Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Một số công ước quốc tế cơ bản về bảo hộ quyền tác giả và vấn đề thực thi tại Việt Nam = Some basic international conventions on the protection of copyrights an112912

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.72 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐÈ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC
MỘT SÓ CÔNG ƯỚC QUỐC TÉ c o BẢN
VỀ BẢO H ộ QUYÈN TÁC GIẢ VÀ VÁN ĐÈ THựC THI
TẠI VIỆT NAM
(MÃ SÓ: QL.08.02)
Some basic international conventions on the protection
of copyrights and their performance in Vietnam.
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: TS.GVC Nguyễn Lan Nguyen
ĐAI HOC QUỐC GIA HA NỘI_
TRUNG TẦM THỐNG TIN ĨHƯ VIỆN
OOOGCCCOCff
Hà nội 2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT TRONG NGHIÊN c ử u
4
PHÀN MỞ ĐÀU 5
1. TÍNH CÁP THIÉT CỦA ĐÈ TÀI 5
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ử u 5
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN c ử u CỦA ĐÈ TÀI 6
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 6
5. NHỮNG ĐỎNG GÓP CỦA ĐÈ TÀI 7
6. KÉT CÁU CỦA ĐÈ T À I 7
Chuong thứ nhất
LÝ LUẬN CHUNG VÉ QUYÈN TÁC GIẢ.VÀ MỘT SÓ CÔNG ƯỚC
QUÓC TỂ CO BẢN VÈ BẢO HỘ QUYÈN TAC GIA

8
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VÈ QUYÈN TÁC G IẢ 10


1.1.1. Lịch sử phát triên của pháp luật về quyền tác g iả I 0
1.1.2. Khái niệm quyền tác giả 16
1.2. MỘT SỎ CÔNG ƯỚC QƯÓC TÉ c o BẢN VÈ BẢO HỌ QƯYÈN TÁC GIẢ I 8
1.2.1. Đánh giá tông quan một số Công uức quốc tế cơ bản về bảo hộ quyền tác giả

19
1.2.2. Nội dung chính một số Công U'Ó’C quốc tế về bảo hộ quyền tác giá

22
1.3. Kĩ I LUẬN CHƯƠNG 1 50
Chương thứ hai
BẢO H ộ QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP LUẬT MỘT SÓ QUÓC GIA
VÀ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 51
2.1. PHÁP LUẠT BẢO H ộ QUYẺN TÁC GIẢ Ở MỘT SÓ QƯÓC GIA ĐIÊN HÌNH

.

.

.

.

.

.
53
2.1.1. Cộng hoà Pháp 53
2.1.2. Hoa Kỳ 54
2.2.3. Nhật Bản 57

2.1.4. Hàn Quốc 59
2.1.5. Trung Q uốc 60
2.2. PHÁP LƯẠT VIỆT NAM VÈ BAO HỌ QUYÊN TÁC GIẢ 62
2.2.1. Hệ thống các văn bán pháp luật của Việt Nam nhằm thực thi quyền tác giá 63
2.2.2. Hệ thống các cơ quan đảm bảo thực thi QTG
75
2.3. KÉT LUẠN CHƯƠNG 2 XI
Chuông thứ ba
GIẢI PHÁP NHẢM ĐẤY MẠNH HIỆU QUA THỤC THI CÁC CÔNG
ƯỚC QUỐC TẾ VÈ BAO HỘ QUYÈN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM

82
3.1. TÌNH HÌNH THỤC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ BAO HỌ QUYỀN
TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM TỪ SAU THỜI ĐIÉM VIỆT NAM GIA NHẬP CổN G ƯỚC
BERNE ĐÉN N A Y ’

84
3.1.1. Nhận định chung 84
3.1.2. Nguyên nhân cua các vi phạm quyền tác giá ở Việt Nam c)4
3.2. MỌT SO GIAI PHÁP KI ÉN NGHỊ
3.2.1. Tăng cường tuyên truyền một số Công ưóc quốc tế CO’ bản về bảo hộ QTG
mà Việt Nam đã ký kết 95
3.2.2. Đẩy mạnh hoat động của tổ chức quản lý tập thể QTG, tham kháo các tô
chức quản lý tập thể quốc tế trong việc lập cơ sỏ dữ’ liệu và lưu trử các tác phâm .99
3.2.3. Phối họp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước có thấm quyền trong hoạt
động thực thi QGT; nghiên cứu thành lập một CO’ quan Nhà nưó'c thống nhất quán
ly SHTT
.



100
3.2.4. Nghiên cứu việc thành lập Toà án chuyên giải quyết các tranh chap về
SHTT, đồng thời nghiên cứu xây dựng mô hình Ban trọng tài nhuận bút ỌTG .101
3.2.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ thục thi QTG từ Trung ưưng
đen địa phưong, xoá bỏ những hiện tượng tiêu cực trong các cơ quan chức năng 103
KÉT LUẠN CHUNG 106
Summary of Them 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT TRONG NGHIÊN c ứ u
QTG: Quyền tác giả
SHTT: Sở hữu trí tuệ
TRIPs: Agreement on Trade Related aspects of Intellectual Property rights
- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền
SHTT
UCC: Universal Copyright Convention - Công ước Toàn cầu về Bản
quyền.
WCT: WIPO Copyright Treaty - Hiệp ước của WIPO về QTG
WIPO: World Intellectua Property Organization - Tổ chức SHTT Thế giới.
WPPT: WIPO Perfomances and Programs Treaty - Hiệp ước của WIPO về
các chương trình phát thanh và thu thanh
WTO: World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới.
4
PHẢN MỞ ĐẢƯ
1. TÍNH CẮP THIÉT CỦA ĐÈ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu thể toàn cầu hoá hiện nay,
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong đó có quyền tác giả (QTG) đang là
mối quan tâm chung của toàn thế giới. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng và Nhà nước, quá trình đổi mới ở Việt Nam đã diễn ra một cách
toàn diện, đồng bộ ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đạt được nhiều
thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy việc hội nhập quốc tế tất yếu sẽ nảy sinh nhiều

