ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
■ ■ ■
TRUỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN
ĐỀ TÀI TRỌNG ĐIỂM CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
NGHIÊN cứu QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CẤP HUYỆN, ÚNG DỤNG
CHO CÁC HUYỆN ĐẶC TRƯNG (THƯỜNG XUÂN, THỌ XUÂN,
HẬU LỘC) CỦA TỈNH THANH HOÁ
Blto CÁO CHUVêN Đẽ'
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÕI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY
HOẠCH MÔI TRƯỞNG HUYỆN HẬU LỘC
TSKH. Nguyễn Xuân Hải
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
ĐẠI HỌC Q UỐ C GIA HÀ NÔI
TRUNG TÁM ĨHÔNG TIN THƯ VIỆN
t> r/ ì~ ũ
I. MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh tế xã hội đang diễn ra vô cùng đa dạng và phức tạp cùng với
biến động thường xuyên của điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện ven biển Hậu Lộc
đang là các yếu tố tác động mạnh mẽ đến môi trường. Các đự án phát triển kinh tế xã
hội đã được quy hoạch trong vùng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm cho môi
trường nước, không khí và đất trên địa bàn huyện.
n. TÁC ĐỘNG MÔI TRUỒNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. Tác động môi trường của hoạt dộng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Hoạt động công nghiệp trên địa bàn huyện Hậu Lộc nhìn chung chưa phát triển,
chưa có một cơ sở công nghiệp do Trung ương quản lý, chỉ có 2 cơ sở sản xuất vật liệu
xây dựng ( gạch ) do địa phương quản lý đặt tại xã Xuân Lộc. Tuy nhiên, trong địa bàn
có trên 3.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, bao gồm: các cơ sở chế biến thuỷ hải sản đặt
ở các xã Ngư Lộc, Minh Lộc; nghề rèn tại xã Tiến Lộc; đóng và sửa chữa tầu thuyền ở
dọc Kênh De và sông Lạch Trường. Do đó, ô nhiễm môi trường và lượng chất thải phát
sinh chỉ mang tính cục bộ, có tác động liên kết với ô nhiễm và lượng chất thải của các
khu dân cư tập trung. Chất ô nhiễm chủ yếu phát sinh là nước thải và khí thải ( mùi,
SOj, ). Ước tính mỗi cơ sở hàng ngày tạo ra 0,5 m3 nước thải, thì tổng ượng nước thải
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát sinh trên địa bàn khoảng 1.500 - 1.600
m3/ngày.đẽm.
Cơ sờ công nghiệp có quy mô lớn đang được quy hoạch xây dựng tại Hậu Lộc là
Nhà máy giấy Châu Lộc, công suất giai đoạn 1 dự kiến đạt 50.000 tấn bột / năm, tương
đương 60.000 tấn giấy / năm. Tiêu thụ dầu 10 tấn / ngày, tiêu thụ than 110 tấn / ngày,
lượng nước sạch tiêu thụ ngày đêm 13.000 m3, phát sinh tương ứng 12.000 m3 nước
thải / ngày. Thống kê nhu cầu nguyên nhiên liệu của Nhà máy giai đoạn 1 trình bày
trong bảng 1.
Bảng 1. Nhu cẩu nguyên, nhiên liệu cho sản xuất 60.000 tấn giấy xi măng tại Nhà
máy giấy Châu Lộc
Tên nguyên, nhiên liệu Đơn vị Định mức / 1 TSP
Nhu cầu 1
ngày
Nhu cầu 1
năm
1. Nguyên liệu
Luồng
Tấn
0,38 691
228.000
Bột giấy
Tấn 0,165
30
10.000
2. Hoá chất
Vôi
Tấn 0,24
43,64
14.400
■
2
Xút
Na2S04
Phèn
Nhựa thông
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
0,012
0,038
0,025
0,01
2,2
6,91
4,54
1,82
720
2.280
1.500
600
3. Nhiên liệu
Than
Tấn 0,91 165,45
54.000
Dầu
Tấn 0,06 10,91
3.600
Điện
KWh 200
36.363,64
12.000.000
Nước
m3
62 11.700 3.861.000
Nguồn Ị ]
Lượng chất thải ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của Nhà máy giấy Phong Châu
giai đoạn 1 gồm:
- Nước thải công nghiệp 11.700 m3/ngày.đêm, tương đương 0,14 m3/s
- S02: 3,2 tấn / ngày đêm, bụi: / ngày đêm, C02: 645 tấn/ngày đêm
Nước thải nhà máy giấy Châu Lộc có tác động tiêu cực mạnh mẽ đến chất lượng
nước sông Lèn về mùa cạn và hoạt động kinh tế xã hội của các xã hạ lưu thuộc huyện
Hậu Lộc, huyện Hà Trung và Nga Sơn. Dự báo nước thải Nhà máy giấy có tác động
tiêu cực đến các hoạt động kinh tế xã hội tại Hâu Lộc:
Tác động tiêu cực đến hoạt động canh tác nông nghiệp, làm giảm sản lượng lúa
và cây mầu của các xã hiện đang sừ dụng nguồn nước Sông Lèn ( Phong Lộc, Quang
Lộc, Liên Lộc, Xuân Lộc, Thịnh Lộc, Lộc Tân, Mỹ Lộc, Hoà Lộc, Phú Lộc, Hải Lộc,
Đa Lộc, Hưng Lộc, Minh Lộc, Hoa Lộc).
Tác động tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản, làm giảm
chất lượng sản phẩm ò các xã Đa lộc, Hoà Lộc, Ngư Lộc, Xuân Lộc, Hải Lộc.
Tác động tiêu cực đến chất lượng sản phẩm muối sản xuất tại các xã Hải Lộc,
Hoà Lộc, Xuân Lộc.
Tác động tiêu cực đến sức khoẻ người dân ở các xã hạ lưu Sông Lèn, đặc biệt là
dân cư các xã hiện đang sử dụng trực tiếp nguồn nước Sông Lèn và liên thông với Sông
Lèn ( Sông Trà Giang, Kênh De, Kênh 5 xã.
