Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sử dụng đất của một số mô hình kinh tế trang trại khu vực miền núi phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn Lấy ví dụ tại huyện bắc hà ,tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.3 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN
TÊN ĐỀ TÀI:
'ỈGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM Tổ CHỨC sử DỤNG ĐẤT CỦA MỘT s ố
• • •
HÔ HÌNH KINH TẼ TRANG TRẠI KHU v ự c MlỂN NÚI PHỤC v ụ
PHÁT TRIỂN KINH TÊ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
(LẤY VÍ DỤ TẠI HUYỆN BẤC HÀ, TỈNH LÀO CAI)
MÃ SỐ: QT - 01 - 48
CHỦ TRÌ ĐÊ TÀI: ThS. THÁI THỊ QUỲNH NHƯ
GVC. NGUYỄN ĐỨC KHẢ
HÀ NÔI. 2005
1
TÊN ĐỂ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM T ổ CHỨC sử DỤNG ĐẴT CỦA MỘT s ố MÔ
HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI KHU v ự c MIEN n ú i p h ụ c v ụ p h á t
TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
(LÂY VÍ DỤ TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI)
Mã số: QT - 01 - 48
Chủ trì đề tài: ThS. Thái Thị Quỳnh Như
GVC. Nguyễn Đức Khả
Cán bộ phối hợp: TS. Trần Vãn Tuấn
TS. Trần Quốc Bình
ThS. Vũ Thị Hoa
ThS. Phạm Thị Phin
CN. Lê Thị Hồng
HÀ NỘI, 2005
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN
2
BÁO CÁO TÓM TẮT


Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sử dụng đất của m ột sô mô hình kinh tê
rang trại khu vực miền núi phục vụ phát triển kinh tê nông nghiệp - nông thôn (lấy
’í dụ tại huyện Bắc Hà, tinh Lào Cai)
ỉ. Chủ trì đề tài: ThS. Thái Thi Quỳnh Như
GVC. Nguyễn Đức Khả
(. C án bộ phối hợp: TS. Trần Văn Tuấn
TS. Trần Quốc Bình
ThS. Vũ Thị Hoa
ThS. Phạm Thị Phin
CN. Lê Thị Hồng
ị. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
ị.l. Mục tiêu:
- Tổng hợp và đánh giá sự phát triển của kinh tế trang trại nói chung ở Việt Nam.
- Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Lào Cai nói chung Bắc Hà nói
riêng.
- Phân loại các mô hình kinh tế trang trại theo đặc điểm sử dụng đất ở Bắc Hà.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế trang trại ở vùng đồi núi.
1.2. Nội dung:
- Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.
3
- Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại trong phát triển kinh tế đất nước ở giai đoạn công
nghiệp hóa.
- Đặc trưng của các mô hình kinh tế trang trại miền núi.
- Hiện trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Bắc Hà.
- Phân loại các mô hình kinh tế trang trại ở Bắc Hà.
- Tình hình sử dụng đất theo các mô hình kinh tế trang trại ở Bắc Hà.
- Giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại ở vùng đồi núi.
5. Các kết quả đạt được
- Đăng một bài báo ở tạp chí Quản lý đất đai - Cộng Hòa Liên Bang Nga
- Giúp chủ trì đề tài làm luận án tiến sĩ ở Matxcơva (2003 - 2005)

- Một báo cáo tổng hợp.
). Tình hình kinh phí của đề tài
Tổng kinh phí: 17.000.000 đ. Thực hiện trong ba năm: 2000 - 2003. Đã quyết toán xong
với tài vụ.
>CÁC NHÂN CỦA BAN CHỦ NHIÊM KHOA ĐồN G CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
XÁC NHẬN CỦA TRUỒNG
4
SUMMARY
1. Project title: Studying characteristics land use organizing of farm economic models
mountainous area for rural economic development of Vietnam (case study: Laocai
province).
2. Project coordinators: MSc. Thai Thi Quynh Nhu,
Sen. Lee. Nguyen Due Kha
3. Co-operative officials:
Dr. Tran Van Tuan
Dr. Tran Quoc Binh
MSc. Vu Thi Hoa
MSc. Pham Thi Phin
BSc. Le Thi Hong
4. Objectives and contents
4.1. Objectives
- Analysing and assessing the development of farm economics in Vietnam
- Assessing the development of farm economics in Laocai Province, particularly in Bac
Ha District.
- Classifying farm economic models in Bac Ha District based on land-use characteristics.
- Suggesting some solutions for improving the development of farm economics in
mountainous areas of Vietnam.
4.2. Contents
- The process of formation and development of farm economics in Vietnam.
- The role and position of farm economics in the economic development process in the

period of industrialization of Vietnam.
- Specific characteristics of farm economic models in mountainous areas.
- The state of farm economics development in Bac Ha District.
- The classification of farm economic models in Bac Ha District.
- Land-use situation by farm economic models in Bac Ha District.
- Solutions for improving the development of farm economics in mountainous areas of
Vietnam.
5
5. Achieved results
- One scientific paper published in the Journal of Land Adminisfration (Russian
Federation).
- Scientific support for a doctoral thesis on Land Administration (2003-2005, Russian
Federation).
- A full report.
6
MỤC LỤC
Lời nói dầu 9
Chương 1: Vai trò và nhiệm vụ của trang trại trong quá trình phát triển nền kinh tê
quốc dân 11
1.1. Quá trình hình thành và phát triển trang trại

.

