Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ Nga - Anh, trường ĐHKHXH&NV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC






BÙI NGỌC QUANG


TÁC ĐỘNG CỦA Ý THỨC, THÁI ĐỘ VÀ PHƯƠNG PHÁP
TỰ HỌC ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
(Nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ Nga – Anh,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)



Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hương





Hà Nội – 2013
3

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa

Lời cảm ơn
1
Lời cam đoan
2
Mục lục
3
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
6
Danh mục các bảng
7
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ
8
MỞ ĐẦU ………… …………… …………… …………… ………
9
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu …………………………………………….
9
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ….…………………………………….
11
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu …………………………………………
12
4. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu ………………………………
12

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ……………………………………
13
6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ………………………………………
13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ……………………….
15
1.1. Một số thuật ngữ và khái niệm liên quan …………… …………….
15
1.1.1. Tự học là gì? …………… …………… …………… ………
15
1.1.1.1. Khái niệm “tự học” …………… …………… ………
15
1.1.1.2. Ý thức tự học …………… ……………….…… ………
17
1.1.1.3. Thái độ tự học …………… …………… ………
18
1.1.1.4. Phương pháp tự học …………… …………… ………
19
1.1.1.5. Bản chất của tự học …………… …………… … ……
19
1.1.1.6. Vai trò của tự học …………… …………… …………
20
1.1.1.7. Mục đích của tự học …………… …………… ………….
21
1.1.1.8. Ý nghĩa của tự học …………… …………… ………
21
1.1.2. Tác động là gì? …………… …………… …………… ………
23
1.1.3. Kết quả học tập …………… …………… …………… ……
23

1.1.4. Tác động của tự học đến kết quả học tập …………… …………
24
4

1.2. Tổng quan nghiên cứu ….……………………………….……………
24
1.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài …………………………………….…
33
Tiểu kết Chương 1 …………… ………………… …………… ………
36
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …… ….
37
2.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu ………………….……….…
37
2.1.1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM ……
37
2.1.2. Lịch sử hình thành Khoa Ngữ văn Nga …………… ……………
37
2.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu …………… ………………
39
2.3. Quy trình nghiên cứu xử lý thông tin …………… ……… ……
40
2.4. Thiết kế công cụ điều tra khảo sát …………… ………………
41
2.5. Thử nghiệm và đánh giá công cụ khảo sát …………… ……… …
43
2.5.1. Thử nghiệm công cụ khảo sát …………… …………………….…
43
2.5.2. Đánh giá công cụ khảo sát…………… …………… ……… ……
44

Tiểu kết Chương 2 …………… ………………… …………… ………
46
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………… ….
47
3.1. Thông tin chung về kết quả khảo sát …………….………
47
3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo …………… ………… ……
53
3.3. Kiểm định mô hình phân tích nhân tố …………… …… ………….
54
3.4. Kiểm định mô hình phân tích hồi quy tuyến tính bội …………………
57
3.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu …………… ………
64
3.6. Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học
tập của sinh viên kết quả khảo sát …………… ………….……
64
3.6.1. Ý thức tự học của sinh viên ……………
65
3.6.2. Thái độ tự học của sinh viên ……………
67
3.6.3. Phương pháp tự học của sinh viên ……………
69


5

3.6.4. Mối tương quan giữa ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết
quả học tập của sinh viên ……… ……
72

3.6.5. Đánh giá một số yếu tố khác tác động đến kết quả học tập của sinh
viên …………… …………… ……………
74
Tiểu kết Chương 3 …………… ………………… …………… ………
77
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý ĐỀ XUẤT
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………… …………………
85
PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu khảo sát điều tra thử …………….……………… …
89
Phụ lục 2. Phiếu khảo sát chính thức …………… ……………
91
Phụ lục 3. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu (dành cho sinh viên) ………….
93
Phụ lục 4. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu (dành cho giảng viên) ………
95
Phụ lục 5. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu (dành cho Ban Cố vấn học tập)
96
Phụ lục 6. Độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ……
97
Phụ lục 7. Phân tích nhân tố khám phá EFA ………………………
99
Phụ lục 8. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ……
102
Phụ lục 9. Kết quả kiểm định một số nhân tố tác động ……
103
Phụ lục 10. Bảng thống kê số liệu khảo sát ……

104








6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Giải nghĩa
ĐH
Đại học
ĐHQG-HCM
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Eds.
Editors
EFA
Exploratory Factor Analysis
GV
Giảng viên
H
0

Null Hypothesis
KHXH&NV
Khoa học Xã hội và Nhân văn

KMO
Kaiser-Meyer-Olkin
NXB
Nhà xuất bản
pp.
Pages
Sig.
Observed Significance Level
SPSS
Statistical Package for the Social Sciences
SV
Sinh viên
RES
Unstandardized Residual
ThS.
Thạc sĩ
Tp.
Thành phố
tr.
trang
TS.
Tiến sĩ
VIF
Variance inflation factor
ZPD
the Zone of Proximal Development
ZPR
Standardized predicted value
ZRE
Standardized residual