vấn đề đòi hỏi phải có sự điều chỉnh kịp thời của pháp luật - công cụ hữu hiệu
của Nhà nước. Việc Việt Nam phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp
luật quốc gia trong đó có pháp luật SHTT để có sự tương thích với các quy
định của pháp luật quốc tế là hết sức cần thiết.
Trên cơ sở ký kết, gia nhập một số công ước quốc tế cơ bản về bảo hộ
QTG, pháp iuật Việt Nam thời gian qua đã góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế
trong việc sáng tạo, phổ biến, sử dụng và bảo vệ những sản phẩm trí tuệ của con
người nhàm khuyến khích làm giàu và phổ biến di sản văn hoá dân tộc. Việc
thực thi các công ước quốc tế có hiệu quả không chỉ thể hiện thái độ tôn trọng
các cam kết quốc tế mà còn là đòn bẩy, là công cụ giúp Việt Nam khác phục
tình trạng vi phạm bản quyền đáng lo ngại hiện nay, từng bước xây dựng vững
chắc nền tảng pháp luật bảo hộ QTG.
Bảo hộ bản QTG trong thời kỷ hội nhập là vấn đề thiết yếu không chỉ
thúc đẩy tính sáng tạo, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở
hữu QTG; tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh mà còn góp phần
lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế tri thức.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ử u
Những năm gần đây ở Việt Nam đã có một số công trình, tạp chí, bài báo
liên quan tới vấn đề SHTT và bảo hộ QTG, một số khía cạnh của lĩnh vực này,
5
chẳng hạn như: Sáng tạo văn học nghệ thuật, bản ghi, các tác phâm nghe nhìn,
kiến trúc, QTG về âm nhạc, băng đĩa v.v
Tuy nhiên, nhìn chung các công trình chủ yếu nghiên cứu về pháp luật
Việt Nam về bảo hộ quyền SHTT, pháp luật nước ngoài nói chung có liên quan
tới lĩnh vực này. Vì vậy, tác giả hy vọng nội dung mà đề tài này đề cập đến,
công trình chuyên khảo về: Một số công ước quốc tế cơ bản về bảo hộ QTG và
vấn đề thực thi tại Việt Nam, sẽ là một tư liệu có giá trị tham khảo không chỉ về
lý thuyết mà còn về thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN c ứ u CỦA ĐÈ TÀI
Làm sáng tỏ lý luận chung về QTG và bảo hộ QTG ở Việt Nam, trong sự

đối sánh với các quy định của luật pháp quốc tể về bảo hộ QTG: Công ước
Berne 1886, công ước đã được bổ sung, sửa đổi 8 lần và được giám sát thực thi
bởi tổ chức SHTT thế giới (WIPO). Đạo luật hiện hành của Công ước Beme là
đạo luật Paris ngày 24/7/1971 được sửa đổi bồ sung ngày 02/10/1979; Bảo hộ
quốc tế quyền kế cận theo Công ước Rome 1961; Bảo hộ quốc tế QTG theo
Hiệp định về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT
(TRIPs) 1994; Hiệp định khung của các nước ASEAN về Hợp tác SHTT 1995.
Thêm vào đó, tác giả cũng đề cập tới việc bảo hộ QTG thông qua một số Hiệp
định song phương mà Việt Nam đã ký kết.
Trên cơ sở các quy định này, đề tài nghiên cứu thực trạng bảo hộ QTG ở
Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị cơ bản nhằm đẩv mạnh hiệu quả bảo hộ
QTG ở Việt Nam ưong thời gian tới.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, sử
dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp để so sánh các
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành với các quy định trong các văn bản
cũ và các quy định quốc tế về bảo hộ QTG, tìm ra những ưu và nhược điềm của
các quy định trong luật Việt Nam. từ đó khẮc phục nhược điểm, phát huy ưu
6
điểm để đẩy mạnh việc thực thi bảo hộ QTG ở Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế,
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐÈ TÀI
Đe tài là một công trình nghiên cứu một cách hệ thống về bảo hộ QTG
theo quy định của một số công ước quốc tế và theo pháp luật Việt Nam. Điều
này giúp cho bản thân tác giả cũng như người đọc có được những kiến thức
tồng quát trong lĩnh vực này. Thêm vào đó, kết hợp với một số giải pháp đề
xuất, tác giả hy vọng tài liệu này sẽ góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy chuyên đề cho sinh viên chuyên ngành Luật Quốc tế.
6. KÉT CẤU CỦA ĐÈ TÀI
Đề tài được kết cấu thành 3 chương ngoài phần mở đầu, kết luận và danh

mục tài liệu tham khảo.
Chương 1 - Lý luận chung về quyền tác giả và một số Công ước quốc tế
cơ bản về bảo hộ QTG.
Chương 2 - Bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật một số quốc gia và theo
pháp luật Việt Nam.
Chương 3 - Giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả thực thi một số Công ước
quốc tế cơ bản về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam.
7
Chương thử nhắt:
LÝ LUẬN CHƯNG VẺ QƯYÈN TÁC GIẢ
VÀ MỘT SỐ CÔNG ƯỚC QUỐC TÉ c ơ BẢN
VÈ BẢO H ộ QUYỀN TÁC GIẢ
Chương thử nhắt: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QƯYÈN TÁC GLẢ VÀ MỘT
SÓ CÔNG ƯỚC QUÓC TÉ c ơ BẢN VỀ BẢO H ộ QƯYÈN TÁC GIẢ
1.1. LÝ LUẬN CHƯNG VỀ ỌƯYÈN TÁC GIẢ
1.2. MỘT SÓ CÔNG ƯỚC QƯÓC TẾ c ơ BẢN VÈ BẢO Hộ QƯYÈN TÁC
GIẢ
1.3. KÉT LUẬN CHƯƠNG 1
9
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VÈ QƯYÈN TÁC GIẢ
1.1.1. Lịch sử phát triển của pháp luật về QTG
Theo các luật gia La Mã, trước kia đối tượng của quyền sở hữu phải là
những đồ vật trong tay hay có thể nắm bắt được. Nhưng điều này không thể
thực hiện được nếu đồ vật là nhà cửa, đất đai về sau, quan niệm trên đã thay
đổi và khái niệm về đồ vật được mở rộng hơn tức là vật có thể chiếm giữ được
bàng "Olulis et affeetu" - "bằng mắt và bằng ý đồ" [25], điều này có nghĩa rằng
tài sản đối tượng của quyền sở hữu là những vật có thật và hiện hữu. về sau, khi
kinh tế, xã hội phát triển cùng với nhu cầu giao lưu thương mại, văn hoá, dần
dần con người nhận thấy có những đối tượng cho dù không hiện hữu hoặc
không tồn tại thực sự ở trạng thái tự nhiên nhưng vẫn có giá trị rất lớn và thuộc