11
1.1.1. Khái niệm về trang trại 11
1.1.2. Các mô hình kinh tế trang trại 14
1.1.3. Xu hướng phát triển các mô hình trang trại 17
1.1.4. Trang trại ở một số nước trên thế giới
18
1.2. Nghiên cứu quá trình hình thành trang trại ở Việt Nam 21

1.2.1. Các trang trại thời Lý - Trần
21
1.2.2. Các loại đồn điền phong k iến 22
1.2.3. Các đồn điền thời Pháp 22
1.2.4. Các nông-lam trường quốc doanh sau Cách mạng Tháng 8

23
1.3. Đánh giá quá trình phát triển trang trại ở Việt Nam sau năm 1993
24
1.4. Vai trò và vị trí của trang trại trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc doanh ở giai
đoạn công nghiệp hóa 36
Chương 2: Nghiên cứu kinh tẻ trang trại khu vực miền núi 41
2.1. Những đặc trưng cơ bản của các mô hình trang trại miền núi

41
2.2. Hiện trạng các mô hình trang trại tỉnh Lào C ai 43
2.3. Các yếu tố sản xuất cơ bản của kinh tế trang trại Lào Cai trong tương quan với các khu
vực miền núi ở nước ta 46
7
2.3.1. Đất đai 46
2.3.2. Vốn và nguồn vốn 47
2.3.3. Lao động 48
Chương 3: Nghiên cứu tổ chức sử dụng đất trong mô hình trang trại huyện Bắc H à . 50
3.1. Điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội 50
3.1.1. Vị trí địa lý 50
3.1.2. Địa hình 50
3.1.3. Khí hậu, thủy văn 50
3.1.4. Tài nguyên rừng và khoáng sản 52
3.1.5. Tài nguyên du lịch và nhân văn 52
3.1.6. Đánh giá chung 53

3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Bắc H à 53
3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 53
3.2.2. Đánh giá tình hình sử dụng và biến động đất đ ai 59
3.3. Đánh giá tổng quan tình hình sử dụng đất trang trại của huyện Bắc Hà

59
3.4. Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất cho các mỏ hình trang trại đến
năm 2010 66
3.4.1. Tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất
66
3.4.2. Phân tích các mô hình trang trại ở Bắc H à 70
3.5. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế trang trại vùng đồi núi
72
Kết luận 77
Tài liệu tham khảo 79
Mục lục
8
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và kinh tế nông
nghiệp - nông thôn nói riêng, nước ta đã có những bước phát triển mới và dài trong công
cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn mà một lĩnh vực quan trọng nổi bật
lên hiện nay là mô hình kinh tế trang trại (KTTT). KTTT đã thu hút một khối lượng lớn tiền
vốn trong nhân dân và các tổ chức kinh doanh vốn của nhà nước; thu hút một lực lượng quan
trọng lao động trong xã hội mà trước hết là lao động gia đình chủ trang trại; thúc đẩy mạnh
mẽ việc khai thác diện tích đất trống đổi núi trọc, diện tích hoang hóa vào sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản - hải sản, đổng thời KTTT cũng góp phần quan
trọng đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh cao sản, định hướng cho nông
dân vươn tới sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn.
Tuy nhiên, trên con đường phát triển, đổi mới, trên cơ sở nền kinh tế thị trường KTTT
đang còn ở gian đoạn ban đầu còn nhiều bất cập nẩy sinh ở cả các vấn đề lớn về chính sách,

chế độ và thẩm quyển quản lý, trình độ quy hoạch mà trước hết là quy hoạch sử dụng đất đến
cả các vấn đề cụ thể như lao động, tiền vốn, hiệu quả sử dụng đất, trình độ, năng lực liên kết
của chủ trang trại,
Việc nghiên cứu sử dụng đất của một số mô hình KTTT ở khu vực miền núi là một cách
tiếp cận để phát hiện các bất hợp lý, các bất cập ở cả các điều kiện khách quan và chủ quan,
nhằm hướng tới sự phát triển KTTT đạt hiệu quả cao, đúng hướng và đáp ứng được các tiêu
chí chính của sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong nền kinh tế thị trường ở giai đoạn công
nghiệp hóa. Đề tài cấp Đại học Quốc gia “Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sử dụng đất của một
số mô hình kinh tế trang trại khu vực miền núi phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp - nông
thôn” được chọn lấy thí dụ ở một huyện miền núi phía Bắc, xa và khó khăn là huyện Bắc Hà,
tỉnh Lào Cai là nhằm góp phần vạch ra một số đặc trưng trong sử dụng đất của các trang trại
9
miền núi và góp phần tìm các giải pháp hiệu quả để tiếp tục phát triển KTTT. Sau nhiều năm
nỗ lực, đề tài đã được hoàn thành với báo cáo tổng hợp được cơ cấu thành 3 chương chính:
Chương 1: Vai trò và nhiệm vụ của trang trại trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc
Chương 2: Nghiên cứu kinh tế trang trại khu vực miền núi.
Chương 3: Nghiên cứu tổ chức sử dụng đất trong các mô hình KTTT huyện Bắc Hà.
Do điều kiện khó khăn chung của các đề tài khoa học triển khai ở miền núi, do nguồn
kinh phí hạn chế, do nguồn tài liệu điều tra và thống kê thiếu, không đồng bộ, nhóm tác giả
thực hiện để tài đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoàn chinh báo cáo. Mặc dù đã rất
nỗ lực, cố gắng, song báo cáo chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, nhóm tác giả rất mong
nhận được sự phê bình đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý và các đồng
nghiệp.
Nhóm tác giả xin được bầy tỏ lòng biết ơn tới Ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc
gia, phòng Khoa học - Công nghệ trường ĐHKHTN, Khoa Địa lý, UBND huyện Bắc Hà,
phòng Khoa học - Công nghệ và phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
và đông đảo các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành báo cáo này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2005
CÁC TÁC GIẢ
10