Khí thải nhà máy giấy Châu Lộc, bao gồm S02, bụi, NOx và v o c ( Metacaptan)
có tác động tiêu cực tới môi trường không khí bao gồm: các xã Cháu Lộc, Triệu Lộc,
Đại Lộc thuộc huyện Hậu Lộc và xã Hà Sơn huyện Hà Trung. Khí thải nhà máy giấy
Châu Lộc tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân các xã đã nói trên và hoạt động du
lịch tại Đền Bà Triệu thuộc xã Triệu Lộc.
3
Trong tương lai, khi Nhà máy giấy Châu Lộc mở rộng công suất giai đoạn 2,
phạm vi và mức độ tác động của nước thải và khí thải gia tăng mạnh mẽ.
2.2. Tác động môi trường của hoạt động nông lâm nghiệp
Trên cơ sở diện tích đất, năng suất và sản lượng nông nghiệp ( các bảng 2, 3, 4,
5), có thể phân tích và đánh giá các tác động môi trường của hoạt động canh tác nông
nghiệp tại huyện Hậu Lộc.
Bảng 2. Thống kê diện tích các loại cây trồng trong nông nghiệp
Đơn vị tính: ha
Năm
rp
3
Tống
số
Cây lương thực có hạt Cây lấy
củ
( khoai
lang,sắn)
Cây thực
phẩm
( Rau đậu
trừ đậu
tương)
Cây công
nghiệp
hàng năm
Cây
hàng
năm
khác
Chia ra
Lúa cả
năm
Ngô +
Kê
1 2 3 4 5 6 7
8 9
1990 16243 12832 11530 1302 1398 665
1281 58
1995 16484 12878 11492 1386 1466 782
1302 56
1997 16570 12882 11470 1412 1512 802
1321 53
1999 16683 12875 11412 1463 1572 870 1304
62
2000 16704 12855 11391 1464 1531 920
1324 74
2001 16713 12572 11334 1238 1608 983 1477
73
2002
16799
12764
11249
1515 1390 995
1587 63
2003
16972 13031 11228
1803
1006 1100
1774
61
2004 17646 13462
11200
2262 905
1269 1969 41
2005 17677 13341 11080 2261 842 1429
2024 41
Bảng 3. Thống kê năng suất, sản lượng lúa cả năm chia theo vụ 1990 - 2005
Năm
1990 1995
1997
1999 2000 2001 2002
2003 2004 2005
NS lúa cả năm
(Tạ/ha)
25,5 29,4 36,2 45,5 46,5
45,6
52 53 54,6
49,4
Lúa chiêm xuân 30,8 36,5 46 52
54,1 55,6 57,6 58
58
59
Lúa mùa 21 23,4 28,2 39,6 40
37 47
49 51,6 41
SL (Tấn)
29409
33801 41561 51963
52982 51708 58385 59596 61134
54706
Lúa chiêm xuân 16242 19225 24015 27363 28406 29112 29986 30125 29970 30315
Lúa mùa 13167
14576 17546
24680 24576 22596
28399
29471
31164
24391
Bảng 4. Thống kẽ diện tích, năng suất sản lượng ngô giai đoạn 1990-2005
Năm
1990 1995
1997
1999 2000 2001 2002 2003
2004
2005
Diện tích ( ha)
1302 1386 1412 1463 1464 1238 1515
1803 2262
2261
4
Năng suáí(tạ/ha)
29,5
29,6
30,4
30,7
30,4 35 36,6
38,6 44,7 43,3
Sản lưcmg(tấn)
3141 4096
4287
4491
4450
4304
5539
6969 10112 9779
Bảng 5. Thống kê sản lượng cây công nghiệp giai đoạn 1990-2005
Đơn vị tính: tấn
Năm Lạc
Đậu tương
Vừng Cói
Cây CN khác
1990 1263
88
129 572
1300
1995
1448
123
122 605
890
1997 1445
130 125 583
1650
1999
1510 135
137 572
1027
2000
1580 150 116 595
1705
2001 1992 230 103 630 1653
2002 1938 472 120 741 1640
2003
2378 590 130 770
1130
2004 2800 675 140 805 1680
2005 2595 792 139 376
1802
Dựa trên số lượng diện tích nông nghiệp và ước tính quy mô sử dụng phân bón
tăng dần trong các nãm từ 1990 đến 2010 (1990: 100 kg, 2000: 200 kg, 2005: 250 kg,
2010: 300kg), có thể dự báo lượng phân bón sử dụng trong canh tác nông nghiệp ở
huyện Hậu Lộc ( Bảng 6).
Bảng 6. Ước tình lượng phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở
huyện Hậu Lộc, giai đoạn 1990-2010
TT
Năm
Tổng diện tích canh
tác (ha)
Lượng phân bón
sử dụng (kg/ha)
Tổng lượng phân
bón sử dụng (tấn)
1 1990
16.243 100 1.624
2
1995 16.484
150
2.472
3
1997
16.570
170
2.818
4 1999
16.683
190
3.170
5 2000
16.704
200
3.341
6
2001
16.713
210
3.597
7
2002 16.799
220
3.696
8 2003
16.972
230
3.903
9
2004
17.646
240
4.235
10 2005
17.677
250
4.419
11
2010
17.500 300
5.452
5
Dựa trên các số liệu về diện tích, năng suất (Bảng 2, 3, 4, 5) và số liệu điều tra
về sinh khối của phụ phẩm nồng nghiệp của Lăng [4] và khoá luận tốt nghiệp sinh vièn
ngành Khoa học môi trường, Trường ĐHKNTN năm 2008 [5, 7], có thể đưa ra bảng
ước tính sinh khối chứa đựng trong phụ phẩm nông nghiệp cho các loại cây trồng
huyện Hậu Lộc ( Bảng 7).