7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:
Số lượng tổng mẫu nghiên cứu theo năm học
39
Bảng 2.2:
Phân bổ số lượng người tham gia khảo sát thử
44
Bảng 2.3:
Hệ số Conbach Alpha của các biến quan sát trong bảng khảo
sát thử
45
Bảng 3.1:
Sự hài lòng của sinh viên với việc tự học so với kết quả học
tập mong đợi
52
Bảng 3.2:
Bảng ma trận nhân tố đã xoay trong kết quả EFA
55
Bảng 3.3:
Ma trận hệ số tương quan
57
Bảng 3.4:
Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội
59
Bảng 3.5:
Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội

59
Bảng 3.6:
Các thông số thống kê từng biến trong phương trình hồi quy
59
Bảng 3.7:
Kết quả kiểm định Spearman các biến độc lập với RES
60
Bảng 3.8:
Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
64
Bảng 3.9:
Điểm trung bình ý thức tự học của sinh viên
65
Bảng 3.10:
Điểm trung bình thái độ tự học của sinh viên
67
Bảng 3.11:
Điểm trung bình phương pháp tự học của sinh viên
69
Bảng 3.12:
Kết quả phân tích phương sai ANOVA một yếu tố
75
Bảng 3.13:
Kết quả mối tương quan Pearson giữa mức độ hài lòng của
việc tự học và kết quả học tập
75
Bảng 3.14:
Kết quả mối tương quan Pearson giữa số giờ tự học và kết
quả học tập
76

Bảng 3.15:
Kết quả mối tương quan Pearson giữa số giờ làm thêm và kết
quả học tập
76


8

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1:
Mô hình nghiên cứu của đề tài
36
Sơ đồ 2:
Quy trình nghiên cứu xử lý thông tin
40
Sơ đồ 3:
Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu của đề tài
63
Biểu đồ 3.1:
Tỷ lệ trả lời của sinh viên theo năm học
48
Biểu đồ 3.2:
Tỷ lệ trả lời của sinh viên theo giới tính
48
Biểu đồ 3.3:
Tỷ lệ trả lời của sinh viên theo nơi ở trước khi học đại học
49
Biểu đồ 3.4:
Số giờ tự học trung bình một ngày của sinh viên
59

Biểu đồ 3.5:
Số ngày làm thêm trong tuần và số giờ làm thêm trong ngày
51
Biểu đồ 3.6:
Xếp loại học lực trung bình chung giữa 2 học kỳ
52
Hình 3.1:
Biểu đồ phân tán của phần dư và giá trị dự đoán được
chuẩn hoá
61
Hình 3.2:
Đồ thị tần suất P – P plot của phần dư ZRE
62
Hình 3.3:
Đồ thị tần suất Q – Q plot của phần dư ZRE
62

























9

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Tự học có vai trò quan trọng đối với con đường học vấn của mỗi cá nhân.
Tuy trong giáo dục nhà trường có sự hướng dẫn của người thầy, nhưng việc tự học
vẫn là yếu tố quyết định và còn là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo của nhà trường.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “học tập là một việc suốt đời,” “trong cách
học, phải lấy tự học làm cốt,” tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong
những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ con người. Nếu thiếu sự nỗ lực tự học thì kết
quả học tập của người học không thể cao, cho dù điều kiện ngoại cảnh thuận lợi đến
mấy như có thầy giỏi, tài liệu hay, môi trường học tập tốt Và với Bác, nguyên lý
và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau: “Học ở trường, học trong
sách vở, học lẫn nhau và học dân.” [8] Trong thư gửi Hội thảo khoa học nghiên cứu
phát triển tự học, tự đào tạo tổ chức tại Hà Nội ngày 6/1/1998, nguyên Tổng bí thư
Đỗ Mười phát biểu: “Tự học, tự đào tạo là con đường phát triển suốt cuộc đời của
mỗi người, trong điều kiện kinh tế – xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau đó cũng
là truyền thống quý báu của người Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Chất lượng và
hiệu quả giáo dục được nâng cao khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học,

khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Qui mô của giáo dục
được mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học.” Điều đó lại khẳng định thêm vai
trò của việc tự học.
Điều 40 của Luật Giáo dục 2005 (được thông qua tại kỳ họp thứ 7 của Quốc
hội khóa XI ngày 14/6/2005) nêu rõ: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình
độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự
học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều
kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.”
10

Trước tầm quan trọng của việc tự học, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề
án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020
1
với quan điểm chỉ đạo: “Trong xã
hội học tập, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng
mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động với hiệu quả ngày
càng cao; học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc; học để góp
phần phát triển quê hương, đất nước và nhân loại,” với trọng tâm “đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong các trường phổ thông, các trường đại
học, cao đẳng nhằm giúp cho học sinh, sinh viên tinh thần ham học, năng lực tự
học, khả năng nghiên cứu để họp tập suốt đời có hiệu quả.”
Ý thức tự học và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của người học đã
được xác lập rõ với sự ra đời của học thuyết lấy “người học làm trung tâm”
(student-centred education) của Tudor (1996) [41]. Nghĩa là, người học cần năng
động trong học tập và nghiên cứu để có thể đáp ứng yêu cầu cao của việc học tập ở
bậc đại học. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác đào tạo theo
học chế tín chỉ đã và đang được triển khai trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học
tại Việt Nam.
Theo hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, SV là trung tâm của quá trình
đào tạo; ngoài kiến thức GV truyền đạt trên lớp, SV cần phải tự học, tự nghiên cứu

thêm tài liệu. Việc tự học của SV giữ vai trò rất quan trọng và là nhân tố trực tiếp
nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Bên cạnh đó, việc tự học còn góp
phần nâng cao hoạt động trí tuệ của SV trong việc tiếp thu và hiểu tri thức mới, rèn
luyện cho SV cách độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết các vấn đề khó khăn trong
quá trình học; giúp SV tự tin hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai;
và thúc đẩy lòng ham học, ham hiểu biết để vươn tới đỉnh cao của tri thức khoa học.
Trong thời gian 7 năm thực hiện chuyển đổi từ học chế niên chế sang học
chế tín chỉ, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
2
luôn xác định SV là trung tâm