CHƯƠ NG 1
VAI TRÒ VÀ NHIỆM v ụ CỦA TRANG TRẠI TRONG QUÁ TRÌNH
PH Á T T RIỂN NỀN KINH TẾ Q U Ố C DÂN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển trang trại ở Việt Nam và một sô nước
1.1.1. Khái niệm về trang trại
Trong lịch sử phát triển nền nông nghiệp của các nước trên thế giới, hình thức sản
xuất nông nghiệp tập trung trên một diện tích rộng lớn, nhằm sản xuất ra một khối lượng
sản phẩm mang tính chất hàng hoá đã xuất hiện từ rất lâu. Việc canh tác trên những khu
vực nhỏ, phân tán với lượng sản phẩm nhỏ thu được chỉ phục vụ cho nhu cầu của bản
thân hoặc chỉ để trao đổi những hàng hoá thiết yếu. Cùng với sự phát triển của xã hội,
nhất là đối với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì sản xuất theo hình thức cá thể
như trước đã không còn phù hợp mà thay vào đó là hình thức sản xuất nông nghiệp tập
trung.
Các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trong các hình thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa có những điểm chung chủ yếu sau:
+ Về mục đích sản xuất: Các hình thức sản xuất tập trung nói trên đều sản xuất ra
khối lượng sản phẩm lớn hơn so với hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống phân tán
trên những ruộng đất nhỏ. Mục đích sản xuất là tạo ra khối lượng hàng hoá đủ lớn, phục vụ
cho nhu cầu của thị trường, sản phẩm đã mang đầy đủ tính chất của một loại hàng hoá, và
hàng hóa nông nghiệp cũng tuân theo quy luật cung cầu và các quy luật khác của nền kinh
tế thị trường.
+ Về sở hữu: Trang trại có nhiều hình thức sở hữu khác nhau, sở hữu Nhà nước, sở
hữu tập thể hoặc sở hữu tu nhân
+ Phương thức sản xuất: Kinh tế trang trại cũng hoàn toàn tuân theo các tác động
và chi phối của nền kinh tế thị trường, sự thay đổi lớn lao của quan hệ sản xuất xã hội đã
tạo điều kiên và động lực mạnh mẽ thúc đẩy hình thức nông nghiệp tập trung chuyển lên
11
một trình độ mới, cao hơn. Nhu cầu của xã hội cũng khiến mức đầu tư về kỹ thuật, kinh
tế, tổ chức của các trang trại cao hơn nhiều so với phương thức sản xuất nhỏ, phân tán.
Để làm rõ khái niệm về trang trại, trước hết chúng ta cần phân biệt 2 thuật ngữ “trang

trại” và “kinh tế trang trại”. Kinh tế trang trại là nói đến mặt kinh tế của trang trại, là
tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nẩy sinh trong quá trình
tồn tại và hoạt động của trang trại; còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của
sản xuất và là chủ thể của các mối quan hệ kinh tế đó. Hay nói một cách khác khái niệm
về trang trại rộng hơn khái niệm về kinh tế trang trại.
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở vì trang trại là đơn vị trực tiếp sản xuất
ra những sản phẩm vật chất cần thiết cho xã hội bao gồm nông, lâm, thuỷ sản, đồng thời
quá trình kinh tế trong trang trại cũng là quá trình khép kín với các khâu của quá trình tái
sản xuất luôn kế tiếp nhau, bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
Các học giả trên thế giới khi nghiên cứư về kinh tế trang trại đã đưa ra những quan
điểm sau đây:
Các Mác đã so sánh và phân biệt: Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết sản
phẩm làm ra , còn người tiểu nông thì tự dùng đại bộ phẩm sản phẩm sản xuất được, mua
bán càng ít càng tôt.
Ông cũng cho rằng trong sản xuất nông nghiệp, mô hình kinh tế trang trại có vai trò
hết sức quan trọng và thường mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn: “ Ngay ở nước Anh với
nền công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất có lợi nhất không phải là các xí nghiệp
nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình dùng lao động làm thuê” [13 ].
Theo tác giả Phạm Minh Đức (1997): “Trang trại là một loại hình sản xuất nông
nghiệp hàng hoá của hộ, do một người chủ hộ có khả năng đón nhận những cơ hội thuận
lợi, từ đó huy động thêm vốn và lao động, trang bị tư liệu sản xuất, lựa chọn công nghệ
sản xuất thích hợp, tiến hành tổ chức sản xuất và dịch vụ những sản phẩm theo yêu cầu
của thị trường nhằm thu được những lợi nhuận cao” [11 ].
12
Trần Đức (1998) cho rằng: “Trang trại là chủ lực của tổ chức là nông nghiệp của các
nước tư bản cũng như các nước đang phát triển và theo các nhà khoa học khẳng định đó
là tổ chức sản xuất kinh doanh của nhiều nước trên thế giới trong thập kỷ 21” [ 12 ].
Nguyền Thế Nhã (1999): “Trang trại là một hình thức sản xuất cơ sở trong nông,
lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền
sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy

mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý
tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”. [3 ].
Nguyễn Phượng Vỹ (1999): “Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông -
lâm - ngư nghiệp phổ biến, được hình thành trên cơ sở kinh tế nhưng mang tính chất sản
xuất hàng hoá ”. [ 3 ].
Lê Trọng (2000) “Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp trực
tiếp tổ chức sản xuất ra nông sản hàng hoá dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động
xã hội, được chủ trại đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang
bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, được
Nhà nước bảo hộ theo luật định”. [ 3 ].
Có nhiều khái niệm khác nhau về trang trại nhưng chúng tôi thống nhất trên quan
điểm của nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính Phủ cho rằng bản chất
của trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nền nông nghiệp nông thôn
chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp hàng hoá (bao gồm trồng
trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) có quy mô (về đất đai, vốn, lao động,
thu nhập) tương đối cao hơn mức trung bình của kinh tế hộ gia đình tại địa phương, tương
ứng với từng ngành nghề cụ thể. Không nên đề cập tới các hình thức huy động các nguồn
lực (đất đai, lao động, vốn ) khi đưa ra khái niệm trang trại nhưng việc huy động và sử
dụng các nguồn lực đó phải đảm bảo tính hợp pháp, được Nhà nước bảo hộ và các chủ
trang trại phải tự chịu trách nhiệm trước việc huy động và sử dụng các nguồn lực đó.
Ngoài hoat động nông nghiệp thì các hoạt động khác như các ngành nghề dịch vụ cũng
13
cần được tính vào lĩnh vực và phạm vi hoạt động của trang trại để đảm bảo tính hệ thống
của mô hình kinh tế này.
Từ những nhận thức trên, từ kinh nghiệm thực tiễn của trang trại nước ta cũng như các
nước trên thế giới, khái niệm trang trại có thể hiểu như sau: Trang trại là một hình thức tổ
chức kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính
chất sản xuất hàng hoá rõ rệt, cố sự tập trung tích tụ cao hơn về các yếu tô' sản xuất, có
nhu cầu cao hơn về thị trường, về khoa học công nghệ, có giá trị, tỷ xuất hàng hoá và thu
nhập cao hơn so với mức bình quân của các hộ gia đình trong vùng.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, trang trại mang đầy đủ và thể hiện rõ nét những
đặc điểm nêu trong khái niệm trên. Tuy nhiên ở mỗi nước trong giai đoạn cụ thể, tuỳ theo
điều kiện và trình độ phát triển mà những đặc điểm trên có thể biểu hiện ở những mức độ
khác nhau. Ở nước ta nền kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng đang trong
giai đoạn chuyển từ tự cung tự cấp sang trình độ sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị
trường. Do vậy các đặc điểm của trang trại nêu trên cũng chưa được thể hiện rõ nét như ở
các nước có trình độ sản xuất hàng hoá cao trong sản xuất nông nghiệp.
1.1.2. Các mô hình kinh tế trang trại
Việc phân loại các loại hình trang trại phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhau có
mang tính chất quyết định đến hướng phát triển và quy mô của trang trại, qua nghiên cứu
thực tế các nhà khoa học đã dựa trên các tiêu chí sau để phân loại trang trại:
- Phân loại theo cơ cấu thu nhập: là hình thức phổ biến thường được phân biệt theo
thu nhập từ nông, lâm nghiệp là chủ yếu (trang trại thuần nông)
- Phân loại theo cơ cấu sử dụng đất đai: Cơ cấu sản xuất được xác định căn cứ vào
điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất và đặc điểm thị trường của từng khu vực. Theo cách
phân loại này, có nhiều trang trại khác nhau mang tính chất kinh doanh tổng hợp: kết hợp
nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp (các nước châu Á), nông nghiệp kết hợp với lâm
nghiệp (các nước châu Âu), ơ các nước mà nông nghiệp phát triển đến trình độ cao như
Mỹ, Pháp, Anh, Đức thì cơ cấu sản xuất theo hướng chuyên môn hoá trong trồng trọt,
chăn nuôi và cảnh quan sinh thái du lịch.
14
- Phân loại theo hình thức quản lý: Phân theo loại này có trang trại gia đình, trang
trại liên doanh và trang trại hợp doanh kiểu cổ phần.
- Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất: đặc trưng chủ yếu của cách
phân loại này là: người chủ trang trại có sở hữu toàn bộ hay 1 phần số tư liệu sản xuất từ
đất đai, công cụ máy móc, lao động thường được xuất hiện ở Mỹ, Nhật.
- Phân loại theo phương thức điều hành sản xuất: Đối với các nước có diện tích
trang trại và quy mô sản xuất nhỏ thì chủ trang trại phần lớn là người trực tiếp quản lý, điều
hành các công việc của trang trại gắn liền với nông thôn, gia đình. Nhưng ở một số nước có
nền nông nghiệp phát triển người chủ và gia đình không ở trong trang trại nhưng vẫn trực

tiếp điều hành trang trại, điều hành trang trại theo kiểu thường xuyên hoặc định kỳ. Cũng
có trường hợp người chủ trang trại thuê người khác điều hành quản lý.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta các mô hình trang trại được xây dựng dựa
trên các tiêu chí đã liệt kê ở trên, tuy nhiên ở mỗi quốc gia việc lựa chọn cho mình mô
hình phù hợp nhất còn phụ thuộc và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng khu vực,
cò thể phân ra một số mô hình trang trại cơ bản sau:
- Trang trại gia đình: Đây là hình thức trang trại phổ biền nhất tại Việt Nam hiện nay
cũng như hầu hết ở các nước thuộc khu vực châu Á VI quy mô trang trại thường nhỏ, hơn nữa
do phong tục, tập quán kinh doanh của người dân châu Á thường tập trung theo hệ thống
những người cùng huyết thống mà chủ yếu là trong cùng một gia đình, đây là kiểu trang trại
độc lập về sản xuất và kinh doanh, người chịu trách nhiệm quản lý là người có năng lực về
chuyên môn, nhậy bén với nhu cầu của thị trường và có những am hiểu nhất định về kỹ
thuật. Thông thường, trong mô hình trang trại hộ gia đình, người quản lý là chủ hộ.
- Trang trại liên doanh: Là loại trang trại được hình thành do vài trang trại hợp lai
thành. Những trang trại này thường có chung loại hình kinh doanh (cùng trồng một loại
cây, hoặc nuôi cùng một loại con), có vị trí ở gần nhau với mục đích tăng thêm khả năng
về vốn và cơ sở vật chất để có thể cạnh tranh với các trang trại khác. Ban quản lý và
người lao động trong các loại trang trại này thường là người thân, cùng huyết thống, nói
chung là những người trong cùng dòng tộc. Hiện nay loại hình trang trai này đang phát
15
triển mạnh ở khu vực châu Á, ở Việt Nam do quỹ đất hẹp nên việc kết hợp các trang trại
nhỏ thành 1 trang trại lớn đang được coi là một trong những phương án tối ưu vì có thể
tận dụng tối đa mức đầu tư của Nhà nước.
- Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là loại trang trại được tổ chức theo 1 công ty
cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Loại trang trại
này thường có quy mô lớn và nguồn lao động chủ yếu là thuê. Sự khác biệt giữa trang trại
hợp doanh gia đình và phi gia đình là cổ phần của trang trại hợp doanh gia đình không
bán trên thị trường chứng khoán còn hợp doanh khác thì có bán trên thị trường chứng
khoán. Hình thức trang trại này hiện nay đã xuất hiện ở Việt Nam sau khi có luật đất đai
năm 1993, một số nông trường của nhà nước (nông trường chè, cà phê, cao su ) đã áp