Bảng 7. Ước tính sinh khối trong phụ phẩm nông nghiệp năm 2005 huyện
TT
Loại cây trồng
Diện tích ha
Sản lượng
Tỷ lệ phụ
phẩm/ SP
chính
Tổng sinh
khối khô
(tấn)
1
Lúa 2 vụ 11.080 54.706
1,3/1
71.118
2
Ngô 2.261 9.779 4/1 39.116
3
Lạc 2.595
2.979 1.2/1 3.575
4 Đậu tương 792
3/1
2.376
5
Cói 850 0,2/1 170
6
Vừng 139
6/1
834
7 Khoai
500
7.500
1,2/1
600
8.100
8
Các loại cây khác
1.802
3/1 5.406
Tổng cộng 130.695
Với khối lượng 130.695 tấn năm 2005 và gia tâng khoảng 3-5% mỗi năm, lượng
sinh khối trong phụ phẩm nông nghiệp là tiềm năng sinh khối lớn, đồng thời đang là
tác nhân gây ô nhiễm môi trường địa bàn huyện.
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của huyện, số lượng và quy mô chăn
nuôi trình bày trong bảng 8. Theo đó, lượng chất thải do chăn nuôi ở huyện Hậu Lộc
tăng nhanh theo quy mô mờ rộng sản xuất từ 109,5 tấn/ ngày năm 2000 lên 143,9 tấn/
ngày năm 2005, 197 tấn/nagỳ năm 2010 và 335 tấn / ngày năm 2020. Số lượng chất
thải này nếu được quản lý và xử lý để sản xuất biogas hoặc làm phân bón thì không
đáng kể, nhưng nếu không xử lý và thải vào các nguồn nước mặt, thì tác động môi
trường do chất thải chăn nuôi sẽ nguên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt, đặc biệt là
nước mặt Sông Trà Giang.
Bảng 8. Ước lượng thải lượng từ hoạt động chăn nuôi của huyện Hậu Lộc
6
Loại vật
nuôi
Mức thải
kg/con/ngày
2000
2005
2010
2020
Lợn
0,5
47.000 70.000
100.000 150.000
Trâu bò
2
13.400 16.450
23.500 30.000
Gia cầm
0,1
594.200 760.000 1.000.000 2.000.000
Tổng lượng chất thải
tấn/ ngày
109.5
143.9
197
335
Lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất thải sinh hoạt của các khu vực
dân cư là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm nước ngầm tầng mặt ở các xã ven
biển và Sông Trà Giang. Tình trạng này có xu hướng gia tăng trong giai đoạn phát triển
kinh tế xã hội của huyện Hậu Lộc trong giai đoạn 2010-2020.
2.3. Tác động môi trường của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và nghề làm muối.
Nghề nuôi thuỷ sản : Theo số liệu thống kê, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của
huyện Hậu Lộc năm 2005 khoảng 1.500 tấn, với tốc độ tăng trong giai đoạn 2000-2005
là 97%, bình quân mỗi năm tăng 20%. Đây là ngành có tốc độ tăng trường cao của
huyện ( Bảng 9), tuy nhiên sự gia tăng sản lượng chủ yếu do tăng năng suất bằng các
công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng. Điều này có thể ảnh hưởng tới môi trường khu vực
nuôi trồng do sử dụng ngày càng tăng thức ăn và thuốc hoá chất. Khu vực tập trung các
đầm nuôi thuộc các xã Đa Lộc, Xuân lộc, Minh Lộc.
Nghề đánh bắt thuỷ sản tập trung chủ yếu tại các xã Ngư Lộc, Hải Lộc, Hưng
Lộc, sản lượng đánh bắt gia tăng hàng năm trung bình khoảng 5% năm. Phẩn lớn sự
gia tăng liên quan đến các hoạt động đánh bắt xa bờ, tiềm ẩn các tai biến thiên nhiên
( bão, giông, an ninh quốc phòng) dẫn đến các rủi ro về tính mang của ngư dân. Sự cố
cơn bão
Bảng 9. Sản lượng nuôi trồng và đánh bát thuỷ hải sản của huyện Hậu lộc
2000-2005.
Sản lượng
2000 2001
2002 2003 2004
2005
Nuôi trồng (tấn)
761
702 1.127
1.239 1.349 1.500
Diện tích nuôi
trồng (ha)
825
804 816
825 853
860
Sản lượng đánh
8.969 9.858 10.303
10.909
10.893
11.300
7
bắt (tấn)
Sản lượng cá biển
(tấn)
3.338
3.691 3.869
4.515
4.600
4.800
Tổng cộng
9.730
10.560 11.430
12.148
12.242 12.800
Nghề làm muối ở Hậu lộc, tập trung phát triển tại hai xã Hải lộc và Hoà lộc với
quy mô sản lượng 10.000 tấn năm 2005 và 12.000 tấn năm 2010. Tác động môi trường
của nghề làm muối nhln chung không đáng kể đối với điều kiện môi trường khu vực.
2.4. Tác động môi trường của hoạt động giao thông đường thuỷ và đường bộ
Giao thông đường bộ: đường sắt, quốc lộ, tỉnh lộ, đưòng liên xã, đường liên thôn
Giao thông đường thuỷ : các tuyến giao thông, cảng
2.5, Tác động môi trường của hoạt động thương nghiệp và dịch vụ
Thương nghiệp: quốc doanh, tập thể, tư nhân
Dịch vụ du lịch
III. ĐỊNH HUỚNG QUY HOẠCH MÔI TRUỒNG
3.1. Định hướng sử dụng các nguồn tài nguyên môi trường
a) Định hướng sử dụng đất đai
- Đất canh tác nông nghiệp: Nhằm thực hiện mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện Hậu Lộc lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2006-2010 là ổn định diện tích lúa ở mức
11.000 ha, đạt sản lượng lương thực 80.000 tấn trở lên; việc bảo vệ diện tích cánh tác
nông nghiệp đặc biệt là diện tích lúa được đặt làm ưu tiên hàng đầu. Do vậy, đất canh
tác nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa được quy hoạch theo hướng không chuyển
đổi sang các mục đích sử dụng khác. Vùng trọng điểm cây lúa tập trung ở đồng bằng
cao của huyện ( các xã Tiến Lộc, Mỹ Lộc, Lộc Sơn, Lộc Tân, Văn Lộc, Phú Lộc). Một
số xã đồng bằng trũng của huyện gần nguồn nước ( Thịnh Lộc, Tuy Lộc, Đại Lộc, )
triển khai mô hình kết hợp trồng lúa - nuôi trổng thuỷ sản. Các xã vùng đất cát ven
biển ( Minh Lộc, Hoa Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc, ) tập trung trồng cây mầu ( ngô,
khoai, lạc, vừng, )•
- Đất công nghiệp - đô thị: Do yêu cầu đặc thù về cấp nước sinh hoạt tập trung quy mô
lớn, thuận tiện giao thông và không ảnh hưởng đến đất canh tác nông nghiệp. Định
hướng quy hoạch vùng đất công nghiệp của huyện bao gồm hai loại:
+ Vùng đất cồng nghiệp và đô thị tập trung nằm trên địa bàn các xã phía Tây
( Châu Lộc, Triệu Lộc và một phần Đại Lộc) do thuận tiện nguồn nước ( Sông Mã và
Sông Lèn), giá trị sử dụng đất nông nghiệp thấp ( đất đồi gò nghèo dinh dưỡng và đất
trồng lúa một vụ, đất trồng mầu), nằm gần QL 1 và đường sắt Bắc Nam. Theo quy
8
hoạch KTXH ờ đây sẽ xây dựng Đô thị Bà Triệu và Nhà máy giấy và bột giấy Châu
Lộc.