1
công bố theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 9/1/2013
2
từ năm học 2006-2007 theo Quyết định số 105/QĐ-ĐT ngày 10/8/2006 của Hiệu trưởng
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
11

của quá trình đào tạo; luôn yêu cầu SV năng động trong học tập cũng như nghiên
cứu khoa học. Đào tạo theo học chế tín chỉ 7 năm qua, Trường ĐH KHXH&NV,
ĐHQG-HCM đã gặt hái được nhiều thành công, nhưng cũng đối mặt không ít khó
khăn. Bảy năm là đủ dài để nhìn nhận lại hoạt động tự học của SV đang theo học tại
trường, nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động tự học đối với sự thành công của SV
trong hệ đào tạo này.
Liệu ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu và phát
triển tư duy sáng tạo của SV ngành song ngữ Nga – Anh có thực sự được nâng cao
không? Liệu có phải do đặc thù của chương trình song ngữ nên khối lượng chương
trình đào tạo nặng và vì vậy mà đòi hỏi năng lực tự học của SV cao hơn so với năng
lực tự học của SV các chương trình khác hay không? Để tìm hiểu những vấn đề này,

chúng tôi đã chọn đề tài “Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến
kết quả học tập của sinh viên” (Nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ
Nga – Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh) để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả học tập
của SV ngành Song ngữ Nga – Anh, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm
tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động tự học của đối tượng này, góp phần đảm
bảo và nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Khảo sát và tìm hiểu tình hình tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh tại
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM;
(2) Phân tích các yếu tố về ý thức, thái độ và phương pháp tự học tác động đến
kết quả học tập của SV;
12

(3) Đưa ra những đề xuất, giải pháp để tăng cường tính hiệu quả của hoạt động
tự học của SV, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngành Song ngữ
Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
3.1. Giới hạn nghiên cứu
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM hiện có 27 khoa/bộ môn, với tổng số
13.864 SV và 502 GV
3
. Giới hạn nghiên cứu của đề tài là ở Khoa Ngữ văn Nga với
294 SV và 14 GV triển khai chương trình đào tạo song ngữ duy nhất tại Trường.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở chương trình đào tạo Song

ngữ Nga – Anh tại Khoa Ngữ văn Nga của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
4. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu:
Đề tài được triển khai nghiên cứu nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
(1) SV ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
tổ chức việc tự học như thế nào?
(2) Ý thức, thái độ và phương pháp tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh
tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM có tác động như thế nào đến kết
quả học tập của họ?
(3) Các đề xuất, giải pháp nào có thể được áp dụng để tăng cường tính hiệu quả
của hoạt động tự học của SV, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
i) Ý thức tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh càng cao thì kết quả học
tập của SV càng cao.


3
số liệu được lấy từ Phòng Tổ chức – Cán bộ, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
13

ii) Thái độ tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh càng tích cực thì kết quả
học tập của SV càng cao.
iii) Phương pháp tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh càng tốt thì kết
quả học tập của SV càng cao.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố về ý thức, thái độ, phương pháp tự học và kết quả học tập của SV
ngành Song ngữ Nga – Anh, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
5.2. Khách thể nghiên cứu

SV đang theo học ngành Song ngữ Nga – Anh tại Khoa Ngữ văn Nga, GV
giảng dạy ngành Song ngữ Nga – Anh tại Khoa Ngữ văn Nga, và Ban Cố vấn học
tập của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp hồi cứu tài liệu: Luận văn thực hiện sưu tầm và nghiên cứu các
tài liệu lý luận và các kết quả nghiên cứu thực tiễn (bài báo, tạp chí, luận văn, các đề
tài nghiên cứu trong và ngoài nước) về các vấn đề có liên quan đến đề tài. Các tư
liệu này được nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa sử dụng trong đề tài và sắp xếp
thành thư mục tham khảo.
Phỏng vấn sâu: Đề tài tiến hành phỏng vấn đại diện Ban Cố vấn học tập, GV
và 10% SV trong danh sách chọn mẫu thuận tiện (mẫu không ngẫu nhiên) nhằm thu
thập thêm thông tin cho những câu hỏi mở, thông tin thu về sẽ được tổng hợp, phân
loại để làm trích dẫn trong luận văn nhằm làm sáng rõ thêm vấn đề nghiên cứu.