dụng hình thức cổ phần hoá mà cổ đông chính là nhân viên của nông trường, việc thuê
đất của nông trường được áp dụng theo luật đất đai về thời hạn và các quy định khác.
Nông trường có trách nhiệm đầu tư về giống, kỹ thuật và đầu ra cho sản phẩm còn các cổ
đông thì chụi trách nhiệm về mặt chăm sóc theo đúng yêu cầu của các nhà chuyên môn.
- Trang trại uỷ thác: Là loại hình mà chủ trang trại uỷ quyền sử dụng cho người
khác theo từng vụ hay liên tục trong nhiều vụ khi họ trong một thời gian nào đó không có
nhu cầu kinh doanh loại hình này mà vẫn muốn bảo toàn về đất đai và các cơ sở hạ tầng
khác. Đây cũng là một biện pháp tích cực vừa chống lãng phí đất, vừa có thể tạo thành
những trang trại lớn mở rộng quy mô sản xuất.
Đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp khác với sản xuất công nghiệp là nó tác
động vào sinh vật, bị phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, gặp nhiều rủi ro, do đó không phù
hợp với hình thức sản xuất tập trung, quy mô lớn và việc sử dụng lao động tập trung chỉ
đem lại hiệu quả kinh tế thấp. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trang trại trên thế giới và
ở Việt Nam chứng minh rằng kinh doanh trang trại gia đình chiếm tỷ trọng lớn tuyệt đối
về đất canh tác cũng như khối lượng nông sản sản xuất ra.
Các loại hình trang trại ở trên ngoài sự khác biệt về tính chất và quy mô sở hữu, còn
có sự khác nhau về tính chất và quy mô sử dụng lao động. Trong quá trình xây dựng và
phát triển nền kinh tế thị trường tất cả các loại hình trang trại trên đều cần được khuyến
16
khích phát triển ở nước ta, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay cần ưu tiên phát triển kinh
tế trang trại gia đình hơn vì ở nước ta loại hình trang trại này là loại hình chủ yếu trong
nông nghiệp, lại gần gũi với kinh tế nông hộ và là một con đường quan trọng để đưa kinh
tế nông hộ nước ta đi lên sản xuất hàng hoá và góp phần tích cực vào sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong quá trình tiến lên của trang trại gia đình, nó không đối lập với kinh tế hợp tác
và kinh tế nhà nước; ngược lại, nó đòi hỏi phải tham gia vào quá trình hợp tác sản xuất
bằng những hình thức phong phú và đa dạng, thực hiện liên kết, liên doanh giữa các tổ
chức kinh tế nhằm tăng thêm năng lực sản xuất của bản thân. Điều đó nói lên tính chất
mềm dẻo của kinh tế trang trại có khả năng dung nạp các hình thức sở hữu khác nhau (từ
cá thể, đến tập thể và quốc doanh), các quy mô sản xuất khác nhau (từ nhỏ đến lớn), các

trình độ khoa học công nghệ khác nhau (từ thô sơ đến hiện đại). Những đặc trưng trên đã
làm cho trang trại gia đình trở thành một tổ chức sản xuất hàng hoá có khả năng thích
ứng trước những biến động của thời tiết cũng như của thị trường để đạt tới một chi phí
sản xuất thấp và hiệu quả kinh tế cao. Với ưu thế đó, trang trại gia đinh có khả năng điều
chỉnh một cách linh hoạt cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu kinh doanh để đáp
ứng những đòi hỏi về thị hiếu của người tiêu dùng và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường.
1.1.3. Xu hướng phát triển các mô hình trang trại
Hiện nay các mô hình trang trại ngày càng khẳng định vai trò của chúng trong quá
trình phát triển nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả mà kinh tế trang trại mang lại đã đóng
góp một phần không nhỏ trong nguồn thu kinh tế của nhà nước. Tuỳ từng khu vực, phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội mà xây dựng cho địa phương mình những mô
hình trang trại hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường.
Đối với các vùng đồng bằng: Với diện tích đất canh tác không lớn trong khi đó dân cư
lai đông, diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp bình quân trên đầu ngưồi thấp nên quy
mô trang trại vùng này thường nhỏ, nhưng mô hình trang tại ở các khu vực này thường rất
đa dạng và phong phú. Các trang tại thường kết hợp theo hướng kinh doanh tổng hợp vừa
trồng trọt vừa chăn nuôi. Do những vùng này có điều kiện tự nhiên và xã hội tương đối
L c c JÕC SIA
17
' k
phát triển: thị trường tiêu thụ rộng lớn, sự vận chuyển, đi lại dễ dàng nên các sản phẩm
thường bán tươi không qua chế biến. Tuy nhiên do yêu cầu của sản xuất và thị trường
hiện nay cũng đã xuất hiện những cơ sở sản xuất chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu, hoặc sản phẩm có thời gian sử dụng lâu hơn như vải, nhãn, dứa, mít sấy khô hoặc
đóng hộp, dưa chuột, cà chua muối đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở rộng thị
trường tiêu thụ.
Đối với vùng ven biển: Đặc điểm tự nhiên vùng này là diện tích đất canh tác thấp, tính
chất thổ nhưỡng của đất thường bị mặn hoặc lợ vì vậy cây trổng thường cho năng xuất
thấp và có ít chủng loại cây thích hợp với những loại đất này. Trong những năm gần đây