+ Vùng đất công nghiệp đô thị không tập trung để xây dựng các nhà máy và xí
nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ và tái định cư dự kiến phát triển dọc theo đê Sông Lèn
( Đồng Lộc, Cầu Lộc, Phong Lộc), dọc theo Kênh De ( Hoa Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc,
Phú Lộc, Hoà Lộc), dọc theo Sông Lạch Trưòng ( Xuân Lộc). Một số đất đai vùng đồi
gần với Núi Bần cổ thể chuyển hoá thành đất xây dựng các cơ sở công nghiệp quy mô
nhỏ.
+ Vùng đất đô thị không tập trung có thể phát triển dọc theo Đường QL 10 và
thị trần trung tâm huyện ( Thịnh Lộc).
- Đất lâm nghiệp: toàn bộ diện tích đồi và núi của huyện dự kiến quy hoạch trồng rừng
phòng hộ và trồng rùng sản xuất. Các diện tích này tập trung ở các xã phía Tây huyện
( Châu Lộc, Triệu Lộc, Đại Lộc, Tiến Lộc) và một số xã phía Bắc ( Cầu Lộc, Quang
Lộc, Đa Lộc).
- Các xã ven biển phía đông Kênh De do mật độ dân số quá cao > 2000 người/l km2
( riêng Ngư Lộc là 18.890 người/Ị km2), đang bị sức ép của xói lở và dâng cao mực
nước biển, thiếu nguồn nước ngọt không nên quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị
và mở rộng diện tích canh tác. Khu vực này dự kiến quy hoạch các khu dân cư tập
trung ứng phó với tai biến xói lở và dâng cao mực nước biển.
b) Định hướng phát triển các ngành kinh tế
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện và xu hướng diễn biến
môi trường và phát triển kinh tế đất nước, theo chúng tôi huyện Hậu Lộc cần tập trung
phát triển các ngành kinh tế chủ yếu sau:
- Nông nghiệp: đây là ngành kinh tế chủ yếu hiện tại và tương lai của huyện đo thế
mạnh vể đất đai và nguồn nước tưới.
Các loại cây trồng chủ đạo là lúa, ngô, khoai, đậu, lạc, cói, mía, rau các loại.
Vùng trồng lúa chủ yếu thuộc các xã khu vực đồng bằng như: Tiến Lộc, Mỹ Lộc, Lộc
Tân, Lộc Sơn, Văn Lộc, Thuần Lộc, Đồng Lộc, Thành Lộc, Cầu Lộc, Phong Lộc, Tuy
Lộc, Thịnh Lộc, Quang Lộc, Phú Lộc, Xuân Lộc. Vùng trồng ngô, khoai, lạc tập trung
vào các xã vùng đất cát, cát pha sét dọc theo các triền sông Lèn, sông Trà Giang, Kênh
De; như: Hoa Lộc, Quang Lộc,Phú Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc. Vùng trồng cói
tập trung chủ yếu ở xã Đa Lộc.
Hậu Lộc không có đất chuyên dụng dành cho hoạt động chăn nuôi, tuy nhiên
vùng ưu tiên cho chăn nuôi trâu bò tập trung tại các xã miền đồi núi phía Tây và các
thôn xã nằm dọc các triền sông Lèn, sông Lạch Trường; vùng ưu tiên cho các trang trại
chăn nuôi lợn và gia cầm nằm trong các xã đồng bằng.
- Nuôi trồng và đánh bắt, chế biên thuỷ hải sản:
9
Nuôi thuỷ sản nước lợ - nước ngọt: tập trung phát triển tại các xã nằm sát vói
sông Lạch Trường và sông Lèn, như: Thuần Lộc, Hoa Lộc, Quang lộc.
Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn tập trung tại các xã vùng biển: Đa Lộc, Hưng
Lộc, Hải Lộc, Hoà lộc, Xuân lộc.
Nghề làm muối ưu tiên tập trung tại các xã gần cửa sông Lạch trường, nơi nồng
độ muối trong nước tương đối cao, như: Hải Lộc, Hoà Lộc.
Nghề chế biến thuỷ sản, đặc biệt là thuỷ sản đánh bắt, tập trung tại các xã vùng
biển, như: Ngư Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc, Hoà Lộc.
- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Công nghiệp chế biến nông sản hiện nay và tương lai sẽ ở trạng thái phân tán,
tập trung chủ yếu ở các xã nông nghiệp vùng đồng bằng.
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có thể phát triển dựa trên tiềm năng đất
sét làm gạch của xã Xuân Lộc, các xã dọc theo đề sông Lèn ( Cẩu Lộc, Phong Lộc,
Quang lộc ) và các xã vùng núi ( Triệu Lộc, Châu lộc). Loại hình vật liệu có khả năng
phát triển ở Hậu Lộc là gạch xây dựng các loại, gạch ốp lát. Ví trí tiềm năng để phát
triển vật liệu xây dựng là Xuân Lộc, Quang Lộc, khu công nghiệp Bà Triệu.