14

6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Điều tra bằng phiếu hỏi: Đề tài nghiên cứu sử dụng phiếu hỏi để thu thập
thông tin về hoạt động tự học của SV đang theo học ngành Song ngữ Nga – Anh.
Những dữ liệu, thông tin thu được từ phiếu phản hồi được xử lý bằng phầm mềm
SPSS có kiểm tra lại độ tin cậy mà thông tin thu về và dựa trên những kết quả đã
được xử lý, sẽ phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu để đánh giá tác động của ý
thức, thái độ và phương pháp tự học của SV đến kết quả học tập.
Cách thức chọn mẫu: Đề tài sẽ thực hiện chọn mẫu tổng thể toàn bộ SV đang
theo học ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
trong năm học 2012-2013, với tổng số SV đang theo học là 294 SV, trong đó có 84
SV năm thứ nhất, 59 SV năm thứ hai, 58 SV năm thứ ba, 40 SV năm thứ tư và 53
SV năm thứ năm.















15

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1. Một số thuật ngữ và khái niệm liên quan
1.1.1. Tự học là gì?
1.1.1.1. Khái niệm “tự học”
Tuy đã được nghiên cứu từ lâu nhưng thuật ngữ tự học (auto-didacticism/
learner autonomy/ autonomous learning/ self-instruction/ self-study/ self-access/
self-direction/ self-directed learning/ self-planned learning/ self-education,…) lại là
một thuật ngữ gây nhiều tranh luận, và đôi khi các nhà giáo dục học và ngôn ngữ
học không thể thống nhất hoàn toàn với nhau về định nghĩa tự học là thế nào. Đối
với một số nhà giáo dục như Holec (1981) [31] và Dickinson (1987) [27], việc phân
biệt các thuật ngữ này là cần thiết; đối với một số nhà giáo dục trong đó có Knowles
(1976) [33], những thuật ngữ này không có khác biệt lớn về ý nghĩa được truyền tải
cũng như nội dung công việc được mô tả.

Một số nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng trên thế giới đã định nghĩa về tự
học như sau:
i) Tự học tìm hiểu mối quan hệ giữa người biết và cái được biết đến, để hiểu
được hình thức và bản chất của thực tế là những gì. (Kuzmik & Bloom,
2008: 207) [34]
ii) Tự học có thể được coi là một sự khởi đầu từ giáo dục như một nỗ lực xã hội
hướng tới việc phân bổ lại năng lực tham gia vào việc xây dựng kiến thức và
vai trò của người học trong quá trình học. (Thanasoulas, 2000: 2) [40]
iii) Tự học là sự nhận thức về quyền của người học trong hệ thống giáo dục.
(Benson, 1997: 29) [24]
iv) Tự học là vấn đề về mối tương quan tâm lý của người học với quá trình và
nội dung học. (Little, 1990: 7) [35]
16

v) Tự học thể hiện ý chí và khả năng của người học nhằm kiểm soát và giám sát
quá trình học. (Gathercole, 1990: 16) [29]
vi) Tự học là tình huống trong đó người học hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi
quyết định liên quan đến việc học và thực hiện những quyết định đó.
(Dickinson, 1987: 11) [27]
vii) Tự học là khả năng tự chịu trách nhiệm cho việc học của chính mình. (Holec,
1981: 3) [31]
viii) Tự học được xem như là một quá trình, trong đó người học, có hay không có
sự giúp đỡ của người khác, trong việc xác định nhu cầu học tập của mình, xây
dựng mục tiêu học tập, nhìn nhận những phương tiện hỗ trợ học tập, chọn lựa
và triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược học tập, cũng như đánh giá kết quả
học tập. (Knowles, 1976: 18) [33]
Còn các nhà nghiên cứu, học giả, nhà giáo dục Việt Nam đã đưa ra những
định nghĩa về tự học dựa trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau:
Dưới góc độ nghiên cứu hoạt động tự học như là hoạt động nghiên cứu, với
sự giúp đỡ gián tiếp của người dạy, thực nghiệm trên mô hình đào tạo giáo viên, tác

giả Nguyễn Cảnh Toàn (1997: 59-60) [14] cho rằng: “Tự học là tự mình động não,
suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ như quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…
và có khi cả cơ bắp khi phải sử dụng công cụ, cùng các phẩm chất của mình rồi cả
động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan như tính trung thực, khách
quan, ý chí tiến thủ không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa
học… để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó.”
Dưới góc độ nghiên cứu hoạt động tự học như là một hình thức tổ chức hoạt
động dạy học ở đại học, tác giả Lưu Xuân Mới (2000: 276) [11] cho rằng: “Tự học
là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và
kĩ năng do chính SV tiến hành ở trên lớp, ở ngoài lớp theo hoặc không theo chương
trình và sách giáo khoa đã được quy định. Tự học là một hình thức tổ chức dạy học
17

cơ bản ở đại học có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân nhưng có
quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học.”
Nhìn chung, các tác giả đều quan niệm rằng, tự học là học với sự chủ động,
độc lập và mang tính tích cực, tự giác ở mức độ cao. Tự học là quá trình mà trong
đó, chủ thể người học phải tự biến đổi mình, thích nghi, tự làm phong phú giá trị
của mình trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua ý chí, nghị lực và sự say mê
học tập của cá nhân.
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng vấn đề chính là chúng ta
xem tự học là phương tiện hay là mục đích cuối cùng. Hai cách nhìn này đan xen
lẫn nhau và cả hai đều có thể là một phần trong quan điểm của chúng ta về việc học
ngôn ngữ hay việc học nói chung. Do đó, có thể hiểu ngắn gọn rằng, tự học ở đây
chính là một quá trình tự giác tích cực, gắn liền với ý thức, thái độ, động cơ, tình
cảm, ý chí,… của người học nhằm biến những kiến thức và kỹ năng nhận được từ
kho tàng tri thức của nhân loại thành tài sản riêng của người học; bên cạnh đó,
người học đào sâu kiến thức và mài giũa các kỹ năng này, cố gắng liên hệ và áp
dụng chúng vào cuộc sống thực tiễn của mỗi cá nhân người học.
1.1.1.2. Ý thức tự học