vùng này có xu hướng phát triển nhiêu mô hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản nước mặn,
nước lợ cho thu nhập rất cao có thị trường tiêu thụ rất lớn cả trong nước và xuất khẩu.
Đối với vùng đồi núi\ Vùng này thường có diện tích đất rộng, tỷ lệ đất lâm nghiệp lớn,
vì vậy các trang tại lâm nghiệp, chăn nuôi và cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm phát
triển rất nhanh. Diện tích các trang trại cây lâm nghiệp và cây công nghiệp thường lớn,
các trang trại cây ăn quả có diện tích nhỏ hơn nhưng thường lại cho thu nhập cao hơn.
Trong những năm gần đây, một loại mô hình trang trại mới xuất hiện tại những khu vực
có cảnh quan đẹp, hoặc khí hậu ôn hoà có khả năng phát triển du lịch sinh thái nên một
số trang trại thường phát triển theo hướng vườn cây kết hợp với du lịch sinh thái.
1.1.4. Trang trại ở một số nước trên th ế giới
Trên thế giới, trang trại đã được hình thành và phát triển từ hơn 2 thế kỷ nay và
giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, tuỳ điều kịên
và đặc điểm của từng nước mà số lượng và quy mô của các trang trại có sự khác nhau.
Qua nghiên cứu có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại
trên thế giới như sau:
* Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá số lượng trang trại nhiều, quy mô nhỏ, khi
công nghiệp phát triển đến trình độ cao thì số lượng trang trại giảm nhưng quy mô lại
tăng. Trang trại có thể và có điều kiện phát triển ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp và ở tất cả các vùng khác nhau của lãnh thổ như đổi núi, đổng bằng, ven
biển ở hầu hết các nước, trang trại là hình thức tổ chức sản xuất giữ vị trí xung kích
18
trong qua trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn và trở thành lực lượng chủ lực
khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao.
* Trang trại có thể phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau như tư bản tư nhân,
cổ phần, liên doanh, uỷ thác , tuy nhiên trang trại gia đình vẫn là loại hình thức thích
hợp, phổ biến nhất (trang trại gia đình chiếm tới 80-90% tổng số trang trại trên thế giới).
* Hầu hết các trang trại đều sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, ngoài ra còn có
thể thuê mướn thêm lao động bên ngoài theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
* Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào
quy mô đất đai, lao động vì năng xuất, chất lượng của sản phẩm còn chịu ảnh hưởng rất

lớn của việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cũng như trình độ năng lực tổ
chức quản lý của chủ trang trại.
* Vốn kinh doanh trong trang trại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
ngoài nguồn vốn tự có, chủ trang trại còn có thể huy động thêm từ nhiều nguồn vốn khác
như vay tín dụng ngân hàng, vay tư nhân, liên doanh, liên kết
* Trong nền kinh tế thị trường, các trang trại còn có thể hợp tác, liên kết với nhau
để thực hiện các khâu công việc trong quá trình sản xuất, mua bán vật tư, nguyên liệu
hoặc tiêu thụ sản phẩm.
* Vai trò của Chính phủ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hình thành
và phát triển của các trang trại thông qua các chính sách vĩ mô như chính sách giá cả, thị
trường, chính sách thuế
Bảng 1. Sỏ lượng, diện tích và quy mồ tran g trại tại m ột số nước châu Á
Nhật Bản 1950
1993
Tãng, giảm % nãm
Số trang trại 6.176.000 3.691.000
u 2,1 %
Quy mô (ha)
0,8
1,38
ít
1,3 %
Đài Loan 1955 1988
Số trang trại 744.000 739.000
li
0,02 %
Quy mô (ha)
1,12
1.21


0,20 %
Hàn Quốc
1953
1979
Số trang trại 2.249.000 1.172.000
u 0,7 %
Quy mô (ha) 0,86 1,20

0,9 %
19
Bảng 2. Số lượng, diện tích và quy mô trang trại tại một số nước châu Âu
Mỹ
1950
1960
1970 1992
tăng, giảm % năm
Số trang trại
5.648.000
3.962.000 2.954.000 1.925.000
u 2,6 %
Quy mô (ha)
86
120 151
198,7
fĩ 2 %
Anh
1950
1987
Số trang trại
453.000

245.000
u 2,1 %
Quy mô (ha)
36
71
ữ 2,7 %
Pháp
1955
1993
Số trang trại
2.285.000 801.000
li 2,6 %
Quy mô (ha)
14
35,1
íl 2 %
Đức
1949 1985
Quy mô (ha)
11 15
íỉ 2 %
Hà Lan
1950 1987
Quy mô (ha) 7 16
ữ 2 %
Qua nghiên cứu quá trình phát triển trang trại ở một số nước và qua số liệu thể hiện
tại bảng 1 và 2 ta nhận thấy xu hướng phát triển trang trại của các nước có nhiều điểm
khác nhau:
Đối với các nước có nền công nghiệp phát triển thì số lượng trang trại có xu hướng
giảm nhưng diện tích lại tăng lên: Mỹ giảm từ 5.648.000 trang trại năm 1950 còn

1.925.000 trang trại năm 1992 nhưng diện tích lại tăng từ 86 ha năm 1950 lên 198,7 ha
năm 1992. Các nước khác như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan thì xu hướng phát triển cũng
tương tự, số lượng trang trại giảm trong vòng 50 năm qua ở mức 2,6 - 2,1 %/ năm và
diện tích tăng ở mức 2%/ năm. Tuy số lượng giảm nhưng kinh tế trang trại tại những
nước này cũng góp phần không nhỏ trong nguồn thu của kinh tế Quốc dân.
Tuy là nước ở châu Á, diện tích đất nhỏ nhưng Nhật Bản là nước có kinh tế trang trại
phát triển vào bậc nhất châu Á 6.176.000 năm 1950 và 3.691.000 năm 1993, giảm 2,1%,
diện tích đất trung bình trong mỗi trang trại cũng tuân theo quy luật chung 0,8 ha/ trang
trại năm 1950 và 1,38 ha/ trang trại năm 1993 tăng 1,3%. Đài Loan và Hàn Quốc là 2
20
nước có diện tích bình quân mỗi trang trại không lớn vì diộn tích đất tự nhiên nhỏ, vì vậy
tuy số lượng trang trại giảm từ 744.000 trang trại năm 1955 xuống 739.000 năm 1988 ở
Đài Loan và từ 2.249.000 trang trại năm 1953 xuống 1.172.000 ở Hàn Quốc nhưng quy
mô mỗi trang trại cũng không tăng nhiều lắm 0,20 % ở Đài Loan và 0,90 % tại Hàn
Quốc.
1.2. Nghiên cứu quá trình hỉnh thành trang trại ở Việt Nam
Ở Viột Nam các điền trang, thái ấp đã xuất hiện từ thời Lý - Trần, đến các đồn điền
thời Lê, thời Nguyễn và thời Pháp thuộc. Các ấp trại và các nông, lâm trường quốc doanh
của Việt Nam dân chủ cộng hoà, các hợp tác xã từ đầu thập kỷ 60 đến cuối thập kỷ 80,
ngoài ra còn phải kể đến các hộ kinh tế tiểu nông mà thời nào cũng có.
1.2.1. Các trang trại thời Lý -Trần
Nhà Lý rồi tiếp đến nhà Trần đã đóng vai trò tích cực trong lịch sử nước ta, nhiều chủ
chương, chính sách kinh tế như bán công điền thành tư điền, ban cấp thái ấp, cho phép
vương hầu, tôn thất lập điền trang Đ ều có ý nghĩa qua trọng trong việc xác lập nhanh
chóng các thế lực qúi tộc và địa chủ phong kiến.
Chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất là cơ sở kinh tế cho chế độ chuyên chế tập trung
dưới thời Lý - Trần. Bên cạnh ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, do nhà nước trực tiếp
quản lý, còn có ruộng đất công của làng xã, loại này cũng thuộc sỏ hữu của Nhà nước
(đồng sở hữu). Làng xã lúc bấy giờ có nhiều ruộng công, năm 1254, triều đình ra lệnh
công khai bán ruộng công thành ruộng tư. Ruộng đất tư nhân thường có thái ấp, điền