quyền sở hữu của con người, đó là các sản phẩm trí tuệ. Và cũng giống như các
đối tượng khác của quyền sở hữu, loại tài sản này cũng cần phải được bảo vệ
bàng pháp luật.
Những ý tưởng đầu tiên về bảo vệ QTG bằng luật pháp chỉ thực sự xuất
hiện khi chiếc máy in đầu tiên ra đời. Phát minh về máy in do người thợ in
người Đức tên là Gutenberg tạo ra vào năm 1447 đã cho phép sản xuất nhanh
chóng bản sao các cuốn sách với chi phí tương đối thấp, tiết kiệm thời gian. Đây
là một điều thay đổi rất lớn trong lịch sử loài người mặc dù việc in ấn không
phải tới lúc này mới có mà đã xuất hiện từ trước đó rất lâu, vào năm 868 với các
bản in khắc bằng gỗ của người Trung Quốc [29].
Sự phát triển của ngành in kéo theo sự xuất hiện của ngành thương mại
mới là ngành in sách và bán sách. Nhu cầu học hỏi thông qua sách, báo được
nâng cao đã góp phần khiến cho yêu cầu bảo hộ các tác giả và các tác phẩm của
họ khỏi bị sao chép trái phép được đặt ra. Hơn nữa, nhu cầu được pháp luật bảo
vệ không chỉ đặt ra với các tác giả và các tác phẩm mà còn là đòi hỏi của các
10
nhà xuất bản sách nhằm tránh bị thua lỗ do phải cạnh tranh với sách báo in lậu.
Kết quả là các đạo luật đầu tiên về QTG được ban hành.
Quốc gia ban hành luật về QTG sớm nhất là Anh, với đạo luật Anne do
Nghị viện Anh thông qua năm 1710. Điều quan trọng nhất mà đạo luật này đã
chỉ ra là tác giả của các tác phẩm có quyền sản xuất hay in ấn tác phẩm của
mình trong thời hạn là 14 năm kể từ khi cuốn sách đó được xuất bản lần đầu.
Trong vòng 14 năm đó, người này có toàn quyền nhượng lại quyền sản xuất
cuốn sách cho người khác. Thời hạn bảo hộ này có thể kéo dài thêm 14 năm
nữa, tác là tổng cộng 18 năm [25].
Sau đạo luật Anne, vấn đề tác quyền lan đến nhiều quốc gia khác. Năm
1770, Quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn Đạo luật liên bang đầu tiên về QTG. Tiếp
theo, Đan Mạch cũng công nhận quyền của các tác giả bàng một sắc lệnh năm
1790. Còn ở Pháp, hai chế định về sở hữu văn học nghệ thuật được ghi nhận
trong hai bộ luật năm 1791 và 1793. Tại nước Phổ một cơ chế bảo vệ tương tự

cũng được đưa ra vào năm 1837. Trong Liên minh Bấc Đức, việc bảo vệ ỌTG
được đưa ra vào năm 1857 và được Đe chế Đức thu nhập và tiếp tục mở rộng
sau đó [48].
Bước phát triển đáng ghi nhớ tiếp theo trong lịch sử phát triển chế định
QTG là vào cuối thế kỷ 18, nhà triết học vĩ đại người Đức Kantr đã đưa ra quan
niệm rằng QTG không chỉ bao gồm những quyền lợi về mặt kinh tế mà còn cả
những quyền về mặt tinh thần. Những quyền còn được gọi là quyền nhân thân
này luôn gắn chặt với cá nhân tác giả. Mặt khác, ông cũng chỉ ra rằng pháp luật
phải đưa ra sự bảo hộ đối với các quyền nhân thân này, như quyền bảo toàn sự
nguyên vẹn của tác phẩm về tên gọi, nội dung, quyền đề tên hoặc bút danh trên
tác phẩm. Quan niệm của Kant đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới pháp luật về bản
quyền của các nước Châu Àu lục địa và trở thành nền móng cho hái niệm về
quyền nhân thân của tác giả.
Đầu thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển của giao lươ thương mại, nhu cầu
về giao lun văn hoá, trao đổi kiến thức cũng tăng lên. vấn đề bảo hộ QTG trước
11
đây mang tính chất lãnh thổ mạnh mẽ, lúc này đã vượt ra khỏi phạm vi một
quốc gia. Cộng thêm sự thay đổi về xã hội trong thời gian này đã làm nảy sinh
nhu cầu bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật không chỉ bó hẹp trong phạm
vi quốc gia. Chính những nguyên nhân này đã thúc đẩy các quốc gia, ngoài việc
ký kết với nhau các hiệp định song phương về bảo hộ QTG, còn phải chung sức
xây dựng nên một hệ thống bảo hộ đồng bộ giữa các quốc gia trên thế giới với
nhau.
Kết quả là, ngày 9/9/1886, Công ước Beme về bảo hộ các tác phẩm văn
học và nghệ thuật, thoả thuận quốc tế đầu tiên về bảo hộ QTG, đã ra đời. Công
ước thành lập Liên hiệp Beme để đảm bảo thực hiện việc bảo hộ QTG tại tất cả
các nước thành viên. Tuy Công ước đã được sửa đổi qua 8 lần: Tại Paris 1896,
Berlin 1908, Beme 1914, Rome 1928, Brussels 1948, Stockholm 1967, Paris
1971 và 1979 [26, tr. 157] nhưng cho đến nay Công ước vẫn được coi là nền
tảng cơ bản về bảo hộ quốc tế QTG, mang tính ràng buộc chung đối với tất cả