Theo “Tâm lý học nhận thức,” Neisser (1967) [36] đã chỉ ra rằng ý thức là
hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người, là sự phản ánh bằng ngôn
ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới
khách quan. Ý thức là một hiện tượng tâm lý – xã hội có kết cấu rất phức tạp bao
gồm nhiều thành tố khác nhau có quan hệ với nhau. Có thể chia cấu trúc của ý thức
theo hai chiều:
 Theo chiều ngang: bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý
chí , trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.
 Theo chiều dọc: bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức.
Ý thức có 4 thuộc tính cơ bản sau:
18

 Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới. Đây là
khả năng ý thức một cách khái quát bản chất hiện thực khách quan. Con người
muốn có ý thức đầy đủ, sâu sắc cần phải có tư duy khái quát về bản chất thế
giới khách quan. Tức là muốn có ý thức trước tiên con người phải hiểu biết về
thế giới khách quan.
 Ý thức thể hiện thái độ của con người về thế giới: Con người phản ánh hiện
thức khách quan bằng cách tỏ thái độ với nó. Những thái độ muôn màu, muôn
vẻ là biểu hiện mức độ ý thức của con người về thế giới khách quan.
 Ý thức thể hiện năng lực điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người: Người
có ý thức là người biết điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với
từng hoàn cảnh sống.
 Khả năng tự ý thức: Con người không chỉ ý thức về thế giới, mà ở mức độ cao
hơn, con người có khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với
bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh hoàn thiện mình.
Vậy, ý thức tự học của sinh viên chính là sự hiểu biết, sự cảm nhận của sinh
viên đối với vấn đề tự học.
1.1.1.3. Thái độ tự học
Bách khoa toàn thư về tâm lý học xã hội định nghĩa “thái độ chỉ các đánh giá

tổng thể của chúng ta về con người, nhóm, sự vật, sự việc trong thế giới. Thái độ
quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận cũng như cách chúng
ta hành xử.” (Baumeister & Vohs, 2007: 67) [23]
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2009: 1170) [7] định nghĩa, thái độ là “cách
nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề hay
một tình hình cụ thể nào đó cần giải quyết và làm cho đối tượng đó có những biến
đổi nhất định.” Đó là “tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm
của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó.” Thái độ là một sự biểu lộ
mang tính chất đánh giá (tức gắn một ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực) của một người
19

đối với người khác, đối với sự vật, sự kiện. Nó phản ánh sự cảm nhận của một
người về một cái gì đó.
Vậy, thái độ tự học của sinh viên chính là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành
động của sinh viên về việc tự học.
1.1.1.4. Phương pháp tự học
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2009: 1020) [7], phương pháp là “cách
thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội được
chủ thể sử dụng nhằm thực hiện một mục đích nhất định nào đó, là con đường đi tới
nhận thức sự vật khách quan hay là tập hợp những phương tiện tác động vào đối
tượng để đạt đến mục đích đặt ra.”
Vậy, phương pháp tự học của sinh viên chính là cách thức mà sinh viên tổ
chức việc tự học của mình như việc đặt mục tiêu, lên kế hoạch, thực hiện việc tự học
của mình để nhằm hướng tới đạt được kết quả cao trong học tập.
1.1.1.5. Bản chất của tự học
Thực chất, tự học là một quá trình học tập, một quá trình nhận thức không
trực tiếp có GV. Đó là “lao động khoa học,” vất vả hơn nhiều so với quá trình học
có thầy bởi vì người học phải tự xây dựng cho mình cách học và sử dụng hợp lý các
điều kiện, hình thức, phương tiện học tập để đạt được những kết quả mong muốn.
Tuy nhiên, khi người học đã tự tiếp nhận kiến thức thì vai trò người thầy (hướng

dẫn, tác động ) là không thể thiếu. Như vậy, bản chất của tự học là tự làm việc với
chính mình trước, sau đó mới là nghiên cứu tài liệu thông qua việc trao đổi với các
bạn bè cùng nhóm và theo sự hướng dẫn của thầy.
Tóm lại, bản chất của tự học chính là người học chủ động lĩnh hội kiến thức,
chủ động tìm kiếm thông tin. Do đó, GV không nên áp đặt cho người học mà phải tổ
chức một cách hệ thống các hoạt động học tập nhằm giúp người học tự lĩnh hội
những kiến thức mới bởi “chúng ta không thể xây dựng tương lai cho tuổi trẻ nhưng
20