trang, ruộng đất của nhà chùa, ruộng đất tư hữu của địa chủ, ruộng đất của tiểu nông.
Chính sách ban cấp ruộng đất và bổng lộc của nhà Trần được thi hành dưới hình thức
tiêu biểu nhất là thái ấp. Thái ấp là chính sách kinh tế quan trọng nhất của nhà Trần nhằm
tạo ra cơ sở xá hội cho chế độ phong kiến. Theo những tại liệu còn lại thì quy mô thái ấp
bằng khoảng 1/2 làng, về lực lượng lao động thì phần lớn là gia nô. Tuy nhiên thái ấp rất
phân tán, nằm giữa vùng ruộng đất công thuộc sở hữu nhà nước, ở nước ta thái ấp chí
21
chiếm một diện tích nhỏ so với ruộng đất và dân cư trong cả nước, nó không có khả năng
tạo ra một mối liên kết kinh tế xã hội riêng biệt, đối lập với triều đình.
Điền trang được hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ XI, năm 1266, nhà Trần quyết
định “cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những người siêu tán
không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng hoang làm điền trang”. Nhờ quyết
định đó, diện tích canh tác được mở rộng, thế lực của quý tộc được củng cố. Cuối thế kỷ
XIV, tổng diện tích điền trang có thể đã chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng diện tích
của nhà nước và đó là lý do Hồ Quý Ly đặt ra chính sách “hạn danh điền”, thực chất là
hạn chế quyền sở hữu về ruộng đất.
Ngoài ra thời Lý-Trần còn tham gia tích cực vào việc dựng chùa , đúc chuông, tô
tượng để nuôi số sư tăng, thiện nam tín nữ và đua nhau bỏ tiền, cúng khá nhiều ruộng đất
cho nhà chùa. Nhà chùa trở thành địa chủ lớn, số ruộng đất cúng tặng cho nhà chùa biến
thành một loại tài sản tư hữu thực sự của nhà chùa.
1.2.2. Các loại đồn điển phong kiến
Quá trình hình thành các đồn điền đã xuất hiện từ thời Lý - Trần, tuy nhiên mãi đến
triều Lê Thánh Tông mới chính thức mở rộng quy mô, thành lập các sở đồn điền nhằm
mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp và tăng cường việc cung cấp lương thực. Ruộng
đất ở các sở đồn điền thuộc sở hữu và quản lý trực tiếp của nhà nước trung ương, không
ban cấp đồn điền cho quan lại.
Qua mấy thế kỷ, đặc biệt là thế kỷ XIX, đồn điền đóng vai trò quan trọng về các mặt
kinh tế, quân sự, chính trị và xã hội. Khi thức dân Pháp sang xàm lược Nam Kỳ, chính
những người dân đồn điền đã nổi dậy cầm vũ khí chống Pháp, đồn điền là nơi đã nẩy sinh
ra những chiến sỹ và cấp chỉ huy cho các cuộc khởi nghĩa Trương Định, Thủ Khoa Huân,

chính vì tinh thần chiến đấu của các dân đồn điền mà thực dân Pháp đã ra lệnh bãi bỏ chế
độ đồn điền kể từ 20-9-1867
l .2.3. Các đồn điền thời Pháp
ở nước ta trong thời kỳ thuộc Pháp, các đồn điền phong kiến dựa trên sở hữu Nhà
nước bị bãi bỏ, thực dân Pháp chủ trương phát triển các đồn điền dựa trên sở hữu Tư bản
tư nhân. Có 2 loại đồn điền: Loại trồng lúa và loại trồng cây công nghiệp.
22
Năm 1930, tổng diện tích đồn điền trồng lúa là 28,5 vạn ha, chủ đồn điền dùng hình
thức phát canh thu tô cho chính những hộ nông dân mà chúng đã cướp đoạt ruộng đất của
họ. Thời kỳ này phương thức canh tác còn lạc hậu, nông cụ thô sơ, ruộng đất còn manh
mún vì vậy thu nhập từ trang trại trồng lúa không cao. Những đồn điền trồng cây công
nghiệp tại các vùng đất xám và đỏ thuộc miền Đông Nam Kỳ phát triển tương đối nhanh,
bọn chủ đồn điền đưa vào hệ thống canh tác một số cây trồng mới, bắt đầu dùng máy
móc và một số hệ thống canh tác tiến bộ, về kỹ thuật và chế biến sản phẩm. Tuy nhiên
với thủ đoạn chủ yếu để bòn rút lợi nhuận tối đa và chế độ thi hành lao động khổ sai đối
với hàng vạn phu đồn điền, vì thế sản lượng chỉ bằng 1,2% giá trị sản lượng lúa. Chăn
nuôi cũng được chú ý nhằm tăng sức kéo, thực phẩm và phân bón.
Nhưng trong bối cảnh của nền sản xuất lúc bấy giờ đường lối của thực dân Pháp trước
sau vẫn không thay đổi là sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến làm chỗ dựa cho chế độ
thuộc địa, các chế độ bóc lột đa dạng làm cho nông dân lao động ngày càng bị phá sản ,
ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ. Cho đến trước cách mạng tháng Tám năm
1945, giai cấp địa chủ chỉ bằng 9% số chủ ruộng của cả nước nhưng lại chiếm trên 50%
diện tích đất canh tác.
1.2.4. Các nông, lâm trường quốc doanh sau Cách mạng Tháng Tám
Từ Cách mạng Tháng 8 - 1945 đến năm 1975: ở miền Nam các loại đồn điền Tư bản
thực dân tồn tại ở những vùng địch tạm chiếm. Ở vùng giải phóng đồn điền của thưc dân
Pháp và địa chủ phản động được đem chia cho nông dân không ruộng và chuyển một số
thành cơ sở sản xuất nông nghiệp của Nhà nước.
Sau giải phóng miền Nam, những đồn điền trang trại kiểu TBCN đã được Nhà nước
tịch thu và chuyển thành những nông trường Quốc doanh. Tuy nhiên việc áp dụng mô