các quốc gia thành viên.
Theo văn bản Paris năm 1971, Công ước gồm có 46 điều, trong đó có 8
điều được bổ sung thêm, kèm theo Bản phụ lục gồm 6 điều khoản quy định
những ngoại lệ áp dụng đối với các quốc gia đang phát triển.
Sau Công ước Beme 1886, từ năm 1928 trên thế giới đã có sáng kiến của
nhiều nước về việc muốn xác lập một Công ước mang tính toàn cầu để thống
nhất những mối quan hệ quốc tế về QTG. Và cho đến ngày 6/9/1952, Công ước
QTG quốc tế với tên gọi "Công ước Bản quyền toàn cầu" đã được ký kết tại
Geneve, Thụy Sĩ. Công ước này gồm 21 điều, tiếp tục được sửa đổi và bổ sung
thêm 4 điều vào năm 1971 tại Paris.
Với mục tiêu xây dựng hệ thống bảo hộ bản quyền thích hợp với mọi
quốc gia trên thế giới, Công ước quy định những tiêu chuẩn ít chặt chẽ hơn so
với Công ước Beme. Mặc dù là một văn kiện quan trọng mang tính quốc tế điều
chỉnh chuyên Việt về QTG xong Công ước quy định tương đối chung chung về
12
các quyền được bảo hộ và đưa ra một thời hạn bảo hộ ngắn hơn so với thời hạn
được quy định trong Công ước Beme.
Tiếp theo Công ước Bản quyền toàn cầu, một công ước quốc tế có vai trò
và vị trí cũng không kém quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ QTG cũng đã ra đời
ngày 26/10/1961 tại Rome. Đó là Công ước quốc tế bảo hộ người biểu diễn,
người ghi âm và tổ chức phát song, hay còn được biết đến với tư cách là công
ước quốc tế về bảo hộ quyền kế cận QTG.
Công ước gồm 34 điều khoản, trong đó dành cho người biểu diễn, người
ghi âm, tồ chức phát sóng sự "đối xử quốc gia” từ phía các quốc gia thành viên
và khả năng ngăn cấm hay cho phép nhất định. Công ước không thiết lập liên
hiệp như Liên hiệp Beme mà thành lập Ưỷ ban liên chính phủ trên cơ sở quốc
gia thành viên để giải quyết những vấn đề trong quá trình hoạt động của Công
ước.
Tiếp sau Công ước Rome 1961 là hai công ước đáng chú ý trong lĩnh vực
quyền kế cận là "Công ước về bảo hộ nhà sản xuất các chương trình thu thanh

chống lại việc nhân bản không được sự cho phép của tác giả các chương trình
thu thanh" ký kết tại Geneve năm 1971, được biết đến như Công ước Chương
trình thu thanh; và "Công ước liên quan đến phân bổ chương trình tải các tín
hiệu chuyển bằng vệ tinh" được biết đến như Công ước Vệ tinh ký kết tại
Brussels năm 1974.
Công ước Geneve 1971 về chương trình thu thanh được ký kết nhàm
dành sự bảo hộ cho các nhà sản xuất chương trình thu thanh có quốc tịch của
một quốc gia thành viên chống lại việc nhân bản không được sự đồng ý và việc
phân phối, nhập khẩu để phân phối những nhân bản này.
Cồng ước Brussels năm 1974 về Vệ tinh quy định cho các quốc gia thành
viên phải áp dụng những biện pháp ngăn chặn việc phân phối không có thẩm
quyền tín hiệu các chương trình truyền qua vệ tinh.
13
Cũng cần nhắc tới tổ chức SHTT thế giới WIPO. WIPO là một tổ chức
quốc tế có mục đích giúp đỡ nhằm đảm bảo rằng quyền của người phát minh và
chủ sở hữu tài sản trí tuệ được bảo hộ trên toàn thế giới, và rằng các nhà phát
minh, tác giả được công nhận và hưởng thành quả từ tài năng của họ.
Nguồn gốc hình thành của WIPO bắt đầu từ năm 1883, năm ra đời của
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Công ước Paris đã thành lập một
Văn phòng Quốc tế nhằm quản ỉý việc thực hiện nhiệm vụ. Nam 1886, QTG băt
đầu được quốc tế biết đến với Công ước Beme về bảo hộ các tác phẩm văn học
nghệ thuật. Giống như Công ước Paris, Công ước Beme thành lập một Văn
phòng Quốc tế để thực hiện nhiệm vụ.
Năm 1883, hai Văn phòng nhỏ này hợp nhất thành một tổ chức Quốc tế
được gọi là Văn phòng Ọuốc tế Thống nhất về Bảo hộ SHTT (được biết đến
nhiều, với tên viết tắt tiếng Pháp - BIRPI), có trụ sở tại Beme, Thuỵ Sỹ, với 7
nhân viên. Tổ chức này là tiền thân của WIPO ngày nay - Một tổ chức năng
động với hơn 170 nước thành viên và 650 nhân viên trên toàn thế giới [50]
Khi tầm quan trọng của SHTT tăng lên, cơ cấu và hình thức tổ chức cũng
thay đổi. Năm 1960, BIRPI chuyển từ Beme đến Gemeva để gần hơn với Liên

Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác tại thành phố này. Một thập kỷ sau, tiếp
theo việc Công ước thành lập Tổ chức SHTT có hiệu lực, BIRPI trở thành
WIPO, tiếp tục cải tồ về cơ cầu và quản lý, có ban thư ký chịu trách nhiệm đối
với các nước thành viên.
Năm 1974, WIPO trở thành một tổ chức chuyên môn trong hệ thống tổ
chức của Liên Hợp Quốc, với nhiệm vụ quản lý các vấn đề về SHTT được các
nước thành viên Liên Hợp Quốc công nhận.
Năm 1898, BIRPI chỉ quản lý thực hiện 04 Hiệp định quốc tế. Một thế kỷ
sau, WIPO quản lý thực hiện 21 Hiệp định (02 trong đó được quản lý với sự
hợp tác của các tồ chức quốc tế khác) và thực hiện một chương trình hoạt động
phong phú đa dạng [50].
14
Sự phát triển liên tục của khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng toàn diện đên
cách sáng tác, sử dụng và phổ biến tác phẩm, chương trình trên phạm vi toàn
cầu. Chính vì lẽ đó, từ cuối những năm 80, WIPO đã băt tay vào việc chuân bị
những công cụ mới trong lĩnh vực QTG và quyền kế cận. Cụ thể là trong Hội
nghị ngoại giao diễn ra từ 2 đến 20/02/1996 đã đạt được hai hiệp ước mới: Hiệp
ước của WIPO về quyền tác giả (WCT) và Hiệp ước của WIPO về các chương
trình biểu diễn và thu thanh (WPPT).
Hiệp ước WCT về QTG của WIPO năm 1996 đề cập tới chương trình
máy tính và cơ sở dữ liệu là đối tượng được bảo hộ bằng QTG. Bên cạnh đó,
Hiệp ước khẳng định đặc quyền của tác giả trong việc phân phối tác phẩm hay
bản sao tác phẩm tới công chúng; quyền cho thuê mang tính thương mại và
quyền truyền thông tới công chúng bao hàm khả năng chuyển qua mạng
Intermet.
Hiệp ước của WPPT của WIPO năm 1996 về các chương trình biểu diễn
và thu thanh dành cho người biểu diễn đối với các chương trình cố định của họ
và các nhà sản xuất chương trình thu thanh các quyền kinh tế gồm quyền cho tái
bản, quyền phân phối, quyền cho thuê và quyền phổ cập tới công chúng (cũng
bao hàm cả hình thức truyền qua mạng Intermet). Ngoài ra, người biểu diễn

còn được ghi nhận các quyền tinh thần mà trước đây Công ước Rome chưa đề
cập tới. Thời hạn bảo hộ cho các đối tượng này cũng được mở rộng hơn so với
Công ước Rome.
Theo PGS.TS Hoàng Phước Hiệp, Vụ trưởne Vụ Pháp luật Quốc tế Bộ tư
pháp, trong bài nghiên cứu: “Mối quan hệ giữa Công ước Beme và các điều ước
của WIPO về QTG”, việc bảo hộ quyền SHTT được xác định theo hướng bảo
đảm áp dụng các tiêu chuẩn tiêu biểu về bảo hộ quyền sở hữu đang áp dụng ở
các nước và điều chỉnh pháp luật các nước liên quan cho phù hợp với các điều
ước quốc tế của WIPO, trên cơ sở Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công
nghiệp và Công ước Beme về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật. Tuy vậy,
trong thực tế một số lĩnh vực thuộc SHTT đã không được các điều ước quốc tế
15
của WIPO điều chỉnh. Trong một số trường hợp khác, các tiêu chuẩn bảo hộ
được mô tả trong các điều ước quốc tế đó không còn phù hợp với điều kiện
thương mại quốc tế ngày nay.
Trong bối cảnh hệ thống thương mại toàn cầu đang phát triển mạnh và
trước thực tế là lượng hàng hoá và dịch vụ do các quyền SHTT bảo hộ, trong đó
QTG và quyền kế cận trong quan hệ thương mại quốc tế đem lại rất lớn. Nhàm
chia sẻ hợp lý những lợi ích thương mại này, đồng thời tăng cường sự bảo hộ
đối với các quyền SHTT nói chung và để các quyền này không trở thành rào
cản trong thương mại quốc tế, tại vòng đàm phán Ưrruguay của Hiệp định tổng
quát về thương mại và thuế quan (GATT) năm 1994 đã đưa ra Thoả thuận về
những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT, gọi là Hiệp định
TRIPs.
Hiệp định TRIPs đã bồ sung một số lượng đáng kể các tiêu chuẩn bảo hộ
mới hoặc tiêu chuẩn bảo hộ cao hơn các điều ước quốc tế của WIPO.
Hiệp định TRIPs đã đưa ra một cơ chế chung đảm bảo thực thi các quyền
SHTT nói chung và QTG, quyền kế cận nói riêng đối với các thành viên của
WTO.
Việc ràng buộc một công ước về QTG với một thoả thuận về thương mại

cùng khả năng thực thi cũng như cơ chế giải quvết tranh chấp do TRIPs mang
lại chắc chắn sẽ cải thiện đáng kể thực trạng của vấn đề bảo hộ quốc tế QTG
trên phạm vi toàn cầu.
1.1.2. Khái niệm QTG
QTG - một bộ phận quan trọng của quyền SHTT, theo tổ chức SHTT thế
giới WIPO: "Bản quyền tác phẩm (copyright) là sự bảo hộ pháp lý dành cho chủ
sở hữu quyền của các tác phẩm gốc đã được sáng tạo ra, bao gồm quyền kinh tế
và quyền tinh thần". Một tác phẩm được bảo hộ QTG kể từ thời điểm tác phẩm
được ra đời mà không cần tiến hành thủ tục gì (như đăng ký, nộp lưu chiều )
để tác phẩm đó có điều kiện được bảo hộ. Tuy nhiên, bản thân các ý tưởng thì
16
không được pháp luật bảo hộ, pháp luật chỉ bảo hộ cách thức mà tác phâm được
thể hiện.
Nhìn chung, dấu hiệu chuẩn xác nhất để xác định tác giả của tác phâm là
việc một hoặc một số người bỏ công sức, trí tuệ để sáng tạo ra tác phẩm đó. Đây
là vấn đề hết sức quan trọng trong pháp luật về QTG xét cho cùng thì mục đích
chính của bảo hộ QTG là việc làm cho tác giả được hưởng đầy đủ hơn các
quyền lợi vật chất và tinh thần trên kết quả của sự sáng tạo của mình được thê
hiện thông qua tác phẩm.
Trong đa số các trường hợp, tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm.
Tuy nhiên, nếu tác phẩm được hình thành do tổ chức, cá nhân thuê, giao nhiệm
vụ cho tác giả hoặc được chuyển giao QTG hay thừa kế của tác giả đồng thời là
chủ sở hữu tác phẩm thì tổ chức, cá nhân này là chủ sở hữu tác phẩm.
Việc phân biệt giữa tác giả và chủ sở hữu tác phẩm có ý nghĩa quan trọng
đặc biệt khi xét về khía cạnh kinh tế vì khi sử dụng tác phẩm các chủ thể khác
phải xin phép và trả thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm.
Các quy định của WIPO không phân định riêng rẽ tác giả và chủ sở hữu
tác phẩm mà sử dụng chung một khái niệm là chủ sở hữu quyền.
QTG đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học phát sinh khi tác
phẩm được sáng tạo ra và được định hình dưới dạng vật chất nhất định. ỌTG