chúng ta có thể xây dựng lớp trẻ cho tương lai.”
4

1.1.1.6. Vai trò của tự học
“Tự học có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tính tích cực nhận thức
và hiệu quả hoạt động trí tuệ của người học.” (Kharlamov, 1978) [9]
Tự học có vai trò quan trọng đối với con đường học vấn của một cá nhân.
Tuy có sự hướng dẫn của người thầy ngay trong giáo dục nhà trường nhưng việc tự
học vẫn là yếu tố quyết định và còn là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường.
Tự học giúp phát huy tính tự giác, tích cực, năng lực đọc sách và nghiên cứu
của người học để thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở các trường đào tạo, biến “quá trình
đào tạo thành quá trình tự đào tạo của học viên.” Do đó, tổ chức tốt việc tự học cho
học viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường trong điều kiện hiện nay
là rất cần thiết.
Tự học còn giúp con người khắc phục được nghịch lí học vấn thì vô hạn mà
tuổi thọ con người thì có hạn, để tiếp thu được kiến thức nhân loại và học tập suốt
đời thì thời gian học trong nhà trường không đủ, người học phải tự học rất nhiều từ
bạn bè, xã hội. Tự học chính là con đường cứu giúp cho mọi người trước mâu thuẫn
giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khắc nghiệt, ngặt nghèo của cuộc
sống cá nhân, không phải ai sinh ra cũng được học hành, có những người phải bươn

chải kiếm sống, họ không có con đường nào khác ngoài tự học. Tự học là con
đường rèn luyện, hình thành ý chí cao đẹp của con người trên con đường sự nghiệp
phía trước.
Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình
thành nhân cách cho SV. Việc tự học rèn luyện cho SV thói quen độc lập suy nghĩ,
độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, giúp cho họ
tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. Hơn thế, tự học thúc đẩy SV


4
Nguyên văn bằng tiếng Anh là: “We cannot always build the future for our youth, but we
can build our youth for the future.” (Franklin D. Roosevelt, 1940)
21

lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học,
sống có hoài bão, ước mơ. Qua đó, có thể nói rằng, tự học của SV không chỉ là một
nhân tố quan trọng trong lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình
thành nhân cách SV.
1.1.1.7. Mục đích của tự học
Mục tiêu của tự học không chỉ là những kiến thức, những sự kiện được ghi
nhớ một cách máy móc mà còn là con đường tư duy để đi đến kiến thức đó. Albert
Einstein (1921) từng nói: “Giá trị của giáo dục đại học không phải ở việc học nhiều
sự kiện, mà là luyện cho trí óc suy nghĩ.”
5
Mục tiêu đó, giá trị đó khó lòng đạt được
nếu SV không biết cách tự học.
Mục đích đích thực và chính yếu của tự học là để trau dồi kiến thức, mở
mang trí tuệ, rèn luyện nhân cách và làm người hữu ích cho xã hội. Những mục tiêu
đó không thể chỉ học trong vòng vài năm, mà phải học suốt đời, chính vì thế mà ở
các nước phương Tây người ta có khái niệm lifelong learning (học suốt đời). “Học

tập suốt đời là quá trình học liên tục, tự nguyện và chủ động để chúng ta hấp thu tri
thức và kỹ năng mới qua học hành và kinh nghiệm không chỉ trong nhà trường mà
còn ngoài xã hội nói chung” (Nguyễn Văn Tuấn, 2011) [18]. Đặc biệt, trong xã hội
học tập như ngày nay, người ta tự học để biết, để làm người, để làm việc và để
chung sống − bốn động cơ này luôn thôi thúc con người ta phải luôn học tập để đạt
đến chân, thiện, mỹ.
1.1.1.8. Ý nghĩa của tự học
Từ ngàn xưa, “tổ chức học”, tức “tổ chức giáo dục” đã trở thành định chế xã
hội. Ngày nay, nước nào cũng đầu tư cho giáo dục; gia đình nào cũng đầu tư tiền
của cho sự học của con em. Trong bối cảnh như vậy, sự học buộc phải có giá trị
thực dụng mang tính xã hội. Và sự tự học tất nhiên phải gắn liền với giá trị thực
dụng đó.


5
Nguyên văn bằng tiếng Anh là: “The value of an education is not the learning of many
facts but the training of the mind to think something that cannot be learned from
textbooks.”
22

Trong tiềm thức chúng ta luôn có một ý nghĩ rằng “học là để biết.” Chính vì
thế, SV Việt Nam luôn được coi là biết rất nhiều. Cái gì chúng ta cũng đọc, cũng
quan tâm. Nhưng nhiều người không thật sự đi sâu vào một lĩnh vực, một vấn đề
nào. Thế nên nếu hỏi thật cặn kẽ thì hóa ra ta lại chẳng biết gì. Người xưa từng căn
dặn: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” hay “Một nghề thì sống đống nghề thì
chết.” Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học là để
làm. Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì mà xã hội thật
sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi
đó, ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần.
Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi kỹ năng và kinh