hình xây dựng nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng mang nặng tính kế
hoạch tập trung , chỉ có 2 hình thức chủ yếu là Hợp tác xã nông nghiệp và Nông trường
Quốc doanh đã bộc lộ những khuyết điểm cần được sủa chữa. Năng xuất đất đai và năng
xuất lao động thấp do cơ chế quản lý cũ, không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả sử
dụno đồnơ vốn thấp, bình quân hộ số sinh lợi của của vốn cố định là 5%.
23
Vốn thiếu nhưng đất đai lại thừa, trong các nông trường còn khoảng 200.000 đến
300.000 ha đất chưa sử dụng. Phương hướng sản xuất của nhiều nông trường không rõ
ràng hoặc quy hoạch không sát đúng. Muốn thoát khỏi khó khăn nông trường phải thay
đổi cơ cấu cho phù hợp với lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế và đáp ứng với nhu cầu
của thị trường.
Trong quá trình đổi mới nhiều mô hình mới xuất hiện trên các vùng và trong các
ngành hàng hoá khác nhau. Các mô hình này đã áp dụng rộng rãi các hình thức khoán
đến các hộ công, nhân viên và các gia đình ngoại nông trường, tiến hành thử nghiệm việc
giao quyển sử dụng ổn định lâu dài đất đai. Có thể nói việc ra đời của luật đất đai năm
1993 và các chính sách khác có liên quan đã mở ra một trang mới cho lịch sử phát triển
nông nghiệp nói chung và các mô hình trang trại nói riêng.
1.3. Đánh giá quá trình phát triển trang trại sau năm 1993
Quá trình phát triển nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam trước năm 1988 có mối quan
hệ mật thiết đến quá trình hình thành và phát triển hình thức sản xuất nông nghiệp tập
trung hợp tác xã . Cho đến trước năm 1975, 97,4 % các mô hình sản xuất nông nghiệp đã
trở thành các hợp tác xã nông nghiệp với quy mô lớn và chiếm đến 90% diện tích đất
nông nghiệp. Trong các hợp tác xã nông nghiệp, nhà nước là chủ sở hữu về đất đai và các
tư liệu sản xuất khác. Các hợp tác xã nông nghiệp thường có quy mồ từ 200 đến 500 ha
đối với khu vực đồng bằng và đối với các khu vực miền núi thì quy mô về diện tích
thường lớn gấp 3, 4 lần.
Cùng vói sự phát triển của các nông trường của Nhà nước, các hợp tác xã nông nghiệp
đã trở thành những đối tượng sử dụng đất cơ bản trong kinh tế nồng nghiệp. Vào năm 1980
sau giải phóng, ở các tỉnh phía Nam đã có 2689 các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và
11530 các tổ sản xuất nhỏ. Diện tích trung bình của các hợp tác xã là 312 ha, gồm khoảng

520 gia đình nông nghiệp. Tuy nhiên việc áp dụng các mô hình xây dựng nền kinh tế nồng
nghiệp mang nặng tính kế hoạch, tập trung - chỉ có 2 hình thức chủ yếu là nông trường
Quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp nên đã bộc lộ những khiếm khuyết sau:
1. Tiền công lao động được tính theo ngày công lao động chứ không được tính theo
sản phẩm, vì vậy không thúc đẩy được năng xuất lao động.
24
2. Trình độ lãnh đạo yếu kém đã gây ra nhiều sai lệch trong quản lý cũng như chỉ đạo
sản xuất dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
3. Việc cho người dân thuê đất trong thời gian ngắn đã kiến mức đầu tư cho đất kém
ngược lai người dân sử dụng đất với mục đích “vắt kiệt” độ phì của đất làm cho đất
nhanh bạc mầu và thoái hoá.
Để khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, từ đại
hội VI (12/1986) với mục tiêu “nền kinh tế nhiều thành phần” và “gia đình xã viên trở
thành những đơn vị kinh tế tự chủ” nhà nước đã tiến hành một loạt những thay đổi về sử
dụng đất mà cụ thể là một số những văn bản sau có liên quan đến quá trình sủ dụng đất
nói chung và sử dụng đất trong mô hình trang trại nói riêng:
+ Nghị quyết sô' 10-NQ/TƯ ngày 5/4/1988 của Bộ Chính Trị về “Đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp”
+ Luật đất đai được thông qua ngày 14/7/1993
+ Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của CP ban hành “Quy định về việc giao
đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất
nông nghiệp”.
+ Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 10/7/1993.
+ Nghị định số 74/ CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành
luật thuế sử dụng đất nông nghiệp”.
+ Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của luật đất đai được quốc hội thông qua
ngày 02/12/1998.
+ Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của CP về sử đổi, bổứung một số
điều của bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn
định, lâu dài và mục đích sản xuất nông nghiệp.

+ Nghị định số 163/1999/ NĐ-CP ngày 16/11/1999 của CP về “ giao đất, cho thuê
đất làm lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục
đích lâm nghiệp”.
25

×