bao gồm các quyền kinh tế và các quyền tinh thần (còn gọi là quyền nhân thân).
Quyền nhân thân hay còn gọi là quyền tinh thần (moral rights) gồm
những quyền: quyền đứng tên thật hay bút danh trên tác phẩm, quyền đặt tên,
quyền nêu tên thật hay bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, quyền
cho phép hay không cho phép người khác công bố, sử dụne tác phẩm, quyền
bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm Các quyền tinh thần nàv của tác giả được
bảo hộ vô thời hạn và không thể chuyên giao.
Quyền kinh tế (economic rights) bao gôm: quyền sao chép, quyền dịch
tác phẩm ra một ngôn ngữ khác, truyền đạt tác phâm tới công chúne, phân phối,
17
DAI HỌC GUỐC GIA HA NÒI
TRUNG TÁM ĨHÓ NG Tín ỉh ư v iẻ n
nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, về nguyên tác các quyền này có thời
hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời.
Bên cạnh bản quyền tác phẩm, WIPO cũng có những quy định về quyền
liên quan (related rights) hay còn gọi ỉà quyền kề cận (neighbouring rights).
Quyền liên quan có mối quan hệ khăng khít với QTG, thể hiện ở chỗ thông qua
các trung gian (người biểu diễn, tổ chức sản xuất bản ghiâm, tổ chức phát
sóng ) bàng cách thức, phương tiện khác nhau sẽ giúp tác phẩm đến được với
công chúng. Nó được coi là quyền phái sinh từ QTG và là kết quả của sự phát
triển cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Như vậy, quyền liên quan là quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất,
xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng trong mối quan hệ với chương trình
biểu diễn, chương trình phát sóng có sử dụng tác phẩm của người khác.
Trong thực tể tồn tại hai cách gọi khác nhau trong lĩnh vực bảo hộ bàng
pháp luật các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, đó là QTG (Author's
right) và bản quyền (copyright).Điều này thể hiện hai cách tiếp cận khác nhau
của hai hệ thống pháp luật trên thế giới là hệ thốns pháp luật Anh, Mĩ -
Common Lau và hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa - Linh Lan.
Nếu như bản quyền nhấn mạnh quyền sao chép, nhân bản tác phẩm (bảo

vệ các nhà khai thác giá trị kinh tế của tác phẩm mà không phải là người sáng
tạo tác phẩm) thì QTG nhằm đặt tác giả vào trung tâm, ưu tiên việc bảo hộ
quyền của tác giả đối với tác phẩm.
Xét về bản chất, QTG (còn được gọi là bản quyền) là một tập hợp các độc
quyền đối với tác phẩm. Thông thường, mỗi quyền trong số các độc quyền này
có thể được chuyển giao từ tác giả cho các cá nhân, tổ chức khác, trừ một vài
ngoại lệ liên quan đến quyền nhân dâ không thể chuyển giao.
1.2. MỘT SÓ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ c ơ BẢN VÈ BẢO H ộ QUYÈN
TÁC GIẢ
18
1.2.1. Đánh giá tổng quan một số Công uức quốc tế cơ bản về bảo hộ quyền
tác giả
Ngày nay, việc các quốc gia nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của vấn
đề bảo hộ một cách toàn diện những sáng tạo trí tuệ của con người đã được thể
hiện thông qua hành động cụ thể việc các quốc gia đã tham gia hoặc ký kết hàng
loạt văn bản pháp quy quốc tế mang tính phổ cập toàn cầu như Công ước Beme
năm 1886, Công ước Toàn cầu về bản quyền năm 1952, Công ước Rome năm
1961, Công ước Chương trình thu thanh năm 1971, Công ước Vệ tinh năm 1974
và gần đây là Hiệp định TRIPs năm 1995 về các khía cạnh liên quan đến thương
mại của quyền SHTT
Mỗi quốc gia, trong quá trình phát triển và hội nhập vào nền kinh tế và trí
thức của nhân loại, không thể không xem xét và tiến hành nghiên cứu một cách
kỹ lưỡng, đầy đủ, chi tiết những văn bản pháp lý quốc tế trên đề có thề hưởng
những lợi ích to lớn xuất phát từ việc nếu tham gia các công ước đó.
Trước hết là hai công ước quốc tế quan trọng đầu tiên: Công ước Beme
và Công ước Toàn cầu về bản quyền. Có nhiều lý do để có thể nói rằng Công
ước Toàn cầu về bản quyền đưa ra những tiêu chuẩn ít chặt chẽ hơn so với
Công ước Beme.
Công ước Toàn cầu về bản quyền đưa ra một danh sách các tác phẩm
được bảo hộ không được chi tiết như Công ước Beme và có phần không rõ