nghiệm thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần.
Tự học vừa mang ý nghĩa củng cố, trau dồi tri thức vừa có ý nghĩa mở rộng
hiểu biết. Tự học có nghĩa là SV phải độc lập, tự xây dựng kế hoạch, phương pháp
học tập cho mình, tự năng động tìm tòi, phân tích những sách vở, tài liệu tiến tới
làm chủ tri thức và kỹ năng. Tự kiềm chế đối với những ảnh hưởng ngoại cảnh hay
những ước muốn không hợp lẽ trong tư tưởng là điều kiện cần thiết đối với quá
trình tự học. Nếu thiếu sự kiên trì, những yêu cầu cao, sự nghiêm túc của bản thân
thì SV không bao giờ thực hiện được kế hoạch học tập do chính mình đặt ra. Đây
cũng là điều kiện giúp SV từng bước nâng cao chất lượng học tập của bản thân. Về
phía nhà trường, việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động tự học cho SV cũng sẽ góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo và hoàn thành mục tiêu giáo dục của trường.
Tự học được tổ chức tốt không những cung cấp cho SV những kiến thức
mới, bổ ích mà còn giúp họ rất nhiều trong công tác sau này. Quá trình tự học sẽ rèn
cho người học thói quen độc lập suy nghĩ, giải quyết vấn đề khó khăn trong công
việc, trong cuộc sống, qua đó giúp họ tự tin hơn trong mọi hoạt động. Khi tự học,
người học sẽ được tiếp cận nhiều thuật ngữ, nhiều cách đề cập một vấn đề, vì vậy
họ trở nên năng động hơn, tự chủ hơn trong việc tiếp thu tri thức. Từ đó, thấy được
tự học không chỉ là một nhân tố quan trọng trong lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa
to lớn trong việc hình thành nhân cách người học.
23

Tóm lại, vấn đề tự học có vai trò, ý nghĩa và tác dụng rất quan trọng đối với
việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Thực hiện tốt vấn đề tự học giúp
SV rèn luyện thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong
công việc, trong cuộc sống, qua đó giúp họ tự tin hơn trong mọi hoạt động. Vì vậy,
để nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của SV nhằm góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của nhà trường, trước hết cần nâng cao nhận thức về nội dung, mục tiêu, ý
nghĩa và tác dụng của vấn đề tự học cho SV, đội ngũ GV và giáo viên chủ nhiệm
lớp. Đây phải được coi là giải pháp hàng đầu và cần được thực hiện một cách
thường xuyên tại trường.

1.1.2. Tác động là gì?
Trên quan điểm đánh giá trong giáo dục, “tác động có thể coi như là những
kết quả của một chương trình tới một cộng đồng lớn hơn.”
6
(Weiss, 1998: 331) [43]
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2009: 1134) [7], tác động có nghĩa là
“làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định.”
“Tác động (cũng có thể xem như là kết quả) có thể như dự định hoặc không
như dự định; có thể là những tác động tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt được ngay
hoặc đạt được sau một thời gian nhất định; và có thể kéo dài hoặc không kéo dài.
Tác động có thể quan sát được, đo đếm được trong suốt quá trình thực thi, khi dự án
kết thúc hoặc sau một thời gian khi kết thúc dự án.” (DFID – Glossary, 1998).
1.1.3. Kết quả học tập
Trong khoa học và trong thực tế, kết quả học tập của SV được hiểu theo hai
nghĩa:
(1) Mức độ người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định do mình và GV
đề ra dựa trên các tiêu chí đo lường đánh giá;


6
Nguyên văn bằng tiếng Anh là: “Impact may also refer to program effects for the larger
community, more generally, it is a synonym for outcome.”
24

(2) Mức độ mà người học đạt được so với những người cùng học khác, thông
qua điểm số, xếp hạng.
Dù hiểu theo cách nào thì kết quả học tập đều thể hiện ở mức độ đạt được các
mục tiêu của việc dạy học gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ.
1.1.4. Tác động của tự học đến kết quả học tập
Từ các định nghĩa về tự học, tác động và kết quả học tập, ta có thể hiểu tác

động của tự học đến kết quả học tập như sau:
Tác động của tự học có thể coi như là kết quả của một quá trình tự giác tích
cực, gắn liền với ý thức, thái độ, động cơ, tình cảm, ý chí,… của người học nhằm
biến những kiến thức và kỹ năng học được từ sách vở, bạn bè, thầy cô,… thành tài
sản tri thức riêng của chính mình.
Tác động của tự học có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của người học.
Nghĩa là nếu biết cách tự học (có ý thức tự học tốt, thái độ tự học đúng đắn và
phương pháp tự học hiệu quả) thì kết quả học tập của SV sẽ cao hơn. Họ sẽ thu
được những kiến thức, kỹ năng, thái độ nằm trong mục tiêu của môn học nhiều hơn
so với những SV chưa có cách tự học hiệu quả.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
Cuối thế kỷ XX, trong bối cảnh đào tạo tín chỉ chiếm ưu thế với quan điểm
“lấy người học làm trung tâm” của quá trình dạy và học, một loạt các nghiên cứu lý
thuyết của các học giả nước ngoài về hoạt động tự học và năng lực tự học ra đời
trong lĩnh vực khoa học giáo dục như các học thuyết của Holec (1981) [31], Little
(1990) [35], Tudor (1996) [41], Benson (2001) [25], Oxford (2003) [37]…
Dưới đây là một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề
tài đang nghiên cứu:
Kirmani & Siddiquah (2008) [32] đã nghiên cứu tác động của một số yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả học tập của 353 SV của các ngành khác nhau thuộc trường
25

Đại học Punjab, Lahore (Pakistan). Hai tác giả này cho rằng, có 6 yếu tố chính tác
động đến thành tích học tập của SV trong trường đại học: học thuật, cá nhân,
phương tiện truyền thông, cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ và môi trường tổ chức.
Nghiên cứu này có xu hướng khám phá và phân tích các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng
đến kết quả học tập của SV đại học. Trong đó, các tác giả cũng chỉ ra rằng, ảnh
hưởng bởi đặc điểm cá nhân như ý thức, động lực, thái độ, năng lực, thói quen tự
học, thậm chí cả sức khoẻ cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến thành tích học tập của
SV.

