm công
nghiệp, trung tâm công nghiệp.
Hiện nay, trên thế giới, KCN đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Theo Từ điển Bách khoa mở Wikipedia: “Khu công nghiệp, còn gọi là khu kỹ nghệ
là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm
đảm bảo đƣợc sự hài hòa và cân bằng tƣơng đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội -
môi trƣờng. Khu công nghiệp thƣờng đƣợc Chính phủ cấp phép đầu tƣ với hệ thống
hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thƣờng
đƣợc gọi là cụm công nghiệp” [87].
Ở nƣớc ta, khái niệm về KCN đƣợc Chính phủ đề cập đến trong nhiều Nghị
định. Khái niệm về KCN lần đầu tiên đƣợc định nghĩa tại Nghị định số 192/CP ngày
25/2/1994 của Chính Phủ: “Khu công nghiệp là các khu vực công nghiệp tập trung,
không có dân cƣ, đƣợc thành lập với các ranh giới đƣợc xác định nhằm cung ứng các
dịch vụ để hỗ trợ sản xuất” [66]. Tiếp theo, tại Nghị định 36-CP ngày 24/4/1997,
KCN đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp


21

chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có
ranh giới địa lý xác định, không có dân cƣ sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tƣớng
Chính phủ quyết định thành lập, trong Khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế
xuất” [67]. Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản

xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh
giới địa lý xác định” [68].
Theo quy định của Luật Đầu tƣ năm 2005: “Khu công nghiệp là khu chuyên
sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có
ranh giới địa lý xác định, đƣợc thành lập theo quy định của Chính phủ” [4, tr.14].
Nhìn chung, KCN có những đặc trƣng cơ bản nhƣ sau: Thứ nhất, KCN là
một khu vực có ranh giới địa lý xác định, có cơ sở hạ tầng sẵn có; Thứ hai, tập trung
các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty sản xuất hàng công nghiệp; Thứ ba, trong
KCN không có dân cƣ sinh sống; Thứ tƣ, KCN đƣợc hƣởng những ƣu đãi đặc biệt
của Nhà nƣớc và địa phƣơng, có một cơ chế quản lý thuận lợi.
Bên cạnh các KCN, khu chế xuất cũng có những đóng góp đáng kể vào sự
nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc. “Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành
cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nƣớc ngoài hoặc dành
cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động
xuất – nhập khẩu tại khu vực đó với các ƣu đãi về các mức thuế xuất – nhập khẩu
hay các ƣu đãi về giá cả thuê mƣớn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng nhƣ cắt
giảm tối thiểu các thủ tục hành chính. KCX có vị trí, ranh giới đƣợc xác định từ
trƣớc, có các cơ sở hạ tầng nhƣ điện, nƣớc, giao thông nội khu sẵn có và không có
dân cƣ sinh sống. Điều hành, quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thƣờng do
một Ban quản lý khu chế xuất điều hành” [85]. Nhƣ vậy, về cơ bản, KCX cũng có
những đặc trƣng nhƣ KCN. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa KCX và KCN thể hiện ở 3
điểm cơ bản: Thứ nhất KCX thông thƣờng có quy mô nhỏ hơn so với KCN. Thứ
hai, KCX chỉ chuyên sản xuất hàng xuất khẩu. Thứ ba, nếu hàng hóa ở KCX đƣợc
tiêu thụ tại thị trƣờng nội địa thì đƣợc coi là hàng hóa nhập khẩu và phải tuân thủ
các quy định đối với hàng nhập khẩu. Do đặc trƣng của các KCX là chỉ chuyên sản
xuất hàng hóa dành cho xuất khẩu nên vị trí của các KCX thông thƣờng phải ở
những vị trí thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa: cảng biển, bến tàu, sân bay…

×