ràng. Mặt khác, nếu như Công ước Beme khẳng định sự bảo hộ của Công ước
đối với các quyền cụ thể của tác giả và từ đó họ có thể được sự bảo hộ của Công
ước đối với những quyền một cách trực tiếp thì Công ước Geneva 1952 lại chủ
yếu dựa trên cam kết của các nước thành viên sẽ đảm bảo dành một sự bảo hộ
có hiệu quả trên cơ sở không trái với tinh thần của Công ước. Hơn nữa, việc
thời hạn bảo hộ tối thiểu của Công ước thấp hơn so với Cône ước Beme cũng
tạo khả năng tham gia rộng hơn cho các quốc gia.
Nguyên tắc của việc bảo hộ theo Công ước Beme gồm:
19
Thứ nhất là nguyên tắc "đối xử quốc gia", theo đó một quốc gia thành
viên phải dành cho tác phẩm được bảo hộ ở một nước thành viên khác sự bảo
hộ như đối với các tác phẩm của công dân nước họ.
Thứ hai là về quyền tối thiểu, nghĩa là Công ước không hạn chế việc mở
rộng mức độ bảo hộ so với Công ước của các quốc gia thành viên mà họ phải
quy định trong hệ thống pháp luật nước mình mức bảo hộ ít nhất phải như Công
ước đã thiết lập.
Cả hai Công ước đều dành những ưu đãi riêng đối với các nước đang phát
triển trong việc đưa ra một cơ chế đơn giản hơn cho phép các nhà xuất bản bản
ở các nước này có thể có được giấy phép xuất bản các tác phẩm nước ngoài.
Hai Công ước quốc tế cơ bản về bảo hộ QTG nói trên đã chừa lại một
khoảng trống mà trên thực tế, sự ra đời của Công ước Rome 1961 là nhằm bù
lấp khoảng trống đó. Cồng ước Rome 1961 bao quát lĩnh vực quyền kế cận gồm
quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất chương trình thu thanh và tổ chức phát
sóng. Công ước này có mối quan hệ khá mật thiết với hai Công ước về QTG nói
trên ở hai khía cạnh. Thứ nhất, việc bảo hộ theo Công ước này không được làm
ảnh hưởng theo bất kỳ cách nào đến QTG đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
(điều 1). Thứ hai, để trở thành thành viên của Công ước, quốc gia phải tham gia
hoặc Công ước Beme, hoặc Công ước Toàn cầu về bản quyền (điều 24). Cũng
có nghĩa là, khi quốc gia không còn là thành viên của Công ước Beme lẫn Công
ước Toàn cầu về bản quyền thì quốc gia đồng thời chấm dứt tư cách thành viên

Công ước Rome 1961 của mình.
Đối với Công ước Rome 1961, việc bảo hộ cũng chủ yếu dựa trên nguyên
tắc "đối xử quốc gia". Và như vậy, người trình diễn, nhà sản xuất chương trình
ghi âm, các tổ chức phát sóng được hưởng tại các quốc gia thành viên của Công
ước những quyền tương tự như các quốc gia này dành cho công dân của họ,
ngoại trừ những hạn chế quy định cụ thể trong Công ước (khoản 2, Điều 2).
Đối với người trình diễn, sự bảo hộ tối thiểu theo Công ước được bảo
đảm thông qua việc đưa ra "khả năng ngăn cấm" đối với những hành động nào
20
đó được tiến hành mà không có sự đồng ý của họ, thay cho việc liệt kê những
quyền tối thiểu mà họ được hưởng.
về phía các nhà sản xuất chương trình ghi âm và các tổ chức phát sóng,
Công ước Rome 1961 quy định cho họ quyền cho phép hoặc ngăn cấm đối với
những công việc cụ thể.
Tiếp sau Công ước Rome nầm 1961, có hai Công ước quốc tế cũng khá
quan trọng và đáng chú ý trong lĩnh vực quyền kế cận QTG ra đời. Đó là "Công
ước chương trình thu thanh năm 1971" và "Công ước vệ tinh năm 1974". Hai
Công ước này ra đời thực chất nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách, kết quả của sự
phát triển công nghệ tại thời điểm đó.
Trong lịch sử phát triển của mình, hai Công ước này đã mang lại những
hiệu quả nhất định. Khác với Công ước Rome 1961, hai Công ước này mở rộng
cho mọi thành viên của Liên hiệp quốc và thay cho việc bảo hộ trên cơ sở "đối
xử quốc gia", các Công ước này chỉ buộc các quốc gia quy định sự bảo hộ
chống lại hành vi bất hợp pháp, có nghĩa là các quốc gia không bát buộc phải
trao mọi quyền cho chủ sở hữu của quốc gia khác như họ đã dành cho công dân
của quốc gia mình.
Trong các Cồng ước quốc tế kể trên, những quy định liên quan tới vấn đề
thực thi các quyền luôn được đưa ra rất ít và thường mang tính chung chung.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và thương mại quốc tế, Hiệp định
TRIPs đã đưa ra một cơ chế đảm bảo thực thi các quyền SHTT nói chung là chi

tiết và dường như có hiệu quả hơn.
Hiệp định TRIPs đã đặt ra nghĩa vụ đối với các quốc gia thành viên trong
việc quy định các thủ tục bình đẳng và công bằng đối với các chủ sờ hữu QTG
để họ có thể thực thi các quyền của mình và có được những quvết định của Toà
án, việc bồi thường thiệt hại hay những phương cách khác cũng như các biện
pháp tạm thời nhàm ngăn chặn sự vi phạm, bảo quản chíme cứ hoặc cho phép
các cơ quan hải quan được phạt giữ lại những hàng vi phạm theo yêu cầu của
21
chủ sở hữu QTG. Ngoài ra, các hình phạt hình sự ít nhất phải được áp dụng đối
với việc vi phạm bản quyền với quy mô thương mại lớn.
Nghiên cứu những Công ước quan trọng về QTG nói trên, một mặt cho
chúng ta thấy một hệ thống bảo hộ quốc tế đồng bộ và hiệu quả, mặt khác cũng
thể hiện một tiến trình phát triển của pháp luật quốc tế về lĩnh vực này, từ buổi
ban đầu của thời đại công nghiệp cho đến nay, trước ngưỡng của thời đại thông
tin.
Điều này cũng cho thấy rằng, trên nền tảng cơ bản đã được xây dựng
trong nhiều năm qua, pháp luật quốc tế về bảo hộ QTG sẽ còn phát triển và vẫn
tiếp tục pháp triển nhanh hơn. Những phần dưới đây sẽ xem xét vấn đề bảo hộ
QTG chủ yếu qua các Công ước: Công ước Beme 1886, Công ước Rome 1961,
Hiệp định TRIPs 1995.
1.2.2. Nội dung chính một số Công ước quốc tế về bảo hộ quyền tác
giả
1.2.2.1. Bảo hộ quốc tế quyền tác giả theo Công ước Berne
Công ước Beme được ký kết vào năm 1886 với số thành viên lúc đầu là
50 quốc gia. Tại điều 2 Công ước Beme đã chỉ ra rằng những tác phẩm văn học
và nghệ thuật được bảo hộ bao gồm " tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn
học, khoa học và nghệ thuật bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới
hình thức nào ".
Đẻ dẫn chứng cho nội dung này, điều này của Công ước đồng thời đưa ra
một danh sách những loại hình sản phẩm được coi là tác phẩm văn học, nghệ