Gross (2008) [5] đã nghiên cứu phương pháp học tập mới hơn, hiệu quả hơn,
phát triển toàn diện hơn để tìm ra cách thức xây dựng kế hoạch học tập suốt đời.
Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự học, đã đi từ những khám phá về khả
năng tự học của bản thân người học để xây dựng kế hoạch học tập suốt đời, đạt
được thành công như mong muốn trong sự nghiệp bằng cách xây dựng sự tự tin
trong học tập, cải thiện phương pháp tự học, nâng cao thái độ, ý thức tự học, phát
triển óc phân tích và tư duy sáng tạo, thiết lập những dự án học tập cho riêng bản
thân. Đặc biệt, tác giả đưa ra khái niệm invisible college (trường đại học vô hình).
Đây là một cách nhìn khác tại Mỹ, một xã hội học tập không có nghĩa là tất cả mọi
người đều phải đến trường. Đúng hơn, nó là một xã hội trong đó việc học tập và sự
phát triển gắn liền với toàn bộ lĩnh vực hoạt động trong cuộc sống của con người,
dù họ có đang tham gia vào các lớp học hay không. Tác giả đã đưa ra những bài học
từ chính kinh nghiệm của mình với những chia sẻ hướng dẫn hữu ích về kỹ năng tự
học và xây dựng định hướng phát triển của mỗi cá nhân, thực sự mang lại cách nhìn
mới và cách nghĩ mới về việc học.
Win & Miller (2005) [44] đã nghiên cứu một số yếu tố có tác động quyết
định đến kết quả học tập của 1.803 SV năm thứ nhất đang theo học 33 chuyên
ngành tại trường Đại học Western Autralia. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, kết
quả học tập của SV do 2 yếu tố chính quyết định, đó là yếu tố cá nhân và yếu tố môi
trường học tập. Trong đó, yếu tố năng lực tự học của mỗi cá nhân được coi là yếu tố
quan trọng nhất, tác động lớn đến kết quả học tập. Nghiên cứu cũng cho thấy, điểm
26

số đầu vào đại học và kết quả học tập của SV năm nhất có mối tương quan mạnh,
thuận chiều với nhau, đồng thời không có sự khác biệt về nơi học (trường công,
trường tư) trước khi SV vào đại học đối với kết quả học tập của SV.
Rubakin (2004) [21] đã đi sâu nghiên cứu vấn đề tự học, cho rằng tự học
không chỉ là xem sách mà phải biết so sánh cái viết trong sách với thực tế cuộc
sống, biết so sánh cái khoa học với cái không khoa học, biết liên hệ giữa các môn
khoa học với nhau, nghĩa là người học phải có phương pháp học và tính chủ động

trong tự học. Không nên sợ bất đồng ý kiến với người khác, không nghiên cứu cái
chung chung, mà phải nghiên cứu vấn đề đang được tranh luận − những vấn đề chủ
yếu của thời đại, mở rộng tầm nhìn cho bản thân. Ông cũng phân tích rõ mối liên hệ
giữa việc “tự học và đặc tính riêng của từng người.” Ông cho rằng, việc học chỉ
đem lại sự hưng phấn, hứng thú khi họ nhận được cái gì đó mới mẻ và thiết thực
cho cuộc sống. Trong đó, người học phải tin vào sức mạnh trí tuệ và khả năng của
mình, phải nỗ lực hết sức để học một cách thường xuyên và có hệ thống, có như vậy
người học mới thu được kết quả học tập cao. Cuối cùng, ông kết luận: “Hãy mạnh
dạn tự mình đặt ra câu hỏi rồi tự mình tìm lấy câu trả lời – đó chính là phương pháp
tự học.”
Bratti & Staffolani (2002) [26] đã nghiên cứu tác động của thời gian tự học
và thời gian dự lớp đến kết quả học tập của 371 SV năm nhất Khoa Kinh tế, Trường
Đại học Ancona (Ý). Hai tác giả này cho rằng, thời gian dự lớp có tác động thuận
chiều đến kết quả học tập, nhưng không mạnh bằng số giờ tự học của SV và tuỳ
theo từng đặc thù của môn học mà SV phân bổ thời gian hợp lý giữa tự học ở nhà
và học trên lớp sẽ cho kết quả học tập tốt hơn. Ví dụ, đối với những môn học thiên
về định tính (mang tính lý thuyết, hàn lâm) như Luật và Lịch sử kinh tế, việc phân
bổ thời gian tự học ở nhà nhiều hơn sẽ cho kết quả học tập cao hơn so với các môn
học mang tính thực hành, ứng dụng như Toán học và Kinh tế. Các tác giả cũng đã
xây dựng được mô hình lý thuyết phân bổ giữa thời gian học của SV và thành tích
học tập, qua đó có thể dự báo được kết quả học tập của SV khi áp dụng thành công
mô hình này.

×