Công nghiệp sản xuất phân bón có khả năng phát triển dựa vào tiềm năng phụ
phẩm nông nghiệp và than bùn Triệu lộc. Ví trí tiềm năng để phát triển các cơ sờ sở
sản xuất phân bón là khu vực quy hoạch Khu công nghiệp Bà Triệu.
Ngành nghề tiêu thủ công nghiệp phát triển dựa trên truyền thống địa phương và
nguồn nguyên liệu, ví dụ: nghề đan lát của làng Vũ Thành, xã Mỹ lộc; nghề nấu rượi
của xã Cầu Lộc; nghề rèn cùa xã Tiến Lộc.
- Thương mại dịch vụ:
Hệ thống thương mại địch vụ phục vụ dân cư địa phương bô' trí tập trung theo
QL 10 - đường giao thông chủ yếu cùa huyện. Hệ thống thương mại dịch vụ đối ngoại
nên tập trung phát triển dọc theo QL 1, với trung tâm dự kiến là Đô thị Bà Triệu đang
được quy hoạch xây dựng.
Dịch vụ du lịch của huyện dựa trên ba nguồn tài nguyên chủ yếu là các di tích
lịch sử vãn hoá ( Đền Bà Triệu - xã Triệu lộc, Chùa Sùng Nghiêm - xã Văn Lộc, Di tích
văn hoá đồ đá mới - xã Hoa Lộc, Đền Ngư Phủ - Hòn Nẹ - xã Ngư Lộc); tài nguyên
thiên nhiên vùng núi Bần - núi Sơn Trang; tài nguyên biển ( các xã ven biển từ Hoa
Lộc - Ngư Lộc - Hưng Lộc - Đa Lộc - Hải lộc - Hoà lộc - Xuân lộc. Trong đó, Đền Bà
Triệu là trung tâm đầu mối cho các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện.
- Giao thông vận tải thuỷ bộ: Đường bộ QL 1 và QL 10; Đường thuỷ trên Kênh De-
Sông Lèn - Sông Mã,
3.2. Định hướng xây dựng hạ tầng cơ sở bảo vệ mỏi trường
10
- Nguồn nước, bao gồm: nước sinh hoạt cho dân cư và nước phục vụ hoạt động
kinh tế.
Nước sinh hoạt cho dân cư: Hiện tại và trong tương lai hai nguồn nước chủ yếu
được sử dụng làm nước sinh hoạt cho dân cư trong địa bàn huyện là nước mặt từ hệ
thống Sông Mã - Sông Lèn và nước ngầm. Trong đó, nguồn nước mặt từ hệ thống Sông
Mã - Sông Lèn có vai trò quyết định trực tiếp đến cấp nước và có ảnh hưởng gián tiếp
chất lượng nước ngầm trong địa bàn huyện. Do quá trình nhiễm mặn và xu thế dâng
cao mực nước biển, nước mặt đoạn của sông Lèn, đoạn từ Cầu Lèn đến Ngã Ba Bông
có chất lượng và số lượng đảm bảo cho việc cấp nước sạch tập trung cho toàn bộ dân cư
huyện. Nguồn nước mặt ngọt của huyện có thể bổ sung từ nước mưa và nước mặt cùa
các lưu vực nước đứng xây dựng trong các xã miền núi phía Tây huyện. Nguồn nước
ngẫm của huyện gồm 3 tầng nước chủ yếu: nước ngầm tầng mặt, nước ngầm tầng nông
và nước ngầm tầng sâu. Hiện tại, nước ngầm tầng mặt đang bị ô nhiễm bời chất thải
sinh hoạt, khồng thể quy hoạch làm nguồn cấp nước cho dân cư, đặc biệt là dân cư cùa
các xã miền biển có mật độ dân số cao. Nước ngầm tầng nông ở các xã ven biển, dọc
sông Lạch Trường và kênh De đang bị nhiễm mặn. Loại hình nước ngầm tầng nông
không thể quy hoạch làm nguồn cấp nước cho dân cư địa phương các xã vùng biển và
bờ trái kênh De. Loại hình nước ngầm có khả năng sử đụng làm nguồn nước sinh hoạt
cho dân cư là nước ngầm tầng sâu nằm trên móng kết tinh của khu vực, với độ sâu tăng
dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khu vực xã Hoa Lộc, Hưng Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc
độ sâu có thể đạt tới 150m, trong khi đó tại các xã Quang lộc, Cầu Lộc, Thành Lộc có
thể gặp ở độ sâu 20 - 50 m dưới địa hình đồng bằng. Để khai thác nguồn nước ngầm
tầng sâu làm nước sinh hoạt phục vụ cho các xã ven biển, cần triển khai các trạm khai
thác nước tập trung.
Nguồn nước phục vụ hoạt động canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
hiện tại và tương lai là nước sông Lèn, sông Âu và các hồ chưa nước xây dựng ờ miền
núi phía Tây. Trong đó, nước sông Lèn là đối tượng chủ yếu cung cấp nguồn nước cho
nông nghiệp. Qua cống lấy nước Lộc Động, nước sống Lèn chảy vào sông Trà Giang,
từ đó chảy ngược lên các xã Thịnh Lộc. Từ Thịnh Lộc, nước sông Trà Giangtheo kênh
5 xã thoát ra sông lạch Trường ở cống Xuân Lộc, hoặc chảy ngược về các xã Lộc Tân -
Lộc Sơn - Mỹ Lộc, Văn Lộc để hoà với nước sông Âu và chảy ra sông Lạch Trường
qua cống ở Thuần Lộc - Hoàng Xuyên. Nguồn nước sông Âu, bắt nguồn từ dãy núi Sơn
Trang chạy theo Quốc lộ số 6 (cũ) có khả năng cung cấp nước tưới nông nghiệp cho
các xã Tiến Lộc, Mỹ Lộc, Văn Lộc. Hiện tại, nước tưới cho hoạt động nông nghiệp ờ
huyện Hậu Lộc, được bơm từ sông Lèn tại trạm bơm Đại Lộc, thông qua hệ thống kênh
Bắc dẫn tới các xã nằm ở Tây Bắc sông Trà Giang ( Đại Lộc, Đồng Lộc, Cầu Lộc, Tiến
Lộc, Lộc Sơn, Lộc Tân, Phong Lộc và một phần Thịnh Lộc), Các hồ chứa nước ờ các
xã miền núi phía Tây có khả nãng cung cấp nước tưới hạn chế cho hoạt động canh tác
nông nghiệp.