thuật được bảo hộ.
Ngoài ra, các tác phẩm sáng tạo dựa trên các tác phẩm văn học nghệ thuật
như tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể (khoản 3 điều 2) và các tuyển tập,
những bộ bách khoa từ điển, các hợp tuyển được chọn lọc và kết hợp từ các tác
phẩm văn học nghệ thuật, tạo thành một sáng tạo trí tuệ (khoản 5 điều 2) cũng
được Công ước bảo hộ như đối với các tác phẳm gốc miễn sao chúng không
22
ỉàm phương hại đến QTG của tác phẩm gốc. Đó là tiêu chí bảo hộ chung cho
các tác phẩm vãn học nghệ thuật của Công ước.
Bên cạnh đó, Công ước cũng dành cho quốc gia quyền tự quyết định
trong pháp luật của mình một số vấn đề cụ thể.
Thứ nhất, khoản 2 Điều 2 Công ước quy định, pháp luật quốc gia có
quyền quyết định không bảo hộ đối với những tác phẩm nhất định khi tác phẩm
ấy chưa được công bố dưới một hình thái vật chất. Ví dụ như một tác phẩm sân
khấu, có thể là một vở kịch, một điệu múa theo như điều này sẽ không được bảo
hộ nếu như chưa được ghi lại trên băng Video
Thứ hai, pháp luật quốc gia có thẩm quyền quyết định không bảo hộ hay
bảo hộ một phần hoặc quy định điều kiện bảo hộ đối với các văn bản Nhà nước
thuộc các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp, các tác phẩm nghệ thuật ứng
dụng và các bài diễn văn chính trị, bài phát biểu.
Điều 20 của Công ước Beme cũng đặt ra quy định: “Chính phủ các nước
liên hiệp Beme được bảo lưu quyền ký kết những thoả thuận chuyên biệt giữa
họ với nhau nhằm nhờ những thoả thuận đó mà các tác giả bản quyền có được
những quyền ưu đãi hơn những quyền có được theo Công ước Bern, hoặc có
chứa đựng những quy định không trái với Công ước này”.
Quy định này là đặc biệt quan trọng khi các thành viên Công ước Beme
đồng thời là thành viên của WTO (và bị ràng buộc theo TRIPs). Trong trường
hợp như vậy TRIPs sẽ là “luật riêng” (lex specialis) của Công ước Berne (lex
generals) theo nghĩa điều 20 của Công ước Beme.
* Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả

Công ước Beme không đưa ra một khái niệm nào về tác giả nhưng có thể
ngầm hiểu tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm, còn tác phẩm là tất cả các tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đã được trình bày cụ thể ở trên.
23
Căn cứ vào Điều 3 của Công ước có thể rút ra một nhận xét là tác giả
theo Công ước Beme là các cá nhân chứ không gồm các tổ chức. Hầu hết các
quốc gia cùng quan niệm như vậy.
Khi một tác phẩm được sáng tạo nên bởi nhiều người thì QTG là quyền
chung của những người cộng tác đó (Điều 7 bis).
Thông thường thì tác giả là chủ sở hữu đầu tiên đối với tác phẩm. Tuy
nhiên, có những quyền của tác giả lại có thể chuyển nhượng nên dẫn tới khái
niệm chủ sở hữu QTG. Khoản 2 Điều 2 có nói ràng "Việc bảo hộ này được
dành cho tác giả và những người chủ sở hữu QTG".
Công ước Beme cũng không đưa ra khái niệm về chủ sở hữu QTG nhưne
có thể hiểu đây thông thường là những người được chuyển giao QTG và những
người mà tác giả sáng tác tác phẩm dựa trên yêu cầu của họ như pháp luật quốc
gia quy định. Việc xác định chủ sở hữu QTG có tầm quan trọng rất lớn vì nó
ảnh hưởng trực tiếp tới việc hưởng QTG.
Một vấn đề đặt ra khi xem xét các tác phẩm sáng tạo nên từ sự đóng góp
của nhiều người. Có hai trường hợp như sau:
+ Thứ nhất, sự đóng góp của các đồng tác giả là không thể phân chia. Nói
chung trong trường họp này, họ được hưởng những quyền ngang nhau.
+ Thứ hai là trường hợp mà tác phẩm được tạo nên từ những phần đóng
góp có thể xác định được. Ví dụ cho trường hợp này là tác phẩm điện ảnh trong
đó người ta có thể phân định được thành những phần khá rồ rệt như: Kịch bản,
âm nhạc, thiết kế mỹ thuật Điều 14 bis đặt ra vấn đề cho pháp luật quốc gia
trong việc quy định ai được hưởng QTG đối với tác phẩm điện ảnh.
Tóm lại, bên cạnh tiêu chí bảo vệ các quyền tinh thần không thể chuyển
giao của bản thân tác giả thì việc xác định người được hưởng quyền trên cơ sở
đó bảo hộ các quyền của họ là trọng tâm của pháp luật về bảo hộ quốc tế QTG.

* Điều kiện để được bảo hộ
24

×