- Thoát nước và xử lý: thoát nước và xử lý nước thải
11
Hướng thoát nước ( nước thải, nước mưa) chung của huyện Hậu Lộc khá phức
tạp, nhimg chủ yếu là thoát nước ra sông Lạch Trường. Toàn bộ vùng đất phía Tây Bắc
sông Trà Giang và một số xã Văn Lộc, Thuần Lộc, Mỹ Lộc, Thịnh Lộc có hướng thoát
nước chung là sông Trà Giang và sông Âu. Vùng đất nằm giữa sông Trà Giang và
Kênh De không có hướng thoát nước chung, các lưu vực thoát nước gồm Kênh 5 xã,
kênh De và sông Lèn. Phần đất nằm phía Đông Kênh De thoát nước ra biển. Hiện tại
và trong tương lai gần, hoạt động thoát nước mưa và nước thải của các xã phia Đông
kênh De đang gặp nhiều khó khăn, trong nhiều trường hợp cần phải tiến hành thoát
nước cưỡng bức.
Hiện trạng ô nhiễm nước sông Trà Giang có nguyên nhân từ nước thải sinh hoạt
và chất thải chăn nuôi, đang có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn do sự gia tăng dân
số, gia tăng cường độ canh tác nông nghiệp và tăng quy mô hoạt động chăn nuôi. Đổ
giảm thiểu tác động ô nhiễm, một số định hưóng xử lý nước thải dược đề xuất như sau:
- Nước thải của các khu dân cư tập trung ( thị trấn Thinh Lộc, thị trấn Văn Lộc,
đô thị Bà Triệu, ) phải xử lý tập trung trước khi đổ ra sông Trà Giang, sông Âu).
- Nước thải và chất thải của các trang trại chăn nuôi tập trung phải được thu gom,
xử lý và thu hồi khí biogas trong các hệ thống xử lý nước thải cục bộ.
- Nước thải làng nghề ( làng nghề rèn Tiến Lộc, làng nấu ruợu Cầu Lộc, làng
kinh doanh dịch vụ chó Thành Lộc ) cần được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi
trường.
- Nước thải của các cơ sở công nghiệp, chế biến thuỷ hải sản bắt buộc phải được
xử lý trước khi thải bỏ ra môi trường xung quanh.
- Phòng ngừa tai biến thiên nhiên: Tai biến thiên nhiên liên quan đến vùng đất
nghiên cứu bao gồm dâng cao mực nước biển trong dông bão ( các xã phía Đông Kênh
de), xói lở bờ biển ( các xã Hưng Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc), gió mạnh trong bão, xâm
nhập mặn ( các xã Đa Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Hoà Lộc, Xuân lộc, )• Các
giải pháp cơ bản để phòng ngừa tai biến thiên nhiên chung là trồng rừng chắn sóng và
chắn gió; kiên cố hoá các đê biển và sông; củng cố cơ sở hạ tầng nhà ở, cấp nưỏc sach,
cấp điện, v.v.
Trồng rừng chắn sóng và chắn gió là giải pháp cơ bản, có hiệu quả kinh tế đối
vái địa bàn huyện Hậu lộc. Khu vực cần ưu tiên trồng rừng chắn sóng và chắn gió là
các xã ven biển ( Đa Lộc, Hưng Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc, Xuân Lộc, Hoà Lộc, Xuân
Lộc ). Trong phạm vi này, có hai loại hình rừng: rừng chắn sóng ngoài đê ở xã Đa Lộc,
Hoà Lộc, Xuân Lộc; rừng chắn gió ở trong đê ở tất cả các xã phía Đông Kênh De.
Kiên cố hoá các tuyến đê, đặc biệt là đê biển có mục tiêu ngăn ngừa dâng cao
mức nước biển trong giông bão. Khu vực ưu tiên để xây dựng kiên cố hoá tuyến đê
biển là các xã Đa Lộc, Hưng Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc. Các tuyến đê sông
khu vực cửa sông Lèn, sông Lạch Trường cần thường xuyên tu bổ và nâng cấp.
12
- Bãi rác: Rác thải đang là yếu tố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở vùng nông
thôn, trong đó có huyện Hậu Lộc. Nguyên nhân của sự cố này bao gồm: sự gia tăng
tổng lượng rác thải và thành phần khó phân huỷ trong rác thải; không có bãi rác và khu
xử lý rác thải tập trung. Tình trạng rác thải đổ tràn lan xuống các thuỷ vực và các khu
đất trũng gần với các khu dân cư đang làm cho môi trường nước mặt, nước biển và
không khí ô nhiễm [4]. Định hướng giải pháp bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa ô
nhiễm môi trường rác thải sinh hoạt, phát sinh trong hoạt động kinh tế xã hội là xây
dựng các khu xử lý và chôn lấp rác thải tập trung. Trong đó, đối vói huyện Hậu lộc là
việc quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải. Do điều kiện tự nhiên phân cách mãnh liệt, dự
kiến nên xây dựng các bãi chôn lấp rác tập trung quy mô nhỏ cho từng vùng, cụ thể có
ba vùng : vùng núi phía Tây, vùng đồng bằng trung tâm, vùng ven biển. Xét về điều
kiện tự nhiên và yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các bãi rác tập trung. VỊ trí xây
dựng các bãi rác tập trung đối với các vùng của huyện Hậu Lộc cụ thể như sau:
+ Vùng ven biển: nơi thích hợp đã được lựa chọn là xã Minh Lộc.
+ Vùng đổng bằng: nơi thích hợp là khu vực đồi gò thuộc Quang Lộc.
+ Vùng núi phía Tây: nơi thích hợp là ría Nam Núi Bần thuộc địa phận xã Tiến
Lộc.
Bên cạnh các bãi rác tập trung, mỗi xã và khu dân cư cần có các bãi tập kết rác
riêng để tập trung rác trước khi chuyển tới khu chôn lấp tập trung.
- Quan trắc môi trường: Như đã nói trên, nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường
tại huyện Hậu lộc, bao gồm: ô nhiễm nước mặt trên các dòng chảy chính, ô nhiễm và
nhiễm mặn nước ngầm tầng mặt và tầng nông; ô nhiễm nước biển; ô nhiẽm không khí
và nước thải khu công nghiệp Châu Lộc; tai biến môi trường vùng ven biển. Để hạn chế
các tác động ô nhiễm, việc quy hoạch các điểm và thông số quan trắc cần được tiến
hành ngay trong giai đoạn này.
+ Vị trí và thông số quan trắc nước mặt được trình bày trong bảng 10.
+ Vị trí và thông số quan trắc nước ngầm được trình bày trong bảng 11.
+ Ví trí và thông số quan trắc nước biển được trình bày trong bảng 12.
+ Ví trí và các điểm quan trắc ô nhiễm không khí được trình bày trong bảng 13.
+ Ví trí và các thống số quan trắc tai biến vùng ven biển được trinh bày trong
bảng 14.
Bảng 10. Ví trí và các điểm quan trác nước mặt
TT
Vị trí
Đối tượng quan trắc
Thông số quan trắc
1
Sông Lèn tại Ngã ba
Nwớc sông Lèn đầu
TCVN 5942/2005
13
Bông nguon
2 Sông Lèn tại Cầu Lèn
Nước sông Lèn sau khi
tiếp nhận nước thải của
Khu công nghiệp Châu
Lộc
TCVN 5942/2005 và các
thông số ss, COD,
3
Sông Lèn tại Phà
Thắm
Nước Sông Lèn chịu tác
động nhiễm mặn
TCVN 5942/2005 và các
thông số ss, COD, độ mum
4 Sông Lèn tại cửa
sông xã Đa Lộc
Nước sông Lèn chịu tác
động nhiễm mặn (cuối
nguồn)
TCVN 5942/2005 và các
thông số ss, COD, độ muối
5 Sông Trà Giang tại
Cống Lộng Động
Nước sông Trà Giang
đầu nguồn tại nơi nhận
nước sông Lèn
TCVN 5942/2005 và các
thông số ss, COD, độ muối
6 Sông Trà Giang tại
cầu Thịnh Lộc
Nước sông Trà Giang
chịu ảnh hưởng chất
thải nông nghiệp và dân
sinh (giữa nguồn)
TCVN 5942/2005 và các
thông số ss, COD, BOD, độ
muối, coliform
7
Sông Trà Giang sau
khi hợp lưu với
sông Âu
Nước sông Trà Giang
chịu ảnh hưởng chất
thải nông nghiệp và dân
sinh (cuối nguồn)
TCVN 5942/2005 và các
thông số ss, COD, BOD, độ
muối, coliform
8 Kênh 5 xã tại Cống
Bái Hà Xuân
Nước thải tổng hợp
( cuối nguồn)
TCVN 5942/2005 và các
thông số ss, COD, BOD,
thuốc BVTV, coliform
9
Kênh De tại Cầu De
Nước kênh De chịu tác
động nhiễm mặn và ô
nhiễm
TCVN 5942/2005 và các
thống số ss, COD, BOD, độ
muối, coliform
10
Sông Âu tại cầu Liên
Minh
Nước sông Âu đầu
( giữa nguồn)
TCVN 5942/2005 và các
thông số ss, COD, BOD,
coliform
Bảng 11. Vị trí và các thông sô quan trác nước ngầm
TT
Vị trí
Đối tượng quan trắc
Thông số quan trắc
14
1
xã Phong Lộc
Nước ngầm tầng mặt,
tầng nông và tầng sâu
(đầu nguồn)
TCVN 5940/2005
2 Xã Thinh Lộc Nước ngầm tầng mặt,
tầng nông và tầng sâu
(nhiễm mặn và ô nhiễm
giữa nguồn)
TCVN 5940/2005, độ muối,
BOD
3
xã Ngư Lộc
Nước ngầm tầng mặt,
tầng nông và tầng sâu
(nhiễm mặn và ô nhiễm
giữa nguồn)
TCVN 5940/2005, độ muối,
BOD
Bảng 12. Vị trí và thông số quan trắc nước biển
TT
Vị trí
Đối tượng quan trắc
Thông số quan trắc
1 Nước biển khu vực
cảng cá Ngư Lộc
Ô nhiễm nước biển ven
bờ
TCVN 5943/2005, ss, BOD,
KLN, coliform
2 Nước biển khu vực
cửa biển Lạch
Trường
0 nhiễm nước biển ven
bờ và kiểm soát chất
lượng muối
TCVN 5943/2005, ss, BOD,
KLN, độ muối, BOD
3 Nước biển tại đảo
Hòn Nẹ
Chất lượng nước biển
ven bờ
TCVN 5940/2005, ss, BOD,
KLN, độ muối.
Bảng 13. Vị trí và thông số quan trắc ô nhiễm không khí
TT Vị trí
Đối tượng quan trắc
Thông số quan trắc
1
Thị trấn Thịnh Lộc
Hiện trạng chất lượng
không khí khu đô thị
TCVN 5937/2005
2
Khu dân cư xã Ngư
Lộc
Hiện trạng chất lượng
không khí khu dân cư
tập trung
TCVN 5937/2005
3
Khu vực nhà máy
giấy Châu Lộc
Hiện trạng chất lượng
không khí khu công
nghiệp
TCVN 5937/2005
4
Khu vực nhà máy
Hiện trạng chất lượng
TCVN 5937/2005
15
gạch Xuân Lộc
không khí nhà máy
5 Khu vực bãi rác
Minh Lộc
Hiện trạng chất lượng
không khí bãi rác
TCVN 5937/2005
6
Khu vực bệnh viên
huyện xã Mỹ Lộc
Hiện trạng chất lượng
không khí bệnh viên
TCVN 5937/2005
Bảng 14. Vị trí và các thông số quan trắc tai biến môi trường vùng ven biển
TT VỊ trí
Đối tượng quan trắc
Thông số quan trắc
1
xã Đa Lộc
Rừng ngập mặn
Diện tích và chất lượng rừng
2
xã Hưng Lộc
Xói mòn bờ biển và đê
biển
Xói mòn bờ biển và chất
lượng đê biển
3
xã Ngư Lộc Xói mòn bờ biển và đê
biển
Xói mòn bờ biển và chất
lượng đê biển
4
xã Hải Lộc Xói mòn bờ biển và đê
biển
Xói mòn bờ biển và chất
lượng đê biển
5
xã Hoà Lộc
Rừng ngập mặn và đê
sông biển
Diện tích và chất lượng rừng
ngập mặn, chất lượng đê sông
biển
6
xã Xuân Lộc
Rừng ngập mặn và đê
sông biển
Diện tích và chất lượng rừng
ngập mặn, chất lượng đê sông
biển
- Quy hoạch bảo vệ tài nguyên lịch sử, cảnh quan: Mục đích của quy hoạch là bảo
tồn các đi tích lịch sử cảnh quan của huyện. Phương pháp chủ yếu để thực hiện quy
hoạch là vạch ra các giới hạn không gian bảo vệ các tài nguyên lịch sử, cảnh quan và
kiểm soát các hoạt động phát triển gây ô nhiễm và suy thoái các giá trị lịch sử cảnh
quan được quy hoạch. Các đối tượng được quy hoạch bảo vệ gồm: Đền Bà Triệu, đảo
Hòn Nẹ, Di tích đồ đá cũ Hoa Lộc, Chùa Sùng Nghiêm.
+ Đền Bà Triệu: Hai vị trí được quy hoạch là Đền Bà Triệu và Khu lăng mộ.
Phạm vi không gian quy hoạch bao gồm ranh giới bảo vệ theo quy định của Bộ văn hoá
và toàn bộ tài nguyên rùng và cảnh quan nằm gần với di tích.
+ Đảo Hòn Nẹ: có giá tậ quan trọng trong việc hạn chế tác động của bão đối với
vùng bờ biển, cũng như giá trị an ninh quốc phòng và bao tôn hệ sinh thai rưng tren
đảo. Nội dung quy hoạch bảo tồn được xác định là: bảo vệ diện tích và chất lượng rừng
16
trên đảo, hạn chế tối đa tác động của các công trình xây dựng nhân tạo trên đảo phát
huy các giá trị sinh thái môi trường đảo phục vụ phát triển du lịch biển.
+ Di tích đồ đá mới Hoa Lộc: Đối tượng được quy hoạch bảo vệ là điện tích khu
vực phát hiện các di tích đồ đá mới ỏ hai xã Hoa Lộc và Phú Lộc. Nội dung quy hoạch
là bảo tồn nguyên trạng các khu vực phát hiện di tích đồ đá mới phục vụ nghiên cứu
khoa học, giáo dục và du lịch.
+ Chùa Sùng nghiêm: Đối tượng được quy hoạch bảo vệ là không gian chùa và
các di vật của chùa. Nội dung quy hoạch bảo vệ là di tích chùa cổ có từ thời nhà Lý
nằm trong không gian của đô thị cổ Duy Tinh, từng tồn tại cách đây trên 1.400 năm.
IV. KẾT LUẬN
Chuyên đề đã đề cập đến các tác động đa dạng cùa hoạt động kinh tế xã hội đến
môi trường tự nhiên khu vực huyện Hậu Lộc, trong đó nêu lên hiện trạng ô nhiễm
nguồn nước mặt, nước ngẩm, nước biển và chất thải rắn tại các khu dân cư tập trung.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trên là: sự gia tăng dân số, gia tăng lượng chất
thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi, gia tăng cường độ hoạt động canh tác nông
nghiệp, nước thải không xử lý, rác thải không quản lý, các tác động tai biến thiên nhiên.
Trong đó, tác động tiềm tàng nguy hiểm nhất là quy hoạch xây dựng nhà máy giấy
Châu Lộc.
Chuyên đề đã đưa ra định hướng quy hoạch không gian và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên của huyện, đề xuất các định hướng phát triển các ngành kinh tế, đưa ra các
định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường ( nguồn nước, thoát nước và xử
lý nước thải, quy hoạch bãi rác, vị trí và thông số quan trắc môi trường môi trường, quy
hoạch bảo vệ các giấ trị lịch sử, cảnh quan).
17
ĐA! HOC Q'J
r?i:Vr :À'
L
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Khoa ( Chủ biên), Giáo trình dinh dưỡng khoáng cây trồng, Hà Nội, 2008.
2. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá, Niên giám thống kê 2000-2004, NXB. Thống kê
2004
3. Cục Thống kê Thanh Hoá, Niên giám thống kê 2005,2006, 2007.
4. Lưu Đức Hải, Ngư Lộc - Một điểm nhức nhối vể môi trường vùng ven biển Việt
Nam, Tạp chí Bảo vệ môi trưcmg, số 4 năm 2004.
5. Phạm Văn Lang, Nghiên cứu, đánh giá xác định công nghệ đốt tầng sôi bằng
chất thải sinh khối dùng trong phát điện, Hà Nội, 2003.
6. Đường Xuân Phúc, Tỉm hiểu hiện trạng sử dụng và đánh giá tiềm năng năng
lượng sinh khối các phụ phẩm cây trồng ( lúa, ngô, lạc) tỉnh Ninh Bình, Khoá
luận tốt nghiệp ngành KHMT năm 2008
7. Tổng công ty giấy Việt Nam, Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án " Nhà máy
sản xuất giấy và bột giấy Thanh Hoá”, Hà Nội 2007, Lưu trữ Sở TN&MT Thanh
Hoá.
8. Lê Thị Tân, Bước đầu nghiên cứu hiện trạng quản lý phụ phẩm cây trồng tại
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vổ đề xuất một số giải pháp qudìt lý, Khoá
luận tốt nghiệp ngành KHMT nãm 2008
9. Viện Quy hoạch xây dựng, Sở Xây dựng Thanh Hoó, Thuyết minh quy hoạch
chung đô thị mới Bà Triệu, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001-
2010, Thanh Hoá 11/2002.
10. UBND huyện Hậu Lộc, Dư địa chí Hậu Lộc, NXB. Van hoá thông tin, 